Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

XÂY DỰNG VÀ VẬN DỤNG LINH HOẠT DÀN BÀI CHUNG CHO MỘT SỐ DẠNG ĐỀ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.24 KB, 23 trang )

XÂY DỰNG VÀ VẬN DỤNG LINH HOẠT DÀN BÀI
CHUNG CHO MỘT SỐ DẠNG ĐỀ TRONG CHƯƠNG
TRÌNH NGỮ VĂN 12
______________________
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Làm văn là một phân mơn khó trong nhà trường phổ thông – một phân môn
thực hành sáng tạo trên cơ sở một vốn tri thức khoa học nhất định, đặc biệt là khoa
học xã hội và những hiểu biết về thực tế đời sống.
Hoạt động dạy và học mơn Ngữ văn nói chung, phân mơn Làm văn nói riêng,
là một trong những hoạt động quan trọng trong giáo dục học sinh rèn luyện cả đức
lẫn tài. Bởi lẽ, hoạt động này không chỉ giúp người học nhận thức tri thức, sau đó
vận dụng thực hành, mà trong quá trình rèn luyện ấy người học tự học tập được
những bài học quý về cuộc sống giúp hoàn thiện nhân cách bản thân. Do đó, phân
mơn Làm văn thực sự là phân môn thiết yếu trong bộ môn Ngữ văn. Và đây cũng
là phân môn hiện diện, đồng thời chiếm quỹ điểm lớn trong các đề thi của các kì
thi từ trước đến nay.
Tuy vậy, thời lượng dành cho phân mơn này trong chương trình là chưa
nhiều, nếu khơng muốn nói là rất ít. Phân mơn khó, thời lượng lại ít, cho nên việc
xây dựng và vận dụng linh hoạt một dàn bài chung cho mỗi dạng đề là rất cần thiết.
Bởi vì dàn bài chung của mỗi dạng đề là cái sườn, cái khung, là nền tảng mà người
học cần ghi nhớ để xây dựng một bài văn hồn chỉnh. Cịn vận dụng linh hoạt dàn
bài chung của mỗi dạng đề là điều kiện quan trọng để người làm bài có được bài
văn từ đúng đến hay, từ cơ bản đến sáng tạo…
Vì thế, hịa vào xu hướng đổi mới phương pháp dạy và học nói chung và dạy
và học mơn Ngữ văn nói riêng, người viết xin được đưa ra những kiến giải về vấn
đề “Xây dựng và vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho một số dạng đề trong
chương trình Ngữ văn 12” cho những bước đầu nghiên cứu của mình.
Xây dựng và vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho từng dạng đề rất gần gũi
với xu hướng đổi mới của chúng ta hiện nay là dạy học theo chuyên đề – dạy một
trường hợp cụ thể đặc trưng mà có thể vận dụng nhiều trường hợp tương tự. Trong
phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, người viết chỉ tập trung vào vấn đề “Xây


dựng và vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho một số dạng đề trong chương trình
Ngữ văn 12”. Thiết nghĩ, đây là một vấn đề có giá trị thực tiễn đối với dạy và học
mơn Ngữ văn nói chung và phân mơn Làm văn nói riêng ở chương trình Ngữ văn
trung học phổ thơng nói chung và chương trình Ngữ văn 12 nói riêng, nên rất
mong nhận được sự góp ý của nhiều đồng nghiệp để người viết hồn thiện đề tài.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
- Xuất phát từ câu nói mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với cụ Huỳnh Thúc
Kháng vào ngày 31-5-1946, trước khi đi Pháp: “Tơi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó
phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho.
Trang 1


Mong Cụ Dĩ bất biến ứng vạn biến” (tức là lấy cái khơng thay đổi mà ứng phó
với cái ln thay đổi), người viết đã lấy đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài
của mình.
Thật vậy, trong phân mơn Làm văn của chương trình Ngữ văn, câu nói trên
của Bác rất có ý nghĩa trong việc phải xây dựng được dàn bài chung cho mỗi dạng
đề để có cái bất biến thì mới có thể tính đến chuyện vận dụng linh hoạt nó vào
từng đề bài cụ thể để ứng vạn biến được. Việc vận dụng linh hoạt câu nói này của
Bác vào phân mơn Làm văn của chương trình Ngữ văn 12 lại càng cần thiết. Bởi
lẽ, điều này khơng chỉ giúp các em ứng phó trong hồn cảnh bức bách của năm học
cuối cấp mà cịn giáo dục các em thấy được ý nghĩa của phong trào “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang diễn ra sơi nổi.
- Cũng xuất phát từ câu thành ngữ mà cha ông ta thường hay nói “Có bột mới
gột nên hồ” (nghĩa là muốn làm được việc, muốn tạo ra được sản phẩm, trước hết
phải có những điều kiện cơ bản, cần thiết lúc ban đầu – theo Từ điển trực tuyến
Bách khoa tri thức), người viết đã thôi thúc bản thân nghiềm ngẫm về đề tài này.
Đúng thế, kiểm tra, thi cử nói chung và kiểm tra, thi cử bộ mơn Ngữ văn nói
riêng, việc “có bột” – có nền tảng kiến thức – là điều kiện tiên quyết để “gột nên

hồ” – làm tốt được các kiểm tra, bài thi. Vì thế, việc chuẩn bị “bột” – dàn bài
chung để các em “gột nên hồ” trong bài kiểm tra, bài thi của mình là rất cần thiết,
đặc biệt đối với học sinh yếu.
- Thiết nghĩ, chúng ta muốn xây dựng được dàn bài thì cũng cần tìm hiểu khái
niệm dàn bài và vai trị của nó.
+ Dàn bài là trình tự sắp xếp các ý chính của bài để dựa vào đó mà nói
hoặc viết (theo nhóm tác giả Hồng Phê, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2004,
trang 240).
+ Mỗi phần trong dàn bài đều có vai trị quan trọng đến sự thành cơng của
bài văn.
(+) Phần mở bài có vai trị đặt vấn đề. Phần này có nhiệm vụ giới thiệu vấn
đề cần nghị luận đồng thời gây hứng thú cho người đọc, lôi cuốn sự chú ý của
người đọc đối với vấn đề đó. Mở bài thường là một đoạn văn ngắn gọn, nội dung
nêu lên những ý khái quát của đề bài và đôi khi định ra hướng giải quyết, phạm vi
giải quyết vấn đề.
(+) Phần thân bài có vai trị giải quyết vấn đề. Phần này có nhiệm vụ triển
khai đầy đủ các ý lớn (luận điểm chính), các ý nhỏ (luận điểm phụ) và các lí lẽ dẫn
chứng (luận cứ) để giải quyết triệt để những yêu cầu của đề bài. Tùy theo yêu cầu
của đề bài mà phần này cần phải sử dụng một hoặc kết hợp một số thao tác lập
luận cần thiết như: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ để
làm rõ vấn đề nhằm thuyết phục người đọc. Thân bài thường gồm một số đoạn
văn, mỗi đoạn văn triển khai một ý lớn hoặc một ý nhỏ. Các đoạn văn tuy được
trình bày tách bạch, độc lập với nhau nhưng phải nối tiếp nhau, liên kết hữu cơ với
nhau theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ xoay quanh chủ đề chung của luận đề (vấn
đề cần nghị luận của đề bài).
Trang 2


(+) Phần kết bài có vai trị kết thúc vấn đề. Phần này có nhiệm vụ đóng bài
lại để kết thúc vấn đề đã đặt ra ở phần mở bài và đã giải quyết ở phần thân bài.

