Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp tên bài bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 31 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH MAI

 & 


“DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP”
1.Tên bài: BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
2.Môn học chính: NGỮ VĂN 6
3.Các môn tích hợp:
- GDCD 7
- Địa lí 6 + 7
- Sinh học 9
- Lịch sử 8
- Âm nhạc 8, Mĩ thuật 7
- Nếp sống VMLT 8, Ngữ văn 6
1
PHỤ LỤC I
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai.
- Trường: THCS Thanh Mai.
- Địa chỉ : Xã Thanh Mai – Huyện Thanh Oai- TP Hà Nội
- Điện thoại: 0433873528.
- Email:
- Thông tin về giáo viên:
- Họ tên: PHẠM THỊ HÀ
- Ngày sinh: 20 tháng 5 năm 1976
- Chuyên môn: Ngữ Văn
- Điện thoại: 01686585489 ; Email:
2


PHỤ LỤC II
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên hồ sơ dạy học.
Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THCS - môn Ngữ Văn 6 .
Tiết 125+126 : Văn bản: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” (Theo tài liệu Quản lí môi
trường phục vụ phát triển bền vững “Dự án VIETPRO-2020, Hà Nội 1995”)
2. Mục tiêu dạy học.
a. Kiến thức.
* Sau khi học xong tiết học này HS thấy được:
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
- Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của
thủ lĩnh Xi-át-tơn.
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số biện pháp tu từ trong văn bản .
* Thông qua tiết học các em :
- Thấy được vai trò của thiên nhiên, đất đai đối với đời sống con người, từ đó có ý
thức bảo vệ môi trường (Kiến thức môn GDCD 7: Bài 14. Bảo vệ môi trường và
tài nguyên thiên nhiên ; Môn Địa 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ ;
Sinh 9: Bài 58. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.(Phần II của bài). Môn
Nếp sống văn minh thanh lịch lớp 8, bài 5 : Ứng xử với môi trường.
- Mở rộng kiến thức về môi trường và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ( Kiến
thức môn Lịch sử 8, Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Mĩ. Phần I, mục 4 của bài ;
Môn Sinh 9, Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường, Phần III của
bài và Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã.
- Các em tìm và hát hoặc sáng tác những bài thơ, bài hát về bảo vệ môi trường
( Kiến thức Âm Nhạc 8 , Bài 7: Ngôi nhà chung của chúng ta, Trái đất này là
của chúng mình).
- Các em vẽ tranh về bảo vệ môi trường.(Kiến thức Mĩ Thuật 7, Bài 20).
b.Kĩ năng :
- Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng .
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-át-

tơn .
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản .
- Kĩ năng thu thập thông tin SGK, quan sát trình bày một vấn đề.
- Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.
3
- Kĩ năng lắng nghe, hoạt động nhóm.
- Kĩ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn giữa các phân môn.
c. Thái độ.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước. Có ý thức bảo vệ môi trường và thiên
nhiên.
- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.
- Yêu thích môn Ngữ Văn cũng như các môn khoa học khác như : GDCD, Địa lí,
Sinh học, Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuật.
3. Đối tượng dạy học của bài học.
- Đối tượng học sinh: Lớp 6B.
- Số lượng: 35 em.
- Đặc điểm: Học sinh thích học môn Ngữ Văn.
4.Ý nghĩa của bài học.
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn vào
để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết.
Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn
phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các
em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh
nhất, hiệu quả nhất.
Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi
trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Ngữ văn 6. Tích hợp
trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy được khả năng vận dụng tổng hợp, khả
năng tự học và năng lực thưởng thức văn học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực
hợp tác, năng lực giao tiếp Tiếng Việt và năng lực giải quyết vấn đề trong học tập

