Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

KHỦNG HOẢNG tài CHÍNH ở CHÂU á và tác ĐỘNG của KHỦNG HOẢNG tới VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.02 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
\Jinh đái tháng
7/97
, tức là
sau 30
năm trong lích
sử ( 3se liu
lần đầu tiên phủi
chiu hiên cô đdg sótig í ó cả oe. kinh lê oà chính tri. cuộc khủng khuâng, (dài chính - rĩiền
tê đẩu lien nổ ra Ồ (dhái Man Dito tháng
7 -1997.
Sau đá nhanh chúng tan rồng hầu hê}
ra các khu
Dực
@hảu
cÂ.
/Khieh cho nền kỉnh
tết ts¿u Mìỉ.
lâm oào tình trạng DÔ cùng
khí
í
khàn. <Viêi. íHam tug mức đò ảnh hưồng, có ít hờn nhưng cũng không tránh khói
những, ánh hưởng, nhát đình do cuộc, khủng, hoảng ítem lại.
a)ói mong, muốn tìm hiếu đê lùm quen Dổi nghiên cứu khoa hoe, hằng kiến thức
kỉnh tè' của mình em ĩtã thu thập oà
Mi
Ig những thông tin cập nhật nhất oề Dấn đề DÙ
qua đó cũng, mạnh dạn đưa ra những quan điếm riêng của mình DC cuộc khủng hoảng
tài chính kỉnh tè khu Dưc (/hâu t'l. ảnh hưổng đôi DÓ’i Dièt Qlam DÌI hài học kinh
nghiêm cho phát trien kinh tê Dỉèt Qlam.
('Do còn có nhiều hạn chê oe. kiên thức oà oiêe. xử. lg tài liêu còn nhiều thiếu sót


nêu chát lưtíng của itề tài chua itưtíc như g.
¿Alt
rât mong nhận ĩtưtíc
Mi'
chí hảo tận
tình của thùg cò giáo trong, lĩô môn kinh tè hoe đặc hìèt thầg (J)hi Mạnh K)ồntf là thíìg
giáo trực tièp hướng dẫn em hoàn toàn thành đề tài nàg.
¿Alt
xin tràn thành cám tín thíìg
r
Ị)hí Mạnh
K)ồiUf
oề
su
chỉ háo tận tình đồi
Dổi em trong, qucí trình oìêí hài.
CHƯƠNG I
NGUYÊN NHÂN CỬA cuộc KHỦNG HOANG
TÀI CHÍNH - TIÊN TỆ KHU vực CHÂU Á
I-/ Sơ LƯỢC DỂN BẾN, TÌNH HÌNH CỦA cuộc KHỦNG HOẢNG
TẢI CHÍNH TỂN TỆ.
Tháng 2 năm 1997, dấu hiệu bất thường trên hệ thống tài chính Thái Lan:
giá cả bất động sản không tăng như người ta dự đoán mà ngược lại đang giảm
với tốc độ rất mạnh tới vài chục phần trăm. Tinh hình này không chỉ diễn ra ở
Thái Lan mà còn ở hầu hết các nước đang phát triển khác ở Châu Á. Nhiều công
ty bất động sản lớn đứng bên bờ phá sản do các khoản vay quá hạn trở lên quá
lớn. Chỉ số thị trường chứng khoán tiếp tục giảm mạnh hàng loạt công ty chứng
khoán biến mất trong bảng lớn. Như một phản ứng dây truyền, dân chúng và các
nhà đầu tư trở lên nghi ngờ về khả năng suy thoái toàn diện. Một lán sóng rút
tiền mặt va ngoại tệ của công chúng và giới kinh doanh lan rộng trên toàn bộ hệ

thống ngân hàng thương mại của Thái Lan dẫ đến sự điêu đứng của các ngân
hàng thương mại lớn đó bất chấp những nỗ lực cuối cùng của Ngân hàng trung
ương nhằm duy trì sự ổn định của dòng đầu tư và qũy hỗ trợ ngoại tệ. Trước tình
hình đó, chính phủ Thái Lan đưa ra quyết định cuối cùng vào ngày 2/71997,
tuyên bố thả nổi đồng baht nhằm hạn chế sư thoái lui dầu tư và hạn chế sự chảy
máu ngoại tệ của Ngân hàng trung ương.
Sự kiện ngày 2/7/1997 đã đánh dấu cho sự bắt đầu của những ngày tháng
cực kỳ khó khăn cho nền kinh tế ASEAN nói riêng và Châu Á nói chung. Cuộc
khủng hoảng dién ra theo tính chất lán sóng, lan tỏa từng đợta đuổi bắt nhau như
“Hiệu ứng Đômino” và bắt đầu từ những chấn động tại các nước “Trung tâm
nhạy cảm” không cô định ở khu vực. Cuộc khủng hoảng bùng nổ từ cú sốc tỉ giá
ngày 2/7/97 tại Thái Lan, sau đó qua Philipin rồi Indonexia, sang Hàn Quốc và
Nhật Bản, xu hướng chiyển dịch các trung tâm khủng hoảng này sẽ còn tiếp tục
mà ngày càng về sau càng phát tán những mầm mông lây nhiễm rộng và đòi hỏi
những phối hợp quốc tế rộng lớn và mạnh mẽ hơn, tốn kém hơn với thời gian
khắc phục dài hơn.
Đồng Baht mất giá 100% từ 25 baht/USD xuống mức trên 40 baht/USD
(mức thấp nhất là 53 baht/USD). Đồng thời, chính phủ Thái Lan yêu cầu sự trợ
giúp của qũy tiền tệ quốc tế IMF cũng như các nước phát triển khác với một
cảnh báo rằng nguy cơ của Thái Lan có thể xảy ra ở bất cứ quốc gia đang phát
triển nào trong khu vực và đám cháy Thái Lan sẽ bùng lên và lan sang các quốc
gia khác nếu như không có sự ứng phó kịp thời. Đáp lại sự cảnh báo trên, IMF
đã không ngần ngại rót hàng chục tỷ USD để trợ giúp Thái Lan nhưng dường
như là đã quá muộn. Cuộc khủng hoảng kinh tế này bước đầu đã làm Thái Lan
thiệt hại khoảng 120 tỷ USD, số người thất nghiệp lên hơn 3 triệu người. Tốc độ
tăng trưởng năm 1998 gần như 0% so với mức 7,1% năm 1997.
Những khó khăn do cuộc khủng hoảng đem lại không chỉ riêng mình
Thái Lan gánh chịu mà nó đã lan rộng như một dịch bệnh ảnh hưởng tới toàn bộ
nền kinh tế Châu Á. Hàn Quốc có một nền kinh tế được xem là bền vững nhất
trong các nước đang phát triển lại phải đương đầu liên miên với khủng hoảng

