Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Vai trò của tôn đức thắng đối với cách mạng việt nam (1920 1980)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 84 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
*********

PHẠM THỊ TRANG

VAI TRỊ CỦA TƠN ĐỨC THẮNG
ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
(1920 - 1980)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. CHU THỊ THU THỦY

HÀ NỘI, 2014


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và làm khóa luận, em xin chân thành gửi
lời cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn Th.S. Chu Thị Thu Thủy đã giúp đỡ em
hồn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, em xin chân thành
cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử - trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản trong học tập
nghiên cứu khố luận cũng như trong cơng việc sau này.
Bên cạnh em xin cảm ơn những lời động viên, khích lệ từ gia đình, sự
chia sẻ, học hỏi từ bạn bè cũng đã góp phần rất nhiều cho khóa luận tốt
nghiệp của em đạt kết quả tốt hơn.
Do trình độ hạn chế nên trong q trình làm khóa luận khó tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong sự chỉ bảo thêm của thầy cơ giúp em hồn thành


và đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Vai trị của Tơn Đức Thắng
đối với cách mạng Việt Nam (1920 - 1980)”, là cơng trình nghiên cứu của bản
thân tôi. Những phần tài liệu tham khảo được sử dụng trong khóa ln đã
được trích dẫn rõ nguồn tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả trình bày
trong khóa ln là hồn tồn trung thực, nếu sai tơi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm và chịu mọi kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra.
Tác giả khóa luận

Phạm Thị Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... .1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. .......................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu................................................. 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp ngiên cứu..................................................... 5
5. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 5
6. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 6
Chương 1. Vai trị của Tơn Đức Thắng đối với cách mạng Việt Nam từ
năm 1920 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 .............................................. 7
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Tôn Đức Thắng. ............................................ 7
1.1.1. Tiểu sử Tôn Đức Thắng .......................................................................... 7
1.1.2. Sự nghiệp của Tôn Đức Thắng ............................................................. 10

1.2. Vai trị của Tơn Đức Thắng đối với phong trào cách mạng Việt Nam
từ năm 1920 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ...................................... .14
1.2.1. Vai trò của Tôn Đức Thắng trong việc thành lập Công hội Đỏ............ 14
1.2.2. Vai trị của Tơn Đức Thắng trong việc thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam ......................................................................................................... 22
1.2.3. Vai trò của Tôn Đức Thắng trong lãnh đạo đấu tranh bất khuất
chống lao tù đế quốc ở Côn Đảo (1930 – 1945) ............................................. 26
Chương 2. Vai trị của Tơn Đức Thắng đối với phong trào cách mạng
Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1980 ................ 43
2.1. Vai trị của Tơn Đức Thắng trong xây dựng chính sách đại đoàn kết
dân tộc ............................................................................................................. 43


2.2. Tôn Đức Thắng cùng Đảng, Nhà nước lãnh đạo nhân đấu tranh giải
phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước............................................... 50
2.3. Tôn Đức Thắng cùng Đảng, Nhà nước lãnh đạo nhân dân xây dựng
chủ nghĩa xã hội trên cả nước (1976 - 1980) ................................................. 62
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 73


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh quật
khởi của nhân dân ta chống ách thống trị của bọn thực dân Pháp đã bùng nổ
khắp nơi, nhưng đều bị nhấn chìm trong biển máu. Tiếp theo thất bại của các
cuộc khởi nghĩa ở Yên Thế, Hương Khê, Hùng Lĩnh, Bãi Sậy, Ba Đình….,
nhiều cuộc vận động chính trị, bạo động vũ trang đều tiến hành không thành
công, phản ánh sự bế tắc về đường lối cách mạng nước ta. Vì chưa có học
thuyết khoa học dẫn đường, nên những người yêu nước Việt Nam chưa tìm

được phương hướng đúng đắn để đáp ứng sự nghiệp đấu tranh cao cả nhằm
giải phóng đất nước và nhân dân.
Trong hồn cảnh lịch sử đó, người cơng nhân thủy thủ trẻ tuổi Tơn
Đức Thắng với một tấm lịng u nước và khát khao được học hỏi, được trải
nghiệm đã lên chiếc tàu viễn dương Lacoóc và chiến hạm France để về có mặt
trên mảnh đất quê hương của các chiến sĩ công xã Pa – ri. Tại đây, Tơn Đức
Thắng đã tích cực hoạt động, ln tìm tịi mọi cách để nắm tin tức thời cuộc
trên đất Pháp cũng như trong nước.
Năm 1920, Bác Tôn trở về nước sau sự kiện kéo cờ trên Hắc Hải nổi
tiếng. Từ đó cho đến năm 1980, Tôn Đức Thắng đã dành trọn cuộc đời cho sự
nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, 70 năm cũng là 70 mùa xuân bác Tôn
sống và làm việc để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Trong thời gian đó,
Bác Tơn đã làm được nhiều việc cho giai cấp công nhân, nhân dân và dân tộc.
Từ việc thành lập Cơng Hội bí mật năm 1920, lãnh đạo cuộc bãi cơng có tính
chất bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến của phong trào công nhân đi từ tự
phát sang tự giác của công nhân Ba Son tháng 09/1925, đến việc tham gia Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên và đóng góp vào q trình vận động thành
1


lập Đảng ở Nam Kỳ. Năm 1929, bị thực dân Pháp bắt và đầy đi Côn Đảo, Bác
Tôn đã thực sự biến nhà tù Cơn Đảo thành trường học Chính trị. Từ sau cách
mạng tháng Tám năm 1945 Bác giữ nhiều chức vụ quan trọng và chèo lái con
thuyền cách mạnh Việt Nam đi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ để đi đến
thắng lợi cuối cùng.
Qua các hoạt động của Tơn Đức Thắng ở trong nước cũng như nước
ngồi, tơi nhận thức được vai trị to lớn của Tơn Đức Thắng đối với cách
mạng Việt Nam từ năm 1920 đến năm 1980. Vì vậy tơi chọn đề tài: “Vai trị
của Tơn Đức Thắng đối với Cách mạng Việt Nam (1920 -1980)” làm đề tài
khóa luận của mình. Đề tài này vừa mang ý nghĩa khoa học vừa mang ý nghĩa

