Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật trồng rau cải bắp trài vụ sử dụng màng phủ nông ghiệp tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.3 KB, 172 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐÀO THỊ NGỌC
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG RAU CẢI BẮP
TRÁI VỤ SỬ DỤNG MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP
TẠI PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
THÁI NGUYÊN, 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐÀO THỊ NGỌC
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG RAU CẢI BẮP
TRÁI VỤ SỬ DỤNG MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP
TẠI PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 60.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
THÁI NGUYÊN, 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong các nghiên cứu
khác. Mọi trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả
Đào Thị Ngọc
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rau cải
bắp trái vụ tại Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn
tới sự giúp đỡ tận tình về chuyên môn và mọi mặt của cô giáo hướng dẫn TS.
Nguyễn Thuý Hà.


Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn này.
Trong thời gian thực hiện đề tài em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu từ Ban
lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Nông học, khoa sau đại học,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn của em không
tránh khỏi những khiếm khuyết, vậy em kính mong các thầy cô giáo đóng góp ý
kiến để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu nói trên để
luận văn của em hoàn thành đúng tiến độ và nội dung đề ra.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Tác giả
Đào Thị Ngọc
iii
MC LC
M U 1
1. TNH CP THIT CA TI 1
2. MC CH, YấU CU, í NGHA CA TI 2
2.1. Mc ớch 2
2.2. Yờu cu 3
2.3. í ngha ca ti 3
Chng 1. TNG QUAN TI LIU 5
1.1. C S KHOA HC CA TI 5
1.1.1. C s thc tin 5
1.1.2. C s lý lun 6
1.2. NHNG NGHIấN CU LIấN QUAN N TI 7
1.2.1. Nhng nghiờn cu v che ph t trờn th gii v Vit Nam 7
1.2.1.1. Nhng nghiờn cu v che ph t trờn th gii 7
1.2.1.2. Nhng nghiờn cu v che ph t Vit Nam 8
1.2.1.3. Tỏc dng ca vt liu che ph trong sn xut rau. 11

1.2.1.4. Cỏc loi vt liu ph trong sn xut rau 12
1.2.2. Nhng nghiờn cu v phõn hu c 13
1.2.2.1. Li ớch ca vic bún phõn hu c cho cõy trng 13
1.2.2.2. Cỏc loi phõn hu c trong sn xut nụng nghip 14
1.2.3. Nhng nghiờn cu v phõn bún lỏ 20
1.2.4. Nhng nghiờn cu v thuc tr sõu sinh hc trờn rau 23
1.2.4.1. Thành phần vi sinh vật gây bệnh lên côn trùng hại rau 23
1.2.4.2. Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hởng của các chế phẩm vi sinh vật
đến khả năng phòng trừ sâu hại, năng suất và chất lợng rau 24
1.2.5. Nhng vt liu nghiờn cu liờn quan n ti 27
Chng 2. NI DUNG V PHNG PHP NGHIấN CU 32
2.1. I TNG, VT LIU V PHM VI NGHIấN CU 32
iv
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu 32
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32
2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 32
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.3. CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI 36
2.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển 36
2.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 38
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 39
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các vật liệu phủ khác nhau đến sinh
trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của rau cải bắp trái vụ 40
3.1.1. Ảnh hưởng của việc che phủ đến động thái ra lá ngoài của cải bắp 40
3.1.2. Ảnh hưởng của việc che phủ đến đường kính tán cải bắp 42
3.1.3. Ảnh hưởng của việc che phủ đến đường kính bắp cải bắp 43
3.1.4. Ảnh hưởng của việc che phủ đến tình hình sâu bệnh hại cải bắp. 45

3.1.5. Ảnh hưởng của việc che phủ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của cải bắp 48
3.1.6. Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế các công thức cải bắp 51
3.2. Kết quả ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến rau cải bắp trái vụ trồng sử
dụng màng phủ nông nghiệp tại Phú Bình, Thái Nguyên 52
3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến động thái ra lá ngoài
của cải bắp 52
3.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ đến đường kính tán của
cải bắp 54
3.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ đến đường kính bắp của
cải bắp 56
v
3.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của cải bắp 58
3.2.5. Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức bón liều lượng phân
hữu cơ khác nhau đến cải bắp 60
3.3. Kết quả nghiên cứu loại phân bón lá phù hợp cho rau cải bắp trồng sử dụng
màng phủ nông nghiệp tại Phú Bình, Thái Nguyên 61
3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của cải bắp 61
3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến đường kính tán lá của cải bắp 63
3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến đường kính bắp cải bắp 64
3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất cải bắp 66
3.4. Kết quả nghiên cứu loại thuốc trừ sâu sinh học phù hợp cho rau cải bắp trồng sử
dụng màng phủ nông nghiệp tại Phú Bình, Thái Nguyên 68
3.4.1. Thành phần sâu gây hại cải bắp 69
3.4.2. Diễn biến sâu hại cải bắp 69
3.4.3. Hiệu lực của thuốc trừ sâu sinh học đến sâu hại cải bắp 71
3.4.4. Ảnh hưởng thuốc trừ sâu sinh học đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của cải bắp 74

