Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Lễ bỏ mả của người Gia Rai ở Tây Nguyên (KL06690)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 74 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
=======***=======


CAO THỊ HƢƠNG



LỄ BỎ MẢ CỦA NGƢỜI GIA RAI
Ở TÂY NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung



HÀ NỘI - 2014

LỜI CẢM ƠN

Đối với mỗi sinh viên năm thứ tƣ, ai cũng mong muốn đƣợc làm khóa
luận tốt nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp sẽ giúp cho sinh viên chúng em có đƣợc
một cái nhìn toàn diện, sâu sắc, vừa rèn luyện đƣợc kĩ năng làm việc độc lập,
vừa trau dồi khả năng tập trung cao độ vào một vấn đề cụ thể.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Lịch sử, đã


đào tạo và trang bị cho em những kiến thức cơ bản giúp em thực hiện khóa
luận này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Nguyễn Thị
Tuyết Nhung đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực
hiện khóa luận.
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện


Cao Thị Hƣơng












LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những vấn đề tôi trình bày trong khóa luận là kết
quả nghiên cứu của bản thân tôi, đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của ThS.
Nguyễn Thị Tuyết Nhung, không trùng với kết quả của các công trình
nghiên cứu khác.
Nếu sai sót tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên thực hiện



Cao Thị Hƣơng














MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4
5. Đóng góp của đề tài 4
6. Bố cục đề tài 5
NỘI DUNG 6
Chƣơng 1. NHỮNG YẾU TỐ HÌNH THÀNH LỄ BỎ MẢ CỦA NGƢỜI
GIA RAI Ở TÂY NGUYÊN 6
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA
NGƢỜI GIA RAI Ở TÂU NGUYÊN 6

1.1.1. Điều kiện tự nhiên 6
1.1.2. Điều kiện kinh tế-văn hóa -xã hội 9
1.2. QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI THẦN LINH 17
1.3. QUAN NIỆM VỀ NGUỒN GỐC NHỮNG NGƢỜI “ ĂN NGƢỜI”
RƠHUNG (MA LAI) 18
1.4. QUAN NIỆM VỀ SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT 19
Tiểu kết chƣơng 1 21
Chƣơng 2. LỄ BỎ MẢ TRONG HỆ THỐNG TANG MA CỦA NGƢỜI GIA
RAI Ở TÂY NGUYÊN 23
2.1. TRƢỚC KHI BỎ MẢ VÀ QUÁ TRÌNH LỄ BỎ MẢ CỦA NGƢỜI
GIA RAI Ở TÂY NGUYÊN 23
2.1.1. Những nghi thức tang ma trƣớc khi bỏ mả của ngƣời Gia rai ở
Tây Nguyên 23
2.1.2. Quá trình lễ bỏ mả của ngƣời Gia rai ở Tây Nguyên 28

2.2. LỄ BỎ MẢ CỦA NGƢỜI GIA RAI Ở TÂY NGUYÊN 34
2.2.1. Đặc điểm lễ bỏ mả của ngƣời Gia Rai ở Tây Nguyên 34
2.2.2. Những mặt hạn chế trong lễ bỏ mả của ngƣời Gia rai ở
Tây Nguyên 53
2.3. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA LỄ BỎ MẢ
TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI GIA RAI Ở TÂY NGUYÊN 54
Tiểu kết chƣơng 2 60
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là dòng chảy xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tƣơng lai của một
dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, mỗi dân tộc đã tạo

dựng cho mình một lâu đài văn hóa đồ sộ, một truyền thống văn hóa riêng để
phân biệt với các dân tộc khác. Những giá trị văn hóa đó tạo nên bản sắc văn
hóa tộc ngƣời, tạo thành những chuẩn mực để phân biệt tộc ngƣời này với tộc
ngƣời kia. Nếu dân tộc nào để mất đi văn hóa truyền thống của mình thì nó
không còn là một cộng đồng tộc ngƣời riêng biệt nữa.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với một nền văn hóa đa dạng
trong thống nhất. Vì vậy, văn hóa dân tộc ngoài những nét chung còn có
những nét riêng của mỗi dân tộc. Văn hóa Việt Nam mang đậm yếu tố tâm
linh, nói lên quan niệm của ngƣời Việt về một thế giới khác về thế giới ngƣời
sống: Thế giới thần linh và thế giới linh hồn (hay thế giới của ngƣời chết).
Tức là con ngƣời Việt Nam ngoài mối giao lƣu với cộng đồng, xã hội mà
mình đang sống còn có và rất chú trọng tới mối giao lƣu giao cảm với những
thần linh, với những ngƣời đã chết (thƣờng là ngƣời thân trong gia đình). Hệ
thống các tín ngƣỡng dân gian của các dân tộc khắp các miền đất nƣớc đã nói
lên điều đó. Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều có tín ngƣỡng và có những
nghi thức lễ hội riêng của mình.
Từ lâu đề tài về lễ hội Tây Nguyên nói chung và lễ bỏ mả nói riêng đƣợc
nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu những đặc
trƣng văn hóa của mỗi dân tộc là chƣa rõ nét. Đặc biệt là lễ bỏ mả nơi tập
trung khá nhiều nét độc đáo của các loại hình văn hóa nghệ thuật.
Ở Tây Nguyên hầu hết các dân tộc thiểu số đều có lễ bỏ mả, nhƣng mỗi
dân tộc, mỗi nhóm tộc lại có lễ bỏ mả khác nhau, và tộc ngƣời Gia rai cũng có
những nét riêng cho mình, vì tộc ngƣời Gia rai có nhiều nhóm ngƣời khác
2
nhau, định cƣ trên một vùng đất khá rộng. Mặt khác tộc ngƣời Gia rai lại
chiếm số đông hơn so với các tộc anh em khác ở Tây Nguyên. Văn hóa của
tộc ngƣời này có sự pha trộn giữa văn hóa Nam Đảo và văn hóa Nam Á. Do
địa hình cƣ trú ngƣời Gia rai lại chia thành nhiều nhóm. Vì vậy, sinh hoạt văn
hóa của họ ngoài những nét chung cho tộc ngƣời Gia rai, thì mỗi nhóm ngƣời
Gia rai lại có những nét riêng của mình.

