Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật trong chữ A màu đỏ của Nathaniel Hawthorne

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 100 trang )

1



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






TRỊNH PHƯƠNG DUNG





NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÂM LÍ NHÂN VẬT

TRONG
CHỮ A MÀU ĐỎ
CỦA NATHANIEL HAWTHORNE




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài


Mã số : 60.22.30



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đào Duy Hiệp








Hà Nội - 2012
5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 8
1. Lý do chọn đề tài 8
2. Lịch sử vấn đề 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
4. Phương pháp nghiên cứu 15
5. Đóng góp của luận văn 16
6. Cấu trúc luận văn 17
CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÂM LÍ VỀ TỘI LỖI 18
1.1. Lí thuyết về tâm lí nhân vật: 19
1.1.1. Độc thoại nội tâm 20
1.1.2. Đối thoại 22
1.2. Đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật tội lỗi 26

Bảng 1.1. Thống kê số cuộc thoại của các nhân vật chính 26
1.2.1. Tâm lí về tội ngoại tình và sự trừng phạt 27
1.2.2. Tâm lí về tội lỗi của kẻ đạo đức giả 30
1.3. Lời của người kể chuyện 37
1.3.1. Tính đa loại giọng 39
1.3.2. Tính đa chất giọng 42
Tiểu kết 44
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÂM LÍ VỀ SỰ TRẢ THÙ 45
2.1. Thế giới nội tâm của nhân vật “đen” 46
2.1.1. Tâm lí của kẻ bị phản bội 46
6

Bảng 2.1: Thống kê số lần miêu tả đôi mắt, cái nhìn của nhân vật
Roger Chillingworth 47
2.1.2. Tâm lí chế ngự lòng căm hận 54
2.2. Hành động trả thù 58
2.2.1. Dòng tâm lí thể hiện âm mưu thâm độc 58
2.2.2. Hành động với những thủ đoạn hèn hạ 63
2.3. Sự trả giá cho hành động trả thù 64
2.3.1. Tâm lí đau đớn khi con mồi vụt thoát 65
2.3.2. Nội tâm day dứt và cõi lòng rống rỗng 67
Tiểu kết 69
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÂM LÍ VỀ TÌNH THƯƠNG, SỰ BAO
DUNG VÀ LÒNG TRẮC ẨN 70
3.1. Điểm nhìn thể hiện niềm thương cảm của người kể chuyện đối với
ngoại cảnh và nhân vật 71
3.2. Thế giới nội tâm của người phụ nữ đau khổ 75
3.2.1. Bi kịch của nhân vật đau khổ 75
3.2.2. Tâm lí giằng xé trong cái nhìn về cuộc đời 80
3.3. Tâm lí của tình mẫu tử 83

3.3.1. Tâm lí của tình mẫu tử thiêng liêng 84
3.3.2. Tâm lí đấu tranh vượt lên số phận 88
3.4. Biểu tượng chữ A màu đỏ thắm 90
3.4.1. Biểu tượng của tội ngoại tình: Adultery 91
3.4.2. Biểu tượng của thiên thần: Angel 93
Tiếu kết 95
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
7


8


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cùng với Walt Whitman, Herman Melville, Edga Allan Poe, Emily
Dickinson…, Nathaniel Hawthorne là một trong số những đại biểu của thế
hệ các nhà văn lớn đầu tiên được sinh ra ở Mỹ. Với những nhà văn viết tiểu
thuyết, cái nhìn lãng mạn có khuynh hướng biểu hiện trong hình thức mà
Hawthorne gọi là “tiểu thuyết lãng mạn” (Romance), một loại hình tiểu
thuyết đạt đến đỉnh cao, gợi cảm và mang tính tượng trưng. Nhưng tiểu
thuyết lãng mạn không phải là những câu chuyện tình, mà là những tiểu
thuyết nghiêm túc sử dụng những kỹ thuật đặc biệt để truyền đạt những ý
nghĩa vừa phức tạp vừa tinh tế.
Nathaniel Hawthorne đã đóng góp một phần đáng kể vào nền văn học
Mỹ, nhờ đó "bản sắc Mỹ" được thể hiện một cách đặc thù, thoát khỏi các
quy ước trong nền văn học của những di dân đến Mỹ nhưng vẫn chịu ảnh
hưởng từ đất nước họ rời bỏ. Vào đầu thế kỉ XIX, nước Mỹ non trẻ đối diện

với một thách thức khó khăn là làm thế nào tạo dựng bản sắc riêng cho văn
hóa của mình. Đến thời kỳ của tác giả, Mỹ càng muốn nỗ lực tự chứng tỏ
sự độc lập về văn hóa để bổ túc cho nền độc lập chính trị. Những tác phẩm
đầu tay của Hawthorne đã trình bày mối quan tâm đến những vấn đề đặc
thù của nước Mỹ thời bấy giờ qua văn phong mới mẻ. Tính phổ cập và tinh
tế trong kịch tính của các tác phẩm đã giúp tác giả có một vị trí vững chắc
trong nền văn học Mỹ.
Được một số tác giả tôn vinh là "Shakespeare của Mỹ", Nathaniel
Hawthorne là một trong những nhà văn Mỹ được tìm đọc nhiều nhất.
9

Chữ A màu đỏ (hay Nét chữ màu đỏ, Con chữ đỏ thắm), nguyên văn
là The Scarlet Letter, cuốn tiểu thuyết của Nathaniel Hawthorne xuất bản
năm 1850, là một kiệt tác của văn học Mỹ. Lấy bối cảnh thành phố Boston
thế kỷ XVII, tiểu thuyết kể về Hester Prynne, một phụ nữ trẻ đẹp bị buộc
phải mang mẫu tự "A" (viết tắt của Adultery - ngoại tình) màu đỏ thắm thêu
trên ngực áo suốt đời vì bị khép vào tội ngoại tình - một tội mà xã hội thời
bấy giờ kết án hết sức nghiêm khắc. Xuyên suốt tác phẩm, Nathaniel
Hawthorne đã nhấn mạnh nỗi ám ảnh của con người về đạo đức, sự ức chế
tính dục, tội lỗi, sự thú tội, và sự cứu rỗi linh hồn.
Năm 2006, nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập “Tủ sách kinh điển”,
Nhà xuất bản Penguin, New York, đã tổ chức bình chọn 100 tác phẩm xuất
sắc nhất mọi thời đại, 20 nhà văn Mỹ đã có mặt trong danh sách, trong đó
có Nathaniel Hawthorne với The Scarlet Letter. Được xem là một trong
những "tiểu thuyết lãng mạn" kinh điển của nền văn học Mỹ, Chữ A màu
đỏ là một kiệt tác với những phân tích thấu đáo mạnh mẽ về tâm lí và tâm
linh con người lồng trong những quan tâm sâu sắc đến tội lỗi, hình phạt và
cứu chuộc.
Hơn một thế kỉ rưỡi đã trôi qua kể từ khi tác phẩm ra đời, nhưng nghệ
thuật phân tích tâm lí bậc thầy cũng như nội dung cảm động của cuốn tiểu