thực tiễn lớn và có tính thời sự trong giai đoạn hiện nay, góp phần phục vụ
cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự
nghiệp hoạt động cách mạng của chủ tịch Tôn Đức Thắng – Vị anh hùng góp
tay đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi qua hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ thắng lợi hồn tồn. Đồng thời nó cũng phác họa bức tranh
cách mạng Việt Nam giai đoạn 1920 - 1980.
Mặt khác đề tài nghiên cứu thành công sẽ trở thành nguồn tư liệu cho
giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Phổ thông về lịch sử
Việt Nam giai đoạn Cận - Hiện, mà cụ thể là về vai trị của Tơn Đức Thắng
với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1920 - 1980.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài “Vai trị của Tơn Đức Thắng đối với cách mạng Việt Nam
(1920 - 1980), là một đề tài mới và chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đã
nghiên cứu về đề tài này. Còn những ghi chép có liên quan đến Tơn Đức
Thắng đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước tiến hành như:

2


Cuốn “Bác Tôn của chúng ta”, tác giả Trần Thanh Phương (Sưu tập)
(Nhà xuất bản Tổng hợp An Giang, An Giang, 1988). Với hơn 300 trang, tác
giả đã sắp xếp các tài liệu sưu tầm về Bác Tơn theo trình tự các phần chính:
Xã Mỹ Hịa Hưng và Bác Tơn Đức Thắng; Tấm gương sáng của người con ưu
tú của Tổ quốc; Bác Tôn với nhà máy Ba Son; Bác Tôn với Cách mạng tháng
Mười và Những năm ở Côn Đảo…
Cuốn “Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888 – 1980)” của Sở Văn hóa
thơng tin An Giang (An Giang, 1988). Tác phẩm đi vào một số chuyên luận
về những sự kiện nổi bật, những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời và sự
nghiệp Cách mạng của đồng chí Tơn Đức Thắng. Trong số đó, có những tư

liệu quan trọng liên quan đến cuộc nổi dậy ở Biển Đen, phong trào công nhân
ở Sài Gịn hay thời gian Bác Tơn bị đày ra Côn Đảo…Phần cuối, tác phẩm
sưu tầm một cách công phu những bài viết, bài nói của Chủ tịch Tơn Đức
Thắng từ năm 1949 (Hội nghị cán bộ dân vận trung ương) đến năm 1976 (thư
gởi thiếu niên nhi đồng cả nước nhân dịp Tết TrungThu); cùng một số ảnh tư
liệu quý về Bác.
Cuốn “Tôn Đức Thắng – Người cộng sản mẫu mực biểu tượng của đại
đoàn kết” – Hồi ký của nhiều tác giả (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà
Nội, 2003 ). Đây là quyển Hồi ký đồ sộ của nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và
Nhà Nước, các bậc lão thành Cách mạng, các nhà nghiên cứu, các nhà văn
hóa, các nhà hoạt động thực tiễn, các bạn chiến đấu, các cộng sự, các cán bộ
phục vụ và bảo vệ đồng chí Tơn Đức Thắng lúc hoạt động bí mật cũng như
lúc cơng khai. Các nhân chứng lịch sử ấy, bằng những tình cảm sâu sắc, chân
thành, kính mến dành cho đồng chí Tơn Đức Thắng đã ghi lại những trang hồi
ký chân thực phản ánh sinh động và đầy đủ tài năng, đức độ và sự cống hiến
lớn lao của Người đối với tiến trình phát triển của Cách mạng Việt Nam. Tài

3


liệu q này cũng là cơng trình lớn lao có nhiều ý nghĩa ra đời nhân dịp kỷ
niệm lần thứ 115 ngày sinh cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Hồi ký này khơng chỉ đi vào những cứ liệu mang tính lịch sử cụ thể
mà còn là những cảm nhận, kể cả những câu chuyện kể, những hồi tưởng tràn
đầy tình cảm của rất nhiều người dành cho Bác. Trong số đó, có cả bài chúc
mừng đồng chí Tơn Đức Thắng thọ 70 tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bài
của đồng chí Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn
Linh…Những bài viết của đồng chí Nơng Đức Mạnh, của Đại tướng Võ
Ngun Giáp, Võ Chí Cơng, của Thượng tướng Trần Văn Trà, Phạm Thế
Duyệt, Mai Chí Thọ, Nguyễn Minh Triết…

Những kết quả nghiên cứu và công bố của nhiều tác giả, nhiều cơng
trình như đã trình bày trên đối với tôi là rất quý, là cơ sở cho tôi kế thừa và
phát triển khóa luận của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu đề tài “Vai trị của Tơn Đức Thắng với phong trào cách
mạng Viêt Nam từ năm 1920 đến năm 1980”, là tìm hiểu một cách có hệ
thống khá đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, từ
đó tìm hiểu vai trị của Tơn Đức Thắng với phong trào cách mạng Việt Nam
trong giai đoạn 1920 đến năm 1980.
3.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu đề tài là giải quyết hai nhiệm vụ đó là:
+ Tìm hiểu vai trị của Tơn Đức Thắng đối với cách mạng Việt Nam
từ năm 1920 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Tìm hiểu vai trị của Tơn Đức Thắng đối với cách mạng Việt Nam
từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1980.
4


