Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 56 trang )




SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị : Trường THPT Long Thành

Mã số : ………………….






SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM



PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12

QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ




Người thực hiện : ĐẶNG THỊ PHƯƠNG MAI
Lĩnh vực nghiên cứu
 Quản lí giáo dục 
 Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn 
 Lĩnh vực khác 



Có đính kèm

 Mô hình  Đĩa mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

NĂM HỌC 2013 - 2014


SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC

  

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên : Đặng Thị Phương Mai
2. Ngày tháng năm sinh : 10/02/1969
3. Nam, nữ : Nữ
4. Địa chỉ : số 47, Tôn Đức Thắng, ấp 4, xã Hiệp Phước, Nhơn Trạch, Đồng Nai
5. Điện thoại : 0985325086
6. Fax:
7. Email :
8. Chức vụ : Tổ trưởng- Giáo viên
9. Đơn vị công tác : Trường THPT Long Thành
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn cao nhất ) : Cử nhân Khoa học
- Năm nhận bằng : 1992
- Chuyên ngành đào tạo : Ngữ văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : giảng dạy chuyên môn
- Số năm kinh nghiệm : 23
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần nay :
1. Phương pháp thảo luận nhóm trong phân môn đọc văn ở trường

THPT ( năm học: 2009-2010)
2. Phương pháp đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (năm học: 2010-2011)
3. Hệ thống câu hỏi trong giáo án đọc hiểu văn bản (năm học: 2011-2012)
4. Ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp vào phân môn đọc hiểu văn bản lớp
12 để giáo dục kỹ năng sống thông qua tính thời sự của văn bản ( 2012- 2013)
5. Ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp vào phân môn đọc hiểu văn bản lớp
11 để giáo dục kỹ năng sống thông qua tính thời sự của văn bản ( 2012- 2013)








PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

1


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12
QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục phổ thông nước ta hiện nay đang chuyển mình từ giáo dục nội
dung sang giáo dục phát triển năng lực cho học sinh. Và trong các nhà trường
phổ thông lối dạy học "truyền thụ một chiều" đang được chuyển dần sang dạy
học theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình

thành năng lực và phẩm chất cho các em. Từ đó, nhà trường đào tạo những con
người có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng vận dụng những
điều học được vào thực tiễn, khả năng tự học để học tập suốt đời.
Trong xu hướng đổi mới chung của chương trình giáo dục, môn văn cũng
chuyển mình. Việc dạy văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã
được phần lớn giáo viên đồng tình và thực hiện. Với xu hướng này dạy văn theo
phương pháp dạy học theo chủ đề khá thích hợp. Nó giúp giáo viên chủ động
trong giảng dạy có thể lựa chọn kiến thức truyền thụ phù hợp đối tượng học
sinh. Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức và tự rèn luyện được nhiều kỹ năng.
Mặt khác chương trình phát triển giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang
đẩy mạnh tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh. Điều đó thể hiện rõ trong các đề thi tốt
nghiệp THPT và Đại học những năm gần đây. Hơn nữa, năm học này chỉ có kỳ
thì THPT quốc gia nên việc rèn luyện kỹ năng ứng dụng cho học sinh là rất cần
thiết, nhất là kỹ năng tự học tập. Chính từ những lẽ trên tôi chọn đề tài phát
triển năng lực tự học ngữ văn 12 qua dạy học theo chủ đề nhằm giúp các em
rèn luyện kỹ năng, phát huy tính tự lập, tự học góp phần làm bài thi tốt hơn.
Qua áp dụng trong thực tế giảng dạy tôi thấy bước đầu thành công; các
em dần có ý thức tự lập hơn trong học tập. Từ đó không khí giờ học văn cũng có
thay đổi.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cơ sở lý luận
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

2


người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học ”
Theo quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, coi trọng và đề cao ý
thức chủ thể của học sinh, giáo sư Trần Đình Sử đã khẳng định “Trong giờ học,
học sinh phải tự mình đọc, tự mình phán đoán, tự mình nêu câu hỏi…”; “trở về
với văn bản chính là để kích thích cho học sinh hoạt động và chỉ thông qua hoạt
động thì học sinh mới có dịp trưởng thành”. Đây là quan điểm sư phạm khoa
học và đúng đắn đối với việc tiếp cận môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.
Quan điểm về nội dung và phương pháp giáo dục của Nhà nước ta là giáo
dục toàn diện. Điều 5 Luật Giáo dục ghi rõ :
“ Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện
đại và có hệ thống” .
“ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
duy sáng tạo của người học.”
Các quan điểm trên được cụ thể hóa trong việc thiết lập chương trình và
biên soạn ở sách giáo khoa theo hướng tích hợp và phương pháp dạy học tích
hợp được Bộ chỉ đạo cho cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên trực tiếp đứng lớp
học tập và áp dụng.
Trên đây là những điều kiện tốt để giáo viên thực hiện dạy học theo chủ
đề. Phương pháp này giúp giáo viên rèn luyện phát triển kỹ năng tự học cho học
sinh. Bởi suy cho cùng dạy học cách nào cũng là vì mục tiêu phát huy tính tự
giác, chủ động tư duy, sáng tạo, tự học suốt đời cho người học.
Môn Ngữ văn có khả năng lớn trong việc vận dụng phương pháp dạy học
theo chủ đề.
+ Chuyên môn: nội dung, kiến thức, mục tiêu cần đạt ở ba phân môn Đọc
hiểu, Tiếng Việt, Làm văn có quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng tới mục
tiêu cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng Việt và khả năng cảm thụ văn
học cho học sinh.

+ Giáo dục kỹ năng sống: khả năng nhận thức xã hội, lĩnh hội, sáng tạo, xử
lý các tình huống nảy sinh cuộc sống
2. Cơ sở thực tiễn
a. Thuận lợi
- Sách giáo khoa ( SGK ) biên soạn theo hướng chủ đề cả ba phân môn văn
học- tiếng việt- làm văn.
- Trong những năm qua hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm
tra đánh giá được bộ chỉ đạo quan tâm tổ chức và thu được nhiều kết quả.
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

3

- Giáo viên đã có ý thức vận dụng phương pháp dạy học theo hướng phát
triển năng lực cho học sinh trong trường THPT.
- Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy(cơ
sở vật chất, hỗ trợ các hoạt động cho tổ chủ nhiệm, Đoàn thanh niên )
- Tổ văn trường THPT Long thành ủng hộ và thực hiện dạy học theo chủ
đề, qua đó rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
b. Khó khăn:
- Học sinh chưa quen với việc học tự giác. Phần đông các em chỉ “thầy
dạy gì học nấy” nên ngại làm việc, ít hứng thú tham gia giờ học.
- Giáo viên có dạy theo chủ đề nhưng còn nhiều lúng túng nên chưa đạt
được hiệu quả như mục tiêu giáo dục đề ra. Phát huy tính tự học của học sinh
còn khiến giáo viên có tâm lý sợ học sinh không có kiến thức hay hổng kiến
thức, thi cử khó khăn.
c. Những tồn tại:
- Học sinh chưa thật sự nhận ra được sự gắn kết của các đơn vị kiến thức
trong cùng chủ đề .
- Học sinh ít tự cảm thụ nên chưa cảm nhận hết được chiều sâu tác phẩm
văn học và sức sống lâu bền trong đời sống hiện thực. Các em không say mê

hoặc chán giờ văn.
- Ảnh hưởng đến chất lượng viết bài làm văn ở học sinh( cả bài nghị luận
văn học và nghị luận xã hội). Thực tế, trong ba lớp tôi phụ trách thống kê bài
viết số 1 ( kiểm tra chung toàn trường) khi chưa áp dụng chuyên đề thì tỉ lệ bài
viết trên trung bình thấp, thậm chí có em điểm rất kém ( 0,5- 1,0 điểm )
Lớp Số HS được kiểm tra Số HS trên TB Số HS dưới điểm 2
12A4 44 15 1
12A6 45 14 1
12A11 31 9 4

