Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Đặc điểm hình thái và giải phẫu miệng nòng nọc loài Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.56 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ THIỆN
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU MIỆNG
NÒNG NỌC LOÀI Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGHỆ AN - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ THIỆN
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU MIỆNG
NÒNG NỌC LOÀI Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60.42.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Ngọc Thảo
Nghệ An, 2014

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp
đỡ để hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với TS. Hoàng Ngọc Thảo, NCS
Lê Thị Quý, những người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong quá
trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn TS. Ông Vĩnh An và NCS Đậu
Quang Vinh đã giúp đỡ tôi trong các chuyến đi thực địa, thu mẫu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Động vật và


Sinh lý người, các thầy giáo trong khoa Sinh học, và Trung tâm Thực hành-Thí
nghiệm Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, người thân đã
động viên tôi trong suốt thời gian qua!
Nghệ An, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Trần Thị Thiện
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
cs. Cộng sự
GĐ Giai đoạn
VQG Vườn quốc gia
KVNC Khu vực nghiên cứu
KBT Khu bảo tồn
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
iv
MỤC LỤC
Trang
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng cao về số lượng các loài
lưỡng cư. Ở nước ta hiện nay đã thống kê được hơn 176 loài lưỡng cư [53], trong đó

có rất nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa do mất dần môi trường sống.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có tên trong danh lục các khu rừng đặc
trưng Việt Nam trên địa bàn các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương
Dương, Con Cuông tỉnh Nghệ An, cách 30 km về phía Bắc của dãy núi Bắc Trường
Sơn. Diện tích rừng khoảng 36.458 ha, chiếm 73% diện tích khu bảo tồn (Ban quản
lý KBTTN Pù Huống 2003). Pù Huống có 2 loại rừng chính: rừng thường xanh đất
thấp và rừng thường xanh núi thấp. Địa hình dốc và hiểm trở, độ cao trung bình dao
động từ 200 đến 1447 mét. Kiểu địa hình phổ biến là ngọn núi chạy theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam. Khu bảo tồn có hệ sinh thái và cảnh quan đa dạng, hệ động vật,
thực vật phong phú, nhiệt độ và độ ẩm cao, là điều kiện lí tưởng cho các loài ếch
nhái sinh sống.
Ếch cây Rhacophorus kio là loài ếch cây có hình dạng và màu sắc đẹp, cũng
là loài được xếp vào mức độ nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Môi
trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm ướt nhiệt đới hoặc cận nhiệt
đới. Cho đến nay, nghiên cứu về Ếch cây Rhacophorus kio chủ yếu là về cá thể
trưởng thành, chưa có nghiên cứu nào về nòng nọc được thực hiện tại đây.
Việc nghiên cứu nòng nọc loài Rhacophorus kio góp phần bổ sung các dấu
hiệu hình thái nòng nọc, các giai đoạn phát triển của nòng nọc, đặc điểm sinh cảnh,
môi trường sống cũng như bổ sung các thông tin về sự phân bố của loài này góp
phần vào công tác bảo tồn chúng.
Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Đặc điểm hình thái và
giải phẫu miệng nòng nọc loài Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 ở khu
bảo tồn thiên nhiên Pù Huống”.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm về hình thái và giải phẫu miệng, cung cấp dẫn liệu về
các giai đoạn phát triển nòng nọc Ếch cây Rhacophorus kio. Trên cơ sở đó góp phần
xây dựng biện pháp bảo tồn loài lưỡng cư này ở Việt Nam.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm hình thái nòng nọc loài Ếch cây Rhacophorus kio ở các giai đoạn

phát triển khác nhau.
- Đặc điểm giải phẫu miệng nòng nọc loài Ếch cây Rhacophorus kio.
- Đặc điểm hình thái của cá thể trưởng thành loài Ếch cây Rhacophorus kio.
3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư
1.1.1. Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam
Nghiên cứu của Buorret R. (1941, 1942) về lưỡng cư vùng Đông Dương, tác
giả đã mô tả và xây dựng khóa định loại cho nòng nọc của 62 loài lưỡng cư, trong
đó có các loài của Việt Nam [36].
Từ những năm 1990 các tác giả Việt Nam cũng đã tiến hành nghiên cứu về
nòng nọc do các nhà khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thực hiện
như Hồ Thu Cúc [6]… Nổi bật là nghiên cứu của Nguyễn Kim Tiến (2000) [30]
trên ếch đồng, tác giả đã bổ sung thêm 6 giai đoạn phát triển so với phân chia của
Gosner (1960) và đưa ra ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển biến thái
của nòng nọc ếch đồng.
Thời kì tiếp theo, các nghiên cứu được thực hiện trên cở sở hợp tác với các
nhà khoa học nước ngoài:
Năm 2001, tác giả Grosjean [41] mô tả nòng nọc loài Leptobrachium
schiiratum ở KBTTN Hoàng Liên tỉnh Lào Cai và so sánh với đặc điểm các loài
trong giống Leptobrachium ở Việt Nam.
Năm 2002, tác giả Ziegler, Vences [58] đã mô tả hình thái ngoài, đặc điểm
sinh thái và phân bố của nòng nọc loài Rhacophorus verrucosus ở KBTTN Kẻ Gỗ,
Hà Tĩnh, Việt Nam.
Năm 2004, các tác giả Grosjean, Vences, Dubois, [42] nghiên cứu các đặc
điểm tiến hóa hình thái đĩa miệng 3 loài thuộc giống Hoplobatrachus ở khu vực
Châu Á và Châu Phi. Các mẫu nòng nọc của loài H. chinensis được thu thập tại
VQG Bến En, Thanh Hóa từ giai đoạn 31 đến giai đoạn 40. Đây là những ghi nhận
đầu tiên của nòng nọc loài H. chinensis ở Việt Nam.
Năm 2005, Grosjean [43] có mô tả hình thái, cấu tạo giải phẫu miệng và

