Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Đánh giá nhận thức, thái độ của Sinh viên Điều dường về công tác thu gom, phân loại chất thải y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.18 KB, 27 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ quan trọng
của ngành Y tế. Nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm
sóc sức khỏe của nhân dân, hệ thống các cơ sở y tế đã không ngừng được tăng
cường, mở rộng và hoàn thiện. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, hệ thống y
tế đặc biệt là các Bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải bỏ
Chất thải tại các bệnh viện là những chất thải ra trong quá trình điều trị, chẩn
đoán, chăm sóc và sinh hoạt trong môi trường bệnh viện. Chất thải bệnh viện
bao gồm: Chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm, chất thải
thông thường [1].
Theo WHO, trong thành phần chất thải bệnh viện có khoảng 10% là chất
thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất thải gây độc hại như chất phóng xạ, chất
gây độc tế bào, các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều
trị [3], đó là những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm
bệnh từ bệnh viện tới các vùng xung quanh, dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng
bệnh viện và tăng tỷ lệ bệnh tật đối với cộng đồng dân cư sống trong vùng tiếp
giáp. Do đó, vấn đề xử lý chất thải y tế (CTYT) tại các bệnh viện luôn là vấn đề
quan tâm của toàn xã hội
Bộ Y Tế đã ban hành nhiều quy định về: Phân loại, thu gom và xử lý CTYT
như: Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế… và gần đây là
Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT – BYT – BTN&MT Quy định về việc phân
loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTYT.
Để thực hiện tốt những quy định này, Trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên
cũng đã và đang giảng dạy cho sinh viên cách phân loại, thu gom và xử lý
CTYT để các em có kiến thức và thái độ đúng đắn với công tác phân loại, thu
gom và xử lý CTYT khi đi thực hành chăm sóc người bệnh tại bệnh viện. Tuy
vậy, để đánh giá kiến thức, thái độ của sinh viên Điều dưỡng tại Trường CĐYTTN về vấn đề này trong thời gian qua vẫn chưa có điều tra nào
1



Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
nhận thức, thái độ của Sinh viên Cao đẳng điều dưỡng khóa 10 đối với việc
thu gom, phân loại chất thải y tế sau khi đi thực tập lâm sàng tại bệnh viện A
Thái Nguyên” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá nhận thức, thái độ của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng khóa 10
đối với việc thu gom, phân loại chất thải y tế
2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao sự nhận thức và thái độ của sinh
viên Cao đẳng Điều dưỡng đối với việc thu gom, phân loại chất thải y tế

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chất thải y tế
1.1.1. Khái niệm liên quan đến chất thải y tế

Theo WHO, chất thải y tế là tất cả các loại chất thải phát sinh trong các cơ
sở y tế, bao gồm cả các chất thải nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn
Theo Quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế Việt Nam:
- Chất thải y tế: Là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế
bao gồm CTYT nguy hại và chất thải thông thường.
- Chất thải y tế nguy hại: Là CTYT chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con
người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ,
dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được
tiêu hủy an toàn.
- Chất thải y tế thông thường: Là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá
học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ.
- Quản lý chất thải y tế: Là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu
gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ CTYT
và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

- Thu gom chất thải tại nơi phát sinh: Là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói
và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế.
- Vận chuyển chất thải: Là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới
nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy.
- Xử lý ban đầu: Là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy
cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ
hoặc tiêu hủy.
1.1.2. Phân loại chất thải y tế
Theo Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTN&MT ngày 31/12/2015 của Bộ Y
tế và Bộ TN&MT: Chất thải y tế được phân loại như sau:
1.1.2.1. Chất thải lây nhiễm bao gồm:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết
cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của
3


dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh; cưa dùng trong
phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa
máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ
đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các
phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định
số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại
phòng xét nghiệm
d) Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác
động vật thí nghiệm.
1.1.2.2. Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
a) Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;

b) Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại
từ nhà sản xuất;
c) Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các
kim loại nặng;
d) Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
đ) Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TTBTN&MT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản
lý chất thải nguy hại
1.1.2.3. Chất thải y tế thông thường bao gồm:
a) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con
người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
b) Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc danh mục
CTYT nguy hại
c) Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
 Nguyên tắc phân loại chất thải y tế:
a) Chất thải y tế nguy hại và CTYT thông thường phải phân loại để quản
4


lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh
b) Từng loại CTYT phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị
lưu chứa chất thải theo quy định. Trường hợp các CTYT nguy hại không có khả
năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có
thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa
c) Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn
hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.
 Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải:

a) Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ
phân loại CTYT
b) Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại CTYT phải có hướng dẫn cách phân

loại và thu gom chất thải.
 Bao bì, dụng cụ lưu chứa chất thải y tế:

a) Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm và có kích
thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa.
b) Màu sắc của bao bì, dụng cụ lưu chứa CTYT quy định như sau:
- Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ lưu chứa chất thải lây nhiễm;
- Màu đen đối với bao bì, dụng cụ lưu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm
- Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTYT thông thường
- Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải tái chế.