Vì vậy tôi thực hiện chuyên đề “phát triển năng lực tự học ngữ văn 12 qua
dạy học theo chủ đề.” Chỉ với mong muốn giúp các em phát triển năng lực tự
học để có được kết quả thi tốt và rèn luyện kỹ năng sống về sau.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Các giải pháp
1.1. Xây dựng chủ đề học tập
- Phía giáo viên: từ đầu năm học tổ bộ môn phải xây dựng các chủ đề trong
chương trình học. Lớp 12 có những chủ đề lớn như sau:
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

4

Chủ đề Thời gian thực hiện
1. Nghị luận xã hội
2. Thơ Việt Nam xx- 1945
3. Văn bản nghị luận
4. Truyện Việt Nam1945- xx
5. Nghị luận văn học

HKI

HKI
HKII
HKII
Cả năm

Dựa vào định hướng chung này, các thành viên trong tổ cùng nhau thống
nhất xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề chi tiết ( hay chủ đề theo nội
dung). Mỗi giáo viên sẽ chọn dạy theo chủ đề phù hợp với lớp mình dạy. Điều
quan trọng là đảm bảo kiến thức, phải linh hoạt, phải khơi được trong học sinh
thích thú tự khám phá . Lúc này giáo viên có vai trò định hướng, khơi gợi cho
các em. Cách dạy này đòi hỏi người giáo viên đầu tư nhiều thời gian, công sức.
Ta vừa định hướng cho các em, vừa theo dõi, khuyến khích, giúp đỡ các em học
tập.
Chủ đề Nội dung theo chủ đề
1. Nghị luận xã hội

- Nghị luận về tư tưởng đạo lý
- Nghị luận về hiện tượng đời sống
2. Thơ Việt Nam 1945- XX

- Hình ảnh người lính( Tây Tiến, Việt
Bắc, Đàn ghi ta của Lorca,)
- Hình ảnh đất nước ( 2 bài Đất nước,
Bên kia sông Đuống
- Thơ tình yêu ( Sóng)
3. Văn bản nghị luận, văn bản nhật
dụng

- Văn chính luận ( Tuyên ngôn độc
lâp)

- Văn nghị luận ( Nguyễn Đình Chiểu
ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc,
Mất ý nghĩ về thơ, Nhìn về vốn văn
hóa dân tộc )
4. Truyện, ký Việt Nam 1945- xx

- Chủ nghĩa anh hùng cách m
ạng
( Rừng xà nu, Những đứa con trong
gia đình)
-Vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam
trong thể ký (Người lái đò sông Đà, Ai
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

5

đã đặt tên cho dòng sông)
- Hình ảnh người phụ nữ ( Vợ chồng A
Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa)
- Ý nghĩa xã hội trong kịch Hồn
Trương Ba da hàng thịt.
5. Nghị luận văn học

Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận
v
ề một vấn đề văn học, một tác phẩm
( đoạn trích), nhân vật văn học.

- Phía học sinh: giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập theo
chủ đề.

Chủ đề Tài liệu/Tác phẩm Nội dung cần đạt Nghệ thuật
1. Nghị luận xã
hội




2. Thơ Việt Nam
1945 –xx



3. Văn bản nghị
luận





4. Truyện, ký Việt
Nam1945- xx

Thực tế đời sống





Tây Tiến, Việt
Bắc, Đất nước,

Đàn ghi ta của
Lorca, Sóng( các
bài đọc thêm)

Tuyên ngôn độc
lập, Nguyễn Đình
Chiểu ngôi sao
sáng trong văn
nghệ dân tộc, Mấy
ý nghĩ về thơ,
Nhìn về vốn văn
hóa dân tộc
Người lái đò sông
Đà, Ai đã đặt tên
cho dòng sông,
Vợ Nhặt, Rừng xà
nu, Những đứa
- Tìm các tư liệu,
dẫn chứng( người
thật việc thật)
- Hiện tượng xã
hội như vấn đề về
giao thông,bạo lực
học đường
- Hình ảnh người
lính
- Hình ảnh đất
nước
- Thơ tình yêu


- Văn chính luận
- Văn nghị luận




- Chủ nghĩa anh
hùng cách m
ạng
-Vẻ đẹp đất nước,
con người Việt






PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

6







5. Nghị luận văn
học


con trong gia
đình, Vợ chồng A
Phủ, Chiếc thuyền
ngoài xa



Nghị luận tác
phẩm, Nghị luận
về ý kiến văn học
Nam trong thể ký

- Hình ảnh người
phụ nữ
- Ý nghĩa xã hội
trong kịch Hồn
Trương Ba da
hàng thịt.

Với hệ thống gợi ý này, học sinh phải tự lực tìm hiểu trước khi học trên
lớp. Từ đây hình thành cho các em kỹ năng lập kế hoạch học tập, hoạt động,
khơi gợi hứng thú khám phá tác phẩm. Giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu
các chủ đề này ở cả trong các tác phẩm cùng loại (đọc thêm, học ở cấp dưới )
1.2. Thực hiện dạy và học theo chủ đề
Đây là khâu quan trọng nhất để học sinh vừa lĩnh hội kiến thức vừa rèn
luyện kỹ năng. Để thực hiện tốt giáo viên phải chọn chủ đề dạy, phương pháp
thích hợp.
* Chọn chủ đề
- Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để các em hợp tác thu thập tìm hiểu kiến

thức.
* Hệ thống các kiến thức cùng chủ đề ở các văn bản khác để hiểu tác phẩm
đang học sâu sắc hơn.
* Lập bảng tổng kết: sau mỗi học kỳ giáo viên hướng dẫn học sinh lập
bảng tổng kết để hệ thống hóa kiến thức.
* Sáng tạo, tích hợp kiến thức ba phân môn: văn học- tiếng Việt- Làm văn
hoặc tích hợp liên môn.
2. Một số ứng dụng
2.1. Giáo án ứng dụng
Giáo án chưa ứng dụng dạy theo chủ đề

VỢ NHẶT
Kim Lân

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

7

- Hiểu được tình cảnh sống thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 và niềm tin
tương lai, sự yêu thương đùm bọc giữa những con người nghèo khổ khi cận kề cái chết;
- Thấy được một số nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống : Tư duy sáng tạo : phân tích, bình luận về cá tính sắc nét,
về nghệ thuật tả cảnh, tả tình, cách kể chuyện tự nhiên, về cách xây dựng nhân vật trong tác
phẩm.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức
- Tình cảnh sống thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 và niềm khao khát
hạnh phúc gia đình, niềm tin vào cuộc sống, tình thương yêu đùm bọc giữa những con người
nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuậ t kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả
tâm lí nhân vật đặc sắc.
2.Kĩ năng
Củng cố, nâng cao các kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại.
III. NỘI DUNG LÊN LỚP
1. Ổn định, kiểm tra
2. Tiến trình tổ chức dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: tìm hiểu tiểu dẫn
Phát vấn – liên hệ- so sánh - giảng

Học sinh đọc trước ở nhà – tóm tắt về
tác giả
Bắt đầu sáng tác 1941 với 2 đề tài
chính:
+ Không khí ảm đạm của nông thôn
VN và cuộc sống lam lũ của nông dân
(Đứa con người vợ lẻ)
+ Tái hiện sinh hoạt văn hóa phong
phú ở nông thôn như đánh vật, chọi
gà… Qua đó phản ánh tâm hồn trong
sáng, yêu đời (con mã mái, chó săn
…)
- Sau cách mạng tiếp tục hoạt động
văn nghệ, viết về đề tài nông thôn
bằng tình cảm tâm hồn của 1 người
sinh ra từ đồng ruộng

Nhắc về nạn đói 1945 – ấn tượng hãi
hùng

KL : do hoàn cảnh gia đình khó khăn
phải bỏ học đi kiếm ăn sớm.
Vợ nhặt 1954 dựa cốt truyện trước
1945, mất bản thảo. Tái hiện nạn đói
1945 và nói lên trái tim nhân hậu,
lòng yêu cuộc sống của người nông
dân
Hoạt động 2: tìm hiểu văn bản
Phân đoạn:
I. TIỂU DẪN
1. Tác giả:
- Nguyễn Văn Tài (1920) – quê Bắc Ninh
- Nhà văn chuyên viết truyện ngắn, để lại ấn tượng
trong lòng bạn đọc .
- Đề tài:cuộc sống nông thôn và hình tượng người
nông dân.