và ứng dụng vào thực tế đời sống “học đi đôi với hành”.
Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh thấy được vai trò
của thiên nhiên, môi trường đối với sức khoẻ và cuộc sống của con người.Từ đó có
những suy nghĩ và hành động tích cực trong việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Giáo án, bài giảng, bài giảng, thiết bị dạy học ( Đồ dùng dạy học liên quan
đến CNTT: Máy chiếu )
- Thông tin, tranh ảnh, về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học :
*CÁCH THỨC TỔ CHỨC
a. Ổn định tổ chức.
b. Kiểm tra bài cũ.
4
c. Bài mới.(Trình bày các quá trình dạy – học trên Bài giảng điện tử
Powerpoint)
Bài học được tiến hành trong 2 tiết học (90 phút).
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Giáo viên thuyết trình để tạo tâm thế cho học sinh bước vào bài mới.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chung về văn bản.
- Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc .
- Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích :
- Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu xuất xứ của tác phẩm.
Tích hợp: Kiến thức môn Lịch sử 8. Bài 6, phần I, mục 4 của bài. Và môn Địa
7. Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ, mục 1: Lược đồ tự nhiên Trung và
Nam Mĩ.)
- Bước 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thể loại văn bản.
- Bước 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục của văn bản.
Tích hợp: kiến thức Tập làm văn: Văn viết thư.
- Bước 6: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ khó.
Tích hợp: Kiến thức môn Địa 7. Bài 35: Khái quát Châu Mĩ , Phần 2: Thành

phần chủng tộc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chi tiết văn bản.
- Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần 1: Những điều thiêng liêng trong kí ức của
người da đỏ.
+ Dựa vào kiến thức sách giáo khoa.
+ Tích hợp: Kiến thức môn Sinh học 9: Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh
thái.
+ Tích hợp: Kiến thức Tiếng Việt: Các biện pháp tu từ .
+ Nhận xét về tình yêu và sự gắn bó tha thiết của người da đỏ với thiên nhiên.
- Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần 2: Cách sống và thái độ đối với đất đai,
thiên nhiên của người da đỏ và người da trắng.
+ Các phương pháp dạy học được sử dụng: Gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, bình
giảng, kĩ thuật động não, thảo luận nhóm
Để giúp HS phát hiện sự khác biệt trong cách đối xử của người da đỏ và người da
trắng đất đai, thiên nhiên, không khí, muông thú GV tổ chức cho HS tóm tắt lại
phần thứ hai của văn bản. Sau khi tóm tắt xong, GV cho HS quan sát tranh tìm đọc
5
những đoạn văn tương ứng với các bức ảnh cần phân tích và kết hợp sử dụng
phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm, kĩ thuật động não, …
+ GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để phát hiện vấn đề. (Thời gian thảo luận 5
phút).



6
Học sinh thảo luận nhóm

+ Đại diện các nhóm học sinh lên trình bày.





7
NHÓM 2
NHÓM 1
+ Tích hợp: Kiến thức Tiếng Việt : Các biện pháp tu từ.
Cho HS trao đổi chỉ ra các biện pháp nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn
trong đoạn văn.
+Tích hợp: Kiến thức môn : Lịch sử 8, Bài 6, phần II: Chuyển biến quan trọng
ở các nước Đế quốc, mục 4.
+ GV mở rộng và liên hệ thực tế: Bọn lâm tặc phá rừng, săn bắn động vật quý
hiếm Chất độc da cam đế quốc Mĩ đã dải trong chiến tranh ở Việt Nam. Chiếu
hình ảnh minh hoạ và bình.
Bước 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần 3: Kiến nghị của người da đỏ.
- Các phương pháp dạy học được sử dụng: Gợi mở, phân tích, bình giảng, kĩ thuật
động não, thực hành…phát triển năng lực quản lí bản thân nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường, năng lực tư duy sáng tạo, giao tiếp phản hồi, lắng nghe tích cực, giải
quyết vấn đề , trình bày suy nghĩ của bản thân.
- GV gọi HS đọc phần cuối văn bản.
- GV hướng dẫn HS nêu những kiến nghị được tác giả đưa ra ở phần cuối bức thư.
Cho HS so sánh và nhận xét giọng điệu ở phần này với phần đầu và giữa bức thư.
- Gv bình và chiếu clip ca nhạc cho HS xem và nghe -> nêu suy nghĩ.
* Tích hợp : Kiến thức môn Sinh học 9. Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên
nhiên, phần II, mục 1: Tài nguyên đất.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS khái quát nội dung của bài học.(Tổng kết).
- GV tổ chức cho HS hệ thống hoá kiến thức về nội dung và nghệ thuật của văn bản
bằng câu hỏi.
- Cho HS đọc ghi nhớ.
8
GV NHẬN XÉT

