Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

giáo án mầm non lớp chồi chủ đề bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.72 KB, 46 trang )

Đề tài : Chuyền quả
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nhận biết một số loại trái cây qua đặc điểm đặc trưng và hương vị của mỗi loại .
- Thực hiện khéo léo thao tác vận động, giữ cân bằng vị trí của vật khi di chuyển.
- Rèn kỹ năng chuyền vật sang bên cạnh bằng 2 tay theo hàng ngang, liên tục và khéo léo.
- Phát triển các tố chất vận động, sự khéo léo và bền bĩ của đôi tay trong vận động, tư duy
NN.
- Giáo dục trẻ ý thức tập trung và kỷ luật trong các hoạt động tập thể.
II. CHUẨN BỊ :
- Một số trái cây bằng nhựa hay bằng bi - tis, rổ đựng, thùng giấy nhỏ, đĩa nhựa nhỏ, bảng
nỉ
- Máy hát, băng hay đĩa nhạc có bài hát " Vườn cây của ba "
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1 :
- Cô mở nhạc cho trẻ hát theo nhạc bài hát " Vườn cây của ba "
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Trong bài hát, má trồng những loại cây nào?
+ Vì sao những cây ba trồng lại dễ sợ vậy?
+ Các bạn có thích đi thăm vườn cây của ba má không? Mình cùng đi nhé!
- Cho trẻ khởi động nhẹ nhàng theo bài hát , di chuyển theo cô : đi chậm, đi nhanh theo hiệu
lệnh trống lắc
- Dừng lại : " Đã tới vườn cây của ba má rồi, mình cùng xem vườn cây có gì nhé!"
+ Cây có nhiều quả : trên cao ( nhón gót đưa tay lên ) , dưới thấp ( bỏ tay xuống )
+ Quả xanh, quả chín : ngồi xuống, đứng lên
+ Nhiều quả rụng dưới đất : cúi khom lưng
- Cô đọc câu đố cho trẻ đoán tên các loại quả ở trong rổ :
" Quả gì nhiều mắt - Khi chín nứt ra - Ruột trắng nõn nà - Hạt đen nhanh nhánh" ( quả na )
" Tên em không thiếu chẳng thừa - Chín vàng ngon ngọt rất vừa lòng anh" ( quả đu đủ )
" Quả gì cong cong - Xếp thành một nải - nải xếp thành buồng - Khi chín vàng ươm - Ăn
ngon ngọt lắm" ( quả chuối )
* Hoạt động 2 :


- TC " Chuyển quả về nhà ": cô chia trẻ thành 2 nhóm đều nhau, đứng theo 2 hàng dọc
- Cách chơi : lần lượt từng trẻ cầm chiếc đĩa nhỏ chạy lên lấy 1 quả đặt trên đĩa rồi đi nhanh
về
hàng, bỏ quả vào thùng giấy ở đầu hàng , đưa đĩa cho bạn kế tiếp chạy lên lấy quả khác
chuyển về.
- Luật chơi : mỗi lần chuyển 1 quả, chú ý không làm rơi quả
- Cho trẻ cùng đếm số quả trong thùng giấy của mỗi nhóm để xem nhóm nào chuyển được
nhiều hơn là
thắng cuộc.
* Hoạt động 3:
- TC " Thi chuyền quả ": cô chia trẻ thành 2 nhóm đều nhau, đứng theo 2 hàng ngang đối diện

+ Cách chơi: trẻ đầu hàng lần lượt lấy quả trong rổ chuyền bạn kế tiếp , và quả được chuyền
liên tục cho nhau đến trẻ cuối hàng, trẻ cuối hàng chạy nhanh lên bỏ vào đĩa hay gắn lên
bảng
+ Luật chơi: phải chuyền nối tiếp lần lượt cho nhau, quả nào rơi xuống đất là bỏ
- Cô bao quát, nhắc trẻ trong hàng đứng yên tại chỗ, chuyền quả bằng 2 tay
- Kiểm tra kết quả sau cùng: đếm số quả chuyền được của mỗi nhóm

Đề tài: Thức ăn nào tốt cho bé ?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết các loại thực phẩm chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
- Phân biệt các loại thức ăn giàu đạm, béo, đường, vitamin.
- Rèn kỹ năng tạo hình cơ bản , phát huy óc sáng tạo theo tưởng tượng và cãm xúc của trẻ .
- Phát triển trí nhớ, óc quan sát, tư duy ngôn ngữ và thẩm mỹ trong tạo hình.
- Giáo dục trẻ về ích lợi dinh dưỡng của các loại thực phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số hình ảnh minh họa hay đồ chơi bằng nhựa các loại trái cây, rau quả
- Đất nặn, khăn lau cho trẻ
III. TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1:
- Cho trẻ đọc cùng cô bài đồng dao "Lúa ngô là cô đậu nành", cho từng 2 trẻ nắm tay nhau và
vận động với bài đồng dao ( nắm tay nhau lắc qua lắc lại, cứ đến cuối câu thì đưa lên cao )
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Lúa ngô và đậu nành là sản phẩm của ai nhỉ? ( bác nông dân )
+ Bác nông dân trồng được những gì? ( lúa, bắp, khoai, mì, các loại đậu )
+ Người ta chế biến những sản phẩm này thành những món ăn gì nhỉ?
( gợi ý cho trẻ phát hiện ra những món ăn quen thuộc với trẻ: bún, bánh phở, bánh mì, bột
đậu )
Đó là những thực phẩm giàu chất bột đường mà cơ thể rất cần, như gạo ( và những sản
phẩm
từ gạo ) là những thức ăn chính của người Việt Nam mình
+ Ở trường Mẫu giáo, các bạn ăn cơm với những món ăn gì?
( cho trẻ kể những món ăn mặn: thịt kho trứng, cá chiên sốt cà, thịt gà hầm đậu, mực xào )
+ Đố các bạn, ở trường còn có những phần ăn nào mà ngày nào bé cũng có? ( sữa, yaour )
+ Vậy những thức ăn đó giàu chất gì? ( chất đạm )
À! Những thức ăn giàu chất đạm rất cần cho bé, giúp cơ thể bé mau lớn, khoẻ mạnh , có
sức
đề kháng chống lại các loại bệnh
+ Và muốn những món ăn thêm ngon, người ta dùng dầu mỡ để chế biến ( chiên, xào )
Đó là những chất béo có trong đậu phộng, mè, vừng cùng những món ăn có nhiều chất
béo mà
bé rất thích đó là bơ, phô mai
* Hoạt động 2:
- TC " Chuyển hàng về kho":
+ Cô chỉ cho trẻ 4 vòng tròn ở 4 góc lớp có vẽ các hình ảnh tượng trưng ở mỗi vòng: trái bắp,
đùi gà, chai dầu ăn, quả cà chua
+ Cô cho mỗi trẻ tự chọn một thẻ hình hay ĐC bằng nhựa cầm trên tay, làm động tác lái xe
chở
hàng Khi nghe hiệu lệnh "Hãy chuyển hàng về đúng kho!" thì chạy nhanh vào vòng tròn có

vẽ
loại thực phẩm cùng nhóm
- Cô kiểm tra lại sau mỗi lần chơi, xem các "xe chở hàng" về đúng "kho" chưa, nếu chưa
đúng,cô
gợi ý cho trẻ tìm về đúng chỗ
* Hoạt động 3:
- Cô gợi ý cho trẻ vẽ hay nặn các loại thực phẩm mà trẻ thích nhất ( có thể tạo thành món
ăn )
- Khuyến khích trẻ sử dụng màu sắc hợp lý và sáng tạo bố cục ( bày trên đĩa, trong rổ )
Đề tài : BÉ VẼ CHÂN DUNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Thể hiện được chân dung của bản thân qua gương mặt với đầy đủ các bộ phận: mắt, mũi,
miệng
- Rèn kỹ năng tạo hình, biết phối hợp các nét vẽ để tạo nên gương mặt sinh động, dễ thương
với các
bộ phận cân đối, hợp lý trên khuôn mặt.
- Phát triển tai nghe , khả năng ghi nhớ và hứng thú cảm thụ âm nhạc.
- Giáo dục trẻ ý thức tự lực trong các hoạt động.
II. CHUẨN BỊ :
- Tập vẽ mặt người bằng phấn trên nền sân hay bảng con
- Sưu tầm các bức chân dung của bé ( ảnh chụp, hình lịch, bìa báo )
- Giao nhiệm vụ cho trẻ soi gương hay quan sát khuôn mặt của mình trên ảnh chụp
- Tập TH vui và bút màu cho trẻ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
* Hoạt động 1 :
- Hát và VĐ theo bài " Vỗ tay cho đều": cho trẻ vỗ tay , lắc hông, dậm chân theo nhịp bài
hát
- Trò chuyện cùng trẻ:
+ Thế nào là một gương mặt đẹp ?
+ Hãy nhìn xem những bức chân dung này như thế nào?