Nhƣ đã nói trên lễ bỏ mả có rất nhiều ở các dân tộc Tây Nguyên. Tuy
nhiên, lễ bỏ mả của tộc ngƣời Gia rai thể hiện một quan niệm không xa lạ
nhƣng hết sức độc đáo. Đó là quan niệm về thế giới ngƣời chết, thế giới linh
hồn cũng nhƣ thế giới ngƣời sống. Đây là một lễ hội truyền thống có từ bao
đời nay của ngƣời miền núi nói chung và ngƣời Gia rai nói riêng và cho đến
nay nó vẫn đƣợc duy trì. Lễ bỏ mả phải đƣợc coi là một giá trị văn hóa quan
trọng bởi nó có ảnh hƣởng sâu sắc chi phối mọi mặt đời sống của ngƣời Gia
rai, nhất là đời sống văn hóa tâm linh.
Nghiên cứu về tín ngƣỡng của ngƣời Gia rai là góp phần bảo tồn và phát
huy những giá trị văn hóa của ngƣời Tây Nguyên nói chung và ngƣời Gia rai
nói riêng.
Việc tìm hiểu về một giá trị đặc biệt của văn hóa giúp chúng ta có thể
hiểu đúng đắn, mở rộng thêm sự hiểu biết, góp phần vào việc giữ gìn nền văn
hóa của dân tộc.
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: “Lễ bỏ mả của người
Gia rai ở Tây Nguyên” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài về lễ hội Tây Nguyên nói chung và lễ bỏ mả nói riêng đã đƣợc
nhiều học giả nghiên cứu. Một số công trình chúng ta có thể biết đến nhƣ:
Cuốn “Nhà mồ và tượng mồ Giarai-Bơhnar”, Nxb Sở VH-TT Thể thao
Gia Lai,-Viện Đông Nam Á, 1993, đã đề cập đến nhà mồ và tƣợng mồ của
ngƣời Gia rai trong lễ bỏ mả, tuy nhiên, nó vẫn mang tính khái quát chƣa đi
3
sâu vào lễ bỏ mả của ngƣời Gia rai.
Cuốn “Lễ hội bỏ mả Bắc Tây Nguyên”, của Ngô Văn Doanh, Nxb văn
hóa dân tộc, 1995. Tác giả đã đề cập đến lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên
một cách khái quát và có đi vào cụ thể trình bày về lễ bỏ mả của các dân tộc ở
Bắc Tây Nguyên.
Cuốn “Nét đặc trưng văn hóa cổ truyền của người Jơrai ở Tây Nguyên”
của Rơ Chăm Oanh, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2002. Trong cuốn này tác

giả đã nói về văn hóa vật chất và tinh thần của con ngƣời Gia rai. Đồng thời
cũng nói về phong tục ma chay, trong đó có lễ bỏ mả của, tác giả đã trình bày
khái quát về quá trình tiến hành lễ bỏ mả. Tuy nhiên, nó chƣa đi sâu vào lễ bỏ
mả, vẫn còn mang tính khái quát.
Cuốn “Nhà mồ người Gia-Rai”, Nxb bảo tàng dân tộc học Việt Nam, Hà
Nội, 2005 đã miêu tả rất chi tiết về nhà mồ, từ cách giải nóc nhà tới trang trí.
Tuy nhiên, nó chỉ đề cập tới một vấn đề trong lễ bỏ mả mà chƣa nói hết đƣợc
các giá trị của lễ bỏ mả.
Cuốn “Tượng gỗ Tây Nguyên” của T.S Đào Huy Quyền, Nxb tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh, 2007. Bằng những lời ngắn gon, xúc tích số trang
viết không nhiều nhƣng lại có giá trị rất lớn. Bằng những hình ảnh đi chụp
thực tế đƣợc qua nhiều năm nghiên cứu minh họa cho những gì tác giả viết đã
kiến cho ngƣời đọc dễ hình dung ra đƣợc những ngôi nhà mồ cùng với những
bức tƣợng xung quanh nhà mồ. Tuy nhiên, đó chỉ là một vấn đề trong lễ bỏ
mả, chƣa đi sâu vào lễ bỏ mả.
Cuốn “Bơthi cái chết được hồi sinh” của Ngô Văn Doanh, Nxb thời đại,
Hà Nội, 2010 là tập hợp tất cả các nghiên cứu của các tác giả trong nhiều năm
qua về lễ bỏ mả,nhà mồ, tƣợng mồ của hai dân tộc Gia rai và Ba na. Tác giả
đã nói rất cụ thể về lễ bỏ mả của hai dân tộc Gia rai và Ba na.
Những công trình nghiên cứu này là nguồn tài liệu quý để tôi tham khảo
cho nội dung khóa luận. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có một công trình
4
nghiên cứu riêng về lễ bỏ mả trong đời sống của ngƣời Gia rai.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Làm rõ những nét độc đáo, những giá trị văn hóa trong lễ bỏ mả của
ngƣời Gia rai ở Tây Nguyên.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục đích trên cần phân tích đƣợc những yếu tố hình thành
nên lễ bỏ mả; Cần dựng lại nghi thức trong lễ bỏ mả và phân tích đƣợc giá trị

của lễ bỏ mả.
3.3. Phạm vi
Không gian: ngƣời Gia rai ở Tây Nguyên
Thời gian: vì đề cập đến vấn đề văn hóa, khoảng thời gian xác định là rất
khó. Hơn thế, lễ bỏ mả là một truyền thống đã có từ lâu đời nên việc xác định
thời gian cụ thể là khó có thể xác định chính xác. Tuy nhiên, khóa luận nghiên
cứu nhiều về lễ bỏ mả trong thời kì hiện đại.
Nội dung: nghiên cứu về lễ bỏ mả của ngƣời Gia rai.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tƣ liệu phục vụ cho đề tài này đƣợc lấy từ những công trình
nghiên cứu của những tác giả trong nƣớc. Qua sách báo, tạp chí, và những
kênh thông tin trên truyền hình.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài khóa luận này em chủ yếu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu
tổng hợp những tài liệu hiện có, kết hợp với việc phân tích, so sánh với các
nền văn hóa của các tộc ngƣời khác.
5. Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở tiếp thu những kết quả của các công trình nghiên cứu trƣớc,
khóa luận góp phần vào nghiên cứu cơ sở hình thành lễ bỏ mả, những đặc
điểm của lễ bỏ mả từ đó đƣa ra những nhận xét về giá trị của lễ bỏ mả của
5
ngƣời Gia rai ở Tây Nguyên.
Khóa luận sẽ góp phần cung cấp những tƣ liệu về văn hóa của ngƣời Gia
rai ở Tây Nguyên thông qua lễ bỏ mả, giúp cho chúng ta có hiểu biết sâu sắc
và toàn diện hơn. Từ đó có ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung khóa luận gồm có 2 chƣơng:
Chƣơng 1. Những yếu tố hình thành lễ bỏ mả của ngƣời Gia rai ở Tây