Phần này cũng giống như phần mở bài, thường gồm một đoạn văn nêu những ý
khái quát nhưng có chỗ khác. Nếu như phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu vấn đề
thì phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết để rút ra kết luận chung: đánh giá chung vấn
đề, nêu lên những liên hệ, vận dụng vào cuộc sống…
2. Cơ sở thực tiễn
- Thực tế cho thấy, việc học môn Ngữ văn ngày nay của học sinh mang tính
chất đối phó, kiếm điểm. Đó là hiện tượng đáng buồn cho việc dạy và học mơn
Ngữ văn hiện nay. Nó trở thành một trào lưu rộng khắp. Vì thế, giống như việc
khơng cản được dịng nước lũ thì chúng ta cần phải tìm cách sống chung với lũ.
Việc xây dựng dàn bài chung cho mỗi dạng đề là giải pháp cấp thiết để học sinh
dựa vào đó mà làm được ít nhiều bài văn của mình trong các kì thi. Đây cũng có
thể là giải pháp quan trọng để học sinh cịn có cái gì đó lưu luyến với bộ mơn này.
- Một thực tế nữa mà người viết thấy cần thiết phải triển khai đề tài này là đề
thi của các kì thi hiện nay đều thiên về làm văn. Do đó, đề thi đã thiên về làm văn
thì khơng có gì lợi ích hơn là xây dựng dàn bài chung cho các dạng đề để học sinh
có mơ hình mà giải quyết các đề thi trong các kì thi của mình. Đây là việc làm có ý
nghĩa khoa học bởi người làm khoa học đều bắt đầu từ bắt chước, làm theo; sau đó
mới là tìm ra những phát kiến, sáng kiến mới. Học sinh nếu được xây dựng dàn bài
chung cho các dạng đề, người viết tin rằng các em từ chỗ làm đúng bài văn đến
chỗ vận dụng linh hoạt sáng tạo làm được bài văn hay. Và sáng tạo văn học nói
chung, làm văn nói riêng, thiết nghĩ, không chỉ cần chú ý đến nghệ thuật mà còn
phải chú ý đến cả kĩ thuật nữa mà dàn bài chung là mơ hình của kĩ thuật làm văn.
- Thực tiễn tại trường trung học phổ thông mà người viết đang công tác cho
thấy khá nhiều học sinh không mặn mà với văn học (nếu khơng muốn nói là thờ ơ).
Nhiều học sinh thậm chí bỏ giấy trắng trong các bài kiểm tra, bài thi. Số khác học
vẹt được ít kiến thức thì viết một cách vơ tội vạ, khơng biết sắp xếp theo một trật
tự hợp lí, khơng trình bày theo một bố cục rõ ràng. Những trường hợp như thế,
chúng tôi thường gọi vui là “tư duy rối loạn”. Vì thế, vấn đề đặt ra là cần phải có
dàn bài chung cho các dạng đề để các em nhớ được các bước làm mà theo đó viết
được bài văn, ít nhất cũng đảm bảo được bố cục, sau đó mới tính đến chuyện bàn

luận sâu rộng, sáng tạo phong phú…
- Những năm gần đây việc dạy học theo chuyên đề đang được quan tâm và
bước đầu ứng dụng. Vì thế, người viết đưa ra giải pháp “Xây dựng và vận dụng
linh hoạt dàn bài chung cho một số dạng đề trong chương trình Ngữ văn 12” để
nâng cao hiệu quả làm văn cho học sinh theo hướng dạy học theo chuyên đề. Đây
là giải pháp được cải tiến từ những giải pháp đã có.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Đề làm văn của chương trình Ngữ văn 12 chủ yếu xoay quanh hai loại là nghị
luận xã hội và nghị luận văn học. Để học sinh làm tốt các bài làm văn của chương
trình cuối cấp trung học phổ thông này, người viết xin đưa ra các giải pháp xây
Trang 3


dựng dàn bài chung và vận dụng linh hoạt cho mỗi dạng đề để học sinh ghi nhớ các
bước làm như thể buộc phải nhớ hằng đẳng thức trong toán học.
1. Giải pháp 1: Xây dựng và vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho một số
dạng đề nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn 12
Nghị luận xã hội là nghị luận về một vấn đề xã hội. Khái niệm xã hội được
hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm những vấn đề thuộc mọi quan hệ, mọi hoạt động
của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, giáo dục,
đạo đức, mơi trường, dân số,… Loại đề làm văn nghị luận xã hội trong chương
trình Ngữ văn 12 có ba dạng chủ yếu là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị
luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học.
Sau đây, người viết xin đưa ra cách xây dựng và vận dụng linh hoạt dàn bài
chung cho mỗi dạng đề nghị luận xã hội đã nêu trên.
a) Dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
* Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận theo đề bài.
* Thân bài: (gồm 4 bước):
- Giải thích:

+ Giải thích từ ngữ, hình ảnh khó hiểu;
+ Nêu ra ý nghĩa của cả tư tưởng, đạo lí. Từ đó, ta có thể nhận định mức
độ đúng/sai của tư tưởng, đạo lí đó (đúng hồn tồn hay đúng một phần)…
- Phân tích – chứng minh:
+ Chỉ ra những biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ấy trong cuộc sống (chú ý ba
lĩnh vực: học tập, lao động sản xuất, chiến đấu);
+ Chỉ ra tính tích cực, tiêu cực của tư tưởng đạo lí ấy;
+ Lí giải vì sao đúng, vì sao sai... đúng ở chỗ nào, sai ở chỗ nào…
- Bình luận – mở rộng:
+ Nêu quan điểm của người viết;
+ Đề xuất quan điểm bổ sung (nếu cần);
+ Biểu dương những tấm gương sáng làm theo tư tưởng, đạo lí đúng đắn.
- Bác bỏ – phê phán:
Phê phán những tiêu cực, bác bỏ những biểu hiện sai lệch so với tính tích
cực của tư tưởng, đạo lí ấy…
* Kết bài: Đánh giá chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận; rút ra bài học
nhận thức và hành động cho bản thân.
Qua thực tiễn áp dụng giải pháp này vào giảng dạy tại đơn vị mình, người
viết xin đưa ra một số dẫn chứng minh hoạ đã thực hiện có hiệu quả trong việc vận
dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ở từng
đề bài cụ thể, như sau:
Đề bài 1:
Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được
con đường đúng cho mình.
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến trên.
Trang 4


(Đề thi Tốt nghiệp – hệ Giáo dục trung học phổ thông năm 2011)

Vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo
lí, ta có thể xây dựng được dàn bài sau:
* Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận.
* Thân bài:
- Giải thích:
+ Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai nghĩa là đi đến tương lai có
nhiều cách;
+ Chỉ có chính bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho mình nghĩa là
sự sáng suốt lựa chọn của chính bản thân có vai trị quyết định thành cơng và hạnh
phúc của mỗi người.
- Phân tích – chứng minh:
Để lập thân, lập nghiệp, hướng đến một tương lai tốt đẹp, mỗi người cần
chủ động, sáng suốt lựa chọn một con đường cho chính mình dựa trên khả năng, sở
thích của cá nhân.
(Lí giải và lấy dẫn chứng cụ thể trong đời sống)
- Bình luận – mở rộng:
Tuy nhiên, do bản thân chưa có đủ kinh nghiệm nên sự giúp đỡ, tư vấn của
gia đình, nhà trường và những người đi trước là cần thiết.
- Bác bỏ – phê phán: Phê phán những người không tự quyết định hướng đi
cho cuộc đời mình hoặc chạy theo những trào lưu khơng phù hợp với bản thân,…
* Kết bài: Bài học nhận thức và hành động: Tuổi trẻ cần xác định được vai
trò quyết định của chính bản thân trong việc lựa chọn hướng đi; khi lựa chọn, cần
căn cứ vào những yếu tố cần thiết.
Đề bài 2:
Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội.
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến trên.
(Đề thi Tốt nghiệp – hệ Giáo dục trung học phổ thông năm 2012)
Vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo
lí, ta có thể xây dựng được dàn bài sau:

* Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận.
* Thân bài:
- Giải thích:
+ Thói dối trá là lối sống khơng trung thực nhằm mục đích vụ lợi; suy
thối về đạo đức là sự tha hóa, làm mất dần đi những chuẩn mực đạo đức.
+ Ý kiến nêu tác hại của thói dối trá đối với con người và xã hội.
- Phân tích – chứng minh:
+ Biểu hiện: Thói dối trá đang tồn tại ở con người trong nhiều lĩnh vực đời
sống (trong học tập, trong lao động sản xuất, trong chiến đấu).
+ Tác hại: Làm mất niềm tin; tạo ra những giá trị ảo; làm tha hóa đạo đức
của con người; làm thiệt hại đến vật chất và tinh thần của xã hội.
- Bình luận – mở rộng:
Trang 5


Trong một vài trường hợp, nói dối có thể để xoa dịu nỗi đau, trấn an tinh
thần cho người khác, nhưng khơng phải vì thế mà cho rằng dối trá là có lợi…
- Bác bỏ – phê phán: Lên án, đấu tranh để loại bỏ thói dối trá trong mỗi cá
nhân và trong đời sống xã hội.
* Kết bài: Bài học nhận thức và hành động: Cần thấy sự nguy hại của thói
dối trá; cần tu dưỡng, rèn luyện bản thân để sống trung thực.
Đề bài 3:
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng
bao dung của con người trong cuộc sống.
(Đề thi Tốt nghiệp – hệ Giáo dục thường xuyên năm 2013)
Vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo
lí, ta có thể xây dựng được dàn bài sau:
* Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận.
* Thân bài:
- Giải thích: Lịng bao dung là sự độ lượng, rộng lượng với mọi người.