 Phân loại CTYT tương ứng với màu sắc bao bì, dụng cụ lưu chứa CTYT:

a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;
5


b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có
lót túi và có màu vàng;
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có
lót túi và có màu vàng;
d) Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có
màu vàng;
đ) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong
thùng có lót túi và có màu đen;
e) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ
có nắp đậy kín;
g) CTYT thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi
hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;
h) CTYT thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong

thùng có lót túi và có màu trắng.
1.1.3. Thu gom chất thải y tế
1.1.3.1. Thu gom chất thải lây nhiễm:
a) Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu
giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
b) Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng
chất thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ trong quá trình thu gom
c) Cơ sở y tế quy định tuyến đường và thời điểm thu gom chất thải lây
nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu
vực khác trong cơ sở y tế
d) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về
khu lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế
đ) Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất
thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 (một) lần/ngày
e) Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05
kg/ngày, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu
lưu giữ tạm thời trong khuôn viên cơ sở y tế hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu
6


là 01 (một) lần/tháng
1.1.3.2. Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm:
a) Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu
lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế
b) Thu gom chất hàn răng amalgam thải và thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua
sử dụng có chứa thủy ngân: Chất thải có chứa thủy ngân được thu gom và lưu
giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp và bảo đảm không
bị rò rỉ hay phát tán hơi thủy ngân ra môi trường
1.1.3.3. Thu gom chất thải y tế thông thường: CTYT thông thường phục vụ mục
đích tái chế và CTYT thông thường không phục vụ mục đích tái chế được thu

gom riêng.
1.1.4. Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm:
a) Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất
thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường.
Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C,
thời gian lưu giữ tối đa là 07 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây
nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong
điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc
thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín;
b) Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử
lý theo mô hình cụm hoặc mô hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày.
Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và
thời gian lưu giữ tối đa không quá 02 ngày.
1.1.5. Tác hại của chất thải y tế
1.1.5.1. Đối với môi trường
 Môi trường đất: Chất thải y tế được xử lý không đúng cách trước khi thải bỏ vào

môi trường thì các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại có thể ngấm sâu vào
môi trường đất gây nhiễm độc, nhiễm mầm bệnh cho môi trường đất
 Môi trường không khí: Từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng, CTYT
đều gây tác động xấu tới môi trường không khí. Nếu không được thu gom, quản
7


lý đúng quy cách, chúng có thể phát tán bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi
dung môi, hóa chất… vào không khí. Ở khâu xử lý sẽ phát sinh những khí độc
hại như dioxin, fluran... từ lò đốt hoặc CH 4, NH3, H2S…từ bãi chôn lấp. Các khí
này nếu không được thu hồi và xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của
cộng đồng dân cư xung quanh.
 Môi trường nước: Nước thải từ các cơ sở y tế bao gồm nước thải sinh hoạt và

nước thải từ các bồn rửa các thiết bị, dụng cụ y tế đã qua sử dụng. Do đó, nước
thải có thể chứa Salmonella, tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn Gram âm đa kháng, các
chất hữu cơ, các hóa chất độc hại, các kim loại nặng… Chính vì vậy, nếu không
được xử lý triệt để trước khi xả thải ra môi trường sẽ gây nhiễm bệnh, nhiễm
độc cho cộng đồng dân cư xung quanh sử dụng nguồn nước này
1.1.5.2. Đối với con người
Tất cả những người tiếp xúc với CTYT nguy hại đều có nguy cơ bị tác hại,
bao gồm những người làm việc trong cơ sở y tế, những người làm nhiệm vụ vận
chuyển CTYT và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm do hậu quả của
việc thu gom, quản lý, vận chuyển và xử lý không đúng quy cách
- Chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn: Chất thải loại này có thể chứa một
lượng lớn các tác nhân vi sinh vật truyền nhiễm như: Salmonella, lỵ, các loại
sán, các virus HIV, viêm gan B, C… Đặc biệt, chất thải sắc nhọn được coi là
chất thải rất nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn thương kép tới sức khỏe con người,
nghĩa là vừa gây chấn thương do vết cắt, vết đâm vừa thông qua vết thương gây
nên bệnh truyền nhiễm nếu trong chất thải đó có các mầm bệnh
Những nguy cơ của chất thải lây nhiễm[6]:
Các dạng nhiễm khuẩn

Một số tác nhân gây bệnh
Salm onel l a, Shi gel l a ,
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Vibrio cholera
Trực khuẩn Lao, virus sởi,
Nhiễm khuẩn đường hô hấp
phế cầu khuẩn…
Nhiễm khuẩn mắt
Herpes