NHÓM 3
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS luyện tập những nội dung đã học.
- Các phương pháp và kĩ thuật dạy học được vận dụng ở mục này là: vấn đáp,
quan sát, động não…
- Gv tố chức cho HS luyện tập kiến thức đã được học bằng các bài tập trắc
nghiệm, câu hỏi và kết hợp với trình chiếu hình ảnh minh hoạ .
Tích hợp: Kiến thức môn Sinh 9 bài 53: “Tác động của con người với môi
trường”.
- Kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 7 bài 13: Bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên.
- Môn: Sinh 9, bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.( Phần II của bài).
Bài 59: Khôi phục môi trườngvà giữ gìn thiên nhiên hoang dã.
- Môn: Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8 bài 5: Ứng xử với môi
trường.
d. Củng cố bài:
- Hình thức: Vấn đáp.
- Tích hợp: kiến thức môn Âm nhạc lớp 8, bài 7 .
- Cho HS hát bài: “Ngôi nhà chung của chúng ta ” nhạc và lời của Huỳnh Phước
Liên.

Ảnh: Cô giáo và cả lớp đang hát
e. Hướng dẫn HS học ở nhà:
- GV hướng dẫn HS học nội dung bài cũ và chuẩn bị bài mới.
- Học thuộc phần ghi nhớ, nắm vững nội dung đã học, thực hành các biện pháp để
bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
Tích hợp: Môn Mĩ thuật 7, bài 20: Vẽ tranh đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Mỗi tổ vẽ một bức tranh về chủ đề: “Bảo vệ môi trường” giờ sau 4 tổ nộp, cô giáo
chấm điểm.
- Đọc và soạn bài : Động Phong Nha.
9

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức về văn bản và kiến thức thực tế của HS.
- Kiểm tra kĩ năng: Đọc - hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề bức
thiết của xã hội .
8. Các sản phẩm của học sinh.
NHÓM 1
NHÓM 2:
10
NHÓM 3

Thanh Mai, ngày 10 tháng 11 năm 2014
11
Người thực hiện: Phạm Thị Hà
Ngày soạn:5/11/2014
Ngày soạn:5/11/2014
Ngày dạy :8/11/2014
Ngày dạy :8/11/2014
Tiết : 125+126
Tiết : 125+126
Văn bản: BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên được đặt ra trong
văn bản nhật dụng và nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của văn bản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức .
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
- Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của
thủ lĩnh Xi-át-tơn .
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số biện pháp tu từ trong văn bản .
* Thông qua tiết học các em :

- Thấy được vai trò của thiên nhiên, đất đai đối với đời sống con người, từ đó có ý
thức bảo vệ môi trường ( Kiến thức môn GDCD 7: Bài 14. Bảo vệ môi trường và
tài nguyên thiên nhiên; Môn Địa 7. Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ; Sinh
9: Bài 58. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Môn Nếp sống văn minh thanh
lịch lớp 8, bài 5: Ứng xử với môi trường.
12
- Mở rộng kiến thức về môi trường và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ( Kiến
thức môn Lịch sử 8, Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Mĩ. Phần I, mục 4 của bài ;
Môn Sinh 9, Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường, Phần III của
bài.
- Các em tìm và hát hoặc sáng tác những bài thơ, bài hát về bảo vệ môi trường
( Kiến thức Âm Nhạc 8, Bài 7: Ngôi nhà chung của chúng ta, Trái đất này là
của chúng mình).
- Các em vẽ tranh về bảo vệ môi trường.(Kiến thức Mĩ Thuật 7, Bài 20).
2.Kĩ năng :
- Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng .
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-át-
tơn
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản .
- Kĩ năng thu thập thông tin SGK, quan sát trình bày một vấn đề.
- Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Kĩ năng lắng nghe, hoạt động nhóm.
- Kĩ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn giữa các phân môn.
3. Thái độ.
* Qua tiết học:
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước.
- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.
- Yêu thích môn Ngữ Văn cũng như các môn khoa học khác như : GDCD, Địa lí,

