Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm ỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THÔNG QUA MÔN NGỮ VĂN TẠI TRƯỜNG THCSTHPT TÂY SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.6 KB, 11 trang )

Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường
THCS-THPT Tây Sơn
Tên sáng kiến:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ LỒNG GHÉP
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THÔNG QUA MÔN NGỮ VĂN
TẠI TRƯỜNG THCS-THPT TÂY SƠN
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh thời thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề giáo là nghề cao quý
nhất trong những nghề cao quý”. Quả thật, mỗi người giáo viên chúng ta đã được xã hội
tin tưởng và trân trọng trao cho sứ mệnh dạy dỗ và rèn luyện những thế hệ công dân
tương lai. Trong sự nghiệp trồng người của mình, người thầy không chỉ truyền thụ kiến
thức khoa học cho học trò mà còn là giáo dục dạy dỗ các em về nhân cách đạo đức. Đặc
biệt là đối với bộ môn Ngữ văn- một bộ môn khoa học xã hội thì việc giáo dục học sinh
về sự cảm thông, lòng yêu thương, đoàn kết, ý thức học tập, kính yêu tôn trọng thầy cô,
ý thức về tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức cộng đồng, bảo vệ
thiên nhiên môi trường…là một mục tiêu quan trọng. Chính vì vậy, các giáo viên bộ
môn Ngữ văn chúng ta luôn ý thức được tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục
đạo đức học sinh qua các tiết dạy của mình.
Hơn nữa, hẳn chúng ta đều nhận thấy nề nếp đạo đức học sinh trong ngành giáo
dục nói chung và trong trường THCS-THPT Tây Sơn nói riêng thời gian gần đây đang
có chiều hướng đi xuống. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự phát
triển của toàn xã hội, bên cạnh những học sinh có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức
tốt thì cũng còn một bộ phận không ít học sinh chưa có ý thức trong học tập và xuống
cấp về đạo đức như cúp tiết, nghỉ học chơi game, nói tục chửi thề, đánh nhau với bạn
bè, vô lễ với thầy cô, đến trường còn vi phạm nội quy, không vâng lời thầy cô giáo.
Trong gia đình, con cái không nghe lời cha mẹ, lười học, lừa dối cha mẹ trốn học đi
chơi, thậm chí bỏ học đang rất phổ biến. Một bộ phận không nhỏ học sinhTHCS -THPT
Tây Sơn cũng đang bị cuốn theo vòng xoáy đó. Đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường
đang có chiều hướng gia tăng một cách đáng lo ngại. Trong năm học vừa qua, nhà
trường đã phải cảnh cáo, phê bình và thậm chí là kỉ luật đuổi học một số học sinh. Với
tư cách là những người thầy giáo, cô giáo, bản thân tôi không khỏi cảm thấy trăn trở và


mong muốn được góp sức mình cùng với các giáo viên bộ môn khác, giáo viên chủ
nhiệm, Đoàn-Đội giáo dục học sinh nhằm giúp các em nâng cao ý thức nề nếp đạo đức,
hình thành nhân cách, trở thành những người công dân mẫu mực trong tương lai.
Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy của mình, tôi đã vận dụng và tự rút ra
một số kinh nghiệm về việc lồng ghép giáo dục ý thức đạo đức học sinh qua các tiết dạy
của mình. Nay, tôi mạnh dạn trình bày và mong nhận được sự đánh giá và góp ý của hội
GV: Nguyễn Đình Hoàng Trang 1
Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường
THCS-THPT Tây Sơn
đồng sư phạm nhà trường, để chuyên đề được hoàn thiện và có thể áp dụng mang lại
hiệu quả cho công tác dạy học và giáo dục của chúng ta.
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận của đề tài :
- Cha ông ta đã dạy “ Tiên học lễ, hậu học văn”- có nghĩa là trước khi học tri thức “học
văn”, thì người học hãy học lễ nghĩa, đạo đức. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc luôn
đề cao con người ân nghĩa, có đạo đức, nhân cách tốt đẹp, phê phán mạnh mẽ những kẻ
“bất nghĩa, bất nhân”
- Trong lịch sử hẳn chúng ta đều biết tấm gương thầy giáo Chu Văn An- người thầy đạo
cao, đức trọng, về việc dạy chữ và dạy người. Thầy chính là tấm gương sáng cả về tài
năng và nhân cách đạo đức
- Bác Hồ cũng đã dạy rằng: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng ”- cho
thấy giá trị và mối quan hệ giữa tài năng và đạo đức, giữa “hồng” và “chuyên”
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài:
- Yêu cầu dạy học theo hướng tích hợp của Bộ Giáo dục và đào tạo hiện nay, đề
cao việc dạy học lồng ghép học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã và
đang được triển khai rộng rãi và thu được nhiều kết quả rực rỡ trong dạy học và giáo
dục học sinh của toàn nghành
- Cuộc thi dạy học liên môn đề cao việc dạy học có sự liên hệ giữa kiến thức các
bộ môn, trong đó có sự liên hệ chặt chẽ giữa bộ môn Ngữ văn và bộ môn Giáo dục công
dân- là bộ môn có nhiệm vụ trọng tâm là giáo dục đạo đức cho học sinh. Sáng kiến này

