Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

giáo án mầm non lớp chồi chủ đề thế giới thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.36 KB, 43 trang )

Đề tài: HOA DÂM BỤT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết đặc điểm đặc trưng của một số lồi hoa quen thuộc: hồng , huệ,
thược dược
- Phân biệt loại hoa dâm bụt, một lồi hoa thường được trồng để làm hàng
rào xung quanh nhà.
- Thực hành đúng yêu cầu của bài tập, rèn kỹ năng quan sát và tô màu xen
kẽ theo mẫu.
- Phát triển khả năng chú ý, cảm xúc, tư duy, ngôn ngữ văn học, tưởng
tượng sáng tạo thẩm mỹ.
- Giáo dục trẻ về ý nghĩa của cái đẹp trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ :
- Cho trẻ làm quen với câu chuyện, quan sát tranh một số lồi hoa quen
thuộc
- Dẫn trẻ đi quan sát hàng rào hoa dâm bụt
- Tập TH & KP , bút màu cho trẻ , tranh vẽ một số loại hoa
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC " Hoa nở , hoa tàn " : di chuyển theo vòng tròn, nắm tay nhau
+ Hoa nở : nắm tay giơ cao lên khỏi đầu
+ Hoa tàn : nắm tay ngồi thụp xuống
- Cho trẻ ngồi xuống theo vòng tròn, cô kể cho trẻ nghe chuyện " Hoa
dâm bụt "
- Trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện:
+ Trong vườn có các lồi hoa nào? ( hoa huệ, hoa hồng, hoa thược dược )
+ Hoa dâm bụt được mô tả thế nào? ( trồng ở bờ ao, không dám chơi với
chị em nhà hoa )
+ Chủ vườn đã làm gì với những cây hoa dâm bụt? ( chặt cành làm củi, lá
ủ làm phân )
+ Và chuyện gì đã xảy ra? ( các lồi hoa bị gió tàn phá )
+ Như vậy trồng hoa dâm bụt có ích lợi gì ?


cho trẻ di chuyển đội hình với bài vè về các lồi hoa
* Hoạt động 2:
- TC " Ngắm hoa ": cô dẫn trẻ đến nơi có treo tranh, cho trẻ quan sát tự do
sau đó cho trẻ chọn tranh
những loại hoa được nhắc đến trong câu chuyện
- Đàm thoại với trẻ :
+ Vì sao gọi là Hoa Hồng Nhung nhỉ ?
+ Hoa Huệ được mô tả thế nào trong câu chuyện ?
+ Hoa thược dược ở đây có màu sắc ra sao?
+ So với những loại hoa trên, hoa dâm bụt thế nào ?
- Cung cấp cho trẻ về lồi hoa đồng nội không dùng để chưng, để tặng
nhau nhưng mang lại vẻ đẹp cho
thiên nhiên
* Hoạt động 3 :
- Cho trẻ về bàn thực hành tập TH & KP
- Hướng dẫn trẻ quan sát và thực hành từng yêu cầu của bài tập :
+ Tìm những bông hoa không cùng hướng với mẫu
tô màu lá xen kẽ theo mẫu
+ Đánh dấu chậu hoa giống mẫu

Đề tài: CÂY CẢNH QUANH BÉ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Gọi đúng tên và mô tả được một vài đặc điểm rõ nét về màu sắc, đặc
điểm thân, lá, hoa của một số cây cảnh quen thuộc.
- Phân biệt các đặc điểm đặc trưng của loại cây cảnh có lá đẹp, hoa đẹp,
dạng thân lạ
- Phát triển óc quan sát , trí nhớ có chủ định, ngôn ngữ diễn đạt, tư duy
trực quan ngôn ngữ.
- GD ý thức chăm sóc , giữ gìn và bảo vệ cây trồng.
II. CHUẨN BỊ:

- Một số chậu cây cảnh có đặc điểm đặc trưng: lá đẹp, hoa đẹp, dạng thân
lạ
- Một số lá cây cảnh .
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
- TC "Đồn tàu lửa" : dẫn trẻ đi tham quan vườn cây cảnh
- Cô trò chuyện cùng trẻ :
+ Vườn cây có đẹp không?
+ Vì sao những cây này lại trồng ở trong chậu?
+ Người ta trồng những cây này để làm gì ? Vì sao gọi là cây cảnh?
+ Những cây cảnh này có gì đẹp?
- Cô chia trẻ ra làm nhiều nhóm nhỏ, giao cho mỗi nhóm quan sát một cây
cảnh mà trẻ thích
- Sau đó cô gợi ý cho từng nhóm mô tả cây cảnh của nhóm mình:
+ Cây cảnh của nhóm các bạn có gì đẹp? ( lá xếp nhiều tầng )
+ Hãy nhìn xem cây cảnh này có gì đặc biệt? (thân dây leo thân có
gai )
+ Thân của cây cảnh này ở đâu? ( dạng thân rễ )
+ Lá của cây có dạng gì? ( lá dài lá tròn lá có nhiều màu )
+ Cây cảnh này có hoa không?
( cô gợi ý cho trẻ khám phá điểm đặc trưng của loại cây: màu sắc, hình
dạng của lá, thân )
+ Các bạn còn biết loại cây cảnh nào nữa không?
+ Trồng cây cảnh để làm gì vậy? Các bạn có thích cây cảnh không?
+ Phải làm sao để cây luôn có lá xanh tốt, luôn nở hoa đẹp?
- GD trẻ biết chăm sóc, giữ gìn, không ngắt lá, hái hoa
* Hoạt động 2 :
- TC "Tìm cây cảnh": cô sắp xếp các chậu cây cảnh theo từng loại: lá dài,
lá tròn, lá nhiều màu,
thân leo, thân gai, thân rễ, có hoa ( có thể sử dụng hình ảnh minh họa

thay cho vật thật )
- Cách chơi: cho trẻ vừa di chuyển theo vòng tròn vừa hát Khi nghe
hiệu lệnh trống lắc thì lắng
nghe cô nói đặc điểm loại cây nào chạy nhanh đến chỗ có những loại cây
ấy.
- Cô kiểm tra lại : cho trẻ gọi tên các cây cảnh mà trẻ tìm thấy
* Hoạt động 3 :
- Tổ chức cho trẻ tạo hình những các loại cây cảnh mà trẻ thích
+ vẽ theo hình dạng chiếc lá trên nền sân , xếp hột hạt theo hình chiếc

