LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin được gửi lời
cảm ơn tới:
- Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo tham gia dạy các chuyên đề QLGD, khoa Quản
lý giáo dục, thư viện trường ĐH Vinh đã quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tôi có thể hoàn thành chương trình học và hoàn thành luận văn này;
- Ban Giám đốc, các phòng ban chuyên môn của Sở GD&ĐT Nghệ An đã giúp đỡ
trong quá trình thu nhận số liệu và xin ý kiến đánh giá;
- Ban Giám hiệu, GV, HS, PHHS của 5 trường THPT thành phố Vinh đã hợp tác,
giúp đỡ;
- Ban Giám đốc, các anh chị và các bạn đồng nghiệp nơi tôi công tác đã hỗ trợ và
tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành khóa học;
- Gia đình, bạn bè, những người thân yêu đã luôn ở bên, động viên, chia sẻ, khuyến
khích, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Lời cảm ơn đặc biệt nhất, trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được gửi
đến thầy giáo đã hướng dẫn đề tài này, PGS.TS Nguyễn Bá Minh – thầy đã hướng
dẫn em rất tận tình, chu đáo về mặt khoa học cũng như cung cấp cho em những kiến
thức lý luận, thực tiễn cùng với những kinh nghiệm quý báu để em có thể hoàn
thành luận văn này.
Mặc dầu, bản thân đã rất nỗ lực và cố gắng trong khi nghiên cứu đề tài nhưng vì
thời gian nghiên cứu không nhiều và kinh nghiệm còn ít, nên luận văn có thể có
những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.Vinh, tháng 08 năm 2014
Tác giả
Trương Thị Thanh Hương
i
MỤC LỤC
PHỤ LỤC 109
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang
Sơ đồ 1.1. Các bộ phận cấu thành công tác HN 17
Sơ đồ 1.2. Các hình thức HN 20
Sơ đồ 1.3. Mục đích của QLHN 26
Bảng 2.1. Mạng lưới trường, lớp, HS và chất lượng HS THPT 36
ở 5 trường trong TP.Vinh
Bảng 2.2. Tỉ lệ HS tốt nghiệp THPT và đậu ĐH 37
Biểu đồ Tỉ lệ HS tốt nghiệp THPT và đậu ĐH 37
Bảng 2.3. Cơ cấu CB GV của 5 trường THPT TP.Vinh 38
Bảng 2.4. Nhận thức của GV, HS về ngành nghề HS dự định chọn 41
Bảng 2.5. Quan niệm của HS và PHHS về định hướng nghề sau 43
khi tốt nghiệp THPT
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá thực hiện nhiệm vụ GDHN
44
Bảng 2.7. Đánh giá về việc chọn nghề và tư vấn chọn nghề của HS 46
Bảng 2.8. Dự định về chọn trường của HS sau khi tốt nghiệp THPT 47
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá việc QL nội dung GDHN ở 5 trường 52
THPT TP.Vinh
Bảng 2.10. Đánh giá về quản lý các hình thức, phương pháp HĐ 54
GDHN trong nhà trường
Bảng 2.11. Đánh giá về năng lực thực hiện nhiệm vụ GDHN của 56
GV trong trường THPT
Bảng 2.12. Đánh giá việc QL CSVC, TTB phục vụ HĐ GDHN 57
Bảng 2.13. Đánh giá việc xây dựng mạng lưới HN của trường 59
THPT
Sơ đồ 3.1. Quá trình tư vấn HN 66
Sơ đồ 3.2. Kết quả tất yếu của việc lựa chọn nghề phù hợp 67
Sơ đồ 3.3. Cấu trúc Ban GDHN 68
iii
Sơ đồ 3.4. Mô hình cơ cấu dịch vụ HN tại các trường THPT 71
Sơ đồ 3.5. Các hình thức HĐ GDHN 77
Sơ đồ 3.6. Phân loại nghề theo đối tượng lao động 78
Sơ đồ 3.7. Mô hình lục giác Holland 79
Sơ đồ 3.8. Mức độ phù hợp giữa kiểu người và loại môi trường 80
Sơ đồ 3.9. Quản lý bồi dưỡng đội ngũ GV 82