Nguyên
Chƣơng 2. Lễ bỏ mả trong hệ thống tang ma của ngƣời Gia rai







6
NỘI DUNG
Chƣơng1
NHỮNG YẾU TỐ HÌNH THÀNH LỄ BỎ MẢ CỦA NGƢỜI GIA
RAI Ở TÂY NGUYÊN
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ-VĂN HÓA- XÃ HỘI CỦA NGƯỜI
GIA RAI Ở TÂY NGUYÊN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Theo thống kê điều tra dân số năm 2009 ở Việt Nam cho biết, dân tộc
Gia rai có 411.275 ngƣời và là tộc ngƣời có số dân đông nhất trong 20 tộc
ngƣời bản địa tại khu vực Trƣờng Sơn-Tây Nguyên. Họ cƣ trú tập trung chủ
yếu tại các vùng bắc Tây Nguyên (nay là hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai), phía
bắc tỉnh Đắc Lắc và tây bắc tỉnh Phú Yên. Tại miền đông bắc Campuchia, nơi
giáp ranh với sƣờn phía tây của tỉnh Gia Lai cũng có khoảng trên 10 ngàn
ngƣời Gia Lai sinh sống bên dòng sông Xêxan [10, tr.10].
Nơi quần cƣ chủ yếu của ngƣời Gia rai ơ các huyện Chƣ Păh, Chƣ
Prông, Ayun Pa, Krông Pa, thứ đến là các huyện An Khê, Mang Yang đều
thuộc tỉnh Gia rai. Lùi xuống phía nam địa bàn nói trên họ còn phân bố ở các
huyện: Đắc Tô, Sa Thầy và thị xã Kon Tum thuộc tỉnh Kon Tum.
Vùng bắc Tây nguyên chủ yếu là núi cao và cao nguyên. Nếu phía bắc là
vùng núi cao thì phía nam là cả một vùng cao nguyên khá bằng phẳng và màu

mỡ. Đó là hai cao nguyên Kon Tum và Pleiku. Mặc dù diện tích không lớn,
nhƣng cao nguyên Kon Tum cũng là một vùng đất tốt cho trồng trọt và tụ cƣ.
Phía đông nam của bắc Tây Nguyên, vùng thung lũng của sông Ba, sông
Ayun… là một vùng có địa hình bằng phẳng khá rộng với các đồng bằng
Cheo Reo (huyện Ayun Pa) và đồng bằng Phú Túc (huyện Krông Pa) thuộc
tỉnh Gia Lai. Hiện nay, vùng thung lũng ở hai huyện Ayun Pa và Krông Pa là
khu vực phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, vừng, đậu và bông.
7
Ngƣời Gia rai nằm trong vùng bắc Tây Nguyên nên cùng thuộc đới khí
hậu gió mùa á xích đạo và thuộc á nhiệt đới có mùa khô dài thƣờng bắt đầu
vào tháng 12 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau. Lƣợng mƣa trong năm
lớn, độ ẩm cao tới 85-90%. Những điệu kiện trên đã tạo điều kiện cho con
ngƣời nơi đây sinh sống.
Bắc Tây Nguyên không chỉ là núi cao và cao nguyên mà còn là một
trong những nơi có diện tích rừng lớn nhất toàn quốc (1.432.000 ha) với
khoảng 500 loài cây với 100 họ khác nhau. Tuy là một vùng núi và cao
nguyên, nhƣng do kiến tạo địa hình khá đặc biệt nên ở bắc Tây Nguyên, đặc
biệt là khu vực phía bắc có một mạng lƣới sông ngòi dày đặc.
Đất đai ở bắc Tây Nguyên không chỉ phì nhiêu mà còn đa dạng. Trong
đó, có đất feralit phù hợp cho các loại cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ cà phê,
cao su, chè… còn đất phù sa rải rác ở dọc các thung lũng ở các con sông thích
hợp cho việc trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày.
Với những điều kiện địa lý, thiên nhiên nhƣ vậy là một khu vực lý tƣởng
cho con ngƣời sinh sống. Tuy nhiên, địa hình nhƣ vậy nó đã tách những con
ngƣời nơi đây ra khỏi thế giới bên ngoài. Vì vậy họ vẫn sống trong một xã hội
mang tính thị tộc.
Điều kiện tự nhiên trên đã xé nhiều dân tộc ở đây ra thành nhiều nhóm
địa phƣơng. Ngƣời Gia rai là một trong 5 dân tộc thuộc ngôn ngữ Malayo-
Pôlinêsia, ngữ hệ Nam Đảo, rất gần gũi với tiếng nói của ngƣời Ê-đê, Chăm,
Chu-ru và Ra-glai. Gia rai là tên tự gọi, cũng là tộc danh chính thức của tộc

ngƣời. Ngƣời Gia rai còn đƣợc gọi bằng những âm tƣơng cận nhƣ: j‟rai, Giơ-
rai, drai (có nghĩa là thác nƣớc) hay chơ rai. Với ngƣời Gia rai, đó là tên gọi
có từ lâu đời, cũng là tên gọi chính thức hiện nay.
Tác giả Chu Thái Sơn (chủ biên) trong tác phẩm “Ngƣời Gia Rai” xuất
bản năm 2004 cho rằng tộc ngƣời Gia rai đƣợc chia thành năm nhóm chính,
gồm các nhóm:
8
Gia rai Chor (còn đƣợc gọi là Cheo Reo hay Phun) sinh sống ở khu vực
thug lũng lòng chảo Cheo Reo (nay thuộc huyện Ayun Pa và Ia Pa, tỉnh Gia
Lai).Chor (chuôr) là thung lũng lòng chảo. Nhà nghiên cứu ngƣời Pháp
J.Dournes còn dịch là vùng thấp. Cheo Reo là do phiên âm của Chu và
Chreo_tên hai tù trƣởng nổi tiếng cuối thế kỷ XIX của vùng này. Phun
(pơpun) nghĩa là gốc. Đồng bào cho rằng ngƣời Gia rai ở vùng này còn bảo
lƣu nhiều đặc điểm mang tính chất điển hình cho nhóm Gia rai, và nơi đây
cũng sớm trở thành trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc
Gia rai.
Gia rai H‟drung (gồm hai nhóm nhỏ là Chon và Hà Bầu) cƣ trú ở khu
vực Đông Bắc thành phố Pleiku, huyện Chƣ Pah, nửa huyện Chƣ Prông và
Tây huyện Đăk Đoa. Hdrung là tên một ngọn núi lửa đã tắt hay còn gọi là
hàm rồng, nằm ở ngã ba quốc lộ 14,19 cách thành phố Pleiku 11 km về phía
Đông Nam. Theo đồng bào, một bộ phận tổ tiên ngƣời Gia rai đã từng sinh tụ
quanh ngọn núi này, sau dần họ mới dần tỏa đi các nơi khác. Nét nổi bật của
nhóm này là sự bảo lƣu đầy đủ đặc trƣng kiến trúc nhà ở theo phƣơng pháp cổ
truyền Gia rai.
Gia rai Aráp là tên một ngọn núi đá nằm về phía đông thị xã Kon Tum,
nơi giáp ranh với vùng cƣ trú tập trung của ngƣời Ba na. Aráp cũng là tên con
voi bốn ngà trong huyền thoại của nhóm thợ săn.
Gia rai Mthur sống chủ yếu ở huyện Krông Pa, tiếp giáp với ngƣời Ê đê
và chăm. Cho nên có ngƣời thuộc nhóm M‟thủ lại tự nhận mình là ngƣời Ê
đê, hoặc không thể khẳng định rõ ràng bản thân thuộc nhóm, tộc ngƣời nào