Sinh học, Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuật.
C. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: Soạn giáo án, bài giảng, thiết bị, phương tiện dạy học ( Tranh,
ảnh, băng hình, tài liệu )
* Học sinh: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Bút lông.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Hãy nêu tên một văn bản nhật dụng mà em đã học và cho biết đê tài của văn
bản nhật dụng đó là gì ?
3.Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Đất, nước, khí hậu, môi trường là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi
quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. Nó rất rất cần thiết cho nhu cầu vật chất, sức khoẻ và
tinh thần của con người vì thế ta phải trân trọng, yêu quý, bảo tồn thiên nhiên. Cách
đây hơn 150 năm ở vùng đất Nam Mĩ xa xôi hẻo lánh có một tù trưởng của một bộ
tộc da đỏ đã gửi gắm những suy nghĩ đó qua bức thư viết cho tổng thống Hoa Kì.
Vậy nội dung của bức thư là gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
13
HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS NỘI DUNG
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu
chung.
- GV nêu cách đọc: Đây là một bức thư
nên cần đọc diễn cảm, rõ ràng, mạch lạc,
trầm ấm để thể hiện được tư tưởng, tình
cảm cao đẹp của người da đỏ đối với môi
trường sống và mảnh đất quê hương.
- Chú ý đoạn cuối văn bản cần đọc nhấn
mạnh hơn.
- GV đọc mẫu một đoạn.

- Gọi lần lượt 3-4 HS đọc nối tiếp cho đến
hết văn bản.
- Gọi HS khác nhận xét phần đọc của bạn,
GV bổ sung và chỉnh sửa.
- Gọi HS đọc phần chú thích * SGK/138.
? Nêu hiểu biết của em về xuất xứ của tác
phẩm ?
- Tích hợp: Kiến thức môn Sử 8: Bài 6:
Phần I, mục 4 của bài.
- GV chiếu chân dung của một thủ lĩnh da
đỏ và Tổng thống thứ 14 của Mĩ ->HS
quan sát.
GV giới thiệu để HS hiểu về bối cảnh
lịch sử của Hoa Kì.
Franklin Pierce(1804-
1869)-Tổng thống thứ
14 của Hoa Kì
Chân dung một thủ
lĩnh da đỏ cuổi TK 19
I. Đọc- tìm hiểu chung
1.Đọc.
2. Chú thích.
a. Tác phẩm.
- Xuất xứ : Năm 1854 Tổng thống thứ
14 của Mĩ là Pranklin Fierce tỏ ý muốn
mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi-
át-tơn đã gửi bức thư để trả lời.
14
* Tích hợp:
- Kiến thức Địa 7, Bài 41: Thiên nhiên

Trung và Nam Mĩ.
- Chiếu các hình ảnh(Slide) Cho HS quan
sát: Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ .
? Em biết gì về vùng đất Nam Mĩ ?
- HS trình bày.
-> GV bổ sung và giới thiệu vị trí vùng
đất, thủ đô Xi-át-tơn trước kia và ngày
nay.
* Vùng đất Xi-at-tơn trước đây tên là Đu-
Goa. Năm 1853 chính thức đổi tên là Xi-
at-tơn. Ngày nay nằm ở phía Tây bang
Oa-sinh-tơn, cách biên giới Ca-na-đa
100km và một mặt giáp với Thái Bình
Dương. Xi-át-tơn là thành phố nổi tiếng
toàn cầu , là TP có nền học thức cao nhất
Châu Mĩ, là đại bản doanh của công ty
phần mềm Microsoft do Bill Gate sáng
lập, có công ty sản xuất máy bay Boeing
nổi tiếng TG và nhiều cảnh đẹp nên thơ…
- GV chiếu hình ảnh minh hoạ:
15
- Thể loại: Văn bản nhật dụng.
- Bố cục: 3 phần.
+ Phần I: Từ đầu … “cha ông chúng
tôi”.
=> Những điều thiêng liêng trong kí
ức người da đỏ.
+ Phần II: Tiếp …sự ràng buộc”.
=> Thái độ, cách ứng xử của người da
trắng và người da đỏ đối với những

