Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.28 KB, 30 trang )

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MƠN LỊCH SỬ
TRƯỜNG THPT SÔNG RAY
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ hiện nay thì
vai trị của nguồn nhân lực là vơ cùng quan trọng. Nó quyết định sự thành bại của
sự nghiệp đổi mới. Đảng và nhà nước ta xác định: “Giáo dục đào tạo có sứ mệnh
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan
trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển
giáo dục đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu,
đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển” (Nghị quyết đại hội XI). Mục
tiêu của giáo dục đào tạo NQTW4 khóa VII cũng đã chỉ rõ: “Đào tạo những con
người lao động tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề do
thực tiễn đặt ra, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, qua
đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là giáo dục nước ta cịn nhiều bất cập về nội dung,
chương trình dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức cho đến đánh giá
và quản lý giáo dục. Thực tiễn cho thấy phương pháp dạy học lịch sử của nhiều
giáo viên hiện nay nặng về hình thức truyền đạt nên chưa phát huy được tính tích
cực, tự giác, chủ động sáng tạo cho học sinh. Học sinh thì cịn học tập một cách thụ
động chưa chú ý rèn luyện năng lực tự học, tư duy sáng tạo, năng lực thực hành và
giải quyết vấn đề. Do đó đổi mới phương pháp dạy học cho học sinh theo hướng
bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh là rất quan trọng và cần thiết vì nhiệm vụ
của người giáo viên khơng chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp
cho học sinh phát triển khả năng tư duy, giúp học sinh tự giác, tích cực và chủ
động trong học tập.
Trong các môn học ở trường phổ thông, môn lịch sử có một vị trí rất quan
trọng. Thơng qua dạy học lịch sử giáo viên có thể giúp học sinh có được những


kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình
thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước,
truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng năng lực tư duy, sáng tạo, hành động,
thái độ ứng xử đúng đắn của học sinh trong xã hội. Trong chương trình lịch sử phổ
thơng, nội dung kiến thức lịch sử là một nội dung hay và khó đối với cả giáo viên
và học sinh. Đây là mảng kiến thức khó, phong phú, địi hỏi người dạy và người
học phải có tư duy sâu sắc, có sự kết hợp nhiều mảng kiến thức khác nhau. Tuy
nhiên, đây lại là một môn học hay, khai thác tốt khả năng phát triển và rèn luyện tư
1
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

duy sáng tạo cho học sinh thơng qua dạy học tích hợp liên mơn (sử-văn-Địa). Do
vậy, việc phát triển năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh bằng phương pháp dạy
học tích hợp liên môn ở môn lịch sử là rất cần thiết vì giúp học sinh lĩnh hội kiến
thức lịch sử nhẹ nhàng, sinh động và vững chắc.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Phát triển năng lực tư duy, sáng
tạo của học sinh bằng phương pháp dạy học tích hợp liên mơn ở mơn lịch sử
trường THPT Sơng Ray” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về tư duy
Theo từ điển tiếng Việt “Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức đi
sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như
biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lý” (tr.1437)Theo các tác giả Nguyễn
Quang Uẩn, Nguyễn Quang Lũy, Đinh Văn Vang “Tư duy là một quá trình tâm lý
phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có

tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà bước đó ta
chưa biết”. Theo một nghiên cứu về tư duy của X.L Rubinstein thì “Tư duy đó là
sự khơi phục trong ý nghĩa của chủ thể về khách thể với mức độ đầy đủ hơn, toàn
diện hơn so với các tư liệu cảm tính xuất hiện do tác động của khách thể” (dẫn theo
Đavưđov) (tr.25). Qua phân tích một số quan điểm về tư duy ta có thể hiểu sâu
thêm về khái niệm tư duy “Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách
quan một cách gián tiếp là khái quát, là sự phản ánh những thuộc tính chung và
bản chất tìm ra những mối liên hệ quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng
mà ta chưa từng biết” Trong học tập bộ môn lịch sử có các loại hình tư duy như:
Tư duy logic, tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, tư duy trừu tượng.
a. Các giai đoạn của quá trình tư duy
Các giai đoạn của một quá trình tư duy bao gồm:
Xác định vấn đề và biểu đạt nó thành nhiệm vụ tư duy. Nói cách khác là câu
hỏi tìm lời giải đáp.
Huy động các tri thức, vốn kinh nghiệm, liên tưởng hình thành giả thuyết về
cách giải quyết vấn đề, cách trả lời câu hỏi.
Xác minh giả thuyết trong thực tiễn nếu đúng thì tiếp bước sau, nếu sai thì
phủ định nó và hình thành giả thuyết mới.
Quyết định đánh giá kết quả, đưa ra sử dụng.
b. Đặc điểm của tư duy .Tư duy có những đặc điểm cơ bản sau
-Tính có vấn đề của tư duy.
- Tính gián tiếp của tư duy.
- Tính trừu tượng và khái quát của tư duy.
- Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.
2
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MƠN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SƠNG RAY


- Tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính.
Như vậy, để công tác giảng dạy được hiệu quả giáo viên phải coi trọng phát
triển tư duy cho học sinh. Nếu khơng có khả năng tư duy học sinh khơng học tập
và rèn luyện được. Muốn kích thích học sinh tư duy thì phải tạo cho các em các
“tình huống có vấn đề” và tổ chức cho học sinh độc lập, sáng tạo giải quyết các
nhiệm vụ đặt ra. Phát triển tư duy cho học sinh phải được tiến hành song song và
thông qua truyền thụ tri thức. Đồng thời phải gắn với việc trau dồi ngôn ngữ. Phát
triển tư duy phải gắn liền với việc rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và
trí nhớ cho học sinh. Vì thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy không thể diễn ra
được.
c. Các thao tác của tư duy
Xét về bản chất, tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí tuệ
để giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ đặt ra. Các thao tác tư duy là: + Phân tích tổng hợp + So sánh. + Trừu tượng hóa và khái quát hóa.
1.2. Khái niệm về sáng tạo
Theo định nghĩa trong từ điển: “ Sáng tạo là tìm ra cái mới cách giải quyết
vấn đề mới khơng bị gị bó và phụ thuộc vào cái đã có” (tr.130 ) Theo Bách Khoa
tồn thư: “Sáng tạo là hoạt động của con người trên cơ sở các quy luật khách quan
của thực tiễn, nhằm biến đổi thế giới tự nhiên, xã hội phù hợp với mục đích và nhu
cầu của con người, sáng tạo là hoạt động có tính đặc trưng khơng lặp lại, tính độc
đáo và duy nhất” . Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng “Sáng tạo là sự vận động
của tư duy từ những hiểu biết đã có đến những hiểu biết mới” cũng theo tác giả thì
“Người có óc sáng tạo là người có kinh nghiệm về phát triển và giải quyết vấn đề
( tr.17). Như vậy nói một cách ngắn gọn, sáng tạo có thể được coi là q trình tiến
tới cái mới, là năng lực tạo ra cái mới có giá trị.
a. Tư duy sáng tạo
Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về tư duy sáng tạo. Theo
tâm lý học: “Tư duy sáng tạo là tư duy vượt ra ngoài phạm vi giới hạn của hiện
thực, của vốn kinh nghiệm và tri thức đã có, giúp quá trình giải quyết nhiệm vụ
của tư duy được linh hoạt hiệu quả”. Đối với học sinh có thể nói đến tư duy sáng

tạo khi học sinh tự khám phá, tự tìm tịi về một địa danh lịch sử mà học sinh đó
chưa biết đến.
b. Một số thành tố đặc trưng của tư duy sáng tạo
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học về cấu trúc của tư
duy sáng tạo đã đưa ra năm thành tố cơ bản: Tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn,
tính độc đáo, tính nhạy cảm vấn đề, tính hồn thiện. Tính mềm dẻo Đó là năng lực
3
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

dễ dàng làm thay đổi các trật tự của hệ thống tri thức, có khả năng bao quát sự vật
hiện tượng theo nhiều khía cạch khác nhau, có thể định nghĩa lại sự vật hiện tượng,
xây dựng phương pháp tư duy mới, tạo ra sự vật mới trong các mối quan hệ
mới.Tính nhuần nhuyễn: Tính nhuần nhuyễn của tư duy thể hiện năng lực tạo ra
một cách nhanh chóng sự kết hợp các yếu tố riêng lẻ của tình huống, hồn cảnh
đưa ra giả thuyết mới và ý tưởng mới. Tính độc đáo: Tính độc đáo là khả năng tìm
và quyết định phương thức mới. Tính hồn thiện: Tính hồn thiện là khả năng lập
kế hoạch, phối hợp các ý nghĩ và hành động, phát triển ý tưởng, kiểm tra và chứng
minh ý tưởng.
Để phát triển năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh bằng phương pháp dạy
học tích hợp liên mơn ở môn lịch sử ta cần chú ý đến một số yêu cầu sau:
- Sử dụng kiến thức liên môn phải đáp ứng được mục tiêu môn học.
- Sử dụng kiến thức liên môn phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ
bản của bài học.
- Sử dụng kiến thức liên mơn phải góp phần phát triển năng lực tư duy, sáng
tạo cho học sinh.
- Sử dụng kiến thức liên mơn phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh.

