Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua một số tác phẩm tiêu biểu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.1 KB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN KỲ QUYẾT

CHẤT THƠ TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA MA VĂN KHÁNG
(QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN - 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN KỲ QUYẾT
CHẤT THƠ TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA MA VĂN KHÁNG
(QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THANH NGA
NGHỆ AN - 2014
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Lịch sử vấn đề 7
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 14
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 15
5. Phương pháp nghiên cứu 15


Chương 1
CHẤT THƠ - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG
LÀM NÊN SỨC HẤP DẪN TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG 16
1.1. Một số giới thuyết về chất thơ và hướng tiếp cận chất thơ 16
1.1.1. Giới thuyết về chất thơ 16
1.1.2. Chất thơ như một nhu cầu thiết yếu của tiểu thuyết Việt Nam đương đại20
1.1.3. Những kiểu thể hiện chất thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 22
1.2. Ma Văn Kháng, tác giả có vị trí xứng đáng của tiểu thuyết Việt Nam đương đại 28
1.2.1. Vài nét về Ma Văn Kháng 28
1.2.2. Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng 34
1.2.3. Nhìn chung về chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng 41
Chương 2
CHẤT THƠ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 44
2.1. Những đề tài, cảm hứng cơ bản làm nên chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng 44
2.1.1. Đề tài “biên ải” 44
2.1.2. Sự trở về quá khứ 53
2.1.3. Tìm đến các vấn đề da diết về thân phận con người 61
2.2. Chất thơ biểu hiện trong khát vọng đi tìm cái đẹp 69
2.2.1. Đi tìm cái đẹp trong dòng đời sinh hóa hồn nhiên 69
2.2.2. Đi tìm cái đẹp trong những gập ghềnh, trắc trở của tình người 73
2.2.3. Đi tìm vẻ đẹp trong những khát vọng hiện sinh thầm kín mà thuần khiết,
cường tráng và phồn thực 79
2.3. Chất thơ thể hiện trong cái nhìn mang tính bi kịch về kiếp người và thế giới 82
2.3.1. Bi kịch của con người lần tìm về quá khứ 82
2.3.2. Bi kịch của con người trong cái hỗn độn, hỗn mang của hiện tại 85
2.3.3. Bi kịch của con người đối diện với chính mình 91
Chương 3
CHẤT THƠ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG

NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 96
3.1. Chất thơ thể hiện trong “cấu tứ” tiểu thuyết 96
3.1.1. Giới thuyết về “tứ” và “tứ” trong tiểu thuyết 96
3.1.2. Kiểu “cấu tứ” theo sự dẫn dắt của các trạng thái tâm lí 98
2.1.3. Kiểu “cấu tứ” theo sự dẫn dắt của dòng chảy đời sống sinh sôi, hồn nhiên
103
3.2. Chất thơ biểu hiện trong ngôn ngữ 105
3.2.1. Ngôn ngữ mang phong vị xa xôi 105
3.2.2. Ngôn ngữ mang chiều sâu của suy tư và sắc màu văn hóa 108
3.2.3. Ngôn ngữ chiều sâu nội tâm 114
3.3. Chất thơ biểu hiện trong giọng điệu 118
3.3.1. Giọng triết lí, thâm trầm 118
3.3.2. Giọng trữ tình sâu lắng 121
3.3.3. Giọng đằm thắm, xót xa 126
KẾT LUẬN 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 134
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ma Văn Kháng là một nhà văn có nhiều đóng góp cho văn học Việt
Nam hiện đại. Bắt đầu sự nghiệp cầm bút từ những năm 60 của thế kỷ trước, đến
nay gia tài tác phẩm của Ma Văn Kháng khiến người đọc phải kính nể: 25 tập
truyện với hơn 200 truyện ngắn, ngót 20 tiểu thuyết, 1 tiểu luận, 1 hồi ký - tự
truyện. Nghiên cứu tiểu thuyết Ma Văn Kháng là góp phần nhận diện giá trị sáng
tác của tác giả này.
1.2. Có thể thấy trong sáng tác nói chung và trong tiểu thuyết nói riêng
của Ma Văn Kháng, bút pháp trữ tình giàu chất thơ xen lẫn với bút pháp thế sự
đậm chất hiện thực sâu sắc. Trong đó, bút pháp trữ tình giàu chất thơ nổi lên như
một điểm nhấn quan trọng làm nên phong cách vừa thâm sâu mà tài hoa của nhà
văn. Nghiên cứu chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng là góp phần

khẳng định giá trị tiểu thuyết của ông.
1.3. Không chỉ có ý nghĩa đối với riêng tiểu thuyết hay các sáng tác của
Ma Văn Kháng, mà chất thơ đã trở thành một biểu hiện phổ biến góp phần làm
nên diện mạo của đối với văn xuôi và tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. Nghiên
cứu chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sẽ góp phần hiểu thêm về văn
xuôi, về tiểu thuyết giai đoạn này.
1.4. Các nghiên cứu về các tác phẩm của Ma Văn Kháng có số lượng khá
nhiều trên nhiều phương diện từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên,
nội dung vấn đề chất thơ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng hiện nay vẫn còn đang
bỏ ngỏ. Đây chính là lý do khiến chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề
Nhà văn Ma Văn Kháng có số lượng tác phẩm khá lớn, nguồn cảm hứng
sáng tác đa dạng. Hình thức thể hiện trong các tác phẩm của ông chưa phải là
hiện tượng đổi mới văn học một cách toàn diện, sâu sắc nhưng không phải vì thế
7
mà các vấn đề đặt ra trong các sáng tác của nhà văn không gây sự chú ý, tranh
luận của giới nghiên cứu và phê bình văn học. Lâu nay, đã có nhiều công trình,
nhiều luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ, nhiều chuyên luận, nhiều bài báo nghiên cứu
công phu và có những nhận định khá sâu sắc về các tác phẩm của nhà văn. Các
công trình đó tập trung nhiều vào các phương diện như: kiểu nhân vật, sự làm
mới nghệ thuật tiểu thuyết, giọng điệu trong truyện ngắn,… Có thể kể ra đây một
số nghiên cứu tiểu biểu như:
Thành công đầu tiên của Ma Văn Kháng về tiểu thuyết là Đồng bạc trắng
hoa xòe. Khi đánh giá về tác phẩm này Trần Đăng Suyền cho rằng: “Ma Văn
Kháng, bằng hình tượng nghệ thuật, đã chứng minh rằng đồng bào các dân tộc ít
người, dù bị chìm đắm trong đau khổ, tăm tối nhưng đều có mầm sống, khả năng
cách mạng” [100; 13]. Tác giả này cũng đã chỉ ra một số điểm thiếu sót của tiểu
thuyết: “Nhiều nhân vật trong Đồng bạc trắng hoa xòe có hiện tượng hành động
lấn át tâm lý. Cái mà ai gọi khám phá con người trong con người, là phép biện
chứng tâm hồn, anh chưa làm được bao nhiêu” [100; 14,15]. Đánh giá thành