3.4.5. Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế các công thức đến cải bắp 76
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 788
1. Kết luận 78
2. Đề nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 799
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
Diễn giải nội dung viết tắt
BVTV
Bảo vệ thực vật
CT
Công thức
CV
Hệ số biến động
ĐBSCL
Đồng bằng sông cửu long
FAO
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới
HCBVTV
Hóa chất bảo vệ thực vật
IPM
Phòng trừ dịch hại tổng hợp
LSD
Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
NSLT
Năng suất lý thuyết
NSTT
Năng suất thực thu
VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Động thái ra lá ngoài của cải bắp 40
Bảng 3.2: Động thái tăng trưởng đường kính tán lá cải bắp 42
Bảng 3.3: Động thái tăng trưởng đường kính bắp của cải bắp 44
Bảng 3.4: Mật độ sâu tơ gây hại cải bắp 45
Bảng 3.6: Tỷ lệ bệnh hại cải bắp 47
Bảng 3.7: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cải bắp 49
Bảng 3.8: Chi phí công chăm sóc ở các công thức thí nghiệm 51
Bảng 3.9: Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế của công thức thí nghiệm 52
Bảng 3.10: Động thái ra lá ngoài của cải bắp 53
Bảng 3.11: Động thái tăng trưởng đường kính tán lá cải bắp 55
Bảng 3.12: Động thái tăng trưởng đường kính bắp cải bắp 57
Bảng 3.13: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cải bắp 58
Bảng 3.14: Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm 61
Bảng 3.15: Động thái ra lá ngoài của cải bắp 62
Bảng 3.16: Động thái tăng trường đường kính tán của cải bắp 63
Bảng 3.17: Động thái tăng trưởng đường kính bắp của cải bắp 64
Bảng 3.18: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cải bắp 66
Bảng 3.19: Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế các công thức thí nghiệm 68
Bảng 3.20: Thành phần sâu gây hại cải bắp 69
Bảng 3.21: Diễn biến mật độ sâu tơ gây hại cải bắp 69
Bảng 3.22: Diễn biến mật độ sâu xanh gây hại cải bắp 70
Bảng 3.23: Hiệu lực của thuốc trừ sâu sinh học đến sâu tơ 72
Bảng 3.24: Hiệu lực của thuốc trừ sâu sinh học với sâu xanh 73
Bảng 3.25: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cải bắp 75
Bảng 3.26: Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế các công thức thí nghiệm 76
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn động thái ra lá ngoài của cải bắp 41
Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn đường kính tán lá của cải bắp 43
Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn động thái tăng trưởng đường kính bắp cải bắp 44
Hình 3.4: Biểu đồ biểu diễn mật độ sâu tơ gây hại cải bắp 46
Hình 3.5: Biểu đồ biểu diễn mật độ sâu xanh gây hại cải bắp 47
Hình 3.6: Biểu đồ biểu diễn tình hình bệnh hại cải bắp 48
Hình 3.7: Biểu đồ biểu diễn khối lượng trung bình bắp 49
Hình 3.8: Biểu đồ biểu diễn năng suất của cải bắp 53
Hình 3.9: Biểu đồ biểu diễn động thái ra lá ngoài của cải bắp 55
Hình 3.10: Biểu đồ biểu diễn đường kính tán lá của cải bắp 56
Hình 3.11: Biểu đồ biểu diễn đường kính bắp cải bắp 57
Hình 3.12: Biểu đồ biểu diễn khối lượng trung bình của cải bắp 59
Hình 3.13: Biểu đồ biểu diễn năng suất của cải bắp 59
Hình 3.14: Biểu đồ biểu diễn động thái ra lá của cải bắp 62
Hình 3.15: Biểu đồ biểu diễn đường kính tán lá cải bắp 63
Hình 3.16: Biểu đồ biểu diễn đường kính bắp của cải bắp 65
Hình 3.17: Biểu đồ biểu diễn khối lượng trung bình của cải bắp 67
Hình 3.18: Biểu đồ biểu diễn năng suất của cải bắp 67
Hình 3.19: Biểu đồ biểu diễn mật độ sâu tơ gây hại cải bắp 70
Hình 3.20: Biểu đồ diễn biến sâu xanh gây hại cải bắp 71
Hình 3.21: Biểu đồ biểu diễn hiệu lực trừ sâu tơ 72
Hình 3.22: Biểu đồ biểu diễn hiệu lực trừ sâu xanh 74
Hình 3.23: Biểu đồ biểu diễn khối lượng trung bình bắp 75
Hình 3.24: Biểu đồ biểu diễn năng suất cải bắp 76
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khi xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu của con người càng tăng.
Trước kia nhu cầu của con người là “ăn no mặc ấm” ngày nay là “ăn ngon mặc
đẹp”. Nhu cầu về ăn uống của con người không chỉ ngon mà còn phải đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Để đáp ứng phần nào đó nhu cầu chính đáng
của con người, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu phải không ngừng tìm tòi, đưa ra
những tiến bộ mới cho nông nghiệp, trong đó có những tiến bộ mới cho nghề trồng
rau.
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn hàng
ngày. Người ta từng nói “cơm không rau như đau không thuốc”[4] để nhấn mạnh
tầm quan trọng của rau. Rau là loại thực phẩm cung cấp các loại dinh dưỡng thiết
yếu như: vitamin, lipit, protein, và các loại khoáng chất quan trọng như: canxi,
photpho, sắt….rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người[1]. Rau còn cung
cấp lượng lớn chất xơ, làm tăng nhu mô ruột và hệ tiêu hóa, là thực phẩm hỗ trợ sự
di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa, giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt. Trong
mâm cơm, rau quả tươi góp phần quan trọng để tăng sức hấp dẫn của các món ăn.
Vệ sinh an toàn thực phẩm(VS-ATTP) đối với các loại rau xanh đang được
xã hội đặc biệt quan tâm. Việc ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng
và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá đã gây ảnh hưởng
không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài đối với sức khỏe cộng đồng. Trước vai trò
của rau xanh và những thực trạng trong sản xuất rau khi đời sống phát triển, nhu
cầu về rau an toàn đạt chất lượng cao ngày càng gia tăng cho thấy việc sản xuất ra
nhiều loại rau với số lượng lớn, đảm bảo an toàn là một nhiệm vụ quan trọng. Bên
cạnh đó việc sản xuất rau trái vụ phục vụ nhu cầu xã hội làm tăng thu nhập cho
người dân cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
Cải bắp là loại rau rất được ưa chuộng, có giá trị dinh dưỡng cao. Người ta
có thể chế biến rất nhiều món ăn từ cải bắp như: luộc, sào, nấu, muối chua, kim chi
và làm cả bánh ngọt. Các nhà y tế còn đánh giá rất cao về khả năng chữa bệnh của
cải bắp. Sử dụng loại rau này cho người bị tim mạch, viêm ruột và dạ dày rất tốt.
2
Việt Nam cũng có điều kiện khá thuận lợi cho sản xuất cải bắp và được ưa chuộng
nên cải bắp được trồng rộng rãi. Tuy vậy năng suất cải bắp chưa cao (20 – 25
tấn/ha) và cũng chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng về rau sạch[16]. Việc sản xuất vẫn
theo lối cổ truyền, chưa áp dụng kĩ thuật sản xuất mới, các vấn đề về ô nhiễm đất,