có thể xem là việc liên môn trong việc dạy văn và dạy giáo dục công dân
3. Sự cần thiết chọn đề tài
- Như tôi đã trình bày, vấn đề đạo đức, ý thức, nề nếp học sinh nói chung trong toàn
nghành và tại trường THCS- THPT Tây Sơn nói riêng hiện nay đang có chiều hướng đi
xuống. Biểu hiện cụ thể qua các hành động của học sinh như cúp tiết, nghỉ học chơi
game, nói tục chửi thề, đánh nhau với bạn bè, vô lễ với thầy cô, đến trường còn vi phạm
nội quy, không vâng lời thầy cô giáo. Trong gia đình, con cái không nghe lời cha mẹ,
lười học, trốn học đi chơi, thậm chí bỏ học… đang rất phổ biến.
- Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể đến như sau:
Sự phát triển của xã hội- nhất là sự phát triển của công nghệ thông tin, trong đó là
sự bùng nổ của mạng In-tơ-nét đã tác động mạnh mẽ tới nhận thức của giới trẻ theo cả
chiều hướng tốt và xấu. Việc các em học sinh tiếp xúc quá nhiều các loại phim hành
động hay chơi các game bạo lực với các cảnh chém giết tàn bạo và dã man đã tác động
mạnh mẽ tới tâm lí, dẫn đến việc các học sinh này vận dụng các yếu tố bạo lực vào thực
tế cuộc sống.
Bên cạnh đó việc thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường, xã hội tới đời sống
tâm lí tình cảm của học sinh cũng là nguyên nhân quan trọng. Nhà trường và gia đình
GV: Nguyễn Đình Hoàng Trang 2
Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường
THCS-THPT Tây Sơn
dường như chỉ chủ yếu tập trung vào dạy học truyền thụ kiến thức mà chưa chú tâm vào
giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Đồng thời nhiều thầy cô còn chưa có cách
hành xử đúng mực, thiếu khéo léo cũng dẫn đến những vụ việc bạo lực với chính học
trò….
Hoàn cảnh gia đình đặc biệt; cha mẹ li hôn, sinh ra trong gia đình không hoàn
chỉnh, cha mẹ tham gia vào các tệ nạn xã hội cờ bạc rượu chè, gia đình khó khăn về
kinh tế, cha mẹ bỏ đi làm ăn xa không người quan tâm …Cha mẹ thiếu quan tâm đến
việc học của con, không quản lí thời gian, tiền bạc khi cho con, cưng chiều, sẵn sàng
đáp ứng mọi yêu cầu của con mà không bao giờ tìm hiểu nguyên nhân, mục đích và kết
quả như thế nào.