nhƣ ngƣời Gia rai ở xã Krông Năng.
Gia rai Tbuăn (Puôn) cƣ trú dọc biên giới Việt Nam-Campuchia, sinh tụ
chủ yếu ở huyện Chƣ Prông và Đức Cơ, dọc sông Sê San. Về phong tục, tập
quán có những điểm khác so với nhóm Gia rai H‟dung.
9
Nhóm Gia rai có nhiều nét riêng về mặt cƣ trú, nhƣng văn hóa của các
nhóm ngƣời Gia rai về cơ bản vẫn toát nên nét chung và thống nhất cho cả
cộng đồng. Một trong những yếu tố chung và thống nhất đó là lễ bỏ mả.
Nhƣ vậy là điều kiện tự nhiên và thiên nhiên chi phối nên trong suốt quá
trình lịch sử ngƣời bắc Tây Nguyên nói chung và ngƣời Gia rai nói riêng hầu
nhƣ chịu tác động rất ít bởi những đặc điểm văn hóa từ bên ngoài tới. Vì thế
cho đến nay, ngƣời Gia rai về cơ bản, còn giữ lại đƣợc trong đời sống văn hóa
nhiều sắc thái văn hóa, tiêu biểu cho nền văn hóa bản địa cổ xƣa của vùng
Đông Nam Á. Một trong những sắc thái tiêu biểu đó mà ngƣời Gia rai còn giữ
lại đƣợc đó chính là lễ bỏ mả.
1.1.2. Điều kiện kinh tế-văn hóa -xã hội
1.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Ngƣời Gia rai lấy kinh tế trồng trọt làm gốc, trong đó việc trồng lúa khô-
lúa rẫy có tính quyết định cuộc sống của ngƣời dân. Nông cụ hàng đầu là cái
cuốc. Cũng có thể gọi nền nông nghiệp của ngƣời Gia rai là “nền nông nghiệp
dùng cuốc”. Kinh tế nƣơng rẫy là nền kinh tế ở trình độ thấp, đời sống con
ngƣời thƣờng thiếu thốn, bấp bênh. Nếp sống nƣơng rẫy đã duy trì các quan hệ
xã hội cộng đồng, cộng đồng gia tộc mẫu hệ hay phụ hệ, cộng đồng công xã
làng buôn, các quan hệ bình đẳng, dân chủ của hội nguyên thủy. Nếp sống
nƣơng rẫy, tạo cho con ngƣời gắn bó với môi trƣờng rừng núi, đó là môi trƣờng
sống, sinh tồn của mỗi con ngƣời, mỗi làng buôn, nó tác động đến đời sống vật
chất, cũng nhƣ tinh thần của con ngƣời. Có thể nói toàn bộ đời sống vật chất
cũng nhƣ tinh thần của ngƣời Gia rai gắn bó với rừng núi và nƣơng rẫy.
Kinh tế nƣơng rẫy luôn gắn liền với hoạt động săn bắn và hái lƣợm.
Ngƣời Gia rai có hai hình thức săn bắn: săn bắn tập thể và săn bắn cá nhân.

Trong nền kinh tế tự cung, tự cấp tồn tại lâu đời, ngƣời Gia rai có một nghề
thủ công nghiệp khá phổ biến là dệt, đan lát, mộc, rèn…nhƣng đều ở tình
10
trạng rất sơ khai. Tất cả những hoạt động kinh tế trên đều liên quan đến
những vị thần nhất định trong tín ngƣỡng dân gian.
Có thể nói, nền kinh tế cổ truyền của ngƣời Gia rai là nền kinh tế dựa
vào thiên nhiên và mang tính tự cấp, tự túc. Điều kiện kinh tế còn nhiều hạn
chế, chính vì điều kiện nhƣ vậy cũng ảnh hƣởng đến đời sống văn hóa, tâm
linh của ngƣời dân nơi đây. Họ luôn phải đối mặt với hiện tƣợng tự nhiên, họ
bất lực trƣớc tự nhiên và xã hội nên cái tốt, cái xấu đều trong mộng, làm cho
hiện tƣợng điềm báo trở thành phổ biến, thâm nhập vào đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội của con ngƣời nơi đây. Chính vì kinh tế hạn chế, đây cũng là
nguyên nhân làm cho các nghi lễ nói chung và lễ bỏ mả nói riêng không đƣợc
duy trì, bởi nghi lễ đòi hỏi phải có quy mô lớn, và theo phong tục, tập quán là
phải mời đƣợc nhiều ngƣời, không chỉ trong dân làng mà còn cả các làng khác
cùng tới dự, trong đó lại sử dụng đến nhiều gia súc, gia vật nhƣ trâu, bò, lợn,
gà…Do đó, trƣớc khi tiến hành làm lễ bỏ mả, ngƣời Gia rai phải chuẩn bị vật
chất chu đáo: trâu, bò, lợn, gà…phải nuôi trồng, tích lũy các sản phẩm từ mấy
mùa trƣớc.
Nhƣ vậy, điều kiện kinh tế là cơ sở để hình thành nên tín ngƣỡng cho
ngƣời dân nơi đây. Một trong những tín ngƣỡng đó là lễ bỏ mả.
1.1.2.2. Điều kiện văn hóa-xã hội
Văn hóa tinh thần là những sản phẩm sáng tạo của dân tộc không phải
bằng cơ bắp mà bằng bộ óc. Văn hóa tinh thần cũng là hình ảnh của văn hóa
vật chất, vì nó đƣợc xây dựng trên cơ sở của một nền và một trình độ văn hóa
vật chất cụ thể.
Ngƣời Gia rai sống trong những ngôi nhà sàn, những ngôi nhà sàn này
đƣợc gọi chung là xang. Về mặt bằng cũng nhƣ kiến trúc, ngôi nhà của ngƣời
Gia rai có thể đƣơc chia làm hai loại hình: nhà sàn dài và nhà sàn ngắn.
Những ngôi nhà dài trong một làng Gia rai cổ truyền thƣờng quây quần

