TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
VŨ MINH CHÂU
KHẢO SÁT HÌNH TƢỢNG RÙA
TRONG VĂN HÓA, VĂN HỌC
DÂN GIAN VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS.GVC NGUYỄN THỊ NGỌC LAN
Hà Nội - 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai đề tài: “Khảo sát hình tượng rùa trong văn
hóa, văn học dân gian Việt Nam”, tác giả khóa luận đã nhận đƣợc sự giúp đỡ
của các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ văn, các thầy cô trong Tổ Văn học Việt
Nam và đặc biệt là TS.GVC Nguyễn Thị Ngọc Lan – ngƣời hƣớng dẫn trực
tiếp.
Tác giả khóa luận xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân
trọng nhất tới các thầy cô.
Do năng lực nghiên cứu có hạn, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Tác giả khóa luận
Vũ Minh Châu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Khóa luận “Khảo sát hình tượng rùa trong văn hóa, văn học dân gian
Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có sự tham khảo ý kiến của
những ngƣời đi trƣớc, dƣới sự giúp đỡ khoa học của TS.GVC Nguyễn Thị
Ngọc Lan.
Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào.
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Tác giả khóa luận
Vũ Minh Châu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp của khóa luận 6
7. Cấu trúc khóa luận 6
NỘI DUNG 7
CHƢƠNG 1: HÌNH TƢỢNG RÙA TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN 7
1.1. Hình tƣợng rùa trong tín ngƣỡng dân gian 7
1.2. Hình tƣợng rùa trong nghệ thuật tạo hình dân gian 15
1.2.1. Rùa trong hội họa, điêu khắc 16
1.2.2. Rùa trong kiến trúc 23
CHƢƠNG 2: HÌNH TƢỢNG RÙA TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN 28
2.1. Rùa trong thần thoại 28
2.2. Rùa trong truyền thuyết 30
2.3. Rùa trong truyện cổ tích 36
2.4. Rùa trong ca dao dân ca. 46
2.5. Rùa trong truyện ngụ ngôn 49
2.6. Sự diễn hóa của hình tƣợng rùa từ cội nguồn văn hóa đến văn học dân
gian 54
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa ngƣời Việt xuất phát từ một nền văn hóa gốc nông nghiệp, nên
những hình tƣợng văn hóa xuất hiện từ sự gắn bó với các sự vật xung quanh
cuộc sống sinh hoạt của con ngƣời nhƣ: hình tƣợng nƣớc, rồng, chim, rắn, hoa
sen… hay các hình tƣợng trong tín ngƣỡng thờ cúng. Cũng nhƣ vậy, hình
tƣợng rùa đƣợc phản ánh trong thế giới ý niệm của ngƣời Việt vô cũng phong
phú, là hình tƣợng cổ truyền có nguồn gốc từ xa xƣa. Rùa là một trong bốn
linh vật cao quý (Long - Ly - Quy - Phƣợng) đã khắc sâu vào trong tâm thức
mỗi ngƣời dân Việt. Với mỗi ngƣời Việt Nam, rùa đã trở thành một biểu
tƣợng văn hóa linh thiêng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tƣợng trƣng cho
Trời – Đất, Âm – Dƣơng, cho sự trƣờng tồn vĩnh cửu. Hình tƣợng rùa từ văn
hóa nông nghiệp của ngƣời Việt đã đi vào trong văn học dân gian mang
những ý niệm sâu sắc. Rùa đƣợc tác giả dân gian đƣa vào trong các thể loại
trong sáng tác văn học dân gian nhƣ trong truyền thuyết, truyện cổ tích,
truyện ngụ ngôn, ca dao dân ca Trong mỗi thể loại, biểu tƣợng rùa xuất hiện
trong những câu chuyện, với các bối cảnh và mang những ý nghĩa khác nhau.
Nhƣng có thể khẳng định hình tƣợng rùa trong văn học dân gian là sự sáng
tạo độc đáo của ngƣời Việt, nó cũng đã ít nhiều góp phần bộc lộ tính cách và
làm phong phú thêm đời sống tinh thần của ngƣời bình dân.
Rùa đã trở thành hình tƣợng thiêng liêng trong nét đẹp văn hoá của
ngƣời Việt. Đề tài nghiên cứu “Khảo sát hình tượng rùa trong văn hóa, văn
học dân gian Việt Nam” sẽ nghiên cứu ý nghĩa hình tƣợng rùa trong văn hóa
ngƣời Việt và đi vào các thể loại của văn học dân gian. Công trình nghiên cứu
sẽ giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc ý nghĩa linh thiêng của rùa trong văn hóa ngƣời
Việt và dễ dàng hơn khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học dân gian có xuất
hiện hình tƣợng rùa.