+ vẽ hình chậu cây, dạng thân cây, sáng tạo các chi tiết phụ
- Cho trẻ hoạt động theo cảm xúc và tưởng tượng của trẻ
Đề tài : BÉ YÊU CÂY XANH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Hát thuộc, hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát, thể hiện phong cách vui
tươi, hồn nhiên.
- Rèn kỹ năng hát và thể hiện cảm xúc âm nhạc qua vận động minh họa
theo nhịp điệu bài hát.
- Luyện kỹ năng so sánh, sắp xếp thứ tự chiều cao của nhiều đối tượng .
- Phát triển tai nghe âm nhạc, tri giác có chủ định, tư duy, sử dụng đúng
thuật ngữ tốn học về dãy
thứ tự chiều cao
- GD trẻ ý thức hoạt động theo nhóm, cùng hồn thành bài tập theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ :
- Đàn organ, máy cassette, băng hay đĩa nhạc có bài hát theo chủ đề , nhạc
cụ cho trẻ
- Một số cây xanh ( hay cây nấm ) có chiều cao khác nhau theo thứ tự
- Làm quen với cách sắp xếp chiều cao theo thứ tự nhiều đối tượng, luyện
đọc dãy thứ tự chiều cao
III. TIẾN HÀNH :

* Hoạt động 1 :
- TC " Gieo hạt "
- Trò chuyện cùng trẻ:
+ Đố các bạn trường mình có trồng những loại cây nào?
+ Trồng những cây ấy để làm gì?
- Giới thiệu bài hát "Em yêu cây xanh" của Nhạc sĩ Hồng Văn Yến
- Cô hát với đàn hay nhạc đệm hỏi lại trẻ tên bài hát, tên nhạc sĩ sáng
tác
- Cô hát và khuyến khích trẻ hát theo cô vài lần cho thuộc bài hát
- Trò chuyện với trẻ:
+ Bạn nhỏ ấy thích trồng nhiều cây xanh để làm gì?
+ Cây xanh đem lại ích lợi gì cho con người?
- Tổ chức cho trẻ luyện tập : chung, nhóm ( cho trẻ sử dụng nhạc cụ tuỳ
khả năng của trẻ )
- Khuyến khích trẻ tự chọn hình thức vận động minh họa theo cảm xúc
* Hoạt động 2 :
- TC "Trồng cây": cô chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ cho
mỗi nhóm trồng một vườn cây xanh với cách sắp xếp các cây theo thứ tự
thấp dần hay cao dần tuỳ theo yêu cầu mỗi lần chơi
- Cho trẻ HĐ theo nhóm: mỗi trẻ trồng 1 cây, tự thoả thuận để sắp xếp cho
đúng theo thứ tự chiều cao như cô yêu cầu mỗi lần chơi ( cao dần hay
thấp dần )
- Cô có thể làm mẫu cho trẻ quan sát, gợi ý cho trẻ thực hiện theo đúng
yêu cầu của hoạt động
- Kiểm tra : cho trẻ cùng chỉ tay và đọc dãy thứ tự chiều cao mà trẻ đã xếp

* Hoạt động 3 :
- Cô giới thiệu làn điệu dân ca Nam Bộ qua bài hát "Lý cây xanh" hay
"Lý cây bông"
- Cô hát diễn cảm cho trẻ với đàn hay nhạc đệm

- Hỏi cảm nhận của trẻ về làn điệu dân ca dân ca Nam bộ : rộn rã, vui tươi

- Hát cho trẻ nghe lần 2, khuyến khích trẻ hát theo cô
- Mở nhạc, cô và trẻ cùng hát múa minh họa cho điệu nhạc ( hay sử dụng
nhạc cụ gõ đệm )

Đề tài: CÂY BÀNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ , nhận biết cây bàng cùng với đặc
điểm đặc trưng và ích lợi
của cây bóng mát.
- Rèn kỹ năng nặn , sáng tạo thêm các chi tiết phụ theo tưởng tượng sáng
tạo của trẻ.
- Phát triển tư duy, trí nhớ có chủ định, ngôn ngữ văn học, khiếu thẩm mỹ
trong nghệ thuật.
- Giáo dục trẻ ý thức tự lực hồn thành các yêu cầu của hoạt động.
II. CHUẨN BỊ :
- Làm quen với bài thơ: nghe cô đọc thơ, giải thích các từ khó, phát âm
các từ láy trong bài thơ.
- Cho trẻ quan sát cây bàng, nhận biết hình dạng và các bộ phận chính của
cây
- Mẫu nặn quả bàng, đất nặn cho trẻ
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1 :
- TC " Gieo hạt ":
+ Gieo hạt - nảy mầm + Một cây - hai cây nhiều cây
+ Cây có nụ : một nụ - hai nụ nhiều nụ + Nụ nở hoa : một hoa - hai
hoa nhiều hoa
+ Hoa kết quả : một quả hai quả nhiều quả !
- Cho trẻ xem quả của cây bàng:

+ Đố các bạn đây là quả gì ? Đó là quả của cây bàng Quả này có ăn
được không nhỉ?
+ Vậy người ta trồng cây bàng để làm gì ?
- Cô giới thiệu bài thơ " Cây bàng" của Xuân Quỳnh, cô đọc diễn cảm cho
trẻ nghe
" Cứ vào mùa đông
Gió về rét buốt
Cây bàng trụi trơ
Lá cành rụng hết
Chắc là nó rét
Khi vào mùa nắng
Tán lá xoè ra
Như cái ô to
Đang làm bóng mát
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngồi vào trong
Mát ơi là mát !
A! Bàng tốt lắm
Bàng che cho em
Nhưng ai che bàng
Cho bàng khỏi nắng? "
- Khuyến khích trẻ đọc thơ cùng cô, chú ý sửa cách phát âm các từ khó,
động viên trẻ đọc thuộc thơ
- Trò chuyện với trẻ:
+ Cây bàng được mô tả thế nào vào mùa đông ? ( cho trẻ đọc 5 câu thơ
đầu )
+ Khi vào mùa nắng thì sao nhỉ ? ( đọc 4 câu thơ tiếp theo )
+ Bạn nhỏ ấy cảm nhận điều gì khi chơi dưới bóng mát của cây bàng?
- Tổ chức cho trẻ đọc thơ : chung, theo nhóm, cá nhân khá

* Hoạt động 2:
- TC " Vẽ cành cho cây bàng " : cô giới thiệu thân cây to vẽ sẵn , yêu cầu
trẻ vẽ thêm các cành cây
xung quanh thân cây ( như hình dạng cây bàng )
- Chia trẻ thành 2 hay 4 nhóm, mỗi nhóm vẽ cành cho một cây bàng
- Có thể tổ chức cho trẻ thực hiện theo hình thức thi đua: lần lượt từng trẻ
trong 2 nhóm chạy lên vẽ
một cành cây từ thân cây, nhóm nào ráp nhanh và đúng là thắng cuộc .
* Hoạt động 3:
- Cô giới thiệu mẫu nặn quả bàng cho trẻ quan sát gợi ý thao tác chính :
xoay tròn, vuốt nhọn
- Cho trẻ thực hiện theo nhóm và đem quả bàng gắn lên cây bàng của
nhóm

Đề tài: NHỮNG CHIẾC LÁ ĐỔI MÀU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết hình dạng, màu sắc và các trạng thái của lá cây theo chu kỳ
phát triển của cây.
- Tạo hình cây xanh với tán lá rộng và nhiều lá trên cây, lá rụng dưới đất.
- Củng cố kỹ năng vẽ, xé dán theo tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.
- Phát triển khiếu thẩm mỹ, tư duy quan sát, trí nhớ có chủ định, tưởng
tượng, sáng tạo.
- Giáo dục trẻ về khiếu thẩm mỹ trong nghệ thuật.
II. CHUẨN BỊ :
- Cho trẻ làm quen với hình dạng, đặc điểm và trạng thái của lá cây: non,
già, tươi, héo, khô
- Một số lá cây đủ loại
- Tranh mẫu gợi ý của cô, tập TH vui , giấy màu và bút màu cho trẻ.
III. HƯỚNG DẪN :
* Hoạt động 1:

- Cho trẻ cùng hát bài "Lý cây xanh"
- TC " Gió thổi ":
+ Gió thổi! Gió thổi! Những chiếc lá rung rinh trên cây Đố các bạn ở
trên cây lá có màu gì?
+ Gió thổi! Gió thổi! Gió thổi mạnh quá! Có những chiếc lá đang rơi
xuống đất
Đố các bạn những chiếc lá nào rơi xuống đất?
+ Muốn biết rõ, chúng ta hãy cùng đến xem nha!
cho mỗi trẻ nhặt một chiếc lá rụng dưới đất
- Cô gợi ý cho trẻ quan sát những chiếc lá mà trẻ cầm trên tay :
+ Chiếc lá của bạn có hình dạng thế nào? ( lá dạng tròn, dài, răng cưa )
+ Cứng hay mềm? Dày hay mỏng?
+ Màu sắc của chiếc lá ra sao?
- Khai thác kinh nghiệm của trẻ và cung cấp thêm kiến thức về các trạng
thái của lá:
+ Những chiếc lá nào còn ở trên cây? Những chiếc lá non có gì khác?
( lá non màu xanh nhạt, mềm hơn )
+ Những chiếc lá nào rụng dưới đất? ( già, vàng, bị sâu )
+ Lá xanh có bị rụng không? ( khi mưa bão lớn )
+ Bạn nghĩ gì về những chiếc lá có màu nâu?
+ Những chiếc lá khô héo rụng này sẽ thế nào? ( mục nát dưới đất làm
phân bón cho cây )
* Hoạt động 2:
- Cho trẻ kết nhóm lá giống nhau, tự đặt tên cho nhóm của mình ( nhóm lá
tròn, nhóm lá dài, nhómlá răng cưa, nhóm lá vàng, nhóm lá khô, nhóm lá
sâu )
- Sau đó cho các nhóm để lá dưới đất và đếm số lượng lá của nhóm
mình
- Cô hỏi số lượng lá của nhóm, nhóm trẻ ấy sẽ đáp lại bằng tên của nhóm
mình