- Bàn luận:
+ Biểu hiện của lòng bao dung: biết chấp nhận những khác biệt, biết đồng
cảm chia sẻ và biết tha thứ lỗi lầm cho người khác.
+ Lòng bao dung là một nét đẹp mang tính truyền thống của dân tộc; là
phẩm chất cần có của con người và giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống;
tạo sự kết nối tình cảm con người để xây dựng một xã hội nhân đạo văn minh; …
+ Phê phán những người khơng có lịng bao dung, ích kỉ, hẹp hịi; thiếu
trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; …
* Kết bài: Bài học nhận thức và hành động: Thấy được ý nghĩa của lòng bao
dung trong cuộc sống; biết sống vị tha, rộng lượng.
b) Dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
* Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng đời sống theo đề bài và nhận định
mức độ tốt/xấu của nó (cần phát huy hay khắc phục)…
* Thân bài: (gồm 4 bước):
- Trình bày thực trạng và biểu hiện của hiện tượng đời sống đó (hiện tượng
phổ biến hay khơng phổ biến? Biểu hiện ở những khía cạnh nào?).
- Lí giải những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống đó (nguyên nhân
chủ quan: con người; nguyên nhân khách quan: gia đình, xã hội…).
- Phân tích những lợi ích hay tác hại của hiện tượng đời sống đó (đối với
bản thân, gia đình, xã hội…).
- Hướng giải quyết với những giải pháp (phát huy hay khắc phục) hiện
tượng đời sống đó (đối với bản thân, gia đình, xã hội…).
* Kết bài: Đánh giá chung về hiện tượng đã bàn luận; rút ra bài học nhận
thức và hành động cho bản thân.
Qua thực tiễn áp dụng giải pháp này vào giảng dạy tại đơn vị mình, người
viết xin đưa ra một số dẫn chứng minh hoạ đã thực hiện có hiệu quả trong việc vận
Trang 6


dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống ở

từng đề bài cụ thể, như sau:
Đề bài 1:
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thực
trạng tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay.
(Đề thi Tốt nghiệp – hệ Giáo dục thường xuyên năm 2011)
Vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một hiện tượng
đời sống, ta có thể xây dựng được dàn bài sau:
* Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận.
* Thân bài:
- Trình bày thực trạng:
+ Tai nạn giao thông diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên khắp đất nước, với
nhiều loại phương tiện, trên nhiều loại đường, ...
+ Tai nạn giao thông gây ra những thiệt hại lớn về người, về của và ảnh
hưởng đến trật tự an tồn xã hội.
- Phân tích ngun nhân:
+ Sự hiểu biết, ý thức chấp hành luật lệ giao thơng của người tham gia
giao thơng cịn hạn chế.
+ Cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông chưa đảm bảo tiêu chuẩn.
- Bàn luận về giải pháp:
+ Mỗi người cần nâng cao ý thức tìm hiểu và chấp hành luật lệ giao thông.
+ Từng bước nâng cấp cơ sở hạ tầng và các phương tiện giao thơng; tích
cực tun truyền Luật giao thơng; nghiêm túc xử lí những người vi phạm.
* Kết bài: Bài học nhận thức và hành động.
Đề bài 2:
Rác thải sinh hoạt hiện đang là một vấn nạn đe dọa cuộc sống của chúng ta.
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên?
(Đề bài này do người viết sưu tầm trên trang )
Vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một hiện tượng
đời sống, ta có thể xây dựng được dàn bài sau:
* Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận.

* Thân bài:
- Thực trạng, biểu hiện:
+ Số lượng rác thải ra quá nhiều: Lượng rác thải sinh hoạt được thải ra
hàng ngày trên cả nước khoảng 35.000 tấn.
+ Xả rác bừa bãi ở khắp mọi nơi (khu dân cư, trường học, đường phố, nhà
ga, công viên,….).
- Nguyên nhân:
+ Ý thức trách nhiệm của mỗi người, chưa tự giác trong việc giữ gìn.
+ Xử lí chưa hợp lí chủ yếu là chơn lấp, chưa có sự phân loại và tái chế…
- Hậu quả:
+ Đe dọa sự sống quốc gia dân tộc, ảnh hưởng đến sức khỏe mỗi người.
+ Gây ơ nhiễm mơi trường, ảnh hưởng đến khí hậu,…
Trang 7


- Giải pháp:
+ Nâng cao ý thức của mỗi người bằng những chương trình giáo dục, quy
định xử phạt nghiêm minh với những hành vi xả rác bừa bãi.
+ Cần phải có sự chung tay của nhiều người, nhiều cấp ban ngành.
+ Có chiến lược thu gom và xử lí rác thải hợp lí.
* Kết bài: Bài học nhận thức và hành động.
c) Dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong
tác phẩm văn học
* Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
* Thân bài: (gồm 2 phần):
- Phần 1: Phân tích vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
- Phần 2: Bàn luận vấn đề xã hội trên trong đời sống theo một trong hai
trường hợp:
+ Nếu vấn đề đó là một tư tưởng, đạo lí thì làm bài theo các bước nghị
luận về một tư tưởng, đạo lí.

+ Nếu vấn đề đó là một hiện tượng đời sống thì làm bài theo các bước
nghị luận về một hiện tượng đời sống.
* Kết bài: Đánh giá chung về vấn đề đã bàn luận; rút ra bài học nhận thức
và hành động cho bản thân.
Qua thực tiễn áp dụng giải pháp này vào giảng dạy tại đơn vị mình, người
viết xin đưa ra một số dẫn chứng minh hoạ đã thực hiện có hiệu quả trong việc vận
dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra
trong tác phẩm văn học ở từng đề bài cụ thể, như sau:
Đề bài 1:
Đọc đoạn văn sau:
Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố
chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ… Cái gì chờ đón họ ở phía trước? Thiết
nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được
và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử
thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu như Tổ quốc kêu gọi.
(Ngữ văn 12, Tập hai, trang 123, NXB Giáo dục – 2008)
Từ việc đọc – hiểu đoạn văn trên, anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 400
từ) trình bày suy nghĩ của mình về nghị lực của con người trong cuộc sống.
(Đề thi Học kì II năm học 2014 – 2015 của Sở Giáo dục – Đào tạo Đồng Nai)
Vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
(một tư tưởng, đạo lí) đặt ra trong tác phẩm văn học, ta có thể xây dựng được dàn
bài sau:
* Mở bài:
Giới thiệu ngắn gọn về nhân vật Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a. Từ đó, dẫn vào
vấn đề nghị luận: Nghị lực của con người trong cuộc sống.
* Thân bài:
- Giải thích:
Trang 8