2. Tác phẩm:
- Vợ nhặt : tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư .
1962, in trong tập “Con chó xấu xí”
- Bối cảnh hiện thực: nạn đói khủng khiếp năm Ất

Dậu (1945)


II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc tóm tắt tác phẩm
2. Bố cục:

3. Nhan đề:
-Vợ nhặt: vợ nhặt được một cách tình cờ ngẫu nhiên-
> con người bị xem nhẹ, rẻ rúng->tình cảnh khốn
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

8

Đầu -> thành vợ thành chồng : tràng
đưa vợ về nhà ra
Tiếp -> xe bò về : Tràng nhớ lại hoàn
cảnh có vợ
Còn lại : tình thương của người mẹ và
lòng tin tưởng tương lai đổi đời

-> số phận cay nghiệt
-> tấm lòng nhân ái của người lao
động





Tác giả xây dựng tình huống trong

câu chuyện như thế nào?


Nạn đói được diễn tả trong tác
phẩm?

- Trẻ con ủ rủ dưới xó tường không
buồn nhúc nhích
- Người xanh xám như những bóng
ma, chết như ngả rạ, nằm ngổn ngang,
chết còng queo
- Không khí vẫn lên mùi ẩm thối của
rác rưởi và mùi của xác chết
-> ánh sáng nhập nhòa, mù mờ tăng
thê lương – hình ảnh người dật dờ ->
cuộc sống bên bờ cái chết – không
khí vẩn mùi gây xác chết-> cõi dương
lởn vởn hơi hướng cõi âm đáng sợ


- Cái đói làm con người
Đói -> vợ nhặt – ăn 4 bát mời ăn mắt
sáng
– lời đùa – theo ngay











cùng
-Vợ: người đáng trân trọng,là trung tâm xây dựng tổ
ấm-> Khát vọng sống.
=> Tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói
1945. Sự cưu mang đùm bọc, khát vọng hạnh phúc
và niêm tin vào tương lai của người nông dân
4. Tình huống truyện ->hướng phát triển câu
chuyện, chủ đề tác phẩm
“Vợ nhặt” tình huống éo le bi thảm, đầy tình người:
- Tràng có vợ giữa lúc thiên hạ đói khát làm mọi
người ngạc nhiên, thương cảm.
- Tràng chỉ lấy được vợ khi người ta rơi vào cái đói;
hưởng hạnh phúc bên bờ cái chết -> xót xa
-
=> Tình thương yêu, cưu mang người hoạn nạn.
Khát khao sống, niềm tin vào tương lai.
5. Phân tích nội dung:
a. Bức tranh hiện thực (giá trị tố cáo)
* Nạn đói khủng khiếp làm thay đổi bộ mặt xóm ngụ
cư:
- Cảnh vật được miêu tả trong màu sắc thê lương của
buổi chiều tàn:
+ Tối sầm lại vì đói khát
+ Xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút.
+ Hai bên dãy phố úp súp, tối om, không nhà nào có
ánh đèn lửa.

- Không khí ảm đạm, tang tóc:
+ Mùi vị: vẩn lên mùi gây xác người, mùi ẩm mốc
rác rưởi, khét lẹt đốt đống rấm của những nhà có
người chết theo gió đưa vào….
+Âm thanh: tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết, tiếng
khóc hờ của những nhà có người chết, tiếng trống
thúc thuế
-> Không gian ảm đạm, thê lương, ngập đầy tử khí.

* Cái đói làm con người rơi vào hoàn cảnh đáng
thương:
- Khắp nơi:
+ Người chết như ngả rạ, những cái thây nằm còng
queo bên đường.
+ Những gia đình từ Nam Định, Thái Bình đội chiếu
dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, nằm
ngổn ngang khắp lều, chợ.
- Người xóm ngụ cư:
+ Khuôn mặt đói khát hốc hác, u tối, lũ trẻ ngồi ủ rũ;
Tràng mệt mỏi,…
+ Người đói dật dờ đi lại như những bóng ma
+ Người phụ nữ trở thành vợ nhặt.
-> Ranh giới giữa cái sống - cái chết quá mong
manh-> cõi dương lởn vởn hơi hướng cõi âm
=> Bức tranh nạn đói năm 1945 hiện lên thật bi
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

9





Vẻ đẹp tình người của các nhân vật?
- Nhóm 1: Cảm nhận của anh (chị) về
nhân vật Tràng? Chứng minh rằng
Tràng luôn khao khát hạnh phúc và
có ý thức xây dựng hạnh phúc.



* Tràng : Nhân vật được giới thiệu:
- Xấu xí, ngờ nghệch, vụng về-> thiên
nhiên hoang dã
- Kẻ ngụ cư, nhà nghèo, làm nghề kéo
xe – bị coi khinh, ruồng bỏ
Chỗ ở sơ sài
Tả Tràng ntn? Các chi tiết?
Thân hình to lớn, vập vạp … vừa đi
vừa nói lảm nhảm, ngữ mặt lên cười
Tình thương người :
Gặp người phụ nữ đói -> mời ăn




Sẵn sàng đối đầu cái đói để sống bình
thường

Thay đổi : lúng túng không biết nói
gì, vai nay xoa vai kia. Nói câu tình

tứ mà không nói nổi -> làm người
chai sạn thô nhám cũng thành trẻ em :
“ có mình tôi mấy u”, khoe chai dầu -
> ăn nói có vẻ chững chạc, hơn
ngoan ngoãn hơn ngày thường -> có
cuộc sống mới: có bổn phận gđ, có
mục đích chung người trong nhà ->
hắn thấy hắn nên người




Nhóm 2: Phân tích diễn biến tâm
trạng của nhân vật bà cụ Tứ
Nhóm cử đại diện trình bày.
GV yêu cầu nhóm khác nhận xét và
bổ sung.
GV nhận xét và chốt ý.

thảm. Qua đó nhà văn đã tố cáo sâu sắc tội ác của
bọn thực dân phát- xít.

b. Nội dung nhân đạo: trong cuộc sống mờ tối, lay
lắt người nông dân vẫn cưu mang đùm bọc nhau,

khát khao được sống, được yêu thương, hi vọng
bùng cháy.
* Tràng: tập trung niềm khát khao về mái ấm gia
đình của người nông dân.
- Hình ảnh nhân vật được khắc họa không gian chiều

tàn -> cuộc sống không ra sống. Vẻ ngoài tạo hóa
gọt dũa quá sơ sài( dc). Kẻ ngụ cư, nhà nghèo, làm
nghề kéo xe – bị coi khinh, ruồng bỏ, không lấy
được vợ.
- Giàu lòng yêu thương, sẵn sàng cưu mang, chia sẻ

người cùng cảnh ngộ( mời ăn, dẫn người phụ nữ về)
- Tình yêu của Tràng xuất phát từ tình thương người.
Tràng quyết định dẫn vợ về chính là sự khát khao
mãnh liệt được sống, được yêu thương, hi vọng về
mái ấm hạnh phúc:
+ Khi người đàn bà quyết định theo Tràng về: lúc
đầu cũng “chợn” , “tặc lưỡi: Chậc, kệ!”->

Khát
khao hạnh phúc, bất chấp sự đe doạ của cái đói, cái
chết
+ Khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư: khát khao hạnh
phúc
-> “mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường”,
“tủm tỉm cười”, “hai mắt thì sáng lên lấp lánh”
-> Trước con mắt tò mò của người dân trong xóm,
vẻ ngượng nghịu của người vợ, Tràng “thích ý lắm,
cái mặt cứ vênh lên tự đắc”
-> Tràng như “quên cả cảnh sống ê chề, tăm tối
hàng ngày”, trong lòng hắn “chỉ còn tình nghĩa với
người đàn bà đi bên
- Tình yêu, hạnh phúc đã làm Tràng thay đổi, thấy
mình nên người. Buổi sáng đầu tiên khi có vợ Tràng


nhận ra “xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới
mẻ, khác lạ”, Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó,
thấy có trách nhiệm với gia đình, nhận ra bổn phận
phải lo lắng cho vợ con sau này.
- Anh cũng nghĩ tới sự đổi thay cho dù vẫn chưa ý
thức thật đầy đủ: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám
người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới ”
=> Tập trung niềm khát khao về mái ấm gia đình
của người nông dân. Bắt đầu có hướng nhìn về
tương lai.
* Bà cụ Tứ:
- Một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con :
+ Bà lão hết sức ngạc nhiên khi thấy trong nhà có
một người đàn bà lạ chào mình bằng u.
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

10




Tình cảm của người mẹ
Nhìn cuộc hôn nhân đầy ấp nỗi lo của
người từng trải (nghĩ đến ông lão, con
gái út, cuộc đời mình) -> sợ hãi cho
con (không biết có nuôi nhau qua cái
đận này không)
Hp của con làm thay đổi mẹ : mặt nhẹ
nhỏm hơn, rạng rỡ hơn. Nói chuyện
mai sau, cũng muốn làm thay đổi

cuộc sống của mình




Nhóm 2: Cảm nhận của anh (chị) về
nhân vật người “vợ nhặt”? (trước và
sau khi làm vợ?). Nhân vật này có ý
nghĩa như thế nào trong truyện?