nước, các hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau đã ảnh hưởng
không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng trước mắt cũng như lâu dài. Các phương pháp
sản xuất cũ tốn công lao động, sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật đang là vấn
đề nhức nhối của sản xuất hiện nay.
Trong những năm gần đây trên thế giới và trong nước đang hình thành xu thế
xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững nhằm nâng cao sản lượng và chất
lượng cây trồng, mà yêu cầu đặt ra là giảm thiểu được những chất độc hại vào môi
trường tự nhiên[3]. Sản xuất rau theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt Việt Gap
cũng được coi là một trong những biện pháp quan trọng để hình thành các cân bằng
sinh học dựa trên cơ sở sử dụng cân đối phân bón hóa học, dùng nhiều phân hữu cơ,
tăng cường sản xuất có che phủ bề mặt và sử dụng phân bón thông qua lá, áp dụng
các biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng các loại chế phẩm từ tự nhiên[11]. Các biện
pháp trong quy trình sản xuất đó đã đẩy mạnh vào việc phát triển một nền nông
nghiệp bền vững mà tất cả các nước có nền nông nghiệp đều phải hướng đến.
Huyện Phú Bình là khu vực có truyền thống sản xuất rau màu lâu đời tuy
nhiên ở đây vẫn chưa áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất vì vậy dẫn đến năng suất,
chất lượng rau chưa cao hiệu quả từ nghề trồng rau thấp chưa cải thiện đời sống cho
người nông dân.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh
tế của sản xuất rau cải bắp tại địa phương chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rau cải bắp trái vụ tại Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên”
2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích
Lựa chọn được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp để sản xuất rau cải bắp
trái vụ tại Phú Bình – Thái Nguyên.
3
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá sinh trưởng, các yếu tố năng suất, hiệu quả kinh tế của rau cải bắp
trái vụ trồng sử dụng các vật liệu phủ khác nhau.

- Đánh giá sinh trưởng, các yếu tố năng suất, hiệu quả kinh tế của rau cải bắp
trái vụ khi bón lượng phân hữu cơ khác nhau trồng sử dụng màng phủ nông nghiệp
- Đánh giá sinh trưởng, các yếu tố năng suất, hiệu quả kinh tế của rau cải bắp
trái vụ khi sử dụng các loại phân bón lá khác nhautrồng sử dụng màng phủ nông
nghiệp .
- Đánh giá tình hình sâu bệnh, hiệu lực trừ sâu khi sử dụng các loại thuốc trừ
sâu sinh học khác nhau đến rau cải bắp trồng trái vụ bằng màng phủ nông nghiệp .
2.3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học:
Thu thập được những kinh nghiệm và kiến thức thực tế, củng cố lý
thuyết đã học.
4
*Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất nghĩa
- Nâng cao nhận thức của người dân địa phương đối với việc ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp bền vững.
- Mô hình cho người sản xuất thấy lợi nhuận thu được do áp dụng tiến bộ
kỹ thuật mới cao hơn đầu tư canh tác kiểu cũ và cũng nâng cao trách nhiệm
của người sản xuất đối với sức khoẻ của cộng đồng.
- Kỹ thuật áp dụng đơn giản, phù hợp với trình độ canh tác ở địa phương,
giảm chi phí sản xuất; sản phẩm được thị trường tiêu thụ chấp nhận, vì vậy
mô hình dễ dàng được nhân dân đồng tình áp dụng và nhân rộng trong vùng sản
xuất rau sạch của tỉnh Thái Nguyên.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Cơ sở thực tiễn
Tân Đức là một xã phía Bắc của huyện Phú Bình, là xã có truyền thống trồng
rau màu lâu đời. Sản xuất rau mầu chiếm 80% diện tích đất nông nghiệp tại địa
phương. Sản xuất rau chính vụ đang được quan tâm đầu tư khá lớn nên năng xuất