- Cô cho trẻ quan sát và gợi ý cho trẻ nhận xét các bộ phận trên khuôn mặt:
+ Khuôn mặt sáng nhờ đặc điểm gì ? ( đôi mắt to )
+ Nét dễ thương trên gương mặt thể hiện ở đâu? ( nụ cười và lún đồng tiền trên má )
+ Vì sao gọi gương mặt này được gọi là có nét? ( nhờ mũi cao )
+ Khuôn mặt tròn thích hợp với mái tóc nào?
+ Nếu bạn có khuôn mặt hơi dài, bạn sẽ vẽ tóc gì cho đẹp?
- TC "Soi gương": cô cho trẻ làm động tác soi gương và mô tả lại gương mặt của mình theo
ngôn
ngữ của trẻ
* Hoạt động 2 :
- Cô cho trẻ mở tập TH vui
- Cô gợi ý cho trẻ quan sát khung hình và yêu cầu thực hành:
+ Vẽ chân dung của bé bên trong khung hình
+ Trang trí khung hình: vẽ theo nét chấm và tô màu bông hoa, tô màu lá, tô màu đường
viền ( nền của những bông hoa và lá )
- Khuyến khích trẻ tự do thể hiện gương mặt của mình theo tưởng tượng của trẻ, có thể
hướng dẫn vài nét vẽ cơ bản cho những trẻ yếu, chưa tự tin với hoạt động
* Hoạt động 3 :
- Cô cho trẻ treo sản phẩm lên và cùng quan sát chân dung của các bạn
- Nhận xét sản phẩm : gợi ý cho trẻ phát hiện những khuôn mặt ngộ nghĩnh, dễ thương, với
các nét vẽ sáng tạo, trang trí khung hình khéo léo
Đề tài: LẮNG NGHE NHỮNG ÂM THANH KHÁC NHAU
- Vẽ tự do - Chó sói xấu tính.
Yêu cầu:
- Trẻ cảm nhận và nhận ra những âm thanh xung quanh, nói đúng tên của âm thanh.
- Giáo dục cho trẻ biết ý nghĩa của âm thanh với cuộc sống
- Rèn phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ khi chơi trò chơi.
Chuẩn bị:
- Một sô dụng cụ âm nhạc, dụng cụ phát ra tiếng kêu, phấn
Tổ chức hoạt động:

* Quan sát:
- Cho trẻ ra sân đứng thành vòng tròn, cô yêu cầu trẻ nhắm mắt lại và lắng nghe để cảm nhận
những âm thanh xung quanh, kèm theo tiếng của dụng cụ âm nhạc.
- Các bạn có cảm nhận và nghe được những âm thanh gì? ( Tiếng suối chảy, chim hót, gió
thổi
- Tất cả những âm thanh đó tạo ra bản nhạc thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần cho cuộc
sống đáng yêu hơn, lạc quan để nhìn về 1 tương lai tươi sáng
* Chơi: Chó sói xấu tính:
- Vẽ vòng tròn to giữa sân, 1 trẻ làm sói, các trẻ còn lại sẽ làm các bạn nhỏ dạo chơi, khi cho
sói xuất hiện phải chạy nhanh về nhà, nếu ai để bị sói bắt sẽ phải nhảy lò cò
* Vẽ tự do trên sân: hướng cho trẻ vẽ các bạn của mình.
ĐỀ TÀI: QUAN SÁT QUẦN ÁO CỦA BẠN
- Xếp hình bạn trai, gái Tạo dáng.
Yêu cầu:
- Biết quan sát gọi tên và nhận xét được đặc điểm quần áo của bạn trai và bạn gái. Biết phân
biệt trang phục mùa đông và mùa hè. Biết mặc quần áo phù hợp theo mùa.
- Có ý thức giữ gìn quần áo luôn sạch sẽ.
- Biết tạo dáng và nói đúng tên dáng của đồ vật mà mình tạo ra.
Chuẩn bị: Một số hình ảnh của hai giới được cắt ra thành các hình Môi trường để cho trẻ
quan sát.
Tổ chức hoạt động:
* Quan sát quần áo của bạn
- Cho trẻ hát bài hát " Bạn có biết tên tôi" trò chuyện về bản thân và bạn của mình, nói về giới
tính của bạn của mình.
- Cho trẻ nêu nhận xét của mình về trang phục mà bạn mình đang mặc, nêu được lý do vì sao
bạn lại mặc trang phục đó trang phục đó dành cho bạn trai hay gái? Vì sao?
* Chơi vận động: Tạo dáng.
- Cho trẻ đứng tạo dáng của con vật, đồ vật, hình dáng khi có hiệu lệnh trẻ phải tạo được
dáng và nói tên dáng mà mình đã tạo ra được
- Cô quan sát và khuyến khích trẻ tạo dáng những thứ gần gũi và nói chính xác

* Xếp hình bạn trai, bạn gái:
- Cho trẻ đứng theo tổ của mình, mỗi tổ một tranh, trong khoảng thời gian cho phép trẻ phải
ghép hoàn thiện bức tranh và gọi tên bức tranh đó.
Đề tài: GẤU CON ĐAU RĂNG
Yêu cầu:
Trẻ nắm được nội dung, cốt chuyện.
Rèn luyện khả năng chú ý có chủ định; biết lắng nghe và tham gia vào câu chuyện của cô.
Trẻ biết giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng vào mỗi sáng, sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Chuẩn bị:
Tranh minh họa nội dung câu chuyện.
Bàn chải đánh răng, mô hình hàm răng.
Một số bài hát, bài thơ có liên quan đế nội dung bài học.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1:
Hát vận động " Dậy đi thôi".
Mỗi sáng ngủ dậy chúng mình thường làm gì? Tại sao phải đánh răng? Con thường
đánh răng vào những lúc nào? Nếu không đánh răng điều gì sẽ sảy ra? Lớp mình có bạn nào
bị đau răng không? Cảm giác lúc bị đau răng sẽ như thế nào nhỉ? Khi bị đau răng sẽ rất đau
đớn, khó chịu.
Hoạt động 2:
Có bài hát này rất hay các bạn hãy nghe cô hát nhé.( Hát bài anh chàng lười cho trẻ
nghe), chỉ vì cái tội lười đánh răng mà anh chàng bị đau răng đấy, cũng như một bạn trong
câu chuyện mà cô sắp kể cho chúng mình nghe cũng nói về anh bạn cũng bị đau răng đấy.
Cô kể cho trẻ nghe toàn bộ câu chuyện, nói tên chuyện cho trẻ biết.
Kể lần 2 minh họa tranh hỏi trẻ tên câu chuyện.
Kể trích dẫn đàm thoại:
Câu chuyện có tên là gì? Câu chuyện nói về ai? Câu chuyện nói về tâm sự của ai thế nhỉ?
Những con sâu đó sống ở đâu?
Trích dẫn và đàm thoại cùng trẻ theo nội dung câu chuyện
- Cho trẻ xem các hình ảnh trên máy, cho trẻ kể theo ý hiểu của trẻ về nội dung câu chuyện.