chính trị có căn nguyên kinh tế. Sự sụp đổ của tập đoàn kinh tế khổng lồ
Hanboo đã mở đầu cho sự khủng hoảng của các Cheabol khác. Các khoản nợ
của Cheabol lên tới gần 50 tỷ USD quá hạn và theo dự đoán nếu không có sự
giúp đỡ từ bên ngoài thì Hàn Quốc sẽ phá sản vào cuối năm 1997. Để giúp đỡ
Hàn Quốc IMF đã cho vay tới 57 tỷ USD, điều này cũng chứng tỏ sự khủng
hoảng các khoản vay của Hàn Quốc ghê gớm đến mức nào. Đồng Won đã mất
giá trị 914,9 won/USD (25/9/97) xuống còn 1.390 won/USD (11/6/1998). Số
người thất nghiệp là 1,43 triệu người, chiếm 6,7% lực lượng lao động.
Nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia. Sự suy thoái kinh tế ở
nước này trầm trọng đến mức có thể nói là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những
cuộc biểu tình của sinh viên và sự từ chức của tổng thống Suharto. Khủng hoảng
kinh tế và chính trị đã làm đồng Rupiah mất giá từ mức 2.500 rupiah/USD trước
khủng hoảng xuống đến 17.000 rupiah trong thời gian cuối năm 1998. Số người
thất nghiệp lên tới 10,27 triệu người, chiếm 10,2% lực lượng lao động, nợ nước
ngoài trên 140 tỷ USD.
Nhật Bản là một nước có nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới cũng chịu
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Đồng Yên giảm giá từ 79 yên/USD vài năm
trước đây xuống còn 146,55 yên/USD (15/6/1998). Mức tăng trưởng kinh tế của
Nhật là - 0,4%. Trong quí IV năm 1997, sang quí I năm 1998 tiếp tục suy giảm.
Số người thất nghiệp trong tháng 5 năm 1998 đạt kỷ lục là 2,93 triệu người
(4,1%).
Tổn thất của cuộc khủng hoảng là cái giá phải trả cho những gì là yếu
kém, sai sót của một nền kinh tế và nó cũng là một bài học kinh nghiệm cho nền
kinh tế mới sau này, đáng để cho những nhà nghiên cứu, quản lý kinh tế lưu
tâm.
n-/ NGUYÊN NHÂN CỦA cuộc KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
II. 1. Thâm hụt tài khoản vãng lai nền kinh tế phát triển mất cân đối:
Thâm hụt trong cán cân thanh toán vãng lai là một căn bệnh kinh niên
của ASEAN do hậu quả của việc mở rộng đầu tư nhập khẩu nhiều máy móc sản
xuất, vay nợ nước ngoài với khối lượng lớn. Vấn đề này diễn ra nghiêm trọng ở

Thái Lan và Malaysia.
Thâm hụt trong cán cân thanh toán vãng lai là lý do chính khiến cho đồng
baht Thái Lan bị tấn công từ 1996 đến nay, tức là lúc mà khoản dự trữ ngoại tệ
của nước này giảm xuống tới mức báo động và sau đó buộc phải thả nổi đồng
baht.
Thái Lan và một số nước Đông Nam Á nói chung có tốc độ tăng trưởng
cao 7,5% đến 8% trong thập kỷ qua đã ngầm báo hiệu sự mất cân đối bên trong
dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Sự mất cân đối trên thể hiện là mâu thuẫn giữa tốc
độ tăng trưởng quá nhanh đã tạo lên sức ép với giá cả, do chi phí tiền lương và
chi phí đầu vào của sản xuất ngày càng tăng. Trở lại tốc độ tăng trưởng nóng
cao có được có thể là do trong thập kỷ qua.
1. Chính phủ của thủ tướng Prem Tinsulanon điều hành đất nước có hiệu
quả, giữ được ổn định chính trị và tài chính, được sự tín nhiệm của nước ngoài.
2. Hệ thống chuyển đổi ngoại hối gắn chặt vào đồng USD. Năm 1989,
Thái Lan giảm giá đồng baht theo USD, khiến xuất khẩu nước này tăng mạnh do
giá hàng hóa rẻ khiến Thái Lan có lợi thế cạnh tranh với các nước khác có đồng
tiền mạnh hơn. Ngoài ra đồng baht yếu còn thu hút vốn đầu tư đổ vào Thái Lan
với số lượng lớn.
3. Việc tuyên bố chính sách tự do hóa tài chính năm 1990 của Ngân
hàng TW Thái Lan khiến cho cơ cấu kinh tế nước này gắn chặt với thị trường
thế giới và nguồn vốn đầu tư lớn còn do giá nhân công, đất đai, đều hạ.
4. Việc qui định lãi suất cho vay ở Thái Lan cao hơn nước ngoài nên khu
vực kinh tế tư nhân Thái Lan trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tài chính để
vay vốn của nước ngoài.
Việc chỉ số giá cả tiêu dùng tăng nhanh đạt 5,9% năm 1996 so với 3,4%
của năm 1993, nên chính phủ phải tăng lương tối thiểu, trung bình 8,5% năm.
Trong khi đó năng suất lao động chỉ tăng trung bình 3% năm. Đặc điểm này
cũng diễn ra tương tự ở Malaysia, ĩnđônêsia, Phillipin. Bên cạnh đó, trừ
Inđônêsia phần nào còn dựa vào nguồn dầu mỏ xuất khẩu, còn Thái Lan và
Malaysia đều rơi vào tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức báo động.

