Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Quan hệ pháp mỹ dười thời tổng thống charles de gaulle (1958 1969)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.77 KB, 60 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ




UÔNG THỊ HUYỀN HẠNH



QUAN HỆ PHÁP - MỸ DƢỚI THỜI
TỔNG THỐNG CHARLES DE GAULLE
(1958 - 1969)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH





HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN

, tôi
, .



:
Khoa lịch sử trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
t .
Thạc sĩ - Nguyễn Thị

khóa lu .

cho tôi .

.

Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện


Uông Thị Huyền Hạnh







LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản khóa luận này được hoàn thành do sự cố gắng,
nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân, cùng với sự giúp đỡ tận tình của
Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích. Bản khóa luận này không sao chép với nghiên cứu
của các tác giả khác. Nếu trùng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bản khóa
luận được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện


Uông Thị Huyền Hạnh













MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của khóa luận 6
6. Bố cục của khóa luận 6

NỘI DUNG 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ CHO MỐI QUAN HỆ PHÁP - MỸ DƢỚI THỜI
TỔNG THỐNG CHARLES DE GAULLE (1958 - 1969) 7
1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 7
1.2. VÀI NÉT VỀ TỔNG THỐNG CHARLES DE GAULLE 13
1.3. NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA
PHÁP DƯỚI THỜI CỘNG HÒA V 16
1.3.1. Nguyên tắc “Độc lập tự chủ” 17
1.3.2. Nguyên tắc “Lợi ích quốc gia” 19
1.3.3. Nguyên tắc “sử dụng sức mạnh quân sự làm công cụ thực thi chính
sách đối ngoại” 20
1.4. KHÁI QUÁT QUAN HỆ PHÁP - MỸ THỜI KỲ TRƯỚC KHI TỔNG
THỐNG CHARLES DE GAULLE LÊN NẮM QUYỀN 22
* Tiểu kết chương 1 24
Chƣơng 2. QUAN HỆ PHÁP - MỸ DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG
CHARLES DE GAULLE (1958 - 1969) 26
2.1. LĨNH VỰC KINH TẾ 26
2.1.1. Hệ thống Bretton - Woods 26
2.1.2. Kế hoạch Marshall thúc đẩy hệ thống Bretton - Woods 28
2.1.3. Pháp chống lại sự ngự trị của đồng Dollar 29
2.2. LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - QUÂN SỰ 32
2.2.1. Vấn đề NATO 32
2.2.1.1.Những nguyên nhân dẫn tới quyết định rút khỏi Bộ chỉ huy quân sự
NATO của Pháp 32
2.2.1.2. Quá trình Pháp rút khỏi Bộ chỉ huy quân sự NATO năm 1966 35
2.2.1.3. Những tác động của việc Pháp rút khỏi NATO năm 1966 38
2.2.2. Vấn đề giải quyết các cuộc khủng hoảng trên thế giới 40
2.2.2.1. Cuộc khủng hoảng Berlin 40
2.2.2.2. Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba 41
2.2.2.3. Vấn đề chiến tranh ở Đông Dương 42

2.3. TÁC ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ PHÁP - MỸ DƯỚI THỜI TỔNG
THỐNG CHARLES DE GAULLE (1958 - 1969) 45
2.3.1. Đối với nước Pháp 45
2.3.2. Đối với nước Mỹ 46
2.3.3. Đối với châu Âu và thế giới 47
2.4. NHẬN XÉT 48
* Tiểu kết chương 2 49
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC





1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Pháp là một trong những cường quốc chính trị - kinh tế của thế giới,
mặc dù vị thế cường quốc bị đẩy lùi xuống hạng hai sau chiến tranh thế giới
thứ hai song xét trên nhiều phương diện Pháp vẫn là quốc gia có tầm ảnh
hưởng, có tiếng nói lớn trong các vấn đề trên thế giới đặc biệt là ở châu Âu.
Ngày nay có thể coi Pháp là đầu tàu chính trị và có ảnh hưởng nổi trội nhất ở
châu Âu.
Trong quá trình tồn tại và phát triển của nền chính trị Pháp, chính sách
đối ngoại được xem là có vị trí quan trọng và vai trò hết sức to lớn. Việc
hoạch định và thực thi những chính sách đối ngoại có tác động trực tiếp đến
đời sống chính trị của nước Pháp. Trên thực tế, lịch sử đã chứng minh trong
quá khứ một số sai lầm, thất bại trong đối ngoại đã khiến thay đổi cả một hệ

thống mô hình chính trị của Pháp.
Với mỗi một quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có ảnh hưởng trực
tiếp tới mình Pháp luôn đề ra những chính sách đối ngoại khác nhau, chính
điều này có ý nghĩa quyết định trong quan hệ giữa hai quốc gia. Trong số đó
không thể không kể đến quan hệ giữa Pháp với Mỹ - một cường quốc đứng
đầu thế giới, có ảnh hưởng vô cùng lớn đến quan hệ quốc tế và ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi ích của Pháp. Quan hệ Pháp - Mỹ ở mỗi một thời kì, một giai
đoạn nắm quyền của một vị Tổng thống cũng có sự thay đổi khác biệt mà kể
đến ở đây là thời kì của Tổng thống Charles de Gaulle (1958 - 1969).
Trong suốt thời kì Chiến tranh lạnh, Pháp luôn thi hành chính sách đối
ngoại độc lập với Mỹ. Dưới thời kì nắm quyền của Tổng thống De Gaulle
quan hệ Pháp - Mỹ có những biến chuyển được đánh giá là khác lạ, “được đặc
trưng bởi một nghịch lí, theo đó mỗi khi quan hệ quốc tế lắng dịu, đi vào hòa
hoãn thì sự đố kỵ và nghi ngờ lại bao trùm quan hệ giữa hai nước. Ngược lại,
mỗi khi có khủng hoảng thì Pháp lại hoàn toàn đứng về phía Mỹ ” [8;69].
2

Việc tìm hiểu quan hệ Pháp - Mỹ dưới tác động của những chính sách
đối ngoại có ý nghĩa to lớn về cả lý luận khoa học cũng như ý nghĩa thực tiễn:
Về lý luận, góp phần làm rõ những biến động trong mối quan hệ Pháp -
Mỹ dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Charles de Gaulle (1958 - 1969) được chi
phối bởi chính sách đối ngoại cũng như sự ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực
đời sống của cả hai quốc gia nói riêng và châu Âu, thế giới nói chung.
Về thực tiễn, hiện nay quan hệ Việt - Pháp và quan hệ Việt - Mỹ đang
ngày càng phát triển, song bên cạnh những bước phát triển song phương tích
cực chúng ta cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trong mỗi cái bắt tay với những
người bạn đã từng là kẻ thù này. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp Việt Nam
hiểu rõ thêm những chính sách đối ngoại của các nước lớn để có thêm kinh
nghiệm khi ngồi vào bàn ngoại giao với các nước này.
Chính vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quan hệ Pháp - Mỹ dưới thời