Chất truyền bệnh

Phân và chất nôn
Nước bọt, chất tiết
đường hô hấp
Chất tiết ở mắt

8


Các dạng nhiễm khuẩn

Một số tác nhân gây bệnh

Chất truyền bệnh

Nhiễm khuẩn da

Tụ cầu

Mủ

Bệnh than

Trực khuẩn than

Chất tiết qua da

Bệnh suy giảm miễn dịch

HIV


Máu, dịch tiết từ
đường sinh dục

Viêm gan A

Virus viêm gan A

Phân

Viêm gan B và C

Virus viêm gan B và C

Máu và dịch cơ thể

- Chất thải hóa học và dược phẩm: Những chất này có thể gây nhiễm độc cấp
tính hoặc mạn tính khi tiếp xúc. Việc tiếp xúc với các chất ăn mòn, các hóa chất
gây phản ứng, chất dễ cháy có thể gây tổn thương đến da, niêm mạc, mắt hoặc
niêm mạc đường hô hấp
- Chất thải phóng xạ: Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ tùy thuộc vào loại
phóng xạ, cường độ và thời gian tiếp xúc. Trong bệnh viện, các chất phóng xạ
thường có chu kỳ bán rã ngắn (từ vài giờ, vài ngày cho đến vài tuần). Các dấu
hiệu hay gặp là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn,... ở mức độ
nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư và ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền[4]
1.2. Tình hình nghiên cứu về chất thải y tế
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới:
Nghiên cứu về CTYT đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt
là các nước phát triển như: Anh, Mỹ, Nhật Bản, Canada,... các công trình nghiên
cứu quan tâm đến nhiều lĩnh vực như quản lý CTYT (biện pháp giảm thiểu chất
thải, biện pháp tái sử dụng, các phương pháp xử lý chất thải, đánh giá hiệu quả

của các biện pháp xử lý chất thải,...), tác hại của CTYT đối với môi trường, biện
pháp giảm thiểu tác hại của CTYT và phòng chống tác hại của CTYT đối với
sức khỏe cộng đồng[6].
1.2.1.1. Tình hình phát sinh chất thải y tế
Chất thải y tế phát sinh thay đổi theo từng khu vực địa lý, theo mùa và phụ
thuộc vào yếu tố khách quan như: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, quy mô bệnh viện,
lượng người bệnh khám, chữa bệnh, điều kiện kinh tế, xã hội của khu vực,
9


phương pháp, thói quen của nhân viên y tế trong việc khám điều trị, chăm sóc,
số lượng người nhà được phép đến thăm
Các số liệu thống kê cho thấy, khối lượng CTYT thay đổi theo từng khu vực
địa lý, theo mùa và theo mức thu nhập của quốc gia. Các nước có thu nhập cao
thì lượng CTYT phát sinh trên đầu người cũng gia tăng, trung bình 0,4 - 5,5kg
/đầu người. Đồng thời lượng CTYT phát sinh cũng thay đổi tùy theo từng loại
hình bệnh viện[7].
1.2.1.2. Công tác phân loại chất thải y tế
Ở các nước phát triển, CTYT phân thành các loại như sau: Chất thải không
độc hại (chất thải sinh hoạt gồm chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại);
chất thải sắc nhọn (truyền nhiễm hay không truyền nhiễm); chất thải nhiễm
khuẩn (khác với các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn); chất thải hóa học và dược phẩm
(không kể các loại thuốc độc đối với tế bào); chất thải nguy hiểm khác (chất thải
phóng xạ, các thuốc độc tế bào, các bình chứa khí có áp suất cao[6]
1.2.1.3. Thu gom và lưu giữ chất thải y tế
Theo WHO, có 18 – 64% cơ sở y tế chưa có biện pháp xử lý chất thải đúng
cách. Tại các cơ sở y tế có khoảng 12,5% công nhân xử lý chất thải bị tổn
thương do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý CTYT. Tổn thương này cũng là
phơi nhiễm nghề nghiệp phổ biến nhất với nhân viên y tế, chủ yếu là do dùng
hai tay tháo lắp kim và thu gom tiêu hủy vật sắc nhọn [6].