thuyết đến nay vẫn có sức lay động lòng người.
Chọn và nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật trong
Chữ A màu đỏ của Nathaniel Hawthorne”, chúng tôi muốn đề cập đến một
lĩnh vực then chốt của nghệ thuật tiểu thuyết, đó là vấn đề xây dựng nhân
vật. Luận văn sẽ là một đóng góp hữu ích, đáp ứng nhu cầu hiểu biết, khám
phá của bạn đọc và giới nghiên cứu.
2. Lị ch sử vấn đề
Ở Việt Nam, mặc dù tiểu thuyết Chữ A màu đỏ được dịch và xuất bản
10

đã khá lâu, Nathaniel Hawthorne được đánh giá là nhà văn tiêu biểu cho
chủ nghĩa lãng mạn Mỹ thế kỉ XIX, nhưng việc nghiên cứu Nathaniel
Hawthorne và sáng tác của ông còn rất ít ỏi. Cho đến nay, vẫn chưa có
công trình nghiên cứu nào thực sự có hệ thống về tác giả và tác phẩm.
Từ góc độ nghiên cứu văn học, một số nhận định chính xác được tìm
thấy trong lời giới thiệu tác phẩm Chữ A màu đỏ của dịch giả Lâm Hoài.
Dịch giả Lâm Hoài cho rằng tác giả Nathaniel Hawthorne đã bắt đầu câu
chuyện ở chỗ mà phương sách xử lý cốt truyện cổ truyền thường kết thúc.
Mối quan tâm của Hawthorne không phải là ở giai đoạn diễn biến một cuộc
tình duyên éo le, mà là ở tâm lí của các nhân vật trong giai đoạn tiếp sau
đầy khủng hoảng quyết liệt, và những vấn đề triết lý sâu xa rút ra từ những
tình tiết trong cảnh huống ấy. Lâm Hoài khẳng định “Nathaniel Hawthorne
có một khả năng nhạy bén về thuật kết cấu câu chuyện. Cấu trúc của truyện
Chữ A màu đỏ rất chặt chẽ. Bốn nhân vật (Hester Prynne, Arthur
Dimmesdale, Roger Chillingworth và bé Pearl) gắn chặt vào nhau trong cái
mạng tơ vò của một cảnh huống cuộc đời dường như không thể nào có giải
pháp. Việc tác giả sử dụng với một sự sắp đặt cố ý cái bục bêu tội nhân ở
ba lớp chủ yếu của câu chuyện (đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn kết) tạo ra sự
thống nhất về không gian. Cốt truyện đan quyện chặt tạo ra sự thống nhất
về diễn biến, một quá trình diễn biến phát triển chậm rãi nhưng không

khoan nhượng lên đến điểm tột đỉnh là cuộc thú tội của Dimmesdale trước
công chúng”.
Trong cuốn Hợp tuyển văn học Châu Mỹ (Nxb ĐHQG Hà Nội, 2001),
PGS.TS. Lê Huy Bắc nhận định rằng: “Với Con chữ đỏ thắm, Nathaniel
Hawthorne được xem là một trong những tác gia cự phách của nước Mỹ
thế kỉ XIX, là nhà văn hiện thực – lãng mạn bởi những hư cấu nghệ thuật
của ông mang dáng dấp kì vĩ nhưng lại phản ánh đúng diện mạo của nước
11

Mỹ đương thời”. Theo tác giả Lê Huy Bắc, Nathaniel Hawthorne là bậc
thầy của nghệ thuật ẩn dụ, tượng trưng, và khai thác mặc cảm tội lỗi của
con người. Hawthorne có ảnh hưởng rất lớn đến những nhà văn thuộc các
thế hệ sau. Tác phẩm của ông dù hiện thực có đen tối đến đâu vẫn âm vang
cảm hứng lãng mạn, bay bổng, hướng đến những hành động cao cả của con
người, cái ác khó có thể khuất phục cái thiện. Ông là nhà văn Mỹ đầu tiên
đi sâu khai thác tiềm thức con người.
Trong cuốn Phác thảo văn học Mỹ (Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh, 2001, Lê Đình Sinh - Hồng Chương dịch), Kathryn Van Spanckeren
cho rằng ý thức hệ cách mạng cũng có lẽ đã có một vai trò trong việc làm
rạng rỡ ý thức về sự tự do đầy hãnh diện tuy có phần xa lạ này. Cuộc cách
mạng Mỹ, nhìn từ quan điểm tâm lí lịch sử, là tương hợp với một cuộc nổi
loạn bốc đồng muốn thoát ly khỏi cái bóng khổng lồ của Mẫu quốc, và một
gia đình đế quốc Anh rộng lớn hơn. Người Mỹ đã giành được độc lập và lại
đương đầu với tình thế nan giải đầy hoang mang trong việc khám phá nhân
dạng riêng của mình tách ra khỏi những ràng buộc xưa cũ. Cảnh tượng này
đã diễn ra vô số lần ở vùng biên cương tới mức mà, trong tiểu thuyết, sự
thoát ly có vẻ như là điều kiện sống cơ bản ở Mỹ. Thanh giáo và hậu duệ
theo Tin Lành của họ có thể đã làm suy yếu thêm nền tảng gia đình bằng
cách rao giảng rằng trách nhiệm đầu tiên của mỗi cá nhân là việc cứu rỗi
linh hồn mình. Nathaniel Hawthorne thuộc thế hệ thứ 5 của những người