- Sử dụng kiến thức liên môn giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo và tùy thuộc.
vào bài học.
2. Cơ sở thực tiễn
Trường THPT Sông Ray là một trong những trường thuộc địa bàn vùng sâu
của Tỉnh Đồng Nai. Chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 của trường chưa đồng đều,
điều kiện nhà trường cịn nhiều khó khăn. Giáo viên trong tổ phần đơng cịn trẻ,
kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, nên còn chậm trong việc bắt kịp với xu thế đổi
mới phương pháp dạy học. Điều kiện kinh tế và mức sống của nhân dân trong khu
vực cịn khó khăn nên sự quan tâm đến việc học của con em còn hạn chế.
Thực tế hiện nay, thái độ học tập của học sinh đối với môn lịch sử vẫn cịn
mang tính thụ động, dập khn máy móc và đối phó nên các em khơng dành thời
gian học sử như các mơn học khác. Bên cạnh đó, số học sinh thi vào khối C rất ít
và đa số học sinh khơng thích học lịch sử vì kiến thức lịch sử có nhiều sự kiện nên
khó nhớ, khó học, khơ khan. Phương pháp giảng dạy của nhiều giáo viên còn theo
phương pháp truyền đạt, nặng về nhồi nhét kiến thức do số tiết học trên lớp ít, khối
lượng kiến thức truyền đạt nhiều và phải dạy theo đúng tiết phân phối của chương
trình nên việc mở rộng kiến thức, khai thác kiến thức liên môn để phát huy năng
lực tư duy, sáng tạo và gây hứng thú học tập cho học sinh ở môn lịch sử chưa được
thực hiện rộng rãi.
4
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

Từ thực tế ở trên tơi đã áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn
(Sử-Văn-Địa) ở trường THPT Sông Ray nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo
cho học sinh. Kết quả 100% giáo viên trong tổ rất quan tâm đến phương pháp sử
dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy, 88% học sinh thích học mơn sử với

phương pháp sử dụng kiến thức liên môn.
Như vậy, với kết quả ở trên đã chứng tỏ phương pháp sử dụng kiến thức liên
môn trong giảng dạy lịch sử nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh
là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trường
THPT.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG
TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP
LIÊN MƠN Ở MƠN LỊCH SỬ
A .TÍCH HỢP TÀI LIỆU VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
1. Vị trí, ý nghĩa của tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
Đặc trưng của bộ môn lịch sử là nghiên cứu, nhận thức hiện thực lịch sử qua
những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra và khơng lặp lại, nếu có lặp lại cũng khơng
hồn tồn như cũ. Như vậy, xét trên phương diện những nguyên tắc của phương
pháp luận sử học, lịch sử được “lặp lại trên cơ sở khơng lặp lại”. Chính vì vậy,
trong học tập lịch sử, do học sinh không thể trực tiếp quan sát, tri giác các sự kiện,
hiện tượng đã xảy ra nên việc lĩnh hội tri thức gặp nhiều khó khăn, nhất là với
những tri thức lịch sử cách xa với đời sống hiện nay(“Chế độ chiếm hữu nô
lệ”,”Chế độ chun chế”,v.v...).Vì lẽ đó, việc hình thành tri thức lịch sử cho học
sinh cần chú ý phương pháp thông tin- tái hiện nhằm khôi phục bức tranh lịch sử
một cách sâu sắc.
Để tạo ra những biểu tượng lịch sử sinh động, chân xác, trong dạy học lịch
sử cần sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau trong đó tài liệu văn học (TLVH) là
một trong những nguồn tài liệu phong phú, có nhiều lợi thế.
Với chức năng phản ánh cuộc sống, TLVH đã góp phần dựng lại bức tranh
quá khứ lịch sử, trình bày các đặc trưng của các hiện tượng kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, những quy luật của đời sống ở từng thời đại một cách sinh động, hấp
dẫn bằng ngơn ngữ và hình tượng nghệ thuật.
Giữa văn học và sử học có mối quan hệ khăng khít. Khoa học lịch sử dựa
vào những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử có thật trong một giai đoạn nhất
định để khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách chân xác, khách quan, còn văn

học dựa trên chất liệu cuộc sống để xây dựng hình tượng, cốt truyện, mỗi tác phẩm
văn học đều mang trong mình dấu ấn của thời đại.
5
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh tránh
được tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử , phân biệt rõ nhân vật lịch sử .
Ngoài ra, việc sử dụng TLVH còn giúp học sinh củng cố và phát triển kiến
thức lịch sử, phát huy tính tích cực, năng động của học sinh và gây hứng thú học
tập. Do đó, chất lượng dạy học lịch sử được nâng lên.
a.. Ý nghĩa giáo dưỡng
Trong các nguồn tài liệu tham khảo, TLVH có khả năng to lớn trong việc
tạo biểu tượng cho học sinh bởi lẽ bản thân các tác phẩm văn học đã chứa đựng
những sự kiện lịch sử, cung cấp những tri thức có giá trị về mọi mặt của đời sống
xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đánh giá rất cao khả năng của
văn học trong việc cung cấp những kiến thức như thế. Ăngghen khi đánh giá về tác
phẩm “Tấn trò đời” của Bandắc đã viết: “Bandắc...trong “Tấn trị đời” của mình đã
trình bày cho chúng ta một câu chuyện hiện thực tuyệt diệu nhất của xã hội Pháp
khi ông mô tả lại dưới hình thức một loại biên niên ký, theo sát từng năm một từ
1816 đến 1848 áp lực ngày càng tăng của giai cấp tư sản đang lên đối với xã hội
quý tộc. Xung quanh bức tranh trung tâm này, Bandắc đã tập trung tất cả lịch sử
của xã hội Pháp, ở đây tôi biết được ngay cả theo ý nghĩa kinh tế học nhiều chi tiết
(chẳng hạn về sự phân phối lại động sản và bất động sản sau cuộc cách mạng) hơn
ở các quyển sách của tất cả những nhà chuyên môn - các sử gia, các nhà kinh tế
học, các nhà thống kê của thời kì này gộp lại”.(1)
Đối tượng của văn học cũng như sử học là tồn bộ thế giới nhưng văn học

khơng miêu tả, tái hiện những con người cụ thể, cá biệt có thật trong đời sống như
lịch sử mà xuất phát từ những mẫu hình có thật để dựng nên những hình tượng văn
học giàu tính nghệ thuật khiến học sinh dễ hình dung kiến thức và nhớ lâu. TLVH
được sử dụng sẽ làm cho sự kiện trở nên cụ thể, sinh động.
Những hình ảnh văn học sinh động đó chính là cơ sở để tạo biểu tượng lịch
sử. Hiệu quả của việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó sử dụng TLVH có lợi thế đặc biệt. Trong dạy học lịch sử, việc miêu tả,
tường thuật, giải thích, so sánh, nêu đặc điểm nhân vật lịch sử v.v.rất được coi
trọng. TLVH có cơ sở để giúp giáo viên lịch sử thực hiện điều đó. Chẳng hạn miêu
tả cảnh phá ngục Bãti, ta không thể không sử dụng bài thơ”14 tháng 7” của nhà thơ
Tố Hữu, tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa ta có thể sử
dụng tài liệu của Hồ Minh trong tác phẩm” Bản án chế độ thực dân Pháp”, dựng lại
chân dung của các nhân vật lịch sử thời cận đại thế giới như Napôlêông Bônapac,
Bixmác, Chie .không thể thiếu tài liệu miêu tả của các tác giả kinh điển tiêu biểu
như Mác trong “Ngày 18 tháng Sương mù của Napôlêông Bônapac” .
6
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

Trong lịch sử dân tộc, nhiều tác phẩm nổi tiếng mà ở đó những kiến thức
lịch sử có giá trị văn học đã kết chặt trong nội dung, bố cục và phương pháp thể
hiện khiến cho nó trở thành những tác phẩm “văn sử bất phân”. Có thể dẫn ra áng
thơ thần của Lý Thường kiệt-“Nam quốc sơn hà” như một bản tuyên ngôn bất hủ
về độc lập, chủ quyền giang sơn gấm vóc và ý chí của một dân tộc quyết bảo vệ
cho được nền độc lập từng phải đấu tranh suốt ngàn năm Bắc thuộc thảm khốc và
đau thương. “Hịch Tướng Sĩ” của Trần Quốc Tuấn đâu chỉ thức tỉnh ba quân đang
ham thích những vui thú thời bình mà cịn đúc kết những kinh nghiệm của cha ông

trong lịch sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền của một quốc gia dân tộc thống nhất.
“Cáo bình Ngơ” của Nguyễn Trãi vang vọng mn đời cũng chính bởi những
chiến cơng vang dội của cuộc kháng chiến chống quân Minh, đã gắn kết với truyền
thống ngàn năm văn hiến của quốc gia Đại Việt. Cũng từ đó những bài học lịch sử
được rút ra như” dùng đoản chế trường, lấy yếu đánh mạnh”, “dùng qn mai
phục, lấy ít địch
“ Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để răng đen
Đánh cho nó chích ln bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hồn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Tiếp nối truyền thống quật cường đó, phong trào đấu tranh cách mạng của
nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ 1930-1945 được phản ánh
trong nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng với nhiều thể loại phong phú: hồi kí cách
mạng (Những chặng đường lịch sử của Võ Nguyên Giáp, Chặng đường nóng bỏng
của Hồng Quốc Việt, Từ núi rừng Batơ của Phạm Kiệt. ), thơ với các tác giả nổi
tiếng như: Tố Hữu, Sóng Hồng, Hồ Chí Minh, văn học truyền miệng, báo chí v.v...
Đặc biệt bản “ Tun ngơn độc lập ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem như là
một kiệt tác mẫu mực về ý nghĩa lịch sử, giá trị nghệ thuật và phương pháp tư duy
triết học sâu sắc.
Rõ ràng, mỗi tác phẩm văn học đều mang dấu ấn sâu sắc của thời đại, phản
ánh bức tranh đời sống xã hội dưới lăng kính nghệ thuật nên đây chính là một
nguồn tư liệu quan trọng trong dạy học tích hợp liên mơn.
b.. Ý nghĩa giáo dục
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục lịch sử đang đặt ra những yêu cầu
cấp thiết. Nền kinh tế thị trường với những mặt tích cực ngày càng được khẳng
định trong q trình đổi mới tồn diện đất nước song mặt trái của cơ chế thị trường
đã làm thay đổi bậc giá trị của các môn học. Học sinh đua nhau vào học những
ngành có thể kiếm được nhiều tiền sau này, do vậy lịch sử là môn học ít được quan
7

Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

tâm đúng mức. Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay, những yếu tố hiện đại,
những giá trị tiến bộ đích thực cần được khai thác để làm phong phú đời sống vật
chất tinh thần của nhân dân ta, xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại.
TLVH với sự phản ánh thực qua cách nhìn, thái độ quan điểm của tác giả đối
với hiện tượng được miêu tả nên có tác động mạnh mẽ vào tâm hồn người đọc.
Người đọc sẽ hình thành tình cảm tích cực hay tiêu cực qua tác động của các tác
phẩm văn học.
Học sinh không chỉ được giáo dục về tư tưởng, đạo đức khi tiếp xúc với văn
học mà những hình tượng văn học điển hình cịn tạo hứng thú học tập lịch sử cho
các em, các hình tượng này chính là “chất nhụy kết tinh từ cuộc sống”, là nguyên
mẫu cuộc sống đã được nhà văn chọn lọc, tô đậm những nét điển hình, gia tăng
những chi tiết cần thiết, tái tạo lại thành một chỉnh thể thẩm mĩ, tác động sâu sắc
vào trí tuệ, gợi sự liên tưởng trong tâm trí người đọc. Do vậy, việc sử dụng TLVH
góp phần làm cho trái tim các em thực sự rung động, say mê, hứng thú học tập lịch
sử.
c.. Ý nghĩa phát triển
Học lịch sử nhằm “ôn cố tri tân” để khai thức những giá trị tốt đẹp của truyền
thống dân tộc, đem những kinh nghiệm, những bài học lịch sử của cha ông vận
dụng vào việc thực hiện những nhiệm vụ trong hiện tại và hướng tới tương lai, có
như vậy mới thực hiện “học đi đơi với hành, lí luận đi đơi với thực tiễn, nhà
trường gắn liền với xã hội”.
Việc sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử cũng là nhằm làm cho các
kiến thức lịch sử ấy dễ tiếp nhận đối với học sinh, các em dường như được tham

dự, chứng kiến lịch sử quá khứ. Đây là việc phát huy trí tưởng tượng tái tạo cho
học sinh, rất cần cho việc học tập lịch sử bởi nếu khơng hình dung q khứ khách
quan thì khơng thể hiểu bản chất lịch sử, dễ rơi vào tình trạng “hiện đại hóa” lịch
sử. Do đó việc sử dụng TLVH trong bài giảng của giáo viên là một việc làm thiết
thực, một yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ
thông hiện nay.
2 . Phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
a. Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
Việc sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử giúp học sinh nắm kiến thức lịch
sử sâu sắc, toàn diện hơn, đặc biệt các em có sự liên hệ, tích hợp kiến thức giữa
các mơn học, tránh được tình trạng rời rạc, tản mạn trong kiến thức của học sinh,
tính hệ thống của các tri thức đó sẽ giúp học sinh hiểu sự kiện, có khả năng phân
tích sự kiện, tìm ra bản chất, qui luật phát triển của lịch sử. Tuy nhiên không phải
8
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

cứ đưa TLVH vào bài giảng lịch sử là giáo viên đã đạt hiệu quả dạy học như trên
mà việc sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử phải tuân thủ theo những nguyên tắc
dạy học nói chung và yêu cầu cụ thể sau đây.
TLVH phải phù hợp với nội dung bài giảng và trình độ nhận thức của học
sinh.
TLVH phải đảm bảo tính tiêu biểu, điển hình.
Lựa chọn các biện pháp thích hợp để sử dụng TLVH.
TLVH sử dụng trong sự kết hợp giữa các phương pháp, các loại tài liệu khác
nhau.
TLVH đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng.

b. Một số phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
* Kể chuyện lịch sử
Những mẩu chuyện lịch sử luôn cuốn hút học sinh, với ngữ điệu và các thao
tác sư phạm phù hợp, giáo viên khi kể một câu chuyện lịch sử không những khiến
học sinh dễ nhớ và nhớ lâu sự kiện mà tâm hồn, trái tim các em cũng sẽ thực sự
rung cảm.
Ví dụ, dạy bài “Phong trào cách mạng 1930-1931 và cuộc đấu tranh phục hồi
lực lượng cách mạng”, ta có thể sử dụng hồi kí của Nguyễn Duy Trinh để kể
chuyện về cuộc đấu tranh của các chiến sĩ ở trong tù thời kì 1932-1935.
Tại nhà lao Vinh, đồng chí Nguyễn Duy Trinh cùng những chiến sĩ cộng sản
nơi đây đã cho ra một tờ báo rất đặc biệt làm công cụ tuyên truyền và tranh đấu.
Đó là tờ báo hàng ngày, khơng cần in ấn mà là một tờ báo miệng, đồng chí
Nguyễn Duy Trinh kể lại “hàng ngày, vào đúng giờ bọn gác ngục nghỉ trưa, chúng
tôi cử từng người leo lên ơ cửa ơ vng phịng giam, đọc những bài mình được
phân cơng chuẩn bị nói...Tờ báo miệng, hay nói đúng đắn hơn, đài phát thanh của
chúng tôi được anh em trong lao hết sức hoan nghênh. Ngày nào cũng phát thanh
rất nhiều mục, thơ có, văn có, anh chị em nghe khơng chán, lại nói rất sát với hồn
cảnh nhà lao, người nghe càng thú và người nọ truyền người kia” . Nhờ sự đấu
tranh kiên trì, bất khuất của những con người yêu nước đó mà sức sống của Đảng
không bị tiêu diệt”.
*Xây dựng các bài miêu tả, tường thuật
Nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 như “Bước
đường cùng” (Nguyễn Công Hoan), “Số đỏ”(Vũ Trọng Phụng), “Tắt đèn” (Ngô
Tất Tố) đã vạch trần bộ mặt của bọn thực dân, phong kiến và phản ánh đời sống
tối tăm, cực khổ của nhân dân ta, nhất là nơng dân. Các hồi kí cáh mạng như
“Những năm tháng không thể nào quên” (Võ Nguyên Giáp), “Những chặng đường
nóng bỏng” (Hồng Quốc Việt), “Đại thắng mùa xn”.
9
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà



PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

Dạy bài, Phong trào cách mạng 1930-1931, khí thế đấu tranh sơi sục ở
Nghệ Tĩnh được cụ thể hóa qua tài liệu văn thơ Xơ viết Nghệ Tĩnh
“Trên gió cả cờ đào phất thẳng
Dưới đất bằng giấy trắng tung ra
Giữa thành một trận xông pha
Bên kia đạn sắt bên ta gan vàng
Hơi nghĩa khí dồn vang bốn mặt
Dải đồng tâm thắt chặt muôn người
Lợi quyền ta cố ta địi
Dần xương đế quốc, xẻo mơi quan trường”.
Chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” và đạo luật 10/59 của chính quyền Mĩ
Diệm được sinh động hóa trong bài “Lá thư Bến tre” của nhà thơ Tố Hữu:
“Biết không anh, Giồng Keo, Giồng Trôm
Thảm lắm anh à lũ ác ôn
Giết cả trăm người trong một sáng
Máu tươi lênh láng đỏ đường thơn.
Anh biết khơng, Long Mĩ, Hiệp Hưng
Nó giết thanh niên ác quá chừng
Hăm sáu đầu trai bêu cọc sắt
Ba hơm mắt vẫn mở trừng trừng
Có những ơng già nó khảo tra
Khơng khai, nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh khơng chịu nhục
Lấy vồ nó đập vọt thai ra.”
Giảng bài Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, miêu tả cảnh quần
chúng cách mạng Pari tấn cơng phá ngục Baxti, ta có thể sử dụng đoạn trích sau