Tổng thống Charles De Gaulle (1958 - 1969)” với mong muốn tìm hiểu sâu
hơn để từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá về chính sách đối ngoại
hết sức độc đáo của Pháp trong thời kì này, cũng như quan hệ giữa hai siêu
cường hàng đầu thế giới. Đồng thời dựa vào đó tìm hiểu về chính sách đối
ngoại của Pháp dưới nền cộng hòa thứ V cũng như những yếu tố ảnh hưởng
đến chính sách ngoại giao Pháp - Mỹ cho đến tận ngày nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Pháp và Mỹ là hai trong năm nước thường trực của Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc và là những cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới, đồng
thời đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế. Những chính sách đối
ngoại có vị trí và vai trò hết sức quan trọng và tác động mạnh mẽ đến sự tồn
tại và phát triển của nền chính trị hai quốc gia, nó chi phối sâu sắc đến quan
hệ đối ngoại giữa hai nước.
Trong bối cảnh ngày nay khi mà quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt
Nam - Pháp và Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển nhanh chóng cả về bề rộng lẫn
3

chiều sâu. Trên thực tế, Pháp - Mỹ đang trở thành một đối tác rất quan trọng
trong chính sách đối ngoại của Việt Nam trong việc mở rộng quan hệ ra thế
giới cũng như tranh thủ vốn và công nghệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, việc nghiên cứu những chính sách đối ngoại
của các nước này, cũng như quan hệ giữa hai siêu cường hàng đầu hai châu lục
thu hút được sự quan tâm rất lớn của các học giả trong và ngoài nước.
Ở Việt Nam
PGS. TS Dương Văn Quảng cùng với các tác giả Đỗ Đức Thành, Phạm
Thanh Dũng với tác phẩm “Chính sách đối ngoại của Pháp dưới nền cộng
hòa thứ V” (Học viện quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2003) đã cung cấp những kiến
thức quý báu về những chính sách đối ngoại của Pháp dưới nền Cộng hòa thứ
V và những mối quan hệ quốc tế giữa Pháp với các quốc gia khác thay đổi ra
sao dưới tác động của những chính sách này. Trong đó mối quan hệ Pháp -

Mỹ thời kỳ này được nghiên cứu khá toàn diện và sáng rõ.
Luận văn cao học của tác giả Doãn Phương Thảo tại Học viện ngoại
giao mang tên “Quan hệ Pháp - Mỹ sau Chiến tranh lạnh” đã trình bày rất cụ
thể về quan hệ Pháp - Mỹ trong thời kỳ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc,
những biến động giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đời sống -
xã hội và những nhân tố tác động đến quan hệ của hai quốc gia này.
Cuốn sách “Cộng hòa Pháp bức tranh toàn cảnh” (nhà xuất bản chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1997) của tác giả Nguyễn Quang Chiến khắc họa lại một
quá trình lâu dài của toàn bộ nền Cộng hòa Pháp trên tất cả các lĩnh vực lớn.
Ở mỗi một giai đoạn, thời kỳ tác giả đều nghiên cứu rất kỹ lưỡng về những
biến đổi quan trọng của nước Pháp.
Bài báo “Học thuyết an ninh mới của Pháp: cứng và đắt nhất châu Âu”
(báo Hà Nội mới, 2008) của tác giả Kỳ Đồng cung cấp cho độc giả một cái nhìn
khá mới mẻ về chính sách an ninh trong đối ngoại của nước Pháp, nêu bật lên
được những nét độc đáo và riêng có của siêu cường này trong khu vực châu Âu.
4

Ở nước ngoài
Tác phẩm “Globalizing de Gaulle international perspectives on French
foreign policies 1958-1969” của các tác giả Christian Nuenlist, Anna Lochen,
Garret Martin (nhà xuất bản Rowman & Littlefield, New York, 2010) đã tập
trung làm rõ những chính sách độc đáo trong đường lối đối ngoại của nước Pháp
dưới nhiệm kỳ từ năm 1958 - 1969 của Tổng thống Charles de Gaulle và đặt ra
vấn đề toàn cầu hóa đối với những chính sách này trong bối cạnh hiện nay.
Tác giả Erin R. Mahan với tác phẩm “Kennedy, De Gaulle and western
Europe” (nhà xuất bản Palgrave Macmillan, New York, 2002) đã cung cấp
cho chúng ta thông tin về những chính sách của Mỹ, Pháp dưới hai đời Tổng
thống nổi tiếng Kennedy và De Gaulle về những vấn đề liên quan đến khu
vực Tây Âu.
Ngoài ra cũng còn rất nhiều những tác phẩm của những học giả khác đề

cập đến những vấn đề xung quanh chính sách đối ngoại của hai nước lớn này.
Những công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến chính sách đối ngoại của
từng nước riêng rẽ, hoặc khái quát tổng quan mối quan hệ giữa Pháp - Mỹ.
Tuy nhiên lại chưa có tác phẩm nào đề cập trực tiếp và đi sâu vào tìm hiểu
quan hệ Pháp - Mỹ dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Pháp Charles de
Gaulle, vị Tổng thống có vai trò quan trọng trong việc mở đường thành lập
nên nền Cộng hòa V và có những chính sách đối ngoại táo bạo làm thay đổi
lớn mối quan hệ vốn đã ẩn chứa nhiều biến động giữa hai quốc gia này. Vì
vậy trên cơ sở những công trình nghiên cứu trên, tôi đã nghiên cứu, kế thừa và
tổng hợp để hoàn thành đề tài khóa luận của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là tìm hiểu về quan hệ đối ngoại giữa hai nước
Pháp - Mỹ, đi sâu vào tìm hiểu quan hệ giữa hai nước dưới thời kỳ cầm quyền
5

của Tổng thống Charles de Gaulle (1958 - 1969) và những chính sách đối
ngoại độc đáo của vị Tổng thống này ảnh hưởng như thế nào đến mối bang
giao giữa hai siêu cường trong thời kỳ này.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, khóa luận có nhiệm vụ:
Thứ nhất: Tìm hiểu sơ lược về những nguyên tắc đối ngoại của nước
Pháp dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle (1958 - 1969).
Thứ hai: Tìm hiểu về quan hệ Pháp - Mỹ trong từng vấn đề cụ thể trong
giai đoạn đó.
Thứ ba: Đưa ra được những đánh giá tác động của những chính sách đối
ngoại ảnh hưởng đến quan hệ hai nước nói riêng và nội khối châu Âu, thế giới.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đối tượng nghiên cứu của vấn đề là mối quan hệ giữa hai
nước Pháp - Mỹ dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Charles de Gaulle

