I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM
NGUYN TIN V
NGHIÊN CứU LƯợNG CARBON
TíCH LũY CủA RừNG VầU ĐắNG (INDOSASA
ANGUSTATA MC.CLURE) TạI X! TÂN THịNH,
HUYệN ĐịNH HóA, TỉNH THáI NGUYÊN
KHểA LUN TT NGHIP I HC
H o to : CHNH QUY
Chuyờn ngnh : LM NGHIP
Khoa : LM NGHIP
Khúa hc : 2010 - 2014
THI NGUYấN, 2014
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN TIẾN VŨ
“NGHIÊN CỨU LƯỢNG CARBON
TÍCH LŨY CỦA RỪNG VẦU ĐẮNG (INDOSASA
ANGUSTATA MC.CLURE) TẠI XÃ TÂN THỊNH,
HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn: 1. ThS. NGUYỄN ĐĂNG CƯỜNG
2. TS. NGUYỄN THANH TIẾN
Khoa Lâm nghhệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
XÁC NHẬN CỦA TẬP THỂ GVHD Người viết cam đoan
Nguyễn Tiến Vũ
XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
(Ký, họ và tên)
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp - trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, của giáo viên hướng dẫn và xuất phát từ nguyện
vọng của bản thân tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu lượng Carbon
(C) tích lũy của rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc. Clure) tại xã Tân
Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp. Đặc biệt là sự chỉ bảo
hướng dẫn của thầy giáo Th.S Nguyễn Đăng Cường và TS. Nguyễn Thanh
Tiến đã rất tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài trong thời gian nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí cán bộ tại
UBND xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và các hộ gia đình
tại địa bàn nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình tôi thực hiện đề tài tại địa phương.
Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực học tập, nghiên cứu, nhưng do trình độ
và thời gian còn hạn chế, nên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi thiếu sót,
rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các
bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Tiến Vũ
iii
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Mục đích nghiên cứu 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Tổng quan nghiên cứu 4
2.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới 4
2.1.1.1. Nghiên cứu về sinh khối 4
2.1.1.2. Nghiên cứu về khả năng tích lũy Carbon 5
2.1.2. Ở Việt Nam 7
2.1.2.1. Nghiên cứu về sinh khối 7
2.1.2.2. Nghiên cứu về khả năng tích lũy Carbon 9
2.1.2.3. Nghiên cứu về cây Vầu đắng 10
2.1.3. Nhận xét, đánh giá chung 13
2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 14
2.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 14
2.2.1.1. Vị trí địa lý 14
2.2.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn 14
2.2.1.3. Đặc điểm địa hình 15
2.2.1.4. Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng: 15
2.2.2. Tình hình dân cư kinh tế 15
2.2.2.1. Dân tộc, dân số và lao động 15
2.2.2.2. Giao thông và cơ sở hạ tầng 15
2.2.2.3. Văn hóa - giáo dục 16
2.2.2.4. Thu nhập và đời sống 16
iv
2.2.3. Nhận xét và đánh giá chung 18
2.2.3.1. Những yếu tố thuận lợi 18
2.2.3.2. Khó khăn 18
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
3.3. Nội dung nghiên cứu 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu 19
3.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu 19
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 20
3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 20
3.4.2.2 Phương pháp lập ô tiêu chuẩn 20
3.5.2.3. Phương pháp nội nghiệp 24
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
4.1. Một số quy luật kết cấu lâm phần rừng vầu đắng tại xã Tân Thịnh,
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 27
4.1.1. Quy luật phân bố 27
4.1.1.1. Quy luật phân bố N/D 27
4.1.1.2. Quy luật phân bố N/H 28
4.1.2. Quy luật tương quan H- D 29
4.2. Đặc điểm sinh khối tươi của rừng vầu đắng tại xã Tân Thịnh, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 30
4.2.1. Đặc điểm sinh khối tươi của lâm phần vầu đắng 30
4.2.2. Đặc điểm sinh khối tươi của cây bụi thảm tươi và thảm mục 33
4.2.2.1. Đặc điểm sinh khối tươi của cây bụi thảm tươi 33
4.2.2.2. Đặc điểm sinh khối tươi của vật rơi rụng 35
v
4.3. Đặc điểm sinh khối khô của rừng vầu đắng tại xã Tân Thịnh, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 36
4.3.1. Đặc điểm sinh khối khô của lâm phần vầu đắng 36
4.3.2. Đặc điểm sinh khối khô của cây bụi thảm tươi và thảm mục 39
4.3.2.1. Đặc điểm sinh khối khô của cây bụi thảm tươi 39
4.3.2.2. Đặc điểm sinh khối tươi của vật rơi rụng 40
4.4. Lượng carbon tích lũy của rừng Vầu đắng thuần loài tại xã Tân
Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 42
4.4.1. Lượng Carbon tích lũy trong lâm phần vầu đắng 42
4.4.2. Cấu trúc carbon tích lũy trong cây bụi, thảm tươi 45
4.4.3. Cấu trúc carbon tích lũy trong vật rơi rụng 46
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
5.1. Kết luận 48
5.2. Kiến nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ của từ
CDM : Clean Development Mechanism
(Cơ chế phát triển sạch)
C : Carbon
Cs : công sự
D
1.3
: Đường kính ngang ngực bình quân
D
1.3
: Đường kính ngang ngực
H
dc
: Chiều cao dưới cành