Thâm hụt tài khoản vãng lai của Thái Lan năm 1995 là 8,1% GDP, 1996 là
9,7% GDP. Tương tự như vậy Malaysia năm 1996 là 9,7 GDP. Đây là mức thâm
hụt tài khoản vãng lai bằng mức của Mêhicô khi bùng nổ cuộc khủng hoảng tài
chính năm 1994. Trong khi đó mức thâm hụt của Inđônêsia là 4% GDP và
Philippin là 3,2% (1996).
Bàn về nguyên nhân của sự thâm hụt tài khoản vãng lai có thế là do:
1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước Đông Nam Á từ 1945 giảm
mạnh. Tính đến năm 1996 xuất khẩu của Thái Lan tăng chưa đầy 4% so với
mức tăng trung bình hơn 25% của giai đoạn 1985-1995.
Tương tự xuất khẩu của Malaysia trong 6 tháng đầu năm 1997 chỉ tăng
2% so với 14% và thâm hụt cán cân ngoại thương 2,7 tỷ Ringgit so với mức
thâm hụt 687,6 triệu Ringgit cũng vào thời điểm này trong năm 1996. Đối với
Inđônêsia người ta ước tính trong năm 1997 thâm hụt tài khoản vãng lai của
Indonesia sẽ là 10,6 tỷ USD, tăng 800 triệu USD so với dự tính ban đầu là 9,8 tỷ
USD. Đối với Philippin thâm hụt tài khoản vãng lai vào 3 tháng đầu năm 1997
là 1,12 tỷ USD so với 923 triệu USD cùng thời kỳ này năm ngoái. Lý do giảm
mạnh xuất khẩu của các nước này là do tập trung xuất khẩu vào các ngành công
nghiệp điện tử, dệt sợi trước một thực trạng bão hòa về các sản phẩm này trên
thị trường thế giới.
2. Do thâm hụt cán cân thanh toán và tài khoản vãng lai ngày càng
nghiêm trọng đã buộc các nước trong khu vực phải vay nóng từ các khoản vay
ngắn hạn của nước ngoài để bù đắp cho các khoản chi tiêu quá mức.
Nói cách khác, tốc độ tăng trưởng nóng của các nước trong khu vực
những năm qua dựa vào một phần chủ yếu đồng vốn nước ngoài. Thực trạng
này diễn ra ngày càng tăng ở Thái Lan, Indonesia, Philippin, Malaysia. Tỷ lệ nợ
nước ngoài so với GDP của Thái Lan liên tục gia tăng từ 40,6% 1993, 44,3%
năm 1994, 49,5% năm 1995 và 52,4% GDP năm 1996.
Nếu Mêhicô, trước khi xảy ra khủng hoảng cuối năm 1994, tỷ lệ nợ nước
ngoài chiếm 35% GDP thì tỷ lệ trên của Thái Lan lớn hơn nhiều. Theo số liệu
của ngân hàng thanh toán quốc tế, tính đến cuối năm 1996 Thái Lan đã vay 70,2