Nhóm cử đại diện trình bày.
GV yêu cầu nhóm khác nhận xét và
bổ sung.
GV nhận xét và chốt ý


Ban đầu Thị được tả : cong cớn, trơ
trẽn, sẵn sàng theo ngư
ời (qua câu
mời lơi) để nương dựa
-> theo Tràng : thẹn thùa, e dè
ngượng ngập (càu nhàu khẻ trong
miệng).
-> Về nhà khép nép lúng túng -> hiền
hậu -> có được tình thương dù không
tránh được cái nghèo : đảm đang,
siêng năng, có bổn phận với người
khác


Kiếp người cơm vãi cơm rơi
Biết đâu nẽo đất phương trời mà đi
Tố
Hữu
- Suy nghĩ về đoạn kết tác phẩm?
- Đánh giá chung về cả ba nhân vật?
Từ đó tìm hiểu tư tưởng của nhà văn.
- HS trả lời.
+ Khi hiểu ra, bà xót xa buồn tủi vì cảm thấy chưa
làm tròn bổn phận với con.
+ Người mẹ lo lắng không biết “chúng nó có nuôi
nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”
- Một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và
giàu lòng vị tha :
+ Bà cảm thông, chấp nhận con dâu.
+ An ủi, động viên các con: “ai giàu ba họ, ai khó
ba đời?”
- Một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai,
hạnh phúc.
+ Sáng hôm sau bà cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác
ngày thường.
+ Bà xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa.
+ Trong bữa cơm đón nàng dâu, bà “nói toàn chuyện
vui, toàn chuyện sung sướng về sau này”
=> Bà cụ Tứ là hiện thân cho nỗi khổ của con
người trong xã hội cũ. Song sáng ngời lên ở nhân
vật là tấm lòng của người mẹ rất mực yêu con, vun
vén cho hạnh phúc của con, bao dung nhân hậu,
đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào tương la.


* Vợ nhặt :
- Người phụ nữ không tên, không tuổi, không quê
hương, không gia đình, được gọi là thị, cô ả, người
đàn bà là một trong những nạn nhân của nạn đói.
- Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã khiến thị
chao chát, thô tục và chấp nhận làm vợ nhặt:
+ Vì đói khát cùng đường mà thị trở nên liều lĩnh,
trơ trẽn, không còn giữ được lòng tự trọng (cắm đầu
ăn một chập bốn bát bánh đúc)
+ Theo Tràng về làm vợ không cần cưới hỏi.
- Tuy nhiên trong sâu thẳm con người này vẫn khát
khao một mái ấm. Thị là một con người hoàn toàn
khác khi trở thành người vợ:
+ Trên đường về nhà Tràng, thị ngượng nghịu, chân
nọ bước díu cả vào chân kia.
+ Gặp mẹ Tràng: khép nép, cúi mặt, tay vân vê tà
áo,
+ Sáng hôm sau: thu dọn nhà cửa, phơi quần áo, quét
sân, gánh nước, chuẩn bị bữa ăn, thị vun vén cho tổ
ấm gia đình
-Đến với Tràng mong nơi nương tựa -> có thất vọng
trước cảnh túng quẫn của Tràng
=>Ba nhân vật có niềm khát khao sống và
hạnh phúc, niềm tin và hi vọng vào tương lai tươi
sáng ở cả những thời khắc khó khăn nhất, ranh
giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Qua các
nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: “dù kề
bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khát khao hạnh
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ


11

- GV nhận xét, chốt ý.




- Nêu những nghệ thuật đặc sắc của
tác phẩm?
- HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý.






- Nêu ý nghĩa văn bản?
- HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý.


- Câu hỏi tích hợp giáo dục kĩ năng
sống :
Trình bày cảm nhận, ấn tượng sâu
sắc của anh (chị) về giá trị nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm ?


- Hoạt động 3: HS Tổng kết

- HS đọc ghi nhớ SGK/33

phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống
và vẫn hi vọng ở tương lai”.
6. Nghệ thuật:
- Xây dựng được tình huống truyện độc đáo: Tình
huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của
truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các
nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh
động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
- Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp
dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lý tinh tế.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu
sức gợi.

3. Ý nghĩa văn bản
Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây
ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định:
ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng
về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm
gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.






III.TỔNG KẾT
- Trong cuộc sống đói nghèo tăm tối người lao động

vẫn gắng gượng vui sống, gắn bó nhau bằng tình yêu
thương.
- Lối kể chuyện nhẹ nhàng, gần gũi tâm tình phù hợp
người lao động.


III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Ở NHÀ
1. Hướng dẫn học bài: HS nắm nội dung phần ghi nhớ, củng cố nội dung chính của bài
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài: Soạn bài mới.

Giáo án ứng dụng dạy theo chủ đề

VỢ NHẶT
Kim Lân

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được tình cảnh sống thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm
1945 và niềm tin tương lai, sự yêu thương đùm bọc giữa những con người
nghèo khổ khi cận kề cái chết;
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

12

- Thấy được một số nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống : Tư duy sáng tạo : phân tích, bình luận về cá
tính sắc nét, về nghệ thuật tả cảnh, tả tình, cách kể chuyện tự nhiên, về cách xây
dựng nhân vật trong tác phẩm.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức
- Tình cảnh sống thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 và niềm

khao khát hạnh phúc gia đình, niềm tin vào cuộc sống, tình thương yêu đùm bọc
giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuậ t kể chuyện hấp dẫn, nghệ
thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
- Nhóm chủ đề: Hình ảnh người phụ nữ (số phận và vẻ đẹp người phụ nữ
trong xã hội cũ )
2.Kĩ năng
Củng cố, nâng cao các kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại.
III. NỘI DUNG LÊN LỚP
1. Ổn định, kiểm tra
2. Tiến trình tổ chức dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ
HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: tìm hiểu tiểu dẫn



Học sinh đọc trước ở nhà, đặt
câu hỏi gợi ý cho các em tìm
hiểu về tác giả
Chi tiết nào trong cuộc đời

để Kim Lân viết độc đáo về
nạn đói?
Tìm hình ảnh về nạn đói
1945?
Rèn luyện khả năng thu thập,
xử lý thông tin


Nhắc về nạn đói 1945 – ấn
tượng hãi hùng
KL : do hoàn cảnh gia đình khó
khăn phải bỏ học đi kiếm ăn
sớm.



Hoàn cảnh sáng tác?
I. TIỂU DẪN
1. Tác giả:
- Nguyễn Văn Tài (1920) – quê Bắc Ninh
- Nhà văn chuyên viết truyện ngắn, để lại ấn
tượng trong lòng bạn đọc .
- Đề tài:cuộc sống nông thôn và hình tượng
người nông dân.










2. Tác phẩm:
- Vợ nhặt : tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ
cư . 1962, in trong tập “Con chó xấu xí”
- Bối cảnh hiện thực: nạn đói khủng khiếp

năm Ất Dậu (1945)

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

13





Hoạt động 2: tìm hiểu văn bản

Đọc phân vai
Học sinh được hòa vào không
khí câu chuyện

Đầu -> thành vợ thành chồng :
tràng đưa vợ về nhà ra
Tiếp -> xe bò về : Tràng nhớ lại
hoàn cảnh có vợ
Còn lại : tình thương của người
mẹ và lòng tin tưởng tương lai
đổi đời

Bài tập nhỏ: Tình huống
truyện là gì? Gợi cho em suy
nghĩ gì?