H
vn
: Chiều cao vút ngọn
H
vn
: Chiều cao vứt ngọn bình quân
HĐND : Hội đồng nhân dân
IPCC : Intergovernmental Panel on Climate
KH : Kế hoạch
N : Mật độ
ODB : Ô dạng bản
OTC : Ô tiêu chuẩn
PCCCR : Phòng cháy chữa cháy
THCS : Trung học cơ sở
UBND : Ủy ban nhân dân
W
k
: Sinh khối khô
W
t
: Sinh khối tươi
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp phân bố N/D 27
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp phân bố N/H 28
Bảng 4.3. Bảng quy luật phân bố tương quan H/D 29
Bảng 4.4. Đặc điểm sinh khối tươi lâm phần Vầu đắng trên ba cấp tuổi 30
Bảng 4.5. Đặc điểm sinh khối tươi cây bụi thảm tươi lâm phần vầu đắng 34
Bảng 4.6. Đặc điểm sinh khối tươi vật rơi rụng lâm phần vầu đắng 35
Bảng 4.7. Đặc điểm sinh khối khô lâm phần Vầu đắng trên ba cấp tuổi 36
Bảng 4.8. Đặc điểm sinh khối khô cây bụi, thảm tươi lâm phần vầu đắng 39
Bảng 4.9. Đặc điểm sinh khối khô vật rơi rụng lâm phần vầu đắng 41
Bảng 4.10. Lượng carbon tích lũy của lâm phần vầu đắng ở ba cấp tuổi 42
Bảng 4.11. Cấu trúc carbon tích lũy trong cây bụi, thảm tươi 45
Bảng 4.12. Cấu trúc carbon tích lũy trong vật rơi rụng 46
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Phân bố bình quân số cây Vầu đắng theo cấp đường kính 28
Hình 4.2. Phân bố bình quân số cây theo cấp chiều cao 29
Hình 4.3. Biểu đồ sinh khối tươi lâm phần vầu đắng theo 3 cấp tuổi 31
Hình 4.4. Tỉ lệ sinh khối tươi của các bộ phận lâm phần vầu đắng cấp tuổi 1 32
Hình 4.5. Tỉ lệ sinh khối tươi của các bộ phận lâm phần vầu đắng cấp tuổi 2 32
Hình 4.6. Tỉ lệ sinh khối tươi của các bộ phận lâm phần vầu đắng cấp tuổi 3 33
Hình 4.7. Đặc điểm sinh khối tươi cây bụi, thảm tươi lâm phần vầu đắng 34
Hình 4.8. Đặc điểm sinh khối tươi vật rơi rụng lâm phần vầu đắng 35
Hình 4.9. Biểu đồ sinh khối khô lâm phần vầu đắng theo 3 cấp tuổi 37
Hình 4.10. Biểu đồ đặc điểm sinh khối khô lâm phần vầu đắng cấp tuổi 1 38
Hình 4.11. Biểu đồ đặc điểm sinh khối khô lâm phần vầu đắng cấp tuổi 2 38
Hình 4.12. Biểu đồ đặc điểm sinh khối khô lâm phần vầu đắng cấp tuổi 3 39
Hình 4.13. Biểu đồ sinh khối khô cây bụi, thảm tươi lâm phần vầu đắng 40
Hình 4.14. Biểu đồ sinh khối khô vật rơi rụng lâm phần vầu đắng 41
Hình 4.15. Biểu đồ lượng carbon tích lũy của lâm phần vầu đắng ở ba cấp tuổi 43
Hình 4.16. Biểu đồ lượng carbon giữa các bộ phận lâm phần cây vầu
đắng cấp tuổi 1 44
Hình 4.17. Biểu đồ lượng carbon giữa các bộ phận lâm phần cây vầu
đắng cấp tuổi 2 44
Hình 4.18. Biểu đồ lượng carbon giữa các bộ phận lâm phần cây vầu
đắng cấp tuổi 3 45
Hình 4.19. Biểu đồ trữ lượng carbon tích lũy của cây bụi, thảm tươi 46
Hình 4.20. Biểu đồ trữ lượng carbon tích lũy của vật rơi rụng 55
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng có vai trò to lớn đối với sự sống trên trái đất của chúng ta: cung
cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú của
động, thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm,… Một ha rừng hàng năm
tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy. Nếu như tất cả thực vật
trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là 64%)
thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay
44%) dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ
trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976) [17].
Nghiên cứu về khả năng tích lũy carbon trong các hệ sinh thái rừng
được tiến hành khá sớm với ý nghĩa quản lý chu trình carbon là nhân tố
quan trọng trong việc quản lý dinh dưỡng và năng suất rừng. Gần đây
nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ carbon (C) của rừng lại càng trở
nên quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Hiện nay, biến đổi khí hậu
đang đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của nhiều dân tộc trên khắp
hành tinh. Con người đang phải đối mặt với những tác động của biến đổi
khí hậu như: dịch bệnh đói nghèo, mất nơi ở, thiếu đất canh tác, sự suy
giảm đa dạng sinh học,…
Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân trực tiếp của sự biến đổi khí
hậu là do phát thải quá mức khí nhà kính, đặc biệt là CO
2.
Với diện tích rừng
ngày càng bị thu hẹp cộng với quá trình khai thác rừng không hợp lý chính là
nguyên nhân để lượng carbon tích tụ ngày càng nhiều. Theo tiến sỹ
Christopher Field: “Lượng carbon tích trữ trong hệ sinh thái rừng thấp dẫn
đến CO
2
trong khí quyển tăng nhanh hơn và quá trình nóng lên toàn cầu diễn
ra cũng nhanh hơn” và theo tuyên bố của tổ chức Thống kê Nam cực (BAS)
cho biết vào năm 2006 có gần 10 tỷ tấn CO
2
trong khí quyển trái đất, tăng
35% so với năm 1990.
2
Vì vậy các nghiên cứu carbon trở thành vấn đề trọng tâm của khoa học
kể từ khi mức độ phát thải khí CO
2
ngày càng tăng lên. Trên thực tế lượng
CO
2
hấp thụ của rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau: kiểu rừng, trạng
thái rừng, tuổi lâm phần, loài cây, giảm tác hại của hiệu ứng nhà kính đòi
hỏi phải có sự nghiên cứu, đánh giá, xác định sinh khối và trữ lượng carbon
trong từng kiểu rừng, loài cây làm cơ sở để lượng hóa kinh tế giá trị về môi
trường xã hội mà rừng mang lại.
