Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.95 KB, 89 trang )

Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ




VŨ THỊ HƯỜNG


CVAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẬT BẢN
TỪ NĂM 1951 ĐẾN NĂM 1973



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới


Người hướng dẫn khoa học
NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG



HÀ NỘI – 2011
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
2


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Nhật Bản một quốc gia phong kiến với nền văn hóa truyền thống độc
đáo, sớm tiếp thu công nghệ phương Tây vươn lên thành một cường quốc ở
châu Á, ngang hàng với các nước tư bản phương Tây vào cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX. Nửa sau thế kỉ XX, thế giới lại một lần nữa nhắc đến Nhật Bản
như một hiện tượng “thần kì” trong phát triển kinh tế.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã phải gánh chịu những
thiệt hại nặng nề. Nhật Bản bị đè bẹp về quân sự, suy sụp về tinh thần, bị kiệt
quệ về kinh tế. Trong hoàn cảnh khó khăn tưởng chừng như không thể vượt
qua nổi ấy, ý chí quật cường của người dân Nhật Bản lại được thể hiện và
chứng minh bằng thực tiễn. Từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh, sau một
thời gian ngắn phục hồi, phát triển, đến đầu thập niên Nhật Bản đã vươn lên
trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới cùng với Mỹ và Tây Âu.
Có nhiều quan điểm và đánh giá khác nhau về sự phát triển kinh tế của Nhật
Bản trong giai đoạn này nhưng tất cả đều thống nhất, trên phương diện kinh
tế, sự phát triển kinh tế của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973 là một hiện
tượng nổi bật, “thần kì”.
Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm
1973 là rõ ràng, không thể phủ nhận và để có được sự phát triển đó là đóng
góp của nhiều nhân tố nhưng có một nhân tố rất quan trọng không thể không
nhắc tới đó chính là vai trò của Nhà nước Nhật Bản. Nhà nước Nhật Bản với
tư cách là cơ quan quyền lực quản lí đất nước, vạch ra đường lối, lập kế
hoạch, tổ chức và điều hành quá trình phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế
giới thứ hai. Sự nhanh nhậy của Nhà nước trong việc tận dụng vốn, tận dụng
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
3
thời cơ để phát triển kinh tế góp phần không nhỏ trong sự cất cánh kì diệu của

Nhật Bản.
Như vậy, trong những nguyên nhân phát triển vai trò của Nhà nước là
một nhân tố quan trọng hàng đầu không thể thiếu, tạo động lực phát triển
“thần kì” cho nền kinh tế Nhật Bản.
Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay,
tìm hiểu sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản là một vấn đề hết
sức thiết thực, được nhiều nhà khoa học nghiên cứu tìm hiểu. Các công trình
nghiên cứu đã thấy được sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản, đánh giá một
cách khách quan về những nguyên nhân phát triển của giai đoạn này.
Vì vậy nghiên cứu về vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế
Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973 sẽ góp phần làm sâu sắc thêm một trong
những nhân tố tạo nên sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. Qua đó, có thể
rút ra một số kinh nghiệm cho sự phát triển kinh tế của một số nước đang phát
triển.
Mặt khác, vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế không chỉ là
vấn đề nghiên cứu của các nhà kinh tế học mà nó còn thu hút sự quan tâm của
mọi quốc gia không phân biệt thể chế chính trị. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới năm 2008 đã giáng một đòn chí tử vào lý thuyết của chủ nghĩa
tự do mới, vào quan điểm coi nhẹ vai trò điều hành và quản lí của Nhà nước
trong nền kinh tế thị trường. Thực tế đó đã dẫn đến nhiều tranh luận khác
nhau về việc nên hay không nên tăng cường vai trò của Nhà nước trong nền
kinh tế thị trường. Vì vậy, vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường
nói chung và vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm
1951 đến năm 1973 cần được sự quan tâm, nghiên cứu có hệ thống.
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
4
Chính vì những lý do khoa học và thực tiễn trên, tôi quyết định chọn
vấn đề “Vai trò của Nhà nước đối với sự triển kinh tế Nhật Bản từ năm
1951 đến năm 1973” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản nói chung và vai trò
của Nhà nước Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai nói riêng là một vấn
đề lịch sử hấp dẫn, thu hút nhiều nhà khoa học, lịch sử trong và ngoài nước
nghiên cứu. Có thể kể các cuốn sách như:
Cuốn sách “Kinh tế Nhật Bản giai đoạn “thần kì” của tác giả Lê Văn
Sang. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện kinh tế thế giới đã xuất bản
cuốn sách này năm 1988. Cuốn sách nghiên cứu sự phát triển kinh tế Nhật
Bản giai đoạn 1951 – 1973. Tác giả tìm hiểu nguyên nhân phát triển, sự phát
triển của nền kinh tế Nhật Bản, hậu quả của sự phát triển đó và yếu tố vai trò
của Nhà nước được tác giả tìm hiểu như một trong những nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến sự phát triển nhanh của nền kinh tế Nhật Bản.
Tương tự cuốn sách trên, năm 1991, cùng Tiến sĩ Lưu Ngọc Trịnh,
Tiến sĩ Lê Văn Sang đồng chủ biên cuốn sách “Nhật Bản đường đi tới một
siêu cường kinh tế”, dày 342 trang, NXB Khoa học xã hội. Trong cuốn sách,
các tác giả đã trình bày những bước phát triển của nền kinh tế Nhật Bản một
cách có hệ thống từ thời Minh Trị năm 1968 đến nửa đầu những năm 80 của
thế kỉ XX. Trình bày sự phát triển kinh tế, vai trò của Nhà nước được tác giả
tìm hiểu như một yếu tố cấu thành nên sự tăng trưởng nhanh của Nhật Bản.
Tiếp theo, phải kể đến các công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Lưu Ngọc
Trịnh. Tìm hiểu về Nhật Bản, nhất là sự phát triển kinh tế, các nhân tố tác
động đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho
tới những năm 90 của thế kỉ XX, Lưu Ngọc Trịnh có các công trình “Chiến
lược con người trong “thần kì” kinh tế Nhật Bản”, NXB Chính trị Quốc gia
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
5
xuất bản năm 1996; “Kinh tế Nhật Bản: những thăng trầm trong lịch sử”,
NXB Thống kê xuất bản năm 1998.
Tìm hiểu riêng về vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế có cuốn