phân tích một số chỉ tiêu hình thái theo các giai đoạn của nòng nọc loài Rana
nigrovitata ở VQG Bến En. Tác giả Delomer và cộng sự [37] đã xây dựng cây phát
4
sinh các loài thuộc 2 họ Ranidae và Rhacophoridae ở Việt Nam dựa trên mẫu vật
nòng nọc các loài thuộc 2 họ này.
Hendrix và cộng sự [44] đã mô tả về nòng nọc loài Rhaphacophorus
annamensis (2007) và loài Microhyla fissipes ở VQG Phong Nha Kẻ Bàng tỉnh
Quảng Bình (2008) [45].
Cũng với mẫu thu được ở VQG Phong Nha Kẻ Bàng, Hendrix và cộng sự
năm 2009 đã có phân tích về đặc điểm hình thái và sinh thái nòng nọc loài Cóc rừng
Ingerophrynus galeatus [46].
Năm 2008, tại hệ sinh thái rừng Tây Nghệ An, Lê Thị Thu đã tiến hành
nghiên cứu nòng nọc các loài lưỡng cư và xác định được nòng nọc của 15 loài
lưỡng cư, đồng thời đưa ra các dẫn liệu về sinh học, sinh thái và đặc điểm phát triển
các giai đoạn của nòng nọc một số loài [26]. Trên cơ sở đó đã bổ sung 2 loài cho
vùng nghiên cứu. Từ những dẫn liệu đó, tác giả đã tiếp tục nghiên cứu về nòng nọc
các loài trong giống Limnonectes Fitzinger (2008) và họ Megophryidae ở miền núi
Tây Nghệ An (2009) [27].
Năm 2009, Lê Thị Quý và cs. đã mô tả đặc điểm hình thái nòng nọc của loài
Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937) trên cơ sở phân tích các mẫu thu được ở
VQG Bạch Mã [15].
Giai đoạn tiếp theo, các nghiên cứu về nòng nọc các loài trong điều kiện nuôi
đối với những loài quý, hiếm và có giá trị khoa học đã được tiến hành như một giải
pháp bảo tồn ngoại vị nhằm bổ sung cho các quần thể tự nhiên, khai thác sử dụng
cũng như mục đích xuất khẩu. Theo hướng này các tác giả Lê Vũ Khôi, Đặng Tất
Thế, Hà Thị Tuyết Nga (2009) có nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của Chẫu
chàng xanh đốm Polypedates dennysi trong điều kiện nuôi tại Trại thực nghiệm Từ
Liêm, Hà Nội [10].
Năm 2010, Lê Thị Quý nghiên cứu nòng nọc các loài lưỡng cư ở VQG Bạch
Mã đã xác định được nòng nọc của 18 loài lưỡng cư, đồng thời đưa ra dẫn liệu sinh