Nghị định thư Kyoto với cơ chế phát triển sạch đã mở ra cơ hội cho
những nước đang phát triển như Việt Nam trong việc tiếp nhận đầu tư để thực
hiện các dự án lớn về phát triển rừng góp phần phát triển đất nước theo
hướng bền vững.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phái Bắc với sự phát triển của nhiều
nhà máy, khu công nghiệp lớn, đang gây sức ép hết sức nặng nề đến môi
trường không khí. Trong những năm gần đây được Đảng và Nhà nước quan
tâm tới công tác phát triển rừng, diện tích rừng của Thái Nguyên tăng đáng
kể. Hiện nay, vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm là sự gia tăng ô
nhiễm môi trường, lượng khí phát thải CO
2
ngày càng tăng ở các tỉnh có nền
công nghiệp phát triển như Thái nguyên. Vì vậy mà các viện nghiên cứu, các
trường đại học, các tổ chức, cá nhân, đang nỗ lực tham gia nghiên cứu công
trình khoa học góp phần hạn chế lượng phát thải CO
2
. Xuất phát từ thực tế
trên, nhằm đáp ứng một phần nhỏ đó tôi tiến hành khỏa sát thực tế trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên, được biết huyện Định Hóa có diện tích rừng Vầu Đắng
khá lớn, có khả năng tích tụ lượng carbon (C) cho toàn khu vực, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lượng carbon tích lũy của rừng Vầu Đắng
(Indosasa angustata Mc.Clure) tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh khối của loài cây Vầu Đắng (Indosasa
angustata Mc.Clure) tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái nguyên.
- Xác định được khả năng tích lũy carbon của loài cây Vầu Đắng (Indosasa
angustata Mc.Clure) tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
3
- Xác định mối tương quan giữa sinh khối và khả năng tích lũy carbon
của loài cây Vầu Đắng (Indosasa angustata Mc.Clure) tại xã Tân Thịnh,
huyện Định Hóa, tỉnh Thái nguyên.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Xác định được lượng carbon tích lũy của rừng Vầu Đắng (Indosasa
angustata Mc.Clure) tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
nhằm xác định giá trị của rừng thông qua việc xác định lượng carbon tích lũy,
đồng thời làm cơ sở khoa học cho thu phí dịch vụ môi trương rừng.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Qua quá trình thực hiện đề tài, sinh viên sẽ được thực hành việc nghiên
cứu khoa học, biết phương pháp phân bố thời gian hợp lý trong quá trình làm
việc. Đồng thời đây cũng là cơ sở để sinh viên có thể củng cố kiến thức đã
học trong nhà trương vào hoạt động thực tiễn nghiên cứu khoa học. Sau khi
hoàn thành đề tài sinh viên có thể học được các phương pháp, kỹ năng trong
lập kế hoạch, viết báo cáo, phân tích số liệu, Đây là những vấn đề rất cần
thiết cho công việc sau này.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Đề tài góp phần xác định được sinh khối và lượng carbon tích lũy của
loài cây Vầu Đắng (Indosasa angustata Mc.Clure) tại xã Tân Thịnh, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái nguyên. Đây là một phần nhỏ nhằm xác định được lượng
sinh khối và khả năng tích lũy carbon của rừng Vầu Đắng tại huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan nghiên cứu
2.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
2.1.1.1. Nghiên cứu về sinh khối
“Sinh khối là tổng trọng lượng của sinh vật sống trong sinh quyển hoặc
số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích, thể tích vùng”. Sinh khối là
một chỉ tiêu quan trọng thể hiện năng suất của rừng, sinh khối được dùng để
nghiên cứu một số chỉ tiêu khác như dinh dưỡng hoặc các chỉ tiêu về môi
trường rừng. Khi cơ chế phát triển sạch (CDM) xuất hiện, nghiên cứu sinh
khối giữ vai trò quan trọng hơn, được dùng để xác định lượng carbon hấp thụ
bởi thực vật rừng, góp phần định lượng giá trị môi trường do rừng mang lại.
Nghiên cứu sinh khối được thực hiện từ rất sớm, trước năm 1840, các
công trình nghiên cứu đã tập trung vào lĩnh vực sinh lý thực vật, nghiên cứu
quá trình quang hợp tạo nên vật chất hữu cơ từ nước, oxi và năng lượng ánh
sáng mặt trời.
Sự phát triển không ngừng của xã hội loài người, bước sang thế kỷ
XIX ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật của các ngành hóa phân tích,
hóa thực vật các nhà khoa học đã vận dụng nguyên lý tuần hoàn vật chất
trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên để áp dụng nghiên cứu sinh
khối rừng và bước đầu đã thu được những thành tựu đáng kể. Năm 1964,
Lieth đã thể hiện năng suất trên toàn thế giới bằng bản đồ năng suất, đồng
thời với sự ra đời của chương trình sinh học quốc tế “International Biology
Program” (1964) và chương trình con người và sinh quyển “Man and
Biosphere” (1971) đã tác động mạnh mẽ tới việc nghiên cứu sinh khối.
Những nghiên cứu trong giai đoạn này tập trung vào các đối tượng đồng
cỏ, savan, rừng rụng lá, rừng mưa thường xanh.
Dajoz (1971) đã tính toán năng suất sơ cấp của một số hệ sinh thái và
thu được kết quả như sau: Mía ở châu Phi: 67 tấn/ha/năm; Rừng nhiệt đới thứ
sinh ở Yangambi: 20 tấn/ha/năm; Savana cỏ Mỹ (Penisetum purpureum) châu
5
Phi: 30 tấn/ha/năm; Đồng cỏ tự nhiên ở Fustuca (Đức): 10,5 – 15,5 tấn/ha/năm;
Đồng cỏ tự nhiên Deschampia và Trifolium ở vùng ôn đới là 23,4 tấn/ha/năm;
Còn sinh khối (Biomass) của Savana cỏ cao Andrôpgon (cỏ Ghine): 5000 –
10000 kg/ha/năm; Rừng thứ sinh 40 - 50 tuổi ở Ghana: 362369 kg/ha/năm (
Dương Hữu Thời, 1992) [13].