( VD : Nhóm nào có 2 lá ? Nhóm lá răng cưa Nhóm nào có 5 lá
Nhómlá vàng )
* Hoạt động 3:
- Gợi ý cho trẻ tạo hình cây xanh và những chiếc lá
- Giới thiệu tranh mẫu cho trẻ quan sát
+ Các bạn nhìn thấy những hình ảnh gì trong tranh?
+ Theo các bạn đây là cây gì?
+ Thân cây thế nào? Tán lá ra sao?
+ Những chiếc lá ở đâu? Lá nào ở trên cây? Lá nào ở dưới đất?
+ Theo các bạn, cây xanh này đang ở mùa nào nhỉ ?
- Hướng dẫn trẻ thực hiện với các NVL tạo hình: vẽ thân cây, xé dán lá
- Cho trẻ thực hành trong tập TH vui
Đề tài: CÂY XANH TRONG TRƯỜNG BÉ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết một số loại cây xanh trong sân trường cùng với đặc điểm cấu
tạo của cây xanh.
- Phân biệt được những điểm khác nhau rõ nét của 2 loại cây cùng với bộ
phận chính của cây.
- Rèn kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất vận động nhanh
nhẹn và khéo léo.
- Rèn tính nhạy cảm của các giác quan, tăng vốn từ, phát triển tư duy
ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định
- GD ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh.
II. CHUẨN BỊ:
- Cho trẻ quan sát một số cây xanh trong sân trường trong giờ HĐNT
- Vẽ sẵn đường hẹp và các vòng tròn nối tiếp trên sân ( cho 2 nhóm hoạt
động )
- Nhặt một số lá rụng để sẵn, 2 giỏ đựng ( rổ hay hộp giấy )
- Chuẩn bị một số sản phẩm bằng lá cây , đồ chơi ngồi trời
III. TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1 :
- Cho trẻ hát bài "Đi chơi", cô và trẻ cùng đi dạo quanh sân trường
- Đến một chỗ có bóng mát thì dừng lại, chơi cùng trẻ TC Băng reo :
+ Trời nắng Đội nón ( hai tay vòng lên đầu )
+ Trời mưa Che dù ( ngửa lòng bàn tay lên )
+ Mưa nhỏ Tí tách, tí tách ( vỗ ngón tay )
+ Mưa to Lộp bộp, lộp bộp ( vỗ bàn tay )
+ Sấm chớp Aàm ầm Mau chạy về nhà thôi
- Dẫn trẻ chạy đến đứng dưới bóng cây , trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn đang đứng ở đâu đây?
+ Các bạn cảm thấy thế nào khi đứng dưới bóng mát của cây?
+ Các bạn nhìn thấy cây sa - kê như thế nào?
( chỉ cho trẻ gọi tên các bộ phận của cây: rễ, thân , cành, lá , hoa, quả )
+ Vì sao đứng dưới cây sa - kê lại mát như vậy? ( cành to, tán lá rộng che
nắng )
+ Ở sân trường mình còn cây nào to như vậy không?
- Cho trẻ so sánh cây sa - kê và cây dừa kiểng:
+ Cây nào cao hơn? Cây nào thấp hơn?
+ Cây dừa kiểng có gì đặc biệt ?
( gợi cho trẻ phát hiện ra cây không có cành, lá mọc từ thân )
+ Trồng cây dừa kiểng để làm gì vậy? ( làm cảnh )
- Cho trẻ gọi tên một số cây xanh khác trong sân trường
* Hoạt động 2 :
- Cho trẻ di chuyển theo vòng tròn , nhanh rồi chậm dần theo hiệu lệnh
của cô
- Dừng lại với TC " Gieo hạt " :
+ Gieo hạt : 2 tay vẫy nhẹ phía trước ( 1 hạt 2 hạt 3 hạt nhiều
hạt )
+ Nảy mầm : ngồi xổm, đứng lên ( 1 cây 2 cây 3 cây nhiều cây )
+ Cây ra lá : 2 tay đưa lên cao khỏi đầu ( 1 lá 2 lá nhiều lá )

+ Gió thổi Lá đung đưa Lá rụng
- Giới thiệu TC "Nhặt lá rụng" với con đường hẹp và các vòng tròn trước
mặt
- Giải thích cách chơi : đi trong đường hẹp, bật qua các vòng tròn, chạy
đến nhặt lá rụng bỏ vào giỏ
- Gọi trẻ lên thực hiện các vận động, nhắc lại phần kỹ năng chính
- Tổ chức cho trẻ chơi theo hình thức thi đua: chia trẻ thành 2 nhóm , xem
nhóm nào thực hiện đúnglần lượt các yêu cầu vận động và nhặt được
nhiều lá rụng bỏ vào giỏ là thắng cuộc
* Hoạt động 3:
- Cho trẻ vẽ hình cây xanh trên nền sân : cô gợi ý cho trẻ vẽ các bộ phận
chính của cây
+ cây bóng mát phải có thân to, tán lá rộng và nhiều lá trên cây
+ cây dừa với thân dài và lá mọc từ thân
- Khuyến khích trẻ sáng theo tưởng tượng và cảm xúc của trẻ
- Mở hướng cho trẻ chơi với lá cây rụng: cắt lá chơi bán hàng, trải lá làm
thảm , tạo sản phẩm bằnglá cây ( xếp lá, xâu lá làm mũ, vòng )

Chủ đề: Bé và hoa
Đề tài: Hoa nở như thế nào?
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết quá trình nở từ nụ thành hoa.
- giáo dục tính tích cực, chủ động trong các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Video clip về hoa nở.
- Đàn organ, 5 khay nước.
- Hoa giấy các kiểu, các màu
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Ra chơi vườn hoa

