Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.02 KB, 107 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




TRẦN THỊ KIM OANH




HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ CÁC THỂ LOẠI CHẾ TÀI ĐỐI VỚI
VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC






Hà Nội – Năm 2014

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



TRẦN THỊ KIM OANH


HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ CÁC THỂ LOẠI CHẾ TÀI ĐỐI VỚI
VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI

Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số: 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS . HOÀNG ANH TUẤN



Hà Nội – Năm 2014


3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN TỔNG QUÁT VỀ CÁC CHẾ TÀI ĐỐI

VỚI VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI 9
1.1. Khái niệm, bản chất, ý nghĩa và các đặc điểm của chế tài đối với vi
phạm hợp đồng thương mại 9
1.1.1. Khái niệm hợp đồng thương mại và các đặc điểm liên quan của
hợp đồng thương mại với các loại chế tài 9
1.1.2. Khái niệm và bản chất của chế tài đối với vi phạm hợp đồng
thương mại 11
1.1.3. Ý nghĩa của chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại 15
1.1.4. Đặc điểm của chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại 17
1.2. Phân loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại 22
1.3. Nội dung của chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại 24
1.3.1. Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng 24
1.3.2. Chế tài phạt vi phạm 29
1.3.3. Chế tài bồi thường thiệt hại 33
1.3.4. Chế tài hủy bỏ hợp đồng 36
1.3.5. Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng 38
1.3.6. Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng 40
1.4. Mối quan hệ giữa chế tài và áp dụng chế tài đối với vi phạm hợp
đồng thương mại 41
1.4.1. Mối quan hệ giữa các chế tài 41
1.4.2. Áp dụng chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại 42
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẾ
TÀI ĐỐI VỚI VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI 56
2.1. Nguồn của pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương
mại. 56
2.2. Thực tiễn áp dụng chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại ở
Việt Nam 57
2.3. Những bất cập chủ yếu của pháp luật Việt Nam về chế tài áp dụng
đối với vi phạm hợp đồng thương mại 91
2.4. Nguyên nhân của những bất cập 94

CHƢƠNG 3 : KIẾN NGHỊ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẾ TÀI ĐỐI VỚI VI
PHẠM HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI 96
3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về thể loại chế tài đói với vi phạm
hợp đồng thương mại 96
3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp
đồng thương mại 98

4
3.3. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện pháp luật về chế tài đối với vi
phạm hợp đồng thương mại 99
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
























5

LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Hợp đồng là nền tảng của luật kinh doanh [2, tr. 8]. Do đó việc
thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại
nói riêng giúp cho pháp luật kinh doanh, thương mại được thực hiện và
thúc đẩy kinh tế phát triển bởi hợp đồng có chức năng biến các dự định,
kế hoạch kinh doanh trở thành hiện thực [2, tr. 7]. Tuy nhiên trong quá
trình thực hiện hợp đồng thường xảy ra các vi phạm hợp đồng mà sự vi
phạm đó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để bảo đảm lợi ích
cho bên bị vi phạm, pháp luật bao giờ cũng dự liệu những chế tài do vi
phạm hợp đồng. Các chế tài này được chia thành nhiều thể loại khác
nhau phụ thuộc vào từng nền tài phán, nhưng có nhiều điểm chung giữa
các nền tài phán bởi mục đích của chúng.
Cũng như pháp luật các nước, pháp luật Việt Nam rất coi trọng
việc qui định các chế tài bởi chúng là một phần không thể tách rời của
pháp luật hợp đồng. Các quy định về chế tài thương mại đã dành được
sự quan tâm thích đáng của các nhà làm luật và đã được thể hiện trong
các văn bản pháp luật quan trọng ở Việt Nam như: Bộ luật Dân sự 2005,
và Luật Thương mại 2005… Tuy nhiên qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung
một cách toàn diện và cơ bản, nhưng các quy định của các văn bản này
và nhiều văn bản khác về chế tài đối với vi phạm hợp đồng nói chung và

vi phạm hợp đồng thương mại nói riêng tại còn có nhiều bất cập. Chúng
mâu thuẫn, chồng chéo, vừa thừa lại vừa thiếu. Hơn nữa việc áp dụng
chúng còn nhiều điểm phải bàn. Vì vậy việc sửa đổi, bổ sung và hoàn

6
thiện các chế tài này cho phù hợp với thực tế cuộc sống và đáp ứng mục
tiêu hội nhập quốc tế là một nhu cầu cấp thiết.
Bởi những lẽ đó, tôi xin lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thƣơng
mại” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Là một chế định hết sức quan trọng, bởi vậy việc tìm hiểu và
nghiên cứu về chế tài do vi phạm hợp đồng nói chung và hợp đồng
thương mại nói riêng đã dành được nhiều sự quan tâm của các luật gia
trên thế giới và ở Việt Nam từ trước tới nay. Một số công trình ở nước
ngoài tiêu biểu nghiên cứu chuyên sâu về chế tài đối với vi phạm hợp
đồng phải kể đến là: (1) tác phẩm “Remedies: Commentary and
Materials” của Michael Tilbury, Micheal Noone, Bruce Kercher xuất
bản tại The Law Book Company Limited, năm 1988, tại New South
Wales, Australia; và (2) tác phẩm “Contract Remedies” của Jane M.
Friedman xuất bản tại St. Paul, Minn. West Publishing Co., năm 2981
tại USA. Ở Việt Nam có một số công trình có giá trị lớn về lý luận và
thực tiễn nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này như: (1) “Giáo trình
luật hợp đồng phần chung (Dùng cho đào tạo sau đại học)” của PGS.
TS. Ngô Huy Cương xuất bản tai Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội năm 2013; (2) tác phẩm “Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình
luận bản án” cuat PGS. TS. Đỗ Văn Đại xuất bản tại Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia năm 2008 tại Hà Nội; (3) tác phẩm “Chế định hợp
đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” của TS. Nguyễn Ngọc Khánh