đạt cao nhưng hiệu quả sản xuất thấp do chính vụ lượng rau nhiều giá thành thấp.
Người dân còn chưa quan tâm đầu tư sản xuất rau màu trái vụ do điều kiện thời tiết
không được thuận lợi cũng chưa có các đầu tư về điều kiện sản xuất theo các mô
hình lớn. Sản xuất rau trái vụ tại địa phương còn nhỏ lẻ, sinh trưởng kém, sâu bệnh
nhiều, mất nhiều công chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, năng xuất rau trái vụ lại
không cao do vậy mà giá thành rau trái vụ tuy cao nhưng không thu hút được người
dân đầu tư sản xuất[18].
Sản xuất rau tại địa phương đang có xu hướng tăng, nhưng phương thức sản
xuất của người dân lại không được thay đổi. Người dân còn ngại áp dụng các khoa
học kỹ thuật mới vào trong sản xuất. Trong sản xuất rau người dân vẫn sử dụng
nhiều thuốc hóa học bảo vệ thực vật, thuốc độc cấm sử dụng, nguồn nước, nước rửa
bẩn, ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng rau.
Tuy đã có lịch sử trồng rau lâu đời nhưng tại địa phương vẫn sản xuất rau
theo lối lạc hậu. Các loại rau trồng chủ yếu là trồng không có phân bón hay nếu có
thì cũng chỉ sử dụng rất ít các loại phân hóa học. Theo thống kê thì mới chỉ có 30%
số hộ thâm canh trong sản xuất trong đó thì phân hữu cơ đáp mới đáp ứng 20% nhu
cầu của cây, phân đạm là 30%, phân lân 10%, kaly 10% nhu cầu để cây cho năng
xuất cao nhất. Tại địa phương 90% người dân trồng rau để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của gia đình khi dư thừa mới đem bán vì vậy mà họ chưa quan tâm đến việc
bón phân để tăng năng xuất cây trồng.
Theo sản xuất truyền thống Phân bón sẽ được dùng để bón thúc hay bón lót
cho cây có thể bón theo thời kỳ hoặc người dân thấy khi cây thiếu dinh dưỡng sẽ
6
bón bổ sung cho cây. Các loại phân được sử dụng là các loại phân đơn như ure, kaly
phân lân hoặc các loại phân đa lượng như NPK tổng hợp…Phân bón sẽ được bón
trực tiếp vào đất hoặc pha loãng với nước rồi tưới. Các loại phân bón vào đất làm
ảnh hưởng lớn đến hệ sinh vật đất, nước,khi bón phân song có thể bị rủa trôi do ảnh
hưởng của mưa bão. Bón phân hóa học lâu dài vào đất sẽ pha hủy cấu trúc của đất
và lâu dần sẽ làm ảnh hưởng đến các đặc tính tốt vốn có của đất. Các loại phân bón
vào đất rất phổ biến và được dùng quen thuộc thì một số loại phân bón lá lại không

được người dân sử dụng trong sản xuất tại địa phương tuy phân bón lá đã được ứng
dụng rộng rãi ở nhiều nơi và nghiên cứu chỉ ra những lợi thế của nó[2].
Thói quen của người dân địa phương là sử dụng thuốc trừ sâu liều lượng cao, sử
dụng thường xuyên một loại thuốc, dừng thuốc khi sâu bệnh chưa vượt ngưỡn gây hại
kinh tế mà thực tế các loại sâu bệnh phát sinh phát triển rất nhanh, và biến chuyển
thành rất nhiều thể khác nhau vì vậy mà việc phòng trừ sâu bệnh gặp rất nhiều khó
khăn. Phương thức sản xuất của người dân thường không tuân thủ các quy định về
việc sử dụng các loại thuốc an toàn cho rau và quy định về thời gian cách ly hợp lý.
Vì vậy tìm ra giải pháp để phòng trừ sâu bệnh, nâng cao hiệu quả trồng rau mà đảm
bảo an toàn cho người sử dụng và hệ sinh vật đất là rất cần thiết.
Từ thực tiễn trên việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau
tại địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng rau, bảo vệ môi
trường sinh thái, phát triển nền nông nghiệp bền vững là yêu cầu thiết yếu.
1.1.2. Cơ sở lý luận
Quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn Việt Gap là phải được giảm thiểu tác
động của sản xuất đến môi trường tự nhiên, làm cân bằng hệ sinh thái tự nhiên để
tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, hướng sản xuất đến một nền nông nghiệp bền
vững lâu dài[12]. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sản xuất che phủ đất là một
biện pháp rất quan trọng trong việc tăng và ổn định năng suất cây trồng mà không
cần sử dụng nhiều phân bón, nhất là phân hoá học. Làm giảm tối đa tác động làm
sói mòn rửa trôi, tạo ra một hệ sinh vật đất phong phú tạo điều kiện để đất phì nhiêu
hơn[18]. Hơn thế nữa việc sử dụng nhiều phân hữu cơ trong sản xuất sẽ đem lại rất
nhiều lợi ích, phân hữu cơ có vai trò rất lớn trong việc cải tạo độ phì của đất do
7
thành phần chủ yếu của phân hữu cơ là C, H . Dưới tác dụng phân hủy của hệ vi
sinh vật đất các chất này dần trở thành các dinh dưỡng quan trọng cung cấp cho cây
trồng. Chất hữu cơ liên kết với các hạt khoáng hình thành nên cấu trấu dạng viên
của đất, tạo cho đất tính đàn hồi, tơi xốp tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng
trong đất. Trong phân hữu cơ còn chứa các nguyên tố vi lượng thiết yếu cho đời
sống của cây trồng, là thành phần quan trọng tạo năng xuất cao cho cây trồng[2].