đây trong bài thơ “Ngày 14/7” của nhà thơ Tố Hữu:
"Và lớn, và bé, đàn ông, đàn bà
Tất cả chiếm, mỗi người đơi khí giới
Anh hàng thịt vung con dao sáng chói
Người lính già quắc thước múa chi gươm
Anh hàng giầy quần áo rách bươm
Anh thợ dệt nằm sau cửa xưởng
Cũng đứng dậy uy nghi như võ tướng
Cầm thanh gươm, khẩu súng nhảy ra ngoài
Và thằng con bé bỏng cũng giương oai
Phồng má thổi kèn vang sau gót bố”
Ví dụ khác, khi giảng bài: “Cơng xã Pari”, trình bày Sự thành lập cơng xã ta
có thể bám theo mạch logic sau:
Sự tồn tại của đế chế 2 (1852-1870) khiến cho mâu thuẫn của quần chúng
nhân dân Pháp với giai cấp tư sản ăn bám thối nát ngày càng gay gắt" Đế chế 2
là một chỗ hội hè lớn của làng bịp bợm khắp thiên hạ, bọn lừa đảo thuộc tất cả
10
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MƠN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SƠNG RAY

các nước đổ xơ đến theo tiếng gọi của nó để tham gia vào các cuộc yến tiệc cuồng
loạn và cướp bóc nhân dân Pháp”(1. Napơlêơng III muốn đẩy mâu thuẫn ra bên
ngồi bằng cách phát động cuộc chiến tranh với Phổ.
Khơng khí kích động chiến tranh "tinh thần dân tộc"bao trùm lên nước Pháp.
Nhưng quyền lơi sẽ thuồc về ai và đau thương mất mát ai là người phải gánh
chiu? Hãy nghe tâm sự của Hoàng hậu nước Pháp- con người nổi tiếng về phản
trắc và điêu ngoa sẽ rõ: "Tôi thương mỗi người lính như con trai tơi đẻ ra...

nhưng tơi thích chiến tranh bởi vì sự thể đã như thế này chiến tranh là tốt"
Cuộc chiến tranh bùng nổ, Pháp hết sức chủ quan, lời tuyên bố ngạo mạn
của người chỉ huy quân đội là "đã chuẩn bị đến chiếc cúc cuối cùng trên chiếc gệt
của người lính cuối cùng" đã đưa quan đội Pháp lâm vào thảm họa, thất bại nhục
nhã ở chân thành Xơđăng, 10 vạn quân cùng Napôlêông III bị bắt sống.Liền sau
đó, ngày 4/9/1870 quần chúng Pari đã khởi nghĩa lật đổ đế chế,chính quyền lọt vào
tay giai cấp tư sản. Nước Đức đã tấn công nước Pháp, tấn công Pari chứ không
phải "chỉ đánh Napôlêông" như chúng từng rêu rao trước đó để loè bịp. Do áp lực
của quần chúng Chính phủ vệ quốc phải lập 200 tiểu đoàn mới để chống lại quân
xâm lược Đức. Vậy, nhưng những kẻ nắm quyền chẳng hề mảy may quan tâm đến
kháng chiến, chỉ lo ăn chơi xa đọa, sẵn sàng bán lợi ích của dân tộc mình vì quyền
lợi ích kỉ cá nhân:
"Mặc đứa ngu nào yêu nước, cứ yêu đi,
Dưới đạn quân thù tha hồ chết,
Còn tớ đây sốt tỏi tớ đánh tì tì,
Các ngài ơi đổi Pari lấy bít tết"
Cả một đám vơ lại tập hợp nhau lại thành một Quốc hội mới (2/1871) để toan
lo việc đầu hàng Đức, hãy xem những gương mặt tiêu biểu của chính phủ mới này;
Chie - kẻ đứng đầu chính phủ: Mác gọi hắn là "con quỷ lùn quái dị" khét
tiếng trong các vụ đàn áp đẫm máu phong trào công nhân từ những năm 30 của thế
kỉ XIX: "Chie, con người bé nhỏ quái dị đó đã làm cho giai cáp tư sản Pháp say
mê từ non nửa thế kỉ nay. Bởi vì hắn đại diện cho cái tư tưởng hồn mĩ nhất chính
ngay sự hư bại giai cấp của bọn tư sản đó... với cánh tay bé nhỏ của một thằng
lùn hắn ta thường thích giơ lên trước Châu Au thanh gươm của Napôlêông đệ
nhất”(2))
Bên cạnh Chie là Tơrôsuy lịch sử xác minh là kẻ thù truyền kiếp của dân
nghèo khó, là một kẻ bảo thủ tới đường gân thớ thịt, một kẻ ham danh vọng đến
điên cuồng, cục cằn, thơ lỗ và cơ độc. Số cịn lại đều nổi tiếng vì thành tích bất
hảo: Phavơrơ lành nghề trong việc làm các giấy tờ giả mạo, Giuynximông hám


11
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

danh vọng như hám vàng, Giuypheri kẻ bất tài vô lại hay Clêmăngtônua, Vinoa
coi mạng người như sâu bọ.v..v...
Khi mà “Chính phủ vệ quốc” đã lộ rõ ngun hình là “Chính phủ phản
quốc” thì nhân dân đã lập tức bầu ra ủy ban trung ương vệ quốc quân - một chính
phủ cách mạng đối lập với chính phủ Véc sai.
Khi thấy lực lượng Quốc dân qn triển khai kế hoạch phịng thủ Paris, chính
phủ Véc sai đã làm cái việc tày đình mà chính qn Đức khơng hề dám đó là mưu
toan cướp vũ khí của Quốcdân qn trên đồi Mơngmác. Sau khi tường thuật trận
cướp vú khí ở đồi Mơng mác ngày 18/3/1871, ta cho học sinh thấy được sự bùng
nổ của cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Ngày 28/3/1871
công xã Paris ra đời trong niềm vui bất tận của quần chúng cách mạng nước Pháp.
Mục "Công xã Paris thất bại, ý nghĩa Lịch sử của công xã có thể thực hiện
trình tự như sau:
Trình bày cuộc tấn công Paris của quân đội Véc sai dẫn tới "tuần lễ đẫm
máu" (từ 21-28/5/1871) ta giới thiệu bức tranh "cuộc tàn sát đẫm máu của quân
đội Véc sai" và sau đó nêu lên một vài tấm gương chiến đấu hy sinh anh dũng, tiêu
biểu cho khí phách hiên ngang bất tử của công xã Paris "xông lên đoạt trời" đó là
cơ giáo Luidơ Misen đã thét lên trước tịa án quân thù: "Nếu các người để tôi sống
tôi sẽ không ngớt kêu gọi báo thù"-" Nếu không phải là những kẻ hèn nhát xin các
người hãy giết tôi đi"(1.
Đặc biệt nhà thơ cách mạng Ơgien Pôchie trong những ngày Paris đẫm máu
bài thơ Quốc tế của ông đã ra đời sau này được Pie đơ Gâytơ phổ nhạc (1888) trở
thành bản quốc tế ca hồnh tráng của vơ sản thế giới :

"Vùng lên, hỡi các nô lệ của thế gian
Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn"
Những sai lầm của công xã Pari thật đáng tiếc đã dẫn tới sự thất bại đau
lịng. Cơng xã Paris thất bại từ chính lịng nhân đạo của họ như Mác đã chỉ ra và
ngày ấy Ơgien Pơchie cũng từng nhìn thấy:
"Người khơng chiếm ngân hàng, ôi lầm lỗi,
Lẽ ra, Người phải đổi thay thế giới,
Người biết không muốn kẻ địch đầu hàng,
Phải tước vũ khí của quân địch”(2)
Sự ấu trĩ trong nhận thức cảu vô sản Paris biểu hiện qua bức tranh chiến sĩ
công xã khiến họ không phân biệt âm mưu chia rẽ của kẻ thù, hiểu lầm người bạn
đồng minh đáng tin cậy của mình là giai cấp nơng nhân, khi dã hiểu ra tìm cách
liên hệ thì đã muộn. Những chú chim bồ câu đưa thư vốn yêu hòa bình nay hoảng
sợ tan tác vì súng đạn, những quả khinh khí cầu liên lạc hầu hết bị bắn rơi khi
chưa ra khỏi ngoại ơ Paris. Những sai lầm đó đã để lại bài học quý báu cho giai
12
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MƠN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SƠNG RAY

cấp vơ sản sau này Lênin đã chỉ rõ "Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính
quyền càng khó hơn" Đảng ta cũng nhấn mạnh "Chính quyền cách mạng khơng
trấn áp kẻ thù là tự sát" vấn đề liên minh công nông, vấn đề lãnh đạo của đảng tiên
phong... đều được nhắc nhở bằng máu xương của các chiến sĩ công xã.
Công xã thất bại nhưng hình ảnh của một nhà nước kiểu mới sẽ
trường tồn. Ngay sau khi thất bại Ăng ghen đã từng cảnh báo các chính khách tư
sản “Này các ngài, nếu các ngài muốn biết chun chính vơ sản là gì? Xin hãy
nhìn vào cơng xã Pari chun chính vơ sản là thế đấy”(1. Đúng như lời kết luận