+ Nghị lực: là sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên quyết trong
hành động, không lùi bước trước khó khăn.
+ Đây là một phẩm chất tốt đẹp của con người sống khơng sợ gian nan,
thử thách, có tinh thần dũng cảm, và bản lĩnh đáng được trân trọng.
- Bàn luận, mở rộng vấn đề:
+ Cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn, phức tạp. Để đạt được thành
cơng, hạnh phúc và sống một cuộc sống có ý nghĩa, con người phải vượt qua nhiều
chông gai, thử thách, phải có ý chí, nghị lực vươn lên, sống thật đẹp và hào hùng.
+ Những thử thách, gian nan chính là môi trường tôi luyện con người.
+ Phê phán những người có thái độ sống ươn hèn, thụ động, khơng có ý
chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
(Lấy dẫn chứng thực tế và phân tích để làm sáng tỏ các luận điểm)
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Trong cuộc sống cũng như trong học tập phải biết vượt lên chính mình,
khơng nên chùn bước trước những khó khăn, bất trắc. Sống cần có lí tưởng, khát
vọng và ước mơ.
+ Khó khăn trong cuộc sống khơng chỉ là thử thách với cuộc đời của mỗi
con người mà còn là thử thách với một dân tộc. Hãy sống như nhân vật Xô-cô-lốp,
một thế hệ đã dũng cảm vượt qua những bão táp của cuộc đời để đem lại cuộc sống
tươi đẹp cho đất nước của mình.
* Kết bài:
Khẳng định lại vai trò quan trọng của nghị lực trong cuộc sống của con
người. Khẳng định tác phẩm Số phận con người của Sơ-lơ-khốp đã xây dựng thành
cơng hình tượng con người Nga giàu ý chí nghị lực.
Đề bài 2:
Đọc đoạn văn sau:
Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một
chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau
họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách
dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở

hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa
bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi
cho ông nhờ!”.
Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng,
không chống trả, cũng khơng tìm cách chạy trốn.
(Ngữ văn 12, Tập hai, trang 71,72, NXB Giáo dục – 2008)
Từ việc đọc – hiểu đoạn văn trên, anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 400
từ) trình bày suy nghĩ của mình về tình trạng bạo lực gia đình hiện nay.
Vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
(một hiện tượng đời sống) đặt ra trong tác phẩm văn học, ta có thể xây dựng được
dàn bài sau:
* Mở bài:
Giới thiệu ngắn gọn về nhân vật người đàn ông vũ phu và người đàn bà hàng
chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Từ đó, dẫn
vào vấn đề nghị luận: Tình trạng bạo lực gia đình hiện nay.
Trang 9


* Thân bài:
- Hiện tượng bạo lực gia đình trong đoạn trích: người chồng đánh vợ một
cách tàn nhẫn (hùng hổ, trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt
lưng quật tới tấp,…); người vợ cam chịu, nhẫn nhục đến bạc nhược…
- Bàn luận, mở rộng vấn đề bạo lực gia đình hiện nay:
+ Hiện tượng này vẫn diễn ra trong cuộc sống hiện nay, biểu hiện như:
chồng đánh vợ, chồng không cho vợ ăn mặc tử tế, chồng bắt vợ chỉ ở nhà, cấm
đốn vợ trị chuyện với bạn bè,…
+ Ngun nhân: gia đình nghèo khổ, thói gia trưởng vẫn tồn tại ở một số
người đàn ông, người phụ nữ cịn mang tâm lí cam chịu chưa dám đấu tranh để địi
bình đẳng giới, một số người trong xã hội chưa thực sự quan tâm lên tiếng phản
đối, cơ quan chức năng chưa xử lí nặng người vi phạm,…

+ Tác hại: phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình, phá vỡ bình đẳng giới;
thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng của người phụ nữ; làm mất đạo đức xã hội…
+ Giải pháp: tuyên truyền bình đẳng giới sâu rộng trong quần chúng, kêu
gọi sự quan tâm tố giác và xử lí nghiêm minh những trường hợp vi phạm,…
* Kết bài:
Quan đoạn văn trên, Nguyễn Minh Châu muốn rung lên hồi chng báo
động về bạo lực gia đình và hậu quả khơng lường của nó. Vì thế, loại bỏ bạo lực
gia đình là việc làm cần thiết cấp bách để xây nên những “tế bào” tốt đẹp cho xã
hội.
2. Giải pháp 2: Xây dựng và vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho một số
dạng đề nghị luận văn học trong chương trình Ngữ văn 12
Nghị luận văn học là nghị luận về một vấn đề văn học như về một tác phẩm,
một tác giả, một trào lưu, một giai đoạn, một quan điểm văn học,… Loại đề làm
văn nghị luận văn học trong chương trình Ngữ văn 12 tập trung ở ba dạng là nghị
luận về một bài thơ, đoạn thơ; nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xi
và nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
Sau đây, người viết xin đưa ra cách xây dựng và vận dụng linh hoạt dàn bài
chung cho mỗi dạng đề nghị luận văn học đã nêu trên.
a) Dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Dạng đề nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ thì yêu cầu của đề là làm rõ giá
trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó. Có khi đề yêu cầu phân tích
một hình tượng trong bài thơ, đoạn thơ nhưng thực chất cũng là phân tích nghệ
thuật và nội dung của bài thơ, đoạn thơ ấy để thấy được hình tượng. Vì thế, nắm
chắc dàn bài chung, học sinh sẽ giảm bớt khó khăn khi đối mặt với dạng đề này.
Dàn bài chung cho dạng đề này có mơ hình như sau:
* Mở bài: Giới thiệu tác giả dẫn vào bài thơ. Nêu vấn đề: Bài thơ có giá trị
sâu sắc về nội dung và nghệ thuật mà tiêu biểu là đoạn thơ sau đây:
(“Ghi nguyên văn đoạn thơ bỏ trong dấu ngoặc kép”)
* Thân bài:
- Khái quát về bài thơ, đoạn thơ: xuất xứ, hồn cảnh sáng tác, tóm tắt nội

dung, bố cục bài thơ, vị trí đoạn thơ đã cho ở đề bài.
- Phân tích nghệ thuật, nội dung đoạn thơ:
Trang 10


+ Lần lượt phân tích hình thức nghệ thuật để chỉ ra nội dung biểu hiện của
từng nhóm câu thơ (thường gọi là từng dẫn chứng) trong đoạn thơ cần phân tích.
+ Lưu ý:
☻Phân tích dẫn chứng (câu thơ, nhóm câu thơ) có ba cơng việc phải
làm: giới thiệu dẫn chứng – trích dẫn dẫn chứng – phân tích dẫn chứng.
☻Phân tích nghệ thuật bao gồm: từ ngữ, hình ảnh; các phép tu từ: láy,
điệp (âm, vần, thanh, từ ngữ), đối, ngắt nhịp, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa,
cường điệu, nói tránh, câu hỏi tu từ, lặp cấu trúc, đảo trật tự, liệt kê,…
☻Phân tích nội dung bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: Nghệ thuật
trong câu thơ (nhóm câu thơ) nhằm thể hiện nội dung nào? Nội dung ấy được diễn
tả ra sao? Diễn tả như vậy có ý gì? Cịn có ý nào nữa? Có dẫn chứng nào liên quan
để minh họa cho ý phân tích hay khơng?...
☻Nếu đề bài u cầu phân tích hình tượng trong bài thơ, đoạn thơ đã
cho thì cần nhấn mạnh hình tượng sau khi đã phân tích bài thơ, đoạn thơ đó.
* Kết bài: Đánh giá chung về nghệ thuật, nội dung bài thơ, đoạn thơ; nêu
cảm nghĩ của người viết về một khía cạnh sâu sắc nhất của bài thơ, đoạn thơ, cũng
có thể kèm theo cảm nghĩ chung về tác giả, bài thơ.
Qua thực tiễn áp dụng giải pháp này vào giảng dạy tại đơn vị mình, người
viết xin đưa ra một số dẫn chứng minh hoạ đã thực hiện có hiệu quả trong việc vận
dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ở từng
đề bài cụ thể, như sau:
Đề bài 1:
Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(Ngữ văn 12, Tập một, trang 88, NXB Giáo dục – 2008)
Vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn
thơ, ta có thể xây dựng được dàn bài sau:
* Mở bài: Giới thiệu Quang Dũng và bài thơ “Tây Tiến”. Nêu vấn đề: Bài
thơ có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật mà tiêu biểu là đoạn thơ sau đây:
(“Ghi nguyên văn đoạn thơ bỏ trong dấu ngoặc kép”)
* Thân bài:
- Khái quát về bài thơ, đoạn thơ:
+ Giới thiệu đơn vị Tây Tiến, hoàn cảnh viết bài thơ.
+ Tóm tắt nội dung, nêu bố cục bài thơ, vị trí đoạn thơ phân tích.
- Phân tích nghệ thuật, nội dung đoạn thơ:
Trang 11


