ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o
HOÀNG BÁ VĨNH DƢƠNG
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o
HOÀNG BÁ VĨNH DƢƠNG
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ VÂN ANH
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những thông
tin và số liệu trong luận văn được trích dẫn trung thực chính xác từ các tài
liệu tham khảo và xuất phát từ tình hình thực tế tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam.
Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2015
Tác giả luận văn
Hoàng Bá Vĩnh Dƣơng
LỜI CẢM ƠN
Tác giả chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của Tiến sỹ Trần Thị Vân
Anh và các giảng viên khoa Tài chính- Ngân hàng, Trường đại học Kinh tế, Đại học
Quốc Gia Hà Nội, đồng cảm ơn các đồng nghiệp đang công tác tại Ngân hàng
TMCP Công Thương và các Ngân hàng thương mại khác đã giúp đỡ tác giả trong
việc tiếp cận các số liệu, công văn, chính sách của các ngân hàng này.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTM 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển hoạt động TTQT của NHTM 4
1.2. Những vấn đề cơ bản về Thanh toán quốc tế của NHTM 9
1.2.1. Khái niệm về TTQT 9
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động TTQT 10
1.2.3. Vai trò của TTQT với hoạt động của các NHTM 12
1.2.4. Các phương thức TTQT 13
1.2.4.1. Phương thức tín dụng chứng từ 13
1.2.4.2. Phương thức chuyển tiền 15
1.2.4.3. Phương thức nhờ thu 17
1.3. Phát triển thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 19
1.3.1 Quan niệm về phát triển thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 19
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh phát triển TTQT 20
1.3.2.1. Các chỉ tiêu định lượng 20
1.3.2.2. Các chỉ tiêu định tính 22
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT 24
1.3.3.1. Nhân tố chủ quan 24
1.3.3.2. Nhân tố khách quan 26
1.4. Kinh nghiệm phát triển hoạt động TTQT của một số NHTM 27
1.4.1. Ngân hàng HSBC 27
1.4.2. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 30
1.4.3. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 33
Kết luận chương 1: 37
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 38
2.1. Thiết kế nghiên cứu 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính 40
2.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu 40
2.2.2. Tổ chức thu thập và xử lý dữ liệu phỏng vấn sâu 42
2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng 43
2.3.1. Chọn mẫu 43
2.3.2. Thiết kế bảng hỏi 46
2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 46
Kết luận chương 2: 47
CHƢƠNG 3:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM 48
3.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank 48
3.1.1. Lịch sử hình thành phát triển của Vietinbank 48
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank 53
3.2. Khái quát về hoạt động TTQT tại Vietinbank 54
3.2.1. Kết quả hoạt động TTQT của Vietinbank 54
3.2.2. Tình hình phát triển hoạt động TTQT của Vietinbank………………… …… 64
3.2.2.1. Tình hình hoạt động thanh toán hàng xuấ khẩu tại Vietinbank…….…… …64
3.2.2.2. Tình hình hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại Vietinbank……….…….67
3.2.3. Tình hình phát triển hoạt động TTQT của Vietinbank qua một số chỉ tiêu…….69
3.3. Kết quả khảo sát thực tế…………………………………………………… 73
3.4. Đánh giá việc phát triển hoạt động TTQT tại Vietinbank 71
3.4.1. Ưu điểm trong việc phát triển hoạt động TTQT tại Vietinbank 71
3.4.2. Những tồn tại trong việc phát triển hoạt động TTQT tại Vietinbank 72
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại đó 73
3.4.3.1. Các nguyên nhân khách quan 73
3.4.3.2. Các nguyên nhân chủ quan 75
Kết luận chương 3: 77
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM 78
4.1. Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại Vietinbank 78
4.1.1. Định hướng chiến lược phát triển chung của Vietinbank đến năm 2020 78
4.1.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT của Vietinbank đến năm 2020 79
4.2. Giải pháp phát triển hoạt động TTQT của Vietinbank đến năm 2020 81
4.2.1. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành 81
4.2.2. Nhóm giải pháp về sản phẩm dịch vụ TTQT 82
4.2.3. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 84
4.2.4. Nhóm giải pháp về công nghệ 86
4.2.5. Nhóm giải pháp về khách hàng 87
4.3. Kiến nghị 89
4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 89
4.3.2. Kiến nghị với Vietinbank 92
4.3.3. Kiến nghị với Doanh nghiệp xuất nhập khẩu 94
Kết luận chương 4: 96
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AGRIBANK
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
BIDV
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CN
Chi nhánh
CNTT
Công nghệ thông tin
D/A
Nhờ thu trả chậm - Documentary against Acceptance
DN
Doanh nghiệp
D/P
Nhờ thu trả ngay - Documentary against Payment
ĐGXH
Phòng đánh giá xếp hạng
KHDN
Khách hàng doanh nghiệp
L/C
Thư tín dụng – Letter of Credit
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
NK
Nhập khẩu
SGD
Sở giao dịch
SWIFT
Hệ thống thanh toán viễn thông liên ngân hàng toàn cầu -
Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication.