Anh di cư. Ông sinh ở Salem bang Massachusetts, một hải cảng thịnh
vượng nằm ở phía bắc Boston chuyên buôn bán với Đông Ấn. Một trong
những tổ tiên của ông là chánh án chuyên xét xử những người phụ nữ bị
cáo buộc phạm tội ở Salem, một thế kỷ trước. Nathaniel Hawthorne đã
dùng ý tưởng về lời nguyền phù thủy đối với dòng họ một ông chánh án
xấu xa trong cuốn tiểu thuyết The House of the Seven Gables (Ngôi nhà
12

bảy đầu hồi), ý tưởng về những hình phạt và bục bêu tội nhân phạm tội
ngoại tình trong Chữ A màu đỏ.
Theo Kathryn VanSpanckeren, vào thời đó, Chữ A màu đỏ “là cuốn
sách liều mạng hết sức báng bổ. Ngòi bút dịu dàng của Hawthorne, bối
cảnh lịch sử xa xưa và mơ hồ đã làm dịu đi chủ đề dữ dội của ông và làm
hài lòng công chúng, còn những tác giả lớn như Ralph Waldo Emerson và
Herman Melville thì thừa nhận cái sức mạnh “quỷ ám” của nó. Cuốn sách
đã đụng chạm đến những lĩnh vực cấm kỵ ở Mỹ thế kỷ XIX như sự tác
động của các hoạt động tự do, dân chủ và đổi mới đối với hành xử của mỗi
cá nhân, đặc biệt trong vấn đề tính dục và tự do tôn giáo” (Phác thảo văn
học Mỹ).
Trên trang eVan, ngày 28/6/2006, có bài Gia đình nhà văn Nathaniel
Hawthorne đoàn tụ của tác giả Thu Hà, nói về việc đưa di hài vợ và con gái
Nathaniel Hawthorne sau 142 năm xa cách về đoàn tụ nơi chín suối cùng
nhà văn.
Trong cuốn Trần trụi với văn chương (Nxb Phụ nữ, 2007), Tác giả:
Paul Auster, người dịch: Trịnh Lữ, trang 276, dịch giả Trịnh Lữ có nhắc
đến tác giả Nathaniel Hawthorne và Chữ A màu đỏ ở phần chú thích:
“Nathaniel Hawthorne (1804-1864) - nhà văn Mỹ, bậc thầy của lối viết ẩn
dụ và biểu tượng, nổi tiếng nhất với hai tác phẩm The Scarlet Letter (Bức
thư Scarlet) và The House of the Seven Gables (Ngôi nhà có bảy đầu hồi)”.
Trong cuốn Phương pháp đọc sách (Nxb Văn hóa - Thông tin, 2010),

Nguyễn Thành Thống dịch từ How to Read a Book in năm 1972 của hai tác
giả Mortimer J. Adler và Charles van Doren, ở phần phụ lục A - “Danh
mục sách nên đọc", dịch giả Nguyễn Thành Thống ghi: 101. Nathaniel
Hawthorne (1804-1864) Bức thư Scarlet.
Chúng tôi cho rằng, dù chỉ là chú thích về tác giả Nathaniel
13

Hawthorne, nhưng rõ ràng cách dịch The Scarlet Letter là “Bức thư
Scarlet” của Trịnh Lữ và Nguyễn Thành Thống hoàn toàn không phù hợp
với nội dung tác phẩm.
Trong cuốn Lịch sử văn học Hoa Kì (Nxb Giáo dục, 2010), ở mục về
tác giả Nathaniel Hawthorne, PGS.TS. Lê Huy Bắc đã dành hẳn 12 trang
(từ trang 126 đến trang 134) để giới thiệu, phân tích về tác phẩm này (ông
dịch là Con chữ đỏ thắm). Ngoài việc tóm lược nội dung, PSG.TS. Lê Huy
Bắc đã đi vào phân tích kĩ những xung đột trong truyện, biểu tượng của chữ
A, những biến hóa về nội dung của nó.
Chữ A màu đỏ đã được giới thiệu về tác giả, về nội dung lịch sử, xã
hội, bối cảnh ra đời của tác phẩm trên trang mạng Wikipedia. Chúng tôi chỉ
coi đây là một tài liệu mang tính chất tham khảo thêm về nội dung xã hội
cũng như vấn đề tôn giáo trong cuốn tiểu thuyết này.
Trên báo Tin tức, Thứ tư, 07/12/2011, mục “Bạn đọc” có bài “Chữ A
màu đỏ”: Ngoại tình - Bi kịch của con người của tác giả L.V. Tuy có đánh
giá, nhận định về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, nhưng bài viết mới
chỉ dừng ở mức độ giới thiệu sách hay do Công ty cổ phần Văn hóa và
Truyền thông Liên Việt phối hợp với Nxb Văn học phát hành.
Việt Hà là người có cách đánh giá tương đối chính xác về Chữ A màu
đỏ trên báo Tin mới, Thứ bảy, 17/12/2011, chuyên mục “Đời sống”. Theo
tác giả Việt Hà, đây là một tác phẩm không dễ đọc bởi cách hành văn, cách
kể chuyện chậm rãi, triết lý, không quá chú trọng vào tình huống, tình tiết,
kịch tính. Giá trị lịch sử và văn chương sâu sắc của tác phẩm này đã làm

nên cuốn tiểu thuyết lãng mạn kinh điển, tác phẩm ca ngợi tấm lòng nồng
hậu, nhân đạo của con người.
Trên tờ Pháp luật xã hội, Thứ sáu, 13/1/2012, chuyên mục Giải trí -
Sách báo - Văn thơ, tác giả Phong Linh có bài viết “Chữ A màu đỏ: Bi kịch
14

và nghị lực của những người phụ nữ ngoại tình”. Phong Linh đề cập đến
cách kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật với những đoạn độc thoại nội
tâm gay gắt của người phụ nữ ngoại tình. Tác giả bài viết cũng đáng giá
Chữ A màu đỏ là một câu chuyện cảm động về nghị lực, sự can đảm và
tình yêu cuộc sống vô bờ bến của một người phụ nữ trót mang tội trong xã
hội. Cuốn sách đã trải qua thăng trầm của thời gian để còn lại, để sáng hơn
và đem đến cho những độc giả của hôm nay nhiều trải nghiệm sâu sắc hơn.
Chữ A màu đỏ đã đem lại cho người đọc cái nhìn thấu hiểu hơn đối với số
phận và nghị lực của những người phụ nữ ngoại tình. Tuy nhiên, bài viết
chủ yếu nói đến nội dung tiểu thuyết từ cái nhìn về nhân vật Hester Prynne,
chưa bàn luận đến nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Như vậy, đối với phần nghiên cứu trong nước, tác giả Nathaniel
Hawthorne và tiểu thuyết Chữ A màu đỏ chưa được giới thiệu nhiều, thậm
chí có nhiều người còn hiểu sai tên tác phẩm. Hơn nữa, hướng tiếp cận tác
giả và tác phẩm chưa đa dạng, nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật trong
Chữ A màu đỏ vẫn chưa được đặt ra.
Cuốn tiểu thuyết đã được các hãng điện ảnh nước ngoài (Mỹ, Đức,
Hàn Quốc…) dựng thành phim 7 lần vào các năm 1917, 1926, 1934, 1973,
1979, 1995, 2004.
Chúng tôi cho rằng nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật của Nathaniel
Hawthorne là một cách tân của nghệ thuật tiểu thuyết Mỹ thế kỉ XIX. Chữ
A màu đỏ được xem là một trong những tiểu thuyết lãng mạn kinh điển của
nền văn học Mỹ, là một kiệt tác với những phân tích thấu đáo mạnh mẽ về
tâm lí và tâm linh con người lồng trong những quan tâm sâu sắc đến tội lỗi,