Cô khuyến khích và gợi mở cho trẻ kể để trẻ tự tin
Giáo dục trẻ: Gấu con bị đau răng như vậy các bạn có thấy tội cho Gấu con không? Các bạn
có cách nào giúp cho Gấu con không? Cho trẻ nói ý nghĩ của trẻ.
- Còn các bạn đã làm gì để giữ cho hàm răng của mình luôn chắc khoẻ?
Hoạt động 3:
- Cho trẻ cùng thực hành cách chải răng trên mô hình.
Cô chải trước và nói từng bước chải răng cho trẻ quan sát, yêu cầu trẻ nhắc lại các thao tác
và cho trẻ thực hiện.
Đề tài: CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ BÉ
Yêu cầu:
- Nhận biết cơ thể gồm các bộ phận ; đầu, mình, tay, chân
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh cơ thể.
- Biết lựa chọn đúng đồ dùng để giữ gìn vệ sinh và bảo vệ các bộ phận của cơ thể.
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học.
Chuẩn bị:
- Tranh vẽ em bé ( tranh minh họa chủ đề). Một số đồ dung cá nhân của trẻ; Khăn, tất ,mũ,
giày, dép.
- Bút sáp, giấy vẽ cho trẻ.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Chơi trò chơi " Nói nhanh các bộ phận của cơ thể".
Cách chơi: Cô đưa bức tranh em bé ra, chỉ vào từng bộ phận của cơ thể, yêu cầu trẻ nói
nhanh bộ phận đó,
Hoạt động 2 : Khám phá.
* Các bộ phận cơ thể bé .
Chúng minh vừa chơi trò chơi rất vui rồi phải không?
Bây giờ sẽ cùng cô tìm hiểu kỹ hơn về những bộ phận trên cơ thể của chúng mình nhé.
Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu cái đầu thông minh trước. Vậy ai có thể kể tên các bộ phận trên
đầu của em bé? Cùng chơi 1 trò chơi nhỏ với cô. Nghiêng đầu bên phải, nghiêng đầu bên trái.
( Chơi 2 - 3 lần)
Ai biết được nhờ có gì mà chúng ta có thể dễ dàng quay đầu sang phải và trái như vậy ?

( Nhờ có cái cổ)
Đầu là một bộ phận quan trọng của cơ thể chúng ta, vậy làm thế nào để cái đầu của chúng
mình không bị đau? Khi đi nắng phải làm gì để bảo vệ đầu? Khi ngồi trên xe máy thì sao?
( đội mũ bảo hiểm).
Khi trời rét phải làm gì để đầu được giữ ấm? ( Đội mũ len, đội khăn).
Làm gì để đầu luôn sạch sẽ? ( gội đầu, chải tóc thường xuyên).
Chải tóc và gội đầu thường xuyên cũng là cách để giữ gìn và bảo vệ đầu của chúng mình.
Chơi trò chơi : 5 ngón tay.
Giấu tay đi nào. Tay đẹp đâu? Mỗi người có mấy cái tay? Mỗi người đều có 2 tay nên vẫn gọi
là đôi tay đấy.
Các bạn dùng đôi tay để làm những việc gì? ( cho trẻ nói theo ý hiểu của trẻ), có thể gợi cho
trẻ trả lời.
Con xúc cơm ăn bằng gì? Nhặt cầm đồ chơi bằng gì? Khi bị ngứa con thường làm
gì? vv
Khi viết hay vẽ cầm bút bằng tay nào? Cùng vẫy tay phải cho cô xem? Tay trái đâu? Ai kể tên
các ngón tay?
Giải thích cho trẻ: Mỗi bàn có 5 ngón tay, các ngón tay là những công cụ quan trọng để bé
thực hiện các hoạt động của mình được dễ dàng. Ngón tay cái và các ngón tay khác giúp các
con nhặt và cầm nắm được mọi thứ. Các bạn phải giữ cho bàn tay và các ngón tay luôn sạch
sẽ bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Tiếp tục nói chuyện về đôi bàn chân, móng tay, móng chân với các câu hỏi tương tự.
Chân cũng có thể làm được rất nhiều việc.các bạn thử nhặt đồ chơi bằng chân xem nào? Có
những người không may bị liệt cả hai tay, thì đôi chân đã thay đôi tay giúp họ làm mọi việc, kể
cả viết chữ nữa, như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương về việc viết bằng chân
Hoạt động 3: Chọn đúng đồ dùng để bảo vệ các bộ phận của cơ thể .
Bây giờ hãy cùng cô đi chợ mua đồ đi.Cho trẻ lấy tranh lô tô và về chơi
Quan sát xem mình mua được gì? Hãy gọi tên những thứ đố lên.
Bây giờ hãy nghe luật trò chơi nhé. Cô nói tên của dụng cụ nào thì chúng mình tìm lô tô và
nói tác dụng của đồ dùng đó lên.
- Mũ bảo hiểm - dùng đội đầu để đi xe máy.

- Găng tay - Để bảo vệ tay
Khi trẻ chơi quen cô cho trẻ chạy mang tranh lên đặt theo ký hiệu của từng loại theo dấu hiệu
cho trước.
Hoạt động 4: Cho trẻ ngồi về in bàn tay của mình và tô màu cho bàn tay.

Đề tài: BÀN TAY CỦA BÉ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Khám phá chức năng xúc giác của bàn tay qua cảm nhận khi tiếp xúc với các vật khác nhau.
- Rèn KN vận động theo nhạc, vận động nhịp nhàng minh họa cho bài hát "Tay thơm, tay
ngoan".
- Luyện sự khéo léo của đôi tay qua hoạt động tạo hình: xé vụn giấy.
- Phát triển cảm giác, tri giác , tư duy ngôn ngữ và khả năng thẩm mỹ trong âm nhạc.
- Giáo dục trẻ phải cẩn thận khi chơi để giữ an tòan cho bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
- Cho trẻ làm quen với các động tác múa minh họa
- Đàn organ, máy cassette, băng đĩa nhạc
- Một số ĐD, ĐC an tòan cho trẻ khảo sát bằng đôi tay, giấy và rổ cho trẻ xé vụn giấy.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
* Hoạt động 1 :
- TC " Đi chợ ": cho cả lớp di chuyển theo ĐH vòng tròn, cô đi ngược chiều với trẻ
+ Khi nghe cô nói : " Đi chơ ï! Đi chợ !", trẻ đáp lại : " Mua gì ? Mua gì ? ",
+ Cô nói mua thứ gì, cầm bằng tay nào thì trẻ nhắc lại theo và cử động tay giống như cô.
( Mua cái quạt, tay phải cầm quạt, vừa đi vừa quạt Mua cái trống cơm, tay trái cầm dùi, vừa
đi vừa đánh trống )
- Cho trẻ khám phá chức năng xúc giác của đôi tay: cho trẻ sờ tay vào các vật có nhiệt độ
nóng lạnh khác nhau các vật cứng, mềm các vật có độ nhám, nhẵn
- Trò chuyện về cảm nhận của trẻ với các vật:
+ Các bạn cảm thấy nóng khi sờ tay vào cái gì? Cái gì lạnh nhỉ?
+ Khi sờ tay vào vật cứng, bạn cảm thấy thế nào?
+ Bạn có cảm giác êm tay khi sờ vào những gì?