Theo H.Ô-ga-oa, cố vấn Tổ chức Y tế thế giới về sức khỏe và môi trường
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, phần lớn các nước đang phát triển không
quản lý tốt CTYT, chưa có khả năng phân loại CTYT mà xử lý cùng với tất cả
các loại chất thải khác. Từ những năm 90, nhiều quốc gia như Nhật Bản,
Singapore, Australia, New Zeland đã đi đầu trong công tác xử lý CTYT [6].
Ở các nước phát triển đã có công nghệ xử lý CTYT đáng tin cậy như xử lý
chất thải bằng lò vi sóng, tuy nhiên đây không phải là biện pháp hữu hiệu được
áp dụng. Vì vậy, các nhà khoa học ở các nước Châu Á đã tìm ra một số phương
pháp xử lý chất thải khác để thay thế như Philippines đã áp dụng phương pháp
xử lý rác bằng các thùng rác có nắp đậy; Nhật Bản đã khắc phục vấn đề khí thải
10


độc hại thoát ra từ các thùng đựng rác có nắp kín bằng việc gắn vào các thùng có
những thiết bị cọ rửa; Indonesia chủ trương nâng cao nhận thức trước hết cho
các bệnh viện về mối nguy hại của CTYT gây ra để bệnh viện có biện pháp lựa
chọn phù hợp [6].
1.2.2. Nghiên cứu trong nước
Trong những năm qua, hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi
trường, quản lý chất thải đã được ban hành, đây là căn cứ pháp lý cho các cấp cơ
sở quản lý có phát sinh chất thải thực hiện nhằm từng bước cải thiện tình trạng ô
nhiễm môi trường ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình phát sinh chất thải y tế
Chất thải y tế phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương, xuất
phát từ một số nguyên nhân như: gia tăng số lượng cơ sở y tế và tăng số giường
bệnh; tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y tế; dân số gia
tăng, người dân ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế, lượng
CTYT nguy hại phát sinh khác nhau giữa các loại hình cơ sở y tế khác nhau. Các
nghiên cứu cho thấy các bệnh viện tuyến Trung ương và tại các thành phố lớn có
tỷ lệ phát sinh CTYT cao nhất [3].

Theo nghiên cứu của Cục Quản lý khám chữa bệnh năm 2009 – 2010, lượng
CTYT phát sinh trung bình 100-140 tấn/ngày (0,86kg/giường/ngày), trong đó có
16-30 tấn thuộc chất thải nguy hại
1.2.2.2. Công tác phân loại chất thải y tế
Chất thải y tế phát sinh ở bệnh viện được phân loại ngay tại nguồn chiếm
(81,25%) nhưng việc phân loại còn phiến diện và kém hiệu quả. Việc phân loại
chưa theo chuẩn mực như: Chưa tách vật sắc nhọn ra khỏi CTYT, còn lẫn nhiều
chất thải sinh hoạt vào CTYT và ngược lại. Còn nhiều Bệnh viện chưa thu gom
vật sắc nhọn vào các hộp đựng theo đứng tiêu chuẩn qui định, đa số các bệnh
viện (88,6%) thường đựng vào các vật tự tạo như chai truyền dịch, chai nhựa
đựng nước khoáng... [7]
1.2.2.3. Thu gom và lưu giữ chất thải y tế
Theo kết quả khảo sát 834 bệnh viện của Viện Y học Lao động và Vệ sinh
11


Môi trường và báo cáo của các Sở Y tế từ các địa phương (2007-2009) thì mức
độ phân loại, thu gom chất thải trong các bệnh viện chiếm 95,6% trong đó
91,1% đã sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn. [3]
Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh và nhận xét của đoàn kiểm tra liên Bộ,
còn có hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số loại chất thải thông thường
được đưa vào CTYT nguy hại gây tốn kém trong việc xử lý; có 63,6% sử dụng
túi nhựa làm bằng nhựa PE, pp; chỉ có 29,3% sử dụng túi có thành dày theo
đúng quy chế; hầu hết ở các bệnh viện (90,9%) CTYT được thu gom hàng
ngày[3].

12


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng khóa 10, đi thực
tập lâm sàng tại bệnh viện A Thái Nguyên
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-

Thời gian: Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018

-

Địa điểm: Bệnh viện A Thái Nguyên

2.3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả, thiết kế cắt ngang
2.4. Cách chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, có chủ đích: Lấy tất cả 281 sinh
viên Cao đẳng Điều dưỡng sau khi đi thực tập tại Bệnh viện A, Tỉnh Thái Nguyên
2.5. Nội dung nghiên cứu
 Nhận thức của sinh viên Điều dưỡng về công tác thu gom, phân loại và xử lý








CTYT được đánh giá thông qua các nội dung:
Nhận thức cơ bản về CTYT: Định nghĩa CTYT, CTYT nguy hại …
Nhận thức của sinh viên về phân loại CTYT
Nhận thức của sinh viên về thu gom CTYT
Nhận thức của sinh viên về tác hại của CTYT
Tác hại của CTYT đối với con người

Tác hại của CTYT đối với môi trường
Thái độ của sinh viên Điều dưỡng về công tác thu gom, phân loại và xử lý