công của tiểu thuyết này, tác giả Nghiêm Đa Văn nhận xét: “Ma Văn Kháng đã
dựng lại Đồng bạc trắng hoa xòe bức tranh toàn cảnh xã hội và phong tục đặc
biệt bằng hình tượng sinh động cụ thể. Điều này hiếm thấy trong các tác phẩm
viết về vùng cao Đồng bạc trắng hoa xòe là cái mốc bên đường đánh dấu sự
vươn lên của ông từ thể loại nhỏ đến quy mô có tầm sử thi” [92].
Đồng bạc trắng hoa xòe có nguồn tư liệu khá phong phú và dồi dào,
lượng nhân vật phân chia làm hai chiến tuyến rõ ràng, khi nói về vấn đề này Lã
Nguyên nhận định: “Nhân vật Ma Văn Kháng dù phức tạp đến đâu, có những
biểu hiện phong phú như thế nào, sau khi tiếp xúc ta có thể nhận diện được ngay
nhân vật ấy thuộc hạng người nào, cao thượng hay đê tiện, độc ác, nhân từ, ích
kỷ hay hảo tâm” [30; 5] Dù chưa được đánh giá cao về nghệ thuật nhưng ở mức
độ nào đó, về mặt bút pháp tác phẩm cũng đã tạo nên một sức hấp dẫn đối với
người đọc, nhà nghiên cứu Hoàng Tiến đánh giá: “Bút pháp trong Đồng bạc
8
trắng hoa xòe thường dùng theo lối vẽ long trong mây. Con rồng đẹp cứ giấu
mình trong mây chỉ hiện ra những khúc lượn vàng son có hạn, nhưng cho người
xem vẫn nhận được đủ cái vóc dáng mạnh mẽ, thanh thoát của toàn bộ con rồng,
lối “uống rượu sớm mai”. Độ rượu đủ để ngay ngất, quá nửa là say, dưới một
chút coi như chưa uống. Biết dừng lại để gây ngây ngất mới là người biết uống
rượu” [92].
Tiểu thuyết Vùng biên ải sự nối tiếp của Đồng bạc trắng hoa xòe đã có ý
nghĩa khẳng định thêm tài năng tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, tác giả Đỗ Ngọc
Thạch nhận định Vùng biên ải đã xây dựng: “Số lượng khá lớn tuyến nhân vật
chính diện và nhân vật quần chúng trường hấp dẫn của tác phẩm không phải ở
sự kiện mà ở chiều sâu tâm lý nhân vật [77].
Cùng viết về đề tài miền núi nhưng Gặp gỡ ở La Pan Tẩn ra đời muộn hơn
so với các cuốn trên kia. Tuy nhiên, xét về bình diện hình thức thì cuốn này xuất
sắc hơn. Nhà phê bình văn học Trần Tế có nhận xét: “Toàn bộ những vấn đề phức
tạp ở vùng cao, không riêng gì giáo dục đã được ngòi bút Ma Văn Kháng mô tả tỉ
mỉ, sinh động Yếu tố ảo bay bổng, lãng mạn đan xen trong hiện thực xô bồ phức

nhiễu đã làm cho mạch truyện thêm uyển chuyển, hấp dẫn” [91; 69].
Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn. Tác giả
Nguyễn Ngọc Thiện khi nghiên cứu đã nhận định bộ ba tiểu thuyết này là: “Bức
tranh đời sống hiện thực mang tính chất sử thi về con đường của các dân tộc
miền núi phía Bắc làm cuộc đổi đời, đi theo cách mạng và phát huy được phẩm
cách của mình”. Và bộ ba tiểu thuyết về miền núi này đã: “Tạo thành một chùm
tiểu thuyết độc đáo làm sáng lên bức tranh lịch sử xã hội hào hùng, bi tráng của
một vùng núi phía Bắc nước ta trọn một thế kỷ” [88].
Mưa mùa hạ là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Ma Văn Kháng về đề tài
thành thị, khi đánh giá về tác phẩm này, Vân Thanh cho rằng Ma Văn Kháng:
“Đã thể hiện cách nhìn, thái độ của các nhân vật trước những hiện tượng tiêu cực
trong xã hội. Lương tâm, lẽ sống của mỗi người đều bị thử thách trước lưới
9
bủa vây của tệ nạn tiêu cực, trong vòng bức bách của vấn đề cơm áo hàng ngày
có khi những quan niệm đạo lý thông thường bị xáo trộn, gây nên sự hoài nghi,
phân vân ở mỗi người” [82; 87]. Trần Đăng Suyền nhận định: “Nhiều trang viết
của tác giả đã gieo vào lòng người đọc lòng thương cảm đối với những người
chân chính và thái độ căm phẫn đối với những kẻ bất lương. Không khí tác phẩm
có lúc ngột ngạt như trước cơn mưa mùa hạ. Cái không khí ấy gây nên những
suy nghĩ trong tâm trí người đọc” [99; 68].
Mùa lá rụng trong vườn đánh đấu bước chuyển biến mới trong nghệ thuật
tiểu thuyết và cảm hứng sáng tác của Ma Văn Kháng. Nhiều vấn đề xã hội, con
người, nhất là các vấn đề của đời sống thành thị được đặt ra nóng bỏng với câu
chuyện về mối quan hệ giữa con người với môi trường sống, giữa lý tưởng cao cả
với đời sống thực dụng tầm thường của một bộ phận người trong xã hội, sự thách
thức bản lĩnh và nhân cách của con người khi đối diện với chính mình và xã hội:
“Có thể xem Mùa lá rụng trong vườn là một tiếng nói của tác giả trước hiện thực
hôm nay. Một tiếng nói quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội, về trách nhiệm
của mỗi người đối với cuộc sống và cuộc sống dành cho mỗi người tác phẩm đã
khơi được vào dòng chảy của cuộc sống chúng ta hôm nay, đã lẩy ra được một