TTCT
Thanh toán chứng từ
TTTM
Tài trợ thương mại
TTQT
Thanh toán quốc tế
VIETCOMBANK
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
VIETINBANK
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
XNK
Xuất nhập khẩu
XK
Xuất khẩu
WTO
Tổ chức thương mại thế giới – World Trade Organization
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 3.1
Cơ cấu cổ đông của Vietinbank
56
2
Bảng 3.2
Danh sách cổ đông lớn (nắm giữ trên 5% vốn
điều lệ của Vietinbank
57
3
Bảng 3.3
Các công ty con và công ty liên kết của
Vietinbank
57-59
4
Bảng 3.4
Doanh số thực hiện TTQT tại Vietinbank
62
5
Bảng 3.5
Tỷ trọng các phương thức TTQT tại Vietinbank
63
6
Bảng 3.6
Doanh số thanh toán hàng XK của Vietinbank
2099 – 2014
65
7
Bảng 3.7
Thị phần thanh toán XK của Vietinbank 2009 -
2014
66
8
Bảng 3.8
Doanh số thanh toán hàng NK của Vietinbank
2099 – 2014
67
9
Bảng 3.9
Thị phần thanh toán NK của các NHTM Việt
Nam
68
10
Bảng 3.10
Doanh số thực hiện TTQT tại Vietinbank
69
11
Bảng 3.11
Doanh số phí dịch vụ TTQT tại Vietinbank
70
12
Bảng 3.12
Số lượng khách hàng TTQT tại Vietinbank
71
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các quốc gia trên thế giới ngày càng tiến sâu hơn vào xu thế hội nhập, toàn cầu hóa.
Điều này đã làm cho các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là thương mại quốc
tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Nhận
thức được điều đó, Việt Nam đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình
hội nhập nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, đồng thời tăng cường mối quan
hệ hợp tác quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, sử
dụng nguồn lực hiệu quả để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước.
Việc mở ra các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại quốc
tế nói riêng đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và
ngân hàng quốc tế. Như một mắt xích không thể thiếu, hoạt động thanh toán quốc tế
của ngân hàng ngày càng có vị trí và đóng vai trò quan trọng, được xem là công cụ,
là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các
nước trên thế giới. Hoạt động thanh toán quốc tế còn là một hoạt động quan trọng
của ngân hàng, có liên quan đến nhiều hoạt động khác của ngân hàng.
Vietinbank được biết đến như một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, giữ vai
trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng – tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, do chịu ảnh
hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng, tốc
độ tăng trưởng tổng tài sản, dư nợ cho vay và lợi nhuận của VietinBank đều bị giảm
sút.Cùng với đó, sức tiêu thụ hàng hóa bị suy giảm, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.
Vì vậy, hoạt động XNK gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng
đại lý bị thu hẹp do các ngân hàng trên thế giới bị giảm hệ số tín nhiệm hay sụp đổ.
Hoạt động TTQT của các NHTM cũng vì thế mà bị ảnh hưởng nặng nề. Điều này
đòi hỏi các NHTM phải phát triển hơn nữa chất lượng hoạt động TTQT. Nghiên
cứu những thiếu sót, bất cập để tìm ra giải pháp phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế nhằm phù hợp với điều kiện mới không những giúp các NHTM tăng cường
uy tín và sức cạnh tranh trong điều kiện khủng hoảng mà còn góp phần thúc đẩy
2
hoạt động XNK, qua đó đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền
kinh tế thế giới.