CTYT được đánh giá thông qua các nội dung:
 Thái độ của sinh viên về ý nghĩa của công tác phân loại, thu gom và xử lý CTYT
 Mức độ quan tâm của sinh viên đến công tác phân loại, thu gom và xử lý CTYT
 Thái độ của sinh viên đối với học tập về công tác phân loại, thu gom và xử lý
CTYT
2.6. Phương pháp thu thập số liệu:
Bộ câu hỏi thu thập số liệu được xây dựng dựa trên Thông tư liên tịch số
58/2015/TTLT-BYT-BTN&MT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ TN&MT
quy định về quản lý CTYT
Thu thập số liệu: Sử dụng bộ câu hỏi tự điền nhằm tìm hiểu: Nhận thức của
sinh viên về phân loại, thu gom và xử lý CTYT; sự nhận thức về tác hại của
CTYT đối với con người và môi trường của sinh viên; thái độ của sinh viên đối
với công tác quản lý CTYT

13


2.7. Phương pháp xử lý số liệu:
Các thông tin sẽ được mã hóa, làm sạch trước khi nhập số liệu bằng phần
mềm Epidata 3.1.
Số liệu được phân tích dựa trên phần mềm SPSS 18.0, chủ yếu các phân tích
đưa ra là các tần số về tỷ lệ phần trăm

14


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Nhận thức của sinh viên về chất thải y tế và công tác phân loại, thu
gom, quản lý và xử lý chất thải y tế
Bảng 1. Nhận thức cơ bản về chất thải y tế của sinh viên
Đúng

Nội dung

Khái niệm CTYT
Khái niệm CTYT lây nhiễm
Khái niệm CTYT nguy hại
Khái niệm CTYT thông thường
Khái niệm quản lý CTYT

Sai

Tổng

n

%

n

%

n

%

259


92,2

22

7,8

281

100

247

87,9

34

12,1

281

100

255

90,7

26

9,3


281

100

244

86,8

37

13,2

281

100

218

77,6

63

22,4

281

100

Nhận xét: Tỷ lệ sinh viên hiểu các khái niệm cơ bản về CTYT là khá cao

~90%. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên hiểu biết về các hoạt động quản lý CTYT còn
khiêm tốn, chỉ chiếm 77,6% .
Bảng 2. Nhận thức của sinh viên về phân loại chất thải y tế
Đúng

Nội dung

Sai

Tổng

n

%

n

%

n

%

Số nhóm CTYT

241

85,8

40


14,2

281

100

Tên các nhóm CTYT

241

85,8

40

14,2

281

100

Thời điểm phân loại CTYT

256

91,1

25

8,9


281

100

15


Nhận xét: Sinh viên biết đúng, đủ số nhóm CTYT và tên các nhóm CTYT
chiếm: 85,8%, biết đúng về thời điểm phân loại CTYT chiếm tỷ lệ: 91,1%
Bảng 3. Nhận thức của sinh viên về phân loại chất thải y tế với mã màu sắc
của bao bì đựng chất thải y tế tương ứng
Nội dung

Đúng

Sai

Tổng

n

%

n

%

n


%

Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm

273

97,2

8

2,8

281

100

Màu đen đựng chất thải nguy hại

231

82,2

50

17,8

281

100


Màu xanh đựng chất thải thông thường

268

95,4

13

4,6

281

100

Màu trắng đựng chất thải tái chế

262

93,2

19

6,8

281

100

Nhận xét: Đa số sinh viên nhận thức được các mã màu sắc bao bì đựng
CTYT tương ứng với từng loại chất thải. Tuy nhiên mã bao bì màu đen đựng

CTYT nguy hại chỉ có 82,2% sinh viên trả lời đúng.
Bảng 4. Nhận thức của sinh viên về thu gom chất thải y tế
Nội dung

Đúng

Sai

Tổng

n

%

n

%

n

%

Tần suất thu gom CTYT

214

76,2

67


23,8

281

100

Số lượng CTYT trong túi cần thu gom

209

74,4

72

25,6

281

100

Xử lý ban đầu trước thu gom

173

61,6

108

38,4


281

100

16


Nhận xét: Chỉ có 76,2% sinh viên trả lời đúng về tần suất thu gom CTYT,
74,4% trả lời đúng về số lượng chất thải trong túi cần thu gom và 61,6% trả lời
đúng về việc cần phải xử lý sơ bộ chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi
lưu giữ và tiêu hủy
3.2. Nhận thức của sinh viên về tác hại của chất thải y tế
Bảng 5. Nhận thức của sinh viên về tác hại của chất thải y tế đối với con
người
Đối tượng bị ảnh hưởng

Có ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

n

%

n

%

Người bệnh


133

47,3

148

52,7

Nhân viên y tế

201

71,5

80

28,5

Nhân viên thu gom CTYT

251

89,3

30

10,7

Người dân xung quanh bệnh viện


120

42,7

161

57,3

Nhận xét: Đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi tác hại của CTYT được sinh viên
biết đến nhiều nhất là người thu gom, vận chuyển CTYT; đối tượng bị ảnh
hưởng được sinh viên biết đến ít nhất là người dân sống xung quanh bệnh viện
Bảng 6. Nhận thức của sinh viên về tác hại của chất thải y tế đối với môi trường
Tác hại của môi trường