Hiện nay sản xuất nông nghiệp theo xu thế năng suất cao nhưng vẫn phải
đảm bảo chất lượng tốt và không phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên. Các biện pháp sử
dụng quá nhiều các chất hóa học như phân bón hóa học, thuốc hóa học bảo vệ thực
vật đã làm mất đi hệ sinh thái tự nhiên vốn có. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất mới
như sử dụng các loại phân bón qua lá, giảm việc bón phân trực tiếp vào đất vừa
cung cấp kịp thời nguồn dinh dưỡng cho cây trồng mà không gây ảnh hưởng tới hệ
sinh vật đất như khi bón trực tiếp vào đất. Áp dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh
học là sử dụng hình thức đối kháng tự nhiên không có chất hóa học, không phá vỡ
hệ sinh thái sinh vật, không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng mà còn đẩy
mạnh một nền sản xuất tiên tiến bền vững[12].
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2.1. Những nghiên cứu về che phủ đất trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.1. Những nghiên cứu về che phủ đất trên thế giới
Che phủ đất là biện pháp sản xuất trong đó cây trồng được che phủ bằng các
vật liệu che phủ hay được che phủ bằng các loại cây trồng khác nhằm nhiều lợi ích
khác nhau để tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu sâu bệnh hại, bảo vệ đất và hệ
sinh vật đất duy trì một nền sản xuất bền vững.
Trên thế giới có rất nhiều các nghiên cứu về che phủ đất đã chứng minh lợi
ích của che phủ với sản xuất là rất lớn.
Tiến sĩ Lienhard pascal [18] đã nghiên cứu các giải pháp để bảo vệ đất trồng
đồng thời cũng tăng được năng suất cây trồng tại Saybouni ( Lào) trong đó có biện
pháp che phủ đất kết hợp với xen canh, trồng cây ngắn ngày sẽ giúp tăng vụ trồng,
tăng năng suất, giảm công lao động, giảm rủi do trong sản xuất che phủ giúp bảo vệ
môi trường đất, thảm thiểu sói mòn rửa trôi dinh dưỡng, bảo vệ các đặc tính của đất
8
như độ xốp, khả năng giữ nước. Che phủ kết hợp với xen canh giúp hiệu quả kinh tế
tăng 15%.
Theo nghiên cứu của Lienhard thì che phủ đất kết hợp cải tạo đất sẽ giúp
giảm 50% lượng phân bón trong sản xuất, từ đó sẽ tăng được hiệu quả sản xuất.
Việc nghiên cứu và sử dụng cây trồng xen, che phủ ngô ở một số nước

đang phát triển bắt đầu từ những năm 1960 như: Braxin, Mehico, Ấn Độ… [5]. Che
phủ trên ngô đã giúp năng suất ngô tăng 15%, giảm lượng phân bón vào đất 30%.
Mô hình trồng xen và che phủ đất được phất triển rộng khắp ở các nước trên[18].
Nghiên cứu mới của Galinato và Miles đã được công bố trong
HortTechnology đã nêu các thông tin cụ thể về các biện pháp thực hành hiệu quả
cho cà chua và rau diếp, chi phí biến đổi và chi phí cố định của sản xuất và lợi
nhuận tiềm năng dựa trên các nhận định nhất định về hệ thống che phủ hoặc sản
xuất ở cánh đồng ngoài trời của từng loại cây trồng. Các nhà nghiên cứu đã nhóm
họp các nhóm gồm 3-4 người trồng ở miền tây Washington vào giữa tháng 4 và
tháng 11 năm 2011[18].
Những đất nước có thành tựu nông nghiệp to lớn như Mỹ, Hà Lan, Trung
Quốc, Isren, Hàn Quốc đã áp dụng kỹ thuật che phủ đất trong sản xuất với các loại
rau, hoa mầu và đã nâng cao được năng xuất lên 3 lần, góp phần vào sản xuất nông
nghiệp bền vững tạo ra các sản xuất nổi tiếng khắp thế giới.
1.2.1.2. Những nghiên cứu về che phủ đất ở Việt Nam
Trên thế giới nói chung cũng như ở nước ta nói riêng sự thoái hóa đất đang là
sự thách thức lớn trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp. Đất đai bị thoái hóa
không những mất đi độ màu mỡ mà còn kéo theo sự mất nước, dinh dưỡng và đồng
thời gây ra hàng loạt những hậu quả như: lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất v v.
Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định vai trò của
việc che phủ đất với nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Khi đánh giá về sự thoái
hóa đối với đất ở Đông Nam Á và vai trò của con người trong việc ngăn chặn nguy
cơ này FAO - UNEP (ISRIC 1997), cho rằng biện pháp sinh học (dùng các cây che
phủ đất) có hiệu quả cao nhất.
9
Theo Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm 1994, Lê Quốc Doanh – Hà Đình
Tuấn [18] cùng các cộng sự khẳng định vai trò không thể thay thế được các biện
pháp sinh học trong việc ngăn chặn và phục hồi sự thoái hóa của đất dốc đó chính là
che phủ đất trong nông nghiệp. Việc nghiên cứu tập đoàn cây che phủ bảo vệ và cải
tạo đất, đã có nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhiều chủng loại cây được ứng dụng