sách “Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế” của tác giả Vũ Tuấn
Anh, NXB Khoa học xã hội ấn hành năm 1994. Cuốn sách là tập hợp những
bài viết của các nhà khoa học thuộc 11 quốc tịch: Việt Nam, Ấn Độ, Canađa,
Đài Loan, Inđônêxia, Malaixia, Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan, Trung
Quốc, Xingapo. Đây là những báo cáo khoa học đã được trình bày tại cuộc
tọa đàm khoa học với chủ đề “Vai trò của Nhà nước trong quá trình cơ cấu
lại và phát triển kinh tế ở các nước châu Á” do Viện kinh tế thế giới chủ trì từ
ngày 14 đến ngày 16 tháng 12 năm 1993. Trong đó có bài “Những điều kiện
tiên quyết cho chính sách công nghiệp ở Nhật Bản” của tác giả Manabu
Shimizu.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, tìm
hiểu về kinh tế Nhật Bản và vai trò của Nhà nước Nhật Bản còn phải kể tới
các công trình của các nhà khoa học Nhật Bản, Mỹ, Anh.
Năm 1998, NXB Chính trị Quốc gia đã xuất bản cuốn sách của
Nakamura “Những bài giảng về lịch sử kinh tế Nhật Bản hiện đại 1926 –
1994, Lưu Ngọc Trịnh dịch. Cuốn sách đã tập trung trình bày những biến đổi
lớn của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1926 đến năm 1994. Qua việc trình bày
các chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển qua các
thời kì, độc giả sẽ nhận thấy vai trò của Nhà nước và tác động của các chính
sách này đối với sự tăng trưởng.
Tìm hiểu một cách toàn diện về nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh
thế giới thứ hai tới những năm 80 của thế kỉ XX, không thể không nhắc đến
công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả thuộc Viện nghiên cứu Đại học
Chuo: “Kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai”. Cuốn sách được
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
6
nhà nghiên cứu Phạm Hưng Long dịch, Nxb Khoa học xã hội phát hành năm
1992. Khi trình bày sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản các tác giả cũng đã
đề cập đến vai trò của Nhà nước như là một nguyên nhân thúc đẩy sự phát

triển kinh tế Nhật Bản qua các thời kì.
Wolt Martin, trong công trình “Những bài học từ sự thành công của
nền kinh tế Nhật Bản”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1990, đã
cung cấp cho bạn đọc những bài học kinh nghiệm bổ ích rút ra từ sự thành
công trong phát triển kinh tế Nhật Bản. Trong những bài học đó, đương nhiên
có bài học vai trò của Nhà nước trong việc tận dụng nguồn vốn, nguồn khoa
học – kĩ thuật của Nhật Bản trong phát triển kinh tế.
Nghiên cứu về nền kinh tế Nhật Bản cũng là vấn đề mà học giả G.C
Allen tìm hiểu qua cuốn sách “Chính sách kinh tế của Nhật Bản”. Nền kinh tế
Nhật Bản được tác giả đề cập dưới góc độ các chính sách của Nhà nước, qua
các thời kì lịch sử. Cuốn sách được Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện
kinh tế thế giới xuất bản năm 1988.
Ngoài ra, kinh tế Nhật Bản còn được đề cập trong các tạp chí, các web
của Đảng Cộng sản, Viện nghiên cứu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh…
Tuy nhiên, về vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật
Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai hầu như chưa được các tác giả trình bày
một cách toàn diện, tập trung và có hệ thống mà chỉ đề cập một cách rải rác,
sơ lược ở các khía cạnh khác nhau. Trên cơ sở tiếp thu các công trình khoa
học của những người đi trước, tôi mong muốn làm rõ hơn đề tài này.
3.Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế
Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973”, khóa luận nhằm hai mục đích chính:
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
7
Thứ nhất: Góp phần hệ thống lại sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trên
các ngành cụ thể từ năm 1951 đến năm 1973.
Thứ hai: Làm rõ hơn vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế Nhật
Bản từ năm 1951 đến năm 1973. Từ đó liên hệ mô hình kinh tế của Nhật với

các mô hình kinh tế khác và rút ra một số nhận xét về vai trò của Nhà nước
trong phát triển kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, khóa luận có ba nhiệm vụ cơ bản:
Một là, trên phương diện lịch sử, tác giả sẽ đưa ra những lý luận chung
về vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, tác giả
trình bày những thành tựu kinh tế của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973.
Hai là, nêu rõ vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế Nhật Bản
với các vai trò chính: vạch đường lối, lập kế hoạch; vai trò điều chỉnh kinh tế;
các biện pháp bảo vệ và phát triển các tổ chức độc quyền; vai trò tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi; vai trò phát huy và sử dụng nhân tố con người và
chú trọng ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Ba là, trên cơ sở những vấn đề nghiên cứu đưa ra một vài liên hệ với
các mô hình kinh tế và những nhận xét về vai trò của Nhà nước đối với phát
triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến 1973. Từ đặc điểm, nhận xét đó rút ra
những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển kinh tế của các nước đang phát
triển.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với sự phát
triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Những tài liệu chính phục vụ cho khóa luận bao gồm:
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
8
Các sách chuyên khảo của những nhà nghiên cứu, các chuyên gia về
Nhật Bản, bao gồm cả các tác giả Việt Nam và các tác giả nước ngoài.
Các tạp chí: Tạp chí hoạt động khoa học, Tạp chí thông tin khoa học,
Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Tạp chí kinh tế châu Á – Thái

Bình Dương.
Các luận án Tiến sĩ, Thạc sĩ về vấn đề có liên quan.
Các trang web của Đài tiếng nói Việt Nam, Viện nghiên cứu kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, theo đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.
Đề tài chủ yếu sử dụng hai phương pháp chủ yếu của chuyên ngành
lịch sử là: phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra đề tài còn
được thực hiện trên cơ sở phương pháp nghiên cứu bộ môn: sưu tầm, chọn
lọc, thống kê, xử lí các nguồn tài liệu để làm nổi bật lên vai trò của Nhà nước
trong phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973.
5. Đóng góp của khóa luận
Đề tài góp phần vào việc giải thích có hệ thống những yếu tố tạo nên
thành tựu kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới hai.
Từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản dưới vai trò quản
lí, điều tiết của Nhà nước, rút ra được những bài học kinh nghiệm thiết thực
cho các nước đang phát triển hiện nay.
6. Bố cục khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo đề tài gồm hai chương.
Chương 1: Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm
1973
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
9
Chương 2: Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản
từ năm 1951 đến năm 1973























Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
10
Chương 1
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN TỪ NĂM 1951
ĐẾN NĂM 1973

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
KINH TẾ
1.1.1. Tư tưởng về bàn tay vô hình của A.Smith
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế đã được Adam Smith

(1723 - 1970) - nhà kinh tế học cổ điển nổi tiếng ở Anh và thế giới đưa ra vào
cuối thế kỉ XVII, trong đó nổi bật là tư tưởng “bàn tay vô hình”. Tư tưởng đó
ra đời trong thời kì các công trường thủ công tư bản chủ nghĩa phát triển
mạnh mẽ trong công nghiệp cũng như nông nghiệp, của cải vật chất được sản
xuất ra ngày một nhiều. Việc giải thích nguồn gốc của cải từ thương nghiệp
của phái trọng thương giờ đây đã không còn đủ sức thuyết phục nữa. Trong
lúc đó, giai cấp tư sản đã nhận thức được rằng: muốn làm giàu phải bóc lột
lao động, lao động làm thuê của những người nghèo là nguồn gốc làm giàu vô
tận.
Bên cạnh đó, cuộc cách mạng tư sản Anh tạo ra một tình hình chính trị
mới với việc thiết lập Nhà nước quân chủ lập hiến. Vua là người đứng đầu
nhưng không điều khiển công việc quốc gia. Tổ chức có quyền hành thực tế là
nghị viện. Hình thức tổ chức Nhà nước đó, trong thời kì đầu đã có tác dụng
quan trọng đối với việc phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Chế độ quân chủ
chuyên chế đã bị gạt bỏ, Chính phủ mới lo đáp ứng yêu cầu của giai cấp tư
sản, thi hành nhiều biện pháp tích cực về kinh tế.
Mặt khác, những thành tựu khoa học: triết học, toán học… đã đóng góp
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các tư tưởng tiến bộ.
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
11
Tất cả những điều kiện kinh tế, chính trị, khoa học cuối thế kỉ XVII đòi
hỏi phải có sự thay đổi quan điểm lý luận, tức là yêu cầu phải đưa ra được
những quan điểm kinh tế mới đáp ứng sự vận động và phát triển của sản xuất
tư bản chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh ra đời.
Điểm xuất phát trong phân tích kinh tế của ông là nhân tố “con người
kinh tế”. Theo ông thiên hướng thuộc về bản chất của con người là muốn trao
đổi vật này lấy vật khác. Thiên hướng này là hậu quả tất yếu của khả năng suy
nghĩ và ngôn ngữ của con người. Trong khi trao đổi sản phẩm và lao động
cho nhau thì con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân. Nhưng khi chạy theo

lợi ích cá nhân thì có một “bàn tay vô hình” chi phối buộc “con người kinh tế”
phải thực hiện một nhiệm vụ không nằm trong dự định là đáp ứng lợi ích xã
hội. “Bàn tay vô hình” chính là các quy luật kinh tế khách quan chi phối hoạt
động của con người. Ông gọi hệ thống các quy luật đó là “trật tự tự nhiên”.
A.Smith đề cao vai trò của quy luật kinh tế, đề cao tự do kinh doanh, tự do
cạnh tranh, hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình kinh tế. Đối với
A.Smith Nhà nước phải là tối thiểu. Trong tác phẩm “Nghiên cứu về nguyên
nhân và bản chất của sự giàu có của các dân tộc” và với việc xây dựng lý
thuyết về “bàn tay vô hình” đã khẳng định tự do kinh doanh là đúng đắn nhất
và chỉ ra vai trò của Nhà nước như “người lính gác đêm” bảo vệ chế độ tư
hữu và tự do kinh doanh.
Theo A.Smith Nhà nước có những vai trò sau đây:
Thứ nhất là “quốc phòng, tức là bảo vệ xã hội chống lại bạo lực và
bất công của các dân tộc khác”; thứ hai là “bảo hộ”; thứ ba là “phát triển
những của cải công cộng, tức là tạo ra và duy trì những thể chế công cộng,
những toà nhà và công trình công cộng, những thứ này dù rất có ích nhưng
không bao giờ thu được lợi nhuận” [15, tr.43].
1.1.2. Lý thuyết Keynes về sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
12
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đặc biệt đầu những năm 30 của
thế kỉ XX tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Anh và thế giới có nhiều
biến động lớn. Ngay từ đầu thế kỉ XX ở Anh cũng như nhiều nước tư bản đã
công nghiệp hóa, lực lượng sản xuất phát triển mạnh cả về quy mô, trình độ
và đặc biệt là tính chất xã hội hóa cao. Với một nền kinh tế khổng lồ có tính
chất xã hội hóa cao và sự cạnh tranh gia tăng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh
của Nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Thực tế lúc này các mâu thuẫn kinh tế - xã hội ở các nước tư bản (mà
trước hết là Mỹ và Anh) diễn ra gay gắt. Sự hoạt động tự phát của nền kinh tế

đã dẫn đến những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn. Cuộc khủng hoảng kinh tế
năm 1921 mà đặc biệt là cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 –
1933 đã chứng tỏ học thuyết “tự điều chỉnh kinh tế” của trường phái cổ điển
và cổ điển mới, tư tưởng “bàn tay vô hình” của A.Smith và “thăng bằng tổng
quát” của L.Walras không còn phù hợp nữa. Tháng 10 năm 1929, cuộc khủng
hoảng nổ ra đầu tiên tại Mỹ, sau đó lan ra tất cả các nước tư bản chủ nghĩa và
kéo dài đến năm 1933. Nguyên nhân chủ yếu đưa đến cuộc khủng hoảng là do
sản xuất của các nước tư bản tăng quá nhanh trong thời gian ổn định, nhưng
nhu cầu và sức mua của quần chúng lại không lại không có sự tăng lên tương
ứng làm cho hàng hóa ngày càng giảm giá, dẫn tới ế thừa và suy thoái trong
sản xuất. Chính Mỹ là nước đạt được sự phồn vinh nhờ “chủ nghĩa tự do”
trong phát triển kinh tế, lại là nước khủng hoảng đầu tiên và hậu quả nghiêm
trọng nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo theo khủng hoảng về chính trị, xã
hội ở các nước tư bản. Trong cuộc khủng hoảng này số công nhân thất nghiệp
lên tới 50 triệu. Hàng triệu người bị mất nhà cửa do không có khả năng thanh
toán nợ. Hàng triệu nông dân bị mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói.
Mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt càng đe dọa sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản.
Trước tình hình đó, nhu cầu thực tiễn đặt ra là phải có một học thuyết kinh tế
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
13
mới cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản đang suy thoái, giúp nền kinh tế tư bản
thoát khỏi khủng hoảng.
Cuối cùng là sự thành công của lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về
nền kinh tế kế hoạch hoá trong thực tiễn ở Liên Xô đã buộc và tạo điều kiện
cho các nhà kinh tế học tư sản tính đến khả năng của Nhà nước trong điều tiết
kinh tế.
Học thuyết kinh tế của Keynes (1883 – 1946) ra đời đã đáp ứng được
các yêu cầu trên. Ông sinh ra ở Anh, là nhà kinh tế nổi tiếng ở Anh và thế giới
tư bản. Lý thuyết kinh tế của ông đều tập trung vào giải quyết hai vấn đề cơ