3.3. Phạm vi nghiên cứu
1. Không gian: Tập trung phân tích, đánh giá về vai trị lãnh đạo cách
mạng Việt Nam của Tôn Đức Thắng.
2. Thời gian: Từ năm 1920 đến năm 1980.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Đề tài khóa luận sử dụng từ các nguồn tư liệu là sách, cuốn tạp chí của
Việt Nam như: Bác Hồ, Bác Tôn và các anh của Lê Duẩn xuất bản năm 1976;
Người thợ máy Tôn Đức Thắng của Lê Minh xuất bản năm 2004; Bác Tôn
của chúng ta của Trần Thanh Phương xuất bản năm 1998. Ngồi ra cịn các
mẩu chuyện, hồi ký của nhiều tác giả kể lại nói về con người và hoạt động

cách mạng của Tôn Đức Thắng như: Tôn Đức Thắng – Người cộng sản mẫu
mực, biểu tượng của đại đoàn kết – Hồi ký của nhiều tác giả, xuất bản năm
2003; Hỏi đáp về chủ tịch Tôn Đức Thắng và lược sử phong trào công nhân
Việt Nam, xuất bản năm 2003; Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888 – 1980) của Sở
văn hóa thơng tin An Giang xuất bản năm 1988…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp chính là
phương pháp lịch sử và phương pháp lơgic. Bên cạnh đó tác giả cón sử dụng
nhiều phương pháp chuyên dân tộc học và các phương pháp cụ thể như sưu
tầm, xử lý số liệu, phương pháp đối chiếu thống kê, so sánh.
5. Đóng góp của khóa luận
1. Khi đề tài nghiên cứu thành cơng, đề tài sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn
về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của chủ tịch Tơn Đức Thắng –
Vị anh hùng góp tay đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi qua hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi hoàn toàn. Đồng thời nó cũng
phác họa bức tranh cách mạng Việt Nam giai đoạn 1920 - 1980.
5


2. Đề tài nghiên cứu thành công sẽ trở thành nguồn tư liệu cho giảng
dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Phổ thông về lịch sử Việt
Nam giai đoạn Cận - Hiện, mà cụ thể là về vai trị của Tơn Đức Thắng với
cách mạng Việt Nam giai đoạn 1920 - 1980.
3. Từ thực tiễn nghiên cứu đề tài, khóa luận đã rút ra được một số kinh
nghiệm thiết thực có thể tham khảo, và dụng trong cuộc sống xây dựng, bảo
vệ đất nước hiện nay.
4. Khóa luận này cũng đã tập hợp, hệ thống hóa những tài liệu có liên
quan đến vấn đề trên có thể sử dụng làm tài liệu học tập nghiên cứu.
6. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung của

khóa luận được chia làm hai chương:
Chương 1: Vai trị của Tơn Đức Thắng đối với cách mạng Việt Nam
từ năm 1920 đến cách mạng tháng Tám năm1945.
Chương 2: Vai trị của Tơn Đức Thắng đối với cách mạng Viêt Nam
từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1980.

6


CHƢƠNG 1
VAI TRỊ CỦA TƠN ĐỨC THẮNG VỚI CÁCH MẠNG
VIỆT NAM TỪ NĂM 1920 ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
NĂM 1945

1.Cuộc đời và sự nghiệp của Tôn Đức Thắng
1.1.1.Tiểu sử của Tôn Đức Thắng
Chủ tịch Tôn Đức Thắng – Người mà toàn dân Việt Nam, từ các vị lão
thành đại thọ đến các cháu nhi đồng, đều gọi bằng hai từ thân kính “Bác
Tơn” – Bí danh là Thoại Sơn, sinh ngày 20/08/1888, trong một gia đình nơng
dân ở Cù Lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, tổng định thành, tỉnh Long Xuyên,
nay là thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Tôn Đức Thắng sinh ra trong một ngôi nhà sàn, vách ván, lợp ngói âm
dương, được dựng lên trước lúc Tơn Đức Thắng chào đời 4 năm. Trong một
gia đình nơng dân tương đối khá giả. Thân phụ của Tôn Đức Thắng là Tôn
Văn Đề và thân mẫu là Nguyễn Thị Dị, đều là những người nông dân hiền
lành, cần cù, chịu khó, chất phác như bao người nơng dân Cù Lao Ơng Hổ.
Khi hai người được ơng bà ngoại giúp đỡ cất xong nhà, bốn năm sau con trai
đầu lòng là Tơn Đức Thắng ra đời và sau đó là ba người em ruột.
Năm 1984, khi Tôn Đức Thắng 6 tuổi, cha mẹ gửi ông về quê ngoại ở
rạch Cái Sơn, xã Mỹ Phước để theo học chữ. Ông Nguyễn Thượng

Khách (Năm Khách), một thầy giáo làng đáng kính là người thầy giáo
đầu tiên của Tôn Đức Thắng. Khi học Tôn Đức Thắng thương nêu
nhiều câu hỏi với thầy, chẳng hạn tại sao đất nước mình lại có những
con người nơi khác đến mà họ lại lắm quyền hành đến thế? Tại sao họ
giết người mình lúc nào cũng được? Thuế người mình nộp để người

7


Pháp làm gì? Tại sao mình phải đi xâu? Nước Pháp ở tận đâu?...Những
câu hỏi của người học trò được thầy giáo Năm Khách giải đáp, và nhờ
trí thơng minh, đức hiếu học, cậu học trị Tơn Đức Thắng đã chắp nối
và hiểu ra thời cuộc. Tôn Đức Thắng thật ra học khơng lâu nhưng cái
chính là ơng học cách làm người, biết yêu cái đúng, ghét cái sai, cái
lòng say mê thiên nhiên đất nước, trung thành với sự nghiệp của ơng
[14; tr.16].
Với tầm nhìn và bản lĩnh được hun đúc bằng tính năng động, trải qua
chặng đường đầu sáu năm sống giữa lịng thành phố Sài Gịn, Tơn
Đức Thắng đã tự khổ cơng rèn luyện mình theo phương châm giáo
dục nghiêm khắc của tổ tiên: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Trước
khi chính thức ngồi dưới mái trường Bách Nghệ - có tên Pháp là
“Trường cơ khí Á châu Sài Gịn”, (nay là trường kỹ nghệ Cao Thắng)
Tơn Đức Thắng được luyện tay nghề qua khá nhiều lĩnh vực: Làm
công cho các gara, đề - pô tư nhân, làm nghề tiện, nghề điện, nghề
nguội, sửa xe hơi, sửa máy tàu thủy, làm công cho các hãng Cơrốp
thuộc sở kiến trúc cầu đường và nhà cửa Sài Gòn. Sau bốn năm học
nghề, năm 1910, Tôn Đức Thắng tốt nghiệp với thành tích xuất sắc và
đúng giao kết khi xin vào học, Bác bước vào cuộc đời người thợ ở
xưởng máy Ba Son – Xưởng xưa nhất và lớn nhất ở Sài Gịn. Và bây
giờ giai cấp cơng nhân của thành phố Sài Gịn lại đón nhận người

cơng nhân trẻ, thông minh, kiên nghị và giác ngộ cách mạng – Tôn
Đức Thắng [11; tr.55].
Những năm tháng xa xứ, Tôn Đức Thắng ln tìm mọi cách để nắm
tin tức thời cuộc trên dất Pháp cũng như ở Việt Nam. Tôn Đức Thắng đã đọc
được “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Dân