học, sinh thái và đặc điểm phát triển các giai đoạn của nòng nọc một số loài, làm cơ
5
sở cho việc xây dựng bản đồ phân bố các loài lưỡng cư ở vùng nghiên cứu, phục vụ
cho công tác bảo tồn [17].
Năm 2011, các tác giả Lê Thị Thu, Cao Tiến Trung đã mô tả đặc điểm sinh
học cóc nhà Duttaphrynus melanosticus (Schneider, 1799) ở miền tây Nghệ An [28].
Năm 2012, Lê Thị Quý và cs. đã mô tả đặc điểm hình thái nòng nọc của hai
loài Microhyla butleri và M. heymonsi ở VQG Bạch Mã. Đồng thời bổ sung mở
rộng vùng phân bố của loài Microhyla butleri cho vùng nghiên cứu [19]. Cũng tại
VQG Bạch Mã, Lê Thị Quý và c.s đã mô tả đặc điểm hình thái nòng nọc và con non
của Ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis (Smith, 1924) [20].
Năm 2013, Hoàng Ngọc Thảo, Lê Thị Quý dựa trên phân tích các mẫu thu
được ở VQG Pù Mát và KBTTN Pù Huống đã mô tả đặc điểm sinh học nòng nọc
loài Rana johnsi Smith, 1921 [25].
1.1.2. Lược sử nghiên cứu loài Ếch cây kio
- Trưởng thành
Năm 2006, Ohler & Delorme [34] đã mô tả đặc điểm hình thái, trình tự gen
dựa trên mẫu chuẩn đầu tiên của loài Rhacophorus kio. Đồng thời so sánh một số
chỉ tiêu hình thái của loài Rhacophorus kio và Rhacophurus reinwardtii.
Đă có nhiều ghi nhận loài Rhacophorus kio trong các công trình nghiên cứu
khoa học của các tác giả Việt Nam. Cũng trong năm 2006, Trần Thanh Tùng và cs.
[32] nghiên cứu thành phần loài ếch nhái và bò sát ở vùng núi Yên Tử thuộc tỉnh
Bắc Giang đã xác định được 101 loài thuộc 25 họ, 5 bộ. Rhacophoridae có 5 loài,
trong đó có R. kio (Schlegel, 1840).
Năm 2007, Hồ Thu Cúc và cs. [7] ghi nhận ở khu vực huyện Hương Hóa,
tỉnh Quảng Trị có 92 loài ếch nhái và bò sát, trong đó ếch nhái có 41 loài thuộc 6
họ, 1 bộ. Họ Rhacophoridae có 14 loài. Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006
được đánh giá là loài quý hiếm, xếp vào cấp độ T (bị đe dọa) trong sách đỏ Việt
Nam (2000) và cấp độ EN (nguy cấp) trong danh lục IUCN (2004).
Năm 2009, Nguyễn Thiên Tạo [29] nghiên cứu khảo sát khu hệ bò sát và ếch

nhái khu vực Pia Oắc huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng sơ bộ thống kê tại KVNC
6
có 89 loài. Rhacophoridae có 6 loài. Rhacophorus kio được xếp vào cấp độ EN
trong sách đỏ Việt Nam (2007) và cấp độ VU trong IUCN (2009). Nguyễn Kim
Tiến [31] nghiên cứu thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở một số VQG và KBTTN
tỉnh Thanh Hóa thống kê được 3 bộ, 22 họ, 77 giống, 121 loài. Trong đó có 27 loài
quý hiếm có giá trị bảo tồn các cấp độ khác nhau. Họ ếch cây Rhacophoridae Hoff
man, 1932 có 6 loài. Loài Rhacophorus kio có ở KBTTN Xuân Liên.
Năm 2012, Ngô Đắc Chứng và cs. [5] nghiên cứu thành phần loài và đặc
điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát ở tỉnh Quảng Trị đã phát hiện và thống kê được
102 loài thuộc 3 bộ, 23 họ, 67 giống, bổ sung 32 loài so với công bố của Nguyên et
al 2009. Họ ếch cây Rhacophoridae có 5 loài, 2 loài mới bổ sung cho tỉnh Quảng
Trị là Ếch cây sần taylor và Ếch cây kio. Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006
phân bố chủ yếu trong sinh cảnh rừng thứ sinh và rừng nguyên sinh, theo các dải độ
cao từ 200-500 m. Phạm Thế Cường và cs. [8] nghiên cứu ở KBTTN Xuân Liên
tỉnh Thanh Hóa đã thống kê được 70 loài bò sát và ếch nhái thuộc 18 họ, 4 bộ, bổ
sung phân bố cho khu hệ 24 loài. Họ ếch cây Rhacophoridae có 7 loài.
Rhacophorus kio là 1 trong 4 loài của họ được ghi nhận bổ sung cho khu bảo tồn.
Đồng thời Ếch cây kio được đánh giá là 1 trong 17 loài có giá trị bảo tồn ở KBTTN
Xuân Liên, được xếp vào mức độ EN trong sách đỏ Việt Nam (2007). Nguyễn Huy
Hoàng và cs. [9] dựa vào bộ sưu tập lưỡng cư, bò sát tại bảo tàng sinh học trường
đại học khoa học tự nhiên và đại học quốc gia Hà Nội đã xác định được 219 loài
thuộc 23 họ và 6 bộ. Họ Rhacophoridae có 6 loài. Ếch cây Rhacophorus kio được
xếp vào cấp độ EN trong sách đỏ Việt Nam (2007) và cấp độ VU trong IUCN
(2012). Lê Thị Thanh và cs. [23] nghiên cứu họ ếch cây Rhacophoridae ở vùng tây
tỉnh Quảng Ngãi đã thống kê 13 loài thuộc 6 giống, trong đó có 5 loài quý hiếm.
Rhacophorus kio được xếp vào cấp độ EN trong sách đỏ Việt Nam (2007) và cấp độ
VU trong IUCN (2012). Ếch cây kio sống và hoạt động trên thân, cành cây, dưới
tán rừng và gần nguồn nước ở khe suối trong rừng hoặc rừng tự nhiên. Phân bố độ
cao trên 500 m, và thường bắt gặp ở rừng Cao Muôn huyện Ba Tơ. Đặc biệt trong