+ Hai câu đầu: “Tây Tiến ơi!” là cách gọi tha thiết, từ cảm “ơi”, điệp từ
“nhớ”, từ láy “chơi vơi”: nỗi nhớ nhẹ nhàng mà sâu lắng…
+ Hai câu tiếp: liệt kê địa danh…, từ ngữ, hình ảnh gợi tả “sương lấp đoàn
quân mỏi”, “hoa về trong đêm hơi”, từ “lấp”: thiên nhiên khắc nghiệt nhưng cũng
nên thơ; hình ảnh người lính gian khổ, hào hùng, lãng mạn (liên hệ tư liệu thơ của
Chính Hữu để minh họa bổ sung…).
+ Bốn câu còn lại: Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hiểm trở và hình ảnh
người lính vượt dốc.
(+) Câu 1: Điệp từ “dốc”, từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”: tả dốc quanh
co, gập ghềnh núi cao, vực sâu…

(+) Câu 2: Từ láy “heo hút”: đỉnh dốc thật cao, hoang vắng. Nhân hóa
“súng ngửi trời”: hình ảnh người lính hồn nhiên, tinh nghịch, lãng mạn, quyết tâm
vượt khó (liên hệ thơ Chính Hữu…).
(+) Câu 3: Số từ, đối “ngàn thước lên cao – ngàn thước xuống”: khoảng
cách dài giữa đỉnh dốc và chân dốc; người lính vất vả, gian nan nhưng thật anh
hùng.
(+) Câu cuối: Người lính xuống chân dốc, vẫn là nơi hoang vu. Câu thơ
toàn thanh bằng: âm điệu uyển chuyển; đối thanh với ba câu trên gợi tâm trạng nhẹ
nhõm của người lính sau khi vượt dốc.
* Kết bài: Tóm tắt giá trị nội dung, nghệ thuật đoạn thơ. Cảm nghĩ về tác
giả, bài thơ.
Đề bài 2:
Anh/chị hãy phân tích hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong
đoạn thơ sau của nhà thơ Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cơ em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hịa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Ngữ văn 12, Tập một, trang 111, NXB Giáo dục – 2008)
Vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn
thơ, ta có thể xây dựng được dàn bài sau:
* Mở bài: Giới thiệu Tố Hữu, bài thơ “Việt Bắc”. Nêu vấn đề: Bài thơ đã
xây dựng thành cơng hình tượng (ghi theo đề bài) mà tiêu biểu là đoạn thơ sau
đây:

(“Ghi nguyên văn đoạn thơ bỏ trong dấu ngoặc kép”)
* Thân bài:
- Khái quát về bài thơ, đoạn thơ:
+ Giới thiệu địa danh Việt Bắc và hoàn cảnh sáng tác bài thơ…
Trang 12


+ Nêu bố cục nội dung, kết cấu bài thơ, vị trí đoạn thơ phân tích… Đoạn
thơ là lời đáp của người cán bộ về xuôi với người Việt Bắc.
- Phân tích hai câu đầu: Câu hỏi tu từ: hỏi người Việt Bắc nhưng là để bộc
lộ nỗi nhớ, cụm từ “ta về, ta nhớ”: khẳng định nỗi nhớ, nhớ cảnh, nhớ người…
- Phân tích tám câu cịn lại:
+ Câu 3-4: Hình ảnh “hoa chuối đỏ tươi”, “nắng ánh dao gài thắt lưng”
nhằm diễn tả thiên nhiên mùa đông Việt Bắc vẫn tràn đầy sức sống, người lao
động trong tư thế làm chủ.
+ Câu 5-6: Hình ảnh “mơ nở trắng rừng”, “người đan nón chuốt từng sợi
giang” nhằm diễn tả mùa xuân Việt Bắc với thiên nhiên bừng lên sức sống, mang
vẻ đẹp thanh khiết, người lao động cần cù, tài hoa.
+ Câu 7-8: Hình ảnh “rừng phách đổ vàng”, “cơ em gái hái măng một
mình” diễn tả rừng Việt Bắc lại sáng lên sắc màu tươi tắn, người lao động trẻ
trung, chăm chỉ.
+ Câu 9-10: Hình ảnh “trăng rọi hịa bình” và âm thanh “tiếng hát ân tình
thủy chung” đã thể hiện mùa thu Việt Bắc với thiên nhiên vừa thơ mộng vừa lộng
lẫy, con người Việt Bắc nặng tình nghĩa.
- Nhấn mạnh hình tượng thiên nhiên, con người Việt Bắc:
+ Đoạn thơ có kết cấu đan xen độc đáo: cảnh – người hịa quyện tạo bức
tranh “tứ bình” về thiên nhiên, con người Việt Bắc, mỗi mùa mang sắc thái riêng.
+ Độc đáo hơn cả là viết về thiên nhiên: nghệ thuật phối sắc tài tình, cảm
nhận và miêu tả bằng nhiều giác quan tinh tế như ý kiến của Hoài Thanh: “Những
câu thơ của Tố Hữu viết về thiên nhiên trong Việt Bắc có thể sánh với bất kì đoạn

thơ miêu tả thiên nhiên nào trong văn học cổ điển.”.
+ Nhận xét chung về nghệ thuật xây dựng hình tượng: Bức tranh thiên
nhiên và con người Việt Bắc được khắc họa bằng nghệ thuật đặc sắc: từ ngữ, hình
ảnh chọn lọc tinh tế; kết cấu đan xen độc đáo; thể thơ lục bát với âm điệu ngọt
ngào tạo nên cảm xúc bồi hồi, xao xuyến.
* Kết bài: Đánh giá chung về hình tượng thiên nhiên, con người Việt Bắc,
cảm nghĩ về Tố Hữu và thơ của ông.
b) Dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích
văn xi
Đối tượng của bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xi rất
đa dạng: có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung, có thể chỉ
là một phương diện, thậm chí chỉ một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của một
tác phẩm hoặc của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau. Theo dõi đề thi qua các
năm, người viết thấy đề thi chỉ tập trung vào một khía cạnh nội dung hay nghệ
thuật của tác phẩm, đoạn trích văn xi, mà chủ yếu là phân tích hình tượng (thiên
nhiên, con người), phân tích giá trị nhân đạo, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật…
Sau đây, người viết xin đưa ra mơ hình dàn bài chung cho các dạng đề trên.
* Dàn bài chung cho bài văn phân tích hình tượng (hình tượng thiên nhiên
và hình tượng nhân vật) trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
- Mở bài:
Dẫn dắt giới thiệu tác giả, tác phẩm và hình tượng cần phân tích.
- Thân bài:
Trang 13


+ Khái qt hình tượng: vị trí địa lí đối với hình tượng thiên nhiên; cuộc
sống trong quá khứ và hiện tại, số phận đối với hình tượng nhân vật.
+ Phân tích đặc điểm của hình tượng: những nét đẹp – xấu, sự hung bạo –
vẻ trữ tình, sự đau thương – sức sống mãnh liệt,… đối với hình tượng thiên nhiên;
ngoại hình, phẩm chất, tính cách,… đối với hình tượng nhân vật.

+ Nghệ thuật khắc họa hình tượng: cách miêu tả, các thủ pháp nghệ thuật,
ngôn ngữ nhân vật,…
- Kết bài:
Đánh giá chung về hình tượng đã phân tích và nêu lên cảm nghĩ của bản
thân về hình tượng đó.
Qua thực tiễn áp dụng giải pháp này vào giảng dạy tại đơn vị mình, người
viết xin đưa ra một số dẫn chứng minh hoạ đã thực hiện có hiệu quả trong việc vận
dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn phân tích hình tượng trong tác phẩm,
đoạn trích văn xuôi ở từng đề bài cụ thể, như sau:
Đề bài 1:
Phân tích hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn
Trung Thành (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008).
(Đề thi Tốt nghiệp – hệ Giáo dục thường xuyên năm 2010)
Vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn phân tích hình tượng thiên
nhiên, ta có thể xây dựng được dàn bài sau:
- Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài:
+ Ý nghĩa tả thực của hình tượng:
(+) Rừng xà nu là vẻ đẹp tiêu biểu của núi rừng Tây Nguyên.
(+) Rừng xà nu bị giặc tàn phá, huỷ diệt.
(+) Rừng xà nu có sức sống mãnh liệt.
(+) Rừng xà nu gắn bó với cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu của dân làng
Xô Man.
+ Ý nghĩa biểu tượng về con người Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam
trong kháng chiến chống Mĩ:
(+) Gợi những mất mát, đau thương.
(+) Gợi những phẩm chất kiên cường, bất khuất.
(+) Gợi sức sống bất diệt.
+ Nghệ thuật miêu tả: Nhân hoá, ẩn dụ, lặp; lựa chọn chi tiết tiêu biểu,…
- Kết bài: Đánh giá chung về hình tượng và cảm nghĩ của bản thân.