8


Chúng. Tôn Đức Thắng biết thêm về sức mạnh của “đại đồn kết”, “giai cấp
vơ sản”, “giai cấp cơng nhân” và sung sướng khi nhận ra rằng:
“Cách mạng Nga không riêng là của cơng nhân và binh lính Nga mà là
của tất cả cơng nhân và binh lính trên thế giới; cách mạng Nga sẽ mở
đường cho cách mạng thế giới trong đó có Việt Nam [12; tr.115].
Năm 1920, trở về Sài Gòn sau sự kiện kéo cờ trên Hắc Hải nổi tiếng,
Tôn Đức Thắng và những người ban thân thiết lập ra tổ chức đầu tiên của giai
cấp công nhân Viêt Nam – Cơng hội bí mật tại Sài Gòn – Chợ Lớn, nhằm đấu
tranh bênh vực quyền lợi của công nhân, đấu tranh chống đế quốc tư bản.
Cuối năm 1926, khi nhận được chỉ thị của Nguyễn Ái Quốc, Tơn Đức
Thắng nhanh chóng tán thành ra nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên,
tán thành con đường cứu nước và giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng
cơng nhân, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Năm 1927, Kỳ bộ
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kỳ thành lập. Tôn Đức Thắng
cử là một thành viên trong ban lãnh đạo Kỳ bộ và trực tiếp phụ trách phong
trào công nhân Sài Gịn – Chợ Lớn.
Tháng 07/1929, Tơn Đức Thắng bị bắt giam ở Khám Lớn Sài Gịn,
sau đó bị kết án 20 năm khổ sai. Tháng 07/1930 bị đày ra Côn Đảo, tại đây
Tôn Đức Thắng tham gia vận động thành lập chi bộ cộng sản nhà tù Côn Đảo
và là một trong những chi ủy viên đầu tiên.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Tôn Đức Thắng ra khỏi nhà

tù, vừa bước chân lên đất liền thì cuộc kháng chiến bùng nổ, Tôn Đức Thắng
đã hăng hái cùng quân dân miền Nam chiến đấu chống thực dân Pháp; sau đó
được điều ra bắc, lần lượt đảm nhiện trọng trách: Phó Hội trưởng Hội Liên
Việt, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt, Trưởng ban Thường trực Quốc hội, Chủ
tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phó chủ tịch rồi sau đó

9


là chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó là nước Cộng hịa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sau khi Bác Hồ mất, ngày 23/09/1969 Tôn Đức Thắng được bầu làm
Chủ tịch nước. Tôn Đức Thắng giữ nhiệm vụ chủ tịch cho đến ngày
30/03/1980 thì qua đời tại Hà Nội và thọ 92 tuổi.
1.1.2. Sự nghiệp của Tơn Đức Thắng
Lúc vừa trịn 18 tuổi, Tơn Đức Thắng lên Sài Gòn để mưu sinh. Vốn
sinh trưởng trong một gia đình nơng dân ở vùng đồng bằng châu thổ sông
Cửu Long trù phú, nhưng khi đặt chân tới thành phố sau này được mệnh danh
là “hịn ngọc Viễn Đơng”, Tơn Đức Thắng nhanh chóng hịa nhập vào đội
qn “áo xanh” của ngành cơng nghiệp, quyết tâm biến mình thành người thợ
và mãi mãi gắn bó cuộc đời với sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân.
Từ sự tích cực tham gia vào việc thành lập các hội đoàn truyền thống
trong giới thợ và tiến hành đấu tranh bằng những hình thức phơi thai
như: Tổ chức các hội tương tế, ái hữu, đòi tăng lương, giảm giờ làm,
chống đánh đập, phạt vạ. Năm 1909, Tôn Đức Thắng tham gia vận
động anh em học sinh lính thủy bỏ học; năm 1910 tham gia vận động
anh chị em công nhân Sở Kiến trúc Cầu đường ở Sài Gòn chống bọn
chủ cúp phạt, đánh đạp vơ lý và địi tăng lương, Tơn Đức Thắng đã tập
hợp một số hạt nhân nòng cốt, tổ chức thành cơng cuộc bãi cơng, bãi
khóa đầu tiên của công nhân hãng Ba Son và học sinh trường Bách

Nghệ Sài Gòn năm 1912. Sự kiện này in dấu ấn sâu đậm trong cuộc
đời hoạt động cách mạng của Tôn Đức Thắng [10; tr.26].
Sau khi rời khỏi hải cảng Sài Gòn vào thập niên thứ XX, chiếc tàu
viễn dương Lacoóc và chiếm hạm France của Pháp đã mới lạ - nơi: “Quan
san muôn dặm một nhà. Bốn phương vô sản đều là anh em”. Và chính trên
bước đường “Quan san muôn dặm”, người công nhân thủy thủ trẻ tuổi Việt
10