Xuất phát từ những vấn đề trên và là một cán bộ làm việc tại Ngân hàng tôi chọn đề
tài “Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công
thƣơng Việt Nam”để làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
Câu hỏi nghiên cứu:
Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu, cụ thể
như sau:
- Những vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động TTQT của NHTM là gì?
- Thực trạng tình hình phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP
CôngthươngViệt Nam giai đoạn 2009 – 2014 như thế nào?
- Làm thế nào để phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế và phát
triển thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam, từ đó đúc kết ra những thành quả đạt được cũng như những
tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại này.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để khắc phục những tồn tại và hạn chế, từ đóphát triển
hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế
trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt độngthanh toán quốc tế tại Ngân hàng
3
TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện luận văn, tác giả kết hợp nhiều phương pháp bao gồm: Thống kê, phân
tích tổng hợp, điều tra khảo sát … Cụ thể như sau:
Phương pháp thống kê: Số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên
của Vietinbank, báo cáo tài chính, bản công bố thông tin, cơ quan thống kê, báo cáo
thường niên của NHNN và một số NHTM
Phương pháp tổng hợp: Sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và lý luận để đề ra
giải pháp và bước đi nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
Phương pháp điều tra khảo sát: Tác giả tiến hành khảo sát để thăm dò ý
kiến khách hàng là các cá nhân và doanh nghiệp sử dụng sản phẩm dịch vụ TTQT
tại Vietinbank thông qua Phiếu điều tra khảo sát. Kết quả thu thập được tác giả sử
dụng phương pháp phân tích thông qua chương trình phần mềm Microsof Excel.
5. Kết cấu luận văn :
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục sơ đồ,
bảng biểu, Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 04 chương:
Chƣơng 1: Tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển hoạt động
TTQT của NHTM
Chƣơng 2:Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam
Chƣơng 4:Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam
4
CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTM
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển hoạt động TTQT của
NHTM
Liên quan đến đề tài phát triển hoạt động TTQT của NHTM đã có một số
Luận văn thạc sỹ hay những công trình nghiên cứu khoa học được công bố và việc
nghiên cứu này ở những góc độ và phạm vi khác nhau, trong đó đáng chú ý có
những công trình sau:
Đề tài 1: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại hệ thống
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tác giả: Phạm Thị Thu Hương (2009),
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Những kết quả đạt được của nghiên cứu:
Tác giả đã hệ thống hóa đầy đủ lý luận, thực tiễn, phân tích và đánh giá các
rủi ro liên quan đến những phương thức TTQT trong bối cảnh nền kinh tế hội
nhập.
Thông qua sử dụng các phương pháp truyền thống như thống kê, so sánh,
tổng hợp, phân tích, thu thập tài liệu từ sách, báo, website…tác giả đã phân
tích thực trạng và đánh giá được khả năng phát triển hoạt động TTQT của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Nghiên cứu đã phân tích khá rõ ràng những yếu tố tác động đến khả năng
phát triển hoạt động TTQT tại BIDV. Nghiên cứu cũng đã nêu ra những cơ
hội, thách thức, điểm yếu và điểm mạnh của BIDV khá chi tiết và sát với
thực tế.
Thông qua việc tìm hiểu những hạn chế và nguyên nhân tồn tại những hạn
chế trong các phương thức TTQT, tác giả đề xuất phát triển thêm các nghiệp
vụ tài trợ xuất nhập khẩu, cũng được xem là một trong những nghiệp vụ tiềm
năng cần chú trọng và mở rộng phát triển trong điều kiện nền kinh tế hội
nhập hiện nay.
5
Những hạn chế của nghiên cứu:
Phần lý luận, tác giả đã đưa vào nghiên cứu quá nhiều lý thuyết (gần 25
trang), làm cho người đọc mất định hướng là tác giả muốn nghiên cứu gì và
tác giả đã đưa ra nhiều lý thuyết không liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Ngoài ra, tác giả đã không nêu được thế nào là phát triển hoạt động TTQT và
các chỉ tiêu đánh giá hoạt động này.
Trong phần phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
phát triển hoạt động TTQT tại BIDV, tác giả đã quá chú trọng và đi sâu
nhiều vào những rùi ro trong hoạt động TTQT, trong khi có rất nhiều yếu tố
khác quan trọng không kém đến khả năng phát triển hoạt động TTQT tại
BIDV.
Những chiến lược đề ra của đề tài còn chung chung, nếu áp dụng vào thực tế
sẽ gặp nhiều khó khăn.
