Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.29 KB, 49 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC


NGUYỄN THỊ CHINH



YẾU TỐ THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ
ANDERSEN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: văn học thiếu nhi





Người hướng dẫn khoa học
Thạc sĩ - GVC - Nguyễn Ngọc Thi





Hà Nội – 2011
2

LỜI CẢM ƠN




Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thi,
người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và cho em những lời khuyên bổ ích để
em hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn đến các thày cô trong khoa Giáo dục Tiểu
học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em trong suốt
quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu đề tài.
Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên không tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thị Chinh








3


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả và
các số liệu trong khóa luận chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thị Chinh












4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……………………………………………………………… … 1
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………… 1
1.1. Lí do khoa học………………………………………………………… 1
1.2. Lý do sư phạm………………………………………………………… 2
2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………….3
3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………… 5

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu………………………………………… 5
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….5
6. Cấu trúc khóa luận……………………………………………………… 5
NỘI DUNG………………………………………………………………….7
Chương 1. YẾU TỐ THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN…… 7
1.1. Khái quát về yếu tố thần kì và truyện cổ tích thần kì của Andersen……7
1.1.1. Truyện cổ Andersen………………………………………………… 7
1.1.2. Truyện cổ tích thần kì của Andersen………………………………….8
1.2. Sự tác động của yếu tố thần kì tới cốt truyện và nhân vật…………… 11
1.2.1. Sự tác động của yếu tố thần kì tới cốt truyện……………………… 11
1.2.2. Sự tác động của yếu tố thần kì tới nhân vật ………………………20
Chương 2: YẾU TỐ THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN VỚI
VAI TRÒ GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO HOC SINH TIỂU HỌC……… 28
2.1. Những vấn đề chung về giáo dục thẩm mĩ cho học sinh Tiểu học……28
2.1.1. Khái niệm giáo dục thẩm mĩ……………………………………… 28
2.1.2. Ý nghĩa của giáo dục thẩm mĩ……………………………………….28
2.1.3. Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mĩ…………………………………… 29
2.2. Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen với việc giáo dục thẩm mĩ cho
học sinh tiểu học……………………………………………………………31

5

2.2.1. Các yếu tố thần kì gợi lên ở trẻ những ước mơ về cái đẹp………….31

2.2.2. Các yếu tố thần kì đưa trẻ em đến với cái thiện, cái nhân hậu, lên án
cái xấu, cái ác………………………………………………………………33
KẾT LUẬN……………………………………………………………… 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 38
PHỤ LỤC………………………………………………………………….39


































6

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lí do khoa học
Thế kỉ XIX, văn học Phương Tây phát triển rực rỡ với nhiều khuynh
hướng, trào lưu và tác giả nổi tiếng. Nhìn chung, văn học nước ngoài đều có
những điểm chung và sắc thái riêng do hoàn cảnh xã hội, hệ tư tưởng và
truyền thống văn hoá của mỗi nước quy định. Chúng ta có thể điểm qua một
số tên tuổi lớn như: V. Huygo, Balzac, Dickinx… họ là những nhà văn mà
cho đến nay sức mạnh của họ vẫn không ngừng toả sáng. Và trong số những
tên tuổi ấy, chúng ta không thể không nhắc đến nhà văn thiên tài Hans
Christian Andersen (1805 – 1875) - Người kể chuyện thiên tài của nhân dân
Đan Mạch và thế giới. Mọi người biết đến tài năng của ông là ở những pho
truyện cổ tích ông kể. Truyện cổ tích của Andersen bộc lộ một khả năng kì
lạ của trí tưởng tượng. Nó mang vẻ đẹp diu dàng, thanh khiết vì lòng tốt kì
diệu qua giọng văn hóm hỉnh, hiền từ. Từ bé, mỗi khi nghe người lớn kể
chuyện thì ngay lập tức Andersen có thể kể lại và biến hoá những câu
chuyện ấy theo trí tưởng tượng của riêng mình. Mọi người đã kinh ngạc gọi
ông là “phù thuỷ”. Thế giới xung quanh bước vào truyện kể của ông thật
sinh động. Từ một chiếc lá rơi, một con kiến tha mồi, một con chim gõ
kiến… đều biết nói năng, đi lại, có hồn, thậm chí cả chiếc bình mực cạn
cũng trở thành câu chuyện làm say đắm lòng người. Nhờ trí tưởng tượng
phong phú, kì diệu, tính thơ ngây con trẻ cộng với sự thâm trầm sâu sắc
phảng phất trong các trang văn xuôi, ông đã tạo ra những câu chuyện hấp
dẫn, có ý nghĩa sâu xa và sức cuốn hút mạnh mẽ. Andersen đã khám phá ra
những khía cạnh thần kì, bất ngờ ngay trong những sự việc bình thường
hàng ngày, đưa chúng ta vào thế giới thần thoại đầy chất thơ và giải quyết
những quan niệm nhân sinh tiến bộ.

7

Với bút pháp vừa trào lộng vừa trữ tình, vừa hiện thực vừa lãng mạn,
truyện cổ tích Andersen đã đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống. Các nhân
vật trong tác phẩm của ông từ thần tiên cho đến con người đều có một cuộc
sống riêng và một tâm hồn phong phú, bộc lộ phẩm chất tốt đẹp của người
lao động. Những nhân vật ấy đã để lại trong bạn đọc ấn tượng sâu sắc, sống
mãi với thời gian.