Nam đã được nhập tâm sâu sắc khẩu hiệu chiến đấu vĩ đại của các nhà khai
sáng chủ nghĩa xã hội khoa học: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp
bức, đoàn kết lại!”.
Biểu hiện rực rỡ của hành động “đoàn kết lại” là ý thức giác ngộ về
chính trị và dũng khí tuyệt vời của Tôn Đức Thắng trong buổi sáng
mùa xuân 1919 trên mặt biển Hắc Hải, khi Bác tự tay kéo lá cờ đỏ
thiêng liêng lên đỉnh cột cờ thiết giáp hạm France và hát vang bài
“Quốc tế ca” hùng tráng để ủng hộ cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng
Mười Nga, ủng hộ V.I. Lê-nin, ủng hộ chính quyền Xơ-viết. Bằng
hành động đó, Tơn Đức Thắng là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ
Cách mạng Tháng Mười Nga. Tôn Đức Thắng đã mang lại vinh dự
cho giai cấp công nhân Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam một tinh thần
quốc tế cao cả [11; tr.56].
Sau khi kéo cờ trên chiếm hạm Phơ-răng-xơ, tham gia cuộc khởi nghĩa
ở Biển Đen nhằm bảo vệ chính quyền Xơ-viết, bảo vệ Cách mạng Tháng
Mười đang bị các nước đế quốc bao vây, Tôn Đức Thắng nhận quyết định
giải ngũ và bị trục xuất khỏi nước Pháp.
Trở lại Sài Gịn, Tơn Đức Thắng có bước trưởng thành vượt bậc, đặc
biệt là về tổ chức đấu tranh của giai cấp cơng nhân bằng các hình thức cơng
đồn, nghiệp đoàn. Về nước nhưng bị cấm vào làm việc ở bất kỳ cơ sở công
nhgiệp nào của Pháp, Tôn Đức Thắng vào làm công nhân cho một hãng của

người Đức ở Sài Gịn. Vừa kiếm sống, Tơn Đức Thắng tìm mọi cách liên lác
vứi công nhân ở các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu
kỹ đặc điểm công nhân ở một xứ thuộc địa, với tài tổ chức của mình, Tơn Đức
Thắng đã tổ chức ra Cơng Hội bí mật ở Sài Gịn năm 1920, đây là công hội
đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam. Nó phù hợp với một nước thuộc

11


địa như nước ta - dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ, bởi vậy tổ
chức bí mật mới có thể tránh khỏi mọi sự đàn áp, khủng bố của kẻ thù.
Bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Tôn Đức Thắng
mở ra vào một ngày cuối năm 1926, khi nhận được chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc, Tơn Đức Thắng nhanh chóng tán thành gia nhập Hôi Việt Nam
Cách mạng Thanh niên, tán thành con đường giải phóng dân tộc gắn liền với
giải phóng giai cấp công nhân, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Từ đây, trong con người Tôn Đức Thắng, yêu nước gắn liền với yêu chủ
nghĩa xã hội, trung thành với Tổ Quốc, với dân tộc cũng đồng thời là trung
thành với sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Ánh sáng của
chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã nâng lịng u nước chân chính của Tôn Đức
Thắng lên một tầm cao mới, thêm sức mạnh và hăng hái lao vào hoạt động
cách mạng. Năm 1927, Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam
Kỳ thành lập Tôn Đức Thắng được cử làm một thành viên trong ban lãnh đạo
kỳ bộ và trực tiếp phụ trách phong trào cơng nhân Sài Gịn – Chợ Lớn. Trên
cương vị này, Tơn Đức Thắng đã tích cực tun truyền giác ngộ và cùng các
đồng chí của mình tham gia chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Mác-xít chân
chính ở Việt Nam. Cuối năm 1929, giữa lúc phong trào cách mạng đang phát
triển mạnh mẽ thì Tơn Đức Thắng bị mật thám Pháp bắt, đưa về Khám lớn ở
Sài Gịn và dùng mọi cực hình tàn bạo hòng khai thac nhưng tin tức về cách
mạng. Nhưng chúng đã that bại trước khí phách kiên cường, bất khuất của

người chiến sĩ cộng sản. Chúng kết án Tôn Đức Thắng 20 năm khổ sai.
Đêm mồng 02 rạng sáng ngày mồng 03/07/1930, con tàu Armand
Roussean của thực dân Pháp lặng lẽ rời Sài Gịn đưa Tơn Đức Thắng
và một số cán bộ, quần chúng yêu nước đày ra Côn Đảo. Kể từ đó cho
đến ngày 18/08/1945, khi Cơn Đảo được giải phóng, người tù mang số
tù mang số tù 5289-TF cùng với lời ghi chú trong phiếu quản lý “Phần
12


tử nguy hiểm” đã chứng tỏ nghị lực phi thường, ý trí kiên cường và
lịng trung thành vơ hạn với cách mạng, 15 năm địa ngục trần gian
Côn Đảo là quãng thời gian thử thách lớn nhất trong hoạt động cách
mạng của Tơn Đức Thắng nhưng đó cũng là qng đời vinh quang khi
đồng chí thực sự biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng [11;
tr.282].
Từ tháng 08/1945: Ở Côn Đảo trở về Nam Bộ làm Uỷ viên ban Kháng
chiến hành chính Nam Bộ phụ trách về vấn đề lương thực và vũ khí.
Ngày 06/01/1946: Trúng cử là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của
nước Viên Nam Dân Chủ Cộng hịa và tham gia phái đồn Quốc hội sang
Pháp.
Từ năm 1955 – 1977: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam [12;
tr.122].
Từ năm 1960: Phó trưởng Ban thường trực Quốc hội, Bộ trưởng Bộ
Nôi vụ, Tổng Thanh tra tồn quốc, Trưởng Ban trường trực Quốc hội,
Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (tháng 07/1960). Tại
Đại hội Đảng lần thứ III (tháng 09/1960) được bầu làm Uỷ viên chính
thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng [12; tr.122].
Ngày 23/09/1969 đến năm 1981: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12/1976) của.
Đảng được bầu vào làm Ban chấp hành Trung ương. Tại đại hội lần thứ III

Cơng đồn Việt Nam, diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14/02/1974 Tôn Đức
Thắng được cử làm Chủ tịch danh dự Tổng Cơng đồn Việt Nam. Từ năm
1977 – 1981 làm Chủ tịch danh dự Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Ngày
30/03/1980 qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.