Không

n

%

n

%

Lan truyền bệnh truyền nhiễm

257


91,5

24

8,5

Phát sinh côn trùng truyền bệnh

178

63,3

103

36,7

Gây chấn thương do vật sắc nhọn

186

66,2

95

33,8

Gây ung thư, nhiễm độc

215


76,5

66

23,5

Gây bệnh về da và đường hô hấp

213

75,8

68

24,2
17


Nhận xét: Tác hại lây truyền bệnh truyền nhiễm được sinh viên biết đến với tỷ
lệ cao nhất 91,5%.
3.3. Thái độ của sinh viên trong công tác phân loại, thu gom và xử lý CTYT
Bảng 7. Thái độ của sinh viên về ý nghĩa của công tác phân loại, thu gom và
xử lý CTYT
Thái độ của sinh viên

n

%

Rất quan trọng


248

88,3

Quan trọng

33

11,7

Không quan trọng

0

0

281

100

Tổng

Nhận xét: Có 88,3% sinh viên cho rằng công tác phân loại, thu gom và xử lý
CTYT có ý nghĩa của rất quan trọng, không có sinh viên nào cho rằng công tác
phân loại, thu gom và xử lý CTYT không quan trọng
Bảng 8. Mức độ quan tâm của sinh viên đến công tác phân loại, thu gom và
xử lý CTYT
Mức độ quan tâm của sinh viên


n

%

Rất quan tâm

243

86,5

Quan tâm

25

8,9

Không quan tâm

13

4,6

281

100

Tổng

Nhận xét: Tỷ lệ sinh viên rất quan tâm và quan tâm đến công tác phân loại,
thu gom và xử lý CTYT là 95,4%.

Bảng 9. Thái độ của sinh viên đối với học tập về công tác phân loại, thu gom
và xử lý CTYT
Thái độ của sinh viên

n

%

Tích cực

259

92,2

Thỉnh thoảng

22

7,8

Không tham gia

0

0

281

100


Tổng

18


Nhận xét: Có 92,2% sinh viên tích cực học tập về công tác phân loại, thu
gom và xử lý CTYT.

19


CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
4.1. Nhận thức của sinh viên về chất thải y tế và công tác phân loại, thu
gom, quản lý và xử lý chất thải y tế
 Nhận thức cơ bản về CTYT của sinh viên

Nhận thức cơ bản về CTYT gồm các tiêu chí như là: Nhận biết thế nào là
CTYT; những loại chất thải nào là CTYT lây nhiễm, CTYT nguy hại, CTYT
thông thường; các hoạt động quản lý CTYT.
Qua kết quả ở bảng 1 chúng tôi thấy: Tỷ lệ sinh viên hiểu các khái niệm cơ
bản về CTYT là khá cao (chiếm ~ 90%). Điều này phù hợp với việc sinh viên đã
được giảng dạy tại trường về công tác thu gom và quản lý CTYT trước khi đi
lâm sàng. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên hiểu biết về các hoạt động quản lý CTYT
còn khiêm tốn, chỉ chiếm 77,6%. Có lẽ đây là vấn đề mà sinh viên chưa thực sự
quan tâm. Bởi khi tham gia thực hành chăm sóc người bệnh, sinh viên chỉ tham
gia vào quá trình phân loại CTYT là chính.
 Nhận thức của sinh viên về phân loại CTYT

Từ kết quả ở bảng 2 chúng tôi thấy: Sinh viên biết đúng, đủ số nhóm CTYT
và tên các nhóm CTYT chiếm 85,8%; biết đúng về thời điểm phân loại CTYT

chiếm tỷ lệ 91,1%. Điều này phù hợp với công việc hàng ngày khi tham gia thực
hành chăm sóc người bệnh của sinh viên luôn làm phát sinh chất thải.
Việc nắm rõ các nhóm chất thải và thời điểm phân loại CTYT giúp cho việc
phân loại tốt hơn, hạn chế sự nhầm lẫn góp phần làm giảm lượng chất thải phát sinh
 Nhận thức của sinh viên về phân loại CTYT với mã màu sắc của bao bì đựng

CTYT tương ứng
Mỗi nhóm chất thải phải bỏ vào bao bì, thùng đựng chất thải phù hợp. Do
thực tế phân loại tại nguồn là công việc hàng ngày được lặp đi lặp lại nhiều lần
khi chăm sóc người bệnh. Bên cạnh đó, sinh viên cũng thường xuyên được các
nhân viên y tế hướng dẫn phân loại CTYT khi tham gia thực hành chăm sóc
người bệnh tại bệnh viện nên sinh viên trả lời đúng về cách phân loại chất thải
với mã màu sắc dụng cụ đựng chất thải tương ứng chiếm tỷ lệ rất cao, đều đạt từ
95 – 97%.
20