16
? Văn bản thuộc thể loại nào ?
? Theo em văn bản có thể chia làm mấy
phần ? Nêu nội dung của từng phần ?
*Tích hợp: Địa 7.Bài 35: Khái quát Châu
Mĩ (Phần 2:Thành phần chủng tộc đa
dạng).
-Hỏi đáp các chú thích:1,3,4,8,10,11 SGK
? Em hiểu thế nào là thủ lĩnh?
? Ngựa sắt nhả khói là ntn ?
-GV chiếu hình ảnh minh hoạ cho các
chú thích.
Người da đỏ
Người da trắng
thứ liên quan đến đất đai.
+ Phần 3: Còn lại:
=> Kiến nghị của người da đỏ.
b. Giải nghĩa từ khó.

17
Hoang mạc
Trâu rừng
Ngựa sắt nhả khói
Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu văn bản.
- Gọi HS đọc lại phần 1 của VB.
? Đoạn văn bạn vừa đọc nói về điều gì ?
?Những điều thiêng liêng trong kí ức
người da đỏ là gì ? Nó được diễn tả bằng
những chi tiết, hình ảnh nào?
*Tích hợp kiến thức Sinh 9, bài 41: Môi

trường và các nhân tố sinh thái.
? Tại sao vị thủ lĩnh da đỏ nói rằng đó là
“những điều thiêng liêng” ?
II. Đọc- tìm hiểu văn bản.
1. Những điều thiêng liêng trong kí
ức người da đỏ.
- Đất đai - là mẹ
- Cây, lá, hạt sương, tiếng côn trùng -
là gia đình.
- Bông hoa – là chị, là em.
- Vũng nước – gia đình.
- Suối - là máu của tổ tiên.
=> Nghệ thuật: So sánh, nhân hoá thể
hiện tình yêu và sự gắn bó tha thiết của
người da đỏ với thiên nhiên .
18
(Nó đẹp đẽ, cao quý không tách rời sự
sống của người da đỏ)
? Nghệ thuật chính được sử dụng trong
đoạn văn là gì ? Tác dụng của các biện
pháp nghệ thuật đó ?
- GV chiếu hình ảnh minh hoạ.

Thế tự nhiên đã gắn bó với người da đỏ
tự bao đời nay.
Gv bình: Hình ảnh bà mẹ trở đi trở lại
nhiều lần ở đoạn văn đã khẳng định quan
hệ huyết thống không thể chia cắt, tách
rời, người da đỏ là một phần của mẹ và
mẹ cũng là một phần của họ. Người với

bông hoa là chị, là em. Dòng nước đâu
chỉ là những giọt nước mà là máu của tổ
tiên người da đỏ, tiếng thì thầm của nó
chính là tiếng nói của người da đỏ. Phải
chăng đó là mối quan hệ cộng sinh giữa
con người với môi trường sống từ buổi sơ
khai, tình cảm thiêng liêng đó thật tự
nhiên và bình dị biết bao !

- Gọi HS tóm tắt phần 2 của VB.
- GV chiếu hình ảnh, HS quan sát và
trả lời câu hỏi.
2. Cách sống và thái độ đối với đất
đai, thiên nhiên của người da đỏ và
người da trắng.
19
20
? Những bức tranh gợi trên cho em liên
tưởng đến nội dung nào trong văn bản?
Hãy đọc những câu văn, đoạn văn đó ?
“Đối với đồng bào tôi Dòng nước óng
ánh êm ả trôi dưới những con sông, con
suối…mảnh đất này là thiêng liêng và
những tia sáng chói chang cả ngàn con
trâu rừng bị chết vì bị người da trắng bắn
mỗi khi có đoàn tàu chạy qua ”.
? Qua đoạn văn bạn vừa đọc, em hãy cho
biết người đứng đầu bộ tộc da đỏ đã lo
lắng điều gì trước lời ngỏ ý muốn mua đất
của người da trắng ?