2
2. Lịch sử vấn đề
Trong lịch sử vấn đề, chúng tôi đề cập trên hai phƣơng diện cơ bản:
lịch sử nghiên cứu hình tƣợng rùa trong văn hóa và lịch sử nghiên cứu hình
tƣợng rùa trong văn học dân gian. Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến
nghiên cứu hình tƣợng rùa trong văn học dân gian. Hình tƣợng rùa có vai trò
quan trọng trong đời sống tinh thần của ngƣời bình dân xƣa, nó là một yếu tố
văn hóa của ngƣời Việt. Đã có một số công trình nghiên cứu về hình tƣợng
rùa nhƣ:
1. Trong cuốn Truyện ngụ ngôn Việt Nam (1998) - Hội văn nghệ dân gian
Việt Nam - Triều Nguyên – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, đã đi vào phân
tích bài học quý báu đƣợc rút ra từ các câu chuyện ngụ ngôn trong đó có
truyện ngụ ngôn về rùa. Rùa đại diện cho cả tính xấu và đức tính tốt đẹp của
con ngƣời: chịu khó, cần cù, tốt bụng và sẵn sàng giúp đỡ ngƣời khác khi gặp
khó khăn: Rùa quên lời dặn, Khỉ và rùa đi bắt cá, Hoẵng, rùa và gà rừng
Mỗi câu chuyện ngụ ngôn về rùa là những bài học bổ ích răn dạy ngƣời đời.
2. Nguyễn Thị Ngọc Lan, trong Luận văn Thạc sĩ: Kiểu truyện người
mang lốt vật trong truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam (1999), đã tìm
hiểu về hình tƣợng ngƣời mang lốt vật, trong đó có lốt rùa. Theo đó, hình
tƣợng rùa xuất hiện trong thần thoại của ngƣời Tày-Thái cổ và ngƣời Việt -
Mƣờng. Tác giả đã khẳng định rùa cũng là một con vật thiêng trong tín
ngƣỡng sùng bái vật thiêng của ngƣời Việt Nam.
3. Trần Minh Phƣơng với công trình: Hình tượng rùa trong văn hóa dân
gian Tây Nam Bộ (09-12- 2010), đã nghiên cứu hình tƣợng rùa trong một
vùng văn hóa Tây Nam Bộ. Trong công trình này tác giả đã xem xét hình
tƣợng rùa ở rất nhiều khía cạnh trong một vùng văn hóa: rùa trong văn hóa ẩm
thực; rùa trong lịch sử, địa danh, giai thoại và truyện dân gian; rùa trong nhận
thức dân gian; rùa trong thơ ca dân gian Tây Nam Bộ.
3
4. Nhà nghiên cứu Chinh Dƣơng với bài “Biểu tƣợng con Rùa trong tâm
linh ngƣời Thái Đen”, đăng tải ngày 09- 10- 2013 trên trang
Web: . Ông nghiên cứu biểu tƣợng rùa trong
văn hoá, tâm linh của ngƣời Thái. Biểu tƣợng Rùa, một biểu tƣợng đẹp bậc
nhất trong văn hoá của ngƣời Thái Đen nó vừa mang tầm rộng của nhận thức,
vừa mang chiều sâu của tư duy - tình cảm - thẩm mỹ dân tộc.
5. Nguyễn Văn Hậu với công trình Biểu tượng văn hóa dân tộc qua góc
nhìn của Dịch lý (2014), tác giả đã giải mã hình tƣợng rùa theo cơ cấu Dịch
pháp : rùa có lƣng tròn tƣợng trƣng cho trời, với bốn chân vuông tƣợng
trƣng cho đất. Vuốt rùa chính là tinh hoa của trời đất tƣơng ứng
với Đức Nhân. Biểu tƣợng rùa mang đầy đủ yếu tố của cơ cấu tam
tài cùng 9 số thiêng của "Ma phương" (Hậu thiên Lạc Thư) mang ở trên lƣng
rùa bao hàm ý nghĩa gồm thâu hết lịch sử tạo nên trời đất và con ngƣời.
