Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

Dạy học tác giả, tác phẩm thơ mới trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.53 KB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH



THÁI THỊ HOÀNG HÀ

DẠY HỌC TÁC GIẢ, TÁC PHẨM THƠ MỚI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
THÁI THỊ HOÀNG HÀ
DẠY HỌC TÁC GIẢ, TÁC PHẨM THƠ MỚI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
bộ môn Văn và Tiếng Việt
Mã số: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THỊ HỒ QUANG
NGHỆ AN - 2014
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Lê Thị Hồ
Quang, người đã định hướng cho tôi trong việc lựa chọn đề tài, đồng thời đã
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin được chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ
văn, Đại học Vinh, đặc biệt là thầy cô trong ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô


trong tổ Phương pháp giảng dạy đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
hoàn thành được luận văn này.
Xin được cám ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp, các em học sinh và người
thân trong gia đình đã quan tâm, khích lệ, động viên tôi rất nhiều trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Thái Thị Hoàng Hà
BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
Nxb: Nhà xuất bản
SGK: Sách giáo khoa
SGV: Sách giáo viên
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
PPDH: Phương pháp dạy học
TN: Thực nghiệm
Các chú thích tài liệu trích dẫn: Số thứ tự tài liệu đứng trước, số
trang đứng sau. Ví dụ: [23,13] nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong mục Tài
liệu tham khảo là 23, nhận định trích dẫn nằm ở trang 13 của tài liệu này.
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thơ trữ tình là một trong ba phương thức phản ánh hiện thực cơ
bản nhất và thường là hình thái văn học đầu tiên trong các nền văn học dân
tộc. Do đặc trưng của thể loại, thơ trữ tình có khả năng phản ánh cuộc sống,
thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc,

giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu, lại thường có dung lượng nhỏ bé, ngắn
gọn, dễ cảm, dễ thuộc. Thơ đòi hỏi sự tiếp nhận dựa trên những tri thức cụ
thể, những kinh nghiệm và cả những khám phá mang tính trực giác. Dạy học
văn chương, đặc biệt với thể loại thơ, là một hoạt động đòi hỏi sự nỗ lực
không ngừng của giáo viên và học sinh.
1.2. Thơ mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói
chung thơ ca nói riêng trong thế kỷ XX. Ngay khi vừa ra đời, nó đã nhanh
chóng khẳng định vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc; bên cạnh đó
Thơ mới cũng là hiện tượng thơ ca gây rất nhiều ý kiến khác nhau trong giới
phê bình, nghiên cứu và độc giả qua từng thời kỳ lịch sử xã hội. Trải qua một
lịch sử đầy thăng trầm, Thơ mới đã được thống nhất nhìn nhận là cuộc cách
mạng thi ca lớn trong lịch sử văn học Việt Nam. Thơ mới là sản phẩm của
văn hóa dân tộc, kết quả của quá trình nền văn hóa Việt Nam truyền thống
phải duy tân để vượt lên mình, khẳng định mình trong cuộc tiếp xúc Đông -
Tây, cuộc Âu hóa có tính đặc thù của thế giới hiện đại.
1.3. Trong phần Đọc văn của chương trình Ngữ văn THPT hiện hành,
Thơ mới có một vị trí, ý nghĩa khá quan trọng. Song việc dạy học tác giả, tác
phẩm Thơ mới cũng đang đặt ra không ít thách thức với cả giáo viên lẫn học
sinh. Do vậy, việc dạy đọc - hiểu loại văn bản này rất xứng đáng có được một
sự đầu tư, tìm hiểu kĩ lưỡng hơn. Những tìm tòi, nghiên cứu về phương pháp
dạy đọc - hiểu tác giả, tác phẩm Thơ mới nếu thành công, sẽ góp phần thiết
6
thực vào việc đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả dạy học văn trong
nhà trường phổ thông ở nước ta hiện nay.
1.4. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay chưa có công
trình nào tập trung đi sâu tìm hiểu về vấn đề dạy học tác giả, tác phẩm Thơ
mới. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn Dạy học tác giả, tác phẩm Thơ mới
trong chương trình Ngữ văn THPT làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề phương pháp dạy học văn nói chung và dạy học tác giả, tác

phẩm Thơ mới nói riêng đã được nhiều nhà giáo, cũng như các nhà nghiên
cứu khác quan tâm. Có khá nhiều công trình nghiên cứu đã được các tác giả
đề cập đến vấn đề này. Chúng tôi xin điểm qua những công trình nghiên cứu
chủ yếu.
Về các công trình, bài viết bàn về vấn đề dạy học thơ trữ tình trong nhà
trường THPT. Trước hết, cần kể đến công trình Vấn đề giảng dạy tác phẩm
văn học theo loại thể (1971) của nhóm tác giả Trần Thanh Đạm, Đàm Gia
Cẩn, Huỳnh Lý, Hoàng Như Mai. Công trình này đã giới thiệu một số kiến
thức cơ bản nhất về loại thể văn học chủ yếu trong chương trình văn học ở
bậc THPT. Đồng thời các tác giả cũng đề xuất các phương pháp, biện pháp
dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng loại thể khá cụ thể. Trong dạy học
thơ trữ tình, các tác giả lưu ý, cần chú ý đến đặc trưng của thơ, đặc biệt là
mạch cảm xúc chủ đạo, hình tượng nhân vật trữ tình, ngôn ngữ biểu cảm và
giàu nhạc tính: ‘‘Thơ vừa có hình vừa có nhạc. Hình sinh ra từ ý nghĩa, nhạc
sinh ra từ âm điệu của ngôn ngữ. Hình thì lắng đọng, nhạc thì vang ngân.
Giảng bất cứ bài thơ nào là giảng hai phương diện ấy của hình tượng thơ, từ
đó mà đón hết tình ý và lĩnh hội hết tác dụng giáo dưỡng và giáo dục của
thơ’’ [86-87, 25]. Có thể nói đây là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu về
loại thể văn học và vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể.
7
Công trình thứ hai là Phương pháp dạy học văn (1987) của nhóm tác giả
Phan Trọng Luận (chủ biên), Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt.
Công trình này có vai trò mở đường cho các công trình nghiên cứu về phương
pháp dạy học văn. Có thể nói đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tổng
thể, toàn diện về phương pháp dạy học văn. Tuy nhiên, phần phương pháp dạy
học văn bản thơ trữ tình tác giả chưa đề cập đến một cách cụ thể. Hơn nữa cuốn
sách ra đời cách đây khá lâu, chương trình phổ thông đã trải qua nhiều lần cải
cách, chỉnh lí, do đó phần nào nó chưa bám sát được thực tế chương trình.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương trong bài viết Giảng dạy thơ trữ tình
hiện đại trong nhà trường đã chỉ ra sự khác biệt giữa thơ và các thể loại khác. Nhà