tỷ USD của nhóm GIO và 7 nước Châu Âu khác. Khi Thái Lan tuyên bố thả nổi
đồng baht, giảm giá trên 30% vào thời điểm cuối tháng 8,97, số nợ nước ngoài
của Thái Lan đã tăng thêm 20 tỷ USD so với tổng số nợ gần 100 tỷ USD. Nguy
hiểm hơn là gần 60% số nợ trên thuộc diện vay nóng và sắp đến kỳ hạn thanh
toán. Tương tự như vậy nợ nước ngoài của Indonesia năm 1995 là 116,5 tỷ
USD, năm 1996 là 118 tỷ USD và dự tính cuối năm 1997 là 120,5 tỷ USD.
Trong đó có 34,3 tỷ USD vay ngắn hạn, chiếm 28,5% tổng số nợ. Tỷ lệ nợ nước
ngoài so với GDP là 40%. Đối với Philippin nợ nước ngoài chiếm 46% GPD,
với tổng số nợ hiện nay khoảng 40 tỷ USD. Malaysia được đánh giá là nền kinh
tế phát triển tương đối lành mạnh và là nước có số nợ thấp nhất nhưng dự tính
1997 nợ nước ngoài là 41 tỷ USD so với 38,3 tỷ USD năm 1996, chiếm 39%
GDP.
Vấn đề ở đây còn là do tính toán sai lầm của các cơ quan ngân hàng tài
chính đã sử dụng phần lớn số nợ này đầu tư vào bất động sản và bành chướng
quá mức cơ sở hạ tầng dẫn đến tình trạng khê đọng vốn và làm tăng thêm nguy
cơ bất ổn định và mất cân đối vốn có của nền kinh tế khu vực. Hiện nay Thái
Lan còn mắc kẹt 32 tỷ USD chiếm 14% tổng số vốn lưu động ở thị trường bất
động sản. Đối với Malaysia, Philippin, Indonesia cũng diễn ra tương tự. Các
công trình khổng lồ như tháp sinh đôi Penonas của Malaysia với diện tích
360.000 m
2
và tòa nhà chọc trời dài 20 km, cao 187 m ngốn mất 3,6 tỷ USD hay
ở Indonesia 14% diện tích các khu vực thương mại với 1/5 số nợ ngân hàng
đang trôi nổi trên thị trường bất động sản.
H.1.2Ty giá hối đoái dồn nên 1 cách miễn cưõng:
Nếu vấn đề trên là nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng thì chính
sách neo giá giữa đồng tiền khu vực với đồng đô la Mỹ đã tạo nén một hệ thống
tỷ giá miễn cưỡng, đó là nguyên nhân dẫn đến việc phá giá hàng loạt đồng tiền
khu vực vừa qua. Thực tế cho thấy sau những đợt phá giá liên tiếp các đồng tiền
khu vực vào đầu thập kỷ 80, từ 1984 đến nay, đồng baht và các đồng Pêsô,

Ringgit, Rupi ngày càng cột chặt hơn vào đồng đô la Mỹ và giữ nguyên tỷ giá
cố định từ đó đến nay. Theo lý thuyết chế độ tỷ giá hối đoái cố định theo hệ
thống Brettơn woods có ý nghĩa tích cực trong việc ổn định đồng nội tệ và hỗ
trợ cho quá trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên nếu lạm dụng vào chế độ tỷ giá
cố định trong điều kiện đồng nội tệ trên thực sự bị giảm giá so với các đồng tiền
mạnh khác thì cũng như cơ cấu kinh tế vĩ mô mất cân đối lớn sẽ dẫn đến những
nguy cơ khủng hoảng.
Trong những năm qua các quốc gia trên đã cột chặt đồng tiền quốc gia
mình vào đồng USD bởi lẽ Mỹ là thị trường hàng hóa chính của ASEAN. Sự
phụ thuộc của đồng tiền các nước vào USD có tác dụng tốt trong những năm
qua nhất là thời kỳ 1990-1994 khi đồng USD giảm giá gần 50% so với đồng
Yên Nhật và Mác Đức nhờ đó sức cạnh tranh của ASEAN trên thị trường thế
giới mạnh lên, xuất khẩu liên tục tăng cao trong nhiều năm. Điều này làm cho sự
ảo tưởng xuất hiện ở các nhà doanh nghiệp, các ngân hàng trong nước và các
nhà đầu tư nước ngoài đều tin vào sự ổn định của tỷ giá hối đoái cố định theo
USD. Thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối hay sai lầm rõ rệt là Thái Lan trong 13
năm qua đã bằng nhiều biện pháp đã cố gắng duy trì tỷ giá 25 baht/USD.
Nhưng khi có sự thỏa thuận giữa Mỹ, Nhật về việc nâng giá đồng USD
so với đồng Yên thì đồng baht cũng như các đồng tiền khác cũng lên giá so với
đồng Yên khiến cho hàng xuất khẩu của Đông Nam Á đắt lên ở Nhật và Châu
Âu dẫn đến lợi thế cạnh tranh của khu vực giảm mạnh, cộng với nguyên nhân
vốn có là sự tăng trưởng cao, lạm phát thấp, cơ sở kinh tế khá vững chắc trong
những năm qua khiến cho đồng tiền ASEAN tăng giá trị thực tế dẫn đến xuất
khẩu của ASEAN năm 1996 giảm mạnh chưa từng có trong những năm qua.
Cụ thế: 1996 xuất khẩu của ASEAN chỉ tăng 8% so với mức tăng 20%
trong hai năm 1994, 1995. Xuất khẩu tăng chậm đã làm cho các nhà đầu tư tà
chính quốc tế cho rằng các nước Đông Nam Á khi có thể duy trì chính sách lãi
suất cao để ổn định tỷ giá. Sáu tháng đầu năm 1997 họ đã bắt đầu rút vốn ra
khỏi Đông Nam Á hoặc tăng bán các đồng tiền khu vực này ra khỏi thị trường
kỳ hạn và kết cục là cuộc khủng hoảng đã nổ ra.