1.2. Lý do sư phạm
Tìm hiểu truyện cổ Andersen có rất nhiều vấn đề hay, trong đó “Yếu
tố thần kì trong truyện cổ Andersen” là vấn đề tôi đặc biệt quan tâm. Nghiên
cứu “Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen” có ý nghĩa lớn đối với tôi
trong công tác giảng dạy sau này. Nó giúp tôi hiểu về ước mơ, hoài bão của
nhân dân Đan Mạch xưa và nay. Đồng thời nghiên cứu “Yếu tố thần kì trong
truyện cổ Andersen” giúp tôi hiểu thêm những giá trị to lớn không chỉ về nội
dung mà nhất là về nghệ thuật mà Andersen đã góp cho nền văn học Đan
Mạch nói riêng và kho tàng truyện cổ thế giới nói chung.
Là một giáo viên tiểu học tương lai nhiệm vụ không chỉ cung cấp kiến
thức cho các em mà còn giáo dục nhân cách để các em trở thành những chủ
nhân tương lai của đất nước. Các bài học rút ra từ truyện cổ Andersen là
những công cụ giáo dục sắc bén với trẻ thơ. Hiểu được giá trị thiết thực
trong truyện cổ Andersen sẽ là cơ sở vững chắc cho công tác chăm sóc giáo
dục học sinh tiểu học nói chung, và việc giáo dục thẩm mĩ, tình cảm cho học
sinh tiểu học nói riêng.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn và nghiên cứu “Yếu tố thần
kì trong truyện cổ Andersen” để bản thân có thêm kiến thức phục vụ cho
công tác giảng dạy sau này, và để độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về
truyện cổ Andersen.


8

2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu mảng văn dành cho thiếu nhi, đặc biệt là truyện cổ
Andersen, các nhà văn, nhà phê bình văn học ít nhiều khẳng định rằng
Andersen là nhà văn xuất sắc của thiếu nhi.
Nhìn chung, những tài liệu tiếng Việt hiện có, nghiên cứu về
Andersen đề cập chủ yếu tới hai vấn đề lớn là: Cuộc đời, con người
Andersen và những phương diện nghệ thuật của truyện.
Cuộc đời của Andersen như một huyền thoại, có thể kể ra hàng loạt
những cuốn truyện danh nhân, các bài viết như: Con mắt tiếp nhận văn
chương, Andersen nhà viết truyện trẻ em tài tình của nhân dân Đan Mạch và
thế giới, Một cơ hội hiểu hơn về Andersen. Trong những bài viết của mình,
các tác giả đều nhấn mạnh rằng cuộc đời của Andersen không phải là một
câu truyện thần tiên đẹp đẽ, ngược lại, đó là một quá trình đầy chông gai, với
muôn vàn cay đắng để vươn lên và trở thành một nhà văn tài năng và có sức
sáng tạo kì diệu.
Đề cập tới tác phẩm của Andersen, các nhà nghiên cứu đều khẳng
định giá trị của những câu chuyện kể mà trẻ con cũng như người lớn đều yêu
thích. Tác giả Đỗ Đức Dục viết: “Truyện Andersen chẳng phải là những
truyện đơn thuần viết cho trẻ em, trẻ em thích truyện Andersen đó là điều
không ai chối cãi được. Nhưng ngay cả người lớn cũng rất thú vị khi đọc
truyện Andersen, và chính những truyện ngắn của ông lại là những phần nổi
tiếng nhất, xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác rất phong phú và nhiều
loại của ông ” [5, 12].
Niels Julius Lassen - Đại sứ Đan Mạch đầu tiên tại Việt Nam đã nhận
định: "Truyện Andersen là một mảng thời thơ ấu của bất cứ người Đan
Mạch nào. Thiên tài của ông khiến chúng cũng là của người lớn. Những
truyện đó không những là truyện truyền thống của trẻ em mà còn chứa đựng
9


nhiều yếu tố thần thoại, truyền thuyết, phản ánh qua một thế giới không thực
những ước mơ và truyền thống của cả một dân tộc. Biết bao biểu trưng đến
nay vẫn phù hợp như khi chúng được viết vào thời trước.” [15, 3]
Nét nổi bật trong truyện cổ Andersen là khả năng tưởng tượng kì diệu
cả ở tình tiết, nội dung và hệ thống nhân vật trong câu chuyện. Thế giới
xung quanh bước vào truyện kể của ông thật sinh động. Từ một chiếc lá rơi
hay cái bóng…đều biết nói năng, đi lại. Tác giả Lê Nguyên Cẩn đã viết:
“Truyện của Andersen thể hiện hiểu biết đa dạng, sâu sắc. Vốn hiểu biết đó
bao gồm cả chiều sâu, chiều rộng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Tất cả
đều được kết hợp lại một cách nhuần nhuyễn nhờ khả năng tưởng tượng
phong phú, từ đó chất thơ và sức hấp dẫn của các truyện được tạo ra.”
[16, 23]
Chính Andersen đã từng nói: “Không có truyện kể nào hay hơn được
những điều do chính cuộc sống tạo ra”. Truyện của Andersen dù là hiện
thực hay hư cấu thì cũng đều bắt dễ từ thiện thực cuộc sống. Các nhân vật
trong tác phẩm của ông từ thần tiên cho đến con người đều có một cuộc sống
riêng và một tâm hồn phong phú, toát lên vẻ đẹp chân chất của người lao
động, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc trong ngòi bút Andersen. Hữu Ngọc -
Chủ tịch quỹ phát triển hợp tác và giao lưu văn hóa Việt Nam - Đan Mạch
nhận xét: “Văn phong và tính cách của Andersen vừa giản dị, vừa sâu sắc;
vừa mơ mộng lãng mạn, vừa hiện thực, vừa bi hài, toát lên tình người, lạc
quan và sự khoan dung độ lượng.” [14, 8]
Như vậy, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về Andersen và
những câu chuyện của ông. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đi
sâu vào vấn đề tìm hiểu về yếu tố kì ảo trong truyện cổ Andersen. Với mong
muốn tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này đã đưa tôi đến với đề tài: “Yếu tố thần
kì trong truyện cổ Andersen.”
10