năm này Rowley et al. đã mô tả mẫu chuẩn đầu tiên của loài Rhacophorus helenae
7
là loài có quan hệ gần gũi nhất với Rhacophorus kio, đồng thời so sánh một số đặc
điểm sai khác giữa hai loài này [49].
Năm 2013, Hoàng Văn Chung và cs. [4] nghiên cứu thành phần loài bò sát
và ếch nhái của VQG Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 81 loài, trong đó 17
loài mới cho tỉnh Gia Lai. Họ Ếch cây Rhacophoridae có 14 loài. Rhacophorus kio
là loài được ghi nhận bổ sung cho danh lục Nguyễn Văn Sáng (1999). Đặc biệt
trong 18 loài bò sát và ếch nhái bị đe dọa, Ếch cây kio được xếp vào cấp độ EN
trong sách đỏ Việt Nam (2007) và VU trong IUCN (2012). Đậu Quang Vinh và cs.
[33] nghiên cứu đa dạng thành phần loài và sự phân bố theo độ cao của Ếch cây
Rhacophoridae tại KBTTN Pù Hoạt đã thống kê được 15 loài thuộc 7 giống. Giống
Rhacophorus có số loài nhiều nhất (5 loài). Kết quả nghiên cứu bổ sung cho Nghệ
An và khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An 11 loài. Rhacophorus kio được xếp
vào cấp độ EN theo sách đỏ Việt Nam (2007).
- Nòng nọc
Cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về đặc điểm
sinh học nòng nọc của loài Ếch cây kio.
Chính vì vậy nội dung nghiên cứu của đề tài là cần thiết, có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn nhằm cung cấp sự hiểu biết đầy đủ về loài lưỡng cư quý hiếm này.
1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội KVNC
1.3.1. Vị trí địa lí và địa hình
Vị trí địa lý
Khu BTTN Pù Huống ở phía Bắc của dải Trường Sơn, toạ độ 19
0
15’5

-
19
0

28’31

vĩ Bắc, 104
0
44

27” - 105
0
1’9” kinh Đông, nằm trong địa giới hành chính
của 12 xã thuộc 5 huyện:
- Huyện Quế Phong: xã Cắm Muộn, Quang Phong.
- Huyện Quỳ Châu: xã Châu Hoàn, Diễn Lãm.
- Huyện Quỳ Hợp: xã Châu Thành, Châu Cường, Châu Thái.
- Huyện Tương Dương: xã Nga My, Yên Hoà, Yên Tĩnh, Hữu Khuông.
8
- Huyện Con Cuông: xã Bình Chuẩn.
 Địa hình:
KBTTN Pù Huống có địa hình đồi núi dốc và hiểm trở. Kiểu địa hình phổ
biến là các ngọn núi tiếp tục cánh cung Pù Hoạt ở phía Bắc trải dài 43 km chạy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam và 20 - 23 km theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Kiểu
địa hình này hình thành nên ranh giới giữa các huyện Quế Phong, Quỳ Châu và Quỳ
Hợp về phía Đông Bắc và các huyện Tương Dương, Con Cuông về phía Tây Nam.
Khu bảo tồn nằm về cả 2 hướng núi, phía Nam là núi Phu cô nằm hơi thẳng
góc với dải núi chính Phu Lon - Pù Huống. Độ cao trong vùng dao động trong
khoảng từ 200 đến 1.447m. Điểm cao nhất trong KBT là đỉnh Phu Lon (1.447m)
nằm ở phần cuối phía Tây Bắc của dãy núi. Ngoài ra còn có đỉnh Pù Huống
(1.200m) và các đỉnh khác có độ cao từ 1.125 - 1.311m. Do địa hình chia cắt mạnh
và sâu tạo nên nhiều dòng suối dốc và hiểm trở. Trong vùng chủ yếu là núi đất, có
một phần nhỏ núi đá vôi xen kẽ và một khối núi đá vôi nhỏ ở phía Nam KBT thuộc
địa phận xã Bình Chuẩn.