gần nhau và bố trí theo hƣớng Bắc-Nam, cửa chính luôn trông về phía Bắc.
11
Những nhóm Gia rai trên cao nguyên Pleiku ngay từ khi lập làng đã chọn cho
mình một khu đất riêng cho việc xây dựng ngôi nhà chung của làng mà đồng
bào gọi là nhà rông. Nhà rông của mỗi làng to hay nhỏ còn phản ánh đƣợc
điều kiện kinh tế của cƣ dân trong làng.
Nhà của ngƣời Gia rai phổ biến có mái hình chữ nhật, đối xứng qua cây
đòn nóc và nghiêng theo chiều dọc. Quy mô thƣờng gặp ở các ngôi nhà có
chiều rộng khoảng 3,50m; sàn cao khoảng 1,20m. Từ xà lên tới quá giang
khoảng 1,80m. Từ cật (lƣng) quá giang lên đến nóc khoảng 1,60m. Chiều dọc
những ngôi nhà dài ở Ayun Pa trong khoảng 12-14m. Còn những nếp nhà sàn
ngắn, có kích thƣớc từ 8-9m. Với những nhà sàn dài cửa lên xuống ở hai đầu
hồi. Còn nhà sàn ngắn chỉ mở một cửa ở vách mặt tiền về phía mái chảy (ảnh
hƣởng của truyền thống Môn-Khơme) [10, tr.26].
Ngƣời Gia rai có kiến trúc nhà ở và nhà mồ tƣơng đối giống nhau. Nhà ở
thƣờng là nhà sàn. Nhà mồ dành cho ngƣời chết thƣờng là loại nhà trệt.Có thể
nói kiến trúc nhà ở là cơ sở để xây dựng kiến trúc nhà mồ.
Cũng nhƣ các dân tộc khác, tín ngƣỡng là một trong những hình thức tổ
chức đời sống cá nhân (gia đình, dòng họ) và cộng đồng tộc ngƣời Gia rai ở
Tây Nguyên.
Tín ngƣỡng thể hiện sự tin tƣởng, mối quan hệ của con ngƣời vào những
điều không thấy đƣợc, nhƣng lại đƣợc tin là có thật, qua đó thể hiện vũ trụ
quan, một phần nhân sinh quan của con ngƣời. Ngƣời Gia rai tin rằng trong
thế giới tự nhiên muôn hình muôn vẻ có một lực lƣợng vô hình có một quyền
năng vô hạn ảnh hƣởng quyết định đến mọi mặt đời sống của họ.
Bao bọc xung quanh thế giới thực của con ngƣời Gai rai là một thế giới
huyền ảo, ở đó ngự trị các thần linh, ma quỷ, các linh hồn. Đó là một quan
niệm vạn vật có linh hồn, một quan niệm tín ngƣỡng sơ khai của loài ngƣời
trong xã hội nguyên thủy. Tiêu biểu nhất cho quan niệm đó là mọi vật xung
12

quanh con ngƣời đều có hồn, từ các vật dụng nhƣ chiêng, ché, ghế ngồi, đến cỏ
cây, sông suối, đồi núi, các con vật…Có hồn tốt phù hộ cho con ngƣời, có hồn
xấu, nếu con ngƣời làm điều không vừa lòng thì có thể làm hại ngƣời. Con
ngƣời có thể nhận biết đƣợc hồn qua giấc mơ và báo mộng, nếu hồn báo mộng
tốt thì ngƣời ta tin tƣởng làm theo, còn xấu thì phải bỏ dở. Chính quan niệm về
hồn của đồng bào tạo ra những giao cảm tinh tế giữa ngƣời và vật. Chính quan
niệm vạn vật có hồn này đã tạo ra những lớp bao quanh con ngƣời là những
hồn, ma. Những tín ngƣỡng này đã pha trộn vào cuộc sống các dân tộc thiểu số
ở Tây Nguyên một sắc thái huyền ảo, pha trộn giữa những cái thực và cái hƣ.
Chẳng hạn, họ quan niệm rằng cộng đồng của họ gồm hai nửa, nửa của con
cháu đang sống ở trong các plei, bon ở phía Đông và nửa của tổ tiên đã chết
nhƣng đang “sống” trong các nhà mồ tại nghĩa địa của plei, bon ở phía Tây.
Bằng các hình thức nhƣ báo mộng, tạo ra điềm báo trƣớc, tổ tiên tham gia bảo
vệ con cháu và mùa màng khỏi những tác động xấu.
Ngoài tổ tiên ra, ngƣời ta còn tin vào sự giúp đỡ của các thần núi, thần
sông, thần rừng, thần lúa và các anh hùng trong khan (Ê đê), hơri (Gia rai),
hơamon (Ba na). Không gian sống của con ngƣời đƣợc hòa quyện, che chở,
bao bọc trong sự cộng cƣ – đồng tồn tại của các thần tự nhiên, nhân thần và
các thần linh khác.
Theo quan niệm của ngƣời Gia rai có rất nhiều yang: thần ruộng nƣơng
(yang hma), thần sét (yang ktăn), thần bến nƣớc (yang pên ia), thần rừng núi
(yang chƣ), thần cây đa (yang bnu), thần lúa (yang hri), thần nhà (yang sang),
thâng làng (yang bon), vua yang pơtao (thần ngƣời sinh ra dòng họ)…
Tuy có nhiều yang nhƣ vậy nhƣng mà có ba loại yang đƣợc xem trọng
hơn cả là: yang sang đó là những thần giúp cho con ngƣời có thể dựng đƣợc
nhà; yang ala bon và yang pên ia (thần làng và thần bến nƣớc), xƣa kia ngƣời
Gia rai cho rằng mọi tai họa nhƣ cháy làng, dịch bệnh, đàn bà chết vì
13
sinh…đều do thần làng gây ra. Bởi vậy khi xảy ra những tai nạn đó, ngƣời
Gia rai lập tức rời làng để tránh tai nạn lần thứ hai. Còn đối với thần bến nƣớc