nghiên cứu này cho rằng: ‘‘Vì thơ ngắn hơn thể loại khác (tự sự, kịch) nên các tác
giả có thể thể hiện cảm xúc về con người, cuộc sống, thiên nhiên… tập trung hơn
thông qua hình tượng thơ, đặc biệt thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, qua dòng thơ,
qua vần điệu, tiết tấu…[42].
Tác giả cũng đưa ra quy trình hướng dẫn, phân tích thơ trong nhà trường
theo các bước sau:
- Bước 1: Phân tích tiêu đề bài thơ và giọng điệu chủ đạo của tác phẩm
- Bước 2: Đọc và quan sát bước đầu để nắm chắc bài thơ
- Bước 3: Xác định chủ đề bài thơ
- Bước 4: xác định hình tượng thơ và âm điệu chủ đạo
- Bước 5: Nghiên cứu các cấp độ hình tượng của bài thơ [42]
Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Dư Khánh trong cuốn Thi pháp học và vấn
đề giảng dạy văn học trong nhà trường đã chỉ ra một số yếu tố thi pháp thơ và gợi
dẫn phân tích văn bản thơ từ góc nhìn thi pháp học: ‘‘ Nếu nói văn học phản ánh
hiện thực thì hiện thực trong thơ trữ tình chủ yếu là hiện thực tâm hồn của chính
nhà thơ, người tạo ra văn bản. Đây là sự khác biệt căn bản giữa phương thức tự sự
và trữ tình: tự sự chủ yếu là kể chuyện ngoài đời (khách thể), trữ tình chủ yếu để
bày tỏ, bộc lộ cảm xúc của chủ thể. (…). Đối với thơ trữ tình, một thể loại mang
8
tính chủ quan đậm nét, giàu nhạc tính, và có sự tham dự đáng kể của yếu tố vô
thức, thì vấn đề cảm thụ, vấn đề đọc, nhất là đọc thành tiếng phải được quan tâm
trước nhất trong dạy và học văn. Quá trình ấy cũng phù hợp với quy luật nhận
thức có tính biện chứng trong nhận thức nói chung [45,99].
Về các công trình, bài viết bàn về vấn đề phương pháp dạy học Thơ
mới trong nhà trường THPT. Trước tiên, phải kể đến bài viết Văn chương
lãng mạn và việc dạy học một số tác phẩm văn chương lãng mạn trong SKG
môn Văn cải cách ở trường THPT của tác giả Hoàng Thị Nghĩa (đăng trong
Kỉ yếu hội thảo khoa học về SGK Tiếng Việt và văn học THPT cải cách, khoa
Ngữ văn, Đại học Cần Thơ, năm 1992). Ở bài viết này tác giả đã đề xuất một
số định hướng cách dạy các tác phẩm Thơ mới trong chương trình như Vội

vàng của Xuân Diệu, Tống biệt hành của Thâm Tâm…
Tiếp đó, bài viết Thơ mới trong chương trình môn văn - Phổ thông
trung học của tác giả Tào Văn Ân đã đề cập đến những bài thơ mới trong
chương trình Ngữ văn lớp 11 (SGK Cơ bản và Nâng cao). Tuy nhiên ở đây
tác giả chủ yếu bàn về phương diện nội dung của Thơ mới, chẳng hạn về
cái mới của thơ mới và nỗi buồn, cô đơn của các bài thơ mới trong chương
trình môn Văn phổ thông trung học. Bài viết này không đề cập trực tiếp
đến vấn đề phương pháp dạy đọc - hiểu tác giả, tác phẩm Thơ mới.
Cuốn Thơ mới trong trường phổ thông (2008) của tác giả Phan Huy
Dũng, Lê Huy Bắc là một công trình nghiên cứu công phu và hữu ích về vấn đề
giảng dạy các tác phẩm Thơ mới trong nhà trường. Trong cuốn sách này, các tác
giả biên soạn theo chương trình tích hợp của sách giáo khoa hiện hành, bao gồm
các tác phẩm thơ mới được tuyển chọn trong chương trình Ngữ văn Trung học
cơ sở và Trung học phổ thông. Tuy nhiên cuốn sách chưa đề xuất các phương
pháp, biện pháp cụ thể trong dạy học tác giả, tác phẩm Thơ mới.
Còn có thể kể đến sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt thơ lãng mạn 1932-
1945 ở lớp 11 (2009) của cô giáo Bùi Thị Dung. Tác giả này đã có những lưu
9
ý thiết thực khi dạy học Thơ mới trong chương trình THPT. Đó là phải xuất
phát từ đặc trưng thể loại và tính riêng biệt độc đáo của các bài thơ, cùng với
đặc điểm tiếp nhận của học sinh để có những biện pháp cụ thể nhằm vừa phân
tích tác phẩm một cách đúng hướng vừa phát huy tính năng động tích cực học
sinh. Tác giả viết: “Muốn dạy học tốt Thơ mới giáo viên nên có những lưu ý sau:
- Khi dạy thơ lãng mạn cũng nên cố gắng trang bị thêm cho học sinh
những kiến thức cơ bản về đặc trưng của thể loại để các em hiểu được nguyên
tắc tổ chức của hình tượng và ngôn từ thơ.
- Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những cách hiểu khác nhau
xung quanh bài thơ nhưng sau đó chỉ chọn một cách hiểu phù hợp với trình độ
nhận thức của học sinh để triển khai.
- Giáo viên thiết kế bài dạy theo hướng mở để gợi sự suy luận của học