Đề tài 2: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi nhánh Đông Hà Nội. Tác giả: Nguyễn Thúy Nga (2011),
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
Những kết quả đạt được của nghiên cứu:
Luận văn đã cung cấp những thông tin xác định được dịch vụ ngân hàng bán
lẻ là lĩnh vực còn rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các ngân hàng
thương mại đang hoạt động tại Việt Nam.
Nghiên cứu đã đem đến cho người đọc những thông tin tổng thể về hoạt
động kinh doanh bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam và thực
trạng kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi
nhánh Đông Hà Nội.
Tác giả đã thực hiện khảo sát ý kiến cán bộ nhân viên và ý kiến khách hàng
của ngân hàng khá công phu và chi tiết, việc này đã mang lại rất nhiều thông
tin cho luận văn.
Nghiên cứu đã nêu ra các giải pháp và lộ trình thực hiện các giải pháp. Bên
cạnh đó, những giải pháp này cũng khá đầy đủ.
6
Những hạn chế của nghiên cứu:
Nghiên cứu không có nhiều thông tin cụ thể về môi trường luật pháp trong
phần phân tích môi trường vĩ mô. Vì luật pháp là một vấn đề quan trọng và
có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động ngân hàng nên cần phải nêu cụ thể
hơn trong nghiên cứu.
Trong giai đoạn hiện này, sức mạnh cạnh tranh tốt và hiểu được đối thủ cạnh
tranh là yếu tố quyết định thành công trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, tuy
nhiên nghiên cứu không phân tích được cụ thể về các đối thủ cạnh tranh của
ngân hàng.
Nghiên cứu có lập bảng câu hỏi khảo sát ý kiến khách hàng, tuy nhiên kết
quả của khảo sát không được sử dụng nhiều trong luận văn.
Những giải pháp đề ra của đề tài khá nhiều nhưng còn chung chung
Đề tài 3: Nâng cao năng lực thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương
mại Việt Nam. Tác giả: Trần Nguyễn Hợp Châu, Bài báo nghiên cứu khoa học, Tạp
chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng (Số 122, tháng 7/2012), Học viện Ngân hàng.
Những kết quả đạt được của nghiên cứu:
Tác giả đã dựa vào nguồn số liệu về hoạt động thanh toán quốc tế, căn cứ
vào các nghị quyết, các chiến lược kinh doanh, kế hoạch, tình hình hoạt động
thực tế của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011, vận dụng các
phương pháp phân tích định lượng, thống kê, tổng hợp so sánh số liệu qua
các năm để làm sáng tỏ thực trạng hoạt động cũng như thị phần thanh toán
quốc tế của hệ thống NHTM Việt Nam.
Nghiên cứu đã phân tích cụ thể, chi tiết hoạt động TTQT của hệ thống
NHTM qua các mặt: doanh số, thị phần, ứng dụng công nghệ trong hoạt
động TTQT, chất lượng dịch vụ TTQT, mạng lưới ngân hàng đại lý…
Nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực hoạt
động TTQT của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay.
Những hạn chế của nghiên cứu:
7
Vì đây chỉ là bài viết trong phạm vi hẹp, số trang ngắn (15 trang), cho nên
tác giả đã không đưa ra phần lý thuyết chung về TTQT.
Tác giả đã không phân tích kỹ tình hình hoạt động TTQT của hệ thống
NHTM, các khái quát và đánh giá còn sơ sài, mặc dù đã đưa ra được khá
nhiều số liệu về doanh số, thị phần…
Phần giải pháp quá ngắn, chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể.
Đề tài 4: Chiến lược Marketing cho dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank. Tác giả: Trương Minh Trung
(2011), Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM.
Những kết quả đạt được của nghiên cứu:
Khái quát được những lý luận cơ bản về dịch vụ và Marketing dịch vụ.
Phân tích môi trường kinh doanh của Sacombank trong giai đoạn thị trường
tài chính Việt Nam đang mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài tham gia
hoạt động như các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đồng thời, chỉ rõ những
sức ép mà Sacombank phải đối mặt trong giai đoạn này.
Xây dựng chiến lược Marketing cho một dịch vụ cụ thể , đó là dịch vụ thanh
toán quốc tế, một dịch vụ được xem là có tiềm năng rất lớn vì kim ngạch
xuât nhập khẩu của Việt Nam đã tăng rất mạnh trong những năm gần đây và
hứa hẹn sẽ còn tăng mạnh hơn nữa trong tương lai.