(1958 - 1969) và những chính sách đối ngoại ảnh hưởng trực tiếp tới mối
quan hệ này cũng như tác động của nó đến châu Âu, thế giới nói chung và hai
quốc gia Pháp - Mỹ nói riêng.
Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu quan hệ Pháp - Mỹ dưới
thời Tổng thống Charles de Gaulle (1958 -1969). Trong quá trình nghiên cứu,
khóa luận có đề cập đến thời kỳ trước đó nhưng chủ yếu để minh họa, so sánh
và làm nổi bật thời kỳ trọng tâm.
Về không gian: Sự ảnh hưởng của quan hệ Pháp - Mỹ dưới thời Tổng
thống Charles de Gaulle (1958 -1969) tới nội tại hai quốc gia này và tình hình
ở châu Âu cũng như trên thế giới.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu: Khóa luận này chủ yếu sử dụng tài liệu từ các sách, báo,
tạp chí, luận văn.
6

Phương pháp: Trong quá trình thực hiện đề tài sử dụng phương pháp
chủ yếu dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin về nghiên cứu lịch sử. Sử dụng kết hợp giữa phương pháp lịch
sử, phương pháp logic trong đó phương pháp lịch sử là phương pháp chủ
đạo.
Bên cạnh đó, khóa luận còn sử dụng phương pháp: miêu tả, tường
thuật, sưu tầm, thu thập, xử lí tư liệu, thống kê, phân tích, so sánh để xác minh
sự kiện, nội dung lịch sử.
5. Đóng góp của khóa luận
Về mặt lý luận: Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu quan hệ Pháp - Mỹ
dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Charles de Gaulle (1958 - 1969).
Những tác động từ chính sách đối ngoại mỗi bên chi phối quan hệ hai nước.
Và tác động của mối quan hệ Pháp - Mỹ đến tình hình châu Âu và thế giới.
Về mặt thực tiễn: Khóa luận có đóng góp về mặt tư liệu cho những ai
quan tâm đến quan hệ ngoại giao Pháp - Mỹ dưới thời kỳ cầm quyền của

Tổng thống Charles de Gaulle (1958 - 1969). Những nguyên tắc, chính sách
chi phối đến mặt ngoại giao, đối ngoại của nước Pháp dưới nền cộng hòa V
nói riêng và quan hệ quốc tế thời kỳ này nói chung. Đồng thời góp phần lý
giải nhiều vấn đề quốc tế trong thời kỳ đó.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Cơ sở cho mối quan hệ Pháp - Mỹ dưới thời Tổng thống
Charles de Gaulle (1958 - 1969)
Chương 2: Quan hệ Pháp - Mỹ dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle
(1958 - 1969)


7

NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ CHO MỐI QUAN HỆ PHÁP- MỸ DƯỚI
THỜI TỔNG THỐNG CHARLES DE GAULLE (1958 - 1969)

1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
* Bối cảnh thế giới
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trật tự thế giới hai cực
được hình thành dưới sự đối đầu về ý thức hệ giữa phe tư bản chủ nghĩa và xã
hội chủ nghĩa với hai đại diện đứng đầu mỗi bên là Liên Xô và Mỹ.
Bước sang những năm 50 của thế kỉ XX, chiến tranh lạnh không còn gay
gắt nhưng quan hệ quốc tế chưa phải đã bước vào thời kì hòa hoãn, cùng chung
sống hòa bình. “Cả hai phe đều muốn củng cố phần thế giới mà mình kiểm
soát. Mọi mưu toan lấn sân của bên này hay bên kia đều bị coi là hành động
xâm lược và phản công” [8,15] khiến cho tình hình quốc tế trở nên đông cứng.

Một loạt các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nổ ra như: chiến tranh
Triều Tiên, chiến tranh Đông Dương, khủng hoảng Berlin, khủng hoảng Cuba
khiến cho tình hình thế giới trở nên khá phức tạp. Hai phe giảm bớt sự căng
thẳng đối đầu nhau về quân sự và ý thức hệ mà chuyển sang chạy đua vũ
trang và chạy đua lên vũ trụ.
Bên cạnh đó, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ:
Tháng 4/1954, Ấn Độ, Miến Điện, Inđônêxia, Pakixtan và Sri Lanca đã
nhóm họp tại Côlômbô và tuyên bố theo đuổi chính sách đối ngoại không liên
kết.
Từ ngày 18 đến ngày 24/4/1955, Hội nghị Á - Phi hợp tại Băngđung đã
đưa ra 10 nguyên tắc chỉ đạo quan hệ và an ninh quốc tế, đánh dấu sự ra đời
của Thế giới thứ ba và thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa ở châu Phi.
8

Ý thức giải phóng dân tộc, giành lại độc lập dâng cao, điều này đe dọa
nghiêm trọng đến sức mạnh của các nước đế quốc bởi đây như một sự báo
hiệu chắc chắn cho sự tan rã hệ thống thuộc địa của các siêu cường.
*Bối cảnh châu Âu
Sau chiến tranh, châu Âu bị kiệt quệ, chia thành hai phe đối lập nhau.
Đại đa số các nước châu Âu phải gia nhập một trong hai liên minh quân sự
hoặc NATO, hoặc Hiệp ước Vacsava do Mỹ và Liên Xô khống chế. Châu Âu
không còn tự mình đảm bảo được an ninh nội tại của châu lục mà phải cần
đến sự can thiệp bảo hộ về an ninh và quân sự từ phía Mỹ.
Phần lớn châu Âu bị tàn phá nặng nề với hàng triệu người chết và bị
thương sau Thế chiến thứ hai. Chiến sự tàn phá trên toàn lục địa, trải rộng trên
một diện tích còn lớn hơn Thế chiến thứ nhất. Các cuộc ném bom dai dẳng
cũng đồng nghĩa với việc phần lớn các thành phố lớn đều bị tàn phá hủy nặng
nề, với các khu công nghiệp bị đánh phá nghiêm trọng. Rất nhiều thành phố
lớn, bao gồm cả Warszawa và Berlin hoàn toàn đổ nát, các thành phố khác,
như London và Rotterdam, thì bị thương tích nặng nề. Hạ tầng cơ sở kinh tế