2.1.1.2. Nghiên cứu về khả năng tích lũy Carbon
Trong vài thập kỷ trở lại đây vấn đề nóng lên của khí hậu toàn cầu đang
được quan tâm của toàn thế giới. Nó đang từng bước tác động tiêu cực đến sinh
vật và môi trường trên trái đất. Quá trình nóng lên của trái đất đã làm cho tất cả
các thành phần của môi trường bị biến đổi tiêu cực, nước biển dâng cao, hạn
hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra. Sự biến đổi môi trường sống đang tác động rất
xấu đến đời sống con người và tất cả các sinh vật khác trên trái đất.
Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu là không thể tránh khỏi. Hầu hết
các nhà khoa học môi trường cho rằng sự gia tăng đáng kể nồng độ các khí
nhà kính mà chủ yếu là khí CO
2
trong khí quyển là nguyên nhân gây ra hiện
tượng nóng lên toàn cầu. Hiện tượng này có thể sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng
thêm nhanh chóng từ 1,4 – 5,8
0
C trong giai đoạn 1990 - 2100.
Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại
và tích trữ, hay hấp thụ một lượng lớn carbon trong khí quyển. Theo thống kê,
toàn bộ diện tích rừng thế giới lưu giữ khoảng 283 Gt (Giga tấn) carbon trong
sinh khối và trong toàn hệ sinh thái rừng là 638 Gt (gồm cả trữ lượng carbon
trong đất tính đến độ sâu 30 cm). Lượng carbon này lớn hơn nhiều so với
lượng carbon trong khí quyển. Với chức năng này của rừng, hoạt động trồng
rừng, tái trồng rừng và quản lý bền vững các hệ sinh thái rừng được coi là một
trong các giải pháp quan trọng trong tiến trình cắt giảm KNK nêu ra trong hội
nghị thư Kyoto để tiến tới mục tiêu ngăn ngừa sự biến đổi khí hậu toàn cầu và
bảo vệ môi trường (Phan Minh Sang và cs, 2006) [10].
Kết quả đo lường của các nhà khoa học đã cho thấy thảm thực vật đã
thu giữ 1 trữ lượng CO
2
lớn hơn một nửa khối lượng chất khí đó sinh ra từ sự
đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch trên thế giới. Và từ nguyên liệu carbon này
hàng năm thảm thực vật trên Trái đất đã tạo ra được 150 tỷ tấn vật chất khô
6
thực vật. Khám phá này khẳng định thêm vai trò của cây xanh: việc trồng
nhiều cây xanh làm giảm hàm lượng dioxin carbon khí quyển hay ngược lại
việc phá rừng đã làm tăng hàm lượng đó trong khí quyển.
Trong các bể carbon ở phần lục địa, carbon hữu cơ chiếm phần lớn nhất
đạt tới 1500 PgC tính đến độ sâu 1 m và 2456 PgC tính đến độ sâu 2 m. Thảm
thực vật (650 Pg) và không khí (750 Pg) nhỏ hơn rất nhiều so với ở trong đất.
Carbon vô cơ chiếm khoảng 1700 Pg nhưng nó chủ yếu ở dưới dạng tương
đối bền nên ít thay đổi theo thời gian (Robert, 2001) [20].
Các nghiên cứu về phương pháp xác định lượng CO
2
hấp thụ của hệ
sinh thái rừng, K.G. MacDicken(1997) đã xác lập mô hình mối quan hệ giữa
sinh khối và các nhân tố đường kính, chiều cao, mật độ cây rừng. Năm 2002
Peteer Snowdon và cs đã xác định bốn bể chứa carbon sinh thái thực vật sống
trên mặt đất, cây bụi thảm tươi, trong rễ, đất, và đã đưa ra được phương pháp
thu thập mẫu cho mỗi bể chứa. Jenkins và cs vào năm 2004 đã lập được mối
tương quan giữa lượng carbon hấp thụ và đường kính ngang ngực cho các
loài cây khác nhau ở Bắc nước Mỹ, Đến năm 2007, Trung tâm Nông Lâm
kết hợp thế giới (ICRAF) đã phát triển phương pháp dự báo nhanh lượng
carbon lưu trữ thông qua việc giám sát thay đổi sự dụng đất bằng phân tích
ảnh viễn thám. (Vũ Tấn Phương và cs, 2008) [7].
Một nghiên cứu của Joyotee Smith và Sara J.Scherr (2002) đã định
lượng được lượng carbon lưu giữ trong các kiểu rừng nhiệt đới và trong các
loại hình sử dụng đất ở Brazil, Indonesia và Cameroon, bao gồm trong sinh
khối thực vật và dưới mặt đất từ 0 - 20 cm. Kết quả nghiên cứu cho thấy
lượng carbon lưu trữ trong thực vật giảm dần từ kiểu rừng nguyên sinh đến
rừng phục hồi sau nương rẫy và giảm mạnh đối với các loại đất nông nghiệp.
Trong khi đó phần dưới mặt đất lượng carbon ít biến động hơn, nhưng cũng
có xu hướng giảm dần từ rừng tự nhiên đến đất không có rừng [19].
Nghiên cứu lượng carbon lưu trữ trong rừng trồng nguyên liệu giấy,
Romain Piard (2005) đã tính lượng carbon lưu trữ dựa trên tổng sinh khối tươi
trên mặt đất, thông qua lượng sinh khối khô (không còn độ ẩm) bằng cách lấy
tổng sinh khối tươi nhân với hệ số 0,49, sau đó nhân sinh khối khô với hệ số
0,5 để xác định carbon lưu trữ trong cây.
7
Nghiên cứu sự biến động carbon của một số nhà khoa học đã cho
thấy rằng:
Công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và hệ thống về lượng
carbon tích lũy của rừng được thực hiện bởi Ilic (2000) và Mc Kenzie
(2001). Theo Mc Kenzie (2001), carbon trong hệ sinh thái rừng thường tập
trung ở bốn bộ phận chính: thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi
rụng, rễ cây và đất rừng.