Hình ảnh nhân vật Tràng

trong đoạn mở đầu gợi cho em
ấn tượng gì?

Học sinh phải đọc thêm các
phần lượt của văn bản- rèn
luyện kỹ năng đọc văn bản



Tác giả xây dựng tình huống
trong câu chuyện như thế nào?







Học sinh trình bày hình ảnh

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc tóm tắt tác phẩm
2. Bố cục:






3. Nhan đề:

-Vợ nhặt: vợ nhặt được một cách tình cờ
ngẫu nhiên-> con người bị xem nhẹ, rẻ rúng-
>tình cảnh khốn cùng
-Vợ: người đáng trân trọng,là trung tâm xây
dựng tổ ấm-> Khát vọng sống.
=> Tình cảnh thê thảm của con người trong
nạn đói 1945. Sự cưu mang đùm bọc, khát
vọng hạnh phúc và niêm tin vào tương lai của
người nông dân
4. Tình huống truyện ->hướng phát triển
câu chuyện, chủ đề tác phẩm
“Vợ nhặt” tình huống éo le bi thảm, đầy
tình người:
- Tràng có vợ giữa lúc thiên hạ đói khát làm
mọi người ngạc nhiên, thương cảm.
- Tràng chỉ lấy được vợ khi người ta rơi vào
cái đói; hưởng hạnh phúc bên bờ cái chết ->
xót xa
-
=> Tình thương yêu, cưu mang người hoạn
nạn. Khát khao sống, niềm tin vào tương lai.
5. Phân tích nội dung:
a. Bức tranh hiện thực (giá trị tố cáo)
* Nạn đói khủng khiếp làm thay đổi bộ mặt
xóm ngụ cư:
- Cảnh vật được miêu tả trong màu sắc thê
lương của buổi chiều tàn:
+ Tối sầm lại vì đói khát
+ Xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút.
+ Hai bên dãy phố úp súp, tối om, không nhà

nào có ánh đèn lửa.
- Không khí ảm đạm, tang tóc:
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

14

sưu tầm về nạn đói 1945

Nạn đói được diễn tả trong tác
phẩm? Nhận xét về hình ảnh,
âm thanh, màu sắc của bức
tranh?
Có người nói rằng bức tranh
làng quê ngày đói được kết nối
bằng những mảng màu xám
xịt. Ý kiến của em Phần này
học sinh chuẩn bị và trình bày
trước lớp.
Rèn luyện kỹ năng trình bày ý
kiến cá nhân

- Trẻ con ủ rủ dưới xó tường
không buồn nhúc nhích
- Người xanh xám như những
bóng ma, chết như ngả rạ, nằm
ngổn ngang, chết còng queo
- Không khí vẫn lên mùi ẩm thối
của rác rưởi và mùi của xác chết
-> ánh sáng nhập nhòa, mù mờ
tăng thê lương – hình ảnh người

dật dờ -> cuộc sống bên bờ cái
chết – không khí vẩn mùi gây
xác chết-> cõi dương lởn vởn
hơi hướng cõi âm đáng sợ


- Cái đói làm con người
Đói -> vợ nhặt – ăn 4 bát mời ăn
mắt sáng
– lời đùa – theo
ngay





Gợi ý tích hợp kiến thức: Nạn
đói được nhắc đến trong
những tác phẩm nào mà em
+ Mùi vị: vẩn lên mùi gây xác người, mùi ẩm
mốc rác rưởi, khét lẹt đốt đống rấm của
những nhà có người chết theo gió đưa vào….

+Âm thanh: tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết,
tiếng khóc hờ của những nhà có người chết,
tiếng trống thúc thuế
-> Không gian ảm đạm, thê lương, ngập đầy
tử khí.
* Cái đói làm con người rơi vào hoàn cảnh
đáng thương:

- Khắp nơi:
+ Người chết như ngả rạ, những cái thây nằm
còng queo bên đường.
+ Những gia đình từ Nam Định, Thái Bình
đội chiếu dắt díu nhau lên xanh xám như
những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều,
chợ.
- Người xóm ngụ cư:
+ Khuôn mặt đói khát hốc hác, u tối, lũ trẻ
ngồi ủ rũ; Tràng mệt mỏi,…
+ Người đói dật dờ đi lại như những bóng ma
+ Người phụ nữ trở thành vợ nhặt.
-> Ranh giới giữa cái sống - cái chết quá
mong manh-> cõi dương lởn vởn hơi hướng
cõi âm
=> Bức tranh nạn đói năm 1945 hiện lên
thật bi thảm. Qua đó nhà văn đã tố cáo
sâu sắc tội ác của bọn thực dân phát- xít.

b. Nội dung nhân đạo: trong cuộc sống mờ
tối, lay lắt người nông dân vẫn cưu mang
đùm bọc nhau, khát khao được sống,
được yêu thương, hi vọng bùng cháy.
* Tràng: tập trung niềm khát khao về mái
ấm gia đình của người nông dân.
- Hình ảnh nhân vật được khắc họa không
gian chiều tàn -> cuộc sống không ra sống.
Vẻ ngoài tạo hóa gọt dũa quá sơ sài( dc). Kẻ
ngụ cư, nhà nghèo, làm nghề kéo xe – bị coi
khinh, ruồng bỏ, không lấy được vợ.

- Giàu lòng yêu thương, sẵn sàng cưu mang,
chia sẻ người cùng cảnh ngộ( mời ăn, dẫn
người phụ nữ về)
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

15

biết? So sánh cách phản ánh
nạn đó ấy?
Học sinh phải nhớ lại kiến
thức:
-Tuyên ngôn độc lập: “…
hơn hai triệu đồng bào ta chết
đói”
-> dẫn chứng trong văn chính
luận.
- Vợ nhặt: Tái hiện hiện thực

Rèn luyện kỹ năng so sánh,
tích hợp kiến thức





Vẻ đẹp tình người của các nhân
vật?
- Nhóm 1: Cảm nhận của anh
(chị) về nhân vật Tràng?
Chứng minh rằng Tràng luôn

khao khát hạnh phúc và có ý
thức xây dựng hạnh phúc.



Tả Tràng ntn? Các chi tiết?
Thân hình to lớn, vập vạp …
vừa đi vừa nói lảm nhảm, ngữ
mặt lên cười
Tình thương người :
Gặp người phụ nữ đói -> mời ăn




Sẵn sàng đối đầu cái đói để sống
bình thường

Thay đổi : lúng túng không biết
nói gì, vai nay xoa vai kia. Nói
- Tình yêu của Tràng xuất phát từ tình
thương người. Tràng quyết định dẫn vợ về
chính là sự khát khao mãnh liệt được sống,
được yêu thương, hi vọng về mái ấm hạnh
phúc:
+ Khi người đàn bà quyết định theo Tràng
về: lúc đầu cũng “chợn” , “tặc lưỡi: Chậc,
kệ!”->

Khát khao hạnh phúc, bất chấp sự đe

doạ của cái đói, cái chết
+ Khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư: khát khao
hạnh phúc
-> “mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác
thường”, “tủm tỉm cười”, “hai mắt thì sáng
lên lấp lánh”
-> Trước con mắt tò mò của người dân trong
xóm, vẻ ngượng nghịu của người vợ, Tràng
“thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc”
-> Tràng như “quên cả cảnh sống ê chề, tăm
tối hàng ngày”, trong lòng hắn “chỉ còn tình
nghĩa với người đàn bà đi bên
- Tình yêu, hạnh phúc đã làm Tràng thay đổi,
thấy mình nên người. Buổi sáng đầu tiên khi
có vợ Tràng nhận ra “xung quanh mình có
cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ”, Tràng
cảm thấy yêu thương và gắn bó, thấy có trách
nhiệm với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo
lắng cho vợ con sau này.
- Anh cũng nghĩ tới sự đổi thay cho dù vẫn
chưa ý thức thật đầy đủ: “Trong óc Tràng
vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp
phới ”
=> Tập trung niềm khát khao về mái ấm
gia đình của người nông dân. Bắt đầu có
hướng nhìn về tương lai.
* Bà cụ Tứ:
- Một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương
con :
+ Bà lão hết sức ngạc nhiên khi thấy trong

nhà có một người đàn bà lạ chào mình bằng
u.
+ Khi hiểu ra, bà xót xa buồn tủi vì cảm thấy
chưa làm tròn bổn phận với con.
+ Người mẹ lo lắng không biết “chúng nó có
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

16

câu tình tứ mà không nói nổi ->
làm người chai sạn thô nhám
cũng thành trẻ em : “ có mình
tôi mấy u”, khoe chai dầu -> ăn
nói có vẻ chững chạc, hơn
ngoan ngoãn hơn ngày thường -
> có cuộc sống mới: có bổn
phận gđ, có mục đích chung
người trong nhà -> hắn thấy hắn
nên người




Nhóm 2: Phân tích diễn biến
tâm trạng của nhân vật bà cụ
Tứ
Nhóm cử đại diện trình bày.
GV yêu cầu nhóm khác nhận xét
và bổ sung.
GV nhận xét và chốt ý.