+ Khi sờ tay vào những vật sắc nhọn bạn sẽ bị điều gì ?
GD trẻ không được chơi gần bếp lửa, cẩn thận với đồ nóng, không được chơi dao, chơi
kéo )
* Hoạt động 2 :
- Cô la la giai điệu cho trẻ đốn tên bài hát "Tay thơm tay ngoan"
- Cô cho trẻ cùng hát chung 2 lần bài hát
- Sau đó cô múa cho trẻ xem, có thể theo các động tác múa như sau:
. câu 1: một tay chống hông, một tay cuộn ngón đưa cao
. câu 2: hai tay cuộn ngón đưa cao
. câu 3: vỗ tay bên trái, bên phải, hai tay kết thành bông hoa đưa trước ngực
. câu 4: vỗ tay bên trái, bên phải, hai tay bắt chéo trước ngực
- Cô cho trẻ cùng múa với cô vài lần, sau đó chia nhóm cho trẻ luyện tập : cô gọi từng nhóm
thực hiện hay cho trẻ tự biểu diễn theo cảm xúc của trẻ
* Hoạt động 3 :
- Cho trẻ tập xé vụn giấy: cô cho ngồi theo hàng ngang quay mặt về phía cô
- Hướng dẫn kỹ năng xé vụn giấy: xé thành dải dài rồi cầm từng dải dài xé thành từng mảnh
nhỏ sao cho các mảnh giấy đều nhau, không bị quá bé hay quá lớn
- Cô cho trẻ tự xé giấy vào rổ của trẻ, sau đó cho từng nhóm đổ giấy vào lọ thuỷ tinh hay hũ
nhựa trong và hướng dẫn trẻ cách chơi thử nghiệm: thổi cho giấy bay lên trong hũ

Đề tài : AI ĐẸP NHẤT ?
I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Thể hiện mái tóc của bạn nam, bạn nữ qua nét vẽ đơn giản theo nhận thức cá nhân trẻ.
- Rèn kỹ năng vẽ cơ bản: vẽ nét xiên dài , ngắn khác nhau phát xuất từ đường cong của
khuôn mặt
- Rèn khả năng phản xạ nhanh với hiệu lệnh qua trò chơi "Về đúng nhà"
- Phát triển khả năng quan sát, vốn từ, tri giác có chủ định, trí nhớ và óc tưởng tượng thẩm
mỹ.
- GD trẻ mạnh dạn và tự tin trong các hoạt động cá nhân.
II, CHUẨN BỊ :

- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm: tóc bạn nam, tóc bạn nữ, tóc dài, tóc ngắn
- Sưu tầm tranh ảnh của bé trai và bé gái với các kiểu tóc khác nhau
- Giấy vẽ sẵn khuôn mặt và bút màu cho trẻ
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1 :
- TC " Soi gương" : cô đặt một cái gương lớn và cho trẻ lần lượt đi qua chiếc gương một
lần
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn có nhìn thấy hình dáng mình trong gương không?
+ Bạn nào có thể mô tả lại hình dáng của mình?
- Cô gợi ý cho trẻ nói về mình: cao hay thấp, mập hay ốm, da trắng hay đen, tóc dài hay
ngắn
- Có thể cho trẻ tự soi gương rồi nói , sau đó cho cho các bạn khác nhận xét xem bạn ấy mô
tả về
mình có đúng chưa
- TC " Gió thổi ":
+ Cô nói : "Gió thổi! Gió thổi! Trẻ hỏi: " Thổi ai? Thổi ai?"
+ Cô nói " Gió thổi " các bạn có hình dáng thế nào thì các bạn ấy tự chạy đến với cô
VD: Gió thổi các bạn trai mập các bạn trai ốm các bạn da trắng
Các bạn nữ tóc dài các bạn nữ tóc ngắn
* Hoạt động 2 :
- Cô cho trẻ quan sát tranh ảnh những bé trai và bé gái với các kiểu tóc khác nhau
- Trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn nam có kiểu tóc thế nào?
+ Kiểu tóc của bạn nữ có giống bạn nam không?
+ Các bạn nữ tóc dài phải làm thế nào cho gọn?
+ Các bạn nam có thích tóc dài giống bạn nữ không?
- Cô giới thiệu cho trẻ 2 khuôn mặt chưa có tóc trên đầu và cô vẽ tóc cho trẻ xem, có thể vừa
vẽ vừa giải thích cho trẻ nét vẽ cơ bản: vẽ tóc từ trên đầu là những nét xiên dài ngắn khác
nhau tuỳ theo bạn nam hay bạn nữ

* Hoạt động 3 :
- Cho trẻ thực hành vẽ tóc cho khuôn mặt của mình
- Mỗi trẻ tự chọn một khuôn mặt để vẽ tóc, cô hỏi trẻ về giới tính của trẻ và hướng dẫn trẻ vẽ
tóc cho đúng giới tính, đúng với kiểu tóc của mình
- Cho trẻ dán sản phẩm lên góc chủ đề xem ảnh của "Ai đẹp nhất ?"
Giác quan của tôi

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Phân biệt các giác quan cùng với các bộ phận trong cơ thể .
- Nhận biết sự cần thiết của các giác quan đối với cuộc sống con người.
- Khai thác kinh nghiệm của trẻ qua khảo sát vật bằng các giác quan .
- Phát triển tri giác, thính giác có chủ định , tư duy ngôn ngữ , phản xạ nhanh với hiệu lệnh .
- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ và giữ gìn các giác quan .
II. CHUẨN BỊ :
- Chuyện kể " Cái mồm " cùng với các chi tiết minh họa ( phác họa trên bảng )
- Xem TC "Hãy làm theo hiệu lệnh" trong sách TCBH 4 -5 tuổi / trang 18
- Một số bài hát có từ chỉ các bộ phận trên cơ thể
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
* Hoạt động 1 :
- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện " Cái mồm " ( trong sách TCBH thơ truyện 4 -5 tuổi )
- Cô đàm thoại cùng trẻ :
+ Trong câu chuyện nhắc đến những bộ phận nào của cơ thể?
+ Các bộ phận đó tập trung ở đâu trên cơ thể con người?
+ Các bạn nghĩ gì khi người ta gọi các bộ phận này là các giác quan?
+ Đôi mắt có cần thiết không? Thế nào là bị mù nhỉ?
+ Hai tai để làm gì? Khi nào tai không nghe được?
+ Mũi có những chức năng gì ? Bệnh gì ảnh hưởng đến mũi?
+ Trong miệng có những gì ? Cái gì dùng để nếm thức ăn ?
+ Bộ phận nào trên cơ thể bạn tiếp xúc trực tiếp với các vật bên ngồi?
- Cho trẻ gọi tên các giác quan : thị giác , thính giác, khứu giác, vị giác , xúc giác

* Hoạt động 2 :
- Tổ chức cho trẻ khảo sát vật bằng các giác quan : cô chia trẻ ra nhiều nhóm nhỏ, giao cho
mỗi
nhóm một vật để trẻ cùng khảo sát
+ Bông hoa : màu sắc, mùi thơm , cánh hoa mềm hay cứng
+ Trái cây : màu sắc, trái xanh hay chín, mùi , vị chua hay ngọt
+ Hộp đựng quà : đốn tên của vật trong hộp qua cách khảo sát ( cầm lên xem nặng
hay nhẹ , lắc cho kêu, ngửi mùi bên trong )
- Cô gọi từng nhóm trẻ, gợi ý cho trẻ mô tả vật theo cảm nhận của trẻ bằng các giác quan
* Hoạt động 3 :
- Tổ chức cho trẻ chơi TC "Hãy làm theo hiệu lệnh" : cho trẻ ngồi vòng tròn, cô yêu cầu trẻ
lắng
nghe cô hát .
+ Khi nghe bài hát có từ "Tay" thì tất cả giơ tay lên đầu và lắc cổ tay Khi hát đến từ
"Chân" thì hạ tay xuống và dậm chân
+ Nếu bài hát có từ chỉ các giác quan thì dùng tay chỉ vào các giác quan
- Cô có thể sử dụng các bài hát quen thuộc với trẻ : Tay thơm tay ngoan, Đường và chân,
Cái mũi, Năm ngón tay ngoan
Vì sao bé nghe được ?