Những hạn chế của nghiên cứu:
Phần lý thuyết tác giả đưa vào hơi nhiều khái niệm, trong khi chưa đưa ra
được các chỉ tiêu đo lường đánh giá sự phát triển của dịch vụ TTQT. Các
tiểu mục, nhóm tiểu mục quá nhiều và quá dài.
Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát khá sơ sài và chưa sát với thực tế của ngân
hàng.
Số liệu của nghiên cứu chưa cập nhật đầy.
Phạm vi nghiên cứu nên mở rộng trên toàn hệ thống Sacombank.
Cần các giải pháp cụ thể và chi tiết hơn.
8
Đề tài 5: Giải pháp phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam. Tác giả: Nguyễn Hương Lan (2011), Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học
Ngoại thương.
Những kết quả đạt được của nghiên cứu:
Luận văn đã hệ thống hóa đầy đủ lý luận về hoạt động TTQT cũng như các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này.
Phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại Vietcombank, cụ thể trong phương
thức tín dụng chứng từ và các phương thức khác.
Đề xuất được một số giải pháp cụ thể cho việc phát triển hoạt động TTQT tại
Vietcombank trong giai đoạn tới.
Những hạn chế của nghiên cứu:
Đề tài của luận văn là giải pháp phát triển hoạt động TTQT, tuy nhiên tác giả
chỉ đưa ra các khái niệm chung chung, chưa đưa ra được khái niệm phát triển
hoạt động TTQT là gì, các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động này.
Phần thực trạng chỉ tập trung chủ yếu vào phương thức tín dụng chứng từ,
mà ít phân tích các phương thức khác.
Các giải pháp mang tầm vĩ mô, khó áp dụng vào thực tế tại ngân hàng.
Những điểm mới trong luận văn của tác giả:
Hệ thống hóa đầy đủ lý luận, thực tiễn và đánh giá đầy đủ các yếu tố ảnh
hưởng đến các phương thức TTQT trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập.
Phân tích môi trường kinh doanh, thực trạng hoạt động TTQT của
Vietinbank trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, của ngành tài chính
ngân hàng thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Chỉ rõ các chỉ tiêu,
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động TTQT tại Vietinbank.
Phân tích những thông tin từ những ý kiến của khách hàng thông qua quá
trình khảo sát để xây dựng những chiến lược đúng đắn, phù hợp với thực tế.
Ngoài ra, nhờ việc tìm hiểu thêm những hạn chế và nguyên nhân tồn tại
những hạn chế trong các phương thức TTQT mà tác giả đã đề xuất triển khai
thêm các sản phẩm nghiệp vụ mới như: Sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu
9
đơn phương và bao thanh toán nội địa đơn phương, đẩy mạnh quảng bá, triển
khai chương trình hỗ trợ xuất khẩu nông sản Mỹ (GSM-102) tới chi nhánh và
khách hàng nhập khẩu nông sản từ Mỹ, triển khai việc thanh toán bằng đồng
Nhân dân tệ theo chương trình thử nghiệm thanh toán CNY của Chính phủ
TQ, phục vụ nhu cầu của khách hàng XNK với Trung Quốc, giảm áp lực
thanh toán đồng USD.
1.2. Những vấn đề cơ bản về Thanh toán quốc tế của NHTM
1.2.1. Khái niệm về TTQT
Trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay thật hiếm khi một quốc gia lại tự sản xuất mọi thứ
mình cần. Mỗi nước đều có lợi thế so sánh hơn về một mặt hàng nào đó so với nước
khác và họ sẽ sản xuất mặt hàng này để đổi lấy những mặt hàng khác không có lợi thế.
Việc trao đổi vượt ra khỏi biên giới một quốc gia hình thành nên hoạt động xuất nhập
khẩu, kết quả của hành vi này là việc chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác
nhau. Từ đó hình thành nghiệp vụ TTQT, trong đó NHTM là cầu nối trung gian.
Thanh toán quốc tế (TTQT) là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng
lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức,
cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ
chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan
(Nguyễn Văn Tiến, 2009).