sinh, phát huy tính độc lập sáng tạo trong tiếp nhận nhưng không để học sinh
thoát ly hình tượng [20].
Bài viết Thơ mới lãng mạn và nhà trường phổ thông Việt Nam (2012)
của tác giả Đỗ Ngọc Thống cũng định hướng đọc hiểu văn bản Thơ mới theo
thể loại: “Thơ mới có một phong cách riêng, có tư tưởng và những đặc trưng
thi pháp nổi bật, vì thế nó cần có một cách đọc, cách giải mã phù hợp. Dạy
đọc hiểu văn bản Thơ mới trong nhà trường chính là giúp HS biết cách giả
mã, biết cách đọc đúng Thơ mới thông qua bài thơ cụ thể, tiêu biểu, để từ đó
người đọc biết tự đọc, tự khám phá các bài Thơ mới khác” [65].
Ngoài ra, có thể kể đến các sách tham khảo, hướng dẫn dạy học văn
như: Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 của Nguyễn Văn Đường; Để học tốt;
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường, Kỹ năng đọc hiểu văn bản
Ngữ văn của Nguyễn Kim Phong v.v. Tuy nhiên, tất cả những công trình này
đều mới chỉ dừng lại ở việc khám phá, phân tích một tác phẩm cụ thể chứ
chưa đưa ra được phương pháp chung nhất cho việc dạy đọc hiểu tác giả , tác
phẩm Thơ mới trong nhà trường phổ thông hiện nay.
10
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo
bổ ích cho rất nhiều giáo viên, học sinh. Dù chưa trực tiếp bàn sâu vào vấn đề
dạy đọc hiểu tác giả, tác phẩm Thơ mới trong chương trình THPT nhưng
những công trình này đã đem lại những gợi ý vô cùng quý giá giúp chúng tôi
thực hiện đề tài của mình.
3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là vấn đề dạy đọc hiểu tác giả,
tác phẩm Thơ mới trong chương trình Ngữ văn THPT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu việc dạy học tác giả, tác phẩm Thơ mới trong chương trình
Ngữ văn THPT hiện nay.
- Đề xuất những định hướng có tính khả thi về việc dạy học tác giả, tác

phẩm Thơ mới trong chương trình Ngữ văn THPT theo sự đổi mới phương
pháp dạy học hiện đại.
- Thiết kế giáo án thử nghiệm và thực nghiệm sư phạm trên một số đơn
vị trường THPT.
4. Phạm vi tài liệu khảo sát
Phạm vi tài liệu khảo sát của luận văn là toàn bộ các văn bản về tác giả
và tác phẩm Thơ mới trong SGK Ngữ Văn THPT, cụ thể là trong SGK 11
chương trình Cơ bản và nâng cao. Địa bàn khảo sát là ba trường phổ thông:
THPT Quang Trung, THPT Nguyễn Xuân Ôn, THPT Diễn Châu 2.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, luận văn
được tiến hành với các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
11
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra - phỏng vấn
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lí luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lí thuyết về dạy học tác
giả, tác phẩm Thơ mới trong chương trình Ngữ văn THPT. Luận văn đề xuất
một số định hướng cụ thể và thiết thực trong dạy học tác giả, tác phẩm Thơ
mới trong trường trung học phổ thông.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn vận dụng những vấn đề lí thuyết trên vào việc thiết kế một
số bài thơ mới tiêu biểu, tiến hành phỏng vấn điều tra thực tế dạy học Thơ
mới trong trường THPT. Từ đó luận văn góp phần thiết thực để hạn chế

những bất cập và nâng cao chất lượng dạy học Thơ mới trong nhà trường
phổ thông hiện nay.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc dạy đọc hiểu tác giả, tác phẩm
Thơ mới trong chương trình Ngữ văn THPT
Chương 2: Tổ chức dạy học tác giả, tác phẩm Thơ mới trong chương
trình Ngữ văn THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
12
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Giới thuyết về Thơ mới
Thơ mới trước hết là tên gọi của một phong trào thơ Việt Nam hiện
đại xuất hiện vào đầu thế kỉ XX. Thơ mới là một thuật ngữ mang tính quy
ước. Phan Khôi là người đầu tiên tạm dùng từ thơ mới để chỉ loại thơ mà
ông muốn đề xướng với mục đích “đem ý thật có trong tâm khảm tả ra
bằng những câu có vần mà không phải bó buộc với những niêm luật gì
hết”. Loại thơ mới này dĩ nhiên là đối lập và khác biệt với thơ cũ - một khái
niệm cũng lần đầu tiên xuất hiện theo logic của tư duy phân loại, dùng để
chỉ lối thơ được viết theo nhãn quan cổ điển và hình thức luật Đường
khuôn sáo trước đó.
Với tư cách một phong trào thơ hiện đại, Thơ mới hình thành từ 1932 và
phát triển mạnh mẽ đến Cách mạng tháng Tám 1945. Chỉ trong hơn mười
năm tồn tại, nó đã hình thành nên một đội ngũ sáng tác đông đảo, với nhiều
phong cách sáng tạo độc đáo và một số lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó có
nhiều tác phẩm đạt đến đỉnh cao chất lượng, xứng đáng là mẫu mực thi ca của
một thời. Hoài Thanh, trong Thi nhân Việt Nam, đã khẳng định: “Tôi quyết
rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú

như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn
thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy
Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa
như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn
như Xuân Diệu” [62,54].
Những mầm mống của Thơ mới đã manh nha trong các sáng tác theo xu
hướng cảm thương chủ nghĩa của Tản Đà, Đông Hồ, Tương Phố , trước khi
13
Tình già của Phan Khôi - tác phẩm được xem như bài Thơ mới đầu tiên -
công bố trên báo Phụ nữ tân văn (số 122, 10/3/1932). Nhưng phải đợi đến sự
xuất hiện của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Phạm Huy Thông, Nguyễn Nhược
Pháp , đặc biệt là những sáng tác của Thế Lữ (khoảng từ đầu năm 1933 đến
cuối 1934), phong trào này mới thực sự khẳng định vị trí của mình trong đời
sống văn học bấy giờ. Vào giữa những năm 30 của thế kỉ XX, Thơ mới tiếp
tục phát triển đến đỉnh cao với những đại diện xuất sắc như Xuân Diệu, Huy
Cận, Nguyễn Bính và nhiều tác giả khác như Tế Hanh, Yến Lan, Nguyễn
Đình Thư, Hồ Dzếnh, Phạm Hầu Vào thời kì cuối (1940-1945), phong trào
thơ này vẫn mở ra những hướng tìm tòi đáng chú ý: đi vào tâm linh, tôn giáo
như Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên; kết hợp tính nhạc với những
“chất liệu” của đời sống đô thị hiện đại trong thơ Vũ Hoàng Chương; xu
hướng cách tân hình thức của các nhóm thơ như Xuân Thu nhã tập, Dạ đài
Trong hơn mười năm tồn tại, Thơ mới đã có những góp hết sức tích cực trên
nhiều phương diện cho nền thơ Việt Nam hiện đại.
Không chỉ dừng lại với ý nghĩa lịch sử của một phong trào sáng tác, với
những cách tân trên nhiều phương diện thi hứng, thi pháp, Thơ mới đã tạo ra
một loại hình thơ mới, khác hẳn với loại hình thơ trung đại trước đó, và điều
này đã khiến nó có một ảnh hưởng hết sức to lớn tới các thời kì phát triển tiếp
theo của nền thơ trữ tình Việt Nam. Có thể khẳng định, chính phong trào này
đã tạo một bước bứt phá nghệ thuật mạnh mẽ theo hướng hiện đại hoá, đưa
thơ Việt Nam hoà nhập cùng nền thơ thế giới.

Với sự thức tỉnh ý thức cá nhân, Thơ mới đã góp phần làm phong phú
tâm hồn con người, mở ra những thế giới mênh mông của ý thức và vô thức
và muôn vàn cung bậc đầy hương sắc của cảm xúc trữ tình, đem lại sinh khí
mới cho thơ ca Việt Nam. Xuất hiện vào đầu thế kỉ XX, trong hoàn cảnh xã
hội Việt Nam phong kiến thuộc địa, Thơ mới chịu tác động rõ nét của nền thơ
hiện đại phương Tây, đặc biệt là thơ ca hiện đại Pháp. Vào thời điểm này, ở
14
phương Tây, trào lưu thơ lãng mạn đã đi qua, thơ tượng trưng cũng đã bắt đầu
lắng xuống và thơ siêu thực đang là hướng tìm kiếm, thử nghiệm mới. Nhiều
nhà phê bình, nghiên cứu (Hoài Thanh, Phan Cự Đệ, Đỗ Đức Hiểu, Lê Đình
Kỵ, Hà Minh Đức ) đã chỉ ra những dấu ấn ảnh hưởng đậm nét của thơ Pháp
vào Thơ mới khá cụ thể, nhất là dấu ấn của V. Hugo, Lamartine, Ch.
Baudelaire, P. Verlaine trong sáng tác của Phạm Huy Thông, Xuân Diệu,
Huy Cận, Bích Khê, Vũ Hoàng Chương v.v. (Tất nhiên, hình thành và phát
triển trong cái nôi văn hoá chung của khu vực, phong trào thơ này cũng thu
nhận những ảnh hưởng to lớn của nền thơ vĩ đại Trung Hoa với những đỉnh
cao như thơ Đường, thơ Tống Điều này đã dẫn đến sự đa dạng trong các
khuynh hướng tìm kiếm, sáng tạo nghệ thuật của Thơ mới).
Tóm lại, nói tới Thơ mới trước hết là nói tới một phong trào thơ Việt
Nam hiện đại xuất hiện đầu thế kỉ XX. Đồng thời, nói tới thơ mới, còn có
nghĩa là nói tới một loại hình thơ hiện đại đã được xác lập từ trong phong trào
Thơ mới 1932 - 1945 và đến nay vẫn còn để lại những tác động, ảnh hưởng rõ
nét tới sự phát triển của thơ trữ tình Việt Nam.
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học tác giả, tác phẩm
Thơ mới trong chương trình Ngữ văn THPT
1.2.1. Cơ sở lý luận
1.2.1.1. Những thành tựu trong nghiên cứu Thơ mới
Với hơn 80 tuổi đời, Thơ mới có một lịch sử tiếp nhận khá phong phú.
Hầu như tất cả các khía cạnh của Thơ mới đều được các nhà nghiên cứu đề
cập với số lượng công trình hết sức đồ sộ. Tuy nhiên, Thơ mới sau khi ra đời