II.2. Những nguyên nhân khách quan:
II.2.1Thỉ trường thương mại toàn cầu giảm sút:
Từ 1995 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước công nghiệp
phát triển giảm sút dẫn đến cầu cũng suy giảm. Đặc biệt, những nước này là
những bạn hàng chủ yếu là đối tác kích thích quá trình tăng trưởng nóng hướng
về xuất khẩu của các nước Đông Nam Á. Những sản phẩm xuất khẩu chủ lực
của Đông Nam Á (điện tử, sợi, dệt) đang đứng trước nguy cơ bão hòa của thị
trường thế giới.
Năm 1996 thị trường bán dẫn quốc tế suy thoái mạnh, giá vi mạch giảm
hơn 80%. Trong khi đó các sản phẩm dân dụng của Nhật, các nước NIC Đông
Nam Á giảm lượng bán hơn 40% ở thị trường thế giới. Mặt khác sức hấp dẫn
của thị trường Đông Nam Á trước các đối tác Mỹ và Tây Âu đã giảm sút so với
những khu năng động và hấp dẫn hơn ở thị trường Trung Quốc, Đông Âu và thị
trường Mỹ La Tinh. Thậm chí ngay cả đối với Nhật, bạn hàng chí cốt của Đông
Nam Á cũng đang lúng túng về đồng vốn cho vay quá lớn trước những diễn biến
xấu của thị trường tài chính tiền tệ khu vực. Theo báo cáo của ngân hàng
Dentsch Morgan Giren Tell, hơn một nửa số nợ 70 tỷ USD của Thái Lan là các
khoản vay của Nhật và chủ yếu là vay nóng. Do vậy nếu lãi suất của Nhật tăng
thì không chỉ chi phí vay nợ của Thái Lan tăng mà đồng vốn vào Thái Lan sẽ
giảm đi hoặc đổi chiều. Do đó sẽ dẫn đến khủng hoảng về thanh toán của Thái
Lan và sẽ gây áp lực đối với đồng Pêsô và Rupi.
II.2.2 Các hoạt động đầu cơ phá hoại từ bên ngoài.
Theo những nguyên nhân kể trên, chính vì lãi suất trong nước cao hơn
bên ngoài nên lượng vốn đổ vào ngày càng nhiều định lượng sai lầm hay sự yếu
kém trong các hoạt động tài chính ở Thái Lan đã cho phép vay vốn đầu tư quá
mức vào thị trường bất động sản đây cũng chính là hình thức đầu cơ vào đất đai.
Ngoài ra theo các nguồn tin nước ngoài có rất nhiều nhà đầu cơ trong tổng số
2300 quĩ tín dụng tư nhân ở Mỹ với số tài sản tổng cộng 100 tỷ USD đã nhảy
vào đầu cơ tiền tệ ở khu vực này trong 2 tháng. Ngoài các qũy do Soros-nhà tỷ
phú đầu cơ Mỹ - kiểm soát còn có các qũy tín dụng lớn khác như Tiger, Orbies,

Pumar Pantĩer và Jaguar. Họ mua đồng baht sau đó lần lượt mua các đồng
Renggit, Pesô, Rupi kể cả SGD. Theo ước tính các qũy nói trên đã bán ra một
lượng đồng bạc Đông Nam Á trị giá từ 10 - 15 tỷ USD và mức độ ảnh hưởng
của nó thì còn lớn hơn nhiều.
Các nhà phân tích cho rằng với thực lực hùng hầu như vậy, các qũy tín
dụng này hoàn toàn có khả năng tiến hành các nỗ lực phối hợp thúc đẩy hoặc
làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế của các nước Đông Nam Á.
CHƯƠNG II
TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TỚI NEN
KINH TẾ VIỆT NAM
I-/ ĐỐI VỚI LĨNH Vực TẢI CHÍNH - NGÂN HÀNG:
1.1 Sức ép giảm giá đổng Việt Nam trên thi trường hối đoái:
Cuộc khủng hoảng ngay lập tực đã gây sức ép giảm giá đồng Việt Nam do thị
trường dự đoán khả năng khủng hoảng của đồng Việt Nam, dẫn đến tình trạng giam
giữ, đầu cơ ngoại tệ. Tâm lý đầu cơ của thị trường đã đẩy tỷ giá trên thị trường tự do
tăng mạnh (có thời điểm tỷ giá VND/USD lên đến mức 14.600 tạo chênh lệch lớn so
với tỷ giá giao dịch của các ngán hàng thương mại). Bên cạnh đó, tỷ giá giao dịch
của các ngân hàng thương mại cũng luôn ở mức trên giao dịch cho phép, gây sức ép
giảm giá đồng Việt Nam.
1.2 - Ảnh hưỏng đến cơ cấu tiền gửi của hệ thống ngân hàng:
Cuộc khủng hoảng đã gián tiếp tác động tới cơ cấu tiền gửi giữa đồng Việt
Nam và ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng. Tiền gửi bằng đồng Việt Nam có xu hướng
tăng chậm, trong khi đó tiền gửi bằng ngoại tệ tăng khá nhanh kể cả tiền gửi tiết
kiệm ngoại tệ của dân chúng và tiền gửi ngoại tệ của các doanh nghiệp (tính đến
30/11/1997 tiền gửi ngoại tệ là 526 triệu USD, tiền gửi ngoại tệ của các doanh
nghiệp là 1.720 triệu USD). Nhiều doanh nghiệp giữ ngoại tệ trong tài khoản mà
không bán cho ngân hàng để tránh khả năng giảm giá đồng Việt Nam. Tình hình này
đã gây nên sự mất cân đối giữa cung, cầu ngoại tệ tại mỗi thời điểm tạo sức ép
không nhỏ tới tỷ giá đồng Việt Nam và gây những xáo trộn bất ổn nhất định trên thị
trường ngoại hối nước ta.