13


1.2.Vai trị của Tơn Đức Thắng đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1920
đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
1.2.1.Vai trị của Tơn Đức Thắng trong việc thành lập Công hội Đỏ
Sinh ra và lớn lên khi thực dân Pháp đặt ách thống trị trên toàn cõi
Việt Nam, chứng kiến cảnh “nước mất nhà tan”, xã hội đầy rẫy bất cơng, nhân
dân bị bóc lột cùng cực, Tơn Đức Thắng đã sớm có tinh thần yêu nước và
khát vọng đấu tranh chống áp bức, bóc lột giành độc lập. Cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất, giai
cấp công nhân ra đời, đánh dấu bước chuyển mới trong cơ cấu xã hội Việt
Nam. Khi đó, Tơn Đức Thắng học xong tiểu học, đến Sài Gòn học nghề tai
Trường Kỹ nghệ Viễn Đông. Năm 1909, Tôn Đức Thắng vào làm ở xưởng
đóng tàu Ba Son, trở thành trong những một người thợ giỏi, Tơn Đức Thắng
cịn tích cực vận động anh, em học sinh lính thủy bỏ học đẻ chống lại chính
sách hà khắc của thực dân Pháp, tổ chức các cuộc đấu tranh công nhân chống
đánh đập, cúp phạt, địi tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc,...
Tơn Đức Thắng về Sài Gòn vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX,
giữa lúc phong trào yêu nước đang sơi động. Nhưng với sự hiểu biết ít nhiều
về giai cấp công nhân và đấu trang giai cấp, với kinh nghiệm qua trương tranh
đấu của bản thân, Tôn Đức Thắng tiếp tục hướng hoạt động mà mình đã chọn
15 năm về trước: đi vào giai cấp công nhân. Về nước nhưng bị cấm vào làm
việc ở bất kỳ cơ sở công nghiệp nào của Pháp, Tôn Đức Thắng vào làm cơng
nhân cho một hãng của người Đức ở Sài Gịn.

Trong thời gian này, Tơn Đức Thắng tìm những người anh em cũ ở
trường Bá Nghệ, xưởng Ba Son và những người thợ ở Nhà Đen, có ý
thức đồn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để tuyên truyền, kể về tổ
chức của những người Pháp. Dần dần Tôn Đức Thắng vận động thành
lập tổ chức của những người thợ yêu nước với tên gọi Công hội Đỏ
14


vào năm 1920. Đây là tổ chức cơng hội bí mật đầu tiên của giai cấp
công nhân Việt Nam tại Sài Gịn do Tơn Đức Thắng làm hội trưởng.
Mục đích của Hội là tương trợ đấu tranh bênh vực quyền lợi của giai
cấp công nhân, chống đế quốc tư bản [12; tr.119].
Theo Tôn Đức Thắng, Công hội ra đời ở Việt Nam không chỉ nhằm
tập hợp công nhân đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế, mà còn đòi cả quyền lợi
về chính trị. Vấn đề đặt ra là tổ chức cơng nhân như thế nào? Hoạt động của
nó ra sao trong điều kiện cơng nhân khơng có một chút quyền tự do nào? Bất
cứ hoạt động yêu nước nào phát lộ ra, một hoạt động chống đối nào bị phát
hiện đều cầm tù. Chính Tơn Đức Thắng đã là người từng bị chính quyền thực
dân truy nã nên hiểu rất rõ về điều đó. Rõ ràng tổ chức cơng nhân phải bí mật,
thận trọng, hoạt động của tổ chức phải khôn khéo. Tôn Đức Thắng đã cùng
với một số anh em lập xưởng sửa chữa xe hơi ở Phú Nhuận để làm nơi gặp
gỡ, tuyên truyền, vận động, tập hợp anh em cơng nhân thành lập Cơng Hội bí
mật và giải quyết công ăn việc làm cho một số an hem, đông thời lấy tiền cho
tổ chức Công Hội bí mật hoạt động. Tơn Đức Thắng đã cùng với mốt số công
nhân vận động, tổ chức thành lập những cơ sở Cơng Hội bí mật đầu tiên ở
Nam Bộ và thành lập nhóm lãnh đạo, trong đó có Trần Trương (Sáu Trương),
Đặng Văn Sửu (Nhuận), Trần Văn Hòa (Ba Heo), Trần Ngọc Giải (Thuận
Hịa), Bùi Văn Tảo (Đình). Sự ra đời của tổ chức Cơng Hội bí mật do Tơn
Đức Thắng thành lập trong hồn cảnh chưa có Đảng của giai cấp cơng nhân
lãnh đạo, nên chư có đường lối và điều lệ rõ ràng, phạm vi hoạt động chỉ có ở

Sài Gịn – Chợ Lớn, chưa phải ở phạm vi quốc gia, tuy mục đích của nó đã
được xác định rõ ràng: đoàn kết, tương trợ, bênh vực quyền lợi giai cấp công
nhân, đấu tranh chống áp bức bóc lột của đế quốc và tay sai.
Sự ra đời của Cơng Hội bí mật vào những năm 1920 – 1925 tại Sài
Gịn, trung tâm cơng nghiệp của cả nước lúc bấy giờ, có ý nghĩa chính trị vơ
15