1.3.2. Khí hậu, thuỷ văn
KBTTN Pù Huống thuộc vào miền khí hậu Trường sơn Bắc nhưng mang
tính đặc thù riêng. Khí hậu ở đây không những phân hoá theo độ cao từ 200m -
600m mà còn phân hoá do ảnh hưởng yếu dần của gió mùa Đông Bắc ở phía sườn
Bắc, còn sườn Nam lại chịu ảnh hưởng của vùng khô hạn điển hình Mường Xén -
Kỳ Sơn. Chính sự mạnh lên của gió mùa Tây Nam và sự suy yếu của gió mùa Đông
Bắc khi tới Pù Huống đã tạo nên những nét riêng về khí hậu cho vùng (bảng 1.1.).
Đặc biệt, ở hai triền núi cao trên 1.000m thường xuyên có mây mù bao phủ
và độ ẩm cao hơn tại vùng ranh giới chân núi, điều này ảnh hưởng rõ lên sự phân bố
và thành phần các loài sinh vật. Do địa hình bị chia cắt mạnh nên trong KBT có
nhiều dòng suối dốc và hiểm trở như Nậm Quang, Nậm Gươm, Huổi Bô, Huổi Khi,
Huổi Nây ở phía Bắc và Nậm Líp, Nậm Chao, Huổi Kít, Nậm Ngàn, Nậm Chon,
Huổi Ôn ở phía Nam. Dải núi chính vừa là đầu nguồn của sông Cả và sông Hiếu,
vừa tạo nên sự khác biệt về khí hậu ở hai phía núi. Các dãy núi cũng hình thành
9
đường phân thuỷ của sông Hiếu về phía Bắc và sông Cả về phía Nam. Sông Hiếu
nhập vào sông Cả ở phần nam của tỉnh Nghệ An tạo nên phần lưu vực chính sông
Cả và đổ ra cửa biển gần thành phố Vinh.
Bảng 1.1. Một số chỉ số khí hậu thuỷ văn ở KBTTN Pù Huống
Tháng
Chỉ số
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB
Nhiệt độ
(
0
C)
17 18,1 20,9 24,7 27,5 28,3 28,7 27,6 26,3 24 21 18,1 23,5
Lượng
mưa (mm)
35,6 34,4 43,6 92 117,4 163,2 158,2 268,2 386 300,5 104,5 33,5 144,7

Biên độ
giao động
nhiệt độ
6,8 6,1 6,9 8,5 9,9 9,3 10 8,6 7,6 7,3 7 7,6 8
Độ ẩm
(%)
89 89 89 85 81 81 74 84 87 88 88 87 85
Số giờ
nắng
2,8 2,3 2,9 4,6 6,6 5,8 6,7 5,2 5,1 4,8 3,6 3,6 4,5
(Nguồn: các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam)
1.3.3. Tài nguyên rừng
a. Hiện trạng tài nguyên rừng:
KBTTN Pù Huống có các kiểu rừng sau:
Rừng giàu (IIIB, IIIA3): Loại rừng này chủ yếu ở những nơi cao, xa dân cư,
chiếm 10,8% rừng tự nhiên, diện tích 4.191,9 ha, cấu trúc nhiều tầng, độ tán che 0.6
- 0.9, đạt trữ lượng bình quân 230m
3
/ha, nên khả năng phòng hộ rất cao, ngoài việc
bảo vệ đất khỏi bị xói mòn, rửa trôi rừng, còn có tác dụng quan trọng trong việc
điều giữ, tạo nguồn sinh thủy.
Rừng trung bình (IIIA2): Diện tích là 3.475 ha, chiếm 8,9% rừng tự nhiên.
Thường phân bố ở những nơi núi dốc, cao, xa khu dân cư, đây là rừng thứ sinh phục
hồi sau khai thác, có cấu trúc 2 - 3 tầng tán, trữ lượng bình quân 155m
3
/ha, tuy
nhiên các rừng thường không liên tục nhất là các tầng cây gỗ.
Rừng nghèo (IIIA1): Diện tích là 16.575,8 ha chiếm 42,5% rừng tự nhiên.
Rừng bị khai thác nhiều lần, chất lượng kém, tán rừng bị phá vỡ nhiều mảng lớn,
10