bản là tăng trưởng và việc làm trên cơ sở phát huy vai trò điều tiết kinh tế của
Nhà nước. Theo ông, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, nhà nước
phải thực hiện việc điều tiết kinh tế.
Để đảm bảo cho sự cân bằng kinh tế, khắc phục thất nghiệp và khủng
hoảng thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết, mà cần có sự can
thiệp của Nhà nước vào kinh tế để tăng “cầu có hiệu quả”, kích thích tiêu
dùng sản xuất, kích thích đầu tư cơ bản để đảm bảo việc làm và tăng thu nhập.
Vì vậy, ông đề nghị Nhà nước phải duy trì đầu tư. Muốn vậy phải sử dụng
ngân sách của Nhà nước để kích thích đầu tư của tư nhân và Nhà nước. Ông
đánh giá cao vai trò của hệ thống thuế khoá, công trái Nhà nước. Nhờ nó mà
bổ sung ngân sách, tác động tích cực đến cục diện thị trường, điều tiết việc
làm. Nó được coi là nhân tố của chính sách chống chu kì trong học thuyết
kinh tế Keynes. Ông cũng khuyến khích nhiều hình thức hoạt động để nâng
cao tổng cầu và việc làm trong xã hội, thậm chí cả các hoạt động ăn bám nhất
và không có lợi cho nền kinh tế như quân phiệt hoá nền kinh tế.
Như vậy, với học thuyết này Keynes đã phủ nhận vai trò của thị trường
và nhấn mạnh vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước trong việc điều chỉnh các
quá trình kinh tế. Học thuyết kinh tế của Keynes đã thắng thế vì đã đưa ra
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
14
được các giải pháp khả thi trong thực tiễn và giữ địa vị thống trị đến giữa
những năm 70 của thế kỉ XX. Nhiều nước đã áp dụng thành công học thuyết
kinh tế Keynes mà đặc biệt là ở Mỹ và Pháp. Các nhà kinh tế học Mỹ đánh
giá cao học thuyết Keynes, coi đó là “liều thuốc chữa cho chủ nghĩa tư bản
Tây Âu khỏi ốm yếu và làm cho nền kinh tế Mỹ khỏe mạnh” [16, tr.144].
1.1.3. Lý thuyết kinh tế của trường phái chủ nghĩa tự do mới
Chủ nghĩa tự do kinh tế là các lý thuyết kinh tế tư sản coi nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa là hệ thống hoạt động tự động, do các quy luật kinh tế khách
quan tự phát điều tiết. Tư tưởng cơ bản của nó là tự do kinh doanh, tự do tham

gia thị trường, chống lại sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế. Những người
đề xướng ra tư tưởng tự do kinh tế là các nhà kinh tế học tư sản cổ điển bắt
đầu từ William Petty. Tư tưởng tự do này được tiếp tục phát triển trong tác
phẩm “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các dân tộc”
(1776) của Adam Smith.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX trở về trước là thời kì của chủ nghĩa tự
do cũ. Với sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước
và sự xuất hiện lý thuyết Keynes, lần đầu tiên trường phái tự do kinh tế mất
địa vị thống trị. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 – 1933 càng làm
tan rã tư tưởng của trường phái tự do kinh tế. Thêm vào đó, những thành tựu
quản lí kinh tế theo các kế hoạch ở các nước xã hội chủ nghĩa tác động mạnh
mẽ tới tư tưởng tự do. Trước bối cảnh đó, các nhà kinh tế học tư sản đã sửa
đổi lại hệ thống lí thuyết tự do kinh tế cho thích hợp với tình hình mới. Chủ
nghĩa tự do mới xuất hiện.
Chủ nghĩa tự do mới là một trong các trào lưu tư tưởng của kinh tế học
tư sản hiện đại. Đặc trưng của lý thuyết này là kết hợp tất cả các quan điểm và
phương pháp luận của các trường phái tự do cũ, trường phái trọng thương
mới, trường phái Keneys mới để đưa ra lý thuyết cho việc điều chỉnh nền kinh
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
15
tế tư bản chủ nghĩa. Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa tự do mới là nền kinh tế
vận động theo cơ chế thị trường nhưng sự điều tiết của Nhà nước ở mức độ
nhất định. Khẩu hiệu của họ là “thị trường nhiều hơn, Nhà nước can thiệp ít
hơn”. Sự can thiệp của Nhà nước không được hạn chế sự phát triển của thị
trường mà phải tạo điều kiện cho thị trường vận động một cách bình thường.
Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới phát triển ở nhiều nước với nhiều
tên gọi khác nhau như: “chủ nghĩa tự do mới” ở Đức, “chủ nghĩa bảo thủ
mới” ở Mỹ, “chủ nghĩa cá nhân mới” ở Anh, “chủ nghĩa kinh tế” ở Áo.
Từ đầu những năm 1980, chủ nghĩa tự do mới được Thủ tướng Anh