Trong thực tế, những nghiên cứu của các nhà khoa học đều tiền hành
nghiên cứu lượng carbon trên sinh khối trên mặt đất và chung tổng thể cho
toàn lâm phần, kiểu rừng. Trong khi đó nghiên cứu cụ thể cho từng loài cây
cụ thể đặc trưng cho từng loại rừng, kiểu rừng thì chưa có nhiều.
2.1.2. Ở Việt Nam
2.1.2.1. Nghiên cứu về sinh khối
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu sinh khối rừng được tiến hành khá muộn,
tuy nhiên bước đầu cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cho tới nay
một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở nước ta như Keo tai tượng, Mỡ, Thông
mã vĩ, Thông nhựa và Keo lai,… đã được nhiều tác giả nghiên cứu lập biểu
cấp đất, biểu thể tích, quá trình sinh trưởng và sản lượng rừng. Đây là những
nghiên cứu ban đầu làm cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu sinh khối và tính
toán lượng hấp thụ CO
2
bởi các loại rừng trồng ở nước ta.
Công trình nghiên cứu “Sinh khối và năng suất rừng Đước” đã áp dụng
phương pháp “Cây mẫu” để nghiên cứu năng suất sinh khối một số quần xã
rừng Đước đôi (Rhizophora apiculata) tại vùng ven biển ngập mặn Minh Hải,
đây là đóng góp có ý nghĩa lớn về mặt lý luận và thực tiễn đối với việc nghiên
cứu sinh thái rừng ngập mặn nước ta (Nguyễn Hoàng Trí, 1986) [14].
Cũng sử dụng phương pháp “Cây mẫu” của Newboul D.J (1967), tác
giả Hà Văn Tuế (1994) đã nghiên cứu năng suất, sinh khối một số quần xã
rừng trồng nguyên liệu giấy tại vùng trung du Vĩnh Phúc [15].
Khi nghiên cứu công trình “Nghiên cứu cơ sở xác định sinh khối cây cá thể
và lâm phần Keo lá tràm (Acacia auriculiformis Cunn) tại tỉnh Thái Nguyên”, đã
lập các bảng tra sinh khối tạm thời phục vụ cho công tác điều tra kinh doanh
rừng, theo tác giả Vũ Văn Thông (1998) [12].
8
Khi nghiên cứu sinh khối rừng Đước, kết quả đã xác định được tổng
sinh khối khô rừng Đước ở Cà Mau là 327 m
3
/ha, tăng trưởng sinh khối bình
quân hàng năm là 9500 kg/ha, (Đặng Trung Tấn, 2001) [11].
Kết quả nghiên cứu Nguyễn Tuấn Dũng (2005), khi tiến hành nghiên
cứu sinh khối lâm phần Thông mã vĩ và lâm phần Keo lá tràm trồng thuần
loài tại Hà Tây đã cho thấy: Thông mã vĩ ở tuổi 20 có tổng sinh khối khô là
173,4 - 266,2 tấn và rừng Keo lá tràm trồng thuần loài 15 tuổi có tổng sinh
khối khô là 132,2 – 223,4 tấn/ha [2].
Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Tường
Vân (2004) [6] đã sử dụng biểu quá trình sinh trưởng và biểu sinh khối
(Biomass) để tính toán sinh khối cho một số loại rừng.
Khi nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
rừng trồng Keo tai tượng
(Acacia mangium) tại Tuyên Quang đã cho thấy sinh khối tươi trong các bộ
phận lâm phần Keo tai tượng có tỷ lệ khá ổn định, sinh khối tươi tầng cây cao
chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 75 – 79 %; sinh khối cây bụi thảm tươi chiếm tỷ
trọng 17 - 20 %; sinh khối vật rơi rụng chiếm tỷ trọng 4 – 5 %, (Nguyễn Duy
Kiên, 2007) [5].
Kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu sinh khối và khả năng cố định
carbon của rừng Mỡ (Manglietia conifera Dandy) trồng tại Tuyên Quang và
Phú Thọ” cho thấy, cấu trúc sinh khối cây cá thể Mỡ gồm 4 phần thân, cành,
lá và rễ, trong đó sinh khối tươi lần lượt là 60 %, 8 %, 7 % và 24 %; tổng sinh
khối tươi của một ha rừng trồng Mỡ dao động trong khoảng từ 53,4 - 309
tấn/ha, trong đó: 86 % là sinh khối tầng cây gỗ, 6 % là sinh khối cây bụi thảm
tươi và 8 % là sinh khối của vật rơi rụng (Lý Thu Quỳnh, 2007) [9].
Nếu tăng trưởng rừng đạt 15 m
3
/ha/năm, tổng sinh khối tươi và chất
hữu cơ của rừng sẽ đạt được xấp xỉ 10 tấn/ha/năm tương đương 15 tấn
CO
2
/ha/năm, (Hoàng Xuân Tý, 2004) [16].
Trong đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị
thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam” đã tiến
hành nghiên cứu năng suất sinh khối của một số loài cây trồng rừng như:
9
Mỡ, Thông đuôi ngựa, Thông nhựa, Keo lai, Keo lá tràm,… Kết quả đã
đánh giá được cấu trúc sinh khối cây cá thể và cấu trúc sinh khối lâm phần
rừng trồng, tìm hiểu rõ được mối quan hệ giữa sinh khối cây cá thể và lâm
phần với các nhân tố điều tra,… Góp phần quan trọng trong nghiên cứu
sinh khối rừng trồng và nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của một số
loài cây trồng rừng sản xuất chủ yếu ở nước ta hiện nay, (Võ Đại Hải và cs,
2009) [3].
2.1.2.2. Nghiên cứu về khả năng tích lũy Carbon
Mặc dù là những người đi sau trong lĩnh vực nghiên cứu về sinh khối
và khả hấp thụ carbon nhưng chúng ta đã có những thành công nhất định.