thì họ quan niệm rằng: ngƣời ta sống đƣợc là nhờ vào thần bến nƣớc. Hằng
năm vào tháng hai, dƣới sự điều khiển của ông già pơ pên ia, cả làng sửa sang
đƣờng ra bến nƣớc và máng nƣớc. Nếu phải làm lại máng, ngƣời ta đặt lại
máng nƣớc mới. Xong việc, dân làng mổ gà, dựng dàn cúng pên ia; yang bhet
tơ là thần bảo hộ trẻ em. Thần bảo vệ cho đứa trẻ thoát thai từ lòng mẹ bình
yên. Ngƣời ta thƣờng cúng lúc đứa trẻ đƣợc 3, 4 tháng, sau đó 10-15 tuổi thì
cúng tiếp để cầu lớn khỏe và sinh đẹp…
Yang pơtao: Từ khoảng thế kỷ XIV-XV, ở vùng Gia rai đã xuất hiện các
pơtao. Pơtao (vua) và vua ở đây không có nghĩa là vua chúa mà chỉ có tính
chất thủ lĩnh sơ kỳ, từ các tù trƣởng bộ lạc phát triển lên. Vua nƣớc (pơtao ia),
vua lửa (pơtao apui), vua gió (pơtao angin), theo một số nhà nghiên cứu cho
rằng, ba vị vua này là sự biểu hiện quan niệm tƣ duy tam hợp, tin là thế giới
tự nhiên và xã hội đƣợc hình thành và vận động trong sự tổng hợp của ba yếu
tố gồm nƣớc, lửa, gió.Nƣớc là tƣợng trƣng cho ngƣời mẹ thƣờng yên lặng và
lạnh, ở phía tây; Lửa tƣợng trƣng cho ngƣời cha thƣờng mạnh mẽ và nóng, ở
phía đông; Nƣớc và Lửa hợp lại thành ra con là Gió.
Ngoài những thần linh trong tự nhiên, ngƣời Gia rai tin rằng con ngƣời
chết đi, linh hồn sẽ biến thành các con atâu (ma). Các atâu cũng có buôn làng,
nhà cửa, cũng cần đƣợc ăn uống sinh hoạt nhƣ trên trần gian, nên ngƣời sống
phải chia của cho ngƣời chết.
Nhƣ vậy, tín ngƣỡng của ngƣời Gia rai có ảnh hƣởng lớn đối với lễ bỏ
mả. Từ những quan niệm con ngƣời có hai nửa, nửa sống và nửa chết nằm
ngoài nghĩa địa và quan niệm về các thần linh nó đã đƣa ngƣời Gia rai đến với
tín ngƣỡng bỏ mả.
Trƣớc khi thực dân Pháp xâm lƣợc, xã hội Gia rai là một xã hội đang
tiến tới sự phân hóa giai cấp, tuy đã có những thủ lĩnh làng và tring nhƣng tự
14
bản thân sự phát triển đó chƣa đẩy họ thành một tầng lớp hay giai cấp bóc lột
[16, tr.107].
Tổ chức xã hội nói chung của ngƣời Gia rai là các làng, bao gồm những

đồng tộc, có phạm vi đất đai nhất định, đƣợc quy ƣớc ranh giới không cụ thể.
Các làng cùng một khu vực dù đồng tộc hay khác tộc thƣờng liên minh với
nhau qua việc xác lập mối quan hệ hôn nhân, trao đổi hàng hóa, lƣơng
thực…Làng là một cộng đồng về tâm linh thể hiện trên các phƣơng diện sinh
hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng, nghi lễ, kiêng cữ…Mỗi làng thƣờng có già làng, có
uy tín, đứng đầu điều khiển các công việc chung.
Làng (plơi, bôn hoặc buôn) là tổ chức xã hội đã có từ lâu và hiện nay vẫn
còn tồn tại. Plơi là cách dùng phổ biến trong hầu hết các nhóm Gia rai còn
buôn hay bôn chỉ đƣợc sử dụng trong khu vực ngƣời Gia rai Chor và Gia rai
Mthur. Làng là cơ sở của nhiều nghi lễ, tín ngƣỡng của ngƣời Gia rai. Các
làng thƣờng cách biệt nhau.
Làng của ngƣời Gia rai đƣợc xây dựng theo hệ thống định hƣớng.
Hƣớng chính của làng là hƣớng bắc, của chính của các ngôi nhà cũng theo
hƣớng đó. Quanh làng thƣờng có hàng rào bao bọc để chống thú dữ. Giữa các
gia đình trong làng chƣa có rang giới khuôn viên riêng. Điều này thể hiện tính
cộng đồng khá nét [13, tr.148].
Xã hội của họ chịu sự chi phối mạnh mẽ của luật tục. Ngƣời Gia rai gọi
luật tục của mình là tơlơi phat kđi, tơlơi juat hoặc tơlơi phian. Ngƣời phân
giải các vụ kiện là pô phat kđi (ông xử kiện), còn ngƣời làm chứng đƣợc gọi
là gong lan. Pô phat kđi là những già làng có uy tín đƣợc nhân dân tín nhiệm
trƣớc hết về đạo đức, về điều thông minh và quan trọng là ngƣời am hiểu luật
tục và có khả năng vận dụng những luật tục để giải quyết các vấn đề.
Ví dụ một số các quy định của ngƣời Gia rai nhƣ các quy định chung:
Điều 2: Các quy định chung về trách nhiệm ngƣời thi hành pháp luật
15
“Nó đã phá hủy tài sản
Của mọi người trong buôn làng
Nếu đó là một việc nhỏ
Nó không chịu hỏi người giàu
Nếu đó là một việc trọng đại

Nó không chịu hỏi người già
Nó không thấy, không nhìn
Nếu nó không giải quyết viêc này với dân làng
Nó sẽ gặp một việc trọng đại hơn” [15, tr.188]
Hay luật tục về hôn nhân, gia đình ví dụ:
Điều 5: Về việc lấy vợ của ngƣời đàn ông góa vợ
“Người đàn bà đó, giọng nói và cuộc đời đã dừng lại
Người ta đã đặt bà ta trong đất rừng
Trong nước bùn đục ngàu
Ông ta đã không còn ai để thổi cơm, nấu canh
Không có ai để dệt khố, dệt áo cho ông ta
Cuối cùng chiếc vòng đã gửi đi
Người làm mối đã đi hỏi
Chiếc cầu thang của người ta
Ông đã lật lại
Trong nhà người ấy
Cửa nhà ông ta đã mở, cổ họng ông không còn khép nữa
Miệng ông đã nói
Ông đã cuốc để tìm dễ
Và hỏi tên
Thế là con chim phí đã bay ra từ rừng rậm
Chim bơrơ dong đã ra khỏi tổ và bay vào nhà ông ấy
16
Ông tụt xuống từ con ngựa cái
Và trỏ vào con heo nái
Rẫy lúa
Cho người ta” [15, tr.310].
Ngƣời Gia rai sống theo chế độ mẫu hệ. Ngƣời đàn bà có quyền“bắt
chồng” và ngƣời đàn ông ở rể, con cái sinh ra đƣợc mang họ mẹ. Việc hôn
nhân với ngƣời cùng họ hoàn toàn bị luật tục nghiêm cấm, dù không có liên