Riêng mã màu đen đựng chất thải phóng xạ và hóa học nguy hại chỉ có
82,2% sinh viên nắm được. Điều này cũng phù hợp với tình hình tại các khoa
lâm sàng mà sinh viên đi thực tập không có phát sinh chất thải phóng xạ, nên
việc sử dụng túi và thùng màu đen rất hạn chế.
 Nhận thức của sinh viên về thu gom CTYT

Qua bảng 4 chúng tôi thấy: Chỉ có 76,2% sinh viên trả lời đúng về tần suất
thu gom CTYT, 74,4% trả lời đúng về số lượng chất thải trong túi cần thu gom
và 61,6% trả lời đúng về việc cần phải xử lý sơ bộ chất thải có nguy cơ lây
nhiễm cao trước khi lưu giữ và tiêu hủy. Tình trạng sinh viên không nắm vững
quy trình thu gom CTYT là do thu gom chất thải là nhiệm vụ của nhân viên vệ
sinh, sinh viên không tham gia vào công việc thu gom CTYT nên không nhớ
được kiến thức về giới hạn cho phép thu gom của túi, thùng đựng chất thải cũng

như quy định bắt buộc cần phải thực hiện trước khi thu gom chất thải có nguy cơ
lây nhiễm cao.
Nhưng thực tế tại các khoa vẫn thực hiện việc phân loại và thu gom chất thải
tại nơi phát sinh diễn ra hằng ngày, nên dù không trực tiếp thực hiện thu gom
chất thải, nhưng để công tác quản lý CTYT được hiệu quả thì nhân viên y tế nói
chung và sinh viên Điều dưỡng nói riêng phải biết đầy đủ kiến thức từ khâu
nhận biết phân loại chất thải cho đến kiến thức thu gom, vận chuyển, lưu giữ và
xử lý chất thải để hỗ trợ hoạt động quản lý CTYT tốt hơn.
4.2. Nhận thức của sinh viên về tác hại của chất thải y tế
 Nhận thức của sinh viên về tác hại của CTYT đối với con người
Xử lý CTYT là vấn đề rất quan trọng trong hoạt động của bệnh viện và cũng
là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Nếu CTYT, đặc biệt là CTYT nguy hại
không được phân loại, thu gom và xử lý đúng quy cách thì tất cả những người
tiếp xúc với CTYT nguy hại đều có nguy cơ bị tác hại, bao gồm: Những người
làm việc trong cơ sở y tế; những người làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển, xử
lý CTYT và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm do hậu quả của việc
thu gom, quản lý, vận chuyển và xử lý không đúng quy cách
Qua kết quả ở bảng 5 chúng tôi thấy: Có 89,3% sinh viên ý thức được vấn
21


đề tác hại của CTYT đối với đối tượng là người thu gom, vận chuyển CTYT;
71,5% sinh viên cho rằng CTYT có tác hại đối với cán bộ y tế. Còn lại, số sinh
viên nhận thức được sự tác hại của CTYT đối với người bệnh và đối với cộng
đồng là rất thấp, chỉ chiếm dưới 50%. Có lẽ, đây là do sinh viên thấy đối tượng
người bệnh ít khi tiếp xúc với CTYT và sinh viên cũng không tham gia vào công
đoạn xử lý CTYT nên chưa nắm được chất thải bỏ sẽ có thể gây ảnh hưởng đến
những đối tượng nào