Thiếu sự đồng bộ và biện pháp giữa các giáo viên bộ môn trong nhà trường. Giáo
viên chủ nhiệm còn chạy theo thành tích hay là “ thương” học sinh nên còn nương tay
trong đánh giá xếp loại cuối năm nên các em không có ý thức rèn luyện.
- Trước thực trạng đó, tôi nhận thấy vấn đề mình nêu ra là cần thiết và có thể áp
dụng trong thực tế nhà trường
III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:
1. Đối với tiết dạy văn bản:
- Giáo dục các em về tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là một tình cảm đặc biệt
thiêng liêng đối với mỗi con người. Gia đình chính là điểm tựa quan trọng để học sinh
rèn luyện và hình thành nhân cách. Thông qua các văn bản : Bức tranh của em gái
tôi( Ngữ văn 6) Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Tiếng gà trưa ( Ngữ văn
7), Trong lòng mẹ, Cô bé bán diêm ( Ngữ văn 8) Bếp lửa,Chiếc lược ngà, Mây và sóng(
Ngữ văn 9) giáo dục các em tình yêu thương, lòng nhân hậu vị tha, sự hi sinh của cha
mẹ, sự tôn trọng của con cháu đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em
Ví dụ: Qua tác phẩm “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, giáo viên cần
giáo dục các em về tình cha con thiêng liêng trong chiến tranh, hoặc qua bài “ Mây và
sóng” của nhà thơ Ta-go, giáo viên cần cho học sinh cảm nhận được tình yêu bao la,
rộng lớn của người mẹ. Giáo viên cần tích cực, khuyến khích sự liên hệ thực tế cuộc
sống, hoàn cảnh gia đình học sinh…Từ đó hình thành trong các em lòng kính yêu, biết
ơn cha mẹ, hiểu được ý nghĩa và vai trò của gia đình đối với bản thân mỗi con người.
Tuy nhiên trong khi giáo dục các em về tình cảm gia đình thì giáo viên cũng cần
phải chú ý đến những trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt như chú bé Hồng
trong “ Trong lòng mẹ” ( Ngữ văn 8) như anh em Thành và Thủy trong “ Cuộc chia tay
của những con búp bê”(Ngữ văn 7) hay như chú bé Xi mông trong văn bản “ Bố của Xi
mông”( Ngữ văn 9) để tránh tạo cho các em cảm giác tự ti mặc cảm, mà qua đó giáo
dục các em sự tự tin để vượt qua hoàn cảnh, ý thức vươn lên trong cuộc sống. Đặc biệt
ở chương trình Ngữ văn lớp 8, văn bản “Cô bé bán diêm” giáo viên cần chú ý đến các
em học sinh mồ côi, nhất là mồ côi mẹ, để động viên, khích lệ cũng như giáo dục học
sinh trong lớp cần có sự sẻ chia, quan tâm tới bạn. Giáo viên cần hết sức chú ý những
GV: Nguyễn Đình Hoàng Trang 3

Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường
THCS-THPT Tây Sơn
em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt vì các em chính là những đối tượng đễ bị tổn thương
và nhiều em trở thành học sinh cá biệt.
- Giáo dục các em về tình bạn, tình đồng chí, đồng đội và tinh thần tập thể.
Thông qua các văn bản : Bạn đến chơi nhà ( Ngữ văn 7) Đồng chí, Những ngôi
sao xa xôi, Chiếc lược ngà ( Ngữ văn 9)… giáo dục các em về tình bạn, tình đồng chí,
đồng đội và tinh thần tập thể. Giáo viên có thể cho học sinh xem các phim ảnh tự liệu
về đề tài đồng chí, đồng đội trong chiến tranh. Hoặc giáo viên đặt ra các tình huống đời
sống về tình cảm bạn bè của học sinh ngày nay với tình cảm đồng đội, đồng chí giữa
những người lính trong chiến tranh ác liệt …từ đó đặt ra vấn đề : Vì sao có những lúc
các em gây mâu thuẫn, mất đoàn kết thậm chí đánh bạn vì những lí do rất vặt vãnh, tại
sao không giải quyết bằng tình cảm…
-Giáo dục học sinh về ý thức học tập, xác định mục đích học tập đúng :
+ Một bộ phận không nhỏ học sinh không có ý thức học tập, xác định mục đích học tập
chưa đúng đắn, nhiều em vì chán học nên hay cúp tiết, bỏ học đi chơi, dành thời gian
vào những việc vô bổ khác. Nếu các em ham học, thích học, thì tất nhiên các em sẽ tập
trung thời gian công sức vào học bài. Cho nên thông qua một số tác phẩm trong chương
trình: Buổi học cuối cùng ( Ngữ văn 6) Bàn luận về phép học, Tôi đi học (Ngữ văn 8),
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Ngữ văn 9)…chúng ta giáo dục các em ý thức,
mục đích học tập, lòng tôn trọng đối với thầy cô. Liên hệ bản thân các em đã có ý thức,
cách học như thế nào, để từ đó các em tự hình thành cho mình động cơ và mục đích
học tập. Nhất là chúng ta phải đề cao những tấm gương sáng về hiếu học, hoàn cảnh
khó khăn mà học giỏi như tấm gương của các em Lâm Hoàng Phúc, Lê Thanh Lâm, Lê
Thanh Hưng….
+ Và trong thực tế có nhiều học sinh gặp phải khó khăn, sự vất vả là buông xuôi, không
chịu cố gắng, nhiều em không có lí tưởng và động cơ sống tốt. Nên khi các em học các
văn bản : Đi đường ( Ngữ văn 8) Rô bin xơn ngoài đảo hoang, Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ văn
9)… giáo viên cần giáo dục các em phải có ý chí vượt khó, sống có hoài bão ước mơ,
có niềm tin vào cuộc sống. Ví dụ qua tấm gương của nhân vật Rô-bin-xơn bị dạt vào

đảo hoang, sống một mình trong những điều kiện khắc nghiệt nhất mà vẫn lạc quan và
sắp xếp cuộc sống chu đáo. Hay qua tấm gương nhân vật anh thanh niên trong truyện
ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long, giáo viên liên hệ giáo dục học
sinh về ý thức, lí tưởng sống tố đẹp, sống vì cộng đồng, xã hội
+Với sự phát triển của xã hội thì những giá trị, nét đẹp truyền thống đang ngày càng bị
giới trẻ lãng quên, thông qua các văn bản như Ông Đồ ( Ngữ văn 8) Một thứ quà của
lúa non (Ngữ văn 7) … giáo dục các em biết giữ gìn và phát huy những giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc qua các biểu hiện như văn hóa xin chữ nho ngày tết- đề cao
đạo học của người Việt hay các món ăn dân dã mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc: món
cốm Làng Vòng…
GV: Nguyễn Đình Hoàng Trang 4
Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường
THCS-THPT Tây Sơn
+ Trong xã hội mà sự vô cảm đang ngày càng ăn sâu vào trong suy nghĩ, tình cảm của
thề hệ trẻ thì nhiệm vụ của người giáo viên nói chung và giáo viên Ngữ Văn nói riêng là
cần phải bồi dưỡng cho học sinh sự xúc cảm, lòng yêu thương, hiểu được giá trị nhân
đạo thông qua các tác phẩm văn học ở từng thời kì lịch sử như : Thầy thuốc giỏi cốt
nhất ở tấm lòng, Đêm nay Bác không ngủ (Ngữ vă 6) Bánh trôi nước, Sống chết mặc
bay(Ngữ văn 7)Tức nước vỡ bờ, Chiếc lá cuối cùng, Cô bé bán diêm (Ngữ văn 8)
Truyện Kiều,Chuyện người con gái Nam Xương,Lục Vân Tiên (Ngữ văn 9)…Qua “
Truyện Kiều” của Nguyễn Du và “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn
Dữ, Truyện “ Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu …các em thấy được cảm hứng
nhân đạo –lòng thương yêu con người sâu sắc, chan chứa để các em trân trọng vẻ đẹp
của con người, đồng cảm với nỗi đau của nhân vật. Bồi dưỡng tư tưởng cho các em
biết chia sẻ với những con người tài hoa, bạc mệnh, biết làm việc nghĩa giúp đời
- Giáo dục các em về lòng yêu nước, truyền thống đánh giặc chống ngoại xâm,
bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, ý thức cống hiến cho quê hương đất nước,
lòng biết ơn các thế hệ cha ông đã hi sinh bảo vệ đất nước:
Qua các văn bản : Sự tích Hồ Gươm, Sông nước Cà Mau (Ngữ văn 6) Sông núi
nước Nam, Phò giá về kinh, Qua Đèo Ngang (Ngữ văn 7) Nước Đại Việt ta, Hịch tướng