xuất bản tại Nhà xuất bản Tư pháp năm 2007 tại Hà Nội. Tuy nhiên các

7
công trình này không hoàn toàn dành cho việc hoàn thiện pháp luật hiện
hành ở Việt Nam về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại.


3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn hoạt động nghiên cứu của mình tới các mục
đích sau:
+ Nghiên cứu tổng quát lý luận về các hình thức chế tài đối với vi
phạm hợp đồng thương mại;
+ Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về vấn đề
này;
+ Kiến nghị các định hướng và giải pháp hoàn thiện chế định này
ở Việt Nam.
Luận văn không hướng tới việc xây dựng cụ thể mô hình xây
dựng pháp luật về lĩnh vực này. Luận văn cũng không đi sâu vào nghiên
cứu việc áp dụng chế tài cho các loại tranh chấp cụ thể.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp sau đây trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử: Phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp phân tích các
quy định pháp luật, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích vụ việc và phương pháp lịch sử.

5. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chủ
yếu của Luận văn chia thành ba chương như sau:


8
Chương 1: Lý luận tổng quát về các chế tài đối với vi phạm hợp
đồng thương mại.
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài
đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Chương 3: Kiến nghị định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp
luật Việt Nam về thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại.























9
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN TỔNG QUÁT VỀ CÁC THỂ LOẠI CHẾ TÀI
ĐỐI VỚI VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI

1.1. Khái niệm, bản chất, ý nghĩa và các đặc điểm của chế tài đối với
vi phạm hợp đồng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm hợp đồng thƣơng mại và các đặc điểm liên quan
của hợp đồng thƣơng mại với các loại chế tài
Hợp đồng luôn luôn được hiểu trong tất cả các nền tài phán là sự
thỏa thuận hay thống nhất ý chí nhằm xác lập nên một hậu quả pháp lý,
hay nói cách khác làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ
pháp luật. Hợp đồng được phân loại theo nhiều căn cứ phân loại khác
nhau. Có một căn cứ phân loại liên quan tới đề tài Luận văn này là căn
cứ vào pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Với căn cứ này, hợp
đồng được chia thành hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại và hợp
đồng hành chính.
Hợp đồng là một loại hành vi pháp lý, có nghĩa là hành vi pháp lý
được chia thành hợp đồng (sự thống nhất ý chí) và hành vi pháp lý đơn
phương (sự thể hiện ý chí đơn phương). Do đó khi phân biệt giữa hợp
đồng dân sự và hợp đồng thương mại, người ta thường dựa vào lý
thuyết phân biệt giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại. PGS. TS.
Ngô Huy Cương cho rằng có ba cách để phân biệt giữa hành vi dân sự
và hành vi thương mại như sau:
Cách thứ nhất, lấy công thức T - H - T’ của kinh tế chính trị để
phân biệt. Theo công thức này hành vi thương mại khác với hành vi dân
sự ở chỗ nó nhằm tới ∆T = T’ – T.

10
Cách thứ hai, phân loại hành vi thương mại để phân biệt với hành

vi dân sự. Hành vi thương mại có thể được chia thành hành vi thương
mại do bản chất, hành vi thương mại do hình thức, và hành vi thuơng
mại do phụ thuộc. Hành vi thương mại do bản chất là loại hành vi có
bản chất nhằm tới ∆T. Còn hành vi thương mại do hình thức là loại
hành vi mà có hình thức khiến người ta cho rằng nó nhằm tới ∆T.
Cách thứ ba, lấy các thành tố mua vào, bán ra của tư bản thương
mại để xác định. Mua vào là một yếu tố khởi đầu để tạo nên hành vi
thương mại. Người ta có thể mua vào hàng hóa rồi bán ra chính hàng
hóa đó hoặc có thể gia công thêm như bao gói, chia nhỏ, chế biến, sửa
chữa, bồi đắp, hoặc gia cố lại … rồi bán. Người ta cũng có thể mua vào
vật liệu, sức lao động, công cụ để làm ra dịch vụ để bán ra. Nếu một
người mua hàng hoá về để tiêu dùng thì hành vi này không có tính cách
thương mại mà là hành vi dân sự. Thuật ngữ bán ra ở đây phải được
hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả việc cho thuê các đồ vật mà người cho
thuê đã mua vào hay đã thuê về nhằm mục đích kiếm lời. Đôi khi người
ta bắt gặp cả đối tượng của sự thuê mướn là các tài sản vô hình là các
quyền. Vậy hành vi thuê lại (sub- lease) thường là hành vi thương mại
[3, tr. 109 – 110].
Qua các phân tích trên, có thể hiểu: hợp đồng thương mại là loại
hành vi thương mại chủ yếu được giao kết giữa thương nhân với thương
nhân, hoặc giữa thương nhân với người không phải là thương nhân,
hoặc giữa những người không phải là thương nhân với nhau đều nhằm
mục tiêu lợi nhuận. Lưu ý rằng trong các hợp đồng giao kết giữa thương
nhân và người không phải là thương nhân phần nhiều là hợp đồng hỗn
hợp, có nghĩa là hành vi thương mại và dân sự hỗn hợp. Liên quan tới
loại hành vi hỗn hợp này, Điều 1, khoản 3 của Luật Thương mại 2005

11
cho phép bên không phải là thương nhân có quyền lựa chọn áp dụng
luật thương mại hoặc luật dân sự.