Rèn luyện kỹ năng làm văn:
phân tích nhân vật


Tình cảm của người mẹ
Nhìn cuộc hôn nhân đầy ấp nỗi
lo của người từng trải (nghĩ đến
ông lão, con gái út, cuộc đời
mình) -> sợ hãi cho con (không
biết có nuôi nhau qua cái đận
này không)
Hp của con làm thay đổi mẹ :
mặt nhẹ nhỏm hơn, rạng rỡ hơn.
Nói chuyện mai sau, cũng muốn
làm thay đổi cuộc sống của
mình




Nhóm 2: Cảm nhận của anh
nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát
này không”
- Một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao
dung và giàu lòng vị tha :
+ Bà cảm thông, chấp nhận con dâu.
+ An ủi, động viên các con: “ai giàu ba họ,
ai khó ba đời?”
- Một con người lạc quan, có niềm tin vào

tương lai, hạnh phúc.
+ Sáng hôm sau bà cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh
khác ngày thường.
+ Bà xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa.
+ Trong bữa cơm đón nàng dâu, bà “nói toàn
chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau
này”
=> Bà cụ Tứ là hiện thân cho nỗi khổ của
con người trong xã hội cũ. Song sáng ngời
lên ở nhân vật là tấm lòng của người mẹ rất
mực yêu con, vun vén cho hạnh phúc của
con, bao dung nhân hậu, đầy niềm lạc
quan, tin tưởng vào tương la.

* Vợ nhặt :
- Người phụ nữ không tên, không tuổi, không
quê hương, không gia đình, được gọi là thị,
cô ả, người đàn bà là một trong những nạn
nhân của nạn đói.
- Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã
khiến thị chao chát, thô tục và chấp nhận làm
vợ nhặt:
+ Vì đói khát cùng đường mà thị trở nên liều
lĩnh, trơ trẽn, không còn giữ được lòng tự
trọng (cắm đầu ăn một chập bốn bát bánh
đúc)
+ Theo Tràng về làm vợ không cần cưới hỏi.
- Tuy nhiên trong sâu thẳm con người này
vẫn khát khao một mái ấm. Thị là một con
người hoàn toàn khác khi trở thành người vợ:


+ Trên đường về nhà Tràng, thị ngượng
nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia.
+ Gặp mẹ Tràng: khép nép, cúi mặt, tay vân
vê tà áo,
+ Sáng hôm sau: thu dọn nhà cửa, phơi quần
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

17

(chị) về nhân vật người “vợ
nhặt”? (trước và sau khi làm
vợ?). Nhân vật này có ý nghĩa
như thế nào trong truyện?


Nhóm cử đại diện trình bày.
GV yêu cầu nhóm khác nhận
xét và bổ sung.
GV nhận xét và chốt ý

Ban đầu Thị được tả : cong cớn,
trơ trẽn, sẵn sàng theo người
(qua câu mời lơi) để nương dựa

-> theo Tràng : thẹn thùa, e dè
ngượng ngập (càu nhàu khẻ
trong miệng).
-> Về nhà khép nép lúng túng ->
hiền hậu -> có được tình thương

dù không tránh được cái nghèo :
đảm đang, siêng năng, có bổn
phận với người khác

- Suy nghĩ về đoạn kết tác
phẩm?
Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu
chi tiết nghệ thuật.

- Đánh giá chung về cả ba nhân
vật? Từ đó tìm hiểu tư tưởng
của nhà văn.
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
- Câu hỏi tích hợp giáo dục kĩ
năng sống :
Trình bày cảm nhận, ấn tượng
sâu sắc của anh (chị) về giá trị
nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm ? Câu chuyện cho em
suy nghĩ gì về cách hành xử,
thái đô sống của con người
trong những tình huống khó
áo, quét sân, gánh nước, chuẩn bị bữa ăn, thị
vun vén cho tổ ấm gia đình
-Đến với Tràng mong nơi nương tựa -> có
thất vọng trước cảnh túng quẫn của Tràng
=>Ba nhân vật có niềm khát khao sống
và hạnh phúc, niềm tin và hi vọng vào
tương lai tươi sáng ở cả những thời khắc

khó khăn nhất, ranh giới mong manh giữa
sự sống và cái chết. Qua các nhân vật, nhà
văn muốn thể hiện tư tưởng: “dù kề bên cái
đói, cái chết, người ta vẫn khát khao hạnh
phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào
sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai”.







6. Nghệ thuật:
- Xây dựng được tình huống truyện độc đáo:
Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát
triển của truyện, tác động đến tâm trạng,
hành động của các nhân vật và thể hiện chủ
đề của truyện.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng
cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
- Nhân vật được khắc họa sinh động, đối
thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lý tinh
tế.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc
và giàu sức gợi.

3. Ý nghĩa văn bản
Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít
đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và

khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết,
con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở
tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương
yêu, đùm bọc lẫn nhau.

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

18

khăn?

Rèn luyện kỹ năng ứng dụng
kiến thức vào thực tiễn

- Hoạt động 3: HS Tổng kết
- HS đọc ghi nhớ SGK/33






III.TỔNG KẾT
- Trong cuộc sống đói nghèo tăm tối người
lao động vẫn gắng gượng vui sống, gắn bó
nhau bằng tình yêu thương.
- Lối kể chuyện nhẹ nhàng, gần gũi tâm tình
phù hợp người lao động.



III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Ở NHÀ :
- Bài tập: Hướng học sinh tự do phát biểu nhận thức của mình
a Kiếp người cơm vãi cơm rơi
Biết đâu nẽo đất phương trời mà đi
Tố Hữu
Câu thơ của Tố Hữu đồng gợi cảm thông về số phận con người trước 1945.
Nhưng trong vợ nhặt các nhân vật có tìm được nẽo đi không?
b.Suy nghĩ của em về cái “chậc lưỡi – kệ” của Tràng và hình ảnh người phụ nữ
kéo cái nón tàng che nửa mặt?
- HS nắm nội dung phần ghi nhớ, củng cố nội dung chính của bài

Bài học kinh nghiệm
Giáo án ứng dụng dạy theo chủ đề đặt học sinh tự làm việc nhiều hơn. Các
em phải chuẩn bị bài kỹ trước khi học trên lớp. Đồng thời học sinh có điều kiện
phát huy năng lực tự học tập, năng lực hợp tác, trình bày ý kiến, ứng dụng kiện
thức, khám phá kiến thức mới trên cơ sở kiến thức đã học. Điều quan trọng là
đưa học sinh về đúng vị trí trung tâm trong phương pháp dạy học đổi mới.
Khi tôi áp dụng các hình thức hỏi, thảo luận, bài tập định hướng học sinh
tự lập học tập; khuyến khích các em tham gia bài học các em hứng thú hơn, tích
cực hơn. Bài viết của các em cũng được cãi thiện hơn. Hiệu quả vẫn còn khiêm
tốn nhưng tin chắc các em học được phương pháp tự học và ứng dụng mai sau
trong cuộc sống.
2.2. Bài tập xâu chuỗi chủ đề ( áp dụng trong phần ôn tập)
Ôn tập văn học học ta hướng các em hệ thống kiến thức theo chủ đề. Chẳng
hạn:
(1) Nội dung chủ đề: hình ảnh người phụ nữ
- Yêu cầu kiến thức: So sánh ba nhân vật phụ nữ trong Vợ chồng APhủ, Vợ
nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ


19

- Giáo viên giao phiếu học tập cho các em tự tìm hiểu


Nhân vật:
Mị
Nhân vật bà cụ
Tứ
Nhân vật:
người vợ nhặt
Nhân vật: người
đàn bà

Điểm
giống
nhau














Điểm
khác
nhau













giải














Điều
em
tâm
đắc











- Sau khi học sinh thu thập, xử lý thông tin, các em sẽ trình bày trước lớp.
Bài này yêu cầu các em làm việc theo nhóm, đại diện trình bày, các nhóm khác
thảo luận.
- Giáo viên sẽ ra bài tập cho các em làm tại lớp:
Hãy viết khoảng 10 đến 12 câu trình bày chi tiết nào, viết về nhân vật nào
làm em xúc động nhất
(2) Nội dung chủ đề: chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm: Rừng
xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn
Thi và những tác phẩm em đã học, đã đọc ( Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh
Khuê, Mảnh trăng cuối rừng- Nguyễn Minh Châu…)
- Phiếu học tập

Nhân vật Tnú

Nhân vật Chiến Nhân vật Việt Nhân vật Dít


Điểm
giống
nhau












PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

20


Điểm
khác
nhau














giải













Điều
em
tâm
đắc












- Bài tập:tìm điểm chung nhất của các nhân vật trong những tác phẩm ấy.
Cảm nhận một vẻ đẹp của nhân vật em yêu thích nhất.
- Bài tập 2: Nhận xét của em về nhân vật cụ Mết và chú Năm. Từ đó em
suy nghĩ gì về vai trò giữ gìn truyền thống gia đình, dân tộc của hai nhân vật
này?
( 4) Lập bảng hệ thống kiến thức
Tác phẩm -
Tác giả
-Thể loại
- PTBĐ
- Hoàn cảnh
sáng tác
- Tác dụng
Nội dung cơ
bản
Nghệ thuật
- Tuyên ngôn
độc lập

- …
Chính luận
Nghị luận
… … …


(5) Nội dung chủ đề: hình ảnh người lính thời chống Pháp.( Đồng Chí-
Chính Hữu, Tây Tiến- Quang Dũng, Nhớ- Hồng Nguyên…)
- Nhận xét điểm chung cơ bản nhất của anh lính cụ Hồ
- Nét riêng của người lính trong các tác phẩm em tìm hiểu được.
- Đóng góp của Quang Dũng: anh lính cụ Hồ xuất thân từ tầng lớp trí thức
Sau k hi cho các em làm việc, trình bày, giáo viên phải có nhận xét, đánh giá.
Giáo viên cũng nên cung cấp một số tham khảo để học sinh nắm vững kiến thức
hơn.
Phần cho học sinh tham khảo
So sánh thị- Mị, A phủ- Tràng trong Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt

1, Điểm giống nhau giữa hai tác phẩm:
- Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử dân tộc.
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

21

- Cùng viết về người nông dân nghèo trong cảnh ngộ khốn khổ.
- Hai tác phẩm cùng vẽ ra hành trình đến với cách mạng, đến với hạnh phúc của những
con người tưởng như đã bị đẩy vào bước đường cùng. Chính hoàn cảnh tăm tối, cuộc sống
nghiệt ngã đã viết nên thiên tình sử của Mị - A Phủ, Thị - Tràng.
- Chứa đựng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc.
2, Phân tích nhân vật:
a, A Phủ và Tràng:
* Điểm giống:
+ Đều là những người nông dân nghèo, thật thà, chất phác, giản dị, nuôi sống bản thân và
gia đình bằng bàn tay lao động của mình
+ Là những người cùng cảnh ngộ:
- A Phủ từ nơi khác lưu lạc đến Hồng Ngài, làm thuê, làm mướn.
- Tràng bị dồn đuổi bởi cái đói dừng chân, dựng nhà ở cuối xóm ngụ cư, bên bờ sông.

-> Cuộc sống của họ bấp bênh; do hoàn cảnh, do nghèo khó nên họ khó có thể lấy được
vợ.
+ Bị đè nén bởi tư tưởng cai trị của giai cấp thống trị:
- Tràng không dám cướp thóc bỏ trốn khi có cơ hội.
- A Phủ không bước qua khỏi lời nguyền, trở thành kẻ ở gạt nợ cho thống lí Pá Tra; nhẫn
nhục chịu đựng như con trâu, con ngựa.
+ Giàu ước mơ và khát vọng:
- Tràng vượt lên mọi hoàn cảnh: tàn khốc của XH; Khổ cực của bản thân; tăm tối của
cuộc sống để đến với hạnh phúc, đến với mái ấm gia đình, với thiên chức làm người cao cả
"Trong một lúc Tràng như quên những cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói
khát đang đe doạ trong lòng hắn chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên". Tràng xôn xao,
phấn khởi, sung sướng với hạnh phúc của đời mình. Khi cái đói đeo bám, cái chết đe doạ,
Tràng vẫn không thôi nâng niu những giá trị cao cả của cuộc sống.
- A Phủ: Dù khó lấy được vợ vì quá nghèo nhưng cái nghèo không kìm nén được bước
chân của những con người biết tự mình vượt lên khỏi hoàn cảnh để được sống đúng ý nghĩa
của cuộc sống. A Phủ cùng đám bạn rong ruổi theo những cuộc chơi khi mùa xuân về. Cùng
thổi kèn thổi sáo; cùng réo rắt những bản tình ca gọi bạn đi chơi…Khi bị trói, nhận thức được
cảnh ngộ của mình A Phủ đã khóc. Giọt nước mắt của sự cam chịu, bất lực, đồng thời cũng là
giọt nước mắt khóc cho những ước vọng không thành, giọt nước mắt uất hận khi bị ch2
đạp….Khi được Mị cắt dây trói, A Phủ khuỵ xuống, nhưng rồi khát vọng sống lại khiến anh
quật sức, vùng lên chạy. Đó là sự tiếp sức của lòng ham sống của, của khát vọng tự do.
+ Đều hướng về ánh sáng cách mạng:
-CM đã soi đường chỉ lối cho A Phủ, đến Phiềng Sa, A Phủ trở thành một anh du kích
dũng cảm, kiên cường -> Anh có được tự do, hạnh phúc.
- Tràng chưa trở thành một anh du kích nhưng cuối tác phẩm tronh óc anh đã nghĩ tới
đám người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới-> Tác giả đã gieo hạt giống hi vọng mãnh
liệt vào tâm hồn Tràng, nhất định ngày mai trong đoàn quân của những người đói kéo nhau đi
trên đê Sộp sẽ có Tràng, bà cụ Tứ và thị -> họ sẽ thoát khỏi đói nghèo và cuộc sống nô lệ.
* Điểm khác nhau:
+ Trong Vợ nhặt Tràng là nhân vật chính còn trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ, A Phủ

là nhân vật phụ.
+ Tràng là anh nông dân nghèo trong nạn đói 1945 ở miền xuôi dưới sự cai trị trực tiếp
của bọn thực dân, phát xít. A Phủ là người dân lao động miền núi, sống dưới sự cai trị của
bọn chúa đất phong kiến, chúng lợi dụng cường quyền và thần quyền để biến những người
dân nghèo thành nô lệ không công cho chúng, hết đời này sang đời khác.
+ Tràng được tác giả tập trung khắc hoạ bởi những diễn biến tâm lí phức tạp còn A Phủ
lại được nhà văn Tô Hoài miêu tả bằng những hành động cụ thể, sinh động.
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