1.3 - Tác động đến hoạt động giao dich ngoại tệ:
Giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng như thị trường ngoại tệ
nói chung bị giảm sút. Thực tế nửa cuối năm 1997, nhu cầu mua ngoại tệ luôn cao
hơn nhu cầu bán ngoại tệ, hoạt động của thị trường có lúc bị ngưng trệ và nhu cầu
mua bán chỉ nhằm mục đích phục vụ cho khách hàng chính của mình, không mang
tính chất kinh doanh. Doanh số mua 6 tháng cuối năm 1997 đạt 2,5 tỷ USD, giảm
5% so với 6 tháng đầu năm 1997, doanh số bán đạt 2,6 tỷ USD, giảm 1% so với 6
tháng đầu năm 1997.
1.4 - Tăng gánh năng nợ cho các doanh nghiệp:
Khủng hoảng tiền tệ khu vực tác động tăng tỷ giá hối đoái đã gián tiếp làm
tăng thêm các khoản nợ nước ngoài. Đặc biệt là các khoản nợ đến hạn thanh toán.
Nhiều doanh nghiệp không mua được ngoại tệ hoặc phải mua với giá cao đã chịu lỗ
rất ĩớn. Tỷ giá tăng đột biến cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong khi giá
hàng hóa trong nước tăng không nhiều.
1.5 - Gây sức ép với lãi suất đổng Việt Nam.
Ngoại tệ tăng giá mạnh đã làm tăng nhu cầu vay vốn đồng Việt Nam do lãi
suất thấp hơn và cũng chịu rủi ro về tỷ giá. Nhu cầu vay vốn VND tăng đã gây mất
cân đối cung cầu về tiền trên thị trường, tạo sức ép tăng lãi suất đồng nội tệ và sẽ ảnh
hưởng không nhỏ tới chính sách lãi suất nhằm khuyến khích đầu tư kinh doanh sản
xuất đối với nền kinh tế.
Tất cả các mức độ ảnh hưởng trên tới lĩnh vực tài chính đã đe dọa sự mất ổn
định của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thể hiện là sự khó khăn của các Ngân hàng
Thương mại về huy động vốn, khả năng thanh toán trong nước và quốc tế.
n-/ ĐỐI VỚI LĨNH Vực THƯƠNG MẠI:
Để thực hiện những nhiệm vụ do đại hội VITT đề ra trong giai đoạn 1996-
2000: “Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 28%, nâng mức
xuất khẩu bình quân đầu người năm 2000 lên trên 200 USD. Kim ngạch nhập khẩu
tăng bình quân hàng năm khoảng 24%” là không đơn giản, đặc biệt là trong điều
kiện diễn biến thị trường quốc tế rất phức tạp, hàng xuất khẩu của Việt Nam có sức
cạnh tranh thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định và nói chung quy mô nhỏ, hơn

nữa lại phụ thuộc mạnh vào những tác động bên ngoài. Thêm vào đó đa số nhận định
là cuộc khủng hoả Tài chính - Tiền tệ các nước Asean đặc biệt Thái Lan chủ yếu ảnh
hưởng tới ngoại thương Việt Nam những tháng cuối năm 1997.
Hạn chế cơ bản trong quan hệ ngoại thương Việt Nam Asean là cơ cấu hàng
xuất khẩu tương tự nhau, chủ yếu dựa vào nguyên liệu thô, hàng
nông sản và hàng dệt may, giày dép. So với các nước trong khu vực Việt Nam
tuy có ưu thế về giá nhân công rẻ, vị trí địa lý và ưu đãi thuế quan trong nội bộ
Asean. Việc giảm kinh ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong ngoại thương đối
với các nước này (có thể dẫn đến thu ngân sách giảm) nhưng không nhiều trong
xuất nhập khẩu chính ngạch, nguy cơ chủ yếu là nạn buôn lậu qua biên giới có
khả năng gia tăng mạnh.
Như vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước trong
khu vực Đông Nam Á chỉ chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1997.
Trong dài hạn, một mặt tuy sản phẩm xuất khẩu của ta gần tương tự như
của các nước khác trong khu vực nhưng thị trường tiêu thụ của ta tương đối hẹp
và cố định nên ít có khả năng phải đối đầu cạnh tranh trực tiếp với lợi thế xuất
khẩu nhờ phá giá nội tệ của các nước này. Hơn nữa phần lớn hàng hóa Việt Nam
xuất khẩu sang các thị trường này là để tái sản xuất. Mặt khác những mặt hàng
nhập khẩu của ta từ các nước Đông Nam á chủ yếu là hàng tiêu dùng trong khi
tỷ trọng hàng tiêu dùng trong kim ngạch nhập khấu của ta đang giảm mạnh và
được kiểm soát gắt gao. Thêm vào đó chiến lược xuất khẩu của Việt Nam định
hướng giảm tỷ trọng của các nước trong khu vực và tăng tỷ trọng của EU cũng
như Mỹ trong tổng kim ngạch
xuất khẩu thời gian tới. Vì vậy có thể nói rằng khủng hoảng Tài chính - Tiền tệ ảnh
hướng rất ít tới Việt Nam trong lĩnh vực ngoại thương.
III-/ ĐỐI VỚI LĨNH Vực ĐẦU TƯ:
Xuất nhập khẩu với Asean 1997
Xuất khẩu
(triệu USD)
Nhập khẩu