Nhận thức của sinh viên về tác hại của CTYT đối với môi trường
CTYT được xử lý không đúng cách trước khi thải bỏ vào môi trường sẽ
mang những mầm bệnh, những vật dụng sắc nhọn, những hóa chất độc hại…
phát tán vào trong đất, nước và không khí làm cho môi trường bị ô nhiễm. Khi
môi trường bị ô nhiễm sẽ gây những ảnh hưởng xấu ngược lại tới sức khỏe của
những người tiếp xúc với CTYT như: Chấn thương, bệnh về da và đường hô
hấp, nặng hơn là mắc những bệnh truyền nhiễm, nhiễm độc, ung thư…
Từ kết quả ở bảng 6 chúng tôi thấy: Có 91,5% sinh viên ý thức được việc
không xử lý tốt CTYT trước khi thải bỏ vào môi trường sẽ làm lan truyền bệnh
truyền nhiễm còn các yếu tố nguy cơ như: chấn thương do vật sắc nhọn, gây ung
thư, gây nhiễm độc và các bệnh về da, hô hấp… thì chỉ có trên dưới 70% sinh
viên ý thức được. Điều này cũng phù hợp với tình hình tại các khoa lâm sàng mà
sinh viên đi thực tập chủ yếu là phát sinh chất thải lây nhiễm, không có phát sinh
chất thải phóng xạ, hóa chất độc hại… nên sinh viên chưa ý thức được các yếu
tố nguy cơ gây các bệnh về da, hô hấp, ung thư, nhiễm độc…
4.3. Thái độ của sinh viên trong công tác phân loại, thu gom và xử lý CTYT
Chất thải y tế là vấn đề rất quan trọng trong hoạt động của bệnh viện, ngoài
kiến thức về CTYT, thì thái độ của sinh viên về công tác phân loại, thu gom và
xử lý CTYT cũng hết sức quan trọng.
Từ kết quả ở bảng 7, 8 và 9 cho thấy: Có 100% sinh viên cho rằng công tác
phân loại, thu gom và xử lý CTYT có ý nghĩa từ quan trọng đế rất quan trọng;
95,7% sinh viên quan tâm đến công tác phân loại, thu gom và xử lý CTYT và
92,2% sinh viên tích cực học tập về công tác phân loại, thu gom và xử lý CTYT
22


Đây là tín hiệu rất đáng mừng, khi sinh viên có thái độ đúng với công tác
phân loại, thu gom và xử lý CTYT thì họ sẽ tích cực học tập, tìm hiểu nhằm
nâng cao kiến thức về phân loại, thu gom và xử lý CTYT và có thái độ đúng đắn
trong việc thực hành phân loại rác tại nơi phát sinh, tích cực nhắc nhở người

khác về việc bỏ rác đúng nơi quy định, góp phần làm giảm nguồn rác thải nguy
hại do phân loại không phù hợp.

23


CHƯƠNG V: KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về nhận thức, thái độ của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng
khóa 10 tại trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên đối với việc thu gom, phân loại
chất thải y tế, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
5.1. Nhận thức của sinh viên về chất thải y tế và công tác phân loại, thu
gom, quản lý và xử lý chất thải y tế
- Tỷ lệ sinh viên hiểu các khái niệm cơ bản về CTYT là khá cao ~ 90%. Tuy
nhiên, tỷ lệ sinh viên hiểu biết về các hoạt động quản lý CTYT còn khiêm tốn,
chỉ chiếm 77,6%.
- Sinh viên biết đúng, đủ số nhóm CTYT và tên các nhóm CTYT chiếm: 85,8%,
biết đúng về thời điểm phân loại CTYT chiếm tỷ lệ 91,1%
- Sinh viên nhận thức đúng các mã màu sắc bao bì đựng CTYT tương ứng với
từng loại chất thải chiếm tỷ lệ từ 93,2 – 97,2%. Tuy nhiên mã bao bì màu đen
đựng CTYT nguy hại chỉ có 82,2% sinh viên trả lời đúng.
- Chỉ có 76,2% sinh viên trả lời đúng về tần suất thu gom CTYT, 74,4% trả lời
đúng về số lượng chất thải trong túi cần thu gom và 61,6% trả lời đúng về việc
cần phải xử lý sơ bộ chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi lưu giữ và tiêu
hủy
5.2. Nhận thức của sinh viên về tác hại của chất thải y tế
 Nhận thức của sinh viên về tác hại của CTYT đối với con người
- Có 89,3% sinh viên cho rằng CTYT có tác hại đối với người thu gom, vận

-


chuyển CTYT
71,5% sinh viên cho rằng CTYT có tác hại đối với cán bộ y tế
47,3% sinh viên cho rằng CTYT có tác hại đối với người bệnh
42,7% sinh viên cho rằng CTYT có tác hại đối với cộng đồng dân cư
Nhận thức của sinh viên về tác hại của CTYT đối với môi trường
Có 91,5% sinh viên cho rằng sẽ làm lan truyền bệnh truyền nhiễm
63,3% sinh viên cho rằng sẽ phát sinh côn trùng truyền bệnh
66,2% sinh viên cho rằng sẽ gây chấn thương do vật sắc nhọn
76,5% sinh viên cho rằng sẽ gây ung thư, nhiễm độc

24


-

75,8% sinh viên cho rằng sẽ gây bệnh về da và đường hô hấp
5.3. Thái độ của sinh viên trong công tác phân loại, thu gom và xử lý chất
thải y tế

-

100% sinh viên cho rằng công tác phân loại, thu gom và xử lý CTYT có ý nghĩa

từ quan trọng đến rất quan trọng
- 95,7% sinh viên có thái độ quan tâm và rất quan tâm đến công tác phân loại, thu
gom và xử lý CTYT
- 92,2% sinh viên có thái độ tích cực và rất tích cực với việc học tập về công tác
phân loại, thu gom và xử lý CTYT

25



×