22

b, Thị và Mị:
* Điểm giống
+ Cả hai đều là nhân vật điển hình cho thân phận, số phận những người phụ nữ dưới ách
thống trị của thực dân Pháp. Mị điển hình cho hoàn cảnh của người phụ nữ vùng cao Tây
Bắc, thị điển hình cho cảnh ngộ người phụ nữ trong nạn đói 1945.
+ Bị đẩy vào bước đường cùng:
- Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị phải đau đớn chấp nhận phận làm dâu gạt nợ; Vì
cha mẹ không có tiền trả cho nhà giàu, Mị phải trả bằng cả tuổi trẻ, hạnh phúc, tự do của
mình.
- Vì cái đói dồn đuổi, cái chết đeo bám, thị trở thành một người phụ nữ không có gì cả:
không tên, không gốc gác, gầy vêu rách như tổ đỉa, không tư thế, không luôn cả tự trọng…
+ Giàu lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc:
- Mị yêu đời yêu cuộc sống tự do, không ham giàu sang phú quý: Xin bố đừng gả con cho
nhà giàu, sẵn sàng làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Khi bị ép về nhà Pá tra, Mị đã định
quyên sinh bằng lá ngón để giải thoát khỏi cuộc sống tù túng, thiếu tự do và không có tình
yêu đích thực.
Khi mùa xuân đến, Mị đã hồi sinh (….) và Mị muốn đi chơi. Khi bị A Sử trói đứng vào
cột, Mị như không biết mình đang bị trói, vẫn thổn thức vẫn bồi hồi. Nhìn thấy dòng nước
mắt chảy xuống hai hõm má đen xạm của A Phủ, niềm khao khát tự do lại trỗi dậy mãnh liệt

thôi thúc Mị cắt dây trói, cứu A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời.
- Đối với thị, lần đầu làm quen Tràng bởi câu hò chơi cho đỡ nhọc của anh và bởi những
lời trêu ghẹo của bạn bè, thị ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng rồi liếc mắt cười tít -> Thị
mong chờ một cái gì đó dù chỉ là mong manh cho tương lai tăm tối của mình.
Lần thứ hai gặp Tràng, thị đã sẵn sàng bỏ qua ý thức về danh dự về nhân phẩm; thị chao
chát chỏng lỏn, thị sấn sổ, thị trơ trẽn không biết xấu hổ là gì, thị xem miếng ăn là tất cả "cắm
đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng trò chuyện gì" rồi không băn khoăn, thị gật đầu
theo không Tràng về làm vợ chỉ với một suy nghĩ cho khỏi đói, để được sống.
Sáng hôm sau thị trở thành một cô dâu hiền thục, dịu dàng, đúng mực và có trách nhiệm
với gia đình: Thị bắt đầu vun vén cho tổ ấm " quét dọn sân nhà sạch sẽ, gánh nước đổ đầy
ang nước". Tình người và những khao khát nhân bản đã làm nên điều kì diệu
+ Tin tưởng vào ánh sáng CM:
- Mị rời khỏi Hồng Ngài được giác ngộ CM.
- Thị vững tin vào một ngày mai tươi sáng, yên ấm; khi một ngày mới, một lá cờ đỏ tươi
thắm, một chân trời mới đang dần hiện hữu.
* Điểm khác:
+ Vị trí nhân vật: Mị là nhân vật chính được nhà văn Tô Hoài dày công khắc hoạ; Thị là
nhân vật phụ, là hiện thân của nạn đói
+ Hoàn cảnh: Thị bị cái đói rình rập, dồn đuổi mà sẵn sàng bỏ qua tất cả, lại sẵn sàng làm
một vật rẻ rúng để người ta đơn giản nhặt về làm vợ Mị là người dân lao động nghèo miền
núi, sống dưới ách thống trị cường quyền, thần quyền của bọn chúa đất phong kiến.
+ Mị được nhà văn khám phá phát hiện và mô tả bằng những diễn biến nội tâm tinh tế,
phức tạp. Nhân vật thị chủ yếu được khắc hoạ bằng ngoại hình và hành động.

So sánh hai nhân vật cụ Mết và chú Năm.
1. So sánh hai nhân vật.
* Giống nhau:
Cùng sống trong thời đất nước bị xâm lăng, cùng chứng kiến và chịu nhiều đau thương
mất mát do giặc Mĩ gây ra.
Cùng mang trong mình dòng máu anh hùng, yêu nước căm thù giặc Mĩ, tính cách đều rất

khẳng khái, hào sảng, bộc trực, giàu tình yêu thương.
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

23

Cùng là thế hệ đi trước, là người lưu giữ, nhắc nhở giáo dục cháu con về truyền thống
(kể chuyện Tnú, kể chuyện gia đình, ghi sổ những chiến công của gia đình), dẫn dắt các thế
hệ sau noi theo truyền thống yêu nước, đánh giặc, là linh hồn của tập thể anh hùng, rất chín
chắn, tỉnh táo, được nhân dân, cháu con kính trọng, nghe theo.(Dẫn chứng )
- Đều có lòng tự hào về quê hương, con người quê hương.(Dẫn chứng )
* Nét riêng
Nhân vật cụ Mết
Cụ Mết là một già làng quắc thước, “sáu mươi tuổi rồi mà tiếng nói vẫn ồ ồ, dội vang
trong lồng ngực”, râu “đã dài tới ngực và vẫn đen bóng”, mắt sáng và xếch ngược, ở trần,
“ngực căng như một cây xà nu lớn”. Cách nói cũng khác lạ (nói như ra lệnh; không bao giờ
khen “tốt! giỏi!”, nhừng khi vừa ý cũng chỉ nói “được”.
Cụ tin tưởng mãnh liệt vào dân tộc mình, quê hương mình. Theo cụ, “không cây gì mạnh
bằng cây xà nu đất ta”, và thứ gạo mà dân tộc Strá làm ra là thứ gạo ngon nhất rừng núi này.
Cụ Mết chính là linh hồn của dân làng Xô Man. Cụ là người lưu giữ truyền thống của
cộng đồng, dìu dắt các thế hệ nối tiếp nhau sống xứng đáng với truyền thống.
-> Cụ Mết chính là nhân vật tượng trưng cho lịch sử, cho truyền thống hiên ngang, bất
khuất, cho sức sống bền bỉ của dân làng Xô Man. Cụ Mết có những nét gần gũi với các nhân
vật tù trưởng hùng mạnh thể hiện khát vọng, hoài bão của cả cộng đồng trong một số sử thi
Tây Nguyên. Viết về cụ Mết, tác giả đã phát huy cao độ sức mạnh bút pháp sử thi với cảm
hứng lãng mạn lí tưởng hóa; mặc dù đây là một già làng có thật, người đã lập nhiều thành tích
xuất sắc trong kháng chiến chống Pháp (có thể sánh ngang với anh hùng Núp) ở làng Xóp
Dùi, tỉnh Kon Tum.
Nhân vật chú Năm
Chú Năm thể hiện đầy đủ bản tính tự nhiên của người nông dân Nam bộ hiền lành chất
phát, giàu cảm xúc mơ mộng, nội tâm. Một người từng trải qua đắng cay của cuộc đời làm

mướn trước cách mạng, để thành bản tính ít nói. Đau thương hằn sâu từ cuộc đời gian khổ và
tư cách chứng nhân của tội ác của thằng Tây, thằng Mĩ và bọn tay sai phải chăng đã làm nên
nét đa cảm trong gương mặt với đôi mắt lúc nào cũng mở to, mọng nước. Chất Nam Bộ rặt
trong con người ông thể hiện qua việc hay sự tích cho con cháu, và kết thúc câu chuyện bao
giờ cũng hò lên mấy câu.
Nét đặc biệt độc đáo ở người đàn ông này là có sổ ghi chép chuyện gia đình. Cuốn sổ ghi
đầy đủ những chuyện thỏn mỏn của nhiều thế hệ, như minh chứng cho tấm lòng thuần hậu
của ông. Đó còn là những trang ghi chép tội ác của kẻ thù gây ra, những chiến công của từng
thành viên, như một biên niên sử. Bản thân ông cũng chính là một trang sử sống, khi gửi
gắm, nhắn nhủ cho hai chị em Chiến và Việt: “chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để
rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó…”. Nhân vật đã thể hiện vẻ đẹp của
tấm lòng sắt son, ý thức trách nhiệm của thế hệ đi trước.
Truyện kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam bộ có truyền thống yêu
nước, căm thù giặc, thủy chung sắc son với quê hương, cách mạng.
Câu nói của chú Năm: “chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chi cho
mỗi đứa một khúc mà ghi vào đó” đã khái quát một trong những phương diện cơ bản nhất chủ
đề của truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”.
* Đánh giá chung
Nghệ thuật xây dựng 2 nhân vật đều giàu tính sử thi
Hai nhân vật tiêu biểu cho tính cách anh hùng của nhân dân Việt Nam, liên hệ với hình
tượng các bô lão đời Trần trong hội nghị Diên Hồng

×