3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này giúp cho bản thân tôi hiểu sâu hơn về
truyện cổ Andersen, thấy được nét độc đáo trong việc sử dụng các yếu tố
thần kì trong câu chuyện cổ tích thần kì của ông, từ đó có cái nhìn toàn diện
hơn về giá trị nghệ thuật và giá trị nhân văn mà chúng mang lại, phục vụ
thiết thực cho công tác giảng dạy sau này.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Với khóa luận này, người viết không tham vọng trình bày mọi khía
cạnh của truyện cổ Andersen mà chỉ dừng lại ở những vấn đề của: “Yếu tố
thần kì trong truyện cổ Andersen”
Đề hoàn thành khóa luận này, trong phạm vi tư liệu có thể, người đọc
đã lựa chọn, nghiên cứu những truyện có yếu tố thần kì trong “ Truyện cổ
Andersen” (Vũ Minh Toàn - Nguyễn Văn Hải - Ngô Thanh Tâm (dịch),
NXB Văn học, 2008). Bên cạnh đó có sử dụng những thành tựu nghiên cứu
của các tác giả khác có liên quan đến nội dung khóa luận để lí giải các vấn
đề được sâu sắc hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân loại.
6. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm:
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen
11

Chương 2: Yếu tố thần kỳ trong truyện cổ Andersen với việc giáo dục

thẩm mĩ cho học sinh Tiểu học
Kết luận
Tài liệu tham khảo























12

NỘI DUNG


Chương 1: YẾU TỐ THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ
ANDERSEN
1.1. Khái quát về yếu tố thần kì và truyện cổ tích thần kì của Andersen
1.1.1. Truyện cổ Andersen
a. Sơ lược về truyện cổ Andersen
Nhà văn Hans Christian Andersen (1805 – 1875) có lẽ là một hiện
tượng văn học hiếm có trên thế giới. Thường thì các quốc gia đều chọn các
công trình đồ sộ, những anh hung cái thế, những chính trị gia xuất sắc,
những tướng tài ba…để làm biểu trưng. Riêng Đan Mạch chọn đại diện cho
mình là một nhà văn. Đan Mạch tự gọi mình là đất nước của Andersen, của
“Nàng tiên cá nhỏ”. Một nước chỉ có hơn năm triệu dân, tự hào có một nhà
văn mà những quốc gia có dân số hàng trăm triệu người không có vinh dự có
được. Andersen viết du kí, kịch, tiểu thuyết, làm thơ, nhưng nổi nhất là
truyện. Truyện của ông dựa vào truyện dân gian, truyền thuyết, lịch sử, đời
sống hàng ngày và cả cuộc đời nổi tiếng của tác giả.“Truyện Andersen là
một mảng thời thơ ấu của bất cứ người Đan Mạch nào. Thiên tài của ông
khiến chúng cũng là của người lớn. Những truyện đó không những là truyện
truyền thống của trẻ em, mà còn chứa đựng nhiều yếu tố huyền thoại, truyền
thuyết, phản ánh qua một thế giới không thực những ước mo và truyền thống
của cả một dân tộc. Biết bao biểu trưng đến nay vẫn phù hợp như khi chúng
được viết ra”. [15, 3].
Truyện cổ tích của Andersen mang nhiều yếu tố kì ảo, lẫn lộn thực với
hư, thần thánh và con người. Song rốt cuộc đều rất gần gũi với chúng ta, với
cuộc sống đời thường. Thông qua những truyện cổ tích của mình, Andersen
đã mang đến cho bạn đọc tình yêu thiên nhiên, niềm tin vào thắng lợi, đề cao
13

nghị lực con người dũng cảm vượt qua khó khăn định mệnh để sống cho
hiện tại và hi vọng vào tương lai.
b, Vấn đề phân loại

* Bảng thống kê - phân loại truyện cổ Andersen
(Xem phụ lục)
* Trong cuốn “truyện cổ Andersen” do Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh
Toàn (dịch), NXB Văn học_2008 có 74 tác phẩm. Chúng tôi phân chia các
truyện đó thành ba loại chính là: Truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích loài
vật và truyện cổ tích sinh hoạt.
Qua bảng thống kê ta thấy, truyện cổ tích thần kì chiếm một số lượng
lớn trong tổng số truyện của Andersen. Trong 74 truyện thì 22 truyện có yếu
tố thần kì xuất hiện. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm cho truyện
cổ Andersen trở lên hấp dẫn và hứng thú với người đọc.
1.1.2. Truyện cổ tích thần kì của Andersen
a. Khái niệm truyện cổ tích thần kì
Theo từ điển thuật ngữ văn học: “Truyện cổ tích thần kì là bộ phận
quan trọng và tiêu biểu nhất của thể loại cổ tích. Ở truyện này, nhân vật
chính vẫn là con người trong thực tại, nhưng các lực lượng thần kì, siêu
nhiên vẫn có một vai trò rất quan trọng. Hầu như mọi xung đột trong thực
tại giữa người với người đều bế tắc, không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu
tố thần kỳ.”
b. Đặc điểm chung của truyện cổ tích thần kì
Truyện cổ tích thần kì là bộ phận cơ bản và tiêu biều nhất của thể loại
truyện cổ tích. Hầu như những truyện cổ tích hay nhất, giá trị nhất của tất cả
các dân tộc đều thuộc về cổ tích thần kì. Hầu như mọi xung đột trong thực
tại giữa người với người đều bế tắc, không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu
tố thần kì. Yếu tố thần kì giữ vai trò chủ yếu trong việc tham gia giải quyết
14