Huyền thoại về rùa có nhiều, nhƣ sự tích rùa đội "Lạc Thư" dâng vua Phục
Hy. Cũng nhƣ trong huyền thoại nƣớc ta kể rằng thần "Kim Quy" xuất hiện
giúp An Dƣơng Vƣơng xây thành Cổ Loa và cho nhà vua, vuốt rùa làm nỏ
thần để giữ gìn giang sơn xã tắc. Sau này có câu chuyện Rùa vàng trao gƣơm
báu cho vua Lê Lợi để đánh đuổi giặc Minh. Huyền thoại hay nhắc đến rùa, vì
rùa là một linh vật trong tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng. Ngƣời ta còn cho
rằng rùa là một con vật sống lâu đời, mà sống lâu thì trở nên linh thiêng "Quy
tuế cửu tắc linh". Không chỉ thế, biểu tƣợng Rùa còn đáp ứng những yếu tố
về Âm Dương, Cương Nhu, vì có thân mềm võ cứng. Về sự biến Dịch thì rùa
khi co khi duỗi, lúc tĩnh lúc động. Con rùa chính là biểu tƣợng của vũ trụ
6. Trong tạp chí Nghiên cứu văn hóa trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội tác
giả Nguyễn Văn Cƣơng có bài: Ý nghĩa và biểu tượng của một số mô típ trang
trí tiêu biểu trong điêu khắc đình làng (2014), bên cạnh những biểu tƣợng tự
nhiên: mặt trăng, mặt trời, nƣớc, mây hay lấy cây cỏ để trang trí nhƣ: tùng,
4
cúc, trúc, mai, sen và tác giả cũng đề cập đến họa tiết trang trí là động vật,
nổi bật là hình tƣợng tứ linh trong đó có hình tƣợng con rùa. Tác giả khẳng
định, ở đình làng, hình tƣợng rùa có mặt trong các bố cục trang trí rùa - hạc
(hạc đứng trên lƣng rùa) - biểu tƣợng của sự trƣờng tồn, vĩnh cửu, đồng thời
còn thể hiện sự chịu đựng, nhẫn nhịn, bền bỉ Ngoài những bài nghiên cứu
chuyên sâu này, vẫn còn rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa không
chính thức về hình tƣợng rùa, nhƣng cũng đề cập đến hình tƣợng văn hóa rùa.
Qua đó, ta thấy hình tƣợng rùa trong văn hóa dân gian của ngƣời Việt Nam
giữa một vị trí quan trọng, nó đã làm phong phú cho giá trị văn hóa lâu đời
của dân tộc.
Còn nghiên cứu hình tƣợng rùa trong các tác phẩm văn học dân gian
chỉ là các bài phân tích nhỏ lẻ và sơ lƣợc trong từng tác phẩm cụ thể nhƣ đi
vào phân tích bài học đƣợc rút ra trong truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ hay
Truyền thuyết hồ gươm trong các sách giáo khoa bậc tiểu học hay trung học
cơ sở.
Có thể khẳng định rằng: đã có rất nhiều công trình đã đề cập đến hình
tƣợng rùa trong văn hóa của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, song chƣa có
công trình nào nghiên cứu đề tài: Khảo sát hình tượng rùa trong văn hóa, văn
học dân gian một cách chính thức, hay đƣợc xem xét một cách hệ thống. Vì
thế, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này với mong muốn bƣớc đầu tìm
hiểu hình tƣợng rùa trong văn hóa đến văn học dân gian Việt Nam một cách
tổng quát và hệ thống hơn. Một trong những biểu tƣợng văn hóa và văn học
dân gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngƣời Việt cổ đó là hình tƣợng rùa.
Qua đó, sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về biểu tƣợng văn hóa rùa và đặc biệt dễ
dàng hơn khi tiếp nhận tác phẩm văn học dân gian có hình tƣợng rùa.
5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận tập trung khảo sát ý nghĩa của hình tƣợng rùa trong văn hóa
dân gian và đi vào thơ ca, truyện cổ dân gian của ngƣời Việt. Qua đó, khẳng
định sự phong phú và nét đẹp trong tín ngƣỡng, văn hóa dân gian của ngƣời
Việt Nam. Đồng thời, cho ta thấy sự diễn hóa hình tƣợng văn hóa rùa trong
văn học dân gian một cách đặc sắc, thể hiện quan niệm thẩm mỹ và tƣ duy
của ngƣời bình dân xƣa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Ý nghĩa, biểu hiện của hình tƣợng rùa trong văn hóa dân gian: trong
tín ngƣỡng dân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian (hội họa, kiến trúc, điêu
khắc…).
- Hình tƣợng văn hóa rùa trong văn học dân gian Việt Nam: thơ ca dân
gian, truyện cổ dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ
ngôn…).
- Sự diễn hóa của hình tƣợng rùa từ cội nguồn văn hóa vào trong văn
học dân gian Việt Nam.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hình tƣợng rùa trong văn hóa dân
gian và văn học dân gian.