- Lo lắng đất, môi trường sẽ bị người da
trắng tàn phá.
- Để bày tỏ sự lo lắng ấy thủ lĩnh Xi-át-
tơn đã chỉ ra điều gì ?
* GV chiếu câu hỏi thảo luận nhóm:
? Dựa vào phần 2 SGK và những bức
ảnh trên, em hãy tìm những từ ngữ thể
hiện thái độ đối với đất đai, thiên nhiên
của người da đỏ và người da trắng ?
- Thảo luận nhóm: Thời gian 5 phút.
+ Gv chia lớp thành 3 nhóm.
+ Phát phiếu thảo luận.
+ Mời đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Nhóm khác nhận xét => GV bổ sung và
chốt kiến thức.
Cách cư xử Người da đỏ Người da
trắng
Đất
- Là mẹ, là
thiêng liêng.
- Là kẻ thù,
xem như vật
mua, bán đi,
ngấu nghiến
Âm thanh
- Say sưa với
tiếng lá cây
lay động, âm
thanh êm ái
củagió thoảng

- Chẳng có
nơi nào yên
tĩnh, chỉ có
tiếng ồn ào
lăng mạ.
- Người da đỏ:
+ Sống hoà nhập, gắn bó với thiên
nhiên.
+ Biết ơn, yêu quý, trân trọng, bảo vệ,
coi đất và môi trường như gia đình ruột
thịt.
21
Không khí -Là quý giá,
là của chung.
- Chẳng để ý
gì đến.
Động vật - Đối xử như
anh em.
-Giết cả ngàn
con trâu rừng.
? Từ đó em có nhận xét gì về cách sống
của người da đỏ và da trắng ?
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật
nào để nêu bật sự khác biệt về cách sống
của người da đỏ và người da trắng ?
- Chiếu hình ảnh minh hoạ - HS quan sát
Cuộc sống thanh bình, hoà đồng, gắn bó
với thiên nhiên của người da đỏ.
? Em cảm nhận được điều gì từ những
bức tranh trên ?

- HS bộc lộ.
VG bình: Hình ảnh trên là nội dung
xuyên suốt bức thư trừ tình, gợi cảm lại
hàm chứa ý nghĩa sâu sắc được viết ra
bằng những lời văn đẹp như chính cuộc
sống của người da đỏ giữa thiên nhiên.
Từ tấc đất, bờ cát, hạt sương long lanh,
- Người da trắng:
+ Sống thực dụng.
+ Thờ ơ, tàn nhẫn với thiên nhiên và
môi trường sống.
- Nghệ thuật: đối lập, điệp ngữ .
=> Hai cách sống hoàn toàn đối lập
nhau.
22
cho đến bãi đất hoang vắng và tiếng thì
thầm của côn trùng đều là những điều
thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ.
Và tất cả: dòng nước, không khí, ngọn
gió đều thấm vào hơi thở, cuộc sống của
con người. Một sự giao hoà gắn bó tuyệt
đẹp giữa con người với thiên nhiên, một
tình yêu thiên nhiên kì lạ có từ trong máu
của người da đỏ thật đáng trân trọng !
Thế còn với người da trắng thì sao ?
* Tích hợp: Kiến thức môn Lịch sử 8.
Bài 6: Phần II: Chuyển biến quan trọng
ở các nước đế quốc. Mục 4. Mĩ).
- GV : Thái độ và cách ứng xử của người
da trắng với đất đai, môi trường chủ yếu

nhằm vào việc khai thác, tận dụng vì lợi
nhuận tối đa mà bất chấp hậu quả trước
mắt hay lâu dài chỉ cần có lãi, có lợi là
làm. Đó cũng là mặt trái của CNTB đế
quốc Mĩ trong quá trình phát triển của nó.
- GV chiếu hình ảnh minh hoạ.
Các đường sắt mới xây dựng tạo cho
người định cư dễ dàng di chuyển khắp
nơi hơn nhưng làm gia tăng các cuộc
xung đột với người bản thổ Mỹ. Trên nữa
thế kỷ, có đến 40 triệu bò rừng bison,
thường được gọi là trâu, bị giết để lấy da
và thịt, và giúp cho việc mở rộng các
tuyến đường sắt. Việc mất mát quá nhiều
bò rừng bison, một nguồn kinh tế chính
của người bản thổ Mỹ vùng đồng bằng, là
một cú đánh sống còn vào nhiều nền văn
hóa bản thổ Mỹ.
23
( Trích : Nguồn lịch sử Hoa Kì )
*Liên hệ tới môi trường TN Việt Nam
trong chiến tranh chống Mĩ ?
- Chất độc da cam mà đế quốc Mĩ đã dải
trong chiến tranh ở Việt Nam đã phá hủy
13.000 km2 cây lương thực và cây ăn
quả, tàn phá 43% diện tích rừng của toàn
miền Nam. Đau xót hơn, loại chất độc
này đã làm cho hơn 2 triệu người nhiễm
độc, hơn 5 vạn trẻ em sinh ra bị dị dạng,
quái thai và tạo ra những biến đổi nội tại