các xung đột, mâu thuẫn trong truyện. Ví dụ ở Việt Nam có các truyện: Tấm
Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa,… Truyện đã thể hiện mối quan hệ dì ghẻ - con
chồng; chị em cùng cha khác mẹ (Tấm Cám); tình cảm anh em kết nghĩa
(Thạch Sanh)… Những mối quan hệ ấy chứa nhiều mâu thuẫn xã hội. Để

giải quyết những mâu thuẫn ấy phải nhờ tới các yếu tố siêu nhiên, thần kì
như ông bụt (Tấm Cám), đàn thần, niêu thần (Thạch Sanh), sự biến hóa thần
kì… Nhờ những yếu tố thần kì, nhân vật chính diện được giúp đỡ và chiến
thắng cái ác.
Truyện cổ tích thần kì là những truyện chủ yếu phản ánh ước mơ,
nguyện vọng, lí tưởng xã hội của nhân dân thông qua chiến thắng tất yếu của
cái đẹp, cái thiện. Trong truyện cổ tích thần kì, yếu tố kì ảo tham gia như
một phần không thể thiếu trong cốt truyện, làm cho truyện hấp dẫn, thường
kết thúc theo mong ước của nhân dân.
Trong truyện cổ tích thần kì, các nhân vật bao gồm ba loại: Nhân vật
chính diện, nhân vật phản diện và nhân vật trung gian (nhân vật thần kì hay
vật báu có tác dụng kì diệu).
Nhân vật chính diện: “Là nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần,
những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con người được nhà văn
miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm tư tưởng,
một lí tưởng xã hội - thẩm mĩ nhất định.” [10, 194]
Văn học thời nào cũng có nhân vật chính diện thể hiện lí tưởng xã hội
và lí tưởng thẩm mĩ nhất định của thời đại mình. Nhân vật chính diện thường
được tác giả đề cao và khi nhân vật này có ý nghĩa mẫu mực cao cho lối
sống của một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc thì nó được gọi là nhân vật
lí tưởng.
15

Nhân vật phản diện: “Là nhân vật mang phẩm chất xấu xa, trái với
đạo lí và lí tưởng của con người, được nhà văn miêu tả trong tác phẩm với
thái độ chế giễu, lên án, phủ định.” [10, 198]
Cả hai loại nhân vật đều là phạm trù lịch sử, thể hiện mâu thuẫn đối
kháng của con người về mặt hành vi, tính cách và phẩm chất đạo đức.
Giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện có một nhân vật gọi là
nhân vật trung gian (nhân vật thần kì hay vật báu có tác dụng kì diệu). Các

nhân vật này giữ vai trò giúp nhân vật chính diện tìm ra lối thoát, giúp giải
quyết những mâu thuẫn giữa các nhân vật phản diên và chính diện. Đây là
thành phần không thể thiếu trong mỗi truyện cổ tích thần kì. Những nhân vật
này làm cho câu chuyện tăng sức hấp dấn, bí ẩn và đôi khi là truyền tải một
ước mơ về những phép màu thực sự.
c. Truyện cổ tích thần kì của Andersen
Biểu hiện chung của các yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì của
Andersen là xuất hiện những nhân vật thần kì. Bạn đọc thực sự ngỡ ngàng
trước vẻ đẹp diễm lệ của nàng tiên cá nhỏ “da nàng trắng mịn như cánh hoa
hồng, mắt xanh như nước hồ sâu thẳm”. Đặc biệt, “nàng không có chân, chỉ
có đuôi như đuôi cá” (Nàng tiên cá). Thú vị hơn là “ một cô gái bé tí tẹo tèo
teo. Cô mảnh mai xinh đẹp, không cao hơn ngón tay cái” sánh vai với vị
thần hộ mệnh của các loài hoa cũng “bé nhỏ và mảnh mai”, “trắng trẻo và
trong suốt như thể cậu được làm từ thủy tinh vậy”, “Chàng đội chiếc vương
miện xinh xinh bằng vàng tinh sảo trên đầu và có đôi cánh tuyệt đẹp trên
vai” (bé tí hon). Những hình ảnh so sánh thật tinh vi và chọn lọc tạo nên vẻ
đẹp lung linh huyền ảo cho nhân vật, vẻ đẹp chỉ tìm thấy ở cõi tiên, ở trí
tưởng tượng kì diệu của nhà văn thiên tài Andersen. Thế giới thần tiên trong
truyện cổ Andersen cũng không thiếu vắng bóng dáng của những mụ phù
16

thủy độc ác xấu xí “môi dưới trề tới ngực” (Chiếc bật lửa), hay vị thần chết
có bàn tay dài ngoằng lấy đi sự sống của con người (Một bà mẹ).
Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen tập trung thể hiện nhất là ở
nhân vật trung gian. Andersen cho nhân vật trung gian xuất hiện để làm tăng
thêm tính chất huyền ảo, giàu màu sắc tưởng tượng cho câu chuyện. Vai trò
của lực lượng trung gian này góp phần tô điểm cho câu truyện mà Andersen
sẽ kể, nó làm cho câu chuyện thêm sức bí ẩn, tăng sức hấp dẫn và đôi khi là
truyền tải một niềm mong ước về những phép màu sẽ thực sự hiệu nghiệm.
Trong số các nhân vật thần kì của Andersen, có nhân vật phù trợ ( bà