Từ khái niệm cho thấy TTQT phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi
kinh tế. Vì vậy, trong quy chế về thanh toán và thực tế tại các NHTM, người ta
thường phân TTQT thành hai lĩnh vực rõ ràng là: thanh toán trong ngoại thương
(còn được gọi là thanh toán mậu dịch) và thanh toán phi ngoại thương (tức là thanh
toán phi mậu dịch).
TTQT trong ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hoá XNK và
các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế.
Hợp đồng ngoại thương là cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho
nhau.
10
Thanh toán phi ngoại thương là việc thanh toán không liên quan tới hàng hoá XNK
cũng như cung ứng các dịch vụ cho nước ngoài nghĩa là thanh toán cho các hoạt
động không mang tính thương mại. Đó là trợ cấp của cá nhân người nước ngoài cho
cá nhân trong nước, nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức
đoàn thể trong nước, hay là việc chi trả các chi phí của cơ quan ngoại giao ở nước
ngoài…
Nhìn chung hoạt động ngoại thương có một số điểm khác cơ bản so với hoạt động nội
thương, trong đó hoạt động ngoại thương liên quan đến:
- Người mua và người bán ở hai nước hoặc hai quốc tịch khác nhau
- Đồng tiền sử dụng trong thanh toán có thể là đồng tiền của một trong hai nước
hoặc đồng tiền của nước thứ ba.
- Hàng hoá mua bán thường dịch chuyển qua biên giới giữa các nước, đi từ nước
người bán đến nước người mua.
- Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán và thanh toán chứa đựng yếu tố quốc
tế. Kiểm soát ngoại hối, tỷ giá và các chính sách hạn chế ngoại thương của chính phủ.
Có thể nói, TTQT phát sinh dựa trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, thanh toán là
khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, là cầu nối giữa
người sản xuất và tiêu dùng thông qua chi trả lẫn nhau trong nghiệp vụ TTQT. Vì
hoạt động TTQT được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng nên khi nói đến hoạt
động TTQT là nói đến hoạt động thanh toán của NHTM, và các NHTM đang không
ngừng phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, trong đó lấy hoạt động TTQT
làm trọng tâm phát triển.
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động TTQT
Hoạt động TTQT chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế
Các chủ thể tham gia hoạt động TTQT là các tổ chức, cá nhân ở các quốc gia
khácnhau. Do đó có sự khác biệt về địa lý, phong tục tập quán, ngôn ngữ, lập
pháp nên dễ dẫn đến các bên không thống nhất cách hiểu và khả năng xảy ra tranh
chấp và rủi ro rất lớn. Vì vậy, hoạt động TTQT chịu sự điều chỉnh của nhiều qui
phạm, nguồn luật khác nhau như: luật quốc tế, tiêu chuẩn pháp lý của nước đối
11
tác… Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, không thể xử lý đơn giản như trong nước
mà phải dựa vào những qui định pháp lý chung. Các đối tác tham gia hoạt động
TTQT cần thỏa thuận với nhau những qui định rõ ràng và bao quát trong phạm vi có
hiệu lực pháp lý. Thêm vào đó, một vài nước có những qui định rất đặc biệt về các
điều kiện thanh toán và khả năng cung ứng những chứng từ cần thiết, do đó NH và
các DN XNK cần phải tìm hiểu và xem xét kỹ càng, đầy đủ mọi yếu tố để thực thi
trôi chảy các nghiệp vụ ngoại thương.
Hoạt động TTQT chịu rủi ro cao
Trong hoạt động TTQT, hành vi mua bán hay trao đổi hàng hóa và dịch vụ diễn ra giữa
các quốc gia khác nhau, do đó nó chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với thanh toán nội địa.
Những rủi ro mà thanh toán nội địa thường gặp phải như: lừa đảo, mất khả năng thanh
toán cũng luôn tiềm ẩn trong hoạt động TTQT, nhưng với qui mô và mức độ nguy
hiểm hơn nhiều lần. Mặt khác, trong hoạt động TTQT còn phát sinh một số loại rủi ro
khác mà thanh toán nội địa không có như: rủi ro chính trị, rủi ro pháp lý, rủi ro thị
trường, rủi ro tỷ giá lại càng làm cho hoạt động TTQT trở nên rủi ro hơn.
Hầu hết các giao dịch TTQT đều tách rời giữa khâu thanh toán và chuyển
giao quyền sở hữu hàng hóa
Trong các giao dịch TTQT, việc thanh toán tiền không diễn ra đồng thời với việc giao
hàng.