Cả lớp cùng cô hát múa “ra chơi vườn hoa”
Quan sát các chậu hoa và nêu nhận xét có gì khác lạ so với hôm qua.
Trò chuyện cùng trẻ:
Các con quan sát xem có gì khác so với hôm qua không?
Có nụ hoa nào mới nở không?
Cho trẻ xem một đoạn video clip và trò chuyện cùng trẻ về tên hoa? Hoa
nở như thế nào? Sự khác biệt về cách nở của các loại hoa vừa xem, cảm
xúc của trẻ khi xem hoa nở?
2. Hoạt động 2: Trò chơi: “Hoa nở”
Tổ chức cho trẻ chơi “hoa nở”.
- Lần một: mỗi trẻ tự chọn 1 loại hoa và mô phỏng động tác nụ hoa nở
thành hoa theo cách riêng.
- Lần 2: Kết nhóm bạn trai, bạn gái mô phỏng động tác hoa nở theo nhạc
không lời.
- Lần 3: Cả lớp đứng vòng tròn làm nụ hoa nở kết hợp bài hát “nụ hoa”
3. Hoạt động 3: Chơi cùng hoa giấy
Trẻ kết nhóm 4 bạn.
Về nhóm lấy hoa giấy các loại ra xếp thành nụ hoa và thả vào trong nước
xem hiện tượng gì xảy ra. Nêu ý kiến của trẻ về các hiện tượng trẻ quan
sát được.
Kết thúc.
Đề tài : CÁC LOẠI RAU BÉ BIẾT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ ôn lại các loại rau ăn lá đã học.
- Trẻ thực hiện kĩ năng nhặt rau theo từng loại đặc trưng.
- Biết kể tên một số món ăn chế biến từ rau ăn lá.
- Phát triển tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ thích và thường xuyên ăn rau.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số loại rau ăn lá: rau muống, rau ngọt, cải ngọt, rau dền, bắp

cải…
- Các câu đố về rau
- Một số đồ dùng gia đình
III. TIẾN HÀNH :
1. Hoạt động 1 : Thi xem ai nhanh
- Cô mô tả hình dạng các loại rau để trẻ noí tên và ngược lại.
- Cô nâng yêu cầu cao hơn, nói tên nhóm rau và phát hiện những
loại rau không cùng nhóm
2. Hoạt động 2: Bé trổ tài
- Chia trẻ làm 3-4 nhóm, mỗi nhóm chọn ra một rổ rau và tự thoả
thuận cac1h nhặt rau trước khi chế biến.
- Rau ngót : tuốt lá
- Rau muống: ngắt lá ( nhặt bỏ lá già, sâu)
- Bắp cải: tách từng lá
- Rau cải: tách từng bẹ
3. Hoạt động 3: Người đầu bếp giỏi
- Chia trẻ làm 3-4 nhóm, sử dụng rổ rau vừa nhắt , mỗi nh1om chế
biến món ăn từ loại rau đó và noí tên các món ăn chế biến cho các
bạn nghe.
- Gợi ý cho trẻ noí can2g nhiều tên món ăn can2g tốt.
Đề tài : NHỔ CỦ CẢI
IV. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ biết được cà rốt là loại rau củ có nhiều vitamin A tốt cho mắt.
- Trẻ biết được cà rốt là loại rau của vừa ăn sống, vừa ăn chín được.
- Qua các hoạt động giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, khéo léo, phát triển
ngôn ngữ.
V. CHUẨN BỊ:
- Cà rốt
- Thùng cacton khoét 2 lỗ
- Băng hình chuyện: nhổ củ cải

- Rau củ quả lá…
- Đất nặn, màu sáp, giấy màu…
VI. TIẾN HÀNH :
4. Hoạt động 1 :
- Cho trẻ quan sát , khám phá và đóan xem trong thùng có vật gì?
- Trẻ khám phá về củ cà rốt: lá, củ, màu…
Ăn sống, ăn chín
Loại củ có nhiều vitamin A
Tốt cho mắt
5. Hoạt động 2:
- Trò chơi: Ai nhanh nhất
Cách chơi: chia trẻ thành 2 nhóm, lần lượt trẻ bật sâu chụm bằng 2
chân về phái trước, lên chọn lấy 1 củ cà rốt chạy về bỏ vào rổ của
nhóm
- Cho trẻ so sánh số lượng cà rốt của 2 nhóm , nhóm nào nhiều?
nhóm nào ít ?
6. Hoạt động 3:
- Chi trẻ thành nhìêu nhóm , mỗi nhóm sẽ thảo luận và thực hiện
tạo hình củ cà rốt
Đề tài : HỌ HÀNG NHÀ ĐẬU
VII. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ nhận biết đậu cove, đậu đũa là rau quả.
- Phân biệt được đậu đũa và đậu cove.
- Qua các hoạt động giúp trẻ khỏe mạnh, tự tin, khéo léo.
- Củng cố kĩ năng so sánh phân tích.
VIII. CHUẨN BỊ:
- Đậu cove, đậu đũa thật
- Túi vải, loto
- Giấy báo, bút kéo
IX. TIẾN HÀNH :

7. Hoạt động 1 :
- Cho trẻ quan sát , khám phá và nhận xét về đậu đũa, đậu cove sau
khi chơi trò chơi chiếc túi kỳ lạ
Đậu nào dài? Đậu nào ngắn
Đậu nào to? Đậu nào ngắn
8. Hoạt động 2:
- Trò chơi: Bé đi chợ giúp mẹ
Cách chơi: mỗi bé lấy 2-3 thẻ loto trẻ nhìn hình nói tên loại rau
đó.Cô cho trẻ phân thành 3 nhóm, xếp hình theo cách chơi
domino.Bé nào hết trước là thắng cuộc.
9. Hoạt động 3:
- Trò chơi : Bé tập làm nội trợ
Cách chơi: Chia trẻ thành 4 nhóm nhỏ, trẻ cùng nhau thảo luận, tìm
và cắt hình ảnh rau từ họa báo.Bé sẽ đại diện cả nhóm nói lên món ăn
và các lọai rau cần để nấu ăn
Đề tài: NHỮNG HẠT ĐẬU KÌ DIỆU
I. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ hiểu được quá trình nảy mầm và phát triển của hạt, hạt cần gì để nảy
mầm và lớn lên.
- Hiểu được tầm quan trọng của : đất, nước, ánh sáng đối với sự nảy mầm
và lớn lên của cây xanh.
- Hát đúng lời, đúng nhạc, vỗ tay, sử dụng nhạc cụ đúng nhịp bài hát.
- Vận động sáng tạo theo bài hát. Mô tả nội dung bài hát.
- Phát triển khả năng làm việc theo nhóm, biết trình bày ý tưởng của mình
một cách rõ ràng, mạch lạc.
- Phát triển khả năng quan sát và thuyết trình.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ, nhạc bài hát: gieo hạt.
- 4 ly có gieo hạt đậu xanh chuẩn bị trước 3-5 ngày
Ly 1: không có đất, nước, chỉ có ánh sáng