Sự phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại có ý
nghĩa trong những nền tài phán có sự pháp điển hóa riêng biệt giữa luật
dân sự và luật thương mại bởi sự phân biệt này có thể dẫn đến sự tách
bạch các chế tài đối với các vi phạm hợp đồng dân sự và các chế tài đối
với các vi phạm hợp đồng thương mại.
Hợp đồng thương mại có các đặc điểm khác biệt so với hợp đồng
dân sự. Tất cả các hợp đồng thương mại đều là hợp đồng song vụ có đền
bù bởi mục tiêu lợi nhuận của hành vi thương mại. Còn đối với hợp
đồng dân sự thì không phải tất cả các hợp đồng dân sự đều là hợp đồng
song vụ có đền bù. Chẳng hạn hợp đồng tặng cho, hợp đồng gửi giữ
không có đối khoản không phải là hợp đồng có đền bù vì người tặng
cho, người nhận gửi giữ không nhận lại một lợi ích nào từ người được
tặng cho hay người gửi giữ. Từ đặc điểm khác biệt này của hợp đồng
thương mại làm phát sinh ra một hệ quả là, ngoài các chế tài chung đối
với các vi phạm các loại hợp đồng nói chung, có các thể loại chế tài áp
dụng riêng cho hợp đồng thương mại, chẳng hạn như chế tài tạm ngừng
thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng. Các
loại chế tài này không áp dụng cho các loại hợp đồng đơn vụ, không có
đền bù.

1.1.2. Khái niệm và bản chất của chế tài đối với vi phạm hợp đồng
thƣơng mại
Hợp đồng là một chế định trung tâm của luật dân sự, cũng như
luật thương mại. Hoạt động chủ yếu của thương nhân là việc giao kết và
thực hiện hợp đồng như: hợp đồng thuê trụ sở; hợp đồng thuê lao động;

12
hợp đồng mua sắm trang thiết bị; hợp đồng mua dịch vụ điện, nước,
viễn thông; hợp đồng mua nguyên, nhiên, vật liệu; hợp đồng bán hàng
hóa, dịch vụ…

Thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng khiến các bên đạt được
những lợi ích mà mình nhằm tới. Tuy nhiên do những nguyên nhân
hoặc khách quan hoặc chủ quan hợp đồng có thể bị vi phạm, có nghĩa là
không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng. Sự vi phạm có
thể gây thiệt hại cho bên bị vi phạm. Ngoài ra sự vi phạm đó còn có thể
gây ảnh hưởng tới sự ổn định của các quan hệ xã hội, trật tự của các
giao dịch thương mại, sự phát triển bình thường nền kinh tế.
Bộ luật Dân sự Pháp tại Điều 1134 tuyên bố một nguyên tắc quan
trọng cho việc thi hành các hợp đồng là: “Hợp đồng được giao kết hợp
pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết”. Do đó hợp đồng một
khi đã được giao kết hợp pháp có hiệu lực ràng buộc như pháp luật đối
với các bên gioa kết, có nghĩa là các bên phải thực hiện đúng và đầy đủ
những nghĩa vụ được thoả thuận trong hợp đồng [13, tr48]. Vì thế bên
vi phạm hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp
đồng đối với bên bị vi phạm. Để bảo vệ bên bị vi phạm, cũng như để
làm bình ổn các quan hệ thương mại, pháp luật đặt ra các chế tài đối với
bên vi phạm, có nghĩa là bắt bên vi phạm phải gánh chịu các hậu quả
pháp lý bất lợi do sự kiện vi phạm hợp đồng.
Chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại theo tinh thần của
Luật Thương mại 2005 (Điều 292) là biện pháp pháp lý mà bên bị vi
phạm, toà án, hay trọng tài áp dụng đối với bên vi phạm do việc không
thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật liên quan. PGS. TS.
Ngô Huy Cương cho rằng: “Trong nghĩa vụ hợp đồng, nếu một bên

13
không tự nguyện thực hiện, thì tố quyền đối với vi phạm nghĩa vụ là cần
thiết; và pháp luật cần dự liệu các loại chế tài khác nhau để trái chủ tìm
kiếm sự cưỡng bức thi hành nghĩa vụ” [2, tr. 389 – 390]. Như vậy chế
tài trước hết gắn với quyền khởi kiện, và bảo đảm thi hành nghĩa vụ hợp