Phạm vi nghiên cứu:
- Tƣ liệu: Khảo sát trong văn hóa dân gian: tín ngƣỡng dân gian, nghệ
thuật tạo hình dân gian (kiến trúc, điêu khắc, hội họa…). Khảo sát trong kho
tàng văn học dân gian: thơ ca dân gian (ca dao dân ca, tục ngữ) và truyện kể
dân gian (thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn…) của
ngƣời Việt. Ngoài ra, để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng tƣ liệu
trong kho tàng văn hóa, văn học dân gian của Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar
6
- Nội dung: Chúng tôi đi từ những vấn đề chung nhất để thấy đƣợc rằng:
Hình tƣợng rùa trong văn hóa dân gian của ngƣời Việt giữ vị trí quan trọng và
thiêng liêng. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đặc biệt quan tâm
tới sự diễn hóa của hình tƣợng rùa trong các tác phẩm văn học dân gian.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng các nghiên cứu cơ
bản nhƣ: Phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp phân tích
tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành và kết
hợp thêm nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác.
6. Đóng góp của khóa luận
Với đề tài này, chúng tôi hi vọng góp phần làm rõ những nét độc đáo
về hình tƣợng văn hóa rùa trong tín ngƣỡng dân gian và nghệ thuật tạo hình
dân gian của ngƣời Việt. Qua đó, khẳng định những nét đẹp văn hóa truyền
thống vẫn tồn tại trong ý thức của ngƣời Việt cho đến tận ngày nay.
Khóa luận góp phần làm rõ sự diễn hóa của hình tƣợng rùa từ văn hóa
đi vào thơ ca dân gian, truyện cổ dân gian một cách độc đáo, phù hợp với
quan niệm và sự sáng tạo của tác giả dân gian.
Mặt khác, với đề tài này, chúng tôi hi vọng nhìn nhận một cách thấu
đáo những nét nghĩa đặc trƣng của một biểu tƣợng dân gian đƣợc thể hiện
trong văn hóa và đi vào các sáng tác văn học.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Tài liệu tham khảo,Phụ lục, Nội dung
chính của khóa luận gồm hai chƣơng sau:
- Chƣơng 1: Hình tƣợng rùa trong văn hóa dân gian
- Chƣơng 2: Hình tƣợng rùa trong văn học dân gian
7
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: HÌNH TƢỢNG RÙA TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN
Tứ linh là bốn con vật thiêng liêng gồm: Long – rồng, ly – lân, quy –
rùa và phụng – phượng hoàng. Trong bốn con vật này thì long, ly và phụng là
ba con vật hƣ cấu, còn quy tức là rùa là con vật có thật. So với hình tƣợng
rồng, lân và phƣợng hoàng thì hình tƣợng rùa trong văn hóa dân gian của
ngƣời Việt giữ một vị trí khá khiêm tốn. Đôi lúc, ta có cảm tƣởng rùa đƣợc
đƣa vào bộ tứ linh chỉ là để cho đủ bộ hoặc là làm nền cho các hình tƣợng
khác! Thế nhƣng nếu tìm hiểu sâu hơn về con vật này trên thực tế ta có thể
thấy ngƣời bình dân xƣa không phải không có lý do khi đã chọn hình tƣợng
rùa để đƣa vào bộ tứ linh. Điều này sẽ đƣợc chứng minh rõ trong cội nguồn
văn hóa dân gian của hình tƣợng rùa và đƣợc thể hiện đậm nét trong tín
ngƣỡng dân gian và nghệ thuật tạo hình dân gian (hội họa, kiến trúc, điêu
khắc ) truyền thống của ngƣời Việt.
1.1. Hình tƣợng rùa trong tín ngƣỡng dân gian
Trong tâm thức của ngƣời Việt, bộ tứ linh Long – Ly – Quy – Phƣợng,
trong đó con rồng là biểu hiện của quyền lực tối cao, dũng mãnh, đây là con
vật huyền thoại tƣởng tƣợng. Lân là con vật biểu hiện uy trấn và cũng là con
vật tƣởng tƣợng. Phƣợng hoàng là loài chim biểu tƣợng cho tri thức, hạnh
phúc, cũng là sản phẩm của tƣởng tƣợng. Thì rùa là biểu hiện của sự vững bền
và là con vật có thật, còn tồn tại.