Ly 2: không có đất, chỉ có nước và ánh sáng
Ly 3: không có ánh sáng, chỉ có đất và nước (được che kín bởi vải đen)
Ly 4: có đất, nước, và ánh sáng
- Tranh rời, mỗi bức tranh là một thời kỳ phát triển của cây (4 bộ, mỗi bộ
4 tranh)
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Hát và vận động theo nhạc: Gieo hạt
Lần 1: mỗi bé chọn một dụng cụ âm nhạc, hát và sử dụng dụng cụ âm
nhạc theo nhịp bài hát.
Lần 2: cô và trẻ cùng hát và biểu diễn diễn cảm theo lời bài hát.
Đàm thoại:
Cô và các bạn vừa gieo hạt đậu gì?
Chúng mình vừa gieo như thế nào nhỉ?
Bạn nào cho cô biết: để hạt đậu xanh nảy mầm, chúng ta phải chăm
sóc như thế nào?
Hạt đậu cần gì để nảy mầm?
(cho trẻ thảo luận theo nhóm: hạt đậu cần gì để nảy mầm)
Trẻ nêu lên ý kiến của mình.
Hoạt động 2: Hạt đậu cần gì để nảy mầm.
Cô để 4 ly có gieo hạt đậu đã chuẩn bị trước trong vòng 3-5 ngày vào
4 hộp giấy.
Chia trẻ thành 4 nhóm, mỗi nhóm qua sát một hộp giấy sau đó lần lượt
từng nhóm thuyết trình về những gì trẻ thấy trong hộp giấy.
Sau khi các nhóm thuyết trình xong, cô mở tất cả thùng giấy, lấy 4 ly
ra để theo thứ tự.
Cho trẻ quan sát và trả lời câu hỏi của cô:
Quan sát hiện tượng và giải thích:
Ly thứ 1 có hiện tượng gì? Tại sao?
Ly thứ 2 có hiện tượng gì? Tại sao?
Ly thứ 3 có hiện tượng gì? Tại sao?

Ly thứ 4 có hiện tượng gì? Tại sao?
Cô bổ xung và hoàn chỉnh kiến thức cho trẻ: để hạt đậu nảy mầm và
lớn lên cần phải có đất, nước và ánh sáng.
Hoạt động 3: Cây lớn lên như thế nào?
Có 4 bảng, mỗi bảng có 4 bức tranh thứ tự từ lúc hạt nảy mầm đến lúc
sinh hoa kết trái.
Mỗi nhóm, khi nghe hiệu lệch của cô sẽ chọn các bức tranh và sắp xếp
theo thứ tự phát triển của cây.
Sau thời gian một bài hát, nhóm nào làm nhanh và đúng, thuyết trình
được về bức tranh của nhóm mình hay nhất nhóm đó sẽ được thưởng
nhiều nhất.
Hát và vận động lại bài: Gieo hạt
Chủ đề: TỔ ẤM GIA ĐÌNH
Đề tài: Hoa cúc trắng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ lắng nghe và hiểu nội dung câu chuyện, nhớ diễn biến và các tình
huống xảy ra trong câu chuyện.
- Trẻ hiểu mối quan hệ sâu sắc tình cảm giữa mẹ và con
- Phát triển sự sáng tạo trong vận động theo nhạc.
- Biết chia nhóm, thảo luận, tôn trọng ý kiến của bạn
II.Chuẩn bị:
- Truyện: hoa cúc trắng
- Hoa cúc trắng
- Giấy bút màu , nguyên vật liệu mở

III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Kể chuyện hoa cúc trắng
Đàm thoại: Chuyện gì đã xảy ra với mẹ bé Thảo?
Để chữa được bệnh cho mẹ, bé Thảo đã làm gì?
Ai đã giúp bé Thảo?