Đề bài 2:
Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (phần trích
trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008).
(Đề thi Tốt nghiệp – hệ Giáo dục phổ thông năm 2011)
Vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn phân tích hình tượng nhân vật,
ta có thể xây dựng được dàn bài sau:
- Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận.
Trang 14


- Thân bài:
+ Tràng là người dân ngụ cư nghèo khổ, có phẩm chất hiền lành, tốt bụng;
sẵn lịng cưu mang người đồng cảnh ngộ trong nạn đói khủng khiếp.
+ Trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn khát khao hạnh phúc, có ý thức tạo
dựng mái ấm gia đình.
+ Khát vọng sống mãnh liệt; có niềm tin vào tương lai tươi sáng.
+ Nghệ thuật: nhân vật được đặt trong tình huống truyện độc đáo; diễn
biến tâm lí được miêu tả chân thực, tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp
với tính cách nhân vật.
- Kết bài: Đánh giá chung về nhân vật và cảm nghĩ của bản thân.
* Dàn bài chung cho bài văn phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm, đoạn
trích văn xi
- Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu tác giả, tác phẩm và giá trị nhân đạo của tác
phẩm cần phân tích.
- Thân bài:
+ Khái quát về tác phẩm, đoạn trích:
+ Phân tích những biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm, đoạn
trích:
(+) Tác giả đồng cảm, thương xót những thân phận bất hạnh, nhỏ bé,
nghèo khổ (dẫn chứng cụ thể);

(+) Tác giả trân trọng, đề cao, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người
như vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng, lòng dũng cảm,… (dẫn chứng cụ thể);
(+) Tác giả tố cáo, phơi bày bản chất xấu xa của giai cấp thống trị, thế lực
tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống để bênh vực con người (dẫn chứng cụ thể);
(+) Tác giả hướng con người đến với cuộc sống tốt đẹp, tương lai tươi
sáng: hướng đến ánh sáng, hướng theo cách mạng để có cuộc sống mới (dẫn chứng
cụ thể)…
- Kết bài: Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm đã phân tích và
nêu lên cảm nghĩ của bản thân.
Qua thực tiễn áp dụng giải pháp này vào giảng dạy tại đơn vị mình, người
viết xin đưa ra một số dẫn chứng minh hoạ đã thực hiện có hiệu quả trong việc vận
dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm,
đoạn trích văn xi ở từng đề bài cụ thể, như sau:
Đề bài 1:
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tơ
Hồi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục − 2008).
(Đề thi Tốt nghiệp – hệ Giáo dục phổ thông năm 2009)
Vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn phân tích giá trị nhân đạo của
tác phẩm, đoạn trích văn xi, ta có thể xây dựng được dàn bài sau:
- Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài:
Trang 15


+ Tơ Hồi đã bênh vực và cảm thơng sâu sắc với những con người có số
phận bất hạnh như Mị, A Phủ (dẫn chứng).
+ Tơ Hồi đã tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi (tiêu biểu là
cha con thống lí Pá Tra) đã chà đạp lên quyền sống của con người (dẫn chứng).
+ Tô Hoài trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của
người lao động nghèo miền núi trong xã hội cũ (dẫn chứng).

+ Đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của những người bị áp
bức, Tơ Hồi vạch ra con đường giải phóng cho họ (dẫn chứng).
- Kết bài: Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Đề bài 2:
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
(phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục − 2008).
Vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn phân tích giá trị nhân đạo của
tác phẩm, đoạn trích văn xi, ta có thể xây dựng được dàn bài sau:
- Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài:
+ Kim Lân đã bênh vực và cảm thông sâu sắc với những con người vất vả,
nghèo khổ, tiều tụy trong nạn đói như Tràng, người vợ nhặt (dẫn chứng).
+ Kim Lân đã trân trọng khát vọng hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của
người lao động nghèo trong nạn đói; đề cao sự cưu mang lẫn nhau (dẫn chứng).
+ Kim Lân tố cáo sự thâm độc của bọn thực dân – phát xít đã gây ra nạn
đói khiến bao người phải chết, giá trị con người bị rẻ rúng (dẫn chứng).
+ Kim Lân cũng vạch ra con đường đến với tương lai tươi sáng cho họ…
- Kết bài: Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
* Dàn bài chung cho bài văn phân tích diễn biến tâm lí, tâm trạng nhân vật
trong tác phẩm, đoạn trích văn xi
- Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu tác giả, tác phẩm và diễn biến tâm lí, tâm
trạng của nhân vật cần phân tích.
- Thân bài:
+ Phân tích khái qt về nhân vật: hồn cảnh, ngoại hình,…
+ Phân tích diễn biến tâm lí, tâm trạng nhân vật theo trình tự trong tác
phẩm, đoạn trích (lưu ý nhấn mạnh vào từng tình huống cụ thể, đặc biệt là những
tình tiết có ý nghĩa biến đổi tâm lí, tâm trạng nhân vật…).
+ Phân tích dụng ý của nhà văn khi miêu tả diễn biến tâm lí, tâm trạng
nhân vật đối với việc khắc họa tính cách nhân vật.
- Kết bài:

Đánh giá chung về tài năng của nhà văn qua việc miêu tả diễn biến tâm lí,
tâm trạng nhân vật và nêu lên cảm nghĩ của bản thân về nhân vật đó.
Qua thực tiễn áp dụng giải pháp này vào giảng dạy tại đơn vị mình, người
viết xin đưa ra một số dẫn chứng minh hoạ đã thực hiện có hiệu quả trong việc vận
dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn phân tích diễn biến tâm lí, tâm trạng
nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xi ở từng đề bài cụ thể, như sau:
Trang 16


Đề bài 1:
Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị qua cảnh đêm mùa
xuân Mị muốn đi chơi và bị trói trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi (phần
trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam – 2012).
(Đề thi Tốt nghiệp – hệ Giáo dục phổ thông năm 2013)
Vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn phân tích diễn biến tâm lí nhân
vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xi, ta có thể xây dựng được dàn bài sau:
- Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận.
- Thân bài:
+ Hoàn cảnh xuất hiện tâm trạng và hành động của Mị:
(+) Mị vốn là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, yêu đời; từ khi buộc phải làm
con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, Mị cam chịu đến mức như khơng cịn ý thức
sống.
(+) Mùa xn về, thiên nhiên đất trời thay đổi, khơng khí đón Tết náo nức
(đối lập với khơng gian sống và tâm trạng của Mị) khiến sức sống trong Mị trỗi
dậy.
+ Nội dung diễn biến tâm lí và hành động của Mị:
(+) Khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình:
 Tâm trạng: bồi hồi xúc động, thức tỉnh (ý thức về thời gian, kỉ niệm
sống dậy, tiếng sáo gợi nhớ, thấy mình còn trẻ, ý thức về thân phận, …) và muốn
đi chơi.

 Hành động: khác thường (nhẩm theo bài hát, uống rượu, xắn mỡ bỏ
thêm vào đĩa đèn, sửa soạn đi chơi, …) thể hiện trạng thái phản kháng.
(+) Khi bị trói:
 Tâm trạng: đau khổ, chập chờn giữa quá khứ và hiện tại (khơng biết
mình bị trói, vẫn sống với tiếng sáo, bồi hồi tha thiết, lúc mê, lúc tỉnh, …).
 Hành động: mạnh mẽ (vùng bước đi nhưng bị dây trói thít chặt).
+ Nghệ thuật:
(+) Miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật phù hợp với logíc của đời sống,
đạt đến sự chân thực, tinh tế.
(+) Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên.
(+) Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo; câu văn giàu tính tạo hình và
đậm chất thơ.
- Kết bài:
Đánh giá chung: Diễn biến tâm lí và hành động của Mị đã thể hiện một tâm
hồn khao khát hạnh phúc, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt; thể hiện tình cảm
nhân đạo của nhà văn.
Đề bài 2:
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của
Kim Lân (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam – 2012).
Vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn phân tích diễn biến tâm trạng
nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xi, ta có thể xây dựng được dàn bài sau:
Trang 17