hình phạt và sự cứu chuộc. Những ý kiến đánh giá, phân tích trên đây cũng
phần nào gợi ý cho việc chọn đề tài luận văn của chúng tôi. Chúng tôi hy
vọng luận văn là một đóng góp mới trong việc nghiên cứu tác phẩm từ góc
15

độ thi pháp học, nghiên cứu nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật một cách có
hệ thống, chi tiết, dựa trên những nguồn tư liệu đáng tin cậy.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành trên cơ sở tác phẩm Chữ A màu đỏ, bản dịch bằng
tiếng Việt, dịch giả Lâm Hoài, Nhà xuất bản Văn học (1988). Chúng tôi sử
dụng văn bản này để khảo sát, trích dẫn, trên cơ sở đối chiếu với nguyên
bản The Scarlet Letter, Nhà xuất bản David Campbell, Luân Đôn (1992)
để phân tích nghệ thuật của Nathaniel Hawthorne.
Luận văn tập trung nghiên cứu khai thác nghệ thuật thể hiện tâm lí
nhân vật trên cơ sở các hệ đề tài và các biểu tượng mà tác giả đã đặt ra. Đó
là tâm lí về tội ngoại tình của phụ nữ, tâm lí giằng xé giữa đam mê dục
vọng trần thế của nhà tu hành với mặc cảm có tội trước Chúa, tâm lí đạo
đức của người giảng đạo, đài bêu và dấu ấn nung đỏ in hằn lên suốt cuộc
đời của họ; tâm lí thù hận và khao khát trả thù; tâm lí về tình thương, sự
bao dung và lòng trắc ẩn… Bên cạnh đó, luận văn còn đi vào tìm hiểu ý
nghĩa nhân văn và ý nghĩa thời sự của tác phẩm lúc đương thời và trong
giai đoạn hiện nay, vấn đề người phụ nữ, tình yêu, tình mẫu tử…
Đối tượng phân tích của luận văn là các nhân vật chính Hester Prynne,
Arthur Dimmesdale, Roger Chillingworth, bé Pearl; trong đó, chúng tôi đặc
biệt chú trọng đến nhân vật trung tâm Hester Prynne, linh hồn của Chữ A
màu đỏ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác phẩm nghệ thuật vừa là sản phẩm tinh thần của nhà văn, vừa là
sản phẩm của lịch sử, thời đại. Dù chỉ xem xét một số vấn đề thuộc về nghệ
thuật phân tích tâm lí nhân vật, người viết luận văn giải quyết vấn đề đặt ra

trên cơ sở vận dụng những thành tựu của thi pháp học hiện đại kết hợp với
16

thi pháp học lịch sử. Tất cả những điều này nhằm mục đích nghiên cứu
nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật của Nathaniel Hawthorne như một yếu
tố không thể tách rời khỏi chỉnh thể thống nhất. Chúng tôi sử dụng các
phương pháp như phê bình xã hội học, phê bình phân tâm học, phê bình
cấu trúc… kết hợp với một số thao tác khác như khảo sát văn bản nghệ
thuật, thống kê, phân loại, phân tích, so sánh, tổng hợp…
5. Đóng góp của luận văn
Chữ A màu đỏ từ lâu đã trở nên quen thuộc với công chúng yêu văn
học trên thế giới. Luận văn là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành
nghiên cứu tác phẩm từ góc độ thi pháp học, nghiên cứu nghệ thuật thể
hiện tâm lí nhân vật một cách có hệ thống, chi tiết, dựa trên những nguồn
tư liệu đáng tin cậy. Chúng tôi muốn nhìn nhận, đánh giá lại một tác phẩm
đã cũ trong một cái nhìn mới về đạo đức, niềm tin, tình yêu, tình mẫu tử,
tình vợ chồng, lòng chung thủy, sự bao dung… Luận văn cũng khảo sát,
phân tích để làm sáng tỏ nghệ thuật thể hiện tâm lí tội lỗi trong sáng tạo của
Nathaniel Hawthorne.
Chọn và nghiên cứu nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật trong Chữ A
màu đỏ của Nathaniel Hawthorne, chúng tôi mong muốn khẳng định sự
cần thiết nghiên cứu tác phẩm văn học, việc vận dụng thi pháp học để
nghiên cứu tác phẩm văn chương là một cách đọc sách có hiệu quả. Luận
văn sẽ là tư liệu tham khảo cần thiết cho việc tìm hiểu tiểu thuyết Chữ A
màu đỏ, tác giả Nathaniel Hawthorne nói riêng và tiểu thuyết lãng mạn Mỹ
thời kì 1820-1860 nói chung. Người viết hy vọng luận văn sẽ trở thành tư
liệu khoa học thiết thực cho việc nghiên cứu tác giả và tác phẩm văn học
nước ngoài ở Việt Nam.
17


6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn của chúng tôi được chia thành 3 chương:
Chương 1: Nghệ thuật thể hiện tâm lí về tội lỗi
Chương 2: Nghệ thuật thể hiện tâm lí về sự trả thù
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện tâm lí về tình thương, sự bao dung và
lòng trắc ẩn.
18

CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÂM LÍ VỀ TỘI LỖI


Tổ tiên và cuộc đời của chính Nathaniel Hathorne (sau ông đã đổi họ
sang thành Hawthorne) đã có những xung đột mạnh mẽ về mặt tôn giáo, về
quá khứ tàn bạo và thiếu khoan dung của gia đình, từ đó tác giả hướng tới
số phận của những người phụ nữ với tình thương yêu, vị tha, đầy nhân đạo.
Một trong những đặc điểm nổi bật của Chữ A màu đỏ là nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều
gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của cuộc đời nhân vật. Nhân vật văn
học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện
văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh
động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay
từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm
đối với tác phẩm. Nathaniel Hawthorne có tài miêu tả niềm vui, nỗi buồn,
sự chuyển hóa của tình cảm trong con người. Có nhiều tình huống, nhiều
trạng thái tâm lí ông miêu tả nhiều lần nhưng vẫn không hề trùng lặp, đơn
điệu.
Tài năng tả người của Nathaniel Hawthorne còn thể hiện tập trung ở
khả năng khám phá tâm hồn con người thuộc các giới xã hội khác nhau.
Nathaniel Hawthorne đã dùng phép biện chứng tâm hồn, đó là tả người dựa
trên phương pháp tâm lí, nhà văn có khả năng khám phá tâm hồn của nhiều

loại người từ đó dẫn đến khả năng cá tính hóa nhân vật. Trong văn học thế
giới, Nathaniel Hawthorne là một trong những nhà văn vận dụng phép này
thành công nhất.
Trong con người, tâm lí luôn có sự vận động, phát triển không ngừng,
Tính cách con người do đó không tĩnh tại mà thường xuyên có những vận
19

động và có những gấp khúc. Phép biện chứng tâm hồn được Nathaniel
Hawthorne vận dụng để miêu tả những trạng thái, những hành động, những
mâu thuẫn, biến đổi, phát triển tâm lí, những quy luật tâm lí diễn ra trong
nội tại. Khi sử dụng phép này tác giả thường dùng nghệ thuật độc thoại nội
tâm, miêu tả con người trong giao tiếp.
Chữ A màu đỏ là một tác phẩm trình bày về đời sống nội tâm con
người với nhiều thăng trầm, gồm đủ các cung bậc: hy vọng, tham vọng,
thỏa mãn, đau thương, tương khắc… Nathaniel Hawthorne đã mô tả đời
sống bằng nhiều hình thức. Tác giả đã tìm hiểu ý nghĩa của cuộc đời con
người, phân tích các mặt trái của tâm hồn nhân vật như tính ích kỉ, lòng hận
thù, mặc cảm tội lỗi…
1.1. Lí thuyết về tâm lí nhân vật:
Trong 150 thuật ngữ văn học, mục từ “Phân tâm học trong nghiên cứu
văn học”, cho biết: “Phương thức giải thích tác phẩm văn học ứng với học
thuyết tâm lí học về vô thức. Phân tâm học xem hoạt động sáng tạo nghệ
thuật như biểu hiện sự thăng hoa (sublimation) của những xung lực tâm lí
khởi thuỷ và của những ham muốn (về cơ bản là những ham muốn tính dục
tuổi thơ) bị thực tại bác bỏ, phải bù lại ở lĩnh vực huyễn tưởng. Phân tâm
học vạch ra ở lịch sử văn học một loạt những sơ đồ cốt truyện ổn định,
trong đó tác giả tự đồng nhất mình với nhân vật, và mô tả: hoặc là sự thực
hành những ham muốn vô thức của mình, hoặc là sự xung đột bi kịch
những ham muốn ấy với những thế lực cấm đoán về mặt xã hội hoặc đạo
đức” [3; tr.257]. Đó là tâm lí của chủ thể sáng tạo.

Tâm lí nhân vật trong tác phẩm văn học được biểu hiện bằng rất nhiều
hình thức khác nhau. Đó là lời phân tích của người kể chuyện, lời nhân vật,
hoặc qua việc nhà văn miêu tả hành vi cử chỉ nhân vật mà người đọc có thể
nhận biết… Trong số các phương tiện biểu đạt tâm lí trên, lời trực tiếp của
20

nhân vật, bao gồm cả lời nói bên trong và lời nói bên ngoài, có vị trí đặc
biệt quan trọng. Và chính trong lĩnh vực này, tài năng nghệ thuật của
Nathaniel Hawthorne được bộc lộ rất rõ.
1.1.1. Độc thoại nội tâm
Độc thoại nội tâm là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo giúp nhà văn
thể hiện một cách chính xác những màu sắc tinh tế nhất của đời sống tâm
hồn, bởi đây là ngôn ngữ nhân vật tự nói với mình một cách thầm kín, chân
thực. Độc thoại nội tâm là một phương tiện nghệ thuật cơ bản trong văn
xuôi tâm lí. Thủ pháp này đặc biệt phát triển ở chủ nghĩa hiện thực thế kỷ
XIX qua sáng tác của các nhà văn lỗi lạc như Stendhal, Flaubert,
Lecmontov, Gogol, Doxtoiepxki, L.Tolxtoi…
Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân,
trực tiếp phản ánh quá trình tâm lí bên trong; kiểu độc thoại thầm, mô
phỏng hoạt động suy nghĩ, xúc cảm của con người trong dòng chảy trực
tiếp của nó. Thủ pháp này được sử dụng rộng rãi trong văn học, sân khấu.
Là phương thức truyền đạt tư tưởng và tình cảm, độc thoại nội tâm được sử
dụng ngay từ văn học cổ đại Hy Lạp và La Mã. Tới kịch của Shakespeare,
độc thoại nội tâm đặc biệt được thấy trong những hoạt cảnh nhân vật còn
lại một mình hoặc hướng về phía xa nào đó, tự mình nói với mình.
Ở văn học tự sự thời cận đại, độc thoại nội tâm giữ chức năng diễn
xuất, nhằm kịch tính hóa hoạt động ý thức của nhân vật, phô diễn sự tự
khám phá độc lập, khách quan và chân thành của các nhân vật.
Một số nhà văn đã thể nghiệm thành công độc thoại nội tâm theo
những khuynh hướng khác nhau: Ở Lawrence Sterne, độc thoại nội tâm có

những thành tựu đáng kể. Giới hạn và hình thức của nó dần dần biến đổi,
do có sự phát triển trong các ý niệm (khoa học và mỹ học) về đời sống, tâm
lí con người, về những mức độ mà sự tự phân tích có thể đạt tới được. Ở
21