tiên Moócgan - Bầy thiên nga, Người bạn đồng hành…) và các nhân vật gây
khó khăn cản trở (Nữ thần băng giá, Thần chết, Cái bong…). Tuy nhiên các
nhân vật này có đặc điểm chung là đều có phép màu biến hóa.
Không gian trong truyện cổ tích thần kì của Andersen rất kì ảo. Chỉ
trong thế giới kì ảo, những ước mơ và hoài bão của con người về đời sống
mới được thực hiện một cách viên mãn. Andersen sáng tạo ra không gian kì
ảo trong truyện của mình nhằm bù đắp những thiếu hụt mà hiện thực khắc
nghiệt của đời sống không thể nào mang lại.
Tất cả những yếu tố trên tạo nên một thế giới cổ tích thần kì của
Andersen. Đây là yếu tố góp phần không nhỏ vào sự thành công trong các
sáng tác của Andersen, giúp ông kể được những câu chuyện li kì, hấp dẫn
mà cả trẻ em và người lớn đều say mê.
1.2. Sự tác động của yếu tố thần kì tới cốt truyện và nhân vật
1.2.1. Sự tác động của yếu tố thần kì tới cốt truyện
a. Những vấn đề chung về cốt truyện
* Khái niệm cốt truyện:
Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động
trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch, thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các
17

tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề của tác
phẩm.
* Đặc điểm cốt truyện:
Cơ sở khách quan của cốt truyện là xung đột xã hội. Trong quá trình
xây dựng tác phẩm, nhà văn bao giờ cũng thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp
những xung đột xã hội của thời đại vào tác phẩm của mình. Vì vây, cốt
truyện mang tính lịch sử cụ thể, được quy định bởi những điều kiện lịch sử,
xã hội mà nhà văn đang sống. Chính những điều kiện lịch sử, xã hội khác
nhau đã tạo nên sự khác nhau giữa các cốt truyện trong thần thoại và cổ tích,
giữa truyện thơ Nôm và văn học hiện đại.

Xung đột xã hội mới chỉ là cơ sở khách quan của cốt truyện, vì vậy
không thể đồng nhất xung đột xã hội với cốt truyện. Khi nói đến cốt truyện,
cần chú ý rằng, đó luôn là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ. Thông qua
cốt truyện, nhà văn vừa khái quát những xung đột xã hội, vừa thể hiện tâm
hồn, tình cảm và sự đánh giá của họ vào cuộc sống. Vì vậy cốt truyện mang
phong cách nghệ thuật, cá tính sáng tạo riêng của từng nhà văn.
Nhìn chung, một cốt truyện thường có các thành phần chính sau: Phần
trình bày, phần thắt nút, phần phát triển, đỉnh điểm, phần mở nút (kết thúc).
Những thành phần chính trên tạo thành một cốt truyện đầy đủ, tuy nhiên
trong thực tế văn học, không phải lúc nào cốt truyện cũng đầy đủ cả năm
thành phần, đồng thời cũng không phải được trình bày theo thứ tự trên. Với
một số cốt truyện có thể thiếu một vài thành phần. Tuy nhiên nó vẫn thể hiện
được những xung đột xã hội và thể hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả.
* Đặc điểm cốt truyện trong các truyện cổ tích thần kì của
Andersen:
Cũng như đặc điểm chung của việc xây dựng cốt truyện, cốt truyện
trong các truyện cổ tích thần kì của Andersen là một chuỗi những sự kiện,
18

biến cố và các hành động của nhân vật. Trong truyện của ông cũng có những
xung đột xã hội cần giải quyết. Nàng Lidơ xinh đẹp và các anh của mình đã
bị mụ gì ghẻ đuổi ra khỏi cung, các anh còn bị biến thành chim để bay đi
kiếm ăn (Bầy thiên nga). Nàng Lidơ phải chịu rất nhiều đau đớn khi đan các
áo gai cho các anh của mình. Không những vậy nàng còn bị người ta cho là
phù thủy. Truyện kết thúc khi Lidơ đan xong các tấm áo, giải thoát cho các
anh trai và minh oan được cho mình, các anh nàng trở lại thành người và
nàng lấy được nhà vua trẻ, hưởng cuộc đời hạnh phúc. Motif người con
riêng bị gì ghẻ đối sử ngược đãi là motif rất quen thuộc trong các truyện cổ
tích trên thế giới: Tấm Cám, Lọ lem, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn và
kết truyện bao giờ những người con đó cũng được hưởng một cuộc đời hạnh

phúc.
Andersen đã xây dựng thành công những câu truyện li kì hấp dẫn với
nhiều tình huống phức tạp. Trong truyện không chỉ có mâu thuẫn giữa nhân
vật này với nhân vật khác, mà còn có những mâu thuẫn nội tâm nhân vật gắn
với những tình huống, sự kiện có tác dụng rất lớn để nhân vật bộc lộ bản
chất sâu kín của mình. Trong truyện “Nàng tiên cá”, Nàng tiên cá đã dành
trọn tình yêu cho hoàng tử. Nàng say sưa ngắm nhìn con tàu và hoàng tử
trong đêm thanh vắng. Thế rồi một cơn bão ập tới nhấn chìm con tàu với biết
bao sinh mạng và cả “hoàng tử mắt đen”. Nàng thấy chàng chìm xuống biển
sâu. Mới đầu nàng thấy vui vì chàng chìm xuống phía nàng, nhưng rồi nàng
chợt nhớ ra là con người không sống được dưới nước, chàng sẽ chỉ là một
cái xác chết khi xuống tới cung điện vua cha. Nàng lao xuống thật sâu, ngoi
lên giữa các ngọn sóng, không hề nghĩ đến sự nguy hiểm của mình, cuối
cùng nàng tìm thấy hoàng tử đang ngoi ngóp giữa biển động. Nàng đưa
hoàng tử lên khỏi mặt nước rồi để mặc sóng đưa đẩy cả hai người. Người
đọc không ngờ được rằng hoàng tử và công chúa thủy cung lại gặp nhau
19