Với những quan điểm kế thừa có chọn lọc các phương pháp nghiên cứu của
các nhà khoa học đi trước chúng ta đã vận dụng linh hoạt những phương
pháp nghiên cứu đó vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Một số công trình
nghiên cứu điển hình gồm:
Đối tượng được quan tâm nghiên cứu đầu tiên là rừng Thông ba lá, bao
gồm các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lung, Ngô Đình Quế, Nguyễn Xuân
Quát,… Trong đó Nguyễn Xuân Quát (1985) đã dựa vào nghiên cứu rừng
Thông Ba lá chỉ ra rằng năng suất rừng tự nhiên cũng như rừng trồng có thể
cho 200 m
3
/ha trong luân kỳ 15 năm với lượng tăng trưởng đạt 10m
3
/ha/năm.
Nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của một số loại rừng trồng keo
(keo tai tượng, keo lá tràm,…). Rừng keo lai 3 - 12 tuổi (mật độ 800 - 1350
cây/ha) có lượng hấp thụ tương ứng là 60 – 407,37 tấn/ha. Rừng keo lá tràm
có khả năng hấp thụ 66,2 – 292,39 tấn/ha tương ứng với các tuổi từ 5 - 2 tuổi
(mật độ 1033 - 1517 cây/ha). Đối với rừng Thông nhựa tuổi 5 - 21 tuổi có khả
năng hấp thụ 18,18 – 467,69 tấn/ha. Rừng trồng bạch đàn Urophylla 3 - 12
tuổi với mật độ trung bình từ 1200 - 1800 cây/ha. Các nghiên cứu trên chỉ
dừng lại ở đối tượng rừng trồng thuần loài và tập trung vào một số loài cây
nhất định (Ngô Đình Quế và cs, 2006) [8].
Đến năm 2009 Bảo Huy đã sử dụng phương pháp chặt hạ để đo đếm
sinh khối và thiết lập mô hình toán cho ước tính sinh khối và trữ lượng carbon
của rừng lá rộng thường xanh theo các trạng thái: non, nghèo, trung bình và
10
giàu ở Tây Nguyên. Đây là nghiên cứu về rừng tự nhiên đầu tiên tại Việt Nam.
Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xác lập các mô hình tính toán
sinh khối và trữ lượng carbon phần trên mặt đất. Các bể chứa carbon khác
như trong đất, thảm mục và cây chết, tầng thảm tươi cây bụi không được đề
cập trong nghiên cứu (Bảo Huy, 2009) [4].
2.1.2.3. Nghiên cứu về cây Vầu đắng
* Phân loại:
Vầu đắng có tên khoa học là Indosasa sinica C.D. Chu & C.S. Chao
thuộc họ Hòa Thảo Poace Barnh, phân họ Tre Bambusoideae và thuộc chi
Vầu đắng Indosasa (Lê Mộng Chân và cs, 2000) [1].
* Đặc điểm hình thái:
Vầu đắng là loài Tre mọc tản, thân ngầm lan rộng trong đất, đường
kính 1 - 3 cm. Thân khí sinh cao 17 - 20m, đường kính 10 - 12cm; cây to nhất
có thể tới 20 cm; thân non màu lục nhạt, phủ lông mềm, thưa, màu trắng, sau
rụng đi; thân già màu lục xám. Chiều dài lóng giữa thân 30 - 50cm, dài nhất
đến 80cm,; vòng thân hơi nổi lên, nhất là những lóng giữa thân trở lên; vòng
mo không có lông.
Cây phân cành muộn, phần không có cành thường tròn đều, vòng đốt
không nổi rõ. Phần thân tre có cành, thường có vết lõm dọc lóng, đốt phình
to, gờ nổi cao. Cành thường 3, đôi khi 2 hay 1. Bẹ mo sớm rụng, hình thang
dài và hẹp, lúc non màu lục hồng sau khi khô màu nâu nhạt, lưng có nhiều
sọc dọc, giữa các sọc có lông cứng màu nâu, mép có lông mi rõ; tai mo
không phát triển, thay vào đó là 4 - 6 lông mi dài 7 - 15cm, đứng thẳng; lưỡi
mo nhỏ, cao 2 - 5 mm, đầu có lông mảnh; phiến mo hình lưỡi mác, màu đỏ
tím nhạt, ở giữa màu lục, dài 7 - 15cm, lật ra ngoài, đáy phiến mo hẹp so với
đỉnh bẹ mo. Lá 3 - 6 trên cành nhỏ; hình mác dạng dải, dài 11 - 28cm, rộng 1
- 5 cm, gân cấp hai 3 - 7 đôi; bẹ lá không lông, mép đôi khi có lông mảnh,
tai lá thường không phát triển. Cụm hoa mọc trên cành không lá, mỗi đốt
mang 1 hoặc nhiều bông nhỏ. Mỗi bông nhỏ mang 8 - 12 hoa. Hoa có 3 mày
cực nhỏ trong suốt, 6 nhị, đầu nhụy xẻ 3 hình lông chim. Quả dĩnh, hình
trứng trái xoan, mầu nâu.
11
* Đặc tính sinh thái:
Vầu đắng có độ chịu bóng lớn, độ tán che trung bình của rừng vầu ổn định
tới 0,8 – 0,9, nơi rừng thưa nhiều ánh sáng, sinh trưởng của Vầu đắng hạn chế.
Tác giả cũng đã đưa ra một số thông tin khác như vùng có Vầu đắng, phân bố
nhiệt độ bình quân từ 22 – 23,5°C, lượng mưa 1600 – 1700 mm/năm trở lên, độ
ẩm không khí trung bình 85 – 95 %, độ cao phân bố 50 m – 120 m so với mặt
nước biển, vầu mọc trên các loại đất có đá mẹ là phiến thạch, phiến philit, phiến
mica, thành phần cơ giới trung bình nhưng đất ẩm.
Theo Trần Xuân Thiệp (1994) Vầu đắng ưa đất hình thành từ các loại
đá phiến, phong hóa tương đối kém; thành phần cơ giới là các loại đất thịt có
đá lẫn; tầng đất thường sâu 50 – 80 cm, có màu vàng, pH (Kcl) từ 3,2 – 4,6;
C/N 8,3 – 9,9; mùn tổng số (%) 0,7 – 4,4; đạm tổng số 0,08 – 0,32.