rộng rãi ngoài thực tế sản xuất và đã khẳng định được vai trò trong việc bảo vệ và
cải tạo đất như: Cốt khí, Muồng hoa vàng, Đậu mèo, Đậu nho nhe và một số loại cỏ
khác , đặc biệt là cây lạc dại.
Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tiến hành đề
tài “Nghiên cứu, đánh giá khả năng che phủ, bảo vệ, cải tạo đất và xây dựng quy
trình trồng cây lạc dại - LD99 (Arachis pintoi) ở Vùng miền núi phía Bắc”, [18]
Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh tính khoa học về khả năng sinh trưởng
phát triển, khả năng chống xói mòn, bảo vệ, cải tạo độ phì đất và hiệu quả của
cây lạc dại trong một số hệ thống canh tác có trồng xen cây lạc dại trên một số
vùng đất dốc miền núi phía Bắc và đã đi đến kết luận.
* Lạc dại - LD99 là cây che phủ nhập nội có những đặc tính tốt như: Khả
năng sinh trưởng phát triển tốt, sinh khối lớn, dạng hình bò, có khả năng nhân
giống vô tính Khi trồng xen Lạc dại dưới tán cây ăn quả có khả năng sinh trưởng
tốt, không cạnh tranh ánh sáng với cây trồng chính, cây sinh trưởng quanh năm nên
duy trì độ che phủ tốt, chống xói mòn vào mùa mưa, duy trì độ ẩm đồng ruộng vào
mùa khô. Là cây họ đậu sinh khối lớn, hàm lượng chất dinh dưỡng trong thân lá
cao nên khả năng cải tạo đất rất tốt. Là cây che phủ đất có thảm lá xanh xen với
hoa vàng quanh năm tạo nên bức tranh sinh thái rất tốt cho cảnh quan công sở,
đường phố và bảo vệ môi trường.
Mới đây, một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện khoa học kỹ thuật nông
lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu che phủ đất
để sản xuất ngô trên đất dốc có hiệu quả tại huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái)[18].
Trước thực trạng: cộng đồng người Hmông, người Dao ở đây vẫn trồng ngô và lúa
nương theo phương thức lạc hậu là dọn sạch và đốt trước khi gieo trồng ngô, lúa
nên bề mặt đất bị xói mòn, rửa trôi làm giảm năng suất cây trồng và suy thoái đất.
10
Bởi vậy, để sản xuất ngô trên đất dốc đạt hiệu quả, ổn định và lâu bền hơn, các nhà
khoa học sử dụng các loại vật liệu che phủ như thân lá ngô, rơm rạ, thân lá các loại
cỏ tự nhiên và bón các loại phân đơn, thuốc bảo vệ thực vật thông thường. Thực
nghiệm cho thấy, che phủ đất bằng xác thực vật có tác dụng tích cực đối với quá

trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô, cải thiện tính chất hoá học của đất: tăng
lượng mùn, các chất dinh dưỡng, giảm chua và hạn chế nhôm di động gây độc cho
cây trồng và năng suất tăng từ 8,9 đến 54,41%. Cỏ lào và rơm rạ là hai loại vật liệu
che phủ cho hiệu quả cao nhất với lượng phủ phù hợp từ 7 đến 10 tấn/ha. Trong
trường hợp không có sẵn vật liệu thì tuỳ từng điều kiện cụ thể của địa phương mà
có thể sử dụng các loại vật liệu khác nhau như thân ngô, xác cỏ dại hoặc vật liệu
hỗn hợp để che phủ, tăng thu nhập cho người dân từ 728.000 đồng đến 1,2 triệu
đồng/ha.
Tính ưu việt của việc che phủ đất và vật liệu che phủ hữu cơ đã được người
nông dân chấp nhận và áp dụng rộng rãi, điển hình ở huyện Mai Sơn, Sông Mã (tỉnh
Sơn La), Điện Biên Đông, Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên), mang lại hiệu quả kinh tế
thiết thực.
Đến nay, diện tích áp dụng các kỹ thuật che phủ đất đã đạt hơn 1.000 ha với
sự tham gia của trên 2.000 hộ dân ở các tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu,
Nghệ An, Điện Biên. Trong tương lai, che phủ đất sẽ giảm đáng kể nhu cầu sử dụng
phân hoá học, tiết kiệm được năng lượng cần phải tiêu tốn để sản xuất ra các loại
phân này[12].
Ngoài ra còn các nghiên cứu của của thầy trò trường Đại học nông nghiệp 1
Hà Nội về ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ hữu cơ đến sinh trưởng,năng
suất,chất lượng của hai giống chè PH8 và PH9 trồng tại viện khoa học kỹ thuật
nông lâm nghiệp miền núi phía bắc chỉ ra cây chè sinh trưởng phát triển tốt hơn khi
được che phủ và các vật liệu phủ khác nhau lại có tác động khác nhau đến sinh
trưởng và năng suất của chè[18].
Nghiên cứu ảnh hưởng của màng phủ nông nghiệp đến sinh trưởng, phát
triển của các loại rau màu của Trường đại học Cần Thơ cho thấy khi sử dụng màng
11
phủ để che phủ đất giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, giảm chi phí tưới nước và
nhặt cỏ, giảm sự gây hại của sâu bệnh hại đối với cây trồng giúp nâng cao năng suất
và chất lượng sản phẩm.
1.2.1.3. Tác dụng của vật liệu che phủ trong sản xuất rau.