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nhận biết chức năng thính giác cùng với đặc điểm của đôi tai trên cơ thể người .
- Phân biệt được các loại âm thanh và cường độ của âm thanh phát ra .
- Rèn kỹ năng vẽ cơ bản : tạo hình đôi tai trên khuôn mặt người cho hồn thiện .
- Phát triển thính giác , khả năng quan sát, tư duy ngôn ngữ , tưởng tượng thẩm mỹ trong tạo
hình.
- Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ đôi tai .
II. CHUẨN BỊ :
- Tập chơi TC với bài đồng dao "Nu na nu nống"
- Đất nặn và bảng nhỏ cho trẻ

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
* Hoạt động 1 :
- TC " Đoán xem tiếng gì kêu ? " : cô tạo một số âm thanh sau bức màn cho trẻ đốn
+ Gõ 2 cái muỗng vào nhau gõ muỗng vào tô
+ Lắc trống lắc lắc xúc xắc
+ Gõ nhẹ tay vào cửa tủ dùng cây đập mạnh xuống bàn
- Sau đó cô trò chuyện với trẻ:
+ Âm thanh có thể phát ra từ đâu ?
+ Những âm thanh nào làm cho bạn giật mình?
+ Âm thanh nào làm cho bạn cảm thấy êm ái, nhẹ nhàng?
+ Các bạn nghe được các loại âm thanh nhờ cái gì nhỉ ?
+ Đôi tai của bạn như thế nào?
- Cho trẻ quan sát đặc điểm của tai trên hình vẽ hay ảnh chụp, gợi ý cho trẻ phát hiện ra từng
phần của tai :
+ Phần lộ ra bên ngồi của tai là vành tai và dái tai .
+ Bộ phận đón nhận được âm thanh là màng nhĩ bên trong .
+ Khi nào tai bị điếc ? ( màng nhỉ bị thủng )
+ Làm thế nào để bảo vệ đôi tai của bé ?
* Hoạt động 2 :
- Gợi ý cho trẻ " Vẽ đôi tai cho búp bê " :
+ Cô cho mỗi trẻ tự lấy một hình vẽ sẵn khuôn mặt búp bê chưa có đôi tai .
+ Động viên trẻ vẽ đôi tai cho búp bê cho cân xứng với khuôn mặt .
- Khuyến khích trẻ sáng tạo thêm các chi tiết theo tưởng tượng của trẻ : vẽ thêm đôi hoa tai
* Hoạt động 3 :
- TC " Mắt tinh, Tai thính " : cô giới thiệu các hình vẽ dán xunh quanh lớp
- Giải thích cách chơi : cô giả tiếng các loại âm thanh , trẻ nghe và chạy về đúng nơi có dán
hình
ảnh tương ứng ( tiếng gà gáy, vịt kêu, tiếng xe lửa, còi xe ô tô , chuông xe đạp, tiếng đàn,
trống )
- Luật chơi : ai đốn nhanh và chạy đến trước là có đôi tai thính nhất và đôi mắt tinh nhất !

- Có thể nâng cao dần yêu cầu chơi tuỳ theo khả năng của trẻ
Đôi mắt của em
  
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nhận biết đặc điểm và chức năng quan trọng của đôi mắt trong các hoạt động của con
người .
- Hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc thơ và cảm nhận được âm điệu nhẹ nhàng, chậm rãi của
bài thơ.
- Rèn KN phân biệt màu sắc và hình dạng với TC " Ai nhanh hơn" .
- Phát triển trí nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ, bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách hồn
nhiên
- Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ đôi mắt của mình.
II. CHUẨN BỊ :
- Cho trẻ làm quen với bài thơ , các trò chơi với đôi mắt
- ĐC lắp ráp có dạng hình và màu sắc rõ nét
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1 :
- TC " Hãy làm theo tôi " : cô ra hiệu lệnh cho trẻ thực hiện
+ Nhắm con mắt bên trái Nhắm con mắt bên phải
+ Nhắm cả hai con mắt Các bạn có nhìn thấy gì không? Vì sao vậy?
- Giới thiệu bài thơ "Đôi mắt của em" của Lê Thị Mỹ Phương ( thơ sưu tầm )
- Cô đọc diễn cảm cho nghe:
" Đôi mắt của em
Đôi mắt xinh xinh Đôi mắt xinh xinh
Đôi mắt tròn tròn Em yêu em quí
Giúp em nhìn thấy Giữ cho đôi mắt
Mọi vật xung quanh Ngày càng sáng hơn"
- Cô có thể đọc cho trẻ lần 2 : trích đoạn và gợi mở tư duy cho trẻ:
+ Cô đọc 4 câu thơ đầu Bạn nghĩ gì về đôi mắt?
+ Cô đọc 4 câu thơ cuối Làm thế nào để bảo vệ đôi mắt của mình?

- Cho trẻ luyện đọc thơ: đọc chung cùng với cô, sau đó đọc theo nhóm
* Hoạt động 2:
- Cô cho trẻ quan sát đôi mắt trong hình vẽ ( hình chân dung lớn ) , đàm thoại cùng trẻ :
+ Các bạn nhìn thấy đôi mắt như thế nào? ( gợi ý cho trẻ mô tả đặc điểm )
+ Lông mày và lông mi có tác dụng gì ? ( bảo vệ đôi mắt không bị bụi bẩn rơi vào )
+ Các bạn có bị đau mắt bao giờ chưa ? Cảm giác thế nào?
+ Khi nào bạn chảy nước mắt vậy nhỉ ? Có khi nào không khóc mà chảy nước mắt không?
+ Vì sao người ta bảo " Đôi mắt là cửa sổ linh hồn" ?
+ Làm thế nào để bảo vệ đôi mắt của mình? ( gợi ý GD trẻ )
- TC " Hãy điều khiển con mắt cùa bạn nhé " : cô cho trẻ cử động đôi mắt theo yêu cầu của cô

+ Trợn mắt lên Nhìn xuống dưới
+ Liếc mắt sang trái Liếc mắt sang phải
+ Đảo mắt Nháy mắt Chớp mắt
+ Mắt nhắm mắt mở
* Hoạt động 3:
- TC "Ai nhanh hơn " : cô chia trẻ thành 3 nhóm đứng theo 3 hàng dọc trước 3 cái bàn .
+ Cách chơi : mỗi nhóm lần lượt từng trẻ lên chọn một ĐC đặt lên bàn theo yêu cầu riêng của
nhóm mình
+ Luật chơi : phải chọn đúng màu, đúng dạng hình hình học mà cô yêu cầu cho mỗi nhóm
( ĐC dạng hình vuông màu đỏ , ĐC dạng chữ nhật màu vàng , ĐC dạng hình tam giác màu
xanh
- Tổ chức cho trẻ chơi thi đua, nhóm nào chọn được nhiều ĐC đặt lên bàn là thắng cuộc .
- Cô cùng trẻ đếm số ĐC nhặt được của mỗi nhóm
Chủ đề: Cơ thể của bé
Đề tài: Cái mũi và công dụng của nó
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ nhận biết được chức năng và công dụng của cái mũi trên cơ thể mình
- Biết cách phòng chống các bệnh qua đường hô hấp như : ho, hắc xì hơi, sổ mũi bằng

cách đưa tay che miệng, đeo khẩu trang, nhỏ nước muối vệ sinh mũi…
- Dạy trẻ tuyệt đối không cho bất cứ vật gì vào trong mũi vì sẽ gây ngạt thở và dẫn đến
tử vong .
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ còn thiếu các bộ phận
- Giai điệu bài hát có tên “Cái mũi”
- Một số hình ảnh phòng chống các bệnh qua đường hô hấp
- Các đồ ăn có mùi thơm và không có mùi để trẻ phân loại
III. Tiến hành
Hoạt động 1: Vẽ các bộ phận còn thiếu
- Cô chia trẻ thành 4 nhóm, mỗi nhóm cùng tìn và vẽ thêm những bộ phận còn
thiếu trong tranh
- Chơi trò chơi oẳn tù tì
Hoạt động 2:
* Bé biết gì về cái mũi
- Trò chơi: Sự lớn lên của bé
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm và công dụng của cái mũi
- Giáo dục trẻ cach1 bảo vệ mũi không bị viêm nhiễm và lây bệnh cho người
khác.
-
* Hãy cùng hát với tôi
- Bé hát cùng cô và bạn bài “Cái mũi”
- Cô tổ chức cho trẻ hát và vận động cùng cô theo giai điệu bài hát
- Tổ chức cho trẻ hát theo các hiệu lệnh to, nhỏ, nhanh, chậm khác nhau
- Gợi ý cho trẻ sang tạo theo giai điệu bài hát từ các bộ phận khác trên cơ thể.
* Trò chơi: Cái mũi biết ngửi
- Cô giới thiệu trò chơi
- Cách chơi: chia làm 2 đội thi tìm những loại đồ ăn nào có mùi thơm và ngược lại.
Hoạt động 3: Hoạt động góc
- Góc âm nhạc: Bé hát và vận động theo bài hát về bản than