nghệ thuật tự sự của L.Tolxtoi, kiểu độc thoại nội tâm bị điều chỉnh về cú
pháp của những sáng tác văn học trước đó đã được ông hoàn thiện.
L.Tolxtoi hình thành những dạng thức mới như dạng độc thoại nội tâm mà
diễn tiến của nó dường như không bị tác giả can thiệp, nhờ thế có thể miêu
tả được hoạt động của cả ý thức lẫn vô thức của nhân vật.
Từ lâu các nhà nghiên cứu văn học đã chú ý tới phương diện nghệ
thuật đặc biệt này. Tuy nhiên cách hiểu về nó không thực sự đồng nhất.
Thuật ngữ “độc thoại nội tâm” được TS. Môtưlêva định nghĩa như sau:
“Độc thoại nội tâm là ngôn từ không diễn nên lời hoặc do tác giả nhân danh
mình mà nói, nhưng như vậy là sử dụng giọng điệu và từ vựng của nhân
vật, hoặc cũng có thể đối thoại bên trong, ở đó giọng nói của các nhân vật
bị xẻ đôi thành hai giọng đối nghịch. Nó xuất hiện dưới hình thức một
chuỗi kết luận có tổ chức cũng như dưới ý kiến mơ hồ, hỗn loạn” [50; tr.2].
Đây là định nghĩa có tính khái quát cao, được chúng tôi tiếp nhận làm cơ sở
lý thuyết trong phần này. Môtưlêva định nghĩa bản chất của độc thoại nội
tâm, đồng thời cũng bao quát cả nhữg hình thức của nó. Các nhà nghiên
cứu Việt Nam đã bổ sung thêm vào nhận định khoa học này những phát
hiện mới. Độc thoại nội tâm không chỉ là tiếng nói thầm kín bên trong tâm
hồn nhân vật, đấy còn là “lời tự nhủ thầm hoặc nhân vật tự nói to lên với
mình” [24; tr.142], “là phương thức tự sự mang tính chất quy ước khi
người kể chuyện muốn thu hẹp hoặc xóa bỏ khoảng cách thời gian giữa kể
chuyện và câu chuyện được kể [68; tr.146], “là một loại câu lai ghép đặc
biệt thuộc phạm vi ngôn từ nhân vật” [11; tr.57]. Đây là những định nghĩa
được coi là cơ sở lý thuyết về độc thoại nội tâm. Tính khu biệt của độc
thoại nội tâm không phải ở sự không diễn tả thành lời mà ở chức năng tự

bộc bạch trạng thái tâm lí bên trong của con người. Vì thế nó là phương
tiện nghệ thuật cơ bản trong văn xuôi tâm lí.
22

Như vậy, độc thoại nội tâm là ngôn từ trực tiếp không diễn tả thành lời
của nhân vật, là lời nói thầm kín bên trong, ý nghĩ thầm kín riêng tư. Một
dạng khác của độc thoại nội tâm là lời đối thoại của nhân vật với chính
mình, dù đó là đối thoại bên trong hay là lời nhân vật nói to lên với mình.
Dạng thứ ba của độc thoại nội tâm là loại câu đặc biệt, trong đó “giọng nói
của người kể chuyện phải hòa lẫn với giọng điệu nhân vật ngay tại cái vỏ
của ngôn từ” [11; tr.57]. Đây không đơn thuần là độc thoại nội tâm mà là
hình thức ngôn từ nửa trực tiếp, chúng làm phong phú sinh động thêm cho
hình thức ngôn ngữ rất giàu sáng tạo này.
Là phương tiện nghệ thuật có nhiều thế mạnh, độc thoại nội tâm giải
mã các bí ẩn của tình cảm, soi sáng sự vận động phức tạp của quá trình
phát triển tâm lí con người. Dường như nhân vật tự mở rộng cánh cửa tâm
hồn, tự bộc lộ thế giới bên trong một cách chân thực nhất. Nhờ vậy, hình
tượng nhân vật trong tác phẩm trở nên sâu sắc và toàn vẹn hơn, phong phú
sống động hơn.
Là một thủ pháp nghệ thuật có tính quy ước, qua ngòi bút đầy sáng tạo
của Nathaniel Hawthorne, độc thoại nội tâm đã trở thành một phương thức
tự sự, đảm nhiệm chức năng cơ bản là thể hiện trực tiếp chiều sâu tâm lí
nhân vật trong Chữ A màu đỏ. Với Nathaniel Hawthorne, độc thoại nội
tâm trở thành hạt nhân cơ bản của “phép biện chứng tâm hồn”, thành ánh
sáng soi rọi mọi chuyển động bí mật của tâm tư tình cảm con người.
1.1.2. Đối thoại
Đối thoại là một trong những thành phần chủ yếu của các phạm trù lời
nói trong tác phẩm tự sự, cơ bản là lời nhân vật trong mối quan hệ tương
tác với lời người kể. Các thành phần lời nói này thực hiện chức năng thẩm
mỹ, tạo nên tính chỉnh thể của cấu trúc văn bản nghệ thuật, không chỉ biểu

hiện ở phương diện xây dựng hình tượng nghệ thuật mà còn hướng tới sự
23

tương tác với các thành phần lời nói khác để bộc lộ đặc trưng phong cách
của tác phẩm tự sự, biểu hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả. M.Bakhtin
đã nhấn mạnh tính hình tượng, tính đa thanh của lời đối thoại trong tiểu
thuyết [8; tr.8]. G.N.Pospelov cũng bàn về bản chất, cơ sở hiện thực của
đối thoại trong tác phẩm tự sự [57; tr.20]. Theo V.V.Odincov có hai dạng
đối thoại: đó là đối thoại thông tin (chức năng miêu tả hoặc nêu luận cứ) và
đối thoại thể loại (chức năng nhấn mạnh đặc điểm tâm lí). Đối thoại thông
tin là kiểu đối thoại mang tính tuyến tính rõ rệt và nội dung của nó là tổng
nghĩa các cuộc lời thoại [55; tr.15].
Đối thoại là một trong hai kiểu giao tiếp ngôn từ nghệ thuật cơ bản -
độc thoại và đối thoại. Ngôn từ đối thoại biểu hiện sự giao tiếp qua lại
(thường là giữa hai phía) trong đó sự chủ động và sự thụ động được chuyển
đổi luân phiên từ phía bên này sang phía bên kia (giữa những người tham
gia giao tiếp); mỗi phát ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và
là phản xạ lại phát ngôn có trước ấy. Đặc trưng cho ngôn từ đối thoại là sự
luân phiên của các phát ngôn ngắn, của những người phát ngôn khác nhau.
Tuy vậy, yếu tố đối thoại cũng có mặt ở lời nói của một người khi được
kích thích bởi nét mặt và cử chỉ, như những tín hiệu, thông điệp, của người
cùng trò chuyện.
Đối thoại mang màu sắc chủ quan và bộc lộ đặc tính của những chủ
thể phát ngôn. Vì vậy, bên cạnh độc thoại, đối thoại trở thành nhân tố tổ
chức nhiều văn bản ngôn từ, nhất là văn bản của các tác phẩm văn học (các
tác phẩm ngôn từ nghệ thuật), nơi chúng hiện diện với tư cách là đối tượng
của sự miêu tả.
Mọi ngôn từ thực hành đều mang tính đối thoại theo nghĩa rộng, do
chúng được bao hàm trực tiếp hay gián tiếp trong các quá trình giao tiếp.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất của việc thực hiện chức năng giao tiếp