Sau khi tìm được bông hoa, bé thảo đã làm gì để mẹ được sống lâu?
Tại sao bông hoa đó được gọi là hoa cúc trắng?
Gợi ý cho trẻ đặt tên cho câu chuyện.
Hoạt động 2: Vẽ tranh tặng mẹ
- Cho trẻ quan sát và trò chuyện về các bức tranh hoa và về món quà
ưa thích của mẹ.
- Gợi ý trẻ vẽ hoa tặng mẹ.
Hoạt động 3: Vận động “ Múa cho mẹ xem”.
- Cho trẻ vận động sáng tạo theo nhạc bài “Múa cho mẹ xem”
- Tổ chức chia nhóm để trẻ thảo luận và tìm ra động tác hay nhất
trong bài múa của nhóm, sau đó biểu diễn cho cả lớp cùng xem
Đề tài: CÙNG NHAU THI TÀI NÀO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ có những kiến thức sơ đẳng, thiết thực về một số loại rau.
- Phát triển tính tò mò ham hiểu biết.
- Phát triển óc quan sát, khả năng phán đoán, nhận xét các loại rau.
II. HỌAT ĐỘNG.
Hoạt động 1: Thư viện của bé
- Các bé biết không thư viện sách của chung ta được ba mẹ tặng thêm một
số tranh, ảnh, sách về một số loại rau, cô và các con cùng đi xem nhé.
- Có nhiều loại rau, rau có nhiều Vitamin và khoáng chất. Nếu bữa ăn
thiếu rau thì không ngon phải không các con. Vậy cô cháu mình cùng ra
vườn hái quả cho các cô cấp dưỡng nhé.
Hoạt động 2: Nhanh lên các bạn ơi!
- Cho trẻ đi thường, đi kiểng gót, đi thường, đi nhón gót, đi thường, chạy
chặm nhanh kết hợp xoay cổ tay, cánh tay, vận động cơ bản
Hoạt động 3 : Chúng ta thi đua nào!
- Các con hái quả giúp bác cấp dưỡng nấu canh ,cho 2 tổ thi đua trèo
thang hái quả sau đó chạy theo đường ngoằn ngoèo đem về rổ
Hoạt động 4: Bắt sâu cho rau

- Cho trẻ đi nhè nhẹ rình bắt sâu cho rau
- Góc bán hàng: Cửa hàng bán rau.
- Góc gia đình: Bé tập làm nội trợ.
- Trẻ đóng vai người bán, người mua, mẹ con thể hiện các vai chơi của
mình.
Hoạt động ngoài trời: Vườn rau của bé
- Cô cho trẻ dạo quanh sân trường sau đó cho trẻ quan sát vườn rau.
- Các con hãy kể tên các loại rau có trong vườn trường?
- Ngoài các loại rau có trong vườn con hãy kể tên các loại rau mà con
biết?
- Các con nên ăn nhiều loại rau không nên kiêng ăn nhé. Vì các loại rau
củ, quả có nhiều Vitamin và khoáng chất ăn rất ngon và bổ dưỡng giúp
cho cơ thể con khỏe mạnh, đẹp. Nhưng các con không được ăn những loại
rau, củ, quả lá bị úng, thúi, bị sâu. Nhắc ba mẹ trước khi ăn phải rửa sạch
để không bị bệnh nhé.
Trò chơi vận động: Thi xem ai nhanh.
Chủ Đề: MỘT SỐ LOẠI RAU
ĐỀ TÀI: THẾ GIỚI CỔ TÍCH
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ có cảm giác sảng khoái, dễ chịu khi tiếp xúc với một số loại rau.
- Trẻ có những kiến thức sơ đẳng, thiết thực về một số loại rau.
- Phát triển tính tò mò ham hiểu biết.
- Phát triển óc quan sát, khả năng phán đoán, nhận xét các loại rau.
- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường, kính trọng người lao động tích
cực tham gia vào hoạt động khám phá và thử nghiệm cùng các hoạt động
khác.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh, loto
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Nhỏ to cùng cô

- Cô và trẻ đối về các loại rau củ
+ Hát đối đáp theo điệu “Lý chim xanh” về các loại rau.

- Rau chi mẹ nấu canh ngon, ngon thật là ngon?
- Rau chi có màu đỏ thắm mẹ hay mua về?
- Loại rau chi úp lại cánh tròn mà bé thích ghê, ăn vào thêm chất, chất gì
bé ơi?
Trẻ
- Rau xanh mẹ nấu canh ngon, thật nhiều cô ơi!
- Rau chi có màu đỏ thắm thì ra rau dền.
- Loại rau cánh tròn sắp lại là bé biết ngay. Đó là bắp cải giàu Vitamin.
* Hoạt động 2: Bé với Cổ tích
Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện” sự tích cây khoai lang” 1 lần, ( mô
hình)
* Hoạt động 3: Bé là nhà điêu khắc
- Cho trẻ nặn rau ăn củ, rau ăn quả.
- Tô màu rau ăn lá.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Cho trẻ tham quan bếp ăn
-Bác cấp dưỡng giới thiệu trẻ biết một số loại rau , củ mua về để chế
biến
- Các loại rau củ để nấu món gì?
* Trò chơi vận động: Ai nhanh nhất
-cô chia lớp thành 2 tổû thi chuyền các rau củ cho bác cấp dưỡng nấu ăn
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Trẻ biết xem sách, nhận biết 1 số loại rau, đếm số lượng 5.
- Phân biệt được rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả, tô màu các loại rau (tô
tập tranh, làm sách tranh), nặn củ khoai lang.
- Biết ích lợi của các loại rau.
- Tranh sách về rau, tranh in sẵn, bút màu, đất nặn.

- Đóng kịch nhổ củ cải.
* Hoạt động góc: Góc trọng tâm “Góc chơi xây dựng: “Xây vườn rau
của bé”.
. Trẻ tái tạo lại và phản ánh quang cảnh của vườn rau của bé.
. Biết cách sắp xếp bố cục hợp lý, thể hiện tính cách đặc trưng của vườn
rau và thể hiện sự sáng tạo trong công trình.
* Chơi vận động: “Cây cao, cây thấp”
* Chơi tự do: Với cát, nước.
Chủ Đề: Bé và các loại trái cây
I. Mục đích – Yêu cầu :
1. Kiến thức:
- Trẻ gọi tên và bíêt được đặc điểm của các loại quả quen thuộc.
- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng nặn như: lăn tròn, lăn dài, ấn bẹt,… để nặn
các loại quả theo đặc trưng của nó.
2. Kĩ năng:
- Trẻ sử dụng tốt các kĩ năng nặn.
- Trẻ biết gắn kết, dính các bộ phận để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
3. Thái độ:
- Phát triển óc tư duy, quan sát, trí tưởng tượng, sáng tạo và năng lực thẩm
mĩ cho trẻ.
- Trẻ có hứng thú, tích cực hoạt động tạo ra sản phẩm.
- Trẻ biết được trái cây cung cấp rất nhiều vitamin có ích cho cơ thể trẻ.
II. Chuẩn bị:
* Chuẩn bị của cô:
- Làn quả thật với nhiều loại trái cây nhiều màu sắc.
- Quả nặn mẫu : Cam, táo, nho…
- Đất sét
- Bàn trưng bày sản phẩm nặn của trẻ.
- Bài vè “Trái cây”, bài hát “Quả”
- Đàn ooc gan. trống.