Đồng tiền sử dụng trong thanh toán có thể là nội tệ hay ngoại tệ
Trong quan hệ TTQT, các bên đối tác cùng quan tâm đến những vấn đề có lợi nhất cho
mình, bởi vậy các bên phải tiến hành đàm phán về các vấn đề như: điều kiện tiền tệ, điều
kiện đảm bảo hối đoái, điều kiện về thời gian thanh toán. Khác với thanh toán nội địa,
TTQT thường gặp nhiều rủi ro do sự biến động của tiền tệ, sự bất ổn chính trị của một
quốc gia, do vị trí địa lý của các bên tham gia cách xa nhau làm hạn chế việc tìm hiểu
khả năng thanh toán của con nợ. Do vậy, các nghiệp vụ đảm bảo, bảo lãnh của NH, hoạt
động tín dụng của các tổ chức tiền tệ, tài chính quốc tế ra đời như một yếu tố không thể
thiếu để hỗ trợ hoạt động TTQT.
12
1.2.3. Vai trò của TTQT với hoạt động của các NHTM
Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, TTQT ngày càng đóng
vai trò hết sức quan trọng, nổi lên như chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với
kinh tế thế giới, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK hàng hoá và dịch
vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế
khác. Hoạt động TTQT ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc
dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện
nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi đây là con
đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước. Vì vậy, hoạt động
TTQT có vai trò rất quan trọng với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thƣơng mại
Ngày nay, hoạt động TTQT chiếm vị trí quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động của ngân hàng, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của
NHTM.
TTQT là hoạt động trực tiếp tạo ra một khoản lợi nhuận không nhỏ đóng góp vào
lợi nhuận chung của ngân hàng. Thông qua cung cấp dịch vụ TTQT cho khách
hàng, các NHTM thu được phí dịch vụ chuyển tiền, phí thanh toán LC, phí bảo
lãnh…Thực tế cho thấy, đối với các NHTM hiện đại, thu nhập từ phí dịch vụ có xu
hướng ngày một tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng thu nhập của ngân hàng.
TTQT không chỉ là một nghiệp vụ ngân hàng thuần tuý mà còn đóng vai trò là khâu
trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ sung và hỗ
trợ các mặt hoạt động nghiệp vụ khác của ngân hàng nên nó gián tiếp tạo ra lợi
nhuận từ các mặt hoạt động này.Với vai trò là trung gian thanh toán, TTQT góp
phần phát triển và đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tài trợ XNK, kinh doanh ngoại tệ,
bảo lãnh , từ đó tăng qui mô hoạt động và mở rộng thị phần của ngân hàng.
TTQT tạo môi trường ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại trên thế giới
trong hoạt động ngân hàng. Thông qua việc tham gia nối mạng thông tin và ứng
13
dụng công nghệ cao trong xử lý thông tin giúp cho ngân hàng có thể theo kịp với sự
phát triển công nghệ của thế giới.
Phát triển TTQT tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân
hàng nước ngoài, từ đó khai thác được các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài
chính quốc tế cũng như các ngân hàng nước ngoài, đáp ứng nhu cầu về vốn trong
kinh doanh.
TTQT phát triển góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong cơ
chế thị trường, đồng thời giúp cho hoạt động ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc
gia và hoà nhập với cộng đồng ngân hàng thế giới.
1.2.4. Các phƣơng thức TTQT
Các hình thức hay phương thức TTQT là toàn bộ nội dung, điều kiện và cách thức để
NH tiến hành việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán giữa cá nhân, tổ chức ở những quốc gia,
lãnh thổ khác nhau.
Lựa chọn phương thức thanh toán sao cho thích hợp với từng thương vụ, mối quan hệ giữa các
bên hợp đồng là một yếu tố góp phần hạn chế rủi ro trong TTQT. Các phương thức thanh toán
hiện nay: tín dụng chứng từ, chuyển tiền, nhờ thu và ghi sổ.
1.2.4.1. Phƣơng thức tín dụng chứng từ
Khái niệm:
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng
(ngân hàng mở L/C) đáp ứng những nhu cầu của khách hàng (người xin mở L/C)
cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp thuận những yêu cầu của
người hưởng lợi khi những điều kiện quy định trong thư tín dụng được thực hiện
đúng và đầy đủ(Nguyễn Văn Tiến, 2009).