mảng tươi nguyên của cuộc sống đó, gợi cho ta biết bao suy nghĩ về nó, lo lắng,
băn khoăn về nó, và cũng hy vọng, tin yêu ở nó. Từ đó đặt ra cho mỗi chúng ta
một thái độ sống, một trách nhiệm sống” [83]. Nhà văn Bùi Hiển, đã chỉ rõ: “Ma
Văn Kháng thẳng thắn, mạnh bạo đề cập đến một số vấn đề xã hội đang đặt ra
trong một gia đình” [15]. Và Bùi Hiển cũng đã đánh giá thái độ của Ma Văn
Kháng trước các hiện tượng xã hội đặt ra trong tiểu thuyết: “Ngòi bút của tác giả
phanh phui một cách vừa tỉnh táo vừa da diết quá trình sa đọa tư tưởng, nhân cách
và lối sống của một vài trường hợp điển hình, đồng thời bày tỏ niềm tin tưởng, ưu
ái đối với những con người trung thực, thẳng thắn và giữ được lý tưởng cao đẹp xã
hội, truyền thống dân tộc thuần hậu, vững bền” [15].
Mùa lá rụng trong vườn không những thể hiện được những mặt trái của
nền kinh tế thị trường ảnh hưởng mạnh tới tư tưởng, tình cảm và nhân cách của
10
con người. Bên cạnh đó, tiểu thuyết này cũng dự báo về tương lai và những
thách thức số phận của cá nhân trong môi trường xã hội mới, trong mối quan hệ
với gia đình. Tác giả Trần Bảo Hưng qua bài viết Mùa lá rụng trong vườn và
những vấn đề của cuộc sống hôm nay cho rằng: “Qua Mùa lá rụng trong vườn
Ma Văn Kháng muốn đề cập hai vấn đề lớn: truyền thống văn hóa dân tộc và
truyền thống nếp sống của gia đình Việt Nam cùng sự đổi mới và thích ứng với
xã hội mới. Giữ vững tất cả sẽ không tránh khỏi sự đổ vỡ, sứt mẻ nhưng muốn
thoát ly truyền thống, phá vỡ tất cả sẽ dẫn đến bi kịch” [18].
Tiếp tục mạch cảm hứng về đề tài thành thị, Ma Văn Kháng cho ra đời
tiểu thuyết mang tính luận đề Đám cưới không có giấy giá thú, cuốn sách đánh
dấu những đổi mới và đóng góp của tác giả ở mảng tiểu thuyết. Khi mới ra đời
cuốn sách đã nhận được không ít sự ngợi ca lẫn phê phán. Tác phẩm đề cập đến
thân phận của người trí thức trong xã hội Việt Nam những năm đầu Đổi mới, tại
một môi trường giáo dục. Nhưng những gì gọi là tài năng, nhân cách đều bị phủ
nhận, bị chèn ép và bị coi thường. Môi trường giáo dục không trong sạch đã đẩy
biết bao số phận trí thức vào bi kịch. Tuy đề cấp đến một phạm vi không lớn lắm
nhưng tác phẩm lại có tính điển hình hóa cao độ cho chính ngành giáo dục. Phan

Cự Đệ đánh giá: “Tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, nhà văn Ma Văn
Kháng đã phản ánh được cái bi kịch của một nhà giáo, một trí thức: anh ta lúc thì
đóng vai một hiền triết, một nhân cách cao cả và thánh thiện nhưng lại bị ném
vào một môi trường mà các giá trị tinh thần đang bị đảo lộn, một môi trường bị ô
nhiễm, bị băng hoại về đạo đức và nhân phẩm” [66]. Nhà nghiên cứu cũng đã
nhận xét khá thực tế các vấn đề đặt ra trong cuốn tiểu thuyết này: “Đám cưới
không có giấy giá thú đã nói về cái bi kịch vỡ mộng của một bữa tiệc dang dở,
một đám cưới không thành, một cuốn sách hay để lầm chỗ đó một cách tâm
huyết, với tất cả suy nghĩ, trăn trở, niềm khát vọng và nỗi đau của một nhà văn
trước thời cuộc, trước tình trạng xuống cấp về trình độ tư duy và phẩm chất đạo
đức ngay trong một số người tự cho mình là cán bộ lãnh đạo, là trí thức hoặc kỹ
11
sư tâm hồn” [66]. Hà Minh Đức khi đánh giá về tác phẩm Đám cưới không có
giấy giá thú đã bàn nhiều về những đóng góp, đổi mới thể loại tiểu thuyết: “Ma
Văn Kháng đã là một trong những tác giả đổi mới đầu tiên trong văn xuôi, viết
về nhà trường nhưng thực ra ông muốn đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn
hơn. Nhiều trang viết về người thầy giáo thật xúc động. Anh nêu lên một thực
trạng đáng buồn, đáng giận ấy với tinh thần trách nhiệm và rất tâm huyết để bảo
vệ cái tốt đẹp” [66].
Côi cút giữa cảnh đời là tác phẩm Ma Văn Kháng dành nhiều tâm huyết
trong đó tình người được tác giả đặt ra một cách bức thiết, khi bàn về cuốn tiểu
thuyết này Phong Lê nhận định: “Cuốn sách của Ma Văn Kháng đã vục vào cái
thực sự tối tăm oan khổ đó như nhiều cuốn sách khác. Nó thật lạ, anh lại đưa con
người vào quỹ đạo những tình cảm nhân hậu tốt lành. Có thể nói, đó là hiệu quả
thanh lọc tẩy rửa. Cái hiệu quả thanh lọc này vốn dành cho nghệ thuật và dường
như cũng chỉ có nghệ thuật đích thực, nghệ thuật cao hơn cuộc đời mới có thể
làm nổi” [56], “Côi cút giữa cảnh đời đối với tôi, đó là một cuốn sách đọc không
thôi cảm động và đầy ấn tượng. Trên hai trăm trang sách, đọc một thôi, không có
gì khúc mắc, tất cả đều dễ hiểu tưởng như không có nghệ thuật ấy vậy mà đó
mới là hoặc vẫn là nghệ thuật đích thực” [56].