của Lênin “Cơng cuộc của cơng xã Paris khơng chết nó cịn sống đến ngày nay
trong mỗi chúng ta, sự nghiệp của công xã là sự nghiệp của cách mạng xã hội, sự
nghiệp giải phóng hồn tồn về chính trị, kinh tế của người lao động, sựu nghiệp
giai cấp vơ sản tồn thế giới. Vì thế sự nghiệp đó là bất diệt”
* Dùng tài liệu văn học để khắc sâu kiến thức lịch sử
Giáo viên khi dạy học lịch sử nếu biết khắc sâu những kiến thức cơ bản
bằng các phương pháp phù hợp sẽ giúp học sinh hiểu bài sâu sắc, trên cơ sở đó
trình độ nhận thức của các em sẽ được nâng lên ở mức khái quát lí luận, việc khắc
sâu kiến thức cũng là một yếu tố quan trọng để giáo dục tư tưởng chính trị, hình
thành thế giới quan khoa học và phát triển năng lực tư duy của hoc sinh.
Khi dạy bài “Cuộc vận động dân chủ 1936-1939”, giáo viên khái quát hóa
bức tranh đấu tranh trong thời kì dân chủ 1936-1939- thời kì đấu tranh cơng khai
hợp pháp xen lẫn đấu tranh bí mật, bất hợp pháp, đấu tranh ở cả nông thôn và
thành thị:
“Chống phát xít cường quyền hiếu chiến
Khắp năm châu, trận tuyến bình dân
Trùng trùng cách mạng ra quân
Phất cao cờ đỏ cơng nhân dẫn đầu
Cịi máy gọi bến tàu hầm mỏ
Hịn Gai kêu Đất Đỏ đấu tranh
Áo nâu liền với áo xanh
Nơng thơn cùng với thị thành đứng lên
Địi cơm áo, địi quyền dân chủ
Đường càng đi đội ngũ càng đơng
Suối ngàn đã chảy thành sơng
Đố ai tát cạn được dịng nước xuôi”. (Tr 111)
Tài liệu văn học trong nhiều trường hợp là nguồn cung cấp sử liệu đáng tin
cậy khắc họa một sự kiện hay khái quát mộtthời kì lịch sử.Chẳng hạn, giảng bài
“Đảng cộng sản Việt Nam ra đời”, khi trình bày ý nghĩa sự ra đời của Đảng, giáo
viên cần phân tích tình hình xã hội Việt Nam trước khi có Đảng và dẫn câu nói của

Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Khi chưa có Đảng tình hình đen tối như khơng có đường
13
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

ra” đặc biệt cố nhà thơ Chế Lan Viên đã khái quát sâu sắc thời kì khủng hoảng về
đường lối lãnh đạo cách mạng trước khi có Đảng:
“Ơng cha xưa đấm nát tay trước cửa cuộc đời Cửa vẫn đóng và đời im ỉm
khóa
Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời
Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ
Văn Chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi...” (2).
Trong hồn cảnh đó, đầu năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Sự
kiện ra đời của Đảng là một bước ngoặt lịch sử, chấm dứt thời kì khủng hoảng kéo
dài về đường lối lãnh đạo cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố đầu tiên
quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam:
“Lần đêm bước đến khi hửng sáng
Mặt trời kia cờ Đảng dâng cao
Đảng ta con của phong trào
Mẹ nghèo mang nặng khổ đau khôn cầm
Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ
Khơng q hương, sương gió tơi bời”(1)
* Tài liệu văn học kết hợp với tài liệu khác
TLVH chỉ là một trong nhiều nguồn tài liệu sử dụng trong dạy học lịch sử
( DHLS). Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả DHLS, cần phải kết hợp TLVH với
nhiều loại tài liệu khác một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn. TLVH có thể kết hợp
với một số tài liệu sau:

Thứ nhất, TLVH kết hợp với tài liệu của Hồ Chí Minh.
Tài liệu Hồ Chí Minh là nguồn tài liệu rất phong phú, góp phần làm sáng tỏ
nhiều vấn đề lịch sử. Tài liệu Hồ Chí Minh kết hợp với TLVH sẽ làm cho bài học
sinh động, cụ thể, học sinh nắm kiến thức một cách sâu sắc. Văn kiện Đảng là
nguồn tư liệu đáng tin cậy trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, góp phần nhận
thức đầy đủ, đúng đắn về quan diểm, đường lối cách mạng của Đảng, về sự phát
triển của lịch sử dân tộc qua mỗi thời kì đấu tranh cách mạng. Sử dụng TLVH kết
hợp với văn kiện Đảng sẽ làm cho học sinh hứng thú học tập, củng cố, khắc sâu
kiến thức lịch sử.
Ví dụ, Khi dạy bài “Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước”, giáo
viên sử dụng tài liệu văn học kết hợp với tại liệu của Hồ Chí minh và Văn kiện
Đảng như sau. Trình bày thời cơ cách mạng chín muồi và Lệnh tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trong tồn quốc, giáo viên dẫn chứng các tài liệu: “Chính phủ
phát xít Nhật hồng đã vơ điều kiện đầu hàng Đồng minh. Thế là kết thúc chiến
tranh, Á châu sẽ lại thái bình từ nay. Hỡi dân Nam Việt ta đây, trong tình hình ấy
làm ngay việc cần. Việt Minh hiệu triệu tồn dân, lập ngay chính phủ nhân dân
của mình” .
14
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

Để làm sáng rõ thời cơ “ngàn năm có một”, giáo viên hướng dẫn học sinh
đọc “Bản quân lệnh số 1” của Ủy ban khởi nghĩa, đặc biệt nhấn mạnh đoạn: “Giờ
Tổng khởi nghĩa đã đánh!
Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô
cùng thận trọng!”.
Giọng đọc trang trọng, dõng dạc, dứt khoát thể hiện sự quyết tâm hành động

khi thời cơ cách mạng đến. Tiếp đó, một học sinh đọc thư của Hồ Chí Minh kêu
gọi tồn dân vùng đậy khởi nghĩa giành chính quyền:
“Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy
đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta...Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt
Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!” (2).
Thứ hai, kết hợp với tài liệu trực quan trong dạy học lịch sử.
Việc sử dụng TLVH kết hợp với tài liệu trực quan giúp cho học sinh củng
cố khắc sâu kiến thức, hiểu bản chất sự kiện lịch sử. Ví dụ khi dạy nội dung “Mặt
trận Việt Minh ra đời và lãnh đạo đấu tranh”, giáo viên cho học sinh quan sát bức
ảnh “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” và hướng dẫn các em tìm hiểu
hồn cảnh ra đời cũng như vì sao lại có tên “Đội Việt Nam tun truyền giải
phóng qn” qua đoạn trích:
“Bây giờ thời kì cách mạng phát triển hịa bình đã qua, nhưng thời kì khởi
nghĩa toàn dân chưa tới! Nếu bây giờ vẫn chỉ hoạt động bằng hình thức chính trị
thì khơng đủ để đẩy mạnh phong trào đi tới. Nhưng phát động phong trào vũ trang
khởi nghĩa ngay thì quân địch sẽ tập trung đối phó. Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ
hình thức chính trị tiến lên hình thức qn sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp
thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên”.
Sau khi phân tích tình hình lúc bấy giờ, giáo viên nhấn mạnh: “Theo chỉ thị
của Hồ Chí Minh, đội Việt Nam tun truyền giải phóng qn” đã ra đời. Hơm đó
là ngày 22-12-1944, lúc 5 giờ chiều, “lễ thành lập được cử hành trong một khu
rừng nằm giữa tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám. Đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân đã ra đời dưới sự che chở của anh linh hai đấng anh hùng
dân tộc”. Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh 34 chiến sĩ dưới sự chỉ huy của
Võ Nguyên Giáp đang trang nghiêm đọc 10 lời thề danh dự dưới lá cờ Tổ quốc
thiêng liêng và gợi ý về lực lượng vũ trang cách mạng của ta trong buổi đầu thành
lập?
+ Về lực lượng cách mạng: còn non mỏng, thiếu thốn (quần áo nhiều kiểu
khác nhau, vũ khí thơ sơ).
+ Về ý chí: đầy quyết tâm tin tưởng (nét mặt trang nghiêm)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp hồi tưởng lại những giờ phút thiêng liêng đó:
“Chúng tơi qn đi chúng tôi là ba mươi tư con người với những súng ống thô sơ
15
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

mà thấy đây là cả một đồn qn gang thép, rắn chắc, khơng sức mạnh nào khuất
phục nổi, sẵn sàng quật nát kẻ thù.”, và khẳng định: “Tuy lúc đầu qui mơ của nó
cịn nhỏ nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang”.
Khi dạy mục “Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới Tổng khởi nghĩa
tháng Tám 1945”. Giáo viên sử dụng bản đồ “Khu giải phóng Việt Bắc”
Giáo viên đặt câu hỏi tình huống: “Vì sao Hồ Chí Minh quyết định thành
lập khu giải phóng Việt Bắc?” sau đó hướng dẫn học sinh nhận thức rằng do
những thắng lợi của cao trào kháng Nhật cứu nước, vùng giải phóng được mở rộng
bao gồm các tỉnh miền thượng du: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Hà Giang (giáo viên chỉ bản đồ), địa thế các tỉnh này nối liền nhau
nên Hồ Chí Minh đã chỉ thị thành lập khu giải
phóng. “Khu giải phóng phải trở thành một căn cứ địa vững chắc về mọi mặt
chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa để làm bàn đạp Nam tiến, giải phóng tồn
quốc” .
Tân Trào được chọn làm Thủ đô của khu giải phóng, trong khu giải phóng
đã thi hành 10 chính sách của Việt Minh, người dân bước đầu được hưởng các
quyền tự do, dân chủ. Khu giải phóng Việt Bắc chính là hình ảnh thu nhỏ của nước
Việt Nam mới:
“Ai lên xứ Lạng cùng anh
Thăm khu giải phóng, thăm thành Bắc Sơn
Suối trong in mặt trời trịn