sĩ, Quê hương (Ngữ văn 8) Chiếc lược Ngà, Đồng chí, Những ngôi sao xa xôi, Bài thơ
về tiểu đội xe không kính, Mùa xuân nho nhỏ, Bến quê (Ngữ văn 9)Cho các em trao đổi,
thảo luận: Khi tương lai đất nước đang hi vọng vào sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện
nay, em có suy nghĩ như thế nào về việc học tập, rèn luyện của bản thân? Những việc
làm cụ thể đó là gì? Để từ đó các em nhận thức sâu sắc biết sống đúng, sống đẹp là
cống hiến cho đời.…Đặc biệt qua truyện “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu làm cho
các em tự cảm nhận được những vẻ đẹp bình dị mà quý giá xung quanh mình…
- Giáo dục các em về tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Thông qua các
văn bản : Mùa xuân của tôi, Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng ( Ngữ văn 7) Sang thu (Ngữ
văn 9) Một ngày không dùng bao bì ni lông, Ôn dịch, thuốc lá (Ngữ văn 8) giáo viên
có thể sử dụng tranh ảnh, băng hình minh hoạ ghi những hình ảnh thiên nhiên bị tàn
phá, rác thải, cảnh ngập lụt, những người bị viêm phổi nặng do hút thuốc lá … hay là
những bài báo viết về dân số tăng dẫn đến nạn thất nghiệp để học sinh phát biểu, từ đó
các em tự nhận thức được vấn đề.
- Giáo dục các em về lối sống giản dị, có văn hoá, trong cách ăn mặc nói năng
…qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (Ngữ văn 7), Phong cách Hồ Chí Minh
(Ngữ văn 9), Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8) qua thảo luận câu hỏi: Tìm hiểu về cách
sống của Bác, lối sống giản dị, thanh cao của Bác Hồ đã bồi đắp thêm tình cảm nào của
chúng ta đối với Bác Hồ. Và cho học sinh liên hệ và nêu bài học từ Bác. Có thể cho học
sinh thi tìm những câu thơ, câu văn ngoài các văn bản đó nói lên sự giản dị của Bác
Hồ:
-Nơi Bác ở: sàn mây vách gió,
GV: Nguyễn Đình Hoàng Trang 5
Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường
THCS-THPT Tây Sơn
Sớm nghe chim rừng hót quanh nhà,
Đêm trăng ,một ngọn đèn khêu nhỏ
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
-Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà

( Tố Hữu )
Người thường để lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả cà xứ Nghệ,
Tránh nói to và đi rất nhẹ trong vườn
( Viễn Phương)
- Giáo dục cho học sinh ý thức lao động, tôn trọng giá trị lao động và hình thành cho
các em hành vi, kĩ năng cơ bản.
Hiện nay một bộ phận thanh thiếu niên quen lối sống hưởng thụ, không có ý thức
lao động và tôn trọng giá trị của lao động của người khác. Cho nên thông qua các văn
bản: Vượt thác, Cô Tô (Ngữ văn 6) Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Ngữ
văn 7) Rôbinxơn ở ngoài đảo hoang, Đoàn thuyền đánh cá, Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ văn 9)
giáo viên cần giáo dục cho học sinh ý thức lao động, tôn trọng giá trị lao động và hình
thành cho các em hành vi, kĩ năng cơ bản về lao động sản xuất.
- Trong các tiết hoạt động Ngữ Văn, giáo viên hướng dẫn các em tập làm thơ theo
chủ đề. Ví dụ như về mẹ, về tình bạn, tình thầy trò, tình cảm quê hương, … có những
em có bài thơ rất độc đáo, những giờ học như vậy khiến các em nhớ mãi. Qua đó bồi
dưỡng tình cảm đạo đức cho các em.
2. Đối với tiết dạy Tập làm văn:
- Ở phần Tập làm văn, cách ra đề của giáo viên cũng góp phần giúp các em nhận
thức đúng đắn về nhiều mặt. Ví dụ ở lớp 7 có làm bài văn biểu cảm cho các em phát
biểu cảm nghĩ về người thân( với, ông bà ,ba mẹ ,anh, chị ,em…), ở lớp 8 có bài viết số
7, có những đề bài có ý nghĩa giáo dục rất cao: Hãy nói “không” với các tệ nạn xã
hội. ( Gợi ý: Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã
hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, thuốc lá, tiêm
chích ma tuý, hoặc tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh,…).Qua bài viết này,
học sinh tự nhận thức được các tệ nạn xã hội như cờ bạc, thuốc lá, tiêm chích ma túy
…là thói hư tật xấu gây ra những tác hại ghê gớm với bản thân, gia đình và xã hội về
nhiều mặt: Tư tưởng, đạo đức, sức khoẻ, kinh tế, nòi giống …Đây là mối nguy cơ trước
mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc. Từ đó các em biết kiềm chế trước những thú vui
không lành mạnh và chung tay góp sức đẩy lùi, tiến tới đấu tranh tiêu diệt tệ nạn để
cuộc sống ngày càng trong sạch tốt đẹp hơn. Ở lớp 9, bài viết số 5, có rất nhiều đề bài

rất gần gũi với đời sống thường nhật, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc ví dụ: “ Trò chơi điện
GV: Nguyễn Đình Hoàng Trang 6
Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường
THCS-THPT Tây Sơn
tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mãi chơi mà sao nhãng học tập và còn
phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.” Sau khi gợi ý các
em làm dàn bài đề này, giáo viên định hướng cho học sinh, tiếp xúc với máy tính không
phải là không có lợi, nhưng phải biết chỗ lợi, hại đó …Hay là đề: Một hiện tượng khá
phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là
hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống … Em hãy đặt một nhan đề để
gọi tên hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. Từ việc hướng dẫn học
sinh phân tích các nguyên nhân, tác hại thì giúp các em thấm thía một điều: Muốn xây
dựng một cuộc sống tốt đẹp, văn minh, bản thân mỗi người phải có ý thức giữ gìn, bảo
vệ phát huy nếp sống “ Mình vì mọi người”, nâng cao trách nhiệm đối với cộng đồng.
Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh -sạch-đẹp và Trái đất mới thực sự là
ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.
3. Đối với tiết dạy tiếng Việt:
- Ở phân môn Tiềng Việt, giáo viên có thể linh động tuỳ theo từng bài để lồng ghép
giáo dục đạo đức học sinh và ý thức sử dụng tiếng việt, cách xưng hô với mọi người
trong giao tiếp. Hiện nay một bộ phận học sinh thường sử dụng từ viết tắt, tiếng lóng
hay mượn những từ tiếng nước ngoài không đúng cách trong giao tiếp và viết bài Ví
dụ như trong bài Rút gọn câu (Ngữ văn 7) giáo dục các em tránh rút gọn câu không
đúng đối tượng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp như vậy sẽ làm cho mình trở
thành người thiếu lịch sự. Ta thấy hiện nay nhiều em thường ăn nói trống không, vô lễ
Với bài “ Xưng hô trong hội thoại” (Ngữ văn 9) chúng ta cần cho học sinh thấy được
sự phong phú và tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ xưng hô của người Việt, giáo dục các
em biết dùng từ ngữ xưng hô phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp, nhất là với
người lớn tuổi, thầy cô, cha mẹ. Với bài:“Câu cảm thán”( Ngữ văn 8) thì cho các em
viết đoạn văn nói về cảm xúc của em trước sự quan tâm chăm sóc của mẹ, trong đó có
dùng câu cảm thán …( Tình cảm của mẹ dành cho em sâu sắc biết nhường nào ! ). Hay

cho các em thi đặt câu hỏi dựa vào các tác phẩm: Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá
cuối cùng (Ngữ văn 8)…đặt những câu cảm thán ? Ở chương trình Ngữ văn 9- tập I có
các tiết Tiếng Việt về phương châm hội thoại, giáo viên cũng chú ý giáo dục học sinh
tuân thủ phương châm lịch sự khi giao tiếp.