Đánh giá chung tiểu thuyết của Ma Văn Kháng khi chuyển cảm hứng viết
về đề tài thành thị, Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng: “Đã đạt đến trình độ điêu
luyện trong ngôn ngữ kể và tả, đối thoại và độc thoại, giọng điệu linh hoạt, khi
gấp gáp, sôi nổi, cuồn cuộn, tung phá, lúc lại thong thả, mềm mại, đằm thắm,
hiền hòa đã trở thành một thực thể sống động có sức sống mạnh mẽ” [87]. Sự
chuyển biến trong cảm hứng song song với cách viết của Ma Văn Kháng thể
hiện rõ nét trên tất cả các phương diện nghệ thuật. Nhiều tác giả cho rằng sự
chuyển biến rõ nhất là việc xây dựng hình tượng nhân vật, họ là những thực thể
tồn tại trong xã hội có quan hệ mật thiết với môi trường xã hội và phức tạp hơn,
tính đa diện được chú ý nhiều hơn. Đồng nhất với quan điểm này, Nguyễn Thị
12
Huệ nhận định: “Phong phú, đa dạng hơn, phức tạp hơn không chỉ có công nông
binh mà còn có tầng lớp thị dân, đặc biệt là nhân vật trí thức đã như một ám ảnh
khôn nguôi, một trăn trở day dứt, một ma lực có sức thu hút lớn đối với ngòi bút
Ma Văn Kháng” [25]. Ở giai đoạn sáng tác thứ hai của Ma Văn Kháng, mặc dù
một số tác phẩm nặng tính chất triết luận, luận đề nhưng không vì thế mà tiểu
thuyết của ông thiếu đi chất thơ và chất trữ tình, nghiên cứu nội dung này Hồ
Anh Thái đã có nhận định khá xác đáng: “Những trang hay nhất đều là trữ tình:
Khiêm đi về trung du giữa mùa lũ, Hoan lên miền ngược tới vùng trồng thuốc
phiện Anh cứ tách được nhân vật ra khỏi cái không khí văn phòng đầy thịnh nộ
thì bản thân anh như cũng linh hoạt, phơi phới hẳn lên” [79].
Trên phương diện nghiên cứu tổng thể sáng tác tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng còn khá nhiều công trình có thể điểm qua như bài viết “Trữ lượng Ma
Văn Kháng” đăng trên báo Văn nghệ, số 20, 21 tháng 05 năm 2005. Đây là công
trình có cái nhìn khá toàn diện về sáng tác và con người Ma Văn Kháng lý giải
trên nhiều phương diện, đặc biệt là sự tác động sâu sắc của môi trường bên ngoài
đến vận mệnh người trí thức; nét độc đáo trong sáng tác của Ma Văn Kháng đặc
biệt là thế giới nhân vật; bài “Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma
Văn Kháng những năm 80” của Nguyễn Thị Huệ, tập trung nghiên cứu tổng
quan sáng tác của Ma Văn Kháng và phát hiện ra sự chuyển dịch từ cái nhìn sử

thi đến cái nhìn tiểu thuyết ứng với hai mảng đề tài; Luận văn Thạc sĩ Sáng tác
của Ma Văn Kháng từ đầu thập kỷ 80 lại nay của Hoàng Thị Thúy khảo sát cả
tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó chủ yếu tập trung nghiên cứu cảm hứng đạo
đức, thế sự, đời tư trên phương diện bi kịch và khát vọng hạnh phúc tự nhiên của
con người; Luận văn Thạc sĩ Những nhân vật trí thức với sự đổi mới tư duy nghệ
thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết sau năm 1980 của Đỗ Phương Thảo,
chú ý vào việc đổi mới tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn; tác giả
Dương Thị Hồng Liên với Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng thời kỳ đổi mới tìm hiểu những nét mới trên phương diện nghệ thuật cũng
13
như cái nhìn toàn vẹn về quá trình vận động trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng;
Luận văn Thạc sĩ Cảm hứng nghệ thuật gắn với nhân vật trong tiểu thuyết về đề
tài dân tộc - miền núi của Ma Văn Kháng của Dương Thị Thanh Hương, đã chỉ
rõ những thành công của Ma Văn Kháng về đề tài miền núi; Luận văn Thạc sĩ
của Nguyễn Thị Thanh Mai Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng
thời kỳ đổi mới nghiên cứu sự vận động và chuyển đổi cảm hứng và hình thức
trong sáng tác của Ma Văn Kháng ở hai giai đoạn khác nhau; Lê Thị Thao với
Luận văn Thạc sĩ Đặc điểm tiểu thuyết Ma Văn Kháng, nghiên cứu tổng quan
tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cả hai mảng đề tài với những đặc điểm khá quan
trọng làm nên diện mạo và đóng góp của nhà văn cho tiểu thuyết Việt Nam hiện
đại; Luận văn Thạc sĩ Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng của Bùi Thanh Hương, chỉ ra bi kịch của con người thời kỳ sau giải
phóng, là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với số phận con người trong thời hiện đại.
Tập hợp các nghiên cứu sáng tác nói chung và tiểu thuyết nói riêng của
Ma Văn Kháng đã phần nào tái hiện được diện mạo, đặc điểm sáng tác của nhà
văn. Song, nhìn chung, các nghiên cứu vẫn còn thiếu tính hệ thống, toàn diện,
nhất là với vấn đề chất thơ trong tiểu thuyết của nhà văn. Vì thế, điểm qua các
nghiên cứu đề giúp tác giả có cái nhìn khách quan hơn về sáng tác của Ma Văn
Kháng. Đây cũng là tài liệu tham khảo quý giá đối với chúng tôi trong quá trình
hoàn thành luận văn này.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này được xác định là chất thơ trong tiểu
thuyết của Ma Văn Kháng
3.2. Phạm vi khảo sát
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát các tiểu thuyết sau:
- Đồng bạc trắng hoa xoè (1980)
- Mưa mùa hạ (1982)
14
- Vùng biên ải (1983)
- Mùa lá rụng trong vườn (1985)
- Đám cưới không có giấy giá thú (1989)
- Côi cút giữa cảnh đời (1989)
- Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001)
- Một mình một ngựa (2009)
Ngoài ra chúng tôi khảo sát thêm các tiểu thuyết khác của nhà văn.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Lí giải khái niệm chất thơ, vai trò của chất thơ trong tiểu thuyết và
một tổng quan về chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng.
4.2. Tìm hiểu chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trên các
phương diện đề tài, cảm hứng sáng tạo.
4.3. Chỉ ra chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trên các phương
diện kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp: phương pháp thống kê, khảo sát,
phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh.
6. Cấu trúc của luận văn
Tương ứng với mục đích, nhiệm vụ đã đề ra, ngoài Mở đầu, Kết luận và
Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1. Chất thơ - một yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn tiểu thuyết
của Ma Văn Kháng
Chương 2. Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nhìn từ
phương diện nội dung
Chương 3. Chất thơ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nhìn từ
phương diện hình thức
15
Chương 1
CHẤT THƠ - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG
LÀM NÊN SỨC HẤP DẪN TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG
1.1. Một số giới thuyết về chất thơ và hướng tiếp cận chất thơ
1.1.1. Giới thuyết về chất thơ
Tiểu thuyết ra đời sớm ở Châu Âu. Qua các thời kỳ, thể loại này ngày
càng có bước phát triển mạnh. Tiểu thuyết được xem là: “Tác phẩm tự sự cỡ lớn
có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian.
Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong
tục đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính
cách đa dạng” [13; 268]. Tiểu thuyết với khả năng thẩm thấu và tổng hợp các
loại hình nghệ thuật là một quy luật tất yếu không những trong quá khứ mà còn
tiếp diễn trong hiện tại. Vậy, tiểu thuyết có những đặc trưng nào? M. Bakhtin
cho rằng tiểu thuyết có ba đặc điểm khác với các thể loại văn học khác đó là:
“Tính ba chiều có ý nghĩa phong cách học của tiểu thuyết, gắn liền với ý thức đa
ngữ được thể hiện trong tiểu thuyết; sự thay đổi cơ bản các tọa độ thời gian của
hình tượng văn học trong tiểu thuyết; khu vực mới, nơi xây dựng hình tượng văn
chương tiểu thuyết, chính là khu vực tiếp xúc tối đa với hiện tại” [2; 33]. M.
Bakhtin nhấn mạnh đến tính chất độc lập của các hình tượng nghệ thuật được
xây dựng, tính đa thanh, phức điệu trong tiểu thuyết, nhưng quan trọng và khác
với các thể loại khác, tiểu thuyết gần với cuộc sống, phản ánh sát với những
chuyển biến hiện tại.
Như trên đã phân tích thì khả năng tổng hợp của tiểu thuyết là một tất yếu