24

mà có thể phân biệt thành các phát ngôn đối thoại hay độc thoại.
Đối thoại, và cả độc thoại, trong thành phần của các tác phẩm văn học
có thể thu hút, bao gồm lẫn nhau. Người đối thoại có thể dễ dàng đưa vào
đối thoại những phát ngôn mang tính độc thoại và điều này đặc biệt thường
gặp trong kịch. Các độc thoại trần thuật (tức là trần thuật của chính tác giả)
có khi cũng bao gồm cả những đối thoại của những người mà lời dẫn
truyện nói đến. Lời độc thoại phi trần thuật đôi khi lại trở thành lời đối
thoại bên trong, do chứa đựng "lời lẽ của những kẻ khác", nó hiện diện như
một cuộc truyện trò tưởng tượng.
Đối thoại là lời nói của nhân vật hướng vào nhau trong giao tiếp. Đây
là phạm trù được Bakhtin đặc biệt chú trọng, xem là cơ sở nền tảng trong lý
thuyết về tiểu thuyết. Theo Bakhtin, đối thoại là bản chất, là thuộc tính của
mọi ngôn từ, là bản chất của ý thức, sự định hướng đối thoại tạo nên tính
văn xuôi của nghệ thuật tiểu thuyết. Điều đó được thể hiện rất rõ qua Chữ
A màu đỏ của Nathaniel Hawthorne.
Định nghĩa của Bakhtin về đối thoại trong tiểu thuyết không chỉ dừng
lại ở khái niệm “lời nói hướng vào nhau và tác động vào nhau trong giao
tiếp” như định nghĩa của Pospelôp, mà triển khai rộng hơn. Bakhtin gọi đây
là đối thoại đặc biệt”. Đối thoại trong tiểu thuyết góp phần khắc họa con
người bên trong, khám phá và thể hiện chiều sâu tâm lí con người.
Trong văn học nghệ thuật, đối thoại là hình thức ngôn từ có mặt từ rất
lâu. Đây là phương tiện thể hiện mối liên hệ giữa các nhân vật, thúc đẩy sự
phát triển của cốt truyện, phản ánh tính cách nhân vật và thái độ của tác giả.
Những đề tài của các cuộc đối thoại thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Mật độ phân bố đối thoại tùy thuộc phong cách sáng tạo của nhà văn. Ví
dụ, trong các tác phẩm của Hemingway, đối thoại xuất hiện rất nhiều, có
những tác phẩm gần như được cấu thành từ những đối thoại. Ở tiểu thuyết
25


Đỏ và đen của Stendhal, đối thoại có mặt ít hơn, đan xen trong những lời
miêu tả, độc thoại nội tâm… Bên cạnh đó, diễn biến sự kiện, nội dung tác
phẩm và hình tượng nhân vật trong sáng tác của Stendhal không phải chỉ
được đặc tả bằng đối thoại như trong tác phẩm của Hemingway.
Ngôn từ đối thoại, và cả độc thoại, đóng vai trò rất quan trọng trong
việc tạo cảm xúc cho độc giả. Sử dụng các hình thức khác nhau của đối
thoại và độc thoại, văn học hiện diện như nghệ thuật tái tạo những tiếng nói
của con người, lưu giữ trong nó sự phong phú của ngôn từ các thời đại, các
dân tộc, các nền văn hóa khác nhau. Là phương tiện nghệ thuật chủ yếu để
tái tạo hành vi của con người và các giao tiếp về tinh thần giữa họ, ngôn từ
nghệ thuật trở thành đối tượng miêu tả quan trọng nhất trong mọi thể loại
và thể tài văn học. Dù vậy, trong mỗi thể tài, lượng định của đối thoại, độc
thoại có khác biệt: các phát ngôn của nhân vật trong tác phẩm tự sự và kịch
thường là phát ngôn đối thoại hoặc độc thoại, thì lời nói của nhân vật người
kể chuyện, hoặc nhân vật trữ tình thường thiên về độc thoại.
Luận văn sẽ đi vào tìm hiểu nghệ thuật phân tích tâm lí về tội lỗi trong
tiểu thuyết Chữ A màu đỏ từ lời phân tích, đánh giá qua ngôn ngữ người kể
chuyện; từ đối thoại và độc thoại nội tâm cũng như hành vi, cử chỉ của
nhân vật.
Luận văn sẽ giới hạn trong việc khảo sát các nhân vật: Arthur
Dimmesdale, Roger Chillingworth, Hester Prynne, bé Pearl, bởi toàn bộ
câu chuyện diễn ra xung quanh những nhân vật này. Mọi suy nghĩ, hành
động của các nhân vật ảnh hưởng đến toàn bộ diễn biến cốt truyện.
Cuốn tiểu thuyết này có thể được coi là một kiểu giới thuyết về tội lỗi
ở một số mặt như ngoại tình, phản bội, trả thù, nhưng nguyên cớ bao trùm
là tội lỗi về ngoại tình.
26