hệ gì về huyết thống cũng không đƣợc lấy nhau. Những ngƣời cùng họ, mặc
dù không có liên hệ gì về huyết thống cũng không đƣợc lấy nhau [26, tr.86].
Gia đình nhỏ mẫu hệ là đơn vị kinh tế độc lập, trong đó ngƣời đàn bà làm chủ
tài sản. Họ cũng là ngƣời quản lý công việc của gia đình. Trong lúc đó nam
giới là ngƣời sản xuất chính, đóng vai trò quyết định trong công việc xã hội.
Ngƣời Gia rai theo chế độ ngoại hôn. Con trai khi lấy vợ cƣ trú bên nhà vợ.
Xã hội tiền giai cấp, đơn vị cơ sở xã hội là làng thể hiện tinh thần cộng
đồng làng rất cao. Chế độ hôn nhân và gia đình theo mẫu hệ là yếu tố hình
thành nên lễ bỏ mả. Chính vì ngƣời Gia rai sống theo làng nên hoạt động
trong lễ bỏ mả đƣợc sự góp sức của cả làng, tất cả mọi ngƣời đều đƣợc phân
công công việc để chuẩn bị cho lễ bỏ mả. Những hoạt động đó đều đƣợc làng
biết đến và thông qua. Có thể nói, vấn đề này cũng giống nhƣ làng xã cổ
truyền ngƣời Việt nó thể hiện tính cộng đồng rất cao. Nếu ở làng xã ngƣời
Việt cổ truyền nững hoạt động đƣợc thông qua hƣơng ƣớc và mái đình chính
là nơi tụ họp của dân làng. Đối với ngƣời Gia rai luật tục chính là thứ ràng
buộc họ và không chỉ mái nhà Rông mà lễ bỏ mả chính là nơi để họ có thể tụ
họp dân làng. Lối sống theo chế độ mẫu hệ cũng ảnh hƣởng đến lễ bỏ mả, lễ
bỏ mả có tục chôn chung và theo dòng nhà mẹ
Nhƣ vậy, điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội đã ảnh hƣởng trực tiếp
đến việc hình thành lễ bỏ mả của ngƣời Gai rai. Do kinh tế nƣơng rẫy và trình
17
độ phát triển tƣơng ứng mà nền văn hóa các dân tộc ở Tây Nguyên chƣa vƣợt
qua trình độ nền văn hóa “phi chữ viết” và “phi nhà nƣớc”, nên toàn bộ văn
hóa tộc ngƣời nơi đây cơ bản vẫn là nền văn hóa dân gian, một nền văn hóa
do mọi ngƣời sáng tạo ra và phục vụ cho mọi ngƣời trong cộng đồng. Với
điều kiện kinh tế-xã hội nhƣ vậy, nên trình độ tƣ duy cùng với nó là thế giới
tâm linh của con ngƣời nơi đây cũng mang sắc thái riêng. Nguyễn Đắc Tuấn
trong công trình nghiên cứu của mình về Tây Nguyên đã cho rằng, “tư duy
các dân tộc Tây Nguyên còn ở trình độ tư duy thần bí” [8, tr.512]. Những tƣ
duy đó đã đƣa họ đến với một tín ngƣỡng đó là tín ngƣỡng về lễ bỏ mả cho

ngƣời chết.
1.2. QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI THẦN LINH
Quan niệm về Yang (thần linh) của đồng bào nơi đây đã tạo ra những
giao cảm tinh tế giữa ngƣời và vật, nó nhân hóa mọi hiện tƣợng tự nhiên xung
quanh mình, tạo ra những cảm xúc, những tƣởng tƣợng đáng kể ảnh hƣởng
đến đời sống văn hóa và những sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, quan niệm
vạn vật có yang nhƣ thế này, cũng tạo ra những lớp bao quanh con ngƣời
những hồn, ma, khiến con ngƣời luôn lo sợ trƣớc hiện tƣợng tự nhiên.
Ngƣời Gia rai quan niệm về hệ thống thần linh rất đa dạng có những vị
thần sáng lập ra vũ trụ. Theo quan niệm của dân tộc thì Yang Adai (Thần trời)
và vợ là Yă Adai (Bà Adai) là những vị thần tối cao, sinh ra trời, đất và muôn
loài [27, tr.60]. Ngoài ra còn có nhiều thần linh khác:
Những thần linh quyết định đến sự sống của con ngƣời là Yang
But_Yang Bƣng. Yang But là thần sinh ra con ngƣời; Yang Bơhet Tơngia là
thần bảo hộ trẻ em từ khi lọt lòng tới khi trƣởng thành; Yang Kông là vị thần
trú ngụ trong chiếc vòng bản mệnh của mỗi con ngƣời. Đây là vị thần mang
lại cho chủ nhân của nó sức khỏe.
Những thần linh tác động đến gia đình và cộng đồng là Yang Bôn, Yang
Pên Ia, Yang Lon, Yang Sang…
18
Những vị thần chi phối tự nhiên thì có những vị thần ở tầng trời và
những vị thần cai quản ở mặt đất và các nguồn nƣớc.
Ngƣời Gia rai quan niệm rằng thế giới có hai tầng trời và tầng đất. Trong
đó tầng trời bao gồm cả khoảng không nơi gây ra bão tố, mƣa gió, sấm. Tầng
đất, ngoài một số thần cùng tồn tại trên mặt đất với con ngƣời còn có các thần
cai quản các hồn ma nhƣ: yang phat atâu (thần xử phạt)…
Với quan niệm thế giới có hai tầng trời và đất, mặt đất đƣợc phân chia
thành phía Đông, thuộc thế giới ngƣời sống thuộc ánh sáng để làm việc, để
nhìn thấy mọi vật, để bảo tồn sự sống. Ngƣợc lại phía Tây là thế giới ngƣời
chết, một thế giới của bóng đêm. Ngày là đêm, đêm là ngày, lành là vỡ…ngƣời