Xem cơ gái Thổ trèo non đi tuần”.
Tóm lại, TLVH là một nguồn tài liệu phong phú, cịn ẩn chứa nhiều tiềm
năng có thể khai thác để sử dụng trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên, cần chú ý
khơng có phương pháp dạy học nào là tối ưu hồn tồn, khơng có nguồn tài liệu
nào là duy nhất do vậy cần chú ý kết hợp hài hòa các nguồn tài liệu, các phương
pháp dạy học và các thao tác sư phạm để phát huy đến mức cao nhất hiệu quả bài
học lịch sử ở trường phổ thơng.
B. TÍCH HỢP TÀI LIỆU ĐỊA LÍ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Sự kiện lịch sử gắn liền với vị trí khơng gian nhất định. Nhiều sự kiện kịch
sử xảy ra bắt nguồn từ đặc điểm địa lí hoặc do điều kiện địa lí tác động, chi phối.
Do vậy, kiến thức địa lí có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong dạy học lịch sử. Bài
học lịch sử gắn với bản đồ và kiến thức địa lí ln tạo ra sự hấp dẫn, giúp học sinh
nắm chắc sự kiện, biết lí giải bản chất sự kiện qua sự chi phối của yếu tố địa lí.
1. Sử dụng bản đồ tích hợp kiến thức địa lí để luận giải nội dung lịch sử
Việc so sánh, phân tích để rút ra những kết luận khái quát, giải đáp những
vấn đề phức tạp của lịch sử phải dựa trên cơ sở nền tảng của hệ thống tư liệu
phong phú, logic đủ sức thuyết phục. Điều này rèn cho học sinh có phong cách tư
16
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

duy mạnh dạn táo bạo nhưng cẩn trọng, khơng vội vã hồ đồ. Ví dụ, trình bày "Sự
khủng hoảng chế độ phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX và cuộc xâm lược
Việt Nam của thực dân Pháp". Đây là chương trình đồng tâm với cấp phổ thông cơ
sở nên yêu cầu về trình độ lý luận phải cao hơn. Sách giáo khoa trình bày sự
khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam (từ nửa sau thế kỷ XVIII đến giữa
thế kỷ XIX) biểu hiện trên các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, cùng với những thách

thức của Lịch sử và thái độ thủ cựu của nhà Nguyễn đương thời. Vấn đề đặt ra là
Việt Nam rơi vào tay Pháp là tất yếu hay không? Trách nhiệm của nhà Nguyễn
trước hiện trạng đó thế nào? Có ý kiến cho rằng nếu thái độ ngoại giao khơn khéo
Việt Nam vẫn có thể tránh được cuộc xâm lăng của thực dân Pháp (như Xiêm La)?
Để hiểu được điều đó, các em cần được biết, kết quả của hoạt động ngoại giao khi
chưa có chiến sự phụ thuộc vào thiện chí của cả hai bên, cịn khi nổ ra chiến tranh
thì thắng lợi trên mặt trận qn sự ln đóng vai trị quyết định. Hoạt động ngoại
giao của triều Nguyễn đối với thực dân Pháp lúc bấy giờ hoàn toàn khác nhau về
lập trường quan điểm. Nhà Nguyễn cố tìm cách giữ độc lập, chủ quyền nhưng "lực
bất tòng tâm" còn thực dân Pháp hoạt động ngoại giao cũng chỉ nhằm xâm chiếm
Việt Nam cho kỳ được. Điều này được bộc lộ từ rất sớm trong lịch sử. Không phải
đến những năm 40 của thế kỷ XIX thực dân Pháp mới dịm ngó và khiêu khích
Việt Nam mà từ những năm 30 của thế kỷ XVII, ý đồ xâm lược Việt Nam đã lộ rõ
qua bản kiến nghị chiếm nước ta của giáo sĩ Alexander De Rhodes. Sau này Bá Đa
Lộc, giáo chủ Đàng trong ra sức giúp Nguyễn Ánh chống Tây Sơn nhằm gây ảnh
hưởng của Pháp ở xứ sở này. Hiệp ước 1787 nếu không vướng phải cuộc Đại cách
mạng 1789 ở Pháp hẳn đã có hiệu lực. Nửa đầu thế kỷ XIX, việc chuẩn bị xâm
lược Việt Nam cũng ráo riết về sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở
Pháp đang đòi hỏi thị trường để cung cấp tài ngun, bóc lột nhân cơng và tiêu thụ
hàng hóa ế thừa của chính quốc.
Kết hợp với bản đồ địa lí khu vực Đơng Nam Á, giáo viên hướng dẫn học
sinh nhận thức từ vấn đề cốt lõi sau đây:
Bị thua và không thể địch nổi với đối thủ sừng sỏ là thực dân Anh ở Ấn Độ,
Pháp tìm mọi cách giành giật quyền lợi với các nước tư bản để quốc ở thị trường
đông dân nhất thế giới là Trung Quốc. Vùng đất Quế Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam
nổi tiếng về tài ngun q hiếm, đơng dân, sức mua lớn... trở thành điểm nóng
trong mục tiêu xâm lược của đế quốc Pháp. Nhìn dải đất Việt Nam như chiếc cầu
nối Đông Nam á với vùng Tây Nam Trung Quốc, Pháp nghĩ ngay việc khẩn
trương và bằng mọi cách chiếm lấy vị trí chiến lược quan trọng này. Đã quyết
chiếm thì phải tìm mọi cách để chiếm và do đó, phương cách ngoại giao của nhà

17
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MƠN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SƠNG RAY

Nguyễn dẫu có khéo léo đến đâu cũng khơng sao có thể tránh khỏi hiểm họa này.
Do vậy, ta cũng không thể so sánh việc Pháp xâm lược Việt Nam giống như XiêmLa mảnh đất nằm trong thế đệm tranh chấp của Anh và Pháp.
Tuy nhiên, cần giúp học sinh phân biệt rõ nguy cơ bị xâm lược và vấn đề
mất nước lại hoàn tồn khơng phải là một. Ta đánh giá cao những nỗ lực của triều
Nguyễn trên các lĩnh vực củng cố bộ máy chính quyền, khẩn hoang, phục hóa, lấn
biển.v..v.. nhưng khơng thể khơng phê phán những sai lầm có tính hệ thống và
ngày càng nghiêm trọng, liên quan tới sự sống cịn của một quốc gia. Đó là sự bảo
thủ, trì trệ khước từ mọi yêu cầu canh tân đất nước đang đặt ra lúc bấy giờ. Nhiều
quan lại cấp tiến như Phạm Phú Thứ, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế,.v..v.. đã
nhiều lần dâng sớ đề nghị cải cách, thông thương, nhưng Triều đình vẫn" bế quan
tỏa cảng". Tệ hại hơn, những nho sĩ nhất mực "ái quốc, trung quân" dâng tờ trần
đề nghị cải tiến chế độ khoa cử lạc hậu thì bị đánh địn như Ninh Kế (1825); hiến
kế ngăn bão lũ, thiên tai thì bị kết tội "lạm ngôn yêu quái" tống ngục chờ trảm như
Nguyễn Tiến Chương (1927); can ngăn Vua không nên tiêu xài hoang phí thì bị
giáng chức, đẩy lên biên giới xứ Lạng như Thám hoa Mai Anh Tuấn (1851).v..v..
Tiếp đó hàng loạt đề nghị mở cửa, giao lưu kinh tế, buôn bán với Tây phương, cải
cách quân đội, học tập Nhật Bản canh tân đất nước... đều bị coi là "quá cao" hay là
"mọi rợ". Đặc biệt, Nguyễn Trường Tộ - một sĩ phu tài năng, tâm huyết, ròng rã 10
năm (1863-1871) dâng hơn 40 bản điều trần, trình bày hệ thống việc cải cách đất
nước, tận tụy tới mức ngã bệnh rồi qua đời mà triều đình vẫn bặt lặng tăm hơi.
Chính những sai lầm đó "nhà Nguyễn biến việc nước ta bị mất vào tay Pháp từ chỗ
không tất yếu trở thành tất yếu".
2. Sử dụng kiến thức địa lí giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học lịch sử

Kiến thức Địa lí nói chung, bản đồ Địa lí nói riêng có ưu thế trong việc khắc
sâu kiến thức lịch sử cho học sinh. Chẳng hạn, khi trình bày Nghị quyết của Hội
nghị Trung ương VIII (5/1941), giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức
về vị trí chiến lược của Cao Bằng, từng được Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: "Cao
Bằng là một trong những vị trí quan trọng về chiến lược của ta từ năm 1924 1925 đến sau này" Đến năm 1941 Người lại khẳng định:
"Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta.
Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới lấy đó làm cơ sở liên lực
quốc tế thuận lợi. Nhưng Cao Bằng cỏn phải phát triển về Thái Nguyên và thông
xuống nữa mới có thể tiếp xúc với tồn quốc được. Có nối phong trào được với
Thái Ngun và tồn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có
thể tiến cơng, lúc khó khăn có thể giữ” .
18
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về địa lý Cao Bằng để tự giải đáp
vấn đề: “Vì sao Khi về nước, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ đạo xây dựng thí điểm
phong trào Việt Minh ở Cao Bằng?". Từ kinh nghiệm thành công của phong trào
Việt Minh ở Cao Bằng, Hội nghị Trung ương VIII quyết định thành lập Mặt Trận
Việt Minh (19/5/1941).
3. Sử dụng bản đồ giúp học sinh hiểu rõ quan điểm lịch sử
Ví dụ, sử dụng bản đồ lịch sử kết hợp với việc phân tích đặc điểm địa hình
để giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa
Xuân 1975. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 do
nhiều yếu tố tạo nên, song trước hết và chủ yếu bắt nguồn từ sự chỉ đạo kịp thời
đúng đắn, sáng suốt của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Quân
ủy Trung ương. Đó là sự vận dụng nhuần nhuyễn quy luật chiến tranh cách mạng,