nó cũng có những bước thăng trầm của nó.
Trong khoảng 30 năm (1945-1975), những đóng góp của Thơ mới đã
không được đánh giá đúng mức. Trong bối cảnh cả nước tập trung chiến đấu
giành độc lập, có những ý kiến cho rằng Thơ mới buồn, thậm chí ủy mị,
không lợi cho tâm hồn các thế hệ thanh niên lên đường cứu nước. Có ý kiến
15
cho rằng Thơ mới trốn tránh thực tế vì thế nó mang yếu tố tiêu cực và Thơ
mới chỉ là sản phẩm của giai cấp trí thức tiểu tư sản non kém, mơ mộng. Vì
vậy việc nghiên cứu Thơ mới giai đoạn này còn ít, sự đánh giá chưa được
thỏa đáng, nhất là về nội dung. Là người viết Thi nhân Việt Nam nhưng trong
tập Nói chuyện thơ kháng chiến (1951), Hoài Thanh đã có nhận định về thơ
lãng mạn trước Cách mạng: “Thấy buồn, thấy cô đơn, con người trong thơ cũ
(chỉ Thơ mới trước Cách mạng) tìm đường đi trốn. Nhưng trốn đi đâu cũng
không hết buồn, tủi và bơ vơ, cũng như trong thực tế trốn đi đâu cũng không
thoát khỏi cái ách nặng nề của thực dân. Những vần buồn tủi bơ vơ ấy là
những vần thơ có tội: nó xui con người ta buông tay cúi đầu (do đó làm yếu
sức ta và làm lợi cho giặc. Sự thật khách quan là thế”. Vũ Đức Phúc khi viết
Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện
đại (1930 - 1945) đã phê phán: “Nhưng tại sao Thơ mới thường “buồn”? Vì
nhiều lẽ. Là vì anh nghèo khó nên anh không thể thực hiện được cái lí tưởng
tư sản của mình, cái lí tưởng đầy những vàng son châu báu, lụa là, hoa
bướm, rượu - như hình ảnh của thơ các anh. Thơ tình của những nhà Thơ
mới dày dạn với cuộc đời, phần nhiều là việc thi vị hóa những mối tình
thoảng qua, ngắn ngủi, nói thẳng là cái tình vụng trộm kiểu tay ba, tình yêu
giang hồ, việc làm sa ngã một thời gian mấy cô gái lương thiện, nghèo nàn,
ngây thơ. Nhưng thường thường anh không có điều kiện để yêu và hưởng lạc
nên hay ước mơ. Do đó thơ anh thường thể hiện những giấc mơ về cõi tiên,
về quá khứ, ở đó có đủ rượu, gái đẹp, hoa, yến tiệc, quần áo đẹp như tiên,
như cuộc đời của Đường Minh Hoàng, Trụ Vương, Dương Qúy Phi, Đát Kỷ.
Nhưng mơ mãi sao được nên buồn Bài thơ mới nào khá nhất cũng có yếu

tố xấu về tư tưởng” [55,122].
Bị chi phối bởi nhãn quan chính trị, các ý kiến đó cơ bản nhìn nội dung
Thơ mới, cái tôi trữ tình cá nhân trong Thơ mới ở góc độ phê phán. Khi đã bị
16
kết án về tư tưởng như thế thì Thơ mới khó lòng trở thành đối tượng khoa học
được quan tâm nghiên cứu.
Sau 1975, đặc biệt sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986),
dưới cái nhìn đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, Thơ mới cũng được quan tâm,
đánh giá một cách khách quan và khoa học hơn.
Cùng với nhiều hội thảo cấp quốc gia, các công trình, chuyên luận, các
luận án, luận văn khoa học… nghiên cứu về Thơ mới với những nhận thức,
đánh giá mới, đầy đặn và sâu sắc, liên tục xuất hiện. Xin dẫn ra đây một số
công trình tiêu biểu: Con mắt thơ (Đỗ Lai Thúy); Thơ Xuân Diệu trước Cách
mạng tháng Tám 1945 (Lí Hoài Thu); Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời
kì trước 1945 (Lê Quang Hưng); Nguyễn Bính, thi sĩ của đồng quê (Hà Minh
Đức); Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932-1945
(Lê Tiến Dũng); Giọng điệu trong thơ trữ tình (Nguyễn Đăng Điệp); Thơ
mới, bình minh thơ Việt Nam hiện đại (Nguyễn Quốc Tuý); Thế giới nghệ
thuật thơ Hàn Mặc Tử (Chu Văn Sơn); Ba đỉnh cao Thơ mới: Xuân Diệu -
Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử (Chu Văn Sơn); Thi pháp thơ Huy Cận (Trần
Khánh Thành); Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (Hồ Thế Hà); Nguyễn
Bính, hành trình sáng tạo thi ca (Đoàn Đức Phương), Kết cấu thơ trữ tình
(nhìn từ góc độ loại hình) (Phan Huy Dũng); Thơ tình Xuân Diệu (Lưu Khánh
Thơ); v.v.
Đây là những chuyên luận, luận án nghiên cứu sâu về nhiều vấn đề nội
dung, hình thức và phong cách nghệ thuật Thơ mới. Còn có thể kể đến rất
nhiều các công trình - tuyển tập, tập hợp nghiên cứu về các tác giả Thơ mới,
chẳng hạn: Xuân Diệu, về tác gia và tác phẩm (Nhóm tác giả), Nguyễn Bính,
về tác gia và tác phẩm (nhóm tác giả), Tế Hanh, về tác gia và tác phẩm
(nhóm tác giả), Hàn Mặc Tử, về tác gia và tác phẩm (nhóm tác giả), Hàn

Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định (Nguyễn Toàn Thắng), Hàn Mặc Tử, tác
phẩm phê bình và tưởng niệm (Phan Cự Đệ); Thơ mới lãng mạn Việt Nam
17
(Vũ Thanh Việt), Nhìn lại một cuộc cách mạng thi ca (Huy Cận, Hà Minh
Đức), Xuân Diệu, vây giữa tình yêu (Hà Minh Đức), Nhìn lại Thơ mới và văn
xuôi Tự lự văn đoàn (Trần Hữu Tá, Nguyễn Thành Thi, Đoàn Lê Giang), Đó
là chưa kể nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khoa học của một số tác giả
miền Nam trước 1975, nay tiếp tục được tái bản và công bố.
Ngoài ra, số lượng các bài viết nghiên cứu về các vấn đề Thơ mới, các
tác giả, tác phẩm Thơ mới… vô cùng nhiều. Có thể điểm qua một bài viết tiêu
biểu: Hàn Mặc Tử - một hiện tượng độc đáo của thi ca Việt Nam thế kỷ XX
(Bích Thu), Tâm thái tri thức thời Thơ mới: Trường hợp Xuân Diệu và Huy
Cận (Đoàn Ánh Dương), Thơ mới thành công và thất bại của thành công (Đỗ
Lai Thúy), Xuân Diệu và chặng đường thơ văn trước cách mạng (Hà Minh
Đức), Thơ tình trong phong trào Thơ mới (Hà Minh Đức), Thơ mới và thơ
hôm nay (Hoàng Hưng), Thể Thơ mới nhìn từ vận động nội tại của thể loại
văn học (Hoàng Thị Huế), Cuộc cải cách thơ của phong trào Thơ mới và tiến
trình thơ tiếng Việt (Lại Nguyên Ân), Nói thêm về điểm khởi đầu của Phong
trào Thơ mới (1932-1945) (Lại Nguyên Ân),Tràng giang - sự hiện diện độc
đáo của một tâm trạng (Lê Duy), Chất lý luận trong thơ trữ tình Xuân Diệu
(Qua hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió) (Lê Hồ Quang), Cái tôi độc đáo
- tích cực của Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới (Lê Quang Hưng), Vấn
đề cảm xúc của Thơ mới (Vũ Văn Sĩ)…
Mặc dù sự thống kê này là hoàn toàn chưa đầy đủ, song ta có thể
khẳng định, sau 1986, số lượng các công trình, bài viết nghiên cứu về Thơ
mới hết sức phong phú. Đi cùng với số lượng các bài viết đông đảo ấy là một
nhận thức mới, mang tính khách quan, khoa học về hiện tượng thơ này.
Những kết quả nghiên cứu ấy được tạo nên bởi những hướng tiếp cận và
những phương pháp nghiên cứu khoa học, hiện đại, đặc biệt là hướng nghiên
cứu thi pháp học. Những thành tựu nghiên cứu về Thơ mới sau 1986 chính là

18
một tiền đề quan trọng tạo nên những đổi mới tích cực trong việc dạy học
Thơ mới trong nhà trường phổ thông hiện nay.
1.2.1.2. Những đổi mới trong quan niệm dạy văn
Có thể thấy trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy
học đang là vấn đề cấp thiết và được xã hội quan tâm ; trước hết là đổi mới
chương trình và sách giáo khoa, trong đó có đổi mới chương trình và sách
giáo khoa Ngữ văn. Đổi mới dạy học Ngữ văn bắt đầu khi mà hệ thống tri
thức và phương pháp dạy học không còn phù hợp với thực tiễn dạy học và
nhu cầu của xã hội. Trong lịch sử dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, nếu
chỉ tính từ cải cách giáo dục (1980) đến nay đã có ba lần thay đổi. Lần thứ
nhất thay đổi chương trình và sách giáo khoa cấp THPT năm 1989, lần thứ
hai thay đổi chương trình và sách giáo khoa cấp THPT theo hướng phân ban
thí điểm năm 1993 và lần thứ ba là sau năm 2000 (chương trình hiện hành).
Trong ba lần thay đổi đó thì lầ thứ ba tạo nên sự thay đổi rất lớn về quan niệm
dạy học Ngữ văn. Từ quan niệm dạy văn nặng về tuyền truyền giáo dục chính
trị, tư tưởng chuyển sang quan niệm giờ văn phải thực sự là giờ văn, dạy văn
trước hết là dạy tác phẩm văn chương. Người khởi xướng quan niệm này là
Nguyễn Đăng Mạnh. Tuy nhiên phải đến lần biên soạn chương trình Ngữ văn
THPT năm 2002 thì quan niệm dạy văn trước hết là dạy đọc văn, hình thành
và rèn luyện phương pháp, cách thức đọc hiểu văn bản mới thực sự trở nên rõ
nét và nhất quán. Người chủ trương và góp phần quan trọng trong việc khẳng
định quan niệm này là Trần Đình Sử.
Hiện nay quan niệm dạy văn là dạy đọc văn, giờ văn là giờ hướng dẫn
học sinh đọc hiểu văn bản là xu hướng dạy văn đúng đắn và đã cập nhật xu
thế dạy học hiện đại của các nước có nền giáo dục phát triển. Bởi một trong
ba lĩnh vực mà PISA (chương trình đánh giá học sinh quốc tế) do OECD tổ
chức là đọc hiểu. OECD tuyên bố: ‘‘Đọc hiểu không chỉ còn là một yêu cầu
của suốt thời kỳ tuổi thơ trong nhà trường phổ thông, mà nó còn là nhân tố
19

quan trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kỹ năng và chiến
lược của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạt động
cá nhân ở những tình huống khác nhau, trong mối quan hệ với những người
xung quanh cũng như trong cả cộng đồng rộng lớn. Năng lực đọc hiểu là sự
hiểu biết, sử dụng và phản hồi lại trước mọt bài đọc viết, nhằm đạt được mục
đích, phát triển tri thức và tiềm năng cũng như việc tham gia hoạt động của
một ai đó trong xã hội’’[6,16].
Thuật ngữ đọc hiểu lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn Ngữ văn 6
(2002). Trước đây tương ứng với ba phân môn chúng ta có ba bộ sách giáo
khoa độc lập là Văn học, Làm văn và Tiếng Việt, nay hợp nhất lại trong cuốn
Ngữ văn. Theo đó tên gọi giảng văn, phân tích tác phẩm văn học, dạy học tác
phẩm văn chương được đổi thành dạy đọc hiểu văn bản. Việc thay đổi tên gọi
không đơn thuần chỉ là sự thay đổi về hình thức mà đằng sau mỗi tên gọi là cả
một hệ thống quan niệm dạy học gắn liền với bản chất của nó.
Thuật ngữ đọc hiểu được dùng song song với thuật ngữ đọc văn. Tuy
nhiên vẫn có sự phân biệt để gọi tên một loại giờ mà đối tượng khám phá
chiếm lĩnh của thầy và trò là văn bản văn học. Theo nhận thức mới hiện
nay, đọc ở đây không bó hẹp trong đọc diễn cảm mà phải gắn liền với sự
hiểu. Với thuật ngữ đọc hiểu, giờ giảng văn hay phân tích tác phẩm văn
học hay dạy học tác phẩm văn chương trước đây đã mang tính chất khác.
Giờ học văn không còn là giờ thuyết giảng của giáo viên và không còn là
giờ học sinh chỉ cần ngồi nghe, ghi chép một cách thụ động mà là học sinh
dưới sự hướng dẫn, dẫn dắt của giáo viên tự mình chiếm lĩnh tri thức,
chiếm lĩnh văn bản. Giờ dạy học văn là giờ giáo viên dạy học sinh đọc
hiểu, học sinh học cách đọc hiểu. Học sinh phải tự mình đọc hiểu chứ giáo
viên không đọc hộ hiểu thay học sinh như trước đây. Trần Đình Sử trong
Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 12 môn Ngữ văn nhấn mạnh:
“Dạy học văn trong nhà trường chỉ có thể là thầy dạy đọc văn, trò học đọc
20
văn chứ không thể có gì khác. Và môn học riêng về văn bản văn học trong