Vầu đắng có thể mọc hỗn giao hoặc thuần loài, những loài cây gỗ lớn
thường mọc hỗn giao với Vầu đắng thường thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Re
(Laureceae), Thầu Dầu (Euphorbiaceae).
Vầu đắng có thể bị khuy hàng loạt, đã gặp Vầu đắng bị khuy trên diện
rộng vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX ở các tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Sau
khi khuy cây ra hạt và chết. Chu kỳ khuy của vầu theo người dân là khoảng
50 năm, cũng gặp Vầu đắng ra hoa lẻ tẻ trong rừng nhưng không lan rộng.
Cây sinh trưởng chủ yếu bằng hệ thống thân ngầm dưới mặt đất 20 - 30
cm. Đôi khi gặp thân ngầm trồi lên mặt đất. Mùa sinh trưởng từ tháng 12 đến
tháng 5 năm sau, mầm măng phát triển dưới mặt đất từ tháng 12 đến tháng 1
năm sau; nhú khỏi mặt đất từ tháng 2 đến tháng 5 (đầu mùa mưa). Thường chỉ
50 % sống và phát triển thành cây trưởng thành. Số còn lại bị chết khi còn ở
độ cao dưới 1 m. Vì vậy, có thể khai thác 50 % số măng nhú khỏi mặt đất
trong rừng Vầu mà không ảnh hưởng tới rừng.
* Giá trị sử dụng:
Thân khí sinh của Vầu đắng thường được sử dụng trong xây dựng,
bên cạnh đó còn được sử dụng để làm nguyên liệu giấy, sản xuất đũa, tăm
suất khẩu,…
12
Măng Vầu đắng được sử dụng làm thực phẩm. Thu hoạch khi măng
mới nhú lên khỏi mặt đất là có chất lượng tốt nhất. Theo Nguyễn Danh Minh
(2005) thành phần của măng Vầu đắng như sau: hàm lượng nước 91,1 %;
protein 2,23 %; đường tổng 0,83 %; cenllulose 1 %; lipid 0,11 %.
* Nhân giống:
Vầu đắng ở nước ta có 2 hình thức nhân giống là nhân giống bằng thân
ngầm và nhân giống bằng thân khí sinh có mang 1 đoạn thân ngầm. Hình thức
nhân giống bằng thân ngầm thì hom được chọn có tuổi từ 1 - 3, khỏe mạnh,
có từ 5 - 6 mắt ngủ, thời gian lấy hom trước mùa ra măng,… Đối với nhân
giống Vầu đắng bằng thân khí sinh mang một đoạn thân ngầm thì nên chọn
thân khí sinh ở tuổi 2 là tốt nhất. Vầu đắng cũng được mọc tự nhiên ở các
trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy, Vầu đắng phát triển rất nhanh, mọc
rải đều không tập trung thành bụi.
* Kỹ thuật gây trồng và khai thác:
- Kỹ thuật trồng: Vầu đắng có thể trồng bằng gốc thân khí sinh có mang
thân ngâm hoặc bằng một đoạn thân ngầm, trồng vào cuối đông, đầu xuân
(vào trước mùa măng), khi trồng chú ý đặt cây hoặc gốc cây thẳng đứng.
không được uốn cong hoặc lệch với hướng của thân ngầm: hố đào sâu 40 - 50
cm, bón lót bằng phân chuồng hoai, khi trồng cần nệm chặt đất, trồng xong ủ
rác để giữ ẩm, tưới nước 2 - 3.
- Về kỹ thuật khai thác: ở những rừng vầu mới trồng, tuyệt đối không
được thả trâu, bò, thường xuyên chú ý phát quang, xới đất. Nơi vầu ra hoa thì
cần khai thác ngay cây có hoa và những cây xung quanh. Sau đó đào bới, loại
bỏ thân ngầm rồi bón phân chuồng để giúp cây phát triển tốt. Nếu khai thác
không hợp lý sẽ làm cho rừng vầu bị thoái hoá, mật độ tăng lên nhưng cây
nhỏ dần, chỉ nên khai thác cây tuổi 5 - 6; chu kỳ chặt có thể 2 - 3 năm một
lần; tỉ lệ cây ở các tổ tuổi có thể giữ lại là: 1 tuổi 20 – 30 %, 2 - 3 tuổi 30 – 40
%, 4 - 5 tuổi 30 - 40 %. Đối với rừng vầu đã thoái hoá (Vầu đinh), có thể cải
tạo bằng cách trồng cây gỗ lá rộng theo băng hoặc theo đám trong rừng vầu,
trước khi trồng cần chặt bỏ và đào gốc cây vầu theo đám, loài cây trồng có thể
chọn Lim xanh, Ràng ràng, Mán đỉa,…; cũng có thể chặt trắng, sau đó đào bỏ
hết thân ngầm, trồng lại vầu xen cây lá rộng.
13
2.1.3. Nhận xét, đánh giá chung
Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các
vấn đề có liên quan có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
- Hiện nay các nước trên thế giới đang đặt mối quan tâm rất lớn tới
CDM và REDD. Đây là cơ hội cho những người dân sống bằng nghề rừng có
thể tiếp cận được nguồn đầu tư tài chính, cũng như cơ hội để phát triển nguồn
nhân lực thông qua việc chuyển giao công nghệ, giúp người dân xây dựng
môi trường sống an toàn, bền vững, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt ở
những nước đang phát triển. Các công trình nghiên cứu sinh khối và khả năng
hấp thụ carbon của thực vật được thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất sớm và
đã đạt được nhiều thành công nổi bật như: xác định được sinh khối cho nhiều
loại rừng khác nhau, xây dựng được cơ sở khoa học cũng như thực tiễn trong
việc nghiên cứu sinh khối của rừng, xây dựng được nhiều phương pháp tiên
tiến trong nghiên cứu sinh khối.