- Tác dụng của che phủ đất đến việc tăng năng suất cây trồng
Tăng năng suất cây trồng là chỉ tiêu quan trọng nhất của mọi tiến bộ kỹ thuật
về giống và kỹ thuật canh tác. Thông thường, việc bón nhiều phân và cân đối sẽ cho
năng suát cao hơn. Tuy nhiên, sói mòn rửa trôi đang làm giảm năng suất rất nhiều.
Che phủ đất là một biện pháp rất quan trọng trong việc tăng và ổn định năng suất
cây trồng mà không cần sử dụng nhiều phân bón, nhất là phân hoá học.
- Tác dụng của che phủ đất trong việc bảo vệ đất khỏi bị xói mòn
Xói mòn đất là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây thoái hoá đất.
Muốn canh tác bền vững, nhiệm vụ quan trọng nhất là chống xói mòn. Các kết quả
nghiên cứu của Lal và cộng sự (1977) đã cho thấy rằng che phủ đất có tác dụng
ngăn chặn xói mòn rất tốt và lượng đất bị mất đi do xói mòn sẽ giảm nhiều khi
lượng vật liệu che phủ càng tăng. Khi vật lượng vật liệu che phủ là 6 tấn khô/ha thì
xói mòn đất là không đáng kể (0.05 tấn/ha) hay giảm 99 % so với không che
phủ.
- Tác dụng của che phủ đất trong việc giữ ẩm cho đất
Cây trồng trên đất có độ ẩm cao thì cây sẽ sinh trưởng tốt hơn và tất nhiên là
sẽ cho năng suất cao hơn. Như đã nêu trên, việc che phủ đất đã làm giảm nhiệt độ
mặt đất từ 3 đến 7 độ vào lúc 15h00. Nhờ vậy lượng nước bốc hơi sẽ giảm. Ngoài ra
che phủ đất còn giúp cho nước đỡ bị bốc hơi do gió và giảm sự cạnh tranh về nước
của cỏ dại. Do vậy, ẩm độ đất dưới lớp che phủ luôn luôn cao hơn so với đất trống,
nhất là trong những thời kỳ nắng kéo dài.
- Tác dụng của che phủ đất trong việc khống chế cỏ dại
Khi che phủ thì thành phần cỏ dại giảm rõ rệt, đặc biệt là các loài cỏ lá rộng
như rau tàu bay, cỏ hôi và đơn kim.
12
Do che phủ đất có tác dụng khống chế cỏ dại nên số công làm cỏ giảm đáng
kể. Các kết quả nghiên cứu của chương trình SAM tại Chợ Đồn, Bắc Kạn năm 2002
cho thấy việc che phủ lúa nương có thể giảm 80 % số công làm cỏ. Trong thí
nghiệm che phủ ngô ở Văn Chấn thì số công làm cỏ giảm từ 60 ngày/ha/vụ xuống
còn 20, 10 và 5 ngày, tương ứng cho các lượng vật liệu 5, 7 và 10 tấn khô/ha[18].

- Tác dụng của che phủ đất trong việc cải thiện độ phì của đất
Do đất được bảo vệ khỏi xói mòn và sự phân huỷ các chất hữu cơ từ lớp che
phủ nên độ phì của đất được cải thiện theo thời gian. Trong một thí nghiệm trồng cỏ
đậu Stylo xen sắn tại Bản Cuôn Chợ Đồn Bắc Kạn năm 2002 hàm lượng mùn đã
tăng 1%/năm[18].
- Tác dụng của che phủ đất đến việc tăng cường hoạt tính sinh học đất
Khi đất được che phủ hợp lý, sự có mặt của các chất hữu cơ và sự gia
tăng độ ẩm trong đất sẽ kích thích hoạt tính sinh học trong đất. Giun đất ăn và
phân huỷ xác hữu cơ thực vật. Các loài vi sinh vật cũng tham gia phân huỷ
cellulô và quá trình chuyển hoá và làm giàu dinh dưỡng cho đất. Ngoài ra, các
sinh vật và vi sinh vật khác còn làm cho đất tơi, thoáng, giữ nước tốt hơn, tạo
điều kiện cho cây phát triển tốt hơn[18].
1.2.1.4. Các loại vật liệu phủ trong sản xuất rau
- Màng phủ nông nghiệp
Màng phủ nông nghiệp, tiếng Anh là Argicultural films (plastic mulching,
polyethylene film), nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gọi là bạt, thảm,
ni long, mủ. Là vật liệu làm bằng nhựa dẻo, mỏng có hai mặt màu khác nhau
chuyên dùng để phủ trồng rau màu. Màng phủ nông nghiệp đã được sử dụng rộng
rãi để trồng rau ở nhiều nước trên thế giới.
- Trấu
Trấu: là sản phẩm thừa khi chế biến lúa gạo. Trấu có thể dùng để dùng làm
vật liệu phủ trong sản xuất nông nghiệp. Người ta dùng trấu để rải lên bề mặt luống
vừa có tác dụng giữ ấm cho cây trong mùa đông, giữ nước và ngăn ngừa được một
số loại cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng. Tuy vậy khi dùng trấu cũng cần
13
phải lưu ý vì nguồn trấu không sạch sẽ là nguồn gây nhiễm nấm bệnh cho cây trồng,
là môi trường sống cho các sinh vật hại gây hại cây trồng. Vì vậy nguồn trấu làm
vật liệu phủ phải là trấu sạch, được hong khô, có thể hun trấu trước khi mang ra
ruộng làm vật liệu phủ.
- Rơm rạ