(triệu USD)
Tổng kim ngạch 9100-9200 11500-11800
Singapore 1475 1960
Philippines 250 30
Thái Lan 195 420
Malaysia 157 175
Campuchia 96 20
Inđônêsia 40 150
Tổng cộng 2213 2755
Tỷ trọng trong tổng kim ngạch 24,3% 23,9%
Nguồn Bộ Thương mại
Nếu đặt yếu tố hàng nhập lậu ra một bên thì đầu tư của Việt Nam có thể
chịu những tác động của cuộc khủng hoảng Tài chính - Tiền tệ như sau:
III. 1 Đối vói đầu tư trong nước:
Nếu sản xuất hàng tiêu thụ trong nước mà không phải nhập nguyên liệu
từ bên ngoài thì không chịu ảnh hưởng gì. Trong trường họp đầu tư để sản xuất
hàng xuất khẩu mà không phải nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài thì đương
nhiên các nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận từ việc VND bị mất giá so với
USD. Do đó ngân sách nhà nước cũng sẽ được lợi. Đây là cái lợi lớn nhất trong
đầu tư dưới tác động của cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, đồng tiền của các quốc
gia này lại bị mất giá mạnh dẫn đến sản phẩm xuất khẩu của họ có giá rẻ hơn ta.
Do vậy, cùng điều kiện cạnh tranh như nhau thì sản phẩm xuất khẩu của ta ở thế
bất lợi hơn.
III.2 Đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài:
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Tài chính - Tiền tệ ảnh hưởng tới lĩnh vực này thể hiện:
- Sự giảm sút đầu tư trực tiếp vào Việt Nam từ các nước Đông Nam Á - các nước đang chịu tác động trực tiếp hoặc có liên
quan đến cuộc khủng hoảng. Bởi đồng tiền của họ bị mất giá, sẽ không có lợi thế nếu chuyển đổi ra USD để đầu tư ra nước ngoài.
Đối với các nước khác trên thế giới, về cơ bản lâu dài các nhà đầu tư sẽ nhìn nhận Đông Nam Á trong đó có Việt Nam như
một khu vực phát triển không ổn định. Do đó, môi trường kinh tế vĩ mô không đủ sức để lôi kéo họ đầu tư vốn, công nghệ và kỹ
thuật quản lý vào. Đặc biệt là Việt Nam hiện đang bị phàn nàn là môi trường đầu tư còn chưa được thông thoáng.

Như vậy đầu tư trong nước ít bị tác động của khủng hoảng, song đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bị ảnh hưởng do môi
trường đầu tư chung của khu vực bị xấu đi.
CHƯƠNG III
BÀI HỌC KINH NGHỆM CHO sự PHÁT TREN KINH TẾ Ở
VỆT NAM
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á, với những tổn thất to lớn mà nó gây ra cho các nước ảnh hưởng trực tiếp,
cũng như những khó khăn mà nền kinh tế Châu Á phải chịu là một bài học thực tế cần thiết để cho một nền kinh tế non trẻ như
Việt Nam soi mình và rút kinh nghiệm. Với mất mát to lớn của Thái Lan, Indonesia, Phillippine, Hàn Quốc và những khó khăn
nhất định mà chính Việt Nam phải gánh chịu khiến cho các nhà nghiên cứu đúc rút những bài học sương máu cho sự phát triển
kinh tế nước nhà:
1. Với những thành quả kinh tế đạt được chúng ta cần phải chú ý phát hiện sớm những vấn đề tiềm ẩn mất cân đối trong nền
kinh tế, trong các chính sách đang thực hiện để có các giải pháp kịp thời. Bài học của Thái Lan cho thấy rõ: Các nhà
hoạch định chính sách đã không nhìn thấy được dấu hiệu của sự khủng hoảng sắp xảy ra. Họ vẫn giữ quan điểm lạc quan
cho rằng, sự tốt đẹp của nền kinh tế vẫn tiếp tục phát triển, họ quên mất thực tế là những điều kiện kinh tế đã thay đổi theo
hướng bất lợi. Trong chiến lược phát triển cũng như điều hành vĩ mô cần duy trì một thế cán bằng tương đối giữa các mục
tiêu kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng, tỷ giá hối đoái, lãi suất, ngân sách, cán cân thương mại, cán cân thanh toán.
Các chính sách kinh tế vĩ mô cần được điều hành một cách linh hoạt, đồng bộ và phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ và bổ sung lẫn
nhau.
2. Trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hòa nhập thị trường tài chính quốc tế, việc mở rộng thị trường vốn của mỗi
nước là thiết yếu song việc mở rộng cánh cửa thị trường vốn không có nghĩa là hoàn toàn buông lỏng. Mỗi một quốc gia
phải duy trì một tỷ lệ họp lý giữa:
- Quan hệ tỷ lệ giữa vốn trong nước và vốn vay nước ngoài.
- Quan hệ tỷ lệ giữa vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong khi gọi vốn từ nước ngoài. Nếu tỷ lệ vốn ngắn hạn lớn
không ổn định và mong manh sẽ là một vấn đề có tác động rất nhạy cảm khi thị trường tiền tệ trong
nước có diễn biến xấu. Sự rút vốn đồng loạt và ồ ạt sẽ là yếu tố gây rối loạn thị trường vốn trong nước.
3. Sự thâm hụt ngân sách, sự thâm hụt cán cân vãng lai là một vấn đề cần được quan tâm thường xuyên và có biện pháp điều
chỉnh thích hợp. Kinh nghiệm của các nước Malaysia, Indonesia cho thấy, mặc dù tỷ lệ thâm hụt cán cân vãng lai so với
GDP thấp hơn của Thái Lan. Mặc dù có dự trữ ngoại tệ tương đối lớn song cũng không ngăn cản được phản ứng dây
chuyền của khủng hoảng tài chính ở Thái Lan.
Như đã phân tích ở phần nguyên nhân, tức là chi tiêu quá mức và nâng cao tiền lương so với năng suất lao động Chính