dưới tán rừng nhiều dây leo, bụi rậm, trữ lượng bình quân 75m
3
/ha. Tổ thành loài
chủ yếu là các loài cây gỗ tạp, chức năng phòng hộ kém.
Rừng phục hồi (IIA, IIB): Là rừng phục hồi sau nương rẫy và sau khai thác
kiệt, rừng có mật độ cây lớn nhưng đường kính, chiều cao nhỏ, cấu trúc rừng đơn
giản thường chỉ có một tầng cây gỗ, tầng cây bụi và thảm tươi.
Rừng hỗn giao: Cấu trúc rừng phức tạp, chủ yếu là rừng Gỗ + Nứa, Gỗ
+Giang, hoặc Nứa + Gỗ, Giang + Gỗ, được hình thái do hậu quả trực tiếp qua việc
phát nương làm rẫy hoặc khai thác kiệt, trữ lượng bình quân 65m
3
/ha, tre nứa có
mật độ 5,5 ngàn cây/ha.
Rừng tre nứa: Thành phần chủ yếu là Nứa, Giang, có mật độ 8.500 cây/ha,
có diện tích là 428,1 ha, chiếm 1,1% diện tích rừng tự nhiên.
Rừng núi đá: Diện tích 523,3 ha chiếm 1,3% diện tích rừng tự nhiên, tập
trung ở xã Xiêng My với 261,7 ha (chiếm 50%).
b. Hiện trạng thảm thực vật
Thảm thực vật ở KBTTN Pù Huống bị chi phối bởi các yếu tố chính gồm độ
cao, địa chất và hoạt động kinh tế của con người. Theo độ cao, thảm thực vật ở
KBT khác nhau ở các độ cao trên và dưới 900 m. KBTTN Pù Huống hiện có các
thảm thực vật chính sau:
Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi cao hỗn giao cây lá rộng với
cây lá kim: Kiểu rừng này có diện tích là 3977,3 ha, ở độ cao >1200m, thực vật
chiếm ưu thế là cây lá rộng, cây lá kim có một số loài có tầm vóc to lớn nhưng mật
độ và sinh khối không vượt quá 30%.
Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi trung bình: Kiểu
rừng này có diện tích là 10.205,6 ha, ở độ cao 700 - 1.200m theo sườn núi Pù Lon,
Pù Huống.
Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp: Kiểu rừng này có

diện tích là 23.223,1 ha, nằm ở độ cao <700 m, phân bố đều khắp khu bảo tồn, do
sự chi phối của địa hình nên thảm thực vật không đồng đều với nhiều họ và nhiều
đại diện ưa sáng.
11
Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mùa mưa nhiệt đới đá vôi: Kiểu rừng này
có diện tích 523,5 ha, phân bố trên núi đá vôi ở các xã do sự chi phối của mặt địa
hình nên mặt tán thường nhấp nhô không đều nhưng màu xanh của tán vẫn liền dải,
tầng tán phức tạp, lá quanh năm.
Kiểu rừng nhân tác tre, nứa: Kiểu rừng này có diện tích là 428,1 ha, giang,
nứa, lùng phát triển hầu như thuần loài, nứa tép phát triển trên một số nương rẫy bị
bỏ hoang lâu ngày hoặc do người dân khai thác quá mức, rừng lác đác có một số
cây gỗ như Dẻ gai, Lim xẹt, Ngát,…đa phần cong queo, sâu bệnh.
Kiểu rừng hỗn giao gỗ - tre nứa: Kiểu rừng này phân bố rải rác ở độ cao <
1.200m dọc theo các suối và gần bản làng có diện tich 599,5 ha, được hình thành
sau khai thác kiệt. Rừng tre nứa xuất hiện sau nương rẫy bỏ lại lâu ngày với các loài
Nứa, Giang,…mọc vào các khoảng trống tạo nên kiểu rừng hỗn giao gỗ và tre nứa.
Kiểu quần lạc cỏ, cây bụi, có cây gỗ rải rác trên núi đất: Kiểu quần lạc này
có diện tích 1.170,6 ha, có nguồn gốc từ nương rẫy cũ đã bỏ hoang hóa lâu ngày.
c. Khu hệ thực vật
Theo kết quả điều tra giám định và lập danh lục thực vật của các chuyên gia
thực vật, trong khu rừng đặc dụng Pù Huống bao gồm 1.137 loài, 585 chi, 166 họ, 5
ngành thực vật. Tài nguyên thực vật rất phong phú và đa dạng về thành phần loài
thực vật bậc cao có mạch. Kết quả tóm tắt danh lục thực vật rừng như sau:
Bảng 1.2. Thành phần loài thực vật ở KBTTN Pù Huống
Nhóm phân loại Số họ Số chi Số loài
Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 1 2 4
Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 2 2 7
Ngành Dương xỉ (Polypodophyta) 17 39 65
Ngành hạt trần (Pinophyta) 7 9 15
Ngành hạt kín (Magnoliophyta)

- Lớp 1 lá mầm (Liliopsida)
- Lớp 2 lá mầm (Magnoliopsia)
139
26
113
533
89
444
1.046
164
882
Tổng cộng 166 585 1.137
(Nguồn : Kết quả điều tra bổ sung năm 2013 [2], [3])
Khu hệ thực vật Pù Huống gồm yếu tố bản địa là chủ yếu và yếu tố đặc hữu
"Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa" với các họ ưu thế là họ Dẻ, Long não, Đậu,
12
Xoan, Bồ Hòn, Trám; các yếu tố Vân Nam, Quý Châu với các đại diện là họ Thích,
Nhài, Hồ Đào, Đỗ Quyên và yếu tố Xích Kim Miến Điện có các loài thuộc họ Bàng,
họ Bằng Lăng, họ Gạo.
Trong tổng số các loài thực vật đã được ghi nhận có 31 loài được xếp vào
SĐVN (2007), đây là các loài quý hiếm đặc trưng cho vùng rừng Bắc Trung Bộ. Pù
Huống cũng là nơi bảo tồn các loài cây gỗ quý hiếm, điển hình của vùng như Gụ,
Pơ mu, Sa mộc, Sến mật, Táu mật, Chò chỉ, Lim, Giổi
d. Khu hệ động vật
Cho đến nay đã thống kê được tại KBTTN Pù Huống có 461 loài động vật có
xương sống trên cạn, số lượng các nhóm được thống kê ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Thành phần loài các nhóm động vật ở KBTTN Pù Huống
TT Nhóm động vật Số bộ Số họ Số loài
1 Thú 10 28 100
2 Chim 15 51 265