* Chuẩn bị của trẻ:
- Đất nặn, rổ, bảng, dao nhựa, đĩa nhựa.
III Tiến hành:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Tổ chức gây hứng thú cho trẻ.
- Cô ổn định lớp cà cho cả lớp đọc bài “Vè” nói về
các loại quả.
- Chúng mình cùng nắm tay nhau đi vòng tròn và
khi chúng mình đọc đến loại quả nào thì bạn có
loại quả đó sẽ bước vào bên trong vòng tròn nhé!
- Cô cho trẻ cầm các loại quả vừa đi vừa đọc to bài
vè theo nhịp tiếng trống cô gõ.
“Lẳng lặng mà nghe
Tôi đọc bài vè
Trái cây bạn nhé
Ăn vào ngọt mát
Là quả thanh long
Xanh vỏ đỏ lòng
Là trái dưa hấu
Anh em cũng giống
Trái quýt trái cam
Mình vàng áo giáp
Chính là dứa tôi
Dứa tôi dứa tôi dứa tôi”.
- Các con vừa đọc xong bài “vè”, bây giờ các con
hãy cho cô biết trong bài “vè” có những loại quả
gì?
( Quả cam, quýt, thanh long, dưa hấu…)
- Đúng rồi trong bài vè có nhắc đến rất nhiều loại
trái cây thơm ngon.

- Bây giờ, cô mời các con cất các loại quả và nhẹ
nhàng lại đây với cô nào!Hôm nay cô Tiên mùa
xuân đã gửi tặng tất cả lớp chúng mình một món
quà chúng mình có biết là gì không?
- Trời tối, trời tối.
- Trời sáng, trời sáng.
(Ò…ó…o)
- Cô có gì đây?
(Giỏ hoa quả)
- Các con thích ăn quả gì nhất?
- Vì sao con thích?
(Ngon, ngọt,…)
- Ở nhà mẹ đi chợ thường mua cho chúng mình ăn
quả gì?
- Các con ạ, các loại quả chứa rất vitamin bổ
dưỡng cho cơ thể nên chúng mình nhớ ăn nhiều
hoa quả cho da dẻ hồng hào, xinh tươi nhé!
- Các con có muốn tự tay làm ra thật nhiều quả để
trang trí khu vườn xuân của lớp mình không?
Trẻ đọc bài vè
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
2. Hoạt động 2: Quan sát mẫu
- Cô đã nặn được một đĩa quả rất đẹp rồi đấy, cô
mời chúng mình cùng quan sát nhé!
- Chúng mình thấy cô nặn được nhiều quả không?
- Cô có quả gì đây?
( Quả cam)

- Tại sao con biết đây là quả cam?
(Có hình tròn, màu vàng …)
- Ai giỏi cho cô biết muốn nặn quả cam các con
phải làm thế nào?
(Véo đất, bóp đất, lăn tròn đất nặn…)
- Để nặn quả cam được đẹp chúng mình chú ý lăn
đất thật tròn nhé!
- Quả cam có cuống hơi lõm, muốn tạo được chỗ
lõm ở cuống các con lấy ngón tay cái của bàn tay
phải ấn sâu xuống 1 chút, các con nhớ chưa?
- Để qua cam đẹp hơn các con sẽ làm gì?
( Nặn cuống, lá…)
- Chúng mình nhìn xem trên đĩa của cô còn có quả
gì nữa nào?
( Quả táo)
- Tại sao con biết đây là quả táo?
- Quả táo của cô có màu gì?
(Màu đỏ)
- Cuống táo trông như thế nào?
( Cuống nhỏ, hơi cong, có màu nâu…)
- Để nặn được quả táo con phải làm gì?
( Hỏi cá nhân trẻ trả lời)
( Nặn đất tròn to ở phía trên, thon nhỏ ở phía dưới
và lõm sâu ở hai đầu)
- Để làm được vết lõm sâu ở hai đầu chúng mình
làm như thế nào?
(Dùng ngón tay ấn sâu hai đầu của quả táo)
- Các con nhớ nhé để tí nữa cô và chúng mình
cùng nặn thật nhiều quả táo nhé!
Trẻ trả lời

Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
- Trên đĩa của cô còn có một chùm quả rất to, đố
các bạn biết cô có quả gì?
( Quả nho)
- Chúng mình thấy chùm nho của cô có ngon
không?
- Chùm nho của cô có màu gì?
( Màu tím)
- Chùm nho của cô chín rồi đấy nên có màu tím,
còn lúc xanh chùm nho có màu gì?
( Màu xanh)
Khen cả lớp
- Chùm nho của cô có đặc điểm gì?
( Có nhiều quả nhỏ gắn vào cành, tạo thành chùm)
- Làm thế nào để nặn được chum nho hả các con?
( Nặn nhiều quả nhỏ dính vào nhau)
- Các con trả lời đúng rồi đấy, tí nữa các con hãy
thể hiện sự khéo tay của mình để nặn nhiều quả
ngon nhé!
- Cô vừa cho chúng mình quan sát những loại quả
nặn nào?
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời

×