đồng.
Có quan điểm cho rằng: trách nhiệm dân sự nói chung là một chế
tài của ngành luật dân sự và trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là
một chế tài trong nghĩa vụ [12, tr 46]. Như vậy theo quan điểm này, chế
tài và trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là đồng nhất.
Trong khi đó quan điểm khác lại cho rằng không có sự đồng nhất như
vậy, và cho rằng xem xét bản chất trách nhiệm dân sự, cần tính đến một
thực tế là những xử sự trái với yêu cầu của pháp luật dân sự và/hoặc
cam kết đã thoả thuận sẽ dẫn một loạt các chế tài cho bên vi phạm,
nhưng trong đó không phải chế tài nào cũng là biện pháp của trách
nhiệm dân sự [7, tr. 344]. Một số quan điểm thuộc pháp luật của nước
Nga cho rằng: Trách nhiệm dân sự không phải chỉ là chế tài dân sự
thuần tuý đối với hành vi vi phạm mà phải là loại chế tài dẫn tới sự tước
đoạt mang tính chất tài sản hoặc nhân thân đối với bản thân người vi
phạm [6, tr 95]. Như vậy theo quan điểm này thì có sự khác biệt, không
phải chế tài nào cũng là biện pháp của trách nhiệm dân sự mà trách
nhiệm dân sự- là những chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ mà việc áp
dụng những chế tài đó sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi cho bên vi
phạm dưói hình thức tước quyền dân sự và/ hoặc đặt ra những nghĩa vụ
mới hoặc nghĩa vụ bổ xung như bồi thường thiệt hại, nộp phạt vi phạm
hoặc trả tiền lãi đối với khoản tiền trả chậm [6, tr. 95]. Trách nhiệm dân
sự là nguồn gốc của nghĩa vụ dân sự không căn cứ vào ý chí của các
đương sự muốn tạo lập ra nghĩa vụ, nguồn gốc này căn cứ vào hành vi mà

14
dân luật coi như trái luật. Vì vậy dân luật bắt người làm ra hành vi ấy phải
bồi thường cho người chịu những hậu quả thua thiệt của hành vi ấy [8, tr.
431]. Vũ Văn Mẫu đã phân biệt hai nguồn gốc của nghĩa vụ khác nhau đó
là khế ước và trách nhiệm khế ước. Khế ước ấn định rõ phạm vi nội dung
nghĩa vụ của các người kết ước. Nếu họ tự ngưyện thi hành tất cả các nghĩa

vụ ấy thì sẽ không có vấn đề gì đặt ra. Nếu trái lại các nghĩa vụ ấy không
đựơc thi hành, sẽ đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại cho bên nào bị tổn
thiệt. Đây là nguồn gốc thứ hai của nghĩa vụ trách nhiệm khế ước [8, tr.
433 - 434]. Giới luật học vẫn chưa thống nhất với nhau về khái niệm
trách nhiệm dân sự. Vì vậy cần làm rõ mối quan hệ giữa chế tài do vi
phạm hợp đồng và trách nhiệm hợp đồng. Cụ thể bên vi phạm hợp đồng
bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế theo pháp luật hoặc theo sự thoả
thuận của các bên mà những biện pháp này có thể do tòa án, có thể do
trọng tài áp dụng hoặc có thể do các bên tự áp dụng. Vậy có thể coi chế
tài là hình thức của trách nhiệm dân sự áp dụng đối với người có hành
vi vi phạm hợp đồng. Vì là chế tài của luật tư nên chế tài đối với vi
phạm hợp đồng thương mại rất linh động và có thể do các bên tự thoả
thuận áp dụng. PGS. TS. Ngô Huy Cương viết: “Chế tài là một đặc
trưng cơ bản của pháp luật. Nó là một phương tiện để thi hành quyền
hoặc ngăn cản việc vi phạm quyền hay khắc phục các hậu quả của sự vi
phạm quyền. Trong quan hệ hợp đồng, chế tài được hiểu là các quyền
trao cho một bên bởi pháp luật hoặc bởi hợp đồng mà bên được trao
quyền có thể thi hành đối với sự vi phạm bởi bên đối ước kia” [2, tr.
391].
Có thể hiểu một cách đơn giản: chế tài đối với vi phạm hợp đồng
thương mại là một loại hậu quả pháp lý bất lợi do pháp luật hoặc do

15
chính hợp đồng đó qui định mà bên vi phạm hợp đồng thương mại phải
gánh chịu vì lợi ích của bên bị vi phạm.

1.1.3. Ý nghĩa của chế tài đối với vi phạm hợp đồng thƣơng mại
Chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại có những ý nghĩa
cơ bản đối với các bên và đối với xã hội như sau:
Ý nghĩa thứ nhất: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi

phạm, đồng thời bảo vệ bên vi phạm.
Qua hợp đồng thương mại các bên giao kết đều nhắm tới một lợi
ích nhất định từ việc thực hiện hợp đồng. Hợp đồng được giao kết hợp
pháp là luật ràng buộc các bên giao kết. Khi hợp đồng bị một bên vi
phạm thì có nghĩa là bên vi phạm đã bội ước và được xem là vi phạm
pháp luật. Do đó chế tài đặt ra đối với bên vi phạm hợp đồng để buộc
bên vi phạm chịu trách nhiệm trước bên bị vi phạm. Quyền và lợi ích
chính đáng của bên bị vi phạm được bảo vệ bằng việc tự mình áp dụng
những chế tài đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc yêu cầu các toà án,
trọng tài áp dụng những chế tài đã được pháp luật dự liệu. Những thiệt
hại do vi phạm hợp đồng phải được bên vi phạm bù đắp. Khi hợp đồng
không được thực hiện đúng và đầy đủ, lợi ích đáng được hưởng (nếu
hợp đồng được thực hiện đúng) bị mất. Do đó chế tài bồi thường thiệt
hại đặt ra để trả lại cho ngưòi bị vi phạm vị thế mà anh ta được hưởng
nếu hợp đồng được thực hiện đúng và đầy đủ.
Chế tài áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng là hậu quả pháp lý
bất lợi mà bên này phải gánh chịu do sự không thực hiện hay thực hiện
không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mà mình đã cam kết trong hợp
đồng. Tuy nhiên ngoài mục đích cưỡng chế đối với bên vi phạm, pháp