nhà trường chỉ có thể định danh là môn đọc văn” [53, 4].
Sự thay đổi về mặt bản chất của hoạt động tìm hiểu văn bản của môn
Ngữ văn qua tên gọi đọc hiểu được thể hiện qua nội hàm của khái niệm
“đọc” và “hiểu” trong quan niệm về dạy học hiện nay. “Đọc” không đơn
thuần chỉ là sự chuyển kí hiệu chữ viết thành kí hiệu âm thanh và hoạt động
đọc không phải được thực hiện một cách sơ sài, chiếu lệ và cứng nhắc như
trước. “Đọc” hiện nay được quan niệm là một hoạt động tinh thần của độc
giả gắn liền với những yếu tố rất riêng của từng cá nhân như nhu cầu, tâm
thế đọc, kinh nghiệm đọc, trực giác, tưởng tượng, xúc cảm, nếm trải trong
khi đọc. “Đọc còn là hành động mang tính chất tâm lí, một hoạt động tinh
thần của độc giả bộc lộ rõ ràng năng lực văn hoá của từng người” [38,29] và
“đọc không phải chỉ là tái tạo âm thanh từ chữ viết mà còn là quá trình thức
tỉnh cảm xúc, quá trình tri giác và nhuần thấm tín hiệu để giải mã ngôn ngữ,
mã nghệ thuật, mã văn hoá đồng thời với việc huy động vốn sống, kinh
nghiệm cá nhân người đọc để lựa chọn giá trị tư tưởng thẩm mĩ và tư tưởng
vốn có của tác phẩm” [29, 143]. “Đọc” còn là một hoạt động nhận thức bao
gồm trong đó sự tìm kiếm, bồi bổ, làm mới tri thức nhằm phát triển trí tuệ.
Mỗi người đọc tuỳ vào trình độ, kĩ năng, kinh nghiệm đọc sẽ thu nhận được
những lượng thông tin khác nhau để phát triển trí tuệ: “Việc đọc phải có tác
dụng biến đổi và hoàn thiện tư duy người đọc, ý thức người đọc, thế giới nội
tâm của họ và do đó phải ảnh hưởng đến hành vi, trình độ văn hoá của người
đọc trong lao động, sinh hoạt và hoạt động xã hội” [29, 143]. Bên cạnh
những quan niệm mới về “đọc” ở trên thì lí thuyết tiếp nhận văn học hiện đại
đã mang lại những nhận thức mới về “đọc” trong dạy học hiện nay. Lí thuyết
tiếp nhận văn học đã chỉ ra vai trò của người đọc đó là người đồng sáng tạo,
lấp khoảng trống trong văn bản, hoàn thành quá trính sáng tạo, sáng tác, giao
tế. Nói đến vai trò này của độc giả cùng nghĩa với việc nói đến tính sáng tạo
21
trong tiếp nhận văn học. Lí thuyết tiếp nhận văn học hiện đại đã phân biệt
văn bản và tác phẩm. Sự phân biệt này là cần thiết vì lâu nay người ta ngộ

nhận rằng cái nhà văn viết ra đã là tác phẩm. Trên thực tế nó chỉ trở thành
tác phẩm khi người đọc bằng nhận thức, bằng kinh nghiệm sống nhằm cụ thể
hoá nó. Như vậy, sáng tạo của độc giả không phải với nghĩa làm ra văn bản.
Văn bản thì chứa nghĩa, còn tác phẩm có nghĩa, còn người đọc thông qua
tiếp nhận mang lại nghĩa cho văn bản tác phẩm. Nhà văn cố gắng tìm tòi,
phát hiện, khái quát để tạo ra một văn bản mới chưa từng biết đến, ngược lại
sáng tạo của người đọc là phát hiện lại văn bản, phát hiện lại những điều có
thể bất ngờ đối với tác giả. Đánh thức những ý nghĩa ẩn sau những chi tiết
cụ thể, nhận ra những mối liên hệ giữa các phần xa nhau, khái quát nội dung,
đem lại ý nghĩa cho văn bản, làm đầy những khoảng trống, khoảng trắng của
văn bản bằng những cảm xúc, bằng những suy nghĩ của mình.
Như vậy, “đọc” trong quan niệm hiện nay có một nội hàm hoàn toàn
mới. Nội dung của “hiểu” trong dạy đọc hiểu hiện nay cũng khác so với
“hiểu” trong quan niệm thông thường phổ biến. Trong quan niệm thông
thường “hiểu” là nắm vững và vận dụng được, hiểu là nhận biết một tri thức
nào đó, nhớ được, nhắc đúng tri thức. “Hiểu” có nhiều mức: hiểu nghĩa đen
của một từ, câu, sự kiện cụ thể; hiểu nghĩa hàm ẩn của các yếu tố cấu thành
văn bản; nắm bắt chủ đề, thông điệp của tác phẩm và hiểu gắn liền với cảm
xúc hành động. Còn “hiểu” trong dạy đọc hiểu hiện nay có nội hàm mới.
“Hiểu” trước hết là tự hiểu, tự khám phá, tìm tòi, đem đối chiếu những gì
mình đã biết với đối tượng tiếp xúc để tự hình thành tri thức. Theo Trần Đình
Sử thì “hiểu thực chất là tự hiểu, nghĩa là làm cho nảy sinh, sinh thành trong ý
thức của người học một tri thức mong muốn, nghĩa là làm cho thay đổi tính
chất chủ quan của người học” [57].
Bản chất của dạy học văn không còn là sự truyền thụ tri thức một chiều
mà là sự tổ chức cho hoạt động của học sinh, dạy học sinh tìm ra chân lí, phát
22
huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri
thức. Dạy là dạy tự học và học là học tự học. “Do đó hiểu bản chất của môn
văn là môn dạy đọc văn vừa thể hiện cách hiểu thực sự bản chất của văn học,