trong sự phát triển của lịch sử thể loại, bởi sự vận động của hình thức văn học
nào cũng dần đi đến ổn định phát triển và kết thúc, khuynh hướng đó trở thành
một quy luật tất yếu, diễn ra cả một quá trong lâu dài và mang theo những đặc
trưng thẩm mỹ khác biệt của thể loại nhưng cơ bản có thể nhận thấy các trường
16
hợp sau: nội dung các thể loại khác nhau được viết với hình thức thể loại khác;
sự kết hợp của các thể loại tạo thành một thể loại mới; các đặc trưng của thể loại
này xuất hiện trong thể loại khác. Khả năng tổng hợp cao của tiểu thuyết cho
phép kết hợp một cách tự nhiên, hài hòa các yếu tố khác để làm cho tiểu thuyết
không khô cứng, đông đặc mà mềm mại, uyển chuyển hơn trong tiến trình phát
triển của nó. Đó còn là khả năng trữ tình hóa, yếu tố chất thơ đan cài trong chất
văn xuôi tạo nên những sắc màu thẩm mỹ mới đem đến cho tiểu thuyết khả năng
tiếp cận cuộc sống được phong phú và đa dạng hơn, khả năng uyển chuyển khi
xây dựng hình tượng và tính dân chủ của thể loại này, theo Phan Cự Đệ: “Trong
tiểu thuyết các màu sắc thẩm mỹ pha trộn, đan chéo nhau, chuyển hóa lẫn nhau,
có khi trong một yếu tố tự sự có pha lẫn cái cao cả và cái thấp hèn, cái đẹp và cái
xấu, chất thơ và chất văn xuôi” [8,409]. Như vậy, có thể thấy rằng trong quá
trình phát triển các phương thức biểu hiện đời sống, thông qua thể loại có sự giao
thoa, pha trộn, thẩm thấu vào nhau tạo nên hiện tượng có tính quy luật trong sự
phản ánh của văn chương thẩm mỹ.
Chất thơ trong tiểu thuyết nói riêng và trong các thể loại văn học khác
nói chung không nằm ngoài vấn đề đã nêu trên. Trước hết nói về: “Chất văn
xuôi, tức là một sự tái hiện cuộc sống không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lý tưởng
hóa. Miêu tả thực tại cuộc sống như một thực tại cùng thời, đang sinh thành”
[13; 269], không đồng nghĩa sự lãng mạn, lý tưởng hóa sẽ làm giảm chất văn
xuôi, những yếu tố này vốn có trong các thể loại trong quá khứ, các tác phẩm
bám sát diễn biến thực tại, tập trung khám phá chiều sâu của sự sống trong lăng
kính đa chiều, chất văn xuôi là một thành tố quan trọng làm nên diện mạo của
tiểu thuyết hiện đại. Nói như thế không có nghĩa là những cái gì có trong cuộc
sống được đưa vào tiểu thuyết đều có “chất văn xuôi”. Tiểu thuyết, xét dưới

tính đặc trưng của thể loại thì chất văn xuôi được đề cao, là yếu tố quan trọng
hàng đầu làm nên diện mạo của thể loại này trong quá trình phát triển. Tuy
nhiên, chất thơ xuất hiện trong tiểu thuyết làm nên sức hấp dẫn của thể loại này
17
không chỉ đem đến cho người đọc mỹ cảm mà còn là cách hình dung thế giới
đối với người đọc.
Chất thơ là khái niệm còn nhiều quan điểm khác nhau, Đỗ Lai Thúy cho
rằng: “Chất thơ trước hết theo nghĩa rộng gắn với cái đẹp. Cái đẹp có thể là do tự
nhiên mang lại, hoặc cũng có thể tạo ra từ những tình cảm, hành động của con
người như sự nhớ nhung, sự uyển chuyển của các điệu múa” [93], ý kiến trên
nhấn mạnh đến yếu tố tự nhiên tạo nên chất thơ, yếu tố đó góp phần đem lại hiệu
ứng khoái cảm thẩm mỹ cho người đọc hoặc xuất phát từ tình cảm của con người
những tình cảm dễ gây sự xúc cảm thẩm mỹ, những rung động, đồng cảm của
người với người. Nhưng chưa bao quát hết các cấp độ khác của yếu tố chất thơ
như tính loại hình, cảm hứng, sắc điệu thẩm mỹ mà chỉ mới chú ý đến biểu hiện
của chất thơ trong văn xuôi. Đồng quan điểm đó, Văn Giá nhận định: “Chất thơ
lại thể hiện trong những mơ mộng, cảm xúc nội tâm hoặc trong cả những chất
liệu huyền thoại được nhà văn công khai sử dụng” [12]. Ở đây tác giả đề cao
cảm hứng sáng tạo của người viết và hình thức người sáng tạo sử dụng để kiến
tạo nên hình tượng để lại những ấn tượng cảm xúc trong lòng người đọc.
Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa: “Chất thơ chỉ những sáng tác văn
học (bằng văn xuôi hoặc văn vần) giàu cảm xúc, nội dung cô đọng, ngôn ngữ
giàu hình ảnh và nhịp điệu. Lý tưởng và khát vọng thẩm mỹ của đông đảo nhân
dân, chủ nghĩa nhân đạo và những biểu hiện lịch sử của nó là tiêu chuẩn khách
quan cho chất thơ chân chính ở mỗi thời đại” [13; 254]. Định nghĩa đã nhấn
mạnh đến đặc trưng tính trữ tình của thơ: giàu cảm xúc và nội dung cô đọng.
Động lực khiến nhà văn khi xây dựng hình tượng là sự thôi thúc khát vọng muốn
vươn tới cái đẹp, những giá trị cao cả mà bản thân các tác phẩm, thể loại khác
chuyển tải không hết được thông điệp cuộc sống. Cuối cùng, yếu tố thiên bẩm
trong mỗi nhà văn muốn hướng đến giá trị chân thiện mỹ. Đây là khái niệm có