phủ Thái đã vay nóng bằng những món vay ngắn hạn ở Nhật để bù đắp cho thâm hụt ngân sách và đã huy động nhiều mặt để bù
đắp. Bài học cho Việt Nam là tuyệt đối chấm dứt cho vay trực tiếp từ ngân hàng trung ương đối với ngân sách Nhà nước. Điều này
thể hiện rõ trong chiến lược tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000 và còn thể hiện: Thiếu hụt ngân sách nhà nước cần được
hạn chế trong giới hạn lạm phát nhất định và phải giảm dần dẫn đến cân bằng thu chi ngân sách. Phương thức xử lý nguồn bù đắp
thiếu hụt ngân sách phải theo phương hướng vay trên thị trường vốn hoặc thị trường tiền tệ thông qua phát hành trái phiếu chính
phủ và tín phiếu kho bạc.
4. Khủng hoảng tài chính của Mêhicô và Thái Lan cho thấy bài học kinh nghiệm sâu sắc và đắt giá nhất cho việc xác định
chính sách và nghệ thuật điều hành tỷ giá. Thái Lan áp dụng chính sách tỷ giá ổn định một cách cứng nhắc và kéo dài đã
chỉ đạt hiệu quả trong thời gian đầu, nhưng sau đó đã trở thành lực cản cho việc thực hiện chính sách khuyên khích xuất
khẩu, nhưng lại tạo thuận lợi cho việc khuyến khích nhập khẩu và sau đó kéo theo những tác hại khác. Những nỗ lực của
ngân hàng TW nhằm gắn chặt đồng Baht với đồng USD đã khiến cho các doanh nghiệp và các ngân hàng trong nước phụ
thuộc vào việc vay mượn đồng USD. Bởi vì theo họ tưởng như sẽ không có rủi ro về tỷ giá. Tỷ giá ổn định dễ bị tổn
thương trước các biến động về tỷ giá giữa hai hoặc nhiều đồng tiền mạnh.
Malaysia là nước được đánh giá có thuận lợi nhất trong số các nền kinh tế năng động của khối ASEAN. Từ lâu Malaysia
đã thực hiện chính sách do thị trường quyết định và việc can thiệp tỷ giá chỉ hạn chế ở mức làm dịu các biến động đột xuất mà
thôi. Đồng Ringgit cũng trở lên bị thách thức trong bối cảnh đồng Baht và đồng Pê sô thả nổi. Chính sức ép của thị trường, chính
phủ Malaysia cũng phải tuyên bố phá giá 4 - 5% so với USD. Do vậy xử lý tỷ giá phải luôn đặt trong mối quan hệ với lãi suất, dự
trữ ngoại tệ, cán cân thương mại, tăng trưởng kinh tế, thâm hụt ngân sách
Trong xu hướng tự do hóa chế độ quản lý ngoại hối hiện nay của các nước, để tiến tới hòa nhập với hoàn cảnh cụ thể. Mức
độ tự do hóa sẽ phụ thuộc vào khả năng chống đỡ những cú sốc của nền kinh tế từ bên ngoài. Theo kinh nghiệm của các nước,
Việt Nam cần tiếp tục duy trì kiểm soát chặt chẽ việc chuyển vốn ngoại tệ vào và ra khỏi lãnh thổ của mình đặc biệt là nguồn vốn
ngắn hạn.
5. Sự phát triển của kinh tế thị trường phải đi liền với việc xây dựng một hệ thống ngân hàng đủ mạnh, có kinh nghiệm trong
điều chính chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường.
LỜI KẾT
tù ơn hai ttănt đã trồi qua kỉ từ nt/ítg 2-7-1 ọọ 7 - cái mốc lịch sử ¿táng ghi
nhỏ’ của cuôc khù nụ hoàng tài chính tiền tê ó' @htĩtt (ỉ. ¿Hhư một cơn hão
r
cuộc
khủng hoảng, sau khi đã đè Lại nhiều hậu quá nghiêm trong ó’ phía sau oan tlêp tạc

cuñe hành trình của mình. ¿ỉỳượt qua cải ¿tại dương rộng lớn, cơn bão oẫn tỉêp tục
hoành hành ó’ Oxtragliu, vù ¿tèh cả nu’ó’c Olga xa xôi sau khỉ đã ouơt qua oàng sa
mạc mênh mông oó'i
Stic
tàn phá không he giám hớt,.
Sau những gì xảg ra do cuồc khíing hoảng đem lại, các quíte gia
(
Dông
¿Ham c
/
mà nguờỉ ta gọi là quê hương của cuộc khủng hoảng, ngtứd ta đang tiên
hành khò ỉ phục hậu gticỉ do khủng hoảng tài chính tiền tê t/tii/ ra. ¿tác quốc gia
¿Đòng ¿Ham t l oà (thủu t I hang nô lực chưa từng có ¿tang cùng nhau rút ra hài học
qúg giá, phân tích ngugèn nhản tìm hiếu nguồn (Ịtic ¿ỉ)ổl mục đích khơi phục, oìt
mó' ra một thĩỉi kì/ phát trien mới. ~Kè cá các quốc gia không xảg ru khủng hoảng mà
chí bi ánh hưổttg dưóỉ những. mức ¿tộ khác nhau cũng đã chuẩn hi cho mình những
¿tiều cun thièt đè ngủn chận, đôi phó oìt tìm ra cách giải qugèt hữu hiêu.
¿Dối ¿Oỉêt ¿Ham cũng oậg, chúng ta tug

hi ảnh hu'ó'ng. nhưng chúng, ta
đã thu đươc những hài hoe qúg háu tnèt những hài hoe nàg các nước trong khu tìực
phui trả oó'i môt cát giá rất đắt. ^7hít ch thức oà cơ hội Iticỉtt tít liền vói nhau, chúng ta
htị oong. rang đảg là cơ hôi tốt ¿tè cho
r
ị)ièt ¿Ham ouơn lèn tút dần khoáng cách I)ó’i
các nuâc trong khu vực oà trên thè giói.
MỤC LỤC

×