ma cũng giống nhƣ ngƣời chết, cũng có làng, có chủ làng, có luật lệ…mà
ngƣời đƣợc trông coi làng là ngƣời chết (Bon Atâu) là hai bà Tung và Tai.
Cuộc sống của các thần là bất tử. Các thần có thể ăn hoặc không ăn.
Các thần có thể hóa phép làm cho mƣa thuận gió hòa, đồng thời làm cho mất
mùa, dịch bệnh. Đặc biệt là ở làng ngƣời chết có thần phát Atâu là thần có
quyền phạt cả những hồn ma nào đi lung tung, hay làm hại con ngƣời. Nếu
nhà có ngƣời ốm mà nghi cho là ngƣời chết phá, ngƣời ta cũng sẽ gọi thần
“phát Atâu”.
1.3. QUAN NIỆM VỀ NGUỒN GỐC NHỮNG NGƢỜI “ĂN NGƢỜI”
RƠHUNG (MA LAI)
Từ ma lai có nguồn gốc từ kmlai, trong ngôn ngữ một số dân tộc thuộc
ngữ hệ Mã lai-Đa đảo nhƣ Raglai, Churu. Ngƣời Gia rai gọi ma lai là
Rơhung. Rơhung có hình thù nhƣ những ngƣời bình thƣờng, vẫn sinh sống,
làm ăn bình thƣờng trong cộng đồng, nhƣng khi đêm xuống, họ rút đầu ra
khỏi thân mình đi bắt hồn ngƣời khác để ăn.
Ngƣời Gia rai quan niệm về nguồn gốc của ma lai nhƣ sau: Ông Trống
và Bà Trống (là hai chị em sống sót sau một trận lụt lớn, do đƣợc thần chỉ cho
19
vào trú trong chiếc trống) sinh ra đƣợc mƣời một ngƣời con, năm nữ và sáu
nam. Adai bắt các cặp anh em tiếp tục phải lấy nhau. Ngƣời con trai thứ sáu
dƣ ra, không có vợ bị cha mẹ lập một căn nhà tranh đốt cùng một con heo để
tế thần. Thịt heo đƣợc băm nhỏ đặt dƣới đất, còn thịt ngƣời cũng băm nhỏ
nhƣng đặt ở trên giàn cúng. Bằng mắt thƣờng mọi ngƣời đều không thể phân
biệt đƣợc đâu là thịt ngƣời, đâu là thịt heo.
Sau khi cúng tế xong ông, bà Trống hỏi các con: Ai ăn thịt thì lên ăn?
Chỉ có duy nhất một cặp vợ chồng lên. Sau khi ăn xong, Ông Trống bắt các
cặp vợ chồng kêu thử. Những cặp vợ chồng không ăn thịt ngƣời, khi kêu đều
phát ra tiếng ngƣời bình thƣờng. Riêng cặp vợ chồng ăn phải thịt ngƣời thì
tiếng kêu phát ra nhƣ tiếng chim cú, mọc mào ở trên đầu và trở thành Rơhung
(ma lai).

Thấy mình quá khác những ngƣời bình thƣờng, vợ chồng Rơhung sợ
quá, lên hỏi Yang Adai: “Mọc mào thế này chắc ngƣời ta biết vợ chồng tôi là
ma rồi còn gì nữa?”. Nghe vậy, Adai lấy bàn tay của mình đập vào mào của
hai vợ chồng nọ làm cho những cái mào biến mất. Từ đó Rơhung vẫn là ma
lai nhƣng không có mào nữa. Nhìn bên ngoài ngƣời ta không thể phân biệt
đƣợc đâu là Rơhung, đâu là ngƣời bình thƣờng.
Nhƣ vậy, theo quan niệm của ngƣời Gia rai thì ma cũng giống nhƣ ngƣời
cần mọi thứ nhƣ con ngƣời chỉ có điều khác là họ không biết cách cho con ăn.
1.4. QUAN NIỆM VỀ SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT
Sống và chết là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau, ngƣời Gia rai cho
rằng khi sinh thời, con ngƣời gắn bó với gia đình, họ hàng, plơi, buôn…khi
chết đi thì biến thành ma vĩnh viễn ở thế giới bên kia.Vậy quan niệm của
ngƣời Gia Rai về mối quan hệ giữa ngƣời sống và ngƣời chết ra sao? Hồn có
hay không và mối quan hệ giữa hồn và xác nhƣ thế nào?
Ngƣời Gia rai cho rằng có hai loại ngƣời là ngƣời chết bình thƣờng hay
20
chết lành nhƣ: già yếu, ốm đau, bệnh tật…còn chết không bình thƣờng hay
chết dữ nhƣ là chết bất đắc kỳ tử, chết không theo quy luật tự nhiên do tai
nạn, sét đánh, ngã cây, thú dữ tấn công…
Đồng bào tin rằng mỗi ngƣời có rất nhiều linh hồn. Ngƣời Gia rai tin
rằng, ngƣời chết là do hồn ở trên đầu bị yang bắt nhốt không cho về. Nên lúc
bị ốm, thầy cúng pơ jâo lên đƣờng đi tìm hồn trả về cho bệnh nhân là việc làm
không thể thiếu đƣợc.
Ngƣời Gia rai quan niệm rằng, mỗi ngƣời đều có hồn (m‟ngắt) và khi
chết chỉ có thể xác của con ngƣời là chết và tan đi, chứ linh hồn thì không
chết mà biến thành ma (atâu) để tiếp tục sống ở thế giới bên kia-thế giới của
các hồn. Vì vậy đối với ngƣời Gia rai chết không phải là hết, mà chỉ chuyển
trạng thái sống của một cá thể: từ trạng thái vật chất sang trạng thái siêu hình,
để rồi sau một thời gian lại chuyển từ trạng thái siêu hình sang trạng thái vật
chất. Chính do có quan niệm nhƣ vậy về cái chết nên ngƣời Gia rai không sợ

những ngƣời chết (những ngƣời chết bình thƣờng) và có cách ứng xử riêng
với ngƣời chết.
Chính vì tin rằng khi chết linh hồn của ngƣời chết sẽ sang sống ở thế giới
bên kia của tổ tiên nên ngƣời Gia rai có tục làm lễ bỏ mả để tiễn đƣa linh hồn
ngƣời chết ra đi hay để chuyển trạng thái sống cho ngƣời chết.
Trong khoảng thời gian từ khi chết đến khi làm lễ bỏ mả, ma chƣa đi
vĩnh viễn về thế giới của ngƣời chết mà vẫn sống với đời sống của ma-quanh
quẩn ở khu nghĩa địa và vẫn có nhu cầu ăn uống nhƣ ngƣời sống. Hằng ngày
ngƣời thân của ngƣời chết vẫn phải đem cơm nƣớc đến nhà mồ, quét dọn nhà
mồ. Thời gian này đƣợc gọi là thời kỳ giữ mả hay thời kỳ nuôi mả. Họ cho
rằng chỉ sau khi làm lễ bỏ mả thì ma (atâu) mới vĩnh viễn về với tổ tiên ở thế
giới bên kia, không quấy rầy ngƣời thân đang sống nữa.
Thế giới bên kia là làng ma (buôn atâu) là một nơi tối tăm xa xôi đâu đó ở

×