trong hoàn cảnh này. Thật bất ngờ và lãng mạn. Thế nhưng Nàng tiên cá
không thể ở được bên hoàng tử lâu, nàng phải mang chàng vào bờ để mong
có ai cứu giúp hoàng tử tội nghiệp.
Cuộc gặp gỡ này tạo nên những thay đổi lớn cho cuộc đời Nàng tiên
cá, làm cho tình yêu của Nàng tiên cá càng sâu đậm hơn. Nàng quyết định
đánh đổi tất cả để được ở bên hoàng tử. Mụ phù thủy độc ác đã giúp nàng
toại nguyện. Mụ đã lấy đi giọng nói và tiếng hát của nàng. Tuy được ở bên
hoàng tử, nhưng mọi sự diễn ra không như nàng mong đợi. Hoàng tử đã
không cưới nàng, chàng sẽ cưới công chúa xinh đẹp của nước láng giềng. Sự
kiện này cũng là bước ngoặt lớn trong cuộc đời Nàng tiên cá. Ngày cưới của
hoàng tử cũng là ngày nàng phải tan ra thành bọ biển. Nàng hoàn toàn có thể
trở lại thủy cung để sống tiếp ba trăm năm của một tiên nữ nếu nàng giết

chết hoàng tử. Trong giây phút phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết, nàng
phải đấu tranh, tình yêu cao cả đã chiến thắng, nàng quyết định chết đi để
hoàng tử được sống, được hạnh phúc bên công chúa xinh đẹp. Truyện là một
chuỗi những tình huống thật éo le, phức tạp, buộc nhân vật phải đấu tranh,
lựa chọn, phải quyết định trong khoảnh khắc làm cho câu chuyện đầy kịch
tính.
Ta thấy, cốt truyện trong truyện cổ tích thần kì của Andersen được tác
giả khai thác từ mọi mặt của cuộc sống. Qua đó tác giả bộc lộ trực tiếp cảm
xúc, suy nghĩ của mình, đem đến cho tác phẩm một đặc trưng riêng. Chính
vì vậy mà truyện cổ Andersen nói chung và truyện cổ tích thần kì của
Andersen nói riêng luôn hấp dẫn cả trẻ em và người lớn . Đó cũng là tác
phẩm đọc để giải trí tinh thần, đem lại cho ta những phút giây thư giãn tâm
hồn.


20

b. Sự tác động của các yếu tố thần kì tới cốt truyện
* Yếu tố thần kì làm tăng tính hấp dẫn của câu chuyện:
Ngòi bút của Andersen mang đến cho người đọc một thế giới thần tiên
đầy phức tạp mà ở đó những sinh thể hoang đường thể hiện phẩm chất, tính
cách như con người. Truyện “Con quỷ sứ của ông hàng tạp hóa” được miêu
tả tính tính cách tâm lí như một con người. Nó rất thân với ông hàng tạp hóa,
đêm giáng sinh nào ông cũng cho nó một bát kem trộn với bơ tú hụ Người
đọc hồi hộp theo dõi cuộc đấu tranh tâm lí của con quỷ giữa một bên là kem
và bơ của ông hàng tạp hóa với một bên là ánh sáng trí thức của anh sinh
viên. Kết thúc câu chuyện là lời tuyên bố của con quỷ sứ: “Ta sẽ sống san sẻ
với cả hai người. Không thể bỏ dứt ông chủ hàng tạp hóa được, vì món bột
ngào sữa quả thật là ngon quá”. Tuy là một câu truyện tưởng tượng, hoang
đường nhưng người đọc vẫn cảm thấy hấp dẫn, và cuối mỗi câu truyện đều

rút ra được bài học cho chính mình. Hay như chú Thiên tinh đã phát hiện ra
tội ác của người anh độc ác, chú tìm cách đưa sự thật ra ánh sáng, phơi bày
tội ác của kẻ sát nhân, trả thù cho chàng trai chết oan ức (Thiên tinh). Truyện
thể hiện lí tưởng công bằng, mơ ước của người dân, tin tưởng vào quan niệm
dân gian: “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”. Đó cũng là những gì góp
phần tạo nên sức hấp dẫn của truyện cổ tích thần kì của Andersen.
Trí tưởng tượng phong phú của Andersen mang đến cho người đọc
một thế giới thần tiên đầy phức tạp nhưng cũng không thiếu đi sự li kì, hấp
dẫn. Chuyện một cái bóng tách ra khỏi ông chủ mình, trở thành một người
bình thường, sau đó quay lại khiến cho ông chủ phải làm chiếc bóng cho nó.
Một chiếc bóng mà có bao mưu mô quỷ quyệt. Với trí tưởng tượng của mình
Andersen đã thổi hồn cho các vật vô tri, khiến nó trở nên sinh động và cuốn
hút độc giả ở mọi lứa tuổi.

21

* Yếu tố thần kì giúp phát triển cốt truyện:
Một truyện viết thành công bao giờ cũng phải bộc lộ được chủ đề của
nó. Muốn như vậy thì câu chuyện phải là một hệ thống hoàn chỉnh về các sự
kiện và hành động.
Trong các truyện cổ tích thần kì của mình, Andersen đã sử dụng các
yếu tố thần kì để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh về các sự kiện và các
hành động của nhân vật. Trong truyện “Em bé bán diêm”, nhân vật chính là
một em bé nghèo khổ, trong cái rét lạnh của đêm giao thừa, mọi người được
vui vầy bên gia đình thì trên đường phố một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất
đang dò dẫm đi trong đêm tối, trong chiếc tạp dề cũ kĩ đựng đầy diêm và tay
em còn cầm thêm một bao. Đôi giày vải của mẹ em để lại đã bị văng khỏi
chân khi em luýnh quýnh băng qua đường đúng vào lúc hai chiếc xe ngựa
đang phóng nước đại. Hình ảnh em bé đối nghịch hẳn với những người qua
đường, những người giàu có trong bộ quần áo mới, đối nghịch hẳn với sự