That chơ, Tổng thống Mỹ Reagan cùng với Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF) nhiệt liệt tán thưởng và lý thuyết đó được đưa vào vận
hành ngay tại Mỹ, các nước Tây Âu và hàng loạt các nước khác. Với phương
châm là “thị trường nhiều hơn, Nhà nước ít hơn” với năm điểm chủ yếu: 1.
Tăng thị trường; 2. giảm Nhà nước; 3. phi điều tiết hóa; 4. tự do hóa; 5. tư
nhân hóa. Theo quan điểm của thuyết tự do mới, tăng trưởng kinh tế phải đi
trước, công bằng xã hội sẽ đi sau, người nghèo hãy kiên tâm chờ đợi. Do việc
áp dụng chủ nghĩa tự do mới, khoảng cách giữa các nước giàu và các nước
nghèo cũng như giữa người giàu và người nghèo càng gia tăng.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ
XX, Nhà nước Nhật Bản đã tham gia vào phát triển kinh tế một cách tích cực
và sâu rộng. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, vạch
đường lối và điều tiết nền kinh tế thông qua những chính sách và biện pháp cụ
thể. Có thể khẳng định chắc chắn rằng cả ở Mỹ, Anh và Nhật Bản, trọng tâm
chủ yếu của chính sách kinh tế sau Chiến tranh thế giới hai đến trước cuộc
khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 mà Chính phủ vạch ra là thực hiện việc làm
đầy đủ và mức sống cao hơn. Các chính sách kinh tế dựa vào học thuyết
Keneys đã mang lại hiệu quả lớn. Các khoản đầu tư công cộng được Chính
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
16
phủ Nhật Bản sử dụng để duy trì lâu dài sự tăng trưởng kinh tế và khoảng
cuối thời kì tăng tưởng cao, Chính phủ đã bắt đầu hướng vào việc cải thiện
cuộc sống của người dân.
1.2. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN TỪ NĂM 1951 ĐẾN
NĂM 1973
1.2.1. Khái quát kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Nhật Bản là quốc gia hải đảo, nằm trải hình cánh cung ở sườn phía
đông của lục địa châu Á, gồm 3000 hòn đảo, trong đó gồm bốn đảo lớn là:
Hokkaido, Hoshu, Shikoku, Kyushu. Nhật Bản có một “diện tích không lớn,

toàn bộ diện tích đất liền tính đến tháng 10 năm 1989 là 377688 km
2
, chỉ lớn
hơn Phần Lan hoặc Ý một chút và bằng diện tích bang lớn thứ năm của nước
Mỹ - bang Montana” [5, tr.15]. Nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương,
Nhật Bản luôn phải hứng chịu những trận động đất, sóng thần, nhiều núi lửa
vẫn đang hoạt động đe dọa cuộc sống của người dân. Do đó, những thiệt hại
về người và của do thiên tai gây ra luôn là mối lo lắng và trở ngại lớn đối với
người Nhật hàng ngàn năm nay. Mặc dù lớn hơn diện tích nước ta chừng 15%
song Nhật Bản đặc biệt nghèo về tài nguyên thiên nhiên. Rừng núi chiếm tới
2/3 diện tích cả nước, diện tích đất có thể trồng trọt được chỉ chiếm có 15%,
khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác hầu như không có gì ngoài đá vôi
và khí sun fua.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật bị chiến tranh tàn phá nặng nề về
kinh tế: 34% máy móc, 25% công trình xây dựng, 81% tàu biển bị phá huỷ.
Hơn nữa sự thất bại trong chiến tranh đã làm cho Nhật Bản mất luôn 44%
lãnh thổ nước ngoài trước đây, do đó mất luôn thị trường tiêu thụ hàng xuất
khẩu và nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp. Tiềm lực kinh
tế của đất nước giảm đi 2/3, kinh tế bị đảo lộn hoàn toàn và những triển vọng
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
17
phục hồi thì rất xa xôi. Nhân dân phải sống ở mức tối thiểu. Lòng tin của nhân
dân vào Chính phủ giảm sút.
Trong điều kiện khó khăn như vậy, thử thách đặt ra cho nền kinh tế
Nhật Bản sau Chiến thế giới thứ hai thật vô cùng to lớn. Chính trong điều
kiện khó khăn đó, toàn thể nhân dân Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Chính
phủ đã đạt những bước tiến dài trong kinh tế với những con số cực kì ấn
tượng.
Tổng sản phẩm quốc dân, đây là tiêu chí tổng quát cho mức hoạt động

của toàn bộ nền kinh tế tăng mạnh. Từ năm 1952 đến năm 1958, tổng sản
phẩm quốc dân đã tăng với tốc độ 6,9% bình quân hàng năm. Năm 1959, khi
tốc độ tăng trưởng vượt mức 10% nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa gây được sự
chú ý của thế giới. Đến năm sau, khi tốc độ tăng trưởng lại vượt tốc độ của
năm trước thì thế giới bắt đầu kinh ngạc và gọi đó là sự “thần kì” Nhật Bản về
kinh tế. Tốc độ tăng trưởng cao này được duy trì trong suốt những năm 60.
Trong những năm này, tổng sản phẩm quốc dân tăng trung bình hàng năm
10%. Trong những năm tiếp theo tốc độ tăng trưởng trung bình hơi giảm đi
còn 7,8% nhưng vẫn cao hơn tiêu chuẩn quốc tế.
Về giá trị tuyệt đối, năm 1950 tổng sản phẩm quốc dân của Nhật mới
đạt 24 tỷ USD, nhỏ hơn bất kì nước phương Tây nào và chỉ bằng một vài
phần trăm tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ. Nhưng Nhật Bản đã nhanh chóng
vượt qua tất cả các nước phương Tây trừ Mỹ “Nhật đã vượt tổng sản phẩm
của Canađa vào năm 1960, của Tây Đức vào năm 1968 và trở thành cường
quốc kinh tế thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ. Năm 1973, tổng sản phẩm quốc
dân của Nhật đạt khoảng 360 tỷ USD, tuy còn nhỏ hơn Mỹ song sự chênh lệch
đã thu hẹp lại 3/1” [10, tr.42].


Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
18
Bảng 1.1: Tốc độ tăng sản phẩm quốc dân Nhật
(Tính theo giá cố định)
(Đơn vị: %)
Năm Tốc độ tăng
Trung bình từ 1953 - 1955 7,7
Trung bình từ 1956 - 1960 14,6
Trung bình từ 1961 - 1965 9,65
Trung bình từ 1966 - 1970 12,5

[10, tr.10].
Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong kinh tế Nhật Bản thể hiện cụ thể trong
các ngành.
1.2.2. Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
1.2.2.1. Công nghiệp
Công nghiệp là lĩnh vực sản xuất then chốt đồng thời cũng là lĩnh vực
phát triển mạnh nhất trong kinh tế Nhật Bản. Tốc độ phát triển trung bình
hàng năm (tính theo giá năm 1963) từ năm 1950 đến năm 1960 là 15,9% gấp
khoảng 6 lần tốc độ phát triển của Mỹ (2,6%), hơn 5 lần của Anh (2,9%), xấp
xỉ 3 lần của Pháp (5,4%), gấp đôi CHLB Đức (9,4%), và hơn 2 lần của Ý
(7,9%). Giá trị tổng sản lượng tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ USD,
gấp khoảng 13,5 lần. Địa vị của Nhật trong nền kinh tế tư bản được nâng lên
rõ rệt. Năm 1950, giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Nhật còn thua cả Ý
(5,1 tỷ USD), chỉ bằng 1/2 của CHLB Đức (12,7 tỷ USD), 1/4 của Pháp (14,7
tỷ USD), 1/5 của Anh (20,7 tỷ USD) và 1/28 của Mỹ (113,9 tỷ USD), thì năm
1969 nó đã vượt tất cả các nước trừ Mỹ và cũng chỉ kém Mỹ với tỷ số 1/4 mà
thôi. Đến đầu những năm 70, Nhật dẫn đầu các nước về sản lượng ô tô, thép,
các sản phẩm hoá chất chủ yếu như chất dẻo, nhựa tổng hợp, cao su tổng hợp,
sản lượng hàng dệt, giấy báo, xe đạp, đồng hồ đeo tay, đồ chơi…
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
19
 Công nghiệp năng lượng
Về sản xuất năng lượng, năm 1949 Nhật đã khôi phục và cải tạo được
các nhà máy điện, nâng sản lượng điện lên 40,9 tỷ kw/giờ, vượt mức sản xuất
cao nhất trước chiến tranh năm 1945; năm 1957, nâng sản lượng điện lên gấp
đôi đạt 81,3 tỷ kw/giờ. Chỉ sau 10 năm, năm 1967 Nhật đã nâng sản lượng
điện lên gấp 3 lần, đạt 244,9 tỷ kw/giờ và trở thành nước có sản lượng điện
lớn thứ hai trong thế giới tư bản sau Mỹ. Năm 1973, sản lượng điện của Nhật
đạt 369,2 tỷ kw/giờ. Đồng thời với sự gia tăng sản lượng, kết cấu sản xuất

điện cũng đã thay đổi sâu sắc. Trong những năm 60, nhiệt điện nhất là nhiệt
điện điêden đã thay thế vai trò của thuỷ điện. Bước sang những năm 70, vai
trò của điện nguyên tử được đề cao. Năm 1970, 4 lò phản ứng nguyên tử đã
được đưa vào sản xuất với sản lượng 4,6 tỷ kw/giờ.
Đặc biệt là xuất hiện nguồn năng lượng mới là dầu lửa đã chiếm vị trí
ngày càng quan trọng. Trước chiến tranh, tỷ lệ dầu lửa trong cán cân năng
lượng còn rất thấp. Sau chiến tranh tăng lên rất nhanh “Năm 1955, dầu lửa
chiếm 19,4%, than đá chiếm 46,5%, thuỷ điện chiếm 18%. Đến năm 1973,
dầu lửa chiếm 77,6%, than đá chiếm 15,5%, thuỷ điện chiếm 4,6%, điện
nguyên tử chiếm 0,6%” [10, tr.13].
Mặc dù Nhật Bản đã triệt để khai thác nguồn dầu lửa trong nước nhưng
cũng chỉ đảm bảo 1% nhu cầu. Do đó, Nhật Bản phải đẩy mạnh việc tìm kiếm
nguồn dầu lửa ở nước ngoài. Nếu khả năng chế biến dầu lửa ở Nhật Bản trước
chiến tranh đạt 4,28% triệu tấn trong đó 3,88 triệu tấn là dầu thô nhập khẩu;
0,39 triệu tấn khai thác trong nước; đến năm 1971, riêng dầu thô nhập khẩu đã
lên đến 186 triệu tấn. Điều này chứng tỏ khả năng chế biến dầu thô của Nhật
Bản lúc này ít ra cũng gấp 46 lần trước chiến tranh. Nhật Bản trở thành nước
nhập khẩu dầu thô lớn thứ hai trên thế giới tư bản.
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
20
Về sản xuất than đá, trước và khoảng 10 năm sau chiến tranh, than đá
vẫn chiếm vị trí quan trọng nhất trong cán cân năng lượng của Nhật. Sau đó tỷ
lệ đó giảm xuống rất nhanh nhưng số lượng vẫn tăng. Năm 1957, sản xuất
được 52,2 triệu tấn; năm 1961, được 55,4 triệu tấn. Tuy nhiên công nghiệp
khai thác than vẫn tăng chậm chạp hơn điện, dầu lửa, luyện thép, chế tạo
máy…
Sản xuất thép là một trong những trụ cột của nền công nghiệp Nhật
Bản. Năm 1950, Nhật đã phục hồi được mức sản xuất trước chiến tranh đạt
4,8 triệu tấn. Mười năm sau, năm 1960 sản lượng tăng gấp 5 lần, đạt 22 triệu