- Góc tạo hình: Biết trang trì khuông mặt. nặn bé trai, bé gái
- Góc khám phá thiên nhiên (KPTN): Cô tổ chức cho bé thử nghiệm với các giác
quan ngửi, sờ, nếm.
Chủ đề: Cơ thể của bé
Đề tài: Bé biết gì về cơ thể mình
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Gợi ý để trẻ mạnh dạn biết tự giới thiệu những đặc điểm và công dụng của các bộ
phận trên cơ thể mình
- Biết dùng bút vẽ chân dung về khuông mặt và các bộ phận trên cơ thể mình
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ
II. Chuẩn bị:
- Giấy, bút màu
- Một số tranh ảnh , câu chuyện về cách giữ gìn vệ sinh than thể sạch sẽ, an toàn
III. Tiến hành
Hoạt động 1: Mô tả về cơ thể mình
- Gợi ý để bé biết mô tà các bộ phận trên cơ thể của mình có những đặc điểm
nào nổi bật và công dụng của các bộ phận đó
Hoạt động 2:
* Tôi là ai
- Cô tiếp tục cho bé tự giới thiệu và miêu tả về bản thân mình
- Cho các bạn khác đặt câu hỏi để bé trả lời về bản thân
- Cô đặt các câu hỏi nhằm khơi gợi cho trẻ những ý tưởng thể hiện qua tranh khi
vẽ chính mình.
* Bé làm họa sĩ
- Cho trẻ hát và chơi trò chơi “Hát to hát nhỏ”
- Cho trẻ vào bàn vẽ tranh. Cô quan sát và gợi ý thêm để trẻ hoàn thiện bức tranh
* Giải mã bức chân dung
- Cô cho trẻ giới thiệu về bức tranh của mình, gợi ý để trẻ nói lên được cảm xúc khi vẽ
chân dung chính mình, trạng thái và những đặc điểm nổi bậc của các bộ của phận

mình và các bạn khác
Hoạt động 3: Hoạt động góc
- Góc tạo hình: Bé vẽ chân dung, sử dụng những hộp giấy tròn làm khuông mặt
- Góc xây dựng: xây dựng công viên.
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
- Cô tổ chức cho trẻ vẽ bằng phấn dưới sân trường
- Bé chơi tự do với cát nước, tổ chức vận động cho trẻ béo phì.
Hoạt động 5: Hoạt động chiều
- Rèn cho bé cách sắp xếp dép gọn gang nhăn nắp
- Tổ chức xem truyện tranh và cách giữ gìn cơ thể sạch sẽ, an toàn.
Chủ đề: Cơ thể của bé
Đề tài: Bé biết gì về cơ thể mình
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Gợi ý để trẻ mạnh dạn biết tự giới thiệu những đặc điểm và công dụng của các bộ
phận trên cơ thể mình
- Biết dùng bút vẽ chân dung về khuông mặt và các bộ phận trên cơ thể mình
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ
II. Chuẩn bị:
- Giấy, bút màu
- Một số tranh ảnh , câu chuyện về cách giữ gìn vệ sinh than thể sạch sẽ, an toàn
III. Tiến hành
Hoạt động 1: Mô tả về cơ thể mình
- Gợi ý để bé biết mô tà các bộ phận trên cơ thể của mình có những đặc điểm
nào nổi bật và công dụng của các bộ phận đó
Hoạt động 2:
* Tôi là ai
- Cô tiếp tục cho bé tự giới thiệu và miêu tả về bản thân mình
- Cho các bạn khác đặt câu hỏi để bé trả lời về bản thân
- Cô đặt các câu hỏi nhằm khơi gợi cho trẻ những ý tưởng thể hiện qua tranh khi

vẽ chính mình.
* Bé làm họa sĩ
- Cho trẻ hát và chơi trò chơi “Hát to hát nhỏ”
- Cho trẻ vào bàn vẽ tranh. Cô quan sát và gợi ý thêm để trẻ hoàn thiện bức tranh
* Giải mã bức chân dung
- Cô cho trẻ giới thiệu về bức tranh của mình, gợi ý để trẻ nói lên được cảm xúc khi vẽ
chân dung chính mình, trạng thái và những đặc điểm nổi bậc của các bộ của phận
mình và các bạn khác
Hoạt động 3: Hoạt động góc
- Góc tạo hình: Bé vẽ chân dung, sử dụng những hộp giấy tròn làm khuông mặt
- Góc xây dựng: xây dựng công viên.
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
- Cô tổ chức cho trẻ vẽ bằng phấn dưới sân trường
- Bé chơi tự do với cát nước, tổ chức vận động cho trẻ béo phì.
Hoạt động 5: Hoạt động chiều
- Rèn cho bé cách sắp xếp dép gọn gang nhăn nắp
- Tổ chức xem truyện tranh và cách giữ gìn cơ thể sạch sẽ, an toàn.
Chủ đề: Chúc mừng sinh nhật
Đề tài: Chiếc bánh tặng bạn
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé biết đồ theo nét và tô màu chiếc bánh kem sinh nhật
- Biết phối hợp nhiều màu sắc khi tô và tô đều
- Hình thành và phát triển khả năng cảm nhật cái đẹp
II. Chuẩn bị:
- Tranh đồ chiếc bánh sinh nhật
- Bút màu
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Bánh sinh nhật của tôi
=> Bé biết chú ý, quan sát và nhậ xét về các bức tranh

- Trò chơi: Hãy lắc theo tôi
- Cô dẫn bé đi tham quan các bức tranh
- Trò chuyện với trẻ về màu sắc, hình dáng các loại bánh sinh nhật
- Gợi ý cho bé quan sát những bức tranh tô đẹp, biết phối hợp nhiều màu
sắc
2. Hoạt động 2: Tay ai khéo
=> Bé biết đồ theo nét và tô màu chiếc bánh kem sinh nhật. Biết phối hợp
màu khi tô.
- Cho trẻ thực hiện. Cô quan sát, hướng dẫn, gợi ý cho bé hoàn thành
chiếc bánh.
3. Hoạt động 3: Bé tặng bánh cho ai
=> Hình thành và phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp
- Cho bé trao đổi sản phẩm cho nhau
- Trò chuyện về các sản phẩm của bé
- Hát: Chúc mừng sinh nhật
4. Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi
- Góc tạo hình: Bé làm quà tặng sinh nhật bạn. Cô gợi ý để bé sáng tạo
những sản phẩm đẹp.
- Góc văn học: Cho bé chơi với các con rối và các đồ chơi ở góc văn học.
Hướng dẫn bé diễn que rối, rối ngón tay, kể chuện cho các bạn nghe
Góc xây dựng: Xây nhà, xếp dường vào nhà bé
Chủ đề: Đôi tay kỳ diệu
Đề tài: Bé cùng tập đếm
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé nhận biết, phân biệt được tay phải, tay trái
- Biết đếm theo thứ tự các ngón tay trên bàn tay
- Dạy trẻ đếm thứ tự đến 10
II. Chuẩn bị:
- Rối các ngón tay