Nghi thức thờ cúng tổ tiên theo nghĩa rộng là phụng thờ thuỷ tổ của cả
dân tộc dƣới hình thức tôtem cũng ghi đậm dấu ấn của hình tƣợng rùa. Cố
giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng trong một công trình nghiên cứu về Tín ngưỡng và
lễ hội dân gian nói chung và vùng Hà Nội nói riêng đã có một khái quát rất
8
đặc biệt về các biểu tƣợng vật tổ của ngƣời Việt dựa trên nền tảng của phƣơng
pháp nghiên cứu địa - văn hoá : “Nếu Mê Linh là bộ lạc Chim, Long Biên là
bộ lạc Rồng thì có thể Tây Vu là bộ lạc Rùa. Chim- Rồng- Rùa vừa là tổ tiên
thần thoại, vừa là anh hùng khai hoá, vừa là biểu trưng biểu tượng của các
bộ lạc đó… Ban đầu bộ lạc Chim và Rồng là hai bộ lạc lớn, bình đẳng. Về
sau, ưu thế thuộc về bộ lạc Chim, với thủ lĩnh là các vua Hùng. Có thể xem đó
là ưu thế của vùng chân núi, vùng giáp ranh đối với vùng hạ bàn, ưu thế của
bộ lạc làm nghề nông với bộ lạc còn gắn nhiều với sông nước buổi đầu thời
đại đồng thau. Về sau, khi ưu thế của bộ lạc Chim của các vua Hùng suy
thoái thì nổi bật lên hàng đầu của lịch sử Việt Nam cổ đại là ưu thế của bộ
lạc Rùa hay đúng hơn là bộ lạc Tây Âu vốn chiếm cứ cả một miền giàu
khoáng sản ở Việt Bắc và lấn chiếm cả một miền đồng bằng cao ráo của xứ
Bắc có lẽ xưa kia vốn là của bộ lạc Chim- Rồng” [12]. Những vật tổ đại diện
cho vùng sông nƣớc đã có xu thế ảnh hƣởng mạnh hơn khi ngƣời Việt tiến
sâu xuống đồng bằng. Hình ảnh cha Rồng và con Rùa lƣỡng tính có vẻ in dấu
ấn đậm trong tín ngƣỡng thờ vật tổ đã chứng minh vai trò chi phối đời sống
sinh hoạt cũng nhƣ tâm linh ngƣời Việt của nguồn nƣớc.
Quy (hay rùa) là một trong 4 linh vật (tứ linh) theo tín ngƣỡng dân gian
Việt Nam. Nó đã xuất hiện trong truyện cổ tích từ thời An Dƣơng Vƣơng,
nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là bóng dáng của thần Visnou, một tối
thƣợng thần của đạo Bà la môn. Dân tộc Thái có truyền thuyết Thần Rùa
đƣợc Đấng tối cao cử xuống dạy cho dân biết cách làm nhà theo hình rùa
đứng. Bởi vậy, trên cột thiêng (tức là biểu tƣợng linh hồn của ngôi nhà, bản
mƣờng hay đất nƣớc) bao giờ cũng có hình Thần Rùa - “Pua Tấu”). Dân tộc
Bahnar Tây Nguyên có câu chuyện Thần rùa giúp cua, dâng nƣớc đánh Thần
diều gây nên nạn đại hồng thủy. Ngƣời Khơ - me Nam Bộ, trong lễ cầu mƣa
bao giờ cũng đào hố cạnh cây bồ đề trong chùa, đặt biểu tƣợng cá và rùa
9
xuống hố rồi mời thầy cúng hoặc sƣ đến tụng kinh cầu mƣa để cứu vớt chúng
sinh thủy cƣ (rùa, cá…) cầu xin các thần linh ban mƣa lành xuống. Rùa cũng
là sự hóa thân của đức Ca Diếp (Kasyapa), vị tổ thứ nhất trong thần phả, vừa
là của đạo Phật, vừa của đạo Hinđu…
Trong tín ngƣỡng của một số tộc ngƣời cƣ trú ở vùng núi nƣớc ta thời
viễn cổ có tục thờ thần rùa. Sử thi Đẻ đất đẻ nƣớc của ngƣời Mƣờng cho biết,
nhân vật có tài thiết kế, xây dựng chính là thần rùa vàng. Thần rùa vàng giúp
con ngƣời dựng ngôi nhà theo kiểu cấu trúc giống cái mai của mình, nguyên
vật liệu thì có gỗ để làm kèo cột, luồng, nứa làm sàn nhà, còn lá tranh làm
mái. Ở rùa, theo tƣ duy về vũ trụ của ngƣời Việt cổ, đã hợp đủ các yếu tố âm
dƣơng (vừa sống trên cạn vừa sống dƣới nƣớc, vừa cứng lại vừa mềm, vừa
động lại vừa tĩnh) nên ẩn dụ về sự kết cấu vững bền, về sức sinh sôi, về