khả năng bao quát được nội dung chất thơ trong tiểu thuyết. Nói đến chất thơ
người ta xét biểu hiện của nó trên các phương diện như: loại hình, mỹ học, cảm
18
hứng và trong hình thức nghệ thuật.
Trên phương diện loại hình, chất thơ mang đặc trưng của thể loại trữ tình,
phân biệt với các thể loại tự sự và kịch căn bản dựa trên phương thức phản ánh đời
sống của chúng. Trong đó thơ thuộc vào thể loại trữ tình, dù phản ánh sự vật hiện
tượng ngay trong bản thân nội tại hay thẩm thấu đều mang vai trò của một hình
thức giao thoa thể loại thì căn bản nó vẫn mang đặc trưng của loại hình trữ tình.
Nói đến nội dung này tức là đề cập đến cách thức biểu hiện tư tưởng tình cảm
riêng mang tính đặc thù của thơ. Bên cạnh đó, thơ còn thể hiện sự hàm súc, cô
đọng, ngôn ngữ giàu nhịp điệu. Chất thơ chỉ có thể được biểu hiện và bộc lộ phẩm
chất thẩm mỹ mang tính loại hình khi bản thân đối tượng hàm chứa vẻ đẹp dựa
trên sự phản ánh, cách thức giải thích thế giới giàu ý nghĩa xã hội.
Trên phương diện mỹ học, thơ kết tinh cái đẹp của cảm xúc đem lại cho
con người những xúc cảm nên thơ, nhà thơ người chắt lọc cuộc sống qua lăng
kính chủ quan của mình đem lại cho thơ vẻ đẹp nhân văn cao cả, hiện lên vẻ đẹp
của tình người và cuộc sống. Thơ dù miêu cả các phương diện khác nhau trong
cuộc sống thì phải được rọi soi từ phương diện của cái đẹp mang tính lý tưởng
thẩm mỹ. Nhiều học giả khẳng định tính chất lý tưởng, cái đẹp biểu hiện trong
thơ ca với chức năng và vai trò to lớn với sự phát triển của con người, thơ là cái
đẹp duy nhất giàu tính mỹ học có khả năng cứu rỗi thế giới: “Thứ duy nhất có
thể cứu được thế giới đó là phục hồi nhận thức của thế giới. Đó là công việc của
thi ca” (Allen Ginsberg). Nêu cao tầm quan trọng của thơ ca khả năng cảm hóa
con người, nuôi dưỡng đời sống tâm hồn con người George Sand cho rằng:
“Người tìm được niềm vui sướng cao quý từ những cảm xúc của thi ca là thi
nhân thực thụ, cho dù anh ta không viết được dòng thơ nào trong cả cuộc đời”.
Không những trên phương diện cảm xúc và nhận thức, Bôđơle còn quan niệm
thơ ca là: “Ước mong của con người vươn tới cái đẹp cao thượng”,…
Trên phương diện cảm hứng sáng tác, chất thơ biểu hiện trên cả phương

diện đề tài, cảm hứng và tư tưởng thẩm mỹ bao trùm lên hình tượng nghệ thuật.
19
Tác phẩm nghệ thuật chứa đựng sự vận động của yếu tố thơ đan cài trong hệ
thống hình tượng lôi cuốn người đọc, làm dấy lên trong lòng người những cảm
xúc thẩm mỹ lành mạnh, giàu chất nhân văn.
Thứ ba, chất thơ biểu hiện trên mọi phương diện hình thức và cách thức
tổ chức tác phẩm, trong cách tổ chức “cấu tứ” tác phẩm tự sự, sự lựa chọn và tổ
chức hệ thống ngôn ngữ. Ở điểm này ngôn ngữ giàu chất thơ là giàu hình ảnh
và nhịp điệu, có tính hàm súc cao. Từ đây, giọng điệu cũng vì thế mà những dư
vang của nó thấm sâu trong lòng người đọc đưa lại những ấn tượng và rung
động, khoái cảm thẩm mỹ khôn cùng.
Từ những vấn đề đã nêu trên, vấn đề tiếp cận, đọc và nhận diện chất thơ
trong tiểu thuyết yêu cầu người đọc cần có một tâm hồn giàu cảm xúc, tinh tế
và nhạy cảm để hòa nhập vào dòng cảm xúc và thế giới hình tượng trong tác
phẩm để cảm nhận hết sức âm vang của cái đẹp bột khởi từ trong tác phẩm.
1.1.2. Chất thơ như một nhu cầu thiết yếu của tiểu thuyết Việt Nam
đương đại
Hiện tượng văn học có sự giao thoa với nhau giữa các thể loại diễn ra khá
lâu, riêng tiểu thuyết được xem là một thể loại dang dở và chưa hoàn thiện. Theo
M.Bakhtin: “Tiểu thuyết tiếp xúc với môi trường cái hiện tại chưa hoàn thành,
chính đặc điểm này không cho phép thể loại ấy bị đông cứng lại” [2; 57]. Tiểu
thuyết Việt Nam đương đại thể hiện đậm nét các mức độ giao thoa lẫn nhau của
các thể loại văn học như một nhu cầu khách quan. Điều này vừa phản ánh sự vận
động tất yếu của thể loại, vừa thể hiện nhu cầu của lịch sử đòi hỏi. Càng ngày,
tiểu thuyết Việt Nam có xu hướng đi đến chỗ xây dựng văn bản ngắn hơn, bám
sát thực chất cuộc sống hơn và cũng vì thế tính đa dạng trong phương thức phản
ánh thể hiện rõ nhất, Kristjana Gunnars trong tác phẩm Về những tiểu thuyết
ngắn (On writting shot books) cho rằng tiểu thuyết có ba đặc trưng cơ bản trong
quá trình phát triển đó là “tính phân mảnh, tính thơ và lý luận” và tác giả này
cũng chỉ ra: “Chất thơ thể hiện trong những mơ mộng, xúc cảm nội tâm, hoặc cả