vừa hiểu đúng thực chất của việc dạy văn là dạy năng lực, phát triển năng lực
chủ thể của học sinh” [41,34].
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2.1. Những đổi mới trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ
văn THPT hiện nay
Một thời gian khá dài, trong chương trình môn văn phổ thông trung
học, Thơ mới nói riêng và văn học lãng mạn nói chung chỉ được trình bày sơ
lược ở phần khái quát văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Từ sau đại hội
Đảng lần thứ VI, cũng như nhiều sự đổi mới trong đời sống xã hội ở nhiều
lĩnh vực, chương trình môn Văn trung học phổ thông cũng đã có cách điều
chỉnh cho phù hợp với cách nhìn mới, với tình hình thực tế của văn học nước
nhà. Với nhu cầu bức thiết đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay thì
việc đổi mới chương trình và SGK là hết sức cần thiết và cần có sự đổi mới
theo nguyên tắc tích hợp.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế
trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây
dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp
được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và
quá trình dạy học. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm
nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm
chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Ở đây,
nguyên tắc tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải quán triệt trong toàn bộ
môn học, đọc văn đến làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy
học ; quán triệt mọi yếu tố của hoạt động học tập, tích hợp trong chương trình,
tích hợp trong SGK, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và
23
tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh, tích hợp trong các sách đọc
thêm, tham khảo.
Ngay từ tổ chức nội dung chương trình cũng như SGK Ngữ văn, các
nhà biên soạn đã bám sát quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo, đồng

thời lựa chọn phương pháp dạy phù hợp là yêu cầu đặt ra trong dạy học Ngữ
văn hiện nay. Vì lẽ đó nên việc dạy học tác giả Thơ mới cũng được dạy theo
quan điểm tích hợp. Ngay từ việc biên soạn chương trình, bài học về tác giả
thơ mới cũng được đặt sau bài học các tác phẩm thơ mới. Cụ thể, bài học về
tác giả Xuân Diệu trong chương trình SGK nâng cao được đặt sau khi dạy ba
bài thơ là Vội vàng, Đây mùa thu tới, Thơ duyên. Như vậy, trong quá trình
dạy học kiểu bài về tác giả, GV cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa tri thức khái
quát (văn học sử, lí luận ) và tri thức tác phẩm.
Từ năm 1989 đến nay, chương trình môn Văn cũng đã có sự thay đổi
đáng kể, một số bài thơ tiêu biểu của Thơ mới đã được đưa vào giảng dạy ở
chương trình Ngữ văn 11(chương trình hợp nhất bộ sách Miền Nam và Miền
Bắc năm 2000) ; cụ thể có một tác giả và các tác phẩm sau:
- Xuân Diệu: (Tiểu sử và sự nghiệp thơ văn)
- Thơ duyên
- Đây mùa thu tới
- Vội vàng
- Nguyệt Cầm (đọc thêm)
- Tràng giang của Huy Cận
- Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
- Tống biệt hành của Thâm Tâm
- Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ (đọc thêm)
- Tương tư của Nguyễn Bính (đọc thêm)
Những bài Nguyệt cầm, Tiếng sáo thiên thai, Tương tư là những bài
đọc thêm, còn dạy chính gồm một bài là tác giả Xuân Diệu và bảy bài thơ mới
24
với sự phân bố thời gian là 8 tiết. Có thể thấy các nhà biên soạn sách giáo
khoa đã đưa vào chương trình lớp 11 một bài về tác giả và bảy bài thơ tiêu
biểu của phong trào Thơ mới để giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp và
cái mới của phong trào thơ ca này. Sự phân bố như trên là tương đối hợp lí so
với những tác phẩm văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng cùng

giai đoạn.
Ở hai bộ sách giáo khoa lớp 11 chương trình hiện hành Trung học phổ
thông (do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành theo quyết định số 47/2002 QĐ-
Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 19/11/2002) được xuất bản tháng 7/2004. Giữa
hai bộ sách mới cũng có sự khác biệt nhỏ về một số tác giả và tác phẩm thơ
mới đưa vào chương trình như sau:
Bộ sách thứ nhất do Phan Trọng Luận làm Tổng chủ biên gồm các bài:
1. Vội vàng của Xuân Diệu
2. Tràng giang của Huy Cận
3. Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc tử
4. Tương tư của Nguyễn Bính (đọc thêm)
5. Chiều xuân của Anh Thơ (đọc thêm)
Bộ sách thứ hai do Trần Đình Sử làm Tổng chủ biên gồm các bài:
1. Vội vàng của Xuân Diệu
2. Xuân Diệu
3. Đọc thêm: - Đây mùa thu tới
- Thơ duyên
4. Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử
5. Tràng giang của Huy Cận
6. Tương tư của Nguyễn Bính
7. Đọc thêm: - Tống biệt hành của Thâm Tâm
- Chiều xuân của Anh Thơ
25

×