trƣờng tồn. Vì thế, nhà nƣớc Văn Lang chuyển thành nhà nƣớc Âu Cơ ở trình
độ tổ chức cao hơn là do tộc ngƣời có tục thờ rùa (có thể là các tộc Tày -
Thái) đã dung hợp với con cháu của bà Âu Cơ (chim) và ông Lạc Long Quân
(rắn - rồng). Vua Thục Phán - An Dƣơng Vƣơng có nguồn gốc từ tộc ngƣời
thờ thần rùa nên ông mới có đƣợc "sự kỳ diệu của mƣu thần" trong việc xây
loa thành và chế tạo nỏ thần (nói khác đi là trong việc xây dựng và bảo vệ nhà
nƣớc Âu Lạc). Nếu nhƣ chuyện họ Hồng Bàng giải thích nguồn gốc dân tộc,
thì chuyện rùa vàng đề cập đến nhiều vấn đề trọng yếu trong nghiệp dựng
nƣớc và giữ nƣớc trên tất cả các mặt văn hóa, chính trị, quân sự, ngoại giao…
của ngƣời đứng đầu đất nƣớc đối với vận mệnh của quốc gia. Nhà Lý mở ra
kỷ nguyên Đại Việt nhƣng vẫn dựa vào văn học dân gian (văn hóa dân gian
nói chung) làm nền tảng tinh thần để củng cố quốc gia độc lập, tự chủ của
mình. Phải chăng bài học rùa vàng lúc nào cũng có trong ý thức của các vua
Lý: "sự kỳ diệu của mƣu thần" mà văn bia Sùng Thiện Diên Linh nhắc tới
chắc có sự liên tƣởng đến câu chuyện rùa vàng? Và tài trí của Lý Nhân Tông
10
trong thiết chế các mô hình kiến trúc (xây dựng đất nƣớc) đƣợc ví nhƣ sự kỳ
diệu trong việc xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ thần của vua An Dƣơng
Vƣơng xƣa kia. Qua phân tích ý nghĩa một số biểu tƣợng rùa trong tín ngƣỡng
dân gian còn lƣu lại, có thể khẳng định rằng: thời Lý, tín ngƣỡng dân gian
thấm sâu vào mọi thiết chế xã hội, làm cho vua, dân, Phật gần nhau và Phật
giáo đƣợc dân gian hóa, đƣợc biểu hiện ra thành ƣớc vọng về cuộc sống hiện
thực tốt đẹp. Qua đây, chúng ta thấy Lý Nhân Tông thực sự tiêu biểu cho các
ông vua phong kiến Việt Nam trong lịch sử biết tiếp thu có chọn lọc văn hóa -
tƣ tƣởng nƣớc ngoài để làm giàu cho văn hóa Việt. Ở lĩnh vực tâm linh, ngƣời
Việt coi Quy là vật hợp bởi cả âm lẫn dƣơng: bụng phẳng tƣợng trƣng cho đất
(âm), mai khum tƣợng trƣng cho trời (dƣơng). Hình tƣợng rùa đội bia tƣợng
trƣng cho hạnh phúc, phát triển và sự chịu đựng. Đó là quan niệm dân gian,
đến đạo đức Nho giáo thì lại nhìn Quy theo nghĩa xấu, coi là âm vật của đàn
bà nên đời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị không còn thấy bóng dáng rùa
trên các mảng chạm khắc. Ở bia Văn miếu Huế thì Quy bị làm dày lên gấp đôi
để tránh hình tƣợng gán ghép này. Trong quan niệm dân gian đất Bắc, Quy là
cao quý , nhiều khi nó là chủ nguồn nƣớc (rùa phun nƣớc thiêng), là một linh
vật của đất Phật
Theo phong thủy thì rùa đƣợc xem là con vật thiêng liêng mang lại
nhiều điềm lành và tài lộc. Rùa là 1 trong 4 tứ linh, 4 thần thú trấn giữ 4
phƣơng. Những con vật đó là: rồng xanh (Đông), chim chu tƣớc (Nam), hổ
trắng (Tây), rùa (Bắc). Rùa còn là biểu tƣợng của sự trƣờng thọ. Mọi ngƣời
đều hƣởng đƣợc lợi ích từ sự hiện hữu của rùa. Trong tứ linh, rùa đứng hàng
thứ ba, sau Rồng (Long), Kỳ Lân (Lân) và trƣớc chim Phƣợng hoàng
(Phụng). Rùa, hay Quy là biểu tƣợng của sự cao quý, là chủ nguồn nƣớc (rùa
phun nƣớc thiêng), là một linh vật của đất Phật. Theo tín ngƣỡng dân gian
quy là con vật sống rất lâu năm, chuyên ăn rau cỏ, nhiều khi không ăn, chỉ
11
hớp sƣơng mà sống và lớn lên. Quy sống trên 5000 năm thì gọi là Thần Quy.