Sơ đồ 3.10. Mô phỏng về mạng lưới chuyên nghiệp và xã hội hóa 95
HĐ GDHN
Sơ đồ 3.11. Mối quan hệ giữa các giải pháp 98
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của
các giải pháp 99
Biểu đồ biểu diễn tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 101
iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
Cán bộ quản lý CBQL
Cán bộ giáo viên CBGV
Chứng chỉ CC
Cao đẳng CĐ
Công tác CT
Công tác hướng nghiệp CTHN
Công nghệ thông tin CNTT
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CNH - HĐH
Dạy nghề DN
Dạy nghề phổ thông DNPT
Cơ sở vật chất CSVC
Đại học ĐH
Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT
Giải pháp GP
Giáo dục GD
Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT
Giáo dục hướng nghiệp GDHN
Giáo viên GV
Giáo viên hướng nghiệp GVHN
Học sinh HS
Học sinh phổ thông HSPT
Hoạt động HĐ
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp HĐGDHN
Hoạt động ngoại khóa HĐNK
Hoạt động ngoài giờ lên lớp HĐNGLL
Hướng nghiệp HN
v
Khoa học giáo dục KHGD
Kinh tế - xã hội KT-XH
Nhà xuất bản NXB
Phổ thông PT
Phụ huynh học sinh PHHS
Quản lý QL
Quản lý giáo dục QLGD
Quản lý nhà nước QLNN
Ủy ban Nhân dân UBND
Thành phố Vinh TP. Vinh
Trang thiết bị TTB
Trung bình TB
Trung học cơ sở THCS
Trung học phổ thông THPT
Trung cấp chuyên nghiệp TCCN
Xã hội hóa giáo dục XHHGD
vi
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Phát triển giáo dục và đào tạo là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội,
là con đường quan trọng nhất để phát huy nguồn lực con người. Giáo dục phổ thông
và giáo dục hướng nghiệp được coi là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực phục
vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, góp phần quyết định vào việc nâng tỷ lệ lao
động qua đào tạo. Nhiều nước trên thế giới đã rất coi trọng công tác hướng nghiệp
như: Pháp, Thuỵ Sĩ, Bỉ, Đức, Canada, Australia,…hệ thống hướng nghiệp ở những
đất nước này phát triển từ cao đến rất cao.
Nhà trường Pháp hiện nay tăng cường tỉ trọng kiến thức có ý nghĩa thực
dụng và ý nghĩa hướng nghiệp để giúp học sinh chuẩn bị đi vào đào tạo và cuộc
sống nghề nghiệp.
Hệ thống nhà trường Đức quán triệt nguyên tắc hướng nghiệp để chuẩn bị
cho học sinh đi vào trường đào tạo nghề tuỳ theo trình độ của các em.
Gần hơn với chúng ta, đó là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc…cũng đã làm rất
tốt công tác hướng nghiệp trong nhà trường. Ví như ở Hàn Quốc, được sự đầu tư
của Bộ Lao động, đã xây dựng được một Trung tâm thế giới nghề nghiệp (Job
World) ở đó học sinh được tiếp cận, làm quen và thử nghiệm với các nghề mà mình
thích để tìm hiểu về năng lực của bản thân với nghề. Từ những nghề: Phi công, lái
tàu đến nghiên cứu, chế tạo hay những nghề mang tính dịch vụ như trang điểm, làm
tóc…
Tại Việt Nam, cũng đã học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển trong
công tác hướng nghiệp nói chung và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nói
riêng. Tuy nhiên, công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ở Việt Nam còn
yếu.
Học sinh THPT hàng năm có tới