20
trong những chất liệu huyền thoại được nhà văn công khai sử dụng. Và đương
nhiên cả tính thơ và tính triết lý còn được thể hiện trong hình tượng nhân vật.
Hầu như tiểu thuyết nào cũng có cách biểu đạt này” [12], không những là nhu
cầu mà còn thể hiện khát vọng biểu đạt. Nội dung này phản ánh sự tất yếu của
chất thơ trong tiểu thuyết là có cơ sở về mặt lý luận M. Bakhtin khẳng định:
“Trước sự có mặt của tiểu thuyết, tất cả các thể loại đều âm vang một cách khác.
Bắt đầu cuộc đấu tranh dai dẳng để tiểu thuyết hóa các loại khác, lôi cuốn chúng
vào khu vực tiếp xúc với cái hiện thực đương dang dở. Con đường đấu tranh ấy
còn đang phức tạp và dang dở” [2; 75]. Điều này khá rõ trong các tiểu thuyết
lãng mạn của Tự lực văn đoàn khi nó thẫm đẫm chất nhân văn trong việc lên
tiếng đấu tranh với lễ giáo, đề cao ý thức, tư tưởng, tình cảm của con người -
những cái thuộc về con người trước đó chìm khuất trong bóng tối của lề luật.
Tiểu thuyết giai đoạn 1945 - 1975 mang khuynh hướng sử thi, đề cao con người
mang phẩm chất cao đẹp cả trong nội dung lẫn hình thức, trong nỗ lực hướng
đến cái cao cả của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Một phương diện khác, các nhà tiểu thuyết hiện đại còn thể hiện nhu cầu
phản ánh cuộc sống vừa có cái ngổn ngang, bề bộn, vừa giàu chất nhân văn,
nhân ái mang tính truyền thống của người Việt Nam, điều này như một đặc tính
tất yếu, nhu cầu phản ánh chất thơ là: “Lý tưởng và khát vọng của động đảo
nhân dân, chủ nghĩa nhân đạo với những biểu hiện lịch sử của nó là tiêu chuẩn
khách quan cho chất thơ chân chính ở mọi thời đại” [13; 254]. Trong giai đoạn
nhân dân ta thực hiện hai cuộc trường chinh vĩ đại, chất thơ còn được bồi đắp
bởi điều kiện khách quan tác động, giúp nhà văn hướng theo để kịp thời phản
ánh tầm vóc tự hào của dân tộc: “Đảng luôn chủ trương tính hiện thực gắn với
tính đảng, tính hiện thực gắn với tính lý tưởng, chức năng nhận thức thẩm mỹ
với chức năng giáo dục văn nghệ” [8; 108]. Và sự tác động của đường lối đó đã
mang đến cho tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này phẩm chất lý tưởng, chất thơ
hòa quyện trong chất tiểu thuyết, chất sử thi. Sau 1975, với việc trở lại với con
21

người cá nhân và nhịp điệu của đời sống thường nhật, việc “cởi trói”, cho phép
nhà văn được tự do hơn trong những tìm tòi, sáng tạo và thăm dò trữ năng của
mình, chất thơ ngày càng trở thành một phẩm chất thẩm mỹ quan trọng của văn
xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Ma Văn Kháng khi trả lời câu hỏi đâu
là cội nguồn, nhu cầu biểu hiện cái đẹp, chất thơ đã khẳng định: “Suy cho cùng,
ở đáy sâu tận cùng của các tác phẩm chân chính, cái đẹp có tính thẩm mỹ cao
của lý tưởng và đạo đức là căn cốt chứ không phải cái gì khác” [6]. Như thế có
thể thấy được nhu cầu phản ánh cái đẹp, cái nên thơ, cái lý tưởng là cái căn bản
không thể thiếu trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật chân chính nói chung và
tiểu thuyết hiện nay nói riêng. Nhiều nhà nghiên cứu khi đề cập đến phương
diện này đã thống nhất: “Trong bản chất sâu xa của nó, nhu cầu về cái đẹp
chính là nhu cầu về cái gì lý tưởng, về sự hoàn thiện. Thỏa mãn nhu cầu đó là
thỏa mãn khao khát của con người về sự hài hòa, về những giá trị chân thiện,
cao quý nhất” [60; 176].
Không những thế, chất thơ trong tiểu thuyết còn thể hiện ở cái gu của mỗi
nhà văn, ở nhu cầu bộc lộ cái tôi khi sử dụng các phương thức phản ánh hiện
thực. Cái gu này phù hợp hơn với các nhà văn thuộc trào lưu lãng mạn. Điều này
không có nghĩa tính chất lý tưởng, thẩm mỹ của nhà văn có độ chênh, yếu tố
phản ánh trong các tiểu thuyết có mực độ ở sự thể hiện cái đẹp, lý tưởng và sắc
thái thẩm mỹ khác nhau của mỗi người, cách nhìn nhận, quan điểm sống và viết
của mỗi nhà văn khác nhau ở các mức độ và cấp độ.
1.1.3. Những kiểu thể hiện chất thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Tiểu thuyết Việt Nam ra đời và phát triển tương đối muộn so với các nước
trên thế giới, dẫu vậy vẫn mang đầy đủ các đặc điểm của thể loại trong tiến trình
phát triển. Các hình thức biểu hiện chất thơ trong tiểu tuyết Việt Nam đương đại
diễn ra dưới nhiều dạng thức bởi thể loại này được phát triển trong môi trường
văn hóa, xã hội, lịch sử có những đặc thù riêng bởi những khúc khuỷu gập ghềnh
của lịch sử: từ một nước thuộc địa, chúng ta đã giải phóng, tiếp đó là những cuộc
22
chiến tranh vệ quốc, công cuộc đổi mới Trước khi nói về các kiểu thể hiện chất

thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, người viết xin được điểm qua một vài
biểu hiện của chất thơ trong thời kỳ trước đó, nhằm đưa ra một cách đánh giá
khái quát hơn về vấn đề này.
Thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm, tiểu thuyết sử thi phát triển mạnh,
trên cấp độ cảm hứng: chất anh hùng ca, lý tưởng, hòa quyện với chất thơ tạo
nên diện mạo đặc biệt cho thể loại này. Tiểu thuyết thấm đẫm lý tưởng thời đại,
đề tài và chủ đề về đất nước, dân tộc, nhân dân và người anh hùng. Khúc hát
ngợi ca lý tưởng được cất lên từ chính đội ngũ sáng tác: “Một thế hệ nhà văn
kiểu mới của cách mạng, vừa là chiến sỹ, vừa là nghệ sỹ, luôn có mặt ở những
mũi nhọn của cuộc sống, những con người tiêu biểu cho một nền nghệ thuật còn
tươi ròng cuộc sống, một nền nghệ thuật thấm đẫm mồ hôi, máu và thuốc súng,
một nền nghệ thuật chân chất đẹp, khỏe như những chàng trai đang độ lớn” [8;
96]. Những trang viết của đội ngũ này, bên cạnh hiện thực khốc liệt của khói lửa
còn có những trang viết tươi xanh, giàu chất thơ làm xao xuyến người đọc khiến
người ta phần nào quên đi những nhọc nhằn, đau xót của chiến tranh, làm nên
dáng hình riêng biệt trong cách cảm nhận cuộc sống của mỗi nhà văn. Tiêu biểu
như Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Tưởng,… Với nhiều tiểu
thuyết đỉnh cao có giá trị dẫn đường. Điển hình có Đất nước đứng lên của
Nguyên Ngọc, khi nói về tiểu thuyết này Phan Cự Đệ cho rằng: “Chất thơ và
chất anh hùng ca quyện lẫn đã tạo cho ngòi bút Nguyên Ngọc một phong cách
riêng, hoàn toàn độc đáo” [8; 104]. Chất thơ được biểu hiện ở lý tưởng chiến đấu
của những người Kông Hoa với bọn Pháp, lý tưởng đó được hiện thực hóa trong
từng việc làm với quyết tâm bám bản để đánh Pháp đến cùng. Đó là cuộc đương
đầu vĩ đại của nhân nhân ta giữa một bên phương tiện khí tài chiến tranh hiện đại
còn bên kia chỉ có tấm lòng và lý tưởng đấu tranh cho khát vọng tự do cháy bỏng
trong tâm hồn của mỗi người dân. Miền Tây của Tô Hoài giàu chất thơ, chất
nhạc, Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng yếu tố hiện thực mang trên
23
mình đôi cánh lãng mạn, tính hiện đại, chiều sâu của lịch sử, tầm khái quát sử thi
kết hợp với cách miêu tả tâm lý khá phức tạp và tinh tế, tất cả hoàn quyện vào