Quy sống trên 10.000 năm đƣợc gọi là Linh Quy. Rừng nào có Thần Quy ở
thì rừng ấy không có cây cỏ độc hại, không có các loài thú độc nhƣ: rắn, rít,
hổ, beo, v.v…Trong văn hóa Việt Nam, rùa là một linh vật đƣợc tôn trọng từ
ngàn xƣa. Còn riêng trong phong thủy, rùa là linh vật mang nhiều ý nghĩa
nhất. Nó là tạo vật duy nhất trong tứ linh thật sự tồn tại và có thể dễ dàng tìm
thấy. Vì vậy, rùa không đơn thuần là biểu tƣợng của tuổi thọ, mà còn của sự
bảo vệ, che chở, hỗ trợ, sự sang trọng và triển vọng (Hình VI, phụ lục).
Trong phong thủy, con rùa giống nhƣ những ngọn đồi phƣơng Bắc
vững chãi, đảm bảo cho gia đình có sự liên kết chặt chẽ, lâu bền. Con rùa còn
đƣợc cho là ngƣời vận chuyển ma trận huyền ảo của chín con số cơ bản mang
trên lƣng và gây sự chú ý cho Phục Hy – vị hoàng đế đầu tiên trong truyền
thuyết của Trung Hoa, ngƣời đƣợc cho là tác giả của Kinh Dịch, cuốn sách là
cơ sở của tất cả lý thuyết trong Phong Thủy. Con rùa giấu trong cơ thể và
trong những hoa văn trên mai nó tất cả bí mật của trời và đất. Tục truyền rằng
khi Ban Cố tạo ra thế giới, ông đã dùng những chú rùa nhƣ những chiếc cột
chống để giữ vạn vật. Phần gù ở lƣng con rùa đƣợc coi là trời và phần bụng
của chúng là đất, khiến nó trở nên bền vững với thời gian. Nếu nhìn kỹ con
rùa, bạn sẽ nhận thấy nó có đầu và cổ rất dài. Các phong thủy gia thƣờng hay
trƣng trong nhà con rùa đầu rồng để có thật nhiều vận may. Hình tƣợng con
rùa đầu rồng này thƣờng đƣợc cho ngồi trên rất nhiều đồng xu và những thỏi
vàng, miệng có ngậm một đồng xu. Tạo vật này vừa mang hiện thân cho sự
can đảm của loài rồng và sự bảo vệ chắc chắn của loài rùa. Các doanh nhân
trƣng hình ảnh này phía sau chỗ làm việc thì sẽ can đảm hơn trong việc ra
quyết định đồng thời tránh đƣợc những rủi ro trong kinh doanh. Nên nuôi rùa
ở hƣớng Bắc ngôi nhà vì chúng sẽ đem tới cho gia đình nhiều cát khí hơn.
Biểu tƣợng con rùa trong tâm linh ngƣời Thái Đen: Rùa vốn là một loài
rất gần gũi với nhân loại, lại mang nhiều đặc điểm độc đáo. Từ hình dáng biểu
12
thị vũ trụ của nó, ngƣời ta suy ra chức năng chống đỡ, đảm bảo sự ổn định
của thế gian; từ sự trƣờng thọ nổi tiếng, nó đƣợc gắn với ý tƣởng về sự bất
tử Rùa dần trở thành một biểu tƣợng đƣợc nhân loại thừa nhận. Nói đến văn
hoá, tâm linh của ngƣời Thái thì không thể bỏ qua tính tiêu biểu của biểu
tƣợng rùa. Biểu tƣợng này trƣớc hết là đặc trƣng của tộc ngƣời Thái Đen (Táy
Đăm), là biểu tƣợng duy nhất có ở ngành Thái này trong thời kỳ đầu. Vì thế,
để hiểu về biểu tƣợng này, không thể không lật giở lại những pho thần thoại.
Để lƣu giữ biểu tƣợng đẹp đẽ rùa trong thần thoại của dân tộc mình, ngƣời
Thái Đen có rất nhiều hình thức đa dạng. Trong thực tế, đây là dân tộc không
thờ cúng vật tổ. Yêu mến rùa, họ treo mai của nó lên sâu hẹ (hay Xau Hẹ, cột
thiêng), nơi đối điện với bàn thờ tổ tiên của gia đình, chứ không thờ cúng.