đầy đủ, sung túc của bao đứa trẻ được sống trong giàu có, yêu thương và sự
che chở của cha mẹ. Cô bé không chỉ thiếu thốn về vật chất, mà còn thiếu
thốn cả tình cảm. Em thường bị đánh đập khi không kiếm ra tiền. Và đêm
nay - một đêm cuối năm, em bé không dám về vì cả ngày không kiếm được
một xu lẻ nào. Cái rét tê cóng của mùa đông làm lóe lên trong em một ước
mơ đơn sơ mà cháy bỏng: “Chỉ cần một que diêm thôi cũng đủ làm ấm áp
nhỉ?”. Và cô bé đã thực hiện ước mơ nhỏ bé ấy - điều mà chưa bao giờ cô
dám nghĩ tới. Mỗi ánh lửa lóe lên từ mỗi que diêm chứa đựng tất cả tâm hồn
của em bé nghèo khổ. Mỗi que diêm lóe lên là mỗi ước mơ được thực hiện,
nhưng ước mơ cũng tan biến ngay vào màn đêm khi que diêm phụt tắt. Thế
rồi cô bé tiếp tục quẹt những que diêm khác, tiếp tục mơ theo ánh lửa le lói
của mỗi que diêm. Cô bé quên đi cái rét buốt quanh mình, quên đi những
trận đòn của cha, và nhất là chính tay em dám sử dụng những que diêm ấy.
22

Hình ảnh đẹp nhất cô nhìn thấy qua ngọn lửa le lói của những que
diêm đó là: “Người bà già cả đang đứng giữa quầng sáng đó, trông rực rỡ,
dịu dàng và âu yếm”. Có lẽ đây là người duy nhất yêu thương em, dành cho
em sự chăm sóc, chở che mà bố mẹ em không thể mang lại vì cuộc sống quá
thiếu thốn. Em mong muốn được đến với bà để được bà yêu thương, che
chở. Em biết rằng bà là tất cả và tất cả mọi thứ em đang nhìn thấy sẽ biến
mất ngay khi que diêm tắt. Em vội vã quẹt nốt những que diêm còn lại vì
muốn níu kéo bà ở lại. Phải chăng ước mơ của em đã được thượng đế chấp
nhận. Em đã được bay cao, bay cao mãi cùng bà, bay tới những nơi chan hòa
ánh sáng, tráng lệ, không còn giá lạnh, không còn đói khát, không còn sợ
hãi. Họ đã về với Chúa.
Cái bất ngờ ở đây chính là sự ra đi của em bé. Em đã chết vì băng giá
trong đêm giao thừa. Em sẽ không phải chịu đói khổ, không bị đánh, không
bị bỏ đói nữa. Kết thúc câu truyện là cái chết của em bé, nhưng nhờ có các
yếu tố thần kì giúp cho người đọc cảm thấy cái chết đó như là một ân huệ

dành cho em. Em ra đi một cách nhẹ nhàng khi đôi má vẫn còn ửng hồng và
nụ cười vẫn nở trên môi. Đó là sự giải thoát cho em. Câu chuyện kết thúc
nhưng ta lại như thấy mở ra một câu chuyện mới, trong câu chuyện đó, em
bé bán diêm sẽ không phải lang thang đói rách trên đường phố, em sẽ được
sống hạnh phúc trong tình yêu thương, che chở của bà.
Việc sử dụng yếu tố kì ảo làm cốt truyện phát triển, phong phú và hấp
dẫn hơn. Nếu thiếu đi các yếu tố kì diệu, phi thường thì câu chuyện sẽ rơi
vào thế bế tắc. Trong truyện “Đứa trẻ trong mồ”, bà mẹ rất thương đứa con
út của mình vừa qua đời. Trong lúc quá đau buồn, bà đã không tin tưởng vào
thượng đế nữa, bà chẳng còn để ý tới hai đứa con gái đang âu yếm quấn quýt
bên bà. Chồng bà đang nức nở bên cạnh, bà cũng chẳng nghe thấy. Bà hoàn
toàn bị thu hút bởi cái chết của đứa con nhỏ. Bà chìm đắm trong buồn phiền,
23

chẳng làm được việc gì cả, sống như một cỗ máy. Một đêm bà đã trốn chồng
và các con để ra nghĩa địa và gối đầu lên mộ con mà khóc. Câu chuyện sẽ
không có gì đáng nói nếu chỉ dừng lại ở đó, và bà mẹ cũng sẽ mãi buồn
phiền như thế vì thương nhớ đứa con mới qua đời. Nhưng không, thần chết
đã xuất hiện để đưa bà tới thế giới khác. Trong thế giới ấy bà đã gặp lại cậu
con trai yêu quý đang mỉm cười với bà, trông còn xinh đẹp hơn trước. Đứa
con nói đã được lên thiên đàng, đang được sống cùng các bạn rất sung
sướng. Cậu bé xin mẹ đừng khóc và hãy cho cậu được đi cùng các bạn, rồi
có ngày bà sẽ gặp lại cậu trên thiên đàng. Cũng lúc đó bà nghe thấy tiếng gọi
nức nở của con trẻ vang tới. Bà chợt nhớ đến những người thân còn lại của
mình. Bà tỉnh dậy, thì ra bà vừa trải qua một giấc mơ, một ảo ảnh. Bà mới
hiểu ra thượng đế vừa mới soi sáng tâm trí bà, tiếp thêm sức sống cho bà.
Lòng bà như nhẹ hẳn. Bà cảm thấy nỗi khổ ải của mình dịu đi, và vội vã trở
về nhà. Giờ đây bà hiểu rằng mình cần phải dũng cảm trước sự đau buồn và
phải làm chỗ dựa tinh thần để an ủi và khuyến khích chồng con.
Andersen xây dựng lên một thế giới kì ảo trong giấc mộng của các