cùng quan trọng. Nó đánh dấu một thời kỳ mới trong lịch sử giai cấp công
nhân Việt Nam, thời kỳ giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu ý thức về sức
mạnh của giai cấp mình. Tuy phải hoạt động bí mật nhưng Cơng Hội đã góp
phần từng bước đưa giai cấp cơng nhân Việt Nam lên vũ đài chính trị và dần
dần trở thành lực lượng chính trị độc lập, mở đầu cho một giai đoạn mới –
giai đoạn đấu tranh có tổ chức, từ tự phát lên tự giác. Đây là tổ chức Công hội
đầu tiên của giai cấp cơng nhân Việt Nam do chính bản thân củ những người
công nhân tự tổ chức ra.
Công Hội đã bầu ra ban chấp hành gồm: Hội trưởng Tôn Đức Thắng
(thợ máy hang Krooff); Phó hội trương là Nguyễn Văn Cơn (thợ nguội
hãng Faxi); thư ký Mạnh (thợ vẽ hàng đầu nhà Bè); thủ quỹ Đặng Văn
Sâm (thợ tiện nhà máy đèn), và một số người làm kiểm soát viên. Số
lượng hội viên khơng q 300 người [10; tr.135].
Trong q trình lãnh đạo Cơng Hội bí mật,Tơn Đức Thắng đã chủ
động bắt liên lạc với một số đồng chí trong tổ chức Hội Việt Nam mạng
Thanh niên; tự nguyện ra nhập và giới thiệu các đồng chí trong nhóm trung
kiên cùng gia nhập tổ chức này. Tôn Đức Thắng đã trực tiếp bồi dưỡng, phát
hiện, giới thiệu và đưa nhiều thanh niên cơng nhân có tâm huyết sang Quảng
Châu học tập, sau đó trở về hoạt động trong phong trào cơng nhân, tiểu biểu
như: Nguyễn Văn Nghi, Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Dung, Ngô Văn Nam,
Lê Văn Lưỡng… Những cán bộ này đều được Tôn Đức Thắng chọn lựa từ
phong trào công nhân của nhà máy Ba Son và đã trở thành những cán bộ đầu

tiên của phong trào công nhân và hoạt động cơng đồn, mà tên tuổi, sự nghiệp
của họ gắn liền với phong trào đấu tranh của giai cấp cơng nhân Việt Nam.
Từ khi có Cơng Hội bí mật, phong trào đấu tranh của công nhân thợ
thuyền Sài Gòn – Chợ Lớn đã liên tục nổ ra và phát triển theo một xu thế mới.
Các cuộc bãi công của công nhân đã dần dần trở thành bãi công của những
16


người thợ ý thức được sức mạnh đoàn kết của giai cấp trong một nghành,
một vùng. Trong đó tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của thợ Nhuộn Chợ Lớn,
diễn ra vào tháng 11/1992, với khoảng 600 thợ tham gia và là cuộc bãi cơng
đầu tiên mang tính chất ngành nghề trong phạm vi Sài Gòn – Chợ Lớn. Tháng
08/1925, nổ ra cuộc bãi công của hơn 1000 công nhân Ba Son đòi tăng lương
20% và giữ chế độ nghỉ nửa giờ trong ngày lĩnh lương hàng tháng. Cuộc bãu
công của công nhân Ba Son là cuộc bãi công đầu tiên của cơng nhân có sự
lãnh đạo và tổ chức của Công Hội, với quy mô lớn, dài ngày. Tuy là bãi cơng
của cơng nhân địi các u sách về kinh tế, song nó đã mang tính chất kinh tế
rõ rệt và biểu hiện tinh thần quốc tề vô sản cao cả của giai cấp công nhân Việt
Nam, một giai cấp cịn rất non trẻ. Sau 9 ngày bãi cơng, thắng lợi đã thuộc về
công nhân: Chủ xưởng buộc phải tăng lương 10%, trả lương công nhân cả
những ngày bãi công và không sa thải những người bãi công. Tiến hành cuộc
bãi công trên, công nhân Ba Son thực hiên được ý đồ kéo dài thời gian sửa
chữa chiếm hạm Misơlê của Pháp nhằm ngăn chặn không cho thực dân Pháp
chở lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc. Cuộc bãi công của công nhân
Ba Son đã tạo nên tiếng vang lớn trên diễn đàn Quốc tế và tác động tích cực
đến phong trào cơng nhân trong cả nước, đặc biệt là ở Sài Sòn – Chợ Lớn.
Thắng lợi của cuộc bãi công càng làm cho công nhân tin tưởng vào trong tổ
chức Cơng hội, tin vào sức mạnh đồn kết của mình. Đó chính là cơ sở hình
thành nên ý thức giai cấp của giai cấp công nhân, để giai cấp công nhân bước
lên vũ đài đấu trang cách mạng giải phóng dân tộc. Kế thừa những thành cơng

và kinh nghiệm bãi công của công nhân Ba Son, năm 1926, phong trào đấu
tranh của cơng nhân đã có xu hướng phát triển mạnh mẽ khắp Sài Gòn – Chợ
Lớn và các vùng phụ cận như: Ngày 11/04/1926 công nhân Trung ương ấn
Quán bãi công chống chủ Xin-đa-tơ-ri trả lương trễ 4 ngày; ngày 22/04/1926
diễn ra cuộc bãi công của cơng nhân Đê-pơ xe lửa Sài Gịn; ngày 03/05/1926,
17


tồn thể cơng nhân đóng tàu ở Ba Son bãi cơng, học sinh Trường Thợ máy
Sài Gịn bãi Khóa…
Tơn Đức Thắng đã sớm nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng
cao nhận thức chính trị cho hội viên Cơng Hội bí mật. Bởi vậy, Tơn Đức
Thắng đã tổ chức Công hội liên lạc chặt chẽ với công nhân, thủy thủ tàu biển
để nhận báo chí tiến bộ từ Pháp, Trung Quốc gửi về như báo Nhân Đạo,
Người cùng khổ, Việt Nam hồn và những bài báo của Nguyễn Ái Quốc viết
về Đông Dương.
Tôn Đức Thắng luôn ý thức được sức mạnh của tổ chức công hội, của
giai cấp công nhân, nó khơng chỉ phụ thuộc vào bản thân tổ chức công hội và
giai cấp công nhân, mà phụ thuộc vào sự ủng hộ của các giai cấp tầng lớp và
các tổ chức khác trong xã hội. Vì vậy trong q trình lãnh đạo Cơng hội bí
mật hoạt động, Tơn Đức Thắng rất chú trọng mở rộng quan hệ của Công hội
với các lớp tiên bộ khác, nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của họ. Đối với
nơng dân, Tôn Đức Thắng thương cùng các anh em công nhân về các tỉnh để
tuyên truyền tinh thần yêu nước trong bà con chịm xóm, tạo nên mối quan hệ
gắn bó với những người yêu nước ở các vùng quê. Đối với phong trào yêu
nước của các tầng lớp trí thức tiểu tư sản, Công hội Của Tôn Đức Thắng ủng
hộ, tham gia tất cả các cuộc mít tinh, biểu tình cơng khai, nhưng vẫn giữ riêng
tổ chức bí mật của mình. Do vậy các phong trào đấu tranh củ Cơng hội bí mật
đã tranh thủ sự ủng hộ to lớn về vật chất và tinh thần của nhiều lực lượng ở
Sài Gòn – Chợ lớn như: thợ thuyền, dân cày và tiếng nói đồng tình của báo

chí trong nhóm trung kiên cùng gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên, giới thiệu đưa thanh niên có tâm huyết sang Quảng Châu học tập. Từ
đây, Công hội của Tôn Đức Thắng trở thành một cơ quan quan trọng cho sự
phát triển của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