16
luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại cũng bảo vệ bên vi
phạm bằng cách quy định một cách rõ ràng điều kiện áp dụng, trình tự
áp dụng, cũng như những mức độ, phạm vi hợp lý của những gì mà bên
vi phạm phải bù đắp cho bên bị vi phạm. Đối với việc áp dụng chế tài
pháp luật còn quy định một cách rõ ràng về các trường hợp miễn trách
nhiệm đối với bên vi phạm hợp đồng, quy định về việc lạm dụng quyền
của bên bị vi phạm, cũng như qui định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất của
bên bị vi phạm, qui định về nguyên tắc thiện chí, công bằng trong việc
áp dụng chế tài.


Ý nghĩa thứ hai: Ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng, đồng
thời nâng cao ý thức đối với vấn đề thi hành hợp đồng.
Luật Thương mại 2005 tại Điều 292 qui định về chế tài phạt vi
phạm hợp đồng thương mại. Đây là một thể loại chế tài mang tính trừng
phạt đối với bên vi pham hợp đồng dù chưa có thiệt hại vật chất nào xảy
ra đối với bên bị vi phạm. Chế tài này có ý nghĩa răn đe đối với bên vi
phạm hợp đồng, đồng thời răn đe chung đối với bất kỳ ai đã giao kết
hợp đồng hoặc sẽ giao kết hợp đồng trong tương lai.
Việc quy định các chế tài nói chung đối với vi phạm hợp đồng
thương mại tác động tới ý thức của mọi người trong việc giao kết và
thực hiện hợp đồng. Qua các thể loại chế tài đối vi phạm hợp đồng
thương mại, ý thức, trách nhiệm đối với việc thực hiện đúng và đầy đủ
hợp đồng được nâng cao, cóa tác dụng ngăn ngừa các vi phạm xảy ra
hoặc hạn chế tổn thất có thể xảy ra do hợp đồng nói chung và hợp đồng
thương mại nói riêng bị vi phạm.



17
Ý nghĩa thứ ba: Bảo vệ sự trật tự và ổn định của giao lưu dân sự
và thúc đẩy sự phát triển của thương mại.
Việc quy định rõ ràng, cụ thể về các thể loại chế tài đối với vi
phạm hợp đồng thương mại, cũng như các điều kiện, trình tự thủ tục áp
dụng từng loại chế tài khiến cho người giao kết hợp đồng nói chung và
các thương nhân nói riêng an tâm để tiến hành các dự định giao lưu hay
công cuộc làm ăn của mình bởi quyền lợi chính đáng của mình được
bảo vệ bởi pháp luật. Việc áp dụng đúng đắn các chế tài đối với các vi
phạm hợp đồng góp phần làm cho các tranh chấp được xử lý nhanh
chóng, công bằng, và qua đó làm ổn định các giao dịch; đồng thời người

giao kết hợp đồng không mất nhiều thời gian cho việc giải quyết hợp
đồng bị vi phạm, và các bên có thể nhanh chóng đi tìm những quan hệ
hợp tác mới hoặc tạo những cơ hội mới cho sự hợp tác. Việc áp dụng
đúng đắn các chế tài như vậy mặt khác cũng khuyến khích mọi người
mạnh dạn giao kết hợp đồng không chỉ với các đối tác trong nước, mà
còn với các đối tác nước ngoài, đồng thời khuyến khích người dân tham
gia kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

1.1.4. Đặc điểm của chế tài đối với vi phạm hợp đồng thƣơng mại
Chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại ngoài việc mang
các đặc điểm của chế tài nói chung, còn mang những đặc điểm riêng
biệt của chế tài thương mại.
Các đặc điểm chung của chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương
mại bao gồm:
Thứ nhất, chế tài chỉ áp dụng khi có vi phạm hợp đồng .Khi một
bên vi phạm hợp đồng là vi phạm các thoả thuận mà mình đã cam kết