- Mở bài: Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt . Giới thiệu vấn
đề cần nghị luận: diễn biến tâm trạng đầy phức tạp và nỗi lòng của bà cụ Tứ.
- Thân bài:
+ Giới thiệu khái quát tác phẩm, nhân vật.
+ Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật:
(+) Ngạc nhiên đến sững sờ: vì có người đàn bà lạ trong nhà…

(+) Xót thương con trai: hiểu ra con mình “nhặt’ được vợ, hiểu ra bao cơ
sự oái oăm và ai oán xót thương cho số kiếp của đứa con mình.
(+) Vừa mừng vừa tủi: bà mừng cho con có vợ, tủi thân vì bổn phận làm
mẹ mà không lo nổi vợ cho con.
(+) Thương và lo cho các con: thương con dâu cũng nghèo khổ, đói khát,
thương con trai lấy vợ lúc đói quay, đói quắt; lo cho tương lai các con.
(+) Chan chứa niềm vui, niềm hi vọng: vui vì con trai đã lấy vợ; vui vì hi
vọng về tương lai tốt đẹp; dáng vẻ, nét mặt, lời nói và hành động sửa sang vườn
tược, nhà cửa cũng thể hiện niềm vui; vui trong bữa cơm ngày đói với chuyện làm
ăn, ni gà…
+ Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, tác giả ca ngợi phẩm chất của
nhân vật này: người mẹ nghèo rất mực thương con; người phụ nữ Việt Nam nhân
hậu, bao dung và giàu lòng vị tha; người già nhưng rất lạc quan hướng đến tương
lai.
+ Nghệ thuật:
(+) Chọn lọc chi tiết đặc sắc;
(+) Điểm nhìn trần thuật phong phú: nhìn từ bên ngồi, nhìn từ bên trong
để diễn tả tâm lí phức tạp và chiều sâu tình cảm, nỗi lịng.
- Kết bài: Kim Lân thành công trong việc khắc họa tinh tế tâm trạng đầy
phức tạp của bà cụ Tứ với mục đích ngợi ca những phẩm chất cao quý của người
mẹ nghèo trong hồn cảnh đói khát.
Rút ra bài học, liên hệ bản thân: Bài học về niềm tin, niềm hi vọng và nghị
lực sống vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
c) Dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử,
về lí luận văn học, về tác phẩm văn học,…
Dạng đề này đòi hỏi người học phải có sự u thích và năng khiếu về văn học
mới giải quyết được tốt yêu cầu của đề. Tuy vậy, nếu nắm được mơ hình dàn bài
chung, người học vẫn có thể giải quyết được những yêu cầu cơ bản của để bài
trong bài làm của mình. Sau đây là mơ hình dàn bài chung:

* Mở bài: Dẫn dắt hướng vào đề bài và trích dẫn ý kiến.
* Thân bài:
- Giải thích: giải thích từ ngữ khó hiểu, giàu hình ảnh (cả nghĩa tường minh
và nghĩa hàm ẩn) và giải thích ý nghĩa của cả ý kiến đó, từ đó có thể nhận định
mức độ đúng/sai của ý kiến (đúng hồn tồn hay đúng một phần)…
- Phân tích – chứng minh những biểu hiện của ý kiến trong văn học (qua
một số tác phẩm mà đề bài yêu cầu hoặc người viết tự lựa chọn)
+ Chỉ ra mặt đúng, mặt chưa đúng của ý kiến ấy;
Trang 18


+ Lí giải vì sao đúng, vì sao chưa đúng; đúng ở chỗ nào, chưa đúng ở chỗ
nào…
- Bình luận – mở rộng để nhìn nhận về ý kiến một cách thấu đáo bằng cách
nêu quan điểm của người viết và đề xuất quan điểm bổ sung (nếu cần)…
* Kết bài:
Đánh giá chung về ý kiến đã bàn luận (ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối
với đời sống và văn học).
Nêu một vài cảm nhận sâu sắc và rút ra bài học cho bản thân người viết về ý
kiến đã bàn.
Qua thực tiễn áp dụng giải pháp này vào giảng dạy tại đơn vị mình, người
viết xin đưa ra một số dẫn chứng minh hoạ đã thực hiện có hiệu quả trong việc vận
dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ở
từng đề bài cụ thể, như sau:
Đề bài 1:
Về hình tượng Lor-ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo,
có ý kiến cho rằng: Đó là mẫu nghệ sĩ – chiến sĩ, vì dấn thân tranh đấu cho dân
chủ và tự do nên bị bọn phát xít hành hình. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là mẫu
nghệ sĩ thuần túy, chỉ đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật, nhưng bị giết hại
oan khuất.

Từ cảm nhận của mình về hình tượng Lor-ca, anh/chị hãy bình luận các ý
kiến trên.
(Đề thi Tuyển sinh Đại học – khối D năm 2014)
Vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về
văn học, ta có thể xây dựng được dàn bài sau:
* Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả Thanh Thảo, bài thơ Đàn ghi ta của
Lor-ca và trích dẫn hai ý kiến về bài thơ.
* Thân bài:
- Giải thích các ý kiến:
+ Ý kiến thứ nhất: nghệ sĩ – chiến sĩ là người vừa hoạt động nghệ thuật
vừa tranh đấu cho độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội; ý kiến đã nhìn nhận
Lor-ca gắn với đấu trường chính trị, với cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại chế
độ độc tài.
+ Ý kiến thứ hai: nghệ sĩ thuần túy là người chỉ hoạt động trong lĩnh vực
nghệ thuật, đam mê và chuyên chú sáng tạo cái đẹp; ý kiến đã nhận định Lor-ca
trong đời sống nghệ sĩ, trước sau chỉ thuộc về niềm đam mê cái đẹp và sáng tạo
nghệ thuật, nhưng đã bị giết hại bi thảm, oan khuất.
- Cảm nhận về hình tượng Lor-ca:
+ Nội dung hình tượng: chân dung người nghệ sĩ tài hoa, lãng tử, đơn độc;
số phận oan khuất, bi thảm; sự bất tử của Lor-ca cùng nghệ thuật của ông.
Trang 19


+ Nghệ thuật khắc họa: bút pháp tượng trưng, siêu thực; lời thơ giàu nhạc
tính; nghệ thuật đối lập, nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác,...
- Bình luận về các ý kiến:
+ Hai ý kiến trên là hai cách đánh giá, cảm nhận về hình tượng Lor-ca. Ý
kiến thứ nhất xuất phát từ con người Lor-ca ngoài đời để hiểu hình tượng Lor-ca
trong tác phẩm; ý kiến thứ hai xuất phát từ văn bản tác phẩm để hiểu hình tượng
Lor-ca.

+ Hai ý kiến trên bổ sung cho nhau trong việc cảm nhận về hình tượng văn
học: tham khảo tài liệu ngoài văn bản nhưng quan trọng là căn cứ vào văn bản.
* Kết bài: Đánh giá chung và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Đề bài 2:
Về hình tượng sơng Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dịng sơng? của
Hồng Phủ Ngọc Tường (sách Ngữ văn 12), có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật
của sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ. Ý kiến khác thì nhấn
mạnh: Vẻ đẹp bề sâu của sơng Hương là những trầm tích văn hóa, lịch sử.
Bằng cảm nhận về hình tượng sơng Hương, anh/chị hãy bình luận các ý kiến
trên.
(Đề thi Tuyển sinh Đại học – khối C năm 2014)
Vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về
văn học, ta có thể xây dựng được dàn bài sau:
* Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, bài bút kí
Ai đã đặt tên cho dịng sơng? và trích dẫn hai ý kiến về bài bút kí.
* Thân bài:
- Giải thích ý kiến:
+ Vẻ đẹp nổi bật là vẻ đẹp hiện trên bề nổi, gây ấn tượng vượt trội, dễ
nhận thấy bằng trực cảm. Ý kiến thứ nhất coi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình
tứ là vẻ đẹp nổi bật của sơng Hương.
+ Vẻ đẹp bề sâu là vẻ đẹp ẩn chìm, địi hỏi phải có tri thức sâu rộng và
chiêm nghiệm cơng phu mới khám phá được. Ý kiến thứ hai coi những trầm tích
văn hóa, lịch sử là vẻ đẹp bề sâu của sơng Hương.
- Cảm nhận về hình tượng sơng Hương:
+ Vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ: những cảnh trí, sắc
màu của sơng nước, núi đồi, bãi biền, cây cỏ,... giàu chất thơ, đầy gợi cảm; những
dáng nét của khúc uốn, đường cong, điệu chảy, nhịp trơi,... gợi nhiều liên tưởng về
mĩ nhân, về tình tự lứa đôi đầy quyến rũ và say đắm.
+ Vẻ đẹp của những trầm tích văn hóa, lịch sử: sơng Hương là “người mẹ
phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”, và bao đời nay vẫn được tô điểm bởi vơ vàn

cơng trình thi ca, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc; sông Hương gắn với biết
bao chiến công oanh liệt qua các thời đại lịch sử.
+ Nghệ thuật: phối hợp kể và tả; biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh; ngơn
ngữ giàu chất trữ tình, chất triết luận.
Trang 20