mà điểm mấu chốt là vấn đề tạo và chớp thời cơ, chuyển từ tiến công chiến lược
sang Tổng tiến cơng và nổi dậy trên tồn miền Nam, giành thắng lợi hoàn toàn.
Giáo viên cần giúp học sinh nhận thức sâu sắc rằng, sau ngày kí kết Hiệp định
Pari, Mĩ buộc phải rút quân về nước song vẫn để lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự ở
miền Nam Việt Nam (núp dưới danh nghĩa các thương gia), tiếp tục thực hiện
mưu đồ "Việt Nam hóa chiến tranh" trong tình hình mới. Trước những diễn biến
phức tạp của cách mạng miền Nam, Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng (7
- 1973) đã nhấn mạnh: “Con đường cách mạng của miền Nam là con đường bạo
lực cách mạng. Bất kỳ trong tình hình nào ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ
vững đường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng miền
Nam tiến lên”(1.
Việc chọn hướng chiến lược trong năm 1975 được Bộ Chính trị thảo luận
kỹ lưỡng, cẩn trọng. Trên cơ sở phân tích lực lượng địch và cách bố trí theo thế
"mạnh ở hai đầu”, Bộ Chính trị nhận định, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược hết
sức quan trọng bởi lẽ, lực lượng địch ở đây chỉ có 2 sư đoàn vừa phải chiếm giữ
Tây Nguyên vừa phải bảo vệ vùng đồng bằng duyên hải miền Trung nên lực lượng
bị dàn mỏng. Mặt khác, địa hình Tây Ngun có độ cao không đáng kể, thuân lợi
cho ta cơ động lực lượng , vận chuyển lương thực vũ khí , khí tài ...
Mặc dù vậy, Bộ Chính trị nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung
đầy đủ thông tin trước khi đi tới kết luận chính thức. Từ đầu năm 1974, Bộ chính
trị đã trực tiếp nghe báo cáo cáo của các đồng chí chỉ huy các chiến trường đặc
biệt là chiến trường Nam bộ và Liên khu V.Trên cơ sở đó, Hội nghị Bộ Chính trị
mở rộng (họp từ ngày 18-12-1974 đến 8-1-1975) đã thảo luận chi tiết kế hoạchgiải
phóng miền Nam. Trong lúc hội nghị đang diễn ra, ta nhận được tin chiến dịch
19
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MƠN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SƠNG RAY


đường số 14 gìanh thắng lợi, giải phóng thị xã Phước Long, tồn tỉnh Phước Long
với hơn 50 ngàn dân. Chiến thắng Phước Long chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc
của chủ lực ta, khả năng mới của quân, dân ta, đồng thời khẳng định lực lượng
địch bị suy yếu rõ rệt. Những phản ứng yếu ớt của Mĩ cho thấy chúng khơng có
khả năng can thiệp trở lại cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Những nhận định đó
càng củng cố quyết tâm để Bộ Chính trị hồn chỉnh kế hoạch giải phóng miền
Nam trong vòng 2 năm. Cụ thể, năm 1975 tranh thủ thời cơ tấn công rộng khắp,
tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành “tổng cơng kích - tổng khởi nghĩa”, giải
phóng hồn tồn miền Nam. Bộ Chính trị cịn dự kiến phương án quan trọng:
"Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam
trong năm 1975”. Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng thể hiện sự chủ động, sáng suốt
của Bộ Chính trị trong phân tích, đánh gía đúng đắn tình hình tương quan lực
lượng giữa ta và địch; nắm vững quy luật phát triển của chiến tranh; xác định đúng
thời cơ chiến lược để hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong vòng 2 năm.
4. Sử dụng bản đồ giúp học sinh hiểu diễn biến sự kiện lịch sử
Bản đồ lịch sử được tích hợp kiến thức địa lí giúp học sinh hiểu rừ sự kiện
lịch sử trên các khía cạnh, như: Tại sao xảy ra ở vị trí khơng gian đó? Diễn biến thế
nào? Mối liên quan của các sự kiện trong những vị trí khơng gian khác nhau ra
sao?
Ví dụ: Khi trình bày diễn biến của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa
xuân năm 1975, giáo viên giúp học sinh hiểu rằng, thực hiện kế hoạch giải phóng
miền Nam, theo quyết định của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ chỉ huy
mặt trận Tây Nguyên được thành lập. Sau khi nghiên cứu lực lượng và cách bố
phòng của địch ở Tây Nguyên, ta quyết định đánh lạc hướng tấn công lên Plâycu
và Kon Tum để tập trung lực lượng đánh Buôn Ma Thuột. Sở dĩ chúng ta quyết
định đánh Bn Ma Thuột vì đây là vị trí chiến lược quan trọng. Nếu làm chủ
Bn Ma Thuột, ta sẽ phá vỡ thế phòng thủ chiến lược của địch ở Tây Nguyên,
làm thay đổi cục diện chiến trường theo hướng có lợi cho ta rõ rệt. Mặt khác do
phán đốn sai hướng tiến cơng chiến lược của ta nên lực lượng địch ở đây bố

phịng khơng mạnh và có nhiều sơ hở. Tướng Phạm Văn Phú- tư lệnh quân đoàn II
ngụy cho rằng, ta sẽ đánh Plâycu bởi lẽ, đây là địa đầu quan trọng của Tây
Nguyên, nơi chỉ huy sở qn đồn II đóng giữ, là bàn đạp để tấn cơng Bình Định
lại gần căn cứ tiếp tế của ta ở Liên khu V. Nếu mất Plâycu, Buôn Ma Thuột cũng
mất.
Từ nhận định đúng đắn, sự chỉ đạo kịp thời, chủ động và sáng tạo , cuộc tấn
công đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột của ta đã gìanh thắng lợi nhanh chóng
trong vịng 32 giờ. Ngay sau khi giải phóng thị xã Bn Ma Thuột, Bộ Chính trị
20
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

đã chỉ thị triển khai lực lượng để đánh tan ý đồ tái chiếm của quân ngụy Sài Gòn,
đồng thời cũng dự kiến về một cuộc rút lui của chúng khỏi Tây Nguyên khi Plâycu
bị uy hiếp. Chính những phán đốn nhạy cảm và chính xác đó đã chỉ đạo lực lượng
chủ lực của ta đập tan cuộc phản kích hịng tái chiếm Bn Ma Thuột của quân
ngụy ( 12-3- 1975) đồng thời khép chặt vịng vây đẩy mạnh truy kích địch khi
chúng tìm đường rút chạy. Khoét sâu những sai lầm chiến lược của địch, lực lượng
chủ lực mặt trận Tây Nguyên đã thần tốc, nắm vững thế chủ động tiến cơng,truy
kích, giáng địn quyết định, làm tan rã lực lượng qn đồn II ngụy, giải phóng
Tây Nguyên với 60 vạn dân. Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên đã mở ra bước
ngoặt từ thế tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền
Nam. Dựa vào bản đồ,giáo viên cần chỉ cho học sinh nhận thức rõ rằng, thuật ngữ
“Chiến dịch Huế - Đà Nẵng” trình bày trong sách giáo khoa là cách nói tắt, giản
đơn về 3 chiến dịch trong thế trận đồng thời và liên hoàn là: Chiến dịch Trị -Thiên;
chiến dịch Nam - Ngãi; Chiến dịch Đà Nẵng. Nhận thức mới này được xuất phát
từ thực tiễn chỉ đạo của cơ quan chỉ huy tối cao là Bộ Chính trị, Trung ương Đảng,

Quân ủy Trung ương và thực tiễn diễn ra trên chiến trường. Ngay trong khi chiến
chiến dịch Tây Nguyên chưa kết thúc, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã kịp
thời chỉ đạo mở chiến dịch Trị - Thiên. Tại cuộc họp ngày 25-3-1975, Bộ Chính trị
nhận định rằng:" Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hồn thành sớm
quyết tâm giải phóng miền Nam”. Vì vậy, cần tập trung nhanh nhất mọi điều kiện
vật chất, khí tài, lực lượng, hành động nhanh chóng táo bạo bất ngờ, đánh cho
địch khơng kịp trở tay giải phóng Sài Gịn trước mùa mưa.”(1 song trước mắt phải
tiêu diệt hoàn toàn quân địch ở Huế và Đà Nẵng .
Sau những thắng lợi liên tiếp của quân dân ta ở Quảng Trị (19-3), Tam Kỳ
(24-3), Huế, Quảng Ngãi (25-3), Chu Lai(26-3) địch dồn về co cụm ở Đà Nằng
trong thế bị bao vây tuyệt vọng . Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho
tướng Ngô Quang Trưởng cố thủ Đà Nằng bằng mọi giá, nhưng hơn 10 vạn sĩ
quan, binh lính ngụy ở đây đang hoang mang cực độ khiến cho mệnh lệnh "tử thủ"
trở nên vơ hiệu. Bộ Chính trị nhận định, địch cố muốn giữ Đà Nằng cũng không
thể được, do vậy cần mở cuộc tấn công Đà Nằng với tư tưởng chỉ đạo “táo bạo
,bất ngờ, kịp thời, chắc thắng”. Ngày 25- 3 – 1975, Bộ tư lệnh mặt trận Quảng Đà được thành lập. Sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương đã làm cho sức mạnh tấn
công của lực lượng chủ lực mặt trận Quảng- Đà được phát huy triệt để. Ngày 29-3
quân ta từ các hướng đồng loạt tấn cơng làm tan rã tồn bộ lực lượng địch, giải
phóng hồn tồn thành phố Đà Nằng.
21
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