18
trong hợp đồng, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác
được pháp luật bảo vệ. Chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
chỉ được đặt ra khi mà có hành vi vi phạm hợp đồng của một bên – đó là
những xử sự trái với những gì mà mình đã cam kết trong hợp đồng dẫn
tới việc gây nên hoặc đe dọa gây nên một tổn thất cho người khác, và đó
chính là xâm phạm tới những quan hệ được pháp luật thương mại bảo
vệ. Do đó bên vi phạm phải gánh chịu một chế tài tương thích vì sự vi
phạm hợp đồng như vậy.
Thứ hai, chế tài là hình thức cưỡng chế của nhà nước đối với bên
vi phạm. Việc không thực hiện, thực hiện không đúng hay thực hiện
không đầy đủ hợp đồng gây nên hoặc đe dọa gây nên sự thiệt hại của
bên bị vi phạm. Vì vậy bên bị vi phạm có quyền tự mình bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của mình, hoặc yêu cầu nhà nước can thiệp để bảo
vệ quyền lợi của mình trước sự vi phạm pháp luật đó. Đối với luật tư,
nhà nước chỉ can thiệp khi có yêu cầu của đương sự. Khi được yêu cầu,
nhà nước sự dụng biện pháp cưỡng chế cưỡng chế đối với bên vi phạm
hợp đồng bằng cách áp dụng chế tài do pháp luật qui định hay do các
bên tự thỏa thuận. Cưỡng chế bằng sức mạnh nhà nước buộc các chủ thể
vi phạm hợp đồng phải chịu những hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm
của mình hoặc thi hành một mệnh lệnh của toà án. Tính cưỡng chế trong
các biện pháp chế tài do nhà áp dụng để vệ quyền lợi chính đáng cho
bên bị vi phạm một cách hiệu quả nhất và cũng làm ổn định các quan hệ
hợp đồng thương mại, bảo đảm công lý. Chế tài đối với vi phạm hợp
đồng thương mại là chế tài của luật tư nên các chủ thể trong quan hệ
hợp đồng được tự do thoả thuận các hình thức trách nhiệm cho việc vi
phạm hợp đồng. Bởi vậy, toà án hay trọng tài phải tôn trọng những biện
pháp chế tài mà các bên đã dự liệu trong hợp đồng để áp dụng cho vi

19
phạm là căn cứ để áp dụng chế tài đó và chỉ xem xét áp dụng các chế
tài do các bên yêu cầu mà không thể tự ý áp dụng các biện pháp chế tài
mà các bên không yêu cầu. Toà án hay trọng tài là người đứng giữa
phân xử cho các bên tranh chấp và áp dụng các biện pháp chế tài bằng
sức mạnh của nhà nước để bảo vệ bên bị vi phạm và công lý.
Thứ ba, chế tài mang lại hậu quả bất lợi cho bên vi phạm hợp
đồng. Bên vi phạm hợp đồng phải thi hành những phán quyết của toà án
hay trọng tài về việc áp dụng chế tài đối với vi phạm hợp đồng nói
chung và hợp đồng thuơng mại nói riêng. Chế tài đối với vi phạm hợp
đồng thương mại thường liên quan tới tài sản dù chỉ buộc bên vi phạm
hợp đồng phải tuân thủ những gì mình đã cam kết trong hợp đồng (ví
dụ: buộc thực hiện đúng hợp đồng như sửa chữa hàng hoá bị khuyết tật,
giao nốt hàng hoá còn thiếu, làm một công việc chưa làm…) cho tới

buộc bồi thường thiệt hại.
Chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại còn có những
đặc điểm riêng biệt liên quan tới đặc thù luật tư của luật thương mại,
bao gồm:
(1) Chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại mang tính tự do
thoả thuận, tự định đoạt của đương sự.
Bộ luật Dân sự 2005 qui định: “Quyền tự do cam kêt, thoả thuận
trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu
cam kêt, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, đạo đức
xã hội. Cam kêt, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối
với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.”
(Điều 4). Như vậy khi có yêu cầu của đương sự thì tòa án hay trọng tài
mới xem xét áp dụng chế tài mà chế tài đó trước hết do các bên đương
sự tự thỏa thuận. Sau đó nếu không có sự thỏa thuận hoặc sự thỏa thuận

20
không rõ ràng hoặc sự thỏa thuận đó trái pháp luật và theo yêu cầu của
đương sự, tòa án hay trọng tài căn cứ vào pháp luật để áp dụng chế tài.
Toà án không thể buộc bên vi phạm phải bồi thường khi mà bên bị vi
phạm không có yêu cầu về bồi thường thiệt hại. Điều đó khác biệt với
chế tài hình sự hay chế tài hành chính, các cơ quan nhà nước được tự
mình lựa chọn áp dụng chế tài cho những hành vi vi phạm pháp luật bởi
hành vi vi phạm đó xâm phạm tới lợi ích của xã hội chứ không phải là
những lợi ích tư trong quan hệ dân sự hay quan hệ thương mại.Trong
quan hệ luật tư, toà án hay trọng tài chỉ xem xét những biện pháp chế tài
được yêu cầu áp dụng có đủ căn cứ áp dụng hay không, có hợp pháp
hay không, quyết định mức độ áp dụng trên những nguyên tắc cơ bản
của luật tư.
(2) Chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại áp dụng cho
thương nhân.

Như trên đã phân tích hợp đồng thương mại được tiến hành bởi
các thương nhân. Do đó chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại là
hình thức chế tài áp dụng cho đối tượng thương nhân.
Thương nhân là người chuyên tiến hành các hành vi thương mại
và lấy lấy việc tiến hành các hành vi thương mại làm nghề nghiệp của
mình. Thương nhân được chia thành thương nhân thể nhân và thương
nhân pháp nhân [3, tr. 66]. Khi tiến hành các hành vi thương mại (trong
đó chủ yếu là hợp đồng thương mại), thương nhân nếu vi phạm hợp
đồng thương mại thì bị áp dụng chế tài đối với những vi phạm đó. Tuy
nhiên trong thực tế có những người tiến hành những hành vi thương mại
nhưng không có đăng ký kinh doanh, do đó không được coi là thương
nhân chính thức nhưng pháp luật vẫn áp dụng chế tài thương mại đối
với họ bởi coi họ là thương nhân thực tế.