Rơm rạ: là nguồn tàn dư cây trồng của quá trình sản xuất lúa gạo, rơm rạ khi
dùng làm vật liệu phủ có tác dụng giữ ấm, giữ nước cho cây trồng, ngăn chặn quá
trình sói mòn rửa trôi khi có mưa to, giảm sự thoát hơi nước khi có nắng to, ngăn
chặn sự phát sinh phát triển tràn lan của cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng. Khi rơm rạ
mục trên mặt tạo cho đất một nguồn chất hữu cơ lớn làm cho đất tơi xốp, không bị
chặt dí sau một vụ sản xuất. Khi sử dụng rơm rạ lại không phải thu gom, giá thành
rơm rạ rất rẻ làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông
nghiệp.
1.2.2. Những nghiên cứu về phân hữu cơ
1.2.2.1. Lợi ích của việc bón phân hữu cơ cho cây trồng
Việc bón thuần phân hoá học trong nhiều năm, nhất là phân đạm cũng như
thuốc bảo vệ thực vật đã giết chết nhiều loài VSV có ích trong đất, tình trạng này đã
làm hư hỏng đất nên dịch hại ngày càng tăng. Việc sử dụng phân hoá học không cân
đối, thâm canh với cường độ cao mà không chú ý bón bổ sung chất hữu cơ cho đất,
về lâu dài có khả năng làm cho đất hoá chua và sẽ sinh ra hiện tượng thiếu hụt, mất
cân đối nhất là đối với các nguyên tố vi lượng. Khi độ phì tự nhiên của đất giảm sút
thì dù bón nhiều phân hoá học, năng suất cây trồng cũng như hiệu quả kinh tế của
việc sử dụng phân vẫn giảm thấp[3].
Nhiều nghiên cứu cho thấy trong điều kiện có bón phân đạm đầy đủ thì cây
trồng vẫn lấy đi từ đất 1/2 đến 2/3 tổng lượng đạm cần thiết cho cây. Chính vì vậy,
hướng lâu dài để cải thiện và phục hồi dần cấu trúc đất, tăng cường độ phì nhiêu về
mặt dinh dưỡng và sinh học đất, chống chịu các nguồn sâu bệnh từ đất là tăng
cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Các loại phân hữu cơ như phân chuồng,
phân xanh, rơm rạ, tàn dư thực vật,… đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi
14
và nâng cao độ phì nhiêu của đất bị thoái hóa. Khối lượng phân hữu cơ vùi vào đất
càng lớn thì độ phì nhiêu được phục hồi càng nhanh.
Lợi ích của việc bón phân hữu cơ :
- Cải thiện và ổn định kết cấu của đất, đây là điều kiện tiên quyết làm cho đất
tơi xốp, thoáng khí.

- Cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất như: đạm, lân, kali, canxi,
magne, lưu huỳnh, các nguyên tố vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các
vitamin, cho cây trồng, làm nguồn dinh dưỡng trở nên dễ hữu dụng cho đất, tăng
cường giữ phân cho đất. Việc cung cấp toàn diện các nguyên tố vi lượng, các
vitamine từ phân hữu cơ có ý nghĩa trong việc gia tăng phẩm chất nông sản, làm trái
cây ngon, ngọt hơn, ít sâu bệnh hơn,
- Tăng cường hoạt động vi sinh vật trong đất giúp tăng “sức khoẻ” của đất.
Vì phân hữu cơ là nguồn thực phẩm cần thiết cho hoạt động của các sinh vật đất:
các quá trình chuyển hoá, tuần hoàn chất dinh dưỡng trong đất, sự cố định đạm, sự
nitrat hoá, sự phân huỷ các tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Thực tế đã chứng minh bón phân hữu cơ mang tính chất là bón bổ sung, lâu
dài, nhằm cân đối dinh dưỡng và cơ chất cho đất, tăng cường độ màu mỡ tự nhiên
của đất chứ không thể thay thế hoàn toàn phân vô cơ. Do đó, để đảm bảo cho một
nền nông nghiệp bền vững phải kết hợp hài hoà giữa phân hữu cơ và phân vô cơ
1.2.2.2. Các loại phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp
* Phân chuồng
Loại phân do gia súc thải ra, chất lượng và giá trị của phân chuồng phụ
thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc, nuôi dưỡng, chất liệu độn chuồng và cách ủ
phân.
Độn chuồng : Độ chuồng vừa có tác dụng giữ ấm, tạo điều kiện khô ráo cho
gia súc, vừa tăng thêm khối lượng phân. Vì vậy chất độn chuồng cần có tác dụng
hút nước phân, nước giải, giữ đạm và tăng cả khối lượng lẫn chất lượng phân
chuồng. Cần chọn chất độn chuồng tốt và tiến hành độn chuồng cẩn thận.
Nông dân ta thường dùng rơm rạ, thân lá cây họ đậu, cây phân xanh, lá cây,
cỏ khô… để làm chất độn chuồng.
15
Ủ phân: Là biện pháp cần thiết trước khi đem phân chuồng ra bón ruộng.
Bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng,
nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh. Ủ
phân vừa có tác dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân huỷ chất

hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây vừa thúc đẩy quá
trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hoá để khi bón vào đất
phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Ủ phân làm cho trọng lượng phân chuồng có thể giảm xuống, nhưng chất
lượng phân chuồng tăng lên. Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ phân là loại phân
hữu cơ được gọi là phân ủ, trong đó có mùn, một phần chất hữu cơ chưa phân huỷ,
muối khoáng, các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ, một số enzym, chất
kích thích và nhiều loài vi sinh vật hoại sinh[3].
Các phương pháp ủ phân: Có 3 phương pháp ủ phân:
* Ủ nóng : Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp
ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên,
giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% với bột (tính theo khối
lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân để giữ
đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên
đống phân.
Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60
o
C. Các loài vi
sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo
khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong
đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí
hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng.
Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại
trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ
xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để
mất nhiều đạm.
* Ủ nguội : Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên
mỗi lớp phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ,

×