- Đối với Việt Nam, vấn đề nghiên cứu sinh khối của rừng được nghiên
cứu khá muộn so với thế giới, tuy nhiên đây là lĩnh vực đã được sự quan tâm
rất lớn của toàn xã hội và bước đầu cũng đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ, đặc biệt là đối với một số loài cây trồng rừng phổ biến ở nước ta
như: Thông nhựa, Thông đuôi ngựa, Mỡ, Keo các loại, Bạch đàn,…góp phần
quan trọng trong việc định lượng giá trị môi trường rừng ở nước ta. Tuy
nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu sinh khối ở nước ta mới chỉ tập trung
chủ yếu vào nghiên cứu cho đối tượng là rừng trồng, đối tượng rừng tự nhiên
đặc biệt là rừng Vầu đắng vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức.
Hiện nay, đối tượng rừng Vầu đắng chiếm một tỷ trọng khá lớn so với tổng
diện tích rừng tự nhiên ỏ các tỉnh vùng núi phía bắc của nước ta, do vậy, việc
nghiên cứu sinh khối cho đối tượng rừng này là rất cần thiết trong tiến trình
lượng hóa các giá trị môi trường rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng và
hướng tới thị trường thương mại carbon trên thế giới. Thông qua các công
trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, đã tham khảo, kế thừa
có chọn lọc các phương pháp của các tác giả như: Võ Đại Hải, Bảo Huy, Vũ
Tấn Phương, Ngô Đình Quế,… Trong nghiên cứu để nghiên cứu cụ thể cho
14
đối tượng rừng vầu đắng tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
một cách phù hợp và khoa học nhất. Hầu hết các phương pháp nghiên cứu
CO
2
đều thông qua nghiên cứu sinh khối của rừng.
Với những lý do đó đề tài luận án đặt ra là cần thiết vì: Rừng vầu đắng
tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên chưa có công trình nào
nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO
2
cũng như sinh khối của rừng. Đồng thời
cung cấp cơ sở dữ liệu nhằm đáp ứng thực tiễn trong công tác chi trả dịch vụ
môi trường rừng.
2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Tân Thịnh là một xã miền núi nằm ở phía Bắc huyện Định Hóa, có tổng
diện tích tự nhiên là 5.740,27 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 4.391,2
ha, gồm rừng sản xuất là 4.211,2 ha, rừng đặc dụng là 180 ha (175 ha núi đá)
- Phía Bắc giáp Lam Vĩ.
- Phía Nam giáp Tân Dương.
- Phía Đông giáp huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Tây giáp Kim Phượng.
2.2.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn
* Khí hậu: Tân Thịnh là một xã miền núi khí hậu mang đặc thù của
vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm được chia thành hai mùa rõ rệt.
- Mùa hanh khô: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa này thời tiết
lạnh ít mưa, thường có gió mùa đông bắc hanh khô dễ xảy ra cháy rừng.
- Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 9, thời tiết nóng nực, nhiệt độ cao,
lượng mưa lớn, khí hậu ẩm ướt thích hợp cho công tác trồng và phát triển rừng.
- Nhiệt độ trung bình trong năm là 22,8
0
C.
- Lượng mưa trung bình năm là 1.700 – 2.210 mm, lượng mưa cao nhất
vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.
- Độ ẩm trung bình năm là 85 %, độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8; Độ
ẩm thấp nhất vào tháng 11, 12 hàng năm.
15
* Thủy lợi: Tân Thịnh có con sông Chu chảy qua danh giới 2 xã Tân
Thịnh và Tân Dương và hệ thống thủy lợi của xã chủ yếu là các hồ, ao và các
khe suối nhỏ là nguồn nước chính phục vụ công tác sản xuất nông nghiệp,
sinh hoạt và công tác PCCCR. Tuy nhiên về mùa khô thường ít nước và lượng
nước xa các khu rừng dễ cháy nên việc sử dụng nguồn nước này vào công tác
PCCCR là rất khó thực hiện được.
2.2.1.3. Đặc điểm địa hình
Tân Thịnh có trục đường 264 đi qua xã với chiều dài khoảng 4 km và
hơn 30 km đường liên thôn, liên xóm. Trong năm 2013 thực hiện công tác diễn
tập, tu sửa đường, nạo vét kênh, UBND xã đã chỉ đạo cho cán bộ giao thông
thủy lợi kiểm tra, huy động nhân dân nạo vét, sửa hai bên rãnh dọc đường.
Qua tổng kết công tác diễn tập ZT-13 toàn xã đã tu sửa, phát quang
được 53.810 km và nạo vét rãnh dọc được 8.615 m
đường giao thông. Huy
động 3.523 công, 73 chiếc đầu dọc. Thu các khoản đóng góp như:
- Thu thuế: 7.397.000 (đồng)
2.2.1.4. Hiện trạng tài nguyên rừng:
Đến nay toàn xã Tân Thịnh đã trồng 97,6 ha/ 97,6 ha đạt 100 % so với
kế hoạch năm. Trong đó trồng rừng sản xuất là 97,6 ha, Công tác quản lý bảo
vệ rừng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đặc biệt trong công tác
phòng chống cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn xã luôn được đảm bảo, không
để sẩy ra tình trạng cháy rừng trong năm [18].
2.2.2. Tình hình dân cư kinh tế
2.2.2.1. Dân tộc, dân số và lao động
Xã Tân Thịnh có 1.048 hộ dân, 4.290 nhân khẩu. Toàn xã có 6 dân tộc
anh em cùng chung số. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu trung tâm xã và ven
đường liên xã, liên thôn, được phân bố trên 22 xóm bản.
2.2.2.2. Giao thông và cơ sở hạ tầng
Tân Thịnh có đặc trưng là đồi núi cao, hệ thống giao thông đi lại khó
khăn, đường liên xóm là đường đất mặt đường hẹp, gồ ghề, gập ghềnh, mùa
mưa đi lại rất khó khăn còn mùa hanh khô thì bụi, các tuyến đường lâm
nghiệp ít nhỏ hẹp khó đi. Xã chỉ có 4,7 km là đường giao thông liên xã được
trải nhựa nhưng đã xuống cấp nên chữa cháy gặp nhiều khó khăn đối với
những khu rừng ở xa trung tâm.