Sau hơn một tháng tấn công và nổi dậy, quân dân miền Nam đã gìanh được
những thắng lợi có nghĩa chiến lược quan trọng. Với việc giải phóng Tây Nguyên,
Huế, Đà Nằng, ta đã làm chủ hơn nửa đất đai và dân số miền Nam , chiếm giữ một
khối lượng vật chất, vũ khí, phương tiện chiến tranh khổng lồ. Đặc biệt lực lượng

vũ trang của ta qua chiến đấu đã thể hiện rõ sức mạnh đoàn kết và khả năng hiệp
đồng tác chiến thuần thục, thống nhất. Lực lượng địch bị suy yếu nghiêm trọng,
buộc phải rút về xây dựng tuyến phòng thủ Phan Rang.
Từ đầu tháng 4 năm 1975, cả nước bước vào cuộc hành quân lịch sử hướng
về Sài gòn với khí thế khẩn trương và ý chí quyết tâm “đi nhanh đến, đánh nhanh
thắng”. Ngày 6-4-1975, Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch
Sài gòn - Gia Định. Theo sát những diễn biến của chiến trường, đánh giá đúng lực
lượng địch qua từng trận đánh, từng chiến dịch, Đảng ta luôn chỉ đạo các mặt trận
nắm vững thời cơ, phát huy thế tiến công chiến lược, thừa thắng xốc tới. Lúc này
thời cơ chính là lực lượng, là sức mạnh để đi đến thắng lợi. Ngày 7-4-1975, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đã ra lệnh cho các đơn vị hành quân vào chiến trường:
“Thần tốc, thần tốc hơn nữa, Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng
phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng ”.
Theo kế hoạch, đúng 5h30' ngày 30- 4-1975, các cánh quân chủ lực của ta
sẽ đồng loạt tấn cơng vào Sài Gịn. Riêng cánh qn phía Đơng, theo đề nghị của
Trung tướng Lê Trọng Tấn xin được nổ súng sớm hơn 12 tiếng ( 18h ngày 29-4 )
vì lực lượng đang tập kết ở vùng ven cách thành phố từ 15 -20 km vừa đánh địch
vừa phải vượt sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Việc điều chỉnh kế hoạch tác chiến
của Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh được Bộ Chính trị và Qn ủy Trung
ương nhất trí thơng qua. Sự điều chỉnh kịp thời đó đã phát huy sức mạnh chiến
đấu, tạo thế hợp đồng binh chủng chặt chẽ, đưa cuộc tiến cơng thần tốc giải phóng
thành phố Sài Gịn đúng 11h30' ngày 30 -4- 1975.
5. Sử dụng kiến thức địa lí trong dạy học lịch sử ở thực địa
Việc sử dụng kiến thức địa lí với nhiều nguồn tài liệu khác có thể được tiến
hành trong bài học lịch sử ở thực địa. Bài học lịch sử tiến thành ở thực địa, nơi
xảy ra sự kiện và lưu giữ những hiện vật, di tích lịch sử liên quan tới sự kiện đó,
ln hấp dẫn với học sinh. Bài lịch sử tiến hành ở thực địa là bài lịch sử nội khố,
song khơng bị bó hẹp, khống chế về thời gian (như bài nội khóa trên lớp), nên có
thể kết hợp với hoạt động ngoại khoá sinh động cuốn hút học sinh Cũng như các
hình thức hoạt động ngoại khố, việc tiến hành dạy bài lịch sử ở thực địa phải

được chuẩn bị công phu, từ lựa chọn địa điểm đến công việc tiến hành. Không
phải bài lịch sử nào cũng có thể tiến hành được ở thực địa, vì nó phụ thuộc vào
22
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

nhiều yếu tố: Thời gian, nội dung bài học, điều kiện học tập, vị trí khơng gian,
phương tiện đi lại...Vì vậy, nơi nào có điều kiện cần cố gắng thực hiện, bởi vì, nó
là một hình thức tổ chức dạy học có tác dụng tốt trong giáo dưỡng và giáo dục học
sinh.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt kết quả cao, khẳng định thực chất, trung thực, tính khả thi của đề tài,
tơi tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Sông Ray qua bài 16 “Phong trào giải
phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945). Nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa ra đời” (tiết 1).
Tơi chuẩn bị 2 giáo án bài 16 - lớp 12 THPT: “Phong trào giải phóng dân
tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời” (tiết 1), theo hai kiểu:
+ Kiểu 1: Giáo án thực nghiệm như dự kiến của đề tài, sử dụng kiến thức
liên môn như văn học, địa lí vào dạy học lịch sử.
+ Kiểu 2: Giáo án đối chứng được soạn và giảng dạy theo phương pháp bình
thường, khơng sử dụng đầy đủ kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử.
Kiểm tra chất lượng dạy học bằng cách cho học sinh cả lớp đối chứng và lớp
thực nghiệm làm bài kiểm tra, đánh giá trong thời gian 15 phút đầu tiết học sau.
Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: tôi chọn lớp 12A11 là lớp thực nghiệm
và lớp 12A8 là lớp đối chứng. Trình độ và nhận thức và số lượng học sinh của hai
lớp này ngang nhau, lớp 12A11 có 45 học sinh, lớp 12A8 có 45 học sinh, bao gồm

cả những học sinh học lực giỏi, khá, trung bình, yếu tương đồng.
Bài giảng thực nghiệm tôi tiến hành thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng với hai giáo án khác nhau đã được chuẩn bị theo kế hoạch.
Sau khi dạy xong, để đánh giá được kết quả cuối cùng của bài học, tôi tiến
hành kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh ở hai lớp bằng bài kiểm tra 15 phút
vào tiết học sau. Câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức các lớp có nội dung hoàn
toàn giống nhau theo bài học.
Tiêu chuẩn đánh giá câu hỏi: Học sinh lựa chọn câu trả lời đúng trong các
câu hỏi trắc nghiệm, trình bày đầy đủ ý trong câu hỏi tự luận. Điểm tối đa của bài
là10 điểm, điểm giỏi là điểm 10; điểm khá là điểm 8, 9; điểm trung bình là 5, 6;
điểm yếu là 3, 4, còn lại là điểm kém.
Kết quả thực nghiệm
Sau khi chấm bài kiểm tra đúng theo thang điểm đã quy định, xếp loại học
lực theo các mức: giỏi, khá, trung bình, yếu - kém, tơi thu được kết quả thực
nghiệm như sau:
Bảng 2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Lớp

Số HS

Kết quả thực nghiệm
23

Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MƠN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SƠNG RAY

Giỏi


Khá

Trung bình

Yếu - Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

12 A11

45

7

16


23

51

14

31

1

2

12 A8

45

2

4

11

25

26

58

6


13

Kết quả thực nghiệm cho thấy sự chênh lệch giữa lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm như sau:
Điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 38%.
Điểm trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 27%.
Điểm yếu kém ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 11%.
Bảng 2.4. Độ chênh lệch giữa kết quả kiểm tra của hai lớp
Lớp

Tổng số điểm Tổng số HS

Điểm TB (X)

12 A11

318

45

7,1

12 A8

246

45

5,5


Độ chênh lệch
1,6

Điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 7,1 điểm/học sinh, còn lớp đối
chứng là 5,5 điểm/học sinh. Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối
chứng là 1,6 điểm/học sinh, điều này một lần nữa khẳng định giả thuyết chúng tôi
đưa ra là đúng.
Như vậy, chất lượng dạy học ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối
chứng, học sinh ở lớp thực nghiệm nắm vững kiến thức hơn lớp đối chứng.
Ở lớp thực nghiệm khơng khí học tập rất sơi nổi, các em tích cực sử dụng
kiến thức của các mơn đã học để giải thích, chứng minh các sự kiện lịch sử. Các
em ở lớp thực nghiệm hăng hái phát biểu, xây dựng bài, tiếp thu bài nhanh và
hiểu bài sâu sắc. Ngược lại với lớp thực nghiệm, ở lớp đối chứng, các em chăm
chú nghe giảng và ghi chép. Các em tham gia xây dựng bài một cách chiếu lệ,
khơng khí lớp học buồn tẻ, nặng nề dẫn tới hiệu quả giờ học không cao.
Qua thực tế cho thấy, việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử
để phát triển năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh ở trường phổ thơng là điều cần
thiết bởi nó mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
Kết quả thực nghiệm chứng tỏ rằng, khi sử dụng kiến thức liên môn để phát
triển năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh ở trường phổ như trong đề tài sẽ đem
lại hiệu quả cao trong việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức.
24
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN Ở MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

Trên cơ sở áp dụng các biện pháp sử dụng kiến thức liên môn mà đề tài đề

ra, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của
đề tài. Kết quả thu được cho thấy: chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn
lớp đối chứng và điều đó đã khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài đưa ra là
hoàn toàn đúng.

25
Giáo viên : Dương Thị Thanh Hà


×