Việc treo mai rùa trên đỉnh cột có ý tôn thờ rùa. Ngƣời Thái quan niệm, ngày
xƣa, rùa đã có công cứu ngƣời. Vì vậy, khi làm nhà, ngƣời Thái treo mai rùa
để mỗi khi làm cỗ, khi nấu ăn ngày tết, rùa đƣợc "ăn" hơi cơm và thức ăn
ngon nhất, quý nhất. Cách thể hiện này bộc lộ một tình cảm thuần tuý chủ
quan mà không chịu sự chi phối của bất cứ một thứ tôn giáo nào, là sự công
nhận rùa nhƣ thành viên của gia đình, cộng đồng mình. Bên cạnh đó, trong
kiến trúc nhà ở, ngƣời Thái Đen làm nhà với hình dạng hai mái hồi cong nhƣ
mai con rùa, gắn với thần thoại rùa dạy ngƣời Thái làm nhà ở thuở khai thiên
lập địa, thần rùa “Pua Tấu” dạy cho ngƣời Thái biết cách làm nhà theo hình
rùa đứng. Theo GS Võ Quang Nhơn thì "Rùa có thể tiêu biểu cho việc sản
xuất trên hai lĩnh vực: nông nghiệp và chài lưới. Cái đó phải chăng phần
nhiều thần thoại Việt Nam được đặt ra hay được tô điểm lại vào thời kì mà
kinh tế nông nghiệp đã xuất hiện nhưng chưa át hẳn nghề chài lưới ". Con
rùa, nhƣ vậy, gắn bó tự nhiên với mô hình sản xuất nông nghiệp của ngƣời
Thái Đen, với nghề chài lƣới. Nên rùa đã theo cách đó mà đi vào trong tâm
linh của họ. Tuy nhiên, để vƣơn lên thành một biểu tƣợng thì bản thân hình
13
tƣợng này phải đạt đến một giá trị mỹ cảm riêng. Đó là ý nghĩa gắn bó mật
thiết với lối tƣ duy, với tình cảm và quan niệm của ngƣời Thái. Chọn rùa làm
một loài vật gắn bó thiết thân với dân tộc mình, ngƣời Thái Đen không xuất
phát từ góc độ thẩm mỹ. Con rùa đối với họ là con vật có bề ngoài bình
thƣờng, không có gì nổi bật ấn tƣợng, lại vốn sinh ra chậm chạp. Xuất phát
của sự lựa chọn ấy là từ góc độ mỹ cảm (tức tình cảm thẩm mỹ). Họ đặc biệt
yêu mến con vật này vì thấy đây là một loài vật đẹp từ trong bản chất. Trong
thực tế, rùa là con vật gần gũi với ngƣời Thái, lại rất đỗi hiền lành. Có một bài
tụng ca phƣơng Tây, đƣợc gán cho Homere, ngợi ca thần Heme, trong đó, vị
thần này nói với rùa: 'Ta chào ngươi hỡi con vật bản tính dễ thương, đối với
ta ngươi là điềm thật lành ". Cũng nhƣ một số dân tộc, ngƣời Thái Đen bị
chinh phục trƣớc hết ở cái chất lành của nó. Con vật này thuần tính từ trong
bản chất. Nó dự báo và là tín hiệu của những điều tốt đẹp.
Thêm nữa, tình cảm mến yêu loài rùa phải đƣợc khơi tìm từ bản chất
con ngƣời Thái. Ngƣời Thái Đen vốn rất gắn bó với môi sinh tự nhiên nên
gần và hiểu loài vật. Lời kể của thần thoại cũng đã cho thấy chính họ đã nhấc
con rùa chậm chạp, mang nó theo mình đến cửa nhà Then. Họ là những ngƣời
có tấm lòng nhân hậu, thƣơng yêu loài vật. Tình cảm của họ đối với rùa cũng
là sự ân tình. Trong cuộc sống, khi lao động hay lúc nghỉ ngơi, nhìn thấy con
rùa, họ ngẫm ngợi và nhận ra chính mình. Ấy là đức cần cù, nhẫn nại, quen
chịu đựng; dù nhỏ bé nhiều bất lợi nhƣng bản tính hiền hành. Yêu quý rùa
cũng là yêu quý những gì cha mẹ, giống nòi truyền lại; yêu quý và trân trọng
bản chất thật của mình. Từ hình ảnh loài vật đáng yêu, họ nhắc nhở nhau trau
dồi thêm những phẩm chất tốt đẹp để làm ngƣời.
Sự suy tôn một loài vật bình thƣờng lên thành biểu tƣợng và cái cách
đối xử trƣớc sau nhƣ một, thuỷ chung nhƣ nhất kia là nét đáng quý, đáng trân
trọng của ngƣời Thái. Bản tính ấy khẳng định rằng, dù là một tộc thiểu số