nhau trong cái chất men say lý tưởng. Thời kỳ sau, các tiểu thuyết như Vùng trời
của Hữu Mai có nhiều trang viết ngọt ngào làm xúc động người đọc, Dấu chân
người lính của Nguyễn Minh Châu chứa đựng phẩm chất thẩm mỹ đa dạng,
phong phú, nhiều chiều pha lẫn vào nhau, chất sử thi hoàn quyện trong chất trữ
tình, chất văn xuôi hòa quyện trong chất thơ. Hòn đất của Anh Đức đem đến cho
người đọc nhiều cảm xúc chân thành về một vùng đất Nam Bộ kiên cường trong
đấu tranh với những con người giàu đức hy sinh, nhân ái và dũng cảm. “Hòn đất
thu hút chúng ta bởi một ngòi bút say mê, xúc động, bởi vẻ đẹp cao cả của những
tính cách anh hùng ngời sáng, bởi một cốt truyện đầy những tình huống giàu
kịch tính, bởi cái màu sắc địa phương của thiên nhiên, con người Nam Bộ” [8;
156]. Hầu hết nguồn cảm hứng của tiểu thuyết thời kỳ này đều bắt nguồn từ lý
tưởng cao cả hướng đến cuộc kháng chiến vì độc lập dân tộc không những của
đông đảo nhân dân đang dốc hết sức mình cho cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại
mà còn tỏa sáng trong các trang viết của các nhà văn trẻ xông pha trên trận tuyến
văn học nghệ thuật.
Văn học sau năm 1975 vận động và nhiều biến chuyển, trong đó thể loại
tiểu thuyết có những đóng góp quan trọng trong tiến trình đổi mới văn học, hội
nhập quốc tế. Trong những năm tiền đổi mới tiểu thuyết, cũng như các thể loại
khác, vẫn còn đang trong quá trình tìm tòi thử nghiệm những mô hình mới phù
hợp hơn với tình hình lịch sử, xã hội và văn hóa sau giải phóng với nhiều cuốn
để lại ấn tượng mạnh và gây được tiếng vang như: Đứng trước biển, Cù lao
tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn, Gặp gỡ cuối năm (Nguyễn Khải), Mưa mùa hạ,
Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Những tác phẩm này là sự khai
phá cho dòng chảy cách tân của tiểu thuyết sau năm 1986. Sau đổi mới, sự xuất
hiện một loạt các tác phẩm gây chú ý bởi giá trị nhân văn sâu sắc, có khả năng
phản ánh hiện thực xã hội và con người Việt Nam thời kỳ đổi mới một cách kịp
24
thời với bao trăn trở, nỗi ám ảnh như: Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Nỗi buồn
chiến tranh (Bảo Ninh), Thời xa vắng (Lê Lựu), Đi về nơi hoang dã (Nguyễn
Nhật Tuấn), Thiên Sứ (Phạm Thị Hoài), Bến không chồng (Dương Hướng)

Đám cưới không có giấy giá thú, Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng),
Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), và các tiểu thuyết ra đời
muộn hơn như: Những đứa trẻ chết già, Vào cõi, Người đi vắng (Nguyễn Bình
Phương), Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái), Cơ
hội của chúa (Nguyễn Việt Hà), Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối (Tạ Duy
Anh), Hầu hết các tiểu thuyết được viết từ khi đổi mới đều có cái nhìn thực tế
vào đời sống đang diễn ra, mổ xẻ hiện thực xã hội và thân phận của con người
với nhiều kỹ thuật viết hiện đại do ảnh hưởng văn học phương Tây. Tính muôn
mặt của cuộc sống được phản ánh trong tiểu thuyết đã sự đa dạng trong hình
thức biểu hiện: sự thâm nhập của các thể loại, sự nới lỏng, mờ hóa cốt truyện,
giản tiêu nhân vật, sự đan xen các bè ngôn ngữ, sự pha trộn các yếu tố thực -
ảo, phi lý - hữu lý Chất thơ trong tiểu thuyết thời kỳ này cũng rất phong phú,
đa dạng, nó không đơn thuần là thứ chất thơ thấm đẫm sâu sắc màu lý tưởng và
tính sử thi, và dường như vì thế mà chất thơ trở thành một thành tố quan trọng
trong cảm hứng tư tưởng và hình thức của tác phẩm. Và điều này minh chứng
cho nhu cầu tất yếu cũng như tính muôn mặt và không đứng yên của tiểu thuyết
đương đại Việt Nam. Chất thơ được biểu hiện trong mọi phương diện từ cảm
hứng sáng tạo, đến đề tài, chủ đề và tư tưởng của nhà văn, nói như thế không
có nghĩa là tiểu thuyết đơn thuần mang tư duy thơ trong bản thân nó, nhà văn
không cực đoan hóa theo lối cải lương chỉ chú trọng biểu hiện nội dung này
trong tác phẩm của mình mà nó là một phương diện thể hiện trong hình thức tổ
chức văn bản và trong nội dung biểu đạt của tác phẩm. Chất thơ còn khoác lên
tiểu thuyết chiếc áo của một kiểu tư duy phức hợp thời hiện đại, chiếc áo có
nhiều hoa văn, gợi cho người đọc thấy dáng điệu thẩm mỹ nhiều xúc cảm
không những trong phương diện tư tưởng, tình cảm mà còn thể hiện tính mới
25

×