3 Bò sát 2 15 71
4 Lưỡng cư 1 6 25
Tổng 28 99 461
(Nguồn : Kết quả điều tra bổ sung năm 2013 [2], [3])
Hiện tại, trong số 100 loài thú có nhiều loài thú lớn và quý, hiếm đang được
bảo vệ như Bò tót Bos gaurus, Voi Elephas maximus, Gấu ngựa Ursus thibetanus,
Gấu chó Ursus malayanus; các loài linh trưởng (8 loài, kể cả phân loài là 11, chiếm
50% số loài linh trưởng của cả nước) như Voọc xám Trachypithecus phayrei, Culi
lớn Nycticebus coucang, Culi bé Nycticebus pigmaneus. Họ Mèo Felidae có 6 loài:
Báo lửa Felis temmincki, Mèo cá Prionailusus viverrina, Mèo rừng Felis
bengalensis, Báo gấm Neofelis nebulosa, Báo hoa mai Panthera pardus, Hổ
Panthera tigris. Nhiều loài quý, hiếm khác như Sơn dương Capricornis
sumatraensis, Chồn dơi Cynocephalus variegatus, Tê tê Manis pentadactyla
Ngoài ra ở đây đã phát hiện được loài Sao la Pseudoryx nghetinhensis là loài thú
quý hiếm.
Trong số 95 loài lưỡng cư, bò sát hiện biết ở KBT, có 30 loài quý, hiếm và
có giá trị bảo tồn, trong đó có nhiều loài đáng chú ý như Trăn đất Python molurus,
13
Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah, Rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons và Rùa
hộp ba vạch Cuora trifasciata.
1.3.4. Tình hình dân sinh kinh tế của các xã ở vùng đệm KBT
KBTTN Pù Huống nằm trên địa bàn 12 xã thuộc 5 huyện Quỳ Hợp, Quỳ
Châu, Quế Phong, Con Cuông và Tương Dương. Hiện trong KBT có một số nương
rẫy trái phép đã có từ trước và nương rẫy mới lấn chiếm của đồng bào dân tộc đến
canh tác. Tổng số hộ dân nằm tiếp giáp KBT là 11.071 hộ với 50.831 nhân khẩu,
gồm các dân tộc Thái, H’mông, Khơ mú, số ít người Thổ, Mường và Hoa , trong
đó người Thái chiếm đa số trong cộng đồng các dân tộc thiểu số của vùng, tập trung
chủ yếu ở các huyện Quế Phong (80% dân số của huyện), Quỳ Hợp (74% dân số
của huyện)
Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, văn hoá của cộng đồng các dân tộc thiểu

số sinh sống trong vùng đã dẫn đến sự khác biệt về kinh tế của người dân ở KVNC.
Các ngành nghề chủ yếu của người dân trong vùng bao gồm:
a. Sản xuất nông nghiệp: đây là hoạt động chủ yếu của người dân địa phương
ở vùng đệm KBT, bao gồm trồng lúa nước, làm nương rẫy và canh tác các loại cây
lương thực như ngô, sắn, lạc
Đặc điểm cư trú của đồng bào dân tộc Thái hay Thổ (chiếm đa số) là làng,
bản chủ yếu tập trung ở trong các thung lũng nơi có các con suối đầu nguồn chảy
qua. Người dân ở đây đều có thói quen trồng lúa hay các loài cây lương thực bằng
hình thức phát nương làm rẫy theo trình tự luân canh bỏ hoá, mỗi mảnh nương
thường chỉ làm 2 hay 3 vụ rồi bỏ hoang, sau 2 - 3 năm họ quay trở lại
b. Chăn nuôi: là phương thức phát triển kinh tế phổ biến đối với người dân ở
vùng đệm, hầu hết các hộ gia đình đều có truyền thống chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Quy mô và đối tượng chăn nuôi tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và mục đích chăn
nuôi của từng hộ. Phương thức chăn nuôi, nhất là trâu bò chủ yếu chăn thả tự do, có
nơi gần như chăn nuôi theo kiểu tự nhiên hoàn toàn, điều này đã có tác động đến
sinh cảnh cư trú của các loài hoang dã trong KBT. Do vậy, tương tự như tại hầu hết
14
các khu rừng đặc dụng khác trong cả nước hoạt động chăn thả gia súc tự do đã trở
thành một trong các mối đe dọa đối với KBT.
Theo kết quả điều tra có 70,97% số hộ nuôi lợn, trâu, bò. Trong đó số hộ
nuôi trâu, bò với mục đích thương mại chỉ chiếm khoảng 15%, và thu nhập từ việc
chăn nuôi của các hộ này chiếm đến 36,89% trong tổng thu nhập.
c. Các nghề phụ: chủ yếu là dệt thổ cẩm, đan lát và khai thác một số loài cây
nguyên liệu khác, đáng chú ý là cây dược liệu Nghề phụ chưa đóng vai trò quan
trọng trong thu nhập của người dân.
d. Săn bắt động vật rừng, khai thác gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ. Săn bắt
động vật rừng (chim, thú, rắn, rùa) và đánh bắt cá là tập quán truyền thống, mang lại
nguồn thực phẩm chính cho cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương ở các
bản thuộc vùng đệm KBT.
Khai thác gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ từ rừng (tre nứa, song mây ), nguồn