GV: Nguyễn Đình Hoàng Trang 7
Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường
THCS-THPT Tây Sơn
IV/ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình thưc hiện đề tài chúng tôi đã khảo sát cho học sinh các lớp mình giảng
dạy kết quả thu được như sau :
- Đa số học sinh đã có sự chuyển biến tích cực hơn về ý thức. Nhiều em trước đây có
những biểu hiện thái độ chưa tốt cũng đã có nhiều thay đổi, trở nên ngoan và có ý thức
cao hơn.
- Việc lồng ghép giáo dục về đạo đức cũng giúp tiết dậy Văn của tôi trở nên sinh động
và hấp dẫn hơn. Học sinh cảm thấy hứng thú và hiểu bài sâu sắc hơn.
- Các lớp tôi giảng dạy, nề nếp học sinh cũng có tiến bộ hơn. Song vì chỉ là giáo viên bộ
môn, hơn nữa việc tác động tới nhận thức, thái độ của học sinh không thể có sự thay đổi
nhanh chóng được nên kết quả còn chưa thể hiện rõ rệt
Sơ liệu tham khảo
Trước khi áp dụng:
Khối
lớp
Sỉ số Học sinh có biểu hiện thái độ chưa tốt Tỉ lệ
%
6 216 50 23.1
7 190 60 31.6
8 175 50 28.6
9 155 55 35.5
Sự chuyển bị thái độ học sinh sau khi áp dụng ( số học sinh có biểu hiện thái độ chưa

tốt đã giảm)
Khối
lớp
Sỉ số Học sinh có biểu hiện thái độ chưa tốt Tỉ lệ
%
6 216 25 11.6
7 190 30 15.8
8 175 20 11.4
9 155 20 13.0
* Số liệu này được tôi khảo sát qua các tiết dạy bộ môn Ngữ văn của mình
GV: Nguyễn Đình Hoàng Trang 8
Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường
THCS-THPT Tây Sơn
V/ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Trên đây là một số kinh nghiệm về việc lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh
thông qua giờ học Ngữ Văn ở Trường THCS-THPT Tây Sơn. Tôi nghĩ rằng việc giáo
dục đạo đức học sinh trong trường là nhiệm vụ chung của tất cả giáo viên bộ môn, giáo
viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí
Minh…Để đạt được kết quả cao cần có sự thống nhất hỗ trợ của tất cả ban nghành,
đoàn thể.
Đồng thời tôi xin kiến nghị một số yêu cầu chung như sau:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung trọng quá trình dạy học và những việc
cần làm trong năm học, cách thức thực hiện để rèn luyện học sinh.
- Tìm hiểu hoàn cảnh từng em bằng cách trao đổi tâm sự với các em, với giáo
viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để tìm ra nguyên nhân chính xác để tác động vào tâm
lí của các em.
- Thiếu niên là lứa tuổi có nhận thức đa dạng, đang muốn chứng tỏ mình là người
lớn, lứa tuổi này có tính cảm xúc cao, thoắt vui, thoắt buồn, thích lý sự và hay chống
đối lại ý kiến của cha mẹ và thầy cô. Đồng thời lứa tuổi này các em không thích sự quản
lí khắt khe của gia đình. Sẽ rất thuận lợi để giáo dục các em nếu như giáo viên hiểu rõ