- Gai điệu bài hát “Tập đếm”
- Màu nước
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Hát – Diễn rối “Năm ngón tay ngoan”
- Cô mở nhạc bài “Tập đếm” vừa hát vừa diễn rối
- Trò chuyện với bé về tên gọi của các ngón tay.
2. Hoạt động 2: Trò chơi “Đôi tay của bé”
- Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi như sau:
Cô có những bàn tay, nhưng trên những bàn tay đó thiếu một vài ngón
tay, các bạn hãy đếm thứ tự các ngón tay và nhìn xem bị thiếu ngón nào.
Bé hãy dùng ngón tay của mình in vào vị trí đó cho đủ một bàn tay hoàn
chỉnh.
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Tìm nhanh”
- Cô cho trẻ giơ 2 tay của mình ra trước. Sau đó cho trẻ giơ tay trái, tay
phải theo cô.
- Cho bé về nhóm tìm 2 bàn tay cho đúng cặp tay phải, tay trái.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi
* Góc toán:
- Đếm số lượng đồ vật
- Chơi đôminô
* Góc tạo hình: Hoàn thành bức chân dung củ bé
* Góc xây dựng: Xây công viên
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- TCVĐ: Ai đến đích trước
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – In cắt bàn tay bằng giấy
Chủ đề: Đôi tay kỳ diệu
Đề tài: Tay thơm tay ngoan
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:

- Bé hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát “Tay thơm tay ngoan’
- Hưởng ứng cùng cô thực hiện vận động theo giai điệu bài hát
- Bé hiểu cách chơi và chơi đúng luật trò chơi “Ai đoán giỏi”
- Giáo dục bé giữ gìn đôi tay sạch sẽ
II. Chuẩn bị:
- Đàn, giai điệu bài hát “Tay thơm tay ngoan, khăn bịt mắt
- Giấy, màu nước
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Nào mình cùng hát
- Cùng hát với cô bài hát “Ồ sao bé không lắc”
- Trò chuyện với bé về đôi bàn tay.
- Giới thiệu tên bài hát và tác giả bài “Tay thơm tay ngoan”
- Cô dạy bé hát theo nhạc
- Tổ chức cho bé hát cùng cô, theo nhóm bạn trai, bạn gái, cá nhân
- Tổ chức chơi hát to hát nhỏ
- Cô khuyến khích bé hát và vận động theo cô
2. Hoạt động 2: Ai đoán giỏi
- Cô giới thiệu trò chơi
- Cách chơi: Một bé sẽ bịt mắt lại. Cô mời một bé bất kỳ lên hát. Bé bịt
mắt phải đoán được có bao nhiêu bạn hát…Sau đó nâng cao trò chơi bằng
cách mời từ 3 - 5 bạn hát cùng lúc…
3. Hoạt động 3: Bé chơi với màu nước
- Tổ chức cho bé in màu nước bằng bàn tay của mình
- Nhắc nhở bé sau khi chơi xong phải biết rửa tay sạch sẽ
4. Hoạt động 4: Hoạt động góc
* Góc âm nhạc: Bé hát múa bài hát “Tay thơm tay ngoan”
* Góc gia đình: Bé nấu các món ăn yêu thích
* Góc tạo hình: Vẽ các bộ phận còn thiếu trên cơ thể bé
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- Dạo chơi, quan sát cây cối, hoa lá

- Chơi tự do với cát, nước, câu cá, đồ chơi ngoài trời
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều
Chủ đề: Chúc mừng sinh nhật
Đề tài: Các mối quan hệ của tôi
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé hiểu nội dung câu chuyện, biết đặt tên cho câu chuyện
- Thông qua câu chuyện, giáo dục trẻ biết yêu thương, nhường nhịn bạn
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ, mô hình về câu chuyện “Củ cải trắng”.
- Kẹo, giấy gói kẹo
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Ai tìm được củ cải ?
- Cô vẽ những nét tạo thành một củ cải và hỏi trẻ tên của loại củ đó.
- Cô dẫn dắt vào câu chuyện: Có 3 bạn là Thỏ con, Dê con, Hươu con
nhưng chỉ có một củ cải trắng. bây giờ phải làm sao đây? Cô ch trẻ nhận
xét và nói ra cách giải quyết của riêng mình.
2. Hoạt động 2: Truyện “Củ cải trắng
- Cô kể diễn cảm nội dung câu chuyện có mô hình minh họa
- Cô vừa kề vừa cho trẻ đoán các tình tiết trong câu chuyện.
- Cô và trẻ đóng vai các nhân vật đi đến nhà các bạn kết hợp kể tóm tắt
câu chuyện và đặt câu hỏi đàm thoại:
+ Thỏ con tìm được mấy củ cải trắng?
+ Thỏ con đem củ cải cho ai? Tại sao?
+ Dê con có củ cải và nghĩ đến bạn nào?
+ Hươu con đã nghĩ gì khi thấy củ cải ở trên bàn?
+ Tại sao củ cải lại trở về với Thỏ con?
- Cho trẻ đặt tên cho câu chuyện. Và cô giới thiệu tên câu chuyện là “Củ
cải trắng”
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Bé gói kẹo tặng bạn”

- Cô tạo tình huống có một viện kẹo, hỏi bé làm cách nào để chia cho các
bạn?
- Cô gợi ý cách gói kẹo cho bé xem, cho bé về nhóm thực hiện
- Bé tặng kẹo cho bạn
- Hát: Lớp chúng mình rất vui
4. Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi
* Góc văn học: bé chơi với các con rối và các đồ chơi ở góc văn học
* Góc xây dựng: Chơi xây nhà, xếp đường về nhà bé
* Góc toán: Phân nhóm bạn có cùng đặc điểm giống nhau. Trò chơi: Tìm
điểm khác nhau
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- TCVĐ: Rồng rắn lên mây
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – Đọc thơ: Tình bạn
Chủ đề: Chúc mừng sinh nhật
Đề tài: Bé khỏe bé vui
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé thực hiện vận động đạt kỹ năng
- Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng, bò theo đường zich zắc không chạm
vào chướng ngại vật
- Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin khéo léo
II. Chuẩn bị:
- Vạch xuất phát, đường zích zắc
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Chúng mình cùng tập thể dục
- Bé đi khởi động với các kiểu đi: nhón gót, kiểng chân…
- Bé tập thể dục với bóng và nhạc “Bé khỏe – bé ngoan”
2. Hoạt động 2: Ai bò giỏi hơn
- Cô gợi ý cho bé bò bằng bàn chân, cẳng tay theo đường zich zắc

- Tổ chức cho bé thực hiện theo nhóm, cá nhân
- Chia 2 đội thi đua, mỗi bé lần lượt bò đến đích lấy mộ quả bong đeo vào
tay và chạy nhanh về chỗ. Đội nào về đích trước là thắng.
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Bé khỏe - bé vui”
- Cô chia trẻ làm 3 nhóm. Hai bé cộ hai chân chung với nhau và lần lượt
đi nhanh về đích. Hết đoạn nhạc, đội nào về trước là thắng cuộc
4. Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi
* Góc khoa học:Bé tiếp tục KPTN: Sắc màu kỳ diệu
* Góc âm nhạc: Chơi hóa trang, hát múa mừng sinh nhật của bạn. Biết sử
dụng những nhạc cụ phối hợp
* Góc dọc sách: Xem sách, tranh về chân dung, đồ dùng bạn trai, bạn gái.
Bé sưu tần tranh ảnh làm sách
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- TCVĐ: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – Bé hát các bài hát về bản thân
Chủ đề: Tôi lớn lên và khỏe mạnh
Đề tài: Bé thích gọn gàng sạch sẽ
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé biết phân loại quần áo theo đặc điểm riêng: hình dáng, màu sắc, kích
thước
- Bé tập xếp quần áo gọn gàng, ngăn nắp
II. Chuẩn bị:
- Nhiều loại quần áo có kích thước, màu sắc khác nhau.
- Hình mẫu búp bê to, nhỏ, vừa và các quần áo có kích thước to, nhỏ,
vừa
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Ai tinh mắt?
- Cùng hát bài “Càng lớn càng ngoan”