điêu tàn, hàng triệu người trở thành vô gia cư. Mặc dù nạn đói ở Hà Lan năm
1944 đã dịu đi cùng với nguồn viện trợ, nhưng sự hoang tàn của ngành nông
nghiệp cũng khiến cho nạn đói xảy ra tại một số vùng trên lục địa, lại càng trở
nên nghiêm trọng vì mùa đông đặc biệt khắc nghiệt năm 1946 - 1947 tại vùng
tây bắc châu Âu. Đặc biệt hạ tầng giao thông bị phá hoại nghiêm trọng, vì
đường sắt, cầu cống… là các mục tiêu không kích quan trọng, trong khi phần
lớn các đoàn tàu thương mại đã bị đánh chìm. Mặc dù phần lớn các thị trấn
nhỏ và làng mạc ở Tây Âu không phải chịu cảnh tàn phá ghê gớm như vậy,
nhưng việc hệ thống giao thông bị tiêu hủy cũng làm cho họ trở nên cô lập về
mặt kinh tế. Bất kỳ vấn đề nào trên đây đều không dễ để giải quyết, vì phần
lớn các quốc gia tham chiến đều đã kiệt quệ về tài chính.
9

Từ sau Thế chiến thứ nhất, nền kinh tế châu Âu đã bị tổn thất nặng nề
và cuộc khủng hoảng sau thời kỳ thế chiến, kéo dài đến tận thập niên 1920, đã
dẫn đến sự bất ổn và suy thoái trên toàn cầu. Nước Mỹ, mặc dù lúc đó đang
theo chủ nghĩa biệt lập, cũng cố gắng thúc đẩy tăng trưởng tại châu Âu, chủ
yếu là thông qua sự tham gia của các ngân hàng Mỹ. Khi Đức không thể trả
nổi các khoản bồi hoàn chiến phí, người Mỹ can thiệp bằng cách nới rộng các
khoản vay lớn cho Đức, một món nợ mà người Mỹ không đòi lại được khi họ
tham gia Thế chiến thứ hai vào năm 1941.
Tại Washington, người ta nhất trí là những sai lầm sau Thế chiến thứ
nhất không được phép tái diễn. Bộ ngoại giao dưới thời Tổng thống Harry S.
Truman dồn tâm sức theo đuổi các hoạt động đối ngoại, nhưng Quốc hội thì
phần nào tỏ ra không quan tâm. Ban đầu, người ta hy vọng là chỉ cần không
nhiều tiền lắm cũng đủ để tái thiết châu Âu; và Anh, Pháp, với sự giúp sức từ
các thuộc địa của họ, sẽ nhanh chóng khôi phục nền kinh tế của họ. Tuy
nhiên, tới năm 1947 vẫn chỉ có rất ít tiến bộ. Và mùa đông giá lạnh liên tục
trong mấy năm làm tình hình vốn đã xấu lại càng xấu hơn. Nền kinh tế châu
Âu dường như không phát triển mạnh với tỷ lệ thất nghiệp cao, lương thực

thiếu thốn, dẫn đến các cuộc đình công và bất ổn trong một số quốc gia. Năm
1947, nền kinh tế châu Âu vẫn còn ở dưới mức trước chiến tranh, và hầu như
không có dấu hiệu tăng trưởng. Sản lượng nông nghiệp ở khoảng 83% mức
năm 1938, sản xuất công nghiệp là 88%, xuất khẩu chỉ ở mức 59%.
Sự thiếu hụt lương thực là một trong những vấn đề trầm trọng nhất.
Trước chiến tranh, Tây Âu phụ thuộc vào nguồn lương thực thặng dư từ Đông
Âu, nhưng những nguồn đó đã bị chặn lại phía sau . Tình hình trở nên đặc biệt
tồi tệ tại Đức, hàng triệu người đang từ từ chết đói. Một nhân tố cốt yếu khác
cho nền kinh tế nói chung là sự thiếu hụt than đá, càng trở nên trầm trọng vì
mùa đông lạnh lẽo 1946 - 1947. Tại Đức, các căn hộ không được sưởi ấm,
10

khiến hàng trăm người chết cóng. Tại Anh, tình hình không đến nỗi tồi tệ như
vậy, nhưng nhu cầu dân chúng khiến cho sản xuất công nghiệp bị đình trệ
hoàn toàn. Một trong những động cơ thúc đẩy kế hoạch trên là lòng nhân đạo
muốn chấm dứt những thảm cảnh đó.
Cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ XX, bối cảnh quốc tế
đã khác xa so với thời kì sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Châu Âu
đã lớn mạnh và trở thành đối thủ cạnh tranh thương mại với Mỹ. Lòng tự tôn
của nơi được coi là tinh hoa của nhân loại bắt đầu nhen nhóm lại ở châu Âu.
Người châu Âu bắt đầu nhận thức được rằng họ không thể mãi phụ thuộc vào
một nước bên ngoài châu lục của họ, đặc biệt là các quốc gia đã từng có tiếng
nói lớn trong “câu lạc bộ các cường quốc” đang muốn khôi phục lại vị thế của
mình, điển hình là Pháp. Các quốc gia trong châu Âu bắt đầu có những động
thái nhằm thoát khỏi sự ảnh hưởng của Mỹ từ kinh tế đến quân sự, thực tế là
một loạt các tổ chức liên kết khu vực đã ra đời trong thời gian này.
*Bối cảnh nước Pháp
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, thế giới bước vào thời kỳ
đối đầu, căng thẳng của cuộc Chiến tranh lạnh, nước Pháp đã bày tỏ quan
điểm của mình là đứng về phía Mỹ:

Tháng 3/1948, Pháp ký Hiệp ước Bruxen nhằm ngăn chặn ảnh hưởng
của Liên Xô ở châu Âu.
Tháng 4/1949, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập và
đặt chủ sở tại Paris. Cũng như nhiều quốc gia khác Pháp chấp nhận cái ô che
chắn của Mỹ trong cuộc đối đầu Đông - Tây.
Vào đầu những năm 50 của thế kỉ XX, chính trị nước Pháp rơi vào tình
trạng rối ren. Nhất là sau thất bại quân sự năm 1954 ở Điện Biên Phủ, Pháp
phải rút quân ra khỏi Đông Dương sau khi ký Hiệp định Giơnevơ khiến nội
bộ chính trị Pháp thêm phần phức tạp. Hơn nữa, Pháp lại phải đương đầu với
11

các cuộc chiến tranh của nhân dân các nước thuộc địa khác, đặc biệt ở Bắc
Phi. Mùa xuân năm 1958, nước Pháp rơi vào cuộc khủng hoảng thể chế trầm
trọng. Các lực lượng chính trị đang nắm quyền lúc đó bất lực hoàn toàn với
những vấn đề chính trị - xã hội đang hoành hành trong nước.
Cuộc chiến ở Angiêri lan rộng và có nguy cơ đảo chính quân sự khiến
nước Pháp rơi vào bế tắc. Các chính phủ Pháp nối tiếp nhau lên cầm quyền
nhưng không đủ can đảm để đưa ra quyết định chính trị hệ trọng trong cuộc
khủng hoảng Angiêri là trao trả lại độc lập cho quốc gia này hay tiếp tục duy
trì sự thống trị của mình.
Cũng từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, Pháp bắt đầu khó chịu
trước sự áp đặt của Mỹ về 4 vấn đề: khái niệm ngoài vùng quyền lợi, liên kết
thống nhất, bảo vệ châu Âu bằng vũ khí hạt nhân và sự chỉ đạo chiến lược của
NATO. Việc Mỹ hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương, thái độ mập mờ của Mỹ
về tình hình Bắc Phi, cũng như cách xử lý cuộc khủng hoảng Xuyê năm 1956
đã làm cho Pháp không còn tin tưởng vào Mỹ nữa.
Ngày 15/5/1958, ủy ban Cứu quốc do nhóm sĩ quan đóng ở Angiêri
được thành lập kêu gọi De Gaulle quay trở lại chính trường. Cùng ngày De
Gaulle tuyên bố sẵn sàng “đảm đương trọng trách của nước Cộng hòa”
[8,10]. Kể từ đây quá trình đưa De Gaulle quay lại nắm quyền được diễn ra

nhanh chóng.
* Bối cảnh nước Mỹ
Cường quốc duy nhất mà cơ sở hạ tầng không bị thiệt hại sau Chiến
tranh thế giới thứ II là Hoa Kỳ. Họ tham chiến muộn hơn hầu hết các quốc gia
châu Âu, và chỉ bị những tàn phá rất khiêm tốn trên lãnh thổ của mình. Số
lượng dự trữ vàng của Hoa Kỳ vẫn còn nguyên, cũng như cơ sở hạ tầng nông
nghiệp và sản xuất, với nền kinh tế lành mạnh. Những năm chiến tranh mang
lại thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ nhất trong lịch sử, với các nhà máy của
12

Mỹ sản xuất hàng hóa phục vụ cho cả nhu cầu vật tư chiến tranh của Mỹ lẫn
đồng minh. Sau chiến tranh, các nhà máy này được nhanh chóng chuyển đổi
sang sản xuất vật liệu tiêu dùng, và sự khan hiếm trong chiến tranh được thay
thế bởi sự bùng nổ mức tiêu thụ hàng hóa. Sức khỏe về lâu dài của nền kinh tế
Mỹ tuy nhiên phụ thuộc vào thương mại, vì để duy trì sự phồn thịnh nó cần
xuất khẩu hàng hóa làm ra. Viện trợ từ Kế hoạch Marshall phần lớn sẽ được
châu Âu sử dụng để mua vật tư cũng như hàng hóa sản xuất tại Mỹ.
Một động cơ quan trọng cho nước Mỹ, và cũng là một sự khác biệt cơ
bản so với thời kỳ hậu Thế chiến thứ nhất là sự bắt đầu Chiến tranh lạnh. Một
số quan chức trong chính phủ Mỹ ngày càng tỏ ra nghi ngờ các hoạt động
của Liên Xô. George Kennan, một trong số các lãnh đạo trong việc phát triển
kế hoạch, đã dự đoán về sự hình thành thế giới hai cực. Với ông, Kế hoạch
Marshall là con cờ chủ đạo của học thuyết "phong tỏa" (containment). Cũng
đáng lưu ý là Kế hoạch Marshall được khởi xướng khi liên minh thời chiến
vẫn còn phần nào đoàn kết, Chiến tranh lạnh chưa bắt đầu và đối với phần lớn
những người hoạch định Kế hoạch Marshall, sự lo ngại Liên Xô không phải là
mối lo chủ yếu như trong những năm tiếp theo.
Dù vậy, sức mạnh và sự thu hút của các đảng cộng sản bản địa tại chính
các quốc gia Tây Âu sở tại khiến Hoa Kỳ cũng phải lo ngại. Tại cả Pháp và Ý,
sự nghèo khổ thời hậu chiến như tiếp thêm sinh lực cho các đảng cộng sản,

vốn đã đóng vai trò trung tâm cho phong trào kháng chiến trước đó. Các đảng
này giành được thắng lợi quan trọng trong các cuộc bầu cử sau thế chiến,
với Đảng Cộng sản Pháp trở thành chính đảng lớn nhất nước Pháp.
Trong những năm 50- 60 của thế kỷ XX, Mỹ vẫn giữ vững được vai trò
siêu cường của mình trên thế giới. Mỹ có ảnh hưởng trên mọi mặt với hầu hết
các quốc gia. Bàn tay vô hình của Mỹ gần như thâu tóm trọn NATO cũng như
lũng đoạn nhiều nền kinh tế của các quốc gia.
13

1.2. VÀI NÉT VỀ TỔNG THỐNG CHARLES DE GAULLE
Charles de Gaulle là người con thứ ba trong 5 người con của một gia
đình bảo thủ, theo đạo Cơ Đốc La Mã (Roman Catholic). De Gaulle chào đời
ngày 22/11/1890 tại thành phố Lille, lớn lên tại thành phố Paris và theo học
trường Stanislas và cũng có một thời gian học hành tại nước Bỉ.
Gia đình De Gaulle thuộc giới kinh doanh giàu có của miền kỹ nghệ
Lille trong vùng Flanders của nước Pháp. Ông nội của cậu de Gaulle là một
nhà sử học, còn bà nội là một nhà văn, cha của cậu tên là Henri, là một giáo
sư dạy Triết Học và Văn Chương của các trường tư thục Cơ Đốc. Trong gia
đình này thường hay có các cuộc tranh luận chính trị bởi vì họ rất ái quốc và
ngay từ thuở nhỏ, De Gaulle đã được cha mẹ dạy dỗ tinh thần quốc gia và
hướng dẫn đọc các sách của các tác giả bảo thủ. Mặc dù mang nặng tính bảo
thủ, gia đình này cũng tôn trọng luật pháp và các định chế của nước cộng hòa
nhưng các tư tưởng xã hội và chính trị còn mang đặc tính cởi mở, ảnh hưởng
bởi đạo Thiên Chúa La Mã, với tinh thần rộng lượng, hay giúp đỡ và tôn
trọng truyền thống.
Charles de Gaulle sau khi học xong bậc trung học, đã chọn con đường
binh nghiệp, đã theo học 4 năm tại trường Quân Sự Saint-Cyr. De Gaulle đã
viết nhiều bài báo và cho xuất bản nhiều cuốn sách, đặc biệt là cuốn “Về Đạo
Quân Chuyên Nghiệp” (Vers l’ Armée de Metiers = Towards the Professional
Army, 1934). Trong tác phẩm này, De Gaulle đã đề nghị một loại quân đội cơ

giới chuyên nghiệp với các sư đoàn thiết giáp đặc biệt, hơn là dùng cách
phòng thủ tại chỗ, điển hình là Chiến Lũy Marginot.
Trong cuộc bầu cử vào tháng 11/1958, Tướng De Gaulle và các người
ủng hộ của ông đã đoạt được đa số các phiếu bầu rồi qua tháng 12, ông được
bầu làm Tổng thống với 78% phiếu cử tri đoàn. Tướng de Gaulle nhận chức
vụ mới vào tháng 1 năm 1959.
14

Khi lên làm Tổng thống, Tướng de Gaulle đã cho thi hành các biện
pháp kinh tế cứng rắn để phục hồi xứ sở, kể cả việc đổi sang tiền quan mới
bằng 100 đồng quan cũ. Về phương diện quốc tế, ông đã cự tuyệt cả Hoa Kỳ
lẫn Liên Xô, đẩy mạnh công việc độc lập của nước Pháp bằng chủ trương có
các vũ khí nguyên tử riêng, khuyến khích một châu Âu Tự Do (a Free
Europe) với ước vọng một liên bang gồm các quốc gia của châu lục này. Tổng
thống De Gaulle cũng xây dựng công việc cộng tác Pháp - Đức, coi đây là
một bước đầu của Cộng Đồng Kinh Tế Châu Âu (EEC = European Economic
Community). Ông cũng chính thức thăm viếng nước Đức vào năm 1963.
Nước Pháp và nước Đức đã ký một hòa ước thân hữu, gọi tên là Hòa Ước
Élysée (the Elysée Treaty). Nước Pháp cũng giảm bớt khối mỹ kim dự trữ
bằng cách mua vàng của Hoa Kỳ và như vậy làm giảm bớt ảnh hưởng của
Hoa Kỳ tại các nước ngoài.
Nhờ nền móng kinh tế vững mạnh, Tổng thống de Gaulle đã theo đuổi
một chính sách ngoại giao độc lập. Vào năm 1960, nước Pháp trở thành quốc gia
thứ tư có kho vũ khí nguyên tử. Các nhà khoa học Pháp đã cho nổ một quả bon
nguyên tử trên sa mạc Algeria rồi tới năm 1968, họ cũng thử thành công một trái
bom khí (a hydrogen bom) mà không cần sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Tổng thống
De Gaulle đã tuyên bố nước Pháp trở thành một lực lượng nguyên tử độc lập thứ
ba, sau Hoa Kỳ và Liên Xô, sự việc này đã làm mất thể diện của nước Anh.
Tổng thống De Gaulle cũng muốn phát triển nguyên tử thành một lực lượng
đánh trả (force de frappe) trong khi đó tinh thần của quân đội Pháp bị xuống dốc

vì xứ Angiêri đã giành được độc lập. Năm 1965, nước Pháp đã phóng vệ tinh
nhân tạo thứ nhất lên không gian, đây là quốc gia thứ ba trên thế giới đã thành
công về hệ thống phóng vệ tinh, chỉ đứng sau Liên Xô và Hoa Kỳ.
Tổng thống De Gaulle tin rằng nước Pháp độc lập và hùng mạnh sẽ là
một lực lượng cân bằng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Vào tháng 1 năm 1964,
15

Tướng De Gaulle chính thức công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mặc
cho Hoa Kỳ phản đối. Tám năm sau, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon cũng
thăm viếng Trung Hoa và bắt đầu các liên lạc bình thường hóa.
Vào tháng 12 năm 1965, Tổng thống De Gaulle ra tranh cử nhiệm kỳ
Tổng thống thứ hai, dài 7 năm và đã thắng ông Francois Mitterand. Tháng 2
năm 1966, nước Pháp rút lui khỏi Bộ chỉ huy quân sự NATO, nhưng vẫn còn
đứng trong tổ chức này, rồi vào tháng 9 năm 1966, trong chuyến viếng thăm
thành phố Phnom Penh, Tổng thống De Gaulle đã kêu gọi Hoa Kỳ rút quân
khỏi Việt Nam, sự việc này đã không được người Mỹ đồng tình cho sau này,
họ đã thất bại tại Đông Dương.
Nhiều người cho rằng nền chính trị hùng tráng (the policy of grandeur)
của Tổng thống de Gaulle quá tham vọng và nặng nề đối với vai trò của nước
Pháp, vì vậy không thể kéo dài được lâu, trong khi đó xã hội Pháp vẫn còn đặt
nặng về truyền thống và còn mang tính áp chế. Mặc dù báo chí và cách bầu cử
được tự do nhưng chính quyền vẫn còn giữ độc quyền về truyền hình và
truyền thanh. Nhiều yếu tố khác cũng khiến cho dân chúng chán nản đối với
cách quản trị đất nước, đặc biệt là giới trẻ.
Vào tháng 5 năm 1968, các cuộc biểu tình và đình công lớn tại Pháp đã
diễn ra. Tổng thống de Gaulle đã phản đối các đòi hỏi của giới công nhân và
giới sinh viên được trực tiếp tham dự vào thương mại và chính quyền vì ông
cho rằng các công việc này chỉ gây nên tình trạng hỗn loạn.
Tới tháng 4 năm 1969, sau khi thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý về
cách cải tổ thượng viện, Tổng thống De Gaulle đã từ chức vì cho rằng ông đã

không được đa số dân chúng ủng hộ. Ông về cư ngụ tại Colombey-les-deux-
Eglises, và qua đời bất ngờ vào năm 1970, 2 tuần lễ trước khi ông được 80 tuổi.
Qua di chúc để lại, Tướng de Gaulle muốn tang lễ được cử hành tại
Colombey mà không có các vị Tổng thống, Bộ trưởng nào tham dự, mà chỉ có
các “Bạn bè trong nhóm Giải Phóng” (Compagnons de la Libération), và trên
16

mộ chí, sẽ chỉ ghi đơn giản: “Charles de Gaulle, 1890-1970”. Ngày cử hành
tang lễ, quan tài của Tướng de Gaulle được chở trên một xe thiết giáp và
trong khi hạ huyệt, các chuông nhà thờ trên toàn nước Pháp, khởi đầu từ Nhà
thờ Notre Dame, Paris, đã đổ liên hồi.
Không giống như các chính khách khác, Tướng de Gaulle qua đời trong
cảnh gần như nghèo khó. Khi về hưu, ông đã không nhận tiền hưu liễm trả cho
một vị cựu Tổng thống và một vị cựu tướng lãnh, ông chỉ nhận tiền hưu của một
đại tá. Sau đó, gia đình ông đã phải bán đi tòa nhà Boisserie và chính quyền
Pháp đã mua lại nơi này để chuyển thành Viện Bảo Tàng Charles de Gaulle.
Mặc dù là một nhân vật bị phe tả và một số người nước ngoài chỉ trích,
Tướng de Gaulle vẫn được rất nhiều người kính trọng tại nước Pháp và giai
đoạn làm Tổng thống của ông đã mang lại sự ổn định chính trị cũng như sức
mạnh trên phạm vi quốc tế. Đối với những người kính mến ông, Tướng De
Gaulle được coi là một ông vua với các đặc tính của một nhà cai trị ngay thẳng.
Đối với những người chống đối, ông bị gán cho là đã sử dụng loại
vương quyền xưa cũ, nhưng Nền Cộng hòa thứ năm của Tổng thống De
Gaulle đã chứng tỏ là khá ổn định so với Nền Cộng hòa thứ tư.
Về mặt đối nội, De Gaulle đã phục hồi được nền kinh tế thịnh vượng và
trong các thập niên này, sự phát triển đã vượt trội, mức sống của dân chúng
Pháp cũng được cải thiện hơn nhiều.
Hiện nay ở nước Pháp, phi trường lớn nhất ở ngoại ô thành phố Paris,
tại Roissy, được đặt tên là Phi Trường Quốc Tế Charles de Gaulle (Charles de
Gaulle International Airport) để vinh danh vị Anh Hùng của nước Pháp.

1.3. NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO
CỦA PHÁP DƢỚI THỜI CỘNG HÒA V
Ngay khi lên nắm quyền trở lại Tổng thống Charles de Gaulle đã thể
hiện rất rõ quan điểm của mình: “Nếu không tìm lại được vầng hào quang thì
17

cũng phải phục hồi lại phần nào vị trí cường quốc của Pháp trên cơ sở không
cam chịu thế giới hai cực hoàn toàn do Mỹ và Liên Xô thao túng” [8; 20] .
Chính vì thế nền Cộng hòa thứ V của nước Pháp không chỉ là sự cắt đứt với
thể chế chính trị cũ trong quá khứ mà còn là một lời chào tạm biệt với những
chính sách đối ngoại trước đây.
1.3.1. Nguyên tắc “Độc lập tự chủ”
Trong suốt những năm 40 và 50 của thế kỉ XX, do gánh nặng của các
cuộc chiến tranh và sự chi phối của trật tự hai cực trên thế giới trong việc tập
hợp lực lượng mà Pháp phải phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ. Trở lại nắm quyền,
Charles de Gaulle đã nhanh chóng tìm cách đưa nước Pháp thoát ra khỏi tình
trạng này, ông đưa lên hàng đầu là nguyên tắc về độc lập tự chủ.
Theo ông:“Độc lập tự chủ là hòn đá tảng của mọi chính sách, kể cả
chính sách đối ngoại, là điều kiện tối thượng để các nước có thể tồn tại, hành
động và bảo về quyền lợi quốc gia trong môi trường quốc tế hiện đại. Giữ
vững độc lập tự chủ là nhiệm vụ hàng đầu của các quốc gia, đồng thời là điều
kiện đảm bảo chính sách đối ngoại mới thực hiện thắng lợi” [8; 21].
Nước Pháp sau khi Tổng thống De Gaulle trở lại cầm quyền đang phải
đối mặt với ba vấn đề mới và phức tạp:
Gánh nặng của chiến tranh thuộc địa.
Quan hệ gắn kết trong khối Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Chính sách khởi đầu xây dựng lại châu Âu.
Cùng với đó là cao trào giải phóng dân tộc ở các nước đang dâng cao,
báo hiệu sự tan rã không tránh khỏi hệ thống thuộc địa của Pháp, chính vì thế
Chares de Gaulle đã thực hiện giải pháp phi thực dân hóa bởi theo ông chủ

nghĩa thực dân cũ đã lỗi thời và không còn lợi ích gì đối với những chính sách
mới của mình nữa. Đồng thời để đoạn tuyệt với sự phụ thuộc vào Mỹ, ông đã
chủ trương thi hành nguyên tắc “Độc lập tự chủ” trên cả lĩnh vực kinh tế và
quân sự:
18

Về kinh tế, ngay từ cuối năm 1958 chính phủ do Charles de Gaulle
thành lập đã tiến hành hàng loạt các chính sách, biện pháp về kinh tế, tài
chính, tiền tệ giúp nước Pháp thoát khỏi tình trạng nợ nước ngoài mà vẫn duy
trì được tiền tệ trong nước một cách ổn định, có mức độ tăng trưởng cao nhất
trong các nước phương Tây.
Về quân sự, để có thể đảm bảo được độc lập tự chủ vấn đề đặt ra là nước
Pháp không thể tiếp tục duy trì hoàn toàn chế độ bảo hộ quân sự từ các nước bên
ngoài. Nếu như Pháp vẫn bó chặt trong NATO như trước đây có nghĩa là Pháp
không được phép tự do hành động những động thái quân sự riêng rẽ của mình.
Trong suốt những năm 60 của thế kỉ XX, Pháp luôn nỗ lực để thoát ra khỏi cái
bóng của NATO mà thực chất là của Mỹ, bởi theo De Gaulle cơ cấu quân sự của
NATO đang hoàn toàn do Mỹ chỉ huy. Nhiệm vụ đặt ra cho nước Pháp nếu
muốn thoát khỏi sự lệ thuộc quân sự lúc này là “phải xây dựng được một lực
lượng quốc phòng độc lập và lực lượng này nếu muốn đóng một vai trò nào đó
thì phải được trang bị vũ khí hạt nhân và tách khỏi các cơ cấu quân sự của
NATO mà Pháp đã từng tham gia cho đến lúc đó” [8; 22].
Song bên cạnh đó, Charles de Gaulle cũng xác định rõ độc lập tự chủ
không phải là cô lập, không phải là một mình đứng một chỗ. Khi ông quay trở
lại nắm quyền ở châu Âu đã thành lập Thị trường chung châu Âu, chính vì thế
ông đồng ý liên kết với châu Âu thông qua trục Pháp - Đức nhưng lại hoàn
toàn chống lại ý đồ thành lập một châu Âu siêu quốc gia vì như thế quyền
kinh tế tự quyết của nước Pháp sẽ không còn. Ông nói: “Nước Pháp độc lập
nhưng lại nằm trong một khu vực địa lý có đặc thù văn hóa và lịch sử tương
đồng với các đối tác, vừa có quyền lợi quốc gia riêng biệt đồng thời có nghĩa

vụ đoàn kết với đồng minh” [8; 23]. Nói cách khác độc lập tự chủ là bảo vệ
lợi ích quốc gia trong một liên minh có cùng ý thức hệ.
Nguyên tắc “Độc lập tự chủ” cho đến tận ngày nay vẫn được coi là
nguyên tắc vàng và quan trọng hàng đầu trong những chính sách đối ngoại
của nước Pháp.
19

1.3.2. Nguyên tắc “Lợi ích quốc gia”
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, hậu quả để lại trực tiếp chính là việc hình
thành trật tự thế giới hai cực. Đây được coi như một thực tế khách quan không
thể tránh khỏi, đồng thời cũng là mối đe dọa đến an ninh, hòa bình của thế giới
cũng như tính độc lập của các quốc gia, các quốc gia khác đều bị buộc chặt vào
trong trật tự này trong đó có Pháp. Bởi trật tự hai cực được xác lập dưới sự đối
đầu của hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa về ý thức hệ mà đứng đầu
là Mỹ và Liên Xô. Khi cả hai siêu cường ngày càng ráo riết chạy đua vũ trang
và đặt yếu tố ý thức hệ lên làm yếu tố quyết định trong quan hệ quốc tế, đặt thế
giới ngay trước bờ vực của một cuộc chiến tranh khốc liệt, thậm chí là hủy diệt
khi vai trò của vũ khí hạt nhân đang được coi trọng.
Trong quỹ đạo của thế giới như thế buộc mỗi nước phải chọn cho mình
một phe để đi theo. Ở Pháp, sau khi Tổng thống Charles de Gaulle từ chức ở
nhiệm kì đầu tiên năm 1947, chính phủ Pháp đã lựa chọn chủ trương hậu
thuẫn cho Mỹ lâu dài ở châu Âu về quân sự và chính trị với những động thái
rõ rệt:
Năm 1948, Pháp cùng với Anh, Bỉ, Hà Lan và Lucxămbua ký hiệp ước
Bruxen ( thành lập Liên minh Tây Âu) nhằm đối phó với Liên Xô.
Năm 1949, tham gia Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
Năm 1952, Pháp chủ trương thành lập cộng đồng phòng thủ chung Tây Âu.
Năm 1958, Charles de Gaulle quay trở lại nắm quyền, mặc dù vẫn
chung thành với nguyên tắc dân chủ và giá trị văn hóa của châu Âu, chống
chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội, nhưng ông một mực phủ nhận trật tự

đang tồn tại trên thế giới do hai siêu cường nắm giữ và phủ nhận việc lúc nào
cũng duy trì nguyên tắc ý thức hệ trong quan hệ quốc tế.
Ông hướng chính sách đối ngoại của Pháp đi theo con đường đặt lợi ích
của quốc gia lên hàng đầu. Mối quan hệ quốc tế nào có lợi cho lợi ích quốc
gia của Pháp thì phải được coi trọng trước hết bất kể đó là thuộc phe nào. Với
20

chủ trương như vậy, Tổng thống De Gaulle đã nhanh chóng tìm cách thay đổi
lại những chính sách của chính phủ dưới thời Cộng hòa IV và tách khỏi chính
sách đối đầu toàn diện chống lại phe xã hội chủ nghĩa của Mỹ.
Tổng thống Charles de Gaulle đã đưa ra những chính sách khiến các
nước hết sức kinh ngạc: Ông chủ trương đối thoại với Liên Xô và các nước
phe xã hội chủ nghĩa, mặc dù vấp phải sự phản đối hết sức gay gắt của Mỹ
song Pháp vẫn phát triển mọi mối quan hệ có thể với Liên Xô đồng thời công
nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1964) và phản đối cuộc chiến
tranh của Mỹ ở Việt Nam.
Nguyên tắc “Lợi ích quốc gia” cho đến ngày nay vẫn là nền tảng trong
chính sách đối ngoại của Pháp và được đặt trên mọi tiêu chí khác kể cả ý thức
hệ. Tuy nhiên do tình hình thực tế quyết định mà các đời tổng thổng Pháp có
thay đổi chính sách nghiêng về bên này hay bên khác cho phù hợp.
1.3.3. Nguyên tắc “Sử dụng sức mạnh quân sự làm công cụ thực thi chính
sách đối ngoại”
Để thực hiện những chính sách đối ngoại của mình hiệu quả nhất,
Charles de Gaulle quyết định lựa chọn sử dụng sức mạnh quân sự làm công
cụ thực thi. Sau thất bại ở chiến tranh thế giới thứ II, Pháp mà cụ thể là vị
Tổng thống đương nhiệm Charles de Gaulle nhận thấy rõ ràng rằng những
chính sách quân sự của mình không còn phù hợp. Hơn thế nữa khi trật tự hai
cực được xác lập trên thế giới cùng với sự chạy đua về vũ khí hạt nhân của
hai siêu cường đại diện cho mỗi bên buộc Pháp phải có những giải pháp cụ
thể hơn nếu như muốn đảm bảo được độc lập và lợi ích của mình.

Chính vì thế ngay sau khi trở lại nắm quyền, Charles de Gaulle đã
quyết định xây dựng lực lượng quân sự hạt nhân riêng của nước Pháp, việc
này không có nghĩa là Pháp cùng bước vào đường đua hạt nhân với hai siêu
cường Mỹ, Xô mà là bước đệm quan trọng, tạo bàn đạp cho Pháp có đủ thế và

×