18


Một điều hết sức đặc biệt là tuy tích cực tham gia hoạt động Cơng
đồn ở Pháp, nơi tổ chức Cơng đồn xuất hiện rất sớm trên thế giới (từ cuối
thế kỷ XIX), song tổ chức Cơng hội bí mật do Tơn Đức Thắng thành lập tai
Sài Gịn gần giống tính chất các tổ chức tiền thân của cơng đồn xuất hiện
trong thời kỳ Cách mạng năm 1905 ở Nga. Cơng hội bí mật của Tơn Đức
Thắng là một tổ chức thuần khiết, có tính chất chiến đấu và cách mạng, là
người đại biểu đáng tin cậy cho lợi ích giai cấp cơng nhân. Trong Cơng hội bí
mật tuyệt nhiên khơng có khuynh hướng của “Cơng đồn chủ nghĩa”, “Cơng
đồn vơ chính phủ”, và những sai lầm của “tính trung lập”, của sự “hợp tác
giai cấp” như tổ chức Công đồn ở nhiều nước Tâu Âu.
Sự ra đời của Cơng hội bí mật do Tơn Đức Thắng tham gia sáng lập,
cùng với sự phát triển về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân Việt
Nam đã tạo ra những tiền đề thuận lợi cho sự tiếp nhận của chủ nghĩa MácLênin ở Việt Nam. Cống hiến của Tôn Đức Thắng trong việc tạo tiền đề này
là rất to lớn.
Đúng như vị lão thành cách mạng – GS.Trần Văn Giàu đã khẳng định:
“Giai cấp công nhân đã hiện diện trên chính trường, mà lạ thay và đẹp
thay, khơng một đảng quốc gia tiểu tư sản nào lôi kéo được, ở Bắc, ở
Nam và nhất là ở Sài Gòn, các cuộc đấu tranh hồi 1924 – 1925 được
ảnh hương trực tiếp của những người công nhân Việt Nam đã từng ở
Pháp, chịu ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga, của phong
trào cơng nhân và cơng đồn Pháp, tiểu nhất là anh thợ máy Tôn Đức
Thắng – Người đã từng tham gia binh biến Biển Đen năm 1919 [11;

tr.279].
Công hội bí mật của Tơn Đức Thắng tại Sài Gịn – Chợ Lớn tồn tại
chưa được 10 năm, song cả cuộc đời thanh xuân của Tôn Đức Thắng đã giành
trọn vẹn cho việc tìm đến chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng cách mạng của
19


lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, chuẩn bị miếng đất tốt cho Nguyễn Ái Quốc “gieo
trồng hạt giống đỏ” vào phong trào công nhân Việt Nam.
Từ năm 1927, trung tâm phong trào công nhân Việt Nam đã chuyển ra
Bắc Kỳ, nơi có lực lượng cơng nhân đơng đảo nhất. Gần như tất cả các
cuộc bãi công lớn trong tổng số 40 cuộc bãi công năm 1929 là ở Bắc
và Trung Kỳ. Tại một trung tâm Công hội đỏ xứ Bắc Kỳ là Nam Định
trước tháng 07/1929 đã xuất hiện nhiều truyền đơn của Tổng Công hội
Bắc Kỳ với lời kêu gọi “Tổ chức bãi công bênh vực quyền lợi minh và
vô sản liên hiệp lại” [10; tr.137].
Hà Nội lúc đó thực sự trở thành trung tâm của phong trào Công hội đỏ
của cả nước. Công hội đỏ ở Hà Nội thực sự vươn lên với cuộc vận động Vơ
sản hóa từ mùa thu năm 1929, Công hội ở Hà Nội phát triển như gió lốc, Tỉnh
bộ Hà Nội thành lập Tổng cơng hội Hà Nội do đơng chí Trần Văn Sửu phụ
trách. Trong hững cuộc bãi công lớn của Hà Nội đầu năm 1929, nổi bật là vai
trị của Cơng hội đỏ là trong cuộc bãi công nổi tiếng của xưởng ôtô AVIA
ngày 04/05/1929. Đích thân đồng chí Ngô Gia Tự cùng Uỷ Ban bãi công do
công hội nhà máy lập ra chỉ huy cuộc bãi cơng có trụ sở đàng hoàng ở chùa
Hương Tuyết, Bạch Mai.
Ngày 28/07/1929, theo quyết định của Đơng Dương Cộng Sản Đảng,
đồng chí Nguyễn Đức Cảnh triệu tập Hội nghị đại biểu Công hội Bắc Kỳ lần
thứ nhất. Đại hội đã nhất trí thơng qua Chương trình Điều lệ và phương
hướng hành động của Tổng cơng hội Bắc kỳ và bầu ra Ban chấp hành do
Nguyễn Đức Cảnh phụ trách, các ủy viên như: Trần Hồng Vận, Trần Văn

Các, Nguyễn Văn Đoài, Nguyễn Huy Thảo… và đại hội còn quyết định xuất
bản tờ báo Lao Động làm cơ quan thơng tin, tun truyền và tạp chí Công hội
đỏ làm cơ quan lý luận truyền bá quan điểm, chủ trương của Công hội đỏ
trong giai cấp công nhân.
20


×