1.2. Đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật tội lỗi

Chữ A màu đỏ là một thành công về khắc họa tính cách nhân vật bằng
chính lời nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật của Nathaniel Hawthorne không chỉ
là công cụ, là phương tiện miêu tả mà đã trở thành đối tượng của sự miêu
tả. Ngôn ngữ đối thoại của Nathaniel Hawthorne có vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy cốt truyện phát triển, thể hiện rõ chủ đề của tác phẩm
và đặc biệt khắc họa tính cách của nhân vật.
Nhân vật tự biểu hiện, phơi bày những diễn biến tâm trạng qua những
suy nghĩ, cảm xúc cụ thể. Có thể nói, để đạt được sự thành công trong miêu
tả tâm lí nhân vật, nhà văn phải thực sự nhập thân vào nhân vật, phải sống
cùng nhân vật, đồng cảm với từng niềm vui, nỗi buồn của nhân vật. Có như
vậy, người sáng tạo mới thể hiện hết những cung bậc của trạng thái cảm
xúc, những thay đổi của diễn biến tâm lí phức tạp. Đó chính là điều mà một
nhân vật cần đạt tới. Tất cả những điều đó đã được Nathaniel Hawthorne
thể hiện thành công trong tiểu thuyết Chữ A màu đỏ.
Sau đây là kết quả khảo sát của chúng tôi về mức độ sử dụng đối thoại,
độc thoại của Nathaniel Hawthorne:
Bảng 1.1. Thống kê số cuộc thoại của các nhân vật chính


Nhân vật

Số lần
Đối
thoại
Cuộc thoại dài từ
2 trang trở lên
Độc thoại và độc
thoại nội tâm
Arthur Dimmesdale


11
6
24
Roger Chillingworth

19
7
14
Hester Prynne

22
15
46

Trong tiểu thuyết của Nathaniel Hawthorne, ngôn ngữ độc thoại và
27

độc thoại nội tâm nói chung chiếm tỉ lệ cao hơn so với ngôn ngữ đối thoại.
Đặc điểm này của cấu trúc lời nói trong Chữ A màu đỏ có liên quan chặt
chẽ với đặc trưng thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Để xây dựng nhân vật
và phát triển cốt truyện, Nathaniel Hawthorne đã sử dụng rất nhiều độc
thoại, trung tâm của truyện là các độc thoại dài.
Độc thoại nội tâm lời nửa trực tiếp được đưa ra bằng cách chuyển
thẳng từ lời tác giả sang lời nhân vật khiến chúng hòa vào nhau, dường như
xuất hiện đồng thời. Tiêu chí để xác định lời nói nửa trực tiếp là giọng điệu
câu văn, từ vựng và mạch logic bên trong: “Chàng mục sư trẻ, sau một vài
giờ ngồi trong phòng riêng tĩnh trí lại, đã ý thức được rằng tình trạng thần
kinh rối loạn đã khiến anh quá vội nổi xung lên một cách thật bất lịch sự,
mà trong lời lẽ của người thầy thuốc không có gì để viện ra làm lý do bào
chữa hoặc giảm nhẹ lỗi thất thế của anh được. Quả thật anh cũng lấy làm

ngạc nhiên là làm sao mình lại có thái độ cự tuyệt hung dữ đến thế đối với
ông già tốt bụng, khi mà ông ta chỉ hiến một lời chỉ bảo theo đòi hỏi của
bổn phận, lời chỉ bảo mà chính anh rõ ràng đã yêu cầu.” [30; tr.214].
Sự phân bố đối thoại và độc thoại nội tâm giữa các nhân vật, giữa các
giai đoạn cuộc đời nhân vật rất không đồng đều, chứng tỏ dạng ngôn ngữ
này không phải lúc nào cũng phù hợp với mọi nhân vật.
1.2.1. Tâm lí về tội ngoại tình và sự trừng phạt
Trong Chữ A màu đỏ, độc thoại nội tâm xuất hiện ở nhiều nhân vật,
nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là ở các nhân vật chính và nhân vật trung
tâm: Hester Prynne, Arthur Dimmesdale, Roger Chillingworth…
Tiêu chí cơ bản để xác định độc thoại nội tâm là dấu hiệu hình thức
văn bản: lời độc thoại trực tiếp của nhân vật để trong ngoặc kép mà chúng
tôi gọi là độc thoại nội tâm lời trực tiếp. Ở dạng này, giọng điệu và từ vựng
của nhân vật đi thẳng vào văn bản. “Thỉnh thoảng cái dấu ô nhục màu đỏ
28

trên ngực chị lại rộn lên một nhịp đập giao cảm khi chị đi ngang qua bên
một vị mục sư hoặc một quan tòa đáng kính, mẫu mực của lòng ngoan đạo
và công lý, mà thời đại của lòng tôn sùng cổ xưa này kính trọng, như kính
trọng một bậc anh em bằng hữu của các thiên thần “Có điều gì tội lỗi đang
ở gần ta ấy nhỉ?” Hester tự hỏi. Miễn cưỡng ngước nhìn lên, trong tầm mắt
của mình, chị không thấy một con người nào, ngoài cái dáng hình của vị
thánh sống giữa trần gian kia!” [30; tr.142].
Độc thoại nội tâm lời trực tiếp được Nathaniel Hawthorne sử dụng
không nhiều nhưng có những sáng tạo mới mẻ, đem lại hiệu quả nghệ thuật
tái hiện tâm lí cao, được phân bố theo ý đồ nghệ thuật của tác giả. Trong số
những lời độc thoại và độc thoại nội tâm, lời độc thoại nội tâm trực tiếp
xuất hiện ít hơn nhiều so với lời nửa trực tiếp, nhưng nó có ý nghĩa quan
trọng trong việc tái hiện dòng ý thức. “Thỉnh thoảng một tia sáng ánh lên
trong đôi mắt của lão thầy lang, xanh lét và bất thường, như phản chiếu từ

một lò nung, hoặc có thể nói, như một ánh lóe sáng của ngọn lửa ghê rợn
phụt ra từ cửa hang khủng khiếp của Bunyan bên sườn núi, chập chờn rọi
trên khuôn mặt người hành hương. Có thể là mảnh đất mà gã đào bới nham
hiểm này đang cày xới vừa lộ ra một số dấu hiệu nào đó khích lệ gã. Vào
một lúc như vậy, gã tự nhủ: - Con người này, mà người ta cho là trong
sáng, con người có vẻ như hoàn toàn sống với giá trị tinh thần, lại kế thừa
từ bố hay từ mẹ một bản tính thú vật mạnh mẽ. Ta hãy đào sâu thêm vào
mạch này” [30; tr.202].
Đây là dạng độc thoại nội tâm mang tính truyền thống trong tác phẩm
văn học, song nó thể hiện rõ cá tính sáng tạo độc đáo của Nathaniel
Hawthorne. Nhà văn đã đưa vào thủ pháp độc thoại nội tâm truyền thống
những hình thức mới lạ và sinh động: nhân vật nói chuyện với người vắng
mặt, bộc lộ nỗi lòng, nhân vật tự phân thân đối thoại với chính mình trong

×