tấn, đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, CHLB Đức, Anh. Năm 1965, Nhật Bản vươn
lên đứng hàng thứ 2 sau Mỹ đạt 41 triệu tấn, đến năm 1970 đạt 93 triệu tấn,
hơn cả sản lượng của CHLB Đức và Anh cộng lại. Nhưng đến năm 1971
giảm xuống còn 88 triệu tấn, năm 1973 đạt 117 triệu tấn. Năng lực sản xuất
thép của Nhật vào thời điểm này đạt khoảng 20 lần trước chiến tranh. Năng
lực sản xuất đồng, chì, nhôm của Nhật cũng tăng từ 7 đến 8 lần trước chiến
tranh.
 Công nghiệp cơ khí và hoá chất
Đây được coi là ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất trong nền kinh
tế Nhật Bản sau chiến tranh. Nó không những đảm bảo thiết bị máy móc, thiết
bị cho các ngành kinh tế mà còn là nguồn xuất khẩu chính của Nhật. Chỉ
trong 13 năm từ năm 1960 đến 1973, những sản phẩm chủ yếu của ngành này
đều tăng gấp nhiều lần, thậm chí tăng 20 lần như ngành sản xuất ô tô, máy cắt
gọt kim loại…
Đầu những năm 70, Nhật sản xuất khoảng 1/5 số máy cắt gọt kim loại
của thế giới tư bản. Năm 1960, Nhật Bản đứng thứ 5 trong thế giới tư bản về
sản lượng máy móc, thiết bị điện; đến năm 1968 đã nhảy lên hàng thứ 2, chỉ
còn kém Mỹ với tỷ số 1/4; năm 1970, khoảng cách với Mỹ rút lại chỉ còn 1/3.
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
21
Về thiết bị điện tử, ngay từ năm 1967, Nhật đã vươn lên hàng thứ 2
trong thế giới tư bản, giá trị sản lượng của nó bằng 1/4 của Mỹ. Việc sản xuất
các thiết bị tự động hoá phát triển nhanh, từ năm 1959 đến năm 1960, sản
xuất máy đo điện tăng 164%, máy tính điện tử tăng 38%, đến năm 1964 Nhật
đã có 1840 máy tính điện tử tuU. Trong khi đó, vào năm 1963, ở 16 nước Tây
Âu có 4189 máy tính điện tử. Nhật vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới
tư bản (sau Mỹ). Về mặt giá trị, từ năm 1957 đến năm 1966, sản xuất máy
tính điện tử của Nhật tăng 150,1 tỷ yên lên 1107 tỷ yên, tức tăng lên 7 lần.
Trong ngành công nghiệp cơ khí, ô tô là ngành phát triển nhất. Năm

1960, Nhật còn đứng hàng thứ 6 trong thế giới tư bản, năm 1967 vươn lên
hàng thứ hai sau Mỹ. So với trước chiến tranh, năng lực sản xuất ô tô vào năm
1970 của Nhật đã gấp khoảng 100 lần.
Đóng tàu là ngành phát triển khá mạnh trước chiến tranh, đặc biệt trong
chiến tranh. Sau chiến tranh, công nghiệp đóng tàu được chính phủ đặc biệt
quan tâm vì nó là ngành có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của các hạm
đội và xuất nhập khẩu. Những năm trước chiến tranh, Nhật Bản thua CHLB
Đức và Anh về sản lượng tàu biển. Đến đầu những năm 70, Nhật Bản đã sản
xuất trên 50% tổng số tàu biển của thế giới. Khoảng cách về năng lực sản xuất
tàu biển giữa Nhật Bản với các nước sản xuất tàu biển chủ yếu ngày càng lớn:
năm 1965 gấp khoảng 3 lần CHLB Đức, năm 1970 gấp khoảng 7 lần CHLB
Đức và Thụy Điển - những nước đứng hàng thứ hai, thứ ba trong thế giới tư
bản về sản xuất tàu biển.





Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
22
Bảng 1.2: Những số liệu về ngành đóng tàu Nhật Bản
Sản lượng của các nước sản xuất chính. (Đơn vị 1000tấn)
Tên nước 1964 1969
Nhật 4085 9303
CHLB Đức 890 1609
Italya 1021 1293
Anh 1043 1040
Pháp 510 791
Tổng cộng 10264 19315

[4, tr.92].
Ngoài ra, công nghiệp hoá chất cũng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là
ngành sản xuất sợi tổng hợp. Năm 1960, Nhật đã đứng thứ hai thế giới sau
Mỹ về sản xuất axit sunfuaric, xút ăn da, sợi hoá học nhưng vẫn thua CHLB
Đức, Canađa về chất dẻo và cao su tổng hợp. Đến năm 1965, Nhật Bản đã
vượt CHLB Đức, Canađa về các sản phẩm đó đồng thời khoảng cách giữa
Đức và Nhật cũng giảm dần.
 Công nghiệp nguyên tử và hàng không vũ trụ
Công nghiệp nguyên tử là một trong những ngành công nghiệp mới ở
Nhật. Nó bao gồm sản xuất thiết bị nguyên tử, chế tạo nguyên liệu, nghiên
cứu khoa học, sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích quân sự và dân
dụng. Năm 1956, công nghiệp nguyên tử tiếp tục phát triển với việc thành lập
Uỷ ban năng lượng nguyên tử Nhật Bản vào tháng giêng năm đó. Tháng 7
thành lập viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử và tháng 8 thành lập công ty
về nhiên liệu phản ứng hạt nhân Nhật Bản. Với sự trợ giúp của Nhà nước và
sự cố gắng của các tổ chức độc quyền đặc biệt là của Mỹ nên vào cuối những
năm 60, Nhật đã hoàn thành tàu nguyên tử nghiên cứu đại dương với chi phí
khoảng 6 tỷ yên. Như vậy rõ ràng công nghiệp nguyên tử đã qua giai đoạn
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
23
thực nghiệm và bước vào giai đoạn sản xuất công nghiệp từ những năm 70 trở
đi. Bên cạnh đó, Nhật tăng cường đầu tư cho nhà máy điện nguyên tử, trong 5
năm cuối của thập kỉ 60, đầu tư cho nhà máy điện nguyên tử tăng 11 lần, từ
15 triệu USD năm 1965 lên 172,8 triệu USD năm 1970. Tháng 2 năm 1967,
Nhật bắt tay xây dựng lò cyclotron (phá vỡ hạt nhân) quy mô rất lớn, vượt cả
quy mô lò Brockhaven của Mỹ.
Với âm mưu biến Nhật Bản thành một cường quốc không chỉ về kinh tế
mà cả về quân sự, Nhật đã tăng cường đầu tư cho ngành hàng không vũ trụ.
Công nghiệp sản xuất máy bay phát triển nhanh, từ nửa cuối thập kỉ 60, nhất