- Chia làm 4 đội thi đua phân nhóm các loại quần áo. Đội nào phân nhóm
đúng và hiều hơn là thắng cuộc
- Cô và trẻ nhận xét, trò chuyện về cách phân nhóm của mỗi đội
2. Hoạt động 2: Nối hình cho đúng
- Cho bé hoạt động theo nhóm, chọn quần áo phù hợp chó búp bê to, búp
bê nhỏ, búp bê vừa và nối chúng lại với nhau cho đúng.
3. Hoạt động 3: Bé khéo tay
- Cô tổ chức cho trẻ thi đua sắp xếp quần áo gọn gàng, ngăn nắp.
- giáo dục trẻ phải biết giữ gìn quần áo gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp
4. Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi
* Góc toán: Chơi phân nhóm đồ dùng bạn trai, bạn gái, “Ai tinh mắt”, Nối
số lượng cho đúng. Chọn đồ chơi, đồ dùng phù hợp cho búp bê to, nhỏ,
vừa
* Góc văn học: Kể chuyện theo tranh “Dê con nhanh trí”, Chơi diễn rối,
làm rối, làm mặt nạ các nhân vật trong truyện để chơi
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- TCDG: Sờ sờ, mó mó
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – Bé chơi đồ chơi Lego
Chủ đề: Tôi lớn lên và khỏe mạnh
Đề tài: Bé càng lớn càng ngoan
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé cảm nhận và yêu mái tóc của mình. Biết chăm sóc giữ gìn mái tóc
- Hát thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu, hát diễn cảm. Vận động theo
nhạc nhịp nhàng.
- Biết làm tóc cho búp bê
II. Chuẩn bị:
- Búp bê, lược, dây ruy băng, dây len, dây thun
- Giai điệu bài hát “Càng lớn càng ngoan”

III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Là bé ngoan
- Trò chơi: Tập tầm vông
- Cho bé so sánh mái tóc của mình và bạn.
- Cho bé vuốt tóc để cảm nhận được mái tóc của mình
- Cô gợi ý cho bé cách chải tóc, cột tóc cho mình và cho bạn
2. Hoạt động 2: Bé tập làm tóc cho búp bê
- Cô gợi ý cho bé chọn các vật liệu như lược, giấy, dây ruy băng, sợi
len…để làm tóc cho búp bê. Cho bé về nhóm thực hiện cùng bạn.
3. Hoạt động 3: Càng lớn càng ngoan
- Trò chơi: Nốt nhạc vui
- Bé hát cùng cô bài hát: “Càng lớn càng ngoan”.
- Trò chuyện về nội dung bài hát. Qua đó giúp trẻ nêu lên ý kiến để tự ý
thức, giáo dục bản thân
- Cho trẻ thi hát với các hình thức khác nhau: hát to, hát nhỏ, nhanh -
chậm, hát nối đuôi
4. Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi
* Góc âm nhạc: Bé hát múa các bài hát về bản thân, phối hợp với nhạc cụ
* Góc gia đình: chế biến các món ăn mà bé yêu thích để giúp bé mau lớn,
khỏe mạnh.
* Góc KPTN: Cho bé thử nghiệm với các giác quan: “Mắt ta nhìn thấy
gì”. Trẻ nhìn đồ vật qua ống kính, đoán đồ vật khi nhìn vào một cái lỗ nhỏ
trong chiếc hộp
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- Cho bé quan sát các vật ở xa, ở gần bằng mắt thường và bằng ống kính
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – Thực hiện bộ sưu tập tranh
Chủ đề: Cơ thể của bé
Đề tài: Bé rèn luyện cơ thể
Nhóm lớp: Chồi

I. Mục đích yêu cầu:
- Biết được lợi ích của việc vận động cơ thể, tập thể dục thể thao sẽ giúp
cơ thể khỏe mạnh.
- Giáo dục bé rèn luyện cơ thể tốt thì sẽ có một sức khỏe tốt cho bản thân.
II. Chuẩn bị:
- Bóng, sân chơi
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Cùng chơi với bóng
- Cô cho bé lấy bong và tự chơi với bong.
- Cô hướng dẫn và chơi cùng bé theo các động tác khởi động
2. Hoạt động 2: Chuyền bóng
- Cho trẻ đứng vòng tròn, chơi chuyền bong với bạn bên phải, bên trái
mình
- Cô hỏi bé về vận động bé vừa chơi với bạn
- Chia nhóm trẻ thành 2 – 3 đội cùng thi tài: Chuyền bóng sang phải, sang
trái theo yêu cầu của cô. Đội nào chuyền nhanh, đúng, không làm rơi
bong sẽ là đội thắng cuộc
3. Hoạt động 3: Trò chơi: “Thi nhảy cùng bóng”
- Cô cho bé chọn bạn tạo thành một cặp cùng giữ bóng ở bụng, hay trán
- Mở nhạc để bé nhảy theo nhạc. Đến khi hết bài, cặp nào giữ được bóng
lâu nhất là thắng cuộc
-Hồi tĩnh: Cho bé hít thở nhẹ nhàng theo cô
4. Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi
* Góc toán: Trò chơi: Đồ dùng này của ai, Ai tinh mắt, Nối số lượng cho
đúng. Bé sắp xếp các đồ chơi theo số lượng
* Góc gia đình: chế biến các món ăn cho gia đình. Chơi phân vai, bày bàn
ăn
* Góc văn học: Hướng dẫn bé sử dụng rối khi kể chuyện và cách chơi ở
góc kể chuyện
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời

- Trò chuyện cùng trẻ về cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn cơ thể khỏe
mạnh và giữ gìn cơ thể khi thời tiết thay đổi
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – Nghe kể chuyện “Gấu con đau răng”
Chủ đề: Cơ thể của bé
Đề tài: Bé và cái bóng
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé phát hiện ra cái bóng của mình dưới ánh đèn và biết tạo nhiều cái
bóng khác nhau. Nhận biết độ to nhỏ, cao thấp của từng cái bong.
- Khuyến khích bé biết kể chuyện theo cái bóng mình vừa tạo ra
II. Chuẩn bị:
- Ánh đèn, màng che màu trắng
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Đoán bóng của ai?
- Cô tạo tình huống đứng trước đèn (hay tận dụng ánh nắng mặt trời) để
tạo ra cái bóng và cho trẻ đoán.
- Cho trẻ chơi “Đoán cái bóng của ai?”(Bằng cách tạo nhiều kiểu dáng
khác nhau)
- Tổ chức cho trẻ bắt chước theo bóng của bạn
2. Hoạt động 2: Tìm bóng cho tôi
- Cho trẻ đọc câu vè về cái bóng
- Chia trẻ thành 5 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm hãy tìm bóng tương ứng với
hình.
- Cho trẻ so sánh bóng to, bóng nhỏ, bóng cao, bóng thấp
3. Hoạt động 3: Cái bóng trổ tài
- Trò chơi: “Tay tôi biết vỗ. Chân tôi biết dậm. Miệng tôi biết nói. Tay tôi
biết ôm”.
- Cho trẻ sử dụng đôi tay của mình để tạo thành những bóng theo ý thích
dưới ánh đèn (hay ánh nắng mặt trời)

- Gợi ý cho trẻ tự kể chuyện theo cái bóng vừa tạo ra
4. Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi
* Góc văn học: Bé sử dụng rối kể chuyện về tay trái, tay phải
* Góc xây dựng: Chơi trò chơi: bé và bạn đi công viên
* Góc gia đình: Chế biến các món ăn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- TCDG: Rồng rắn lên mây
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – Bé tự kể chuyện về cơ thể mình và
của bạn

×