nhân vật trong truyện. Đây là phương thức phản ánh và chiếm lĩnh hiện thực
“trong tưởng tượng và bằng tưởng tượng”. Điều này giúp cho các câu
chuyện được phát triển thêm, giúp cho người đọc như nhìn thấy một thế giới
khác - một thế giới chỉ có trong những giấc mộng. Đó là một thế giới hoang
đường, mông lung, vô định, nhưng cũng có những yếu tố sống động, gần gũi
với cuộc sống trần thế. Nhân vật đi vào cõi mộng, sáng tạo ra cõi mộng để
thỏa mãn ước mơ, thỏa mãn những gì mà hiện thực ngoài đời chưa có được.
Cô bé Lidơ trong truyện “Bầy chim thiên nga”, trong giấc mơ của mình cô
đã gặp được bà tiên Moócgan và được bà chỉ cho cách cứu các anh của mình
khỏi bùa phép. Và cô đã thực hiện được ước mơ đó. Cũng trong thế giới kì
ảo đó, những nhân vật được giao tiếp nới thần linh, với những người đã
24

khuất. Một bà mẹ trong giấc mộng đã gặp được thần chết, gặp lại được đứa
con yêu của mình và biết được con mình đang sống rất vui vẻ hạnh phúc
(Đứa trẻ trong mồ). Cứ như vậy, những yếu tố thần kì xen lẫn vào câu
chuyện, làm thay đổi cuộc sống nhân vật, giúp câu chuyện không bị cụt,
không bị rơi vào bế tắc. Các yếu tố thần kì giúp nhân vật giải quyết các mâu
thuẫn, thực hiện những ước mơ của mình. Từ đó cốt truyện phát triển giàu
thêm, phong phú thêm, sinh động thêm, đây chính là những nhân tố giúp cho
các câu truyện cổ tích thần kì luôn hấp dẫn đối với bạn đọc, bởi nó ngoài
những yếu tố nhân văn sâu sắc nó còn cho người đọc thấy những hình ảnh
sinh động, những thế giới siêu thực, cho người đọc được phát huy hết trí
tưởng tượng phong phú của mình.
* Yếu tố thần kì làm cho câu chuyện kết thúc có hậu:
Trong các truyện cổ tích của Andersen, đặc biệt là truyện cổ tích thần
kì thể hiện được ước mơ, lí tưởng của người dân. Do đó, phần lớn các câu
chuyện đều kết thúc có hậu. Những mâu thuẫn, những bế tắc trong cuộc
sống không giải quyết được sẽ có những yếu tố thần kì xuất hiện lái câu
chuyện đi một hướng khác, phù trợ cho các nhân vật thiện, giúp cho họ vượt

qua khó khăn, giải quyết được các mâu thuẫn. Với sự can thiệp của yếu tố
thần kì, bao giờ cái thiện cũng chiến thắng cái ác, nhân vật chính diện bao
giờ cũng chiến thắng nhân vật phản diện. Điều này mang tính chất lí tưởng,
thể hiện ước mơ của con người về sự hoàn thiện và thẩm mĩ của cuộc sống.
Trong truyện “Bầy chim thiên nga”, với sự giúp đỡ của bà tiên
Moócgan, cô bé Lidơ xinh đẹp đã tìm được cách giải thoát cho các anh, phá
đi âm mưu độc ác của mụ phù thủy, muốn biến các anh nàng thành những
con chim. Anh lính trong truyện “Chiếc bật lửa”, nhờ gặp được mụ phù
thủy, lấy được chiếc bật lửa thần mà cuộc đời anh đã lật sang trang mới. Từ
25

một anh lính nghèo, với sự giúp đỡ của ba con chó thần mà anh đã lấy được
công chúa, được làm vua và sống cuộc đời hạnh phúc.
Ta thấy, yếu tố thần kì luôn xuất hiện để giúp đỡ cho các nhân vật bất
hạnh, nghèo khổ làm cho cuộc đời các nhân vật thay đổi theo hướng tích
cực, kéo theo đó là cốt truyện cũng thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Trong truyện “Nàng tiên cá”, tuy yếu tố thần kì không giúp cho Nàng
tiên cá được toại nguyện như ước mơ, được sống bên hoàng tử mãi mãi,
nhưng yếu tố thần kì đã giúp cho nàng tránh khỏi cái chết khủng khiếp, giúp
nàng không bị tan thành bọt biển nữa mà trở thành một trong số những
người con gái của không trung, có thân hình trong suốt, có giọng nói nhẹ
nhàng, và hơn thế nữa - nàng có thể có một linh hồn bất diệt nếu nàng làm
được nhiều điều thiện trong ba trăm năm, khi đó nàng sẽ được bay lên thiên
đàng. Kết thúc truyện không làm cho người đọc bị hẫng vì vái chết của nàng
tiên cá. Vì tuy không được ở bên hoàng tử nhưng nàng biết hoàng tử sẽ sống
hạnh phúc bên nàng công chúa chàng yêu, và nàng cũng có một linh hồn bất
diệt như nàng mơ ước, nàng còn có thể bay đi khắp nơi để giúp đỡ mọi
người. Câu truyện tưởng tượng mang tính nhân văn sâu sắc, hoang đường
nhưng lại phù hợp với quy luật tự nhiên - thần tiên không thể sống chung với
con người, nhưng sẽ luôn ở bên phù trợ cho con người, mang lại hạnh phúc

cho con người.
1.2.2. Sự tác động của yếu tố thần kì tới nhân vật
a. Những vấn đề chung về nhân vật
* Khái niệm nhân vật:
Qua tìm hiểu tài liệu tham khảo chúng tôi thấy có nhiều định nghĩa
khác nhau của các nhà nghiên cứu về nhân vật.

×