là khi Nhật chuyển việc nhập vũ khí hiện đại của Mỹ cho quân đội tự sản
xuất. Năm 1963, sản xuất được khoảng 300 máy bay các loại. Năm 1967,
Nhật đã sản xuất được các loại tên lửa nặng 8,2 tấn, tầm 2000 km. Tháng 2
năm 1960, Nhật Bản đã là nước thứ 4 sau Liên Xô, Mỹ, Pháp phóng thành
công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái đất. Theo chương trình chinh phục vũ
trụ từ năm 1970 đến năm 1975, Nhật đã phóng 10 vệ tinh thí nghiệm.
1.2.2.2. Nông – Lâm - Ngư nghiệp
Nông – lâm – ngư nghiệp cũng là những lĩnh vực sản xuất vật chất
quan trọng trong kinh tế Nhật Bản. Năm 1960, tổng giá trị sản xuất nông –
lâm – ngư nghiệp còn cao hơn tổng giá trị sản phẩm của công nghiệp (kể cả
công nghiệp khai thác, chế biến, điện, nước) 4,5 tỷ USD so với 4,1 tỷ USD.
Nhưng do Chính phủ thực hiện chính sách hi sinh nông nghiệp vì lợi ích của
tư bản công nghiệp nên địa vị của Nông – lâm – ngư nghiệp, đặc biệt là nông
nghiệp giảm đi nhanh chóng, ngày càng không đáp ứng được nhu cầu của
công nghiệp và tiêu dùng trong nước. Năm 1969, tổng giá trị sản phẩm của
nông – lâm – ngư nghiệp chỉ còn bằng khoảng 1/6 của công nghiệp, 9 tỷ USD
với 56,4 tỷ USD. Tuy nhiên, đứng về góc độ phát triển trung bình hàng năm
thì Nhật vẫn phát triển nhanh hơn một số nước tư bản chủ yếu: từ năm 1950
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
24
đến năm 1960, Nhật tăng 3,8%; Mỹ 1,3%; Anh 2,1%; CHLB Đức 2,4%; Pháp
2,8%; Ý 2,5%. Từ năm 1966 đến năm 1969, Nhật đạt 3,7%; Mỹ 1,3%; Anh
2,6%; CHLB Đức 2%; Pháp 2,3%;Ý 2,7%. Kết quả là vị trí của Nhật được
nâng lên một chút, trong khi các nước tư bản chủ yếu có xu hướng giảm dần
hoặc giậm chân tại chỗ.
 Nông nghiệp
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, số lao động nông nghiệp đã giảm
xuống rất nhanh từ 14,5 triệu người năm 1960 xuống còn 8,9 triệu người năm
1969, trong đó phần lớn lao động là phụ nữ, người già. Tỷ lệ người lao động

không dùng hết thời gian vào sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, đến cuối
những năm 60 lên tới 80% tổng số lao động, trong đó 45% chỉ dùng non nửa
thời gian vào sản xuất nông nghiệp. Lúc này sản xuất nhỏ vẫn chiếm ưu thế
tuyệt đối trong nông nghiệp Nhật Bản. Năm 1968, số hộ nông nghiệp có dưới
2 ha chiếm 92% tổng số hộ. Trong khi đó Nhật Bản duy trì tốc độ phát triển
nông nghiệp hàng năm khoảng 2%. Điều này chứng tỏ cơ sở vật chất kĩ thuật
nông nghiệp Nhật Bản sau chiến tranh có nâng cao. Sản xuất nông nghiệp
tăng trưởng trung bình 4% mỗi năm trong thời gian từ năm 1950 đến năm
1960, từ năm 1960 đến năm 1970, tốc độ sút xuống còn 2%. Đặc biệt “sản
lượng của những sản phẩm gia súc tăng vọt gấp 6 lần, trái cây tăng lên 3 lần
trong giai đoan từ năm 1950 – 1960” [18, tr.68].
Trước chiến tranh, Nhật cũng là nước lạc hậu về trình độ cơ giới hoá và
điện khí hoá như một vài nước châu Á khác. Nhưng Nhật lại đạt năng suất
cao do dùng nhiều phân bón. Sau chiến tranh, cuộc cải cách ruộng đất tuy nửa
vời nhưng đã mở đường cho tích luỹ, mặt khác sự phát triển của công nghiệp
và khoa học kĩ thuật , cũng như chính sách thu mua của Nhà nước đã thúc đẩy
cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp phát triển.
Vũ Thị Hường K33 Cử nhân Lịch sử
Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
25
Trình độ cơ giới hoá trong nông nghiệp cuối những năm 60 ở Nhật vẫn
còn lạc hậu so với các nước tiên tiến khác như Mỹ, CHLB Đức, Pháp nhưng
đã phát triển cao hơn nhiều so với trước chiến tranh. Chỉ trong 17 năm, từ
năm 1951 đến năm 1968 số máy móc sử dụng trong nông nghiệp có loại tăng
hàng trăm lần như loại máy canh tác tự động, giữa những năm 60 các loại
máy cấy lúa đã xuất hiện. Điện dùng vào sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên,
năm 1951 là 463 triệu kwh, năm 1966 là 1138 triệu kwh gấp 2,5 lần trong 15
năm.
Trong các khâu kĩ thuật canh tác vào nông nghiệp, từ trước tới nay
Nhật vẫn chú ý nhiều đến phân bón. Chỉ trong 8 năm, từ 1961 đến năm 1968

lượng tiêu thụ phân đạm (nguyên chất) trong nông nghiệp tăng từ 668 ngàn
tấn lên 908 ngàn tấn, phân kali tăng từ 509 ngàn tấn đến 696 ngàn tấn. Nhật là
nước đứng đầu thế giới về sản lượng phân bón trên đơn vị diện tích, gấp 5 lần
Pháp và 16 lần Mỹ.
Trong nông nghiệp, trồng trọt phát triển chậm hơn chăn nuôi. Lúa là
sản phẩm chính của trồng trọt (chiếm hơn 60 % diện tích gieo trồng). Ở Nhật
Nhà nước thu mua gạo cao hơn giá bán lẻ, nhằm khuyến khích nông dân sản
xuất lúa, giải quyết vấn đề tự túc gạo trong nước. Từ năm 1967 đến năm
1969, Nhật luôn đạt sản lượng lúa cao và ổn định 14 triệu tấn/ năm, trong đó
nhu cầu tiêu thụ hàng năm lại ít hơn sản lượng đạt được, do đó năm 1969 và
năm 1970 đều “thừa” gạo. Trước tình hình đó, Chính phủ đã phải thi hành
nhiều biện pháp giảm diện tích gieo trồng lúa. Trong khi đó, rau, hoa quả, cây
công nghiệp từ cuối những năm 60 đã phát triển nhanh hơn cả, song cũng chỉ
thoả mãn một phần nhu cầu trong nước. Lợn, bò, gà là những sản phẩm chính
của ngành chăn nuôi. Cuối những năm 60 Nhật có khoảng 4 triệu lợn, hơn 3
triệu bò các loại, 138 triệu gà. Gà là ngành chăn nuôi phát triển mạnh nhất ở
Nhật.

×