21
(3) Chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại được áp dụng rất
linh hoạt và mềm dẻo.
Tính linh hoạt và mềm dẻo của việc áp dụng chế tài thương mại
trước tiên được thể hiện thông qua việc các bên được tự do thoả thuận
chế tài áp dụng trong trường hợp có vi phạm trong hợp đồng. Luật
thương mại nói chung không quy định một cách cứng nhắc chỉ một loại
chế tài được áp dụng cho bên vi phạm hợp đồng. Ngoài ra các bên có sự
lựa chọn các chế tài khác nhau cho cùng một vi phạm (chẳng hạn như
chế tài hủy bỏ hợp đồng, chế tài đình chỉ hợp đồng và chế tài tạm ngừng
thực hiện hợp đồng có chung một điều kiện áp dụng, nhưng các bên có
thể lựa chọn áp dụng một trong các chế tài đó phù hợp với hoàn cảnh
riêng của họ). Có thể áp dụng nhiều chế tài đồng thời đối với một vi
phạm hợp đồng thương mại cụ thể mà không có sự phân biệt giữa chế
tài chính và chế tài phụ như trong luật hình sự hay luật hành chính. Ví
dụ khi một bên giao thiếu hàng hóa và hàng hoá có khuyết tật thì các

chế tài có thể được áp dụng đồng thời bao gồm: buộc thực hiện đúng
hợp đồng (giao hàng còn thiếu), khắc phục khuyết tật của hàng hoá, bồi
thường thiệt hại, và phạt vi phạm hợp đồng (nếu các bên có thỏa thuận
chế tài phạt vi phạm hợp đồng). Chế tài đối với vi phạm hợp đồng
thương mại do các bên trong quan hệ hợp đồng áp dụng hoặc yêu cầu
toà án hay trọng tài áp dụng. Chẳng hạn: bên bị vi phạm hợp đồng có
thể tự mình áp dụng các chế tài như buộc thực hiện đúng hợp đồng,
khắc phục khuyết tật hàng hoá, hay tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình
chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng… Bên bị vi phạm có
cũng có quyền yêu cầu toà án hay trọng tài buộc bên vi phạm phải bồi
thường thiệt hại, chi trả tiền phạt, hoặc tuyên bố hủy bỏ hợp đồng…

22
Như vậy vi phạm hợp đồng thương mại cũng là một hình thức vi
phạm pháp luật. Tuy nhiên chế tài và việc áp dụng chế tài đối với các vi
phạm đó linh động hơn và mềm dẻo hơn bởi tính chất luật tư của luật
thương mại quyết định.

1.2. Phân loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thƣơng mại
Luật Thương mại 2005 liệt kê sáu chế tài cụ thể có thể được áp
dụng đối với các vi phạm hợp đồng thương mại tại Điều 292. Ngoài các
chế tài đó, đạo luật này còn cho phép các bên có thể sáng tạo ra các thể
loại chế tài khác. Người áp dụng pháp luật không thể từ chối yêu cầu áp
dụng các chế tài do các bên sáng tạo bởi sự thỏa thuận. Đây là điểm tiến
bộ của Luật Thương mại 2005 so với Luật Thương mại 1997. Luật
Thương mại 1997 chỉ ghi nhận bốn thể loại chế tài cụ thể là buộc thực
hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm, và hủy bỏ hợp
đồng. Căn cứ vào chế tài có được qui định bởi luật hay không, có thể
phân loại chế tài thành chế tài do luật định và chế tài do thỏa thuận.
Việc phân loại này có ý nghĩa trong việc áp dụng chế tài. Các điều kiện

áp dụng từng loại chế tài do luật định phải căn cứ vào luật. Còn đối với
các chế tài do các bên tự thỏa thuận: nếu trong thỏa thuận đó có cả các
điều kiện áp dụng thì phải căn cứ vào các điều kiện đó; nếu không có
các điều kiện áp dụng trong thỏa thuận đó thì có thể áp dụng các điều
kiện tương tự hoặc áp dụng theo lẽ công bằng. Chế tài do luật định
thông thường rõ ràng và dễ áp dụng hơn so với chế tài có được do sự
thỏa thuận. Chế tài do luật định thường có các điều kiện áp dụng đi kèm
và bản thân nó đã được dùng quen dùng bởi các cơ quan tài phán. Còn
chế tài do thỏa thuận ít khi có bộ các điều kiện áp dụng đi kèm và các