gây tác hại về mặt di truyền nhiều thế hệ
ở Việt Nam.
- Gv chiếu hình ảnh minh hoạ Mĩ dải chất
độc da cam xuống Việt Nam .
*Liên hệ : Bọn lâm tặc chuyên chặt phá
rừng, săn bắt, buôn bán lậu thú quý hiếm
ở Việt Nam mấy năm gần đây đã gây thiệt
hại không nhỏ đến nền kinh tế, xã hội,
huỷ hoại môi trường sinh thái ở nước ta.

HS đọc phần cuối bức thư
? Đoạn văn bạn vừa đọc đề cập đến vấn
đề gì ?
? Những lời kiến nghị nào được nhắc tới
ở phần cuối bức thư của thủ lĩnh da đỏ?
? Em hiểu thế nào về lời khẳng định “Đất
là mẹ” ?
3.Kiến nghị của người da đỏ.
- Phải biết kính trọng đất đai.
- Khuyên bảo con cháu: Đất là Mẹ .
- Điều gì xảy ra với đất đai - xảy ra
với những đứa con của đất.
- Điều gì con người làm cho tổ sống
đó – làm cho chính mình.
24
- Là nơi sản sinh, nuôi sống muôn loài,
chở che, bảo vệ con người….
*Tích hợp kiến thức môn: Sinh 9, bài
58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên
nhiên.( PhầnII, mục 1: Tài nguyên đất).

GV bình: Đất là mẹ, là nữ thần, khái
niệm đó đã tồn tại lâu đời trong một số
nền văn hoá trên TG như trong thần thoại
Hy Lạp, hay trong văn hoá của người Ai
Cập cổ đại hay của người Hin Đu. Các nữ
thần đất mẹ tuy khác nhau về tên gọi,
hình tượng, sự tích nhưng tất cả đều giống
nhau ở hai yếu tố cơ bản là sinh sôi và
cưu mang bao bọc. Đất được coi là mẹ, là
những gì thiêng liêng vì đất ôm ấp yêu
thương và tạo ra sự sống cho muôn loài .
Không có đất ta không biết phải nương
tựa vào đâu để tồn tại. Không có đất ta sẽ
không có thức ăn để nuôi sống bản thân.
Con người được tạo thành từ đất, đến lúc
nói lời tiễn biệt ta cũng trở về với cát bụi.
Nếu con người nhận biết mình là người
con sinh ra từ mẹ đất, cần đất cho sự sống
thì chúng ta cần có bổn phận, trách nhiệm
chăm sóc, nâng niu, giữ gìn người mẹ
hiền của mình.
? Theo em những kiến nghị đó có còn giá
trị với ngày nay và tương lai không?
- HS trình bày suy nghĩ
? Giọng điệu trong đoạn văn này có gì
đặc biệt ? ( So sánh với hai phần trên )
? Người viết thay đổi giọng điệu như thế
nhằm mục đích gì ?
? Bài văn khép lại bằng hình ảnh nào ?
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó ?

- HS trả lời và bộc lộ suy nghĩ.
GV chốt: Văn bản khép lại với một hình
ảnh liên tưởng độc đáo. Con người sống
giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống,
điều gì làm cho tổ sống là làm cho chính
mình. Hình ảnh giàu chất gợi, giọng văn
- Giọng điệu vừa thống thiết vừa đanh
thép, hùng hồn, vừa mang tính khẳng
định,vừa khuyên bảo cầu khiến.
=> Khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ
đất đai, môi trường sống.
25

×