- Bình luận về ý kiến:
+ Cả hai ý kiến đều có tính khái qt, sâu sắc, nhấn mạnh những vẻ đẹp
khác nhau của hình tượng sơng Hương: cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ là
vẻ đẹp nổi bật; những trầm tích văn hóa, lịch sử là vẻ đẹp bề sâu.
+ Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau,
hợp thành sự nhìn nhận toàn diện và thống nhất về vẻ đẹp của sông Hương.
* Kết bài: Đánh giá chung và nêu cảm nghĩ của bản thân.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Những lợi ích trực tiếp thu được do áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này
vào dạy học phân môn Làm văn của bộ môn Ngữ văn, như sau:
+ Người dạy đã ý thức nhiều hơn về vai trò của việc xây dựng và vận dụng
linh hoạt dàn bài chung cho một số dạng đề của chương trình Ngữ văn 12 nhằm
hướng dẫn học sinh lập được dàn bài một cách nhanh chóng và chính xác.
+ Việc xây dựng và vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho một số dạng đề
cũng góp phần khơng nhỏ làm cho khơng khí lớp học trở nên sôi nổi, cho nên
người dạy cũng cảm thấy hứng khởi, hăng say cùng các em học sinh đi giải quyết
các đề bài, kể cả những đề bài khó.
+ Đa số học sinh có thái độ tích cực trong giờ Làm văn, nhiều học sinh có
sự tiến bộ về điểm số và một số học sinh có tình u văn học.
- Thống kê tỉ lệ 2 lớp 12 làm căn cứ đối sánh:
 Năm học 2013 – 2014 (Trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài):
Lớp


12C12

12C13

Biết

48,5%

47,5%

Hiểu

34,6%

36,1%

Vận dụng

16,9%

16,4%

Mức độ

 Năm học 2014 – 2015 (Sau khi thực hiện các giải pháp của đề tài):
Lớp
Mức độ

12A8


12A11

Học kì I

Học kì II

Học kì I

Học kì II

Biết

47,2%

46,5%

47,1%

46,2%

Hiểu

36,3%

34,6%

36,2%

34,8%


Vận dụng

16,5%

18,9%

16,7%

19,0%

- Từ bảng thống kê trên, ta thấy:
Trang 21


+ Sau khi thực hiện các giải pháp của đề tài, mức độ tư duy phân môn Làm
văn của học sinh đã có sự tiến triển (mức độ hiểu và vận dụng tăng lên) so với
trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài. Điều này chứng tỏ các giải pháp của
đề tài đã góp phần nâng cao trình độ học môn Ngữ văn của học sinh.
+ Các giải pháp của đề tài đã tác động tích cực đến thái độ học tập của học
sinh học môn Ngữ văn nói chung và phân mơn Làm văn nói riêng, đặc biệt có sự
biến động lớn giữa học kì I và học kì II. Điều này càng cho thấy việc xây dựng và
vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho một số dạng đề là rất cần thiết đối với các
em học sinh. Và việc vận dụng này để trở thành kĩ năng, kĩ xảo thì địi hỏi cần phải
có thời gian cho các em rèn luyện.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Qua việc thực hiện các giải pháp trên của đề tài vào các bài dạy môn Ngữ
văn, người viết đã rút ra một số những kinh nghiệm sau:
+ Cần xây dựng và vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho các dạng đề để
tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học phân môn Làm văn của bộ mơn Ngữ văn.
Đặc biệt, việc làm này có ý nghĩa quan trọng đối với các em học sinh trong các giờ

kiểm tra, giờ thi khi phải đối mặt với đề thi đầy cam go.
+ Tuỳ vào đối tượng học sinh của lớp học mà người dạy nhấn mạnh một số
dàn bài chung cần thiết và thường xuyên cho các em luyện tập vận dụng linh hoạt
các dàn bài chung này vào một số đề bài cụ thể. Chẳng hạn, học sinh yếu thì nên
bắt đầu vận dụng linh hoạt dàn bài chung thơng dụng và sau đó mới nâng cao dần.
- Người viết cũng xin đưa ra một số khuyến nghị để tăng khả năng áp dụng
các giải pháp của đề tài vào thực tiễn, cụ thể như sau:
+ Đối với học sinh yếu, người dạy cần yêu cầu các em học thuộc lòng dàn
bài chung cho mỗi dạng đề (để có bột, có cái bất biến) trước khi yêu cầu các em
vận dụng linh hoạt dàn bài chung ấy vào đề bài cụ thể (mà gột nên hồ, mà ứng vạn
biến). Cần thiết, người dạy có thể kiểm tra việc ghi nhớ các bước tiến hành trong
dàn bài chung cho mỗi dạng đề và cho điểm khích lệ khi các em trình bày đúng.
+ Đối với học sinh khá, giỏi, người dạy yêu cầu các em cần vận dụng một
cách linh hoạt các dàn bài chung cho mỗi dạng đề. Việc vận dung dàn bài chung
càng linh hoạt càng phát huy khả năng sáng tạo trong bài làm văn của những học
sinh này. Vì thế, mặc dù vẫn tuân thủ dàn bài chung (dĩ bất biến) nhưng các em có
thể “khơi những nguồn chưa ai khơi”, bàn luận sâu rộng và thể hiện quan điểm
riêng của mình trong bài làm văn mang lại thành công trong ứng vạn biến.
+ Người dạy thường xuyên cho học sinh luyện tập vận dụng linh hoạt dàn
bài chung cho các dạng đề ở cấp độ thông dụng. Tuy nhiên, người dạy cũng không
nên bỏ qua việc vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho các dạng đề khó. Đặc biệt,
với tính chất của kì thi trung học phổ thơng quốc gia sắp tới, đề thi sẽ không đơn
thuần chỉ là những vấn đề cơ bản. Điều quan trọng là tùy thuộc vào người học
hướng đến mức độ nào (chỉ xét tốt nghiệp hay xét cả đại học – cao đẳng) mà người
dạy hướng dẫn các em vận dụng linh hoạt dàn bài chung cho mỗi dạng đề (theo
tinh thần Dĩ bất biến ứng vạn biến của Hồ Chủ tịch) sao cho phù hợp.
Trang 22


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. SGK Ngữ văn 12 Cơ bản (tập 1 và 2), Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên),
Nhà xuất bản Giáo dục, 2008.
2. Từ điển tiếng Việt, nhóm tác giả Hồng Phê, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2004.
3. Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, Bảo Quyến, Nhà xuất bản Giáo dục,
2003.
4. Tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thầy giáo Nguyễn Văn
Ưng, biên soạn năm 2011.
5. “Dĩ bất biến ứng vạn biến” với độc lập, chủ quyền, PGS-TS Bùi Đình
Thanh, báo điện tử Dân trí ( />6. Từ triết lí “Dĩ bất biến ứng vạn biến” đến triết lí hành động Hồ Chí Minh,
GS-TS Nguyễn Hùng Hậu, báo điện tử thành đồn thành phố Hồ Chí Minh
( />7. Chuyên đề: Nghị luận xã hội, trên trang web viettelstudy.vn
( />8. Đề thi – đáp án của các kì thi Học kì, kì thi Tốt nghiệp, kì thi Tuyển sinh Đại
học – Cao đẳng qua các năm.
VII. PHỤ LỤC
Đính kèm theo sáng kiến kinh nghiệm này là hai bảng điểm thi học kì I và học
kì II của 2 lớp 12 mà người viết đã giảng dạy trong năm học 2014 – 2015 để minh
chứng cho hiệu quả của các giải pháp đã nêu trong đề tài sáng kiến này.

NGƯỜI THỰC HIỆN
(Kí tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Quang Thêm

Trang 23



×