thu nhập từ hoạt động này chỉ đạt 16,93% tổng thu nhập trung bình của các hộ điều
tra.
15
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014 ở
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.
Thời gian thu mẫu gồm 2 đợt: tháng 7/ 2013 và tháng 8/2014.
Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm sau các đợt thu mẫu.
- Các điểm thu mẫu trên thực địa (bảng 2.1, hình 2.1):
Bảng 2.1. Các điểm thu mẫu nòng nọc ở Khu BTTN Pù Huống
TT Địa điểm Tọa độ Độ cao
1 Khe Cô 19
0
21’173”N - 104
0
59’291”E 419m
2 Khe Noọng Bon 19
0
33’155”N - 105
0
00’16”E 659m
2.2. Tư liệu
Phân tích 148 mẫu vật, bao gồm 3 ổ trứng, 124 mẫu nòng nọc, 1 mẫu con
non, và 20 mẫu ếch trưởng thành.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu thực địa
Mẫu được thu thập bằng cách bắt bằng tay (đối với ổ trứng và ếch trưởng
thành), thu bằng vợt (đối với nòng nọc).

Thu thập các dẫn liệu liên quan đến môi trường, sinh cảnh sống:
+Loại hình thuỷ vực nơi thu mẫu: khe suối, các vũng nước đọng
+Đặc điểm thuỷ vực: khe suối có nước chảy yếu hay mạnh, vùng nước quẩn;
diện tích vực nước; độ sâu vực nước, độ sâu nơi thu mẫu nòng nọc.
+Đặc điểm nền đáy thuỷ vực: nền cát, đá cuội, lá mục
+Thành phần thực vật, động vật thuỷ sinh khác
+Vị trí nơi thu mẫu: ven khe suối, giữa suối
+Nhiệt độ, độ ẩm môi trường; nhiệt độ nước; pH nước.
16
Hình 2.1. Bản đồ Khu BTTN Pù Huống và các điểm thu mẫu
Ghi chú:
Khe Cô
Khe Noọng Bon
17
2.3.2. Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu vật
- Mẫu thu được cố định trong cồn 90
0
trong 1 giờ, sau đó chuyển sang bảo
quản trong dung dịch hỗn hợp gồm cồn 70
0
+ formalin 10% với tỉ lệ 50 : 50.
- Mẫu thu ở mỗi vị trí được đánh số và bảo quản trong hộp nhựa riêng.
2.3.3. Dụng cụ hoá chất
- Kính lúp soi nổi, thước kẹp điện tử.
- Vợt: được lằm bằng vải màn mềm để tránh mẫu bị cọ xát dẫn đến hư hỏng.
- Dụng cụ đo nhiệt độ, độ ẩm môi trường, nhiệt độ nước, pH nước.
- Hộp nhựa đựng mẫu.
- Formalin 35 - 40%, 10%; cồn 90
0
, 70

0
.
2.3.4. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
2.3.4.1. Phân tích đặc điểm hình thái nòng nọc
- Hình dạng cơ thể: thân hình tròn, oval hoặc elíp tuỳ từng loài và nhóm
loài. Thân cao nếu chiều cao thân lớn hơn chiều rộng thân (H > W), thân trung bình
(H = W), thân dẹp (H < W).
- Mắt: lớn, nhỏ hay trung bình so với kích thước cơ thể; vị trí mắt ở mặt bên
hay mặt trên (hình 2.2).
a b
Hình 2.2. Vị trí mắt của nòng nọc (theo McDiarmid R. W., Altig R., 1999)
a. Phía bên; b. Phía trên
- Mũi: vị trí ở phía bên, phía trên hoặc trước.
- Đĩa miệng: hình dạng đĩa miệng: tròn hay elíp, bầu dục ; đĩa miệng có
dạng thuỳ bám, dạng phễu hút, dạng ăn mặt nước, dạng bám đáy (hình 2.3).
a b c d

×