được đặc điểm này và trở thành một người đồng cảm chia sẻ với các em. Rõ ràng là
không có một phương pháp cụ thể nào cho bất cứ môn học nào ở nhà trường phổ thông
nếu ta không xuất phát từ đối tượng. Ăng ghen đã nói:
“ Phương pháp là do đối tượng quyết định, đối tượng nào phương pháp ấy ”. Trong sự
phát triển của đời người thì sự phát triển của tuổi chỉ là một yếu tố. Độ tuổi là quan
trọng nhưng nó phụ thuộc vào môi trường, khả năng tiếp xúc với đời sống xã hội. Độ
tuổi từ 10 đến 12, tương ứng với học sinh lớp 6,7. Theo các nhà tâm lý học thì đây là
lứa tuổi nằm trong những năm tháng mà con người đang mở ra cho mình những cảm
xúc và hứng thú mới mẻ. Đây là lứa tuổi giàu cảm xúc nhất trong một đời người. Thế
giới nội tâm và quan hệ xã hội xung quanh của lứa tuổi này rất phức tạp. Về hành vi các
em còn mang tính trẻ con, nhưng ý thức lại cho mình là người lớn. Các em thường mâu
thuẫn giữa hành động bên ngoài và nội tâm bên trong. Các em đã có hứng thú và cảm
xúc mới mẻ, phương pháp hiếu động, nhiều em thường ngồi học không yên, hay nói
chuyện riêng, thiếu tập trung trong giờ học … Để ổn định được làn sóng này là điều
không phải dễ. Chính cái hiếu động cảm xúc ấy, bản thân nó lại bao hàm một năng lực
sáng tạo to lớn. Cụ thể là năng khiếu sáng tạo biểu hiện rõ trong văn học. Các em dễ
dàng đồng cảm với nhân vật, nhập cuộc sống với tác giả.
GV: Nguyễn Đình Hoàng Trang 9
Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường
THCS-THPT Tây Sơn
- Ở học sinh khối 8-9 đã xuất hiện một chuyển biến đáng kể và năng lực cảm thụ
văn học. Sự đánh giá nhìn nhận của các em đã tập trung vào nội tâm của mình. Các em
gái đã bắt đầu viết nhật ký, tình cảm yêu đương. Tư chất cá nhân từng học sinh đã hình
thành khá rõ nét. Năng khiếu của các em dễ dàng nhận ra. Với tập thể các em đã biết
đoàn kết, bao che cho nhau kể cả những sai trái. Từ những đặc điểm tâm sinh lý của 2
giai đoạn học sinh cấp II người giáo viên phải đề ra cho mình những phương hướng cụ
thể, ngoài công tác chủ nhiệm như thông qua giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt thông qua các giờ học Ngữ văn giáo viên lồng ghép vào
bài giảng một cách khéo léo, linh hoạt để giáo dục các em.
- Tuy nhiên việc lống ghép không nên gượng ép, miễn cưỡng mà phải linh hoạt và

kích thích sự hứng thú cuộc học sinh. Chúng ta không thể biến giờ giảng văn thành giờ
giảng dạy về đạo đức một cách cứng nhắc và máy móc. Việc giáo dục đạo đức cho học
sinh cũng như việc giảng dạy kiến thức bộ môn cần được tiến hành song song. Tuy
nhiên, cũng cần có sự linh hoạt, giáo viên cần xem xét nội dung từng bài để áp dụng
phương pháp phù hợp để giáo dục học sinh tính chân – thiện – mĩ. Là một nhà giáo dục,
người giáo viên có những biện pháp sư phạm, những tình huống tâm lý khi cần sử dụng
phải tùy thuộc vào đối tượng học sinh, tuỳ thuộc mục tiêu của từng bài học chứ không
nên áp đặt một cách máy móc.
 Trên đây là những vấn đề mà bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy bộ
môn Ngữ văn của mình .Tuy nhiên, đề tài này chỉ nằm trong phạm vi nhỏ, hạn chế,
chưa nghiên cứu được sâu.Vì thế, tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét quí báu
của Ban giám hiệu và quý đồng nghịêp để đề tài này hoàn thiện hơn.
Định Quán, ngày 10/09/2015
Người thực hiện:
Nguyễn Đình Hoàng

GV: Nguyễn Đình Hoàng Trang 10
Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường
THCS-THPT Tây Sơn

VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. SGK Ngữ văn 6,7,8,9-NXB GD
2. SGV Ngữ văn 6,7,89-NXB GD
3. Tài liệu tích hợp giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
trong môn Ngữ văn THCS
4. Phương pháp dạy học môn ngữ văn THCS- NXB GD
GV: Nguyễn Đình Hoàng Trang 11

×