Theo điều 2 UCP 600 thì:“Tín dụng là một thoả thuận, dù cho được mô tả hay đặt
tên như thế nào, nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của
ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp”.
So với các phương thức thanh toán khác, thanh toán bằng L/C được xem là
phương thức đã dung hòa được lợi ích và rủi ro giữa nhà XK và nhà NK:
14
Đối với nhà XK: được NHPH L/C (không phải nhà NK) bảo đảm thanh toán
chắc chắn nếu xuất trình được bộ chứng từ XK phù hợp.
Đối với nhà NK: được NHPH L/C bảo đảm không phải trả tiền chừng nào
chưa nhận được bộ chứng từ NK phù hợp.
Quy trình nghiệp vụ:
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ L/C
Chú thích:(1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh
toán theo phương thức L/C.
(2) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến Ngân hàng phục
vụ mình (Ngân hàng phát hành) yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu
hưởng.
(3) Căn cứ vào đơn xin mởthư tín dụng, NHPH thư tín dụng sẽ lập một thư tín
dụng và thông qua NH đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo việc mở thư
tín dụng và chuyển thư tín dụng đến nhà xuất khẩu.
(4 Khi nhận được thông báo này, NHTB sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn
bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó, và khi nhận được bản gốc thư tín
dụng thì chuyển ngay cho nhà xuất khẩu.
(5) Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu
không thì đề nghị người nhập khẩu thông qua NHPH L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng
cho phù hợp với hợp đồng.
(4)
(6)
Ngân hàng
phát hành
Người mở
(Nhà nhập khẩu)
Người hưởng
(Nhà xuất khẩu)
Ngân hàng
thông báo
(5)
(3)
(6)
(9)
(7)
(1)
(7)
(2)
(8)
15
(6) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín
dụng, xuất trình qua NHTB cho NHPH L/C đề nghị thanh toán
(7) NHPH L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành trả
tiền nhà xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp, NH từ chối thanh toán và gửi lại toàn bộ
chứng từ cho người xuất khẩu
(8) NHPH L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển toàn bộ chứng từ cho họ sau
khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
(9) Nhà nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì trả
tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.
1.2.4.2. Phƣơng thức chuyển tiền
Khái niệm:
Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển tiền)
yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác
(người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định
(Nguyễn Văn Tiến, 2009).
Có thể nói, chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, người chuyển
tiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau thông qua trung gian
là ngân hàng. Trong phuơng thức này áp dụng cho hoạt động XNK, việc có trả tiền
hay không phụ thuộc vào thiện chí của nhà NK. Chuyển tiền thường được áp dụng
trong thanh toán phi mậu dịch hoặc để thanh toán hàng hoá XNK trong trường hợp
có sự tín nhiệm cao giữa người mua và người bán.
Có 2 hình thức chuyển tiền:
- Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer-M/T)
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer-T/T)
16
Qui trình nghiệp vụ:
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền
Chú thích:
Bước 1 (bước này chỉ xuất hiện trong nghiệp vụ chuyển tiền ngoại thương): Nhà
XK thực hiện việc giao hàng, đồng thời chuyển giao bộ chứng từ.
Bước 2: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hóa), nếu quyết định trả
tiền thì nhà NK viết lệnh chuyển tiền (bằng M/T hoặc T/T) cùng với ủy nhiệm chi
(nếu có tài khoản) gửi ngân hàng phục vụ mình.
Bước 3: Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền, nếu thấy
hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển
tiền và gửi giấy báo Nợ cho nhà NK.
Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hay T/T theo yêu cầu của
người chuyển tiền) cho ngân hàng đại lý (ngân hàng trả tiền) để chuyển trả cho
người thụ hưởng.
Bước 5: Ngân hàng trả tiền ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng
thời gửi giấy báo có cho người hưởng lợi.
Ưu, nhược điểm của phương thức chuyển tiền
+ Ưu điểm:
Đối với người chuyển tiền: thông thường trong ngoại thương chuyển tiền được
Ngân hàng trả tiền
(Paying Bank)
Ngân hàng chuyển tiền
(Remitting Bank)
Người hưởng lợi
(Beneficiary)
(5)
Người chuyển tiền
(Remitter)
(1)
(3)
(2)
(4)