23
cơ quan tài phán ít khi sử dụng. Do đó trong chừng mực nào đó, chế tài
loại này gây ra những khó khăn nhất định cho người áp dụng.
Điều 292 của Luật Thương mại 2005 có qui định sáu thể loại chế
tài cụ thể, bao gồm: (1) buộc thực hiện đúng hợp đồng; (2) phạt vi
phạm; (3) buộc bồi thường thiệt hại; (4) tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
(5) đình chỉ thực hiện hợp đồng; và (6) hủy bỏ hợp đồng. Có thể nhận
xét: ba thể loại chế tài được liệt kê đầu tiên tại điều luật này là các chế
tài chung đối với bất kể vi phạm hợp đồng nào; còn ba thể loại chê tài
liệt kê tiếp theo là các chế tài chỉ áp dụng đối với các vi phạm hợp đồng
thương mại (loại hợp đồng song vụ có đền bù). Vì vậy căn cứ vào đó, có
thể chia các thể loại chế tài thành chế tài áp dụng chung đối với vi phạm
bất kể loại hợp đồng nào và chế tài chỉ áp dụng đối với các vi phạm hợp
đồng song vụ có đền bù.
Tuy nhiên pháp luật Việt Nam có quy định chế tài phạt vi phạm
khác với các nước theo truyền thống Common Law. Các nước theo
truyền thống Common Law không chấp nhận chế tài phạt vi phạm hợp
đồng vì cho đó là một sự trừng phạt. Họ cho rằng các chế tài chỉ mang
tính chất đền bù, do đó mọi thoả thuận về một khoản phạt vi phạm hợp
đồng bị bác bỏ [7, tr. 481]. Đây là một điểm tranh luận khá nhiều về mặt

học thuật, nhất là về chức năng của chế tài phạt vi phạm hợp đồng.
Cần lưu ý rằng chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
không trùng khít với chế tài thương mại, có nghĩa là nội hàm của chế tài
thương mại rộng hơn nội hàm của chế tài đối với vi phạm hợp đồng
thương mại. Chế tài thương mại còn bao hàm cả các chế tài liên quan tới
vô hiệu hóa hợp đồng thương mại, vô hiệu hóa công ty thương mại, liên
quan tới tài sản kinh doanh… [4].


24
1.3. Nội dung của các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng
thƣơng mại
Các chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại không thể
nghiên cứu đầy đủ trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ luật học
bởi ngoài các chế tài do luật định còn rất nhiều thể loại chế tài do các
bên tự thỏa thuận. Do đó mục này chỉ đề cập tới nội dung của từng chế
tài được qui định tại Luật Thương mại 2005, nhưng tập trung vào phần
lý luận.

1.3.1. Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
Trong quan hệ hợp đồng, bên có nghĩa vụ có thể không thực hiện
nghĩa vụ, thực hiện không đúng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp
đồng. Vì vậy quyền yêu cầu của bên kia có thể không được làm thỏa
mãn. Để bảo đảm những lợi ích kinh tế của bên có quyền yêu cầu thì
bên này có thể yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện những nghĩa vụ đã
được thoả thuận trong hợp đồng mà họ vi phạm. Buộc thực hiện đúng
nghĩa vụ hợp đồng là việc buộc thi hành nghiêm chỉnh và đúng đắn
nghĩa vụ hợp đồng. Biện pháp này nhằm thiết lập lại vị trí ban đầu vốn
có trước khi có sự vi phạm, đưa các bên trở lại với quan hệ hợp đồng
như đã thoả thuận. Buộc thực hiện hợp đồng là một thể loại chế tài do

luật định nhằm áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng khi bên bị vi
phạm yêu cầu. Đây là sự cưỡng chế của nhà nước bắt buộc bên vi phạm
thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Chế tài
buộc thực hiện đúng hợp đồng chỉ đặt ra khi hợp đồng không được thực
hiện, thực hiện không đúng.
Cần có sự phân biệt giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
với trách nhiệm dân sự. Buộc thực hiện đúng hợp đồng không phải là

25
trách nhiệm dân sự mà đó chỉ nhằm bảo đảm thi hành trên thực tế những
gì mà bên vi phạm đã cam kết thực hiện trong hợp đồng. Nhờ vào sự
cưỡng chế này các bên trong hợp đồng trở lại vị trí vốn có của mình
trong hợp đồng [7, tr. 345 - 346]. Tuy nhiên việc áp dụng chế tài buộc
thực hiện đúng hợp đồng không làm mất đi quyền yêu cầu đòi bồi
thường những thiệt hại phát sinh do việc nghĩa vụ hợp đồng không được
thực hiện, cũng như phạt vi phạm mà các bên đã thoả thuận áp dụng
trong trường hợp có vi phạm xảy ra.
Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa qui định khi nào chế tài phạt vi
phạm, chế tài bồi thường thiệt hại loại trừ việc yêu cầu áp dụng chế tài
buộc thực hiện đúng hợp đồng. Ví dụ: Thương nhân A ký hợp đồng
mua 1000 tấn cà phê từ thương nhân B với điều kiện giao hàng vào
ngày 02/09/2014. Hợp đồng có điều khoản phạt vi phạm như sau:
“Trong trường hợp hợp đồng không được thực hiện do cà phê không
được giao thì bên B phải chịu một khoản phạt là 20.000.000,00 VNĐ”.
Đến ngày 02/09/2014, B không giao cà phê cho A. Tiếp đó A đã gia hạn
cho B thêm một tháng để thực hiện việc giao hàng nhưng B vẫn không
thực hiện. A khởi kiện ra toà yêu cầu B tiếp tục thực hiện hợp đồng và
đòi khoản tiền phạt vi phạm như đã thoả thuận trong hợp đồng”.
Với trường hợp như vậy, có một câu hỏi đặt ra là: liệu tòa án có
chấp nhận yêu cầu vừa đòi phạt vi phạm hợp đồng, vừa buộc thực hiện

đúng hợp đồng hay không? Luật Thương mại 2005 có qui định về mối
quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các thể loại chế
tài khác như sau: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian
áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp
dụng các chế tài khác”. Vi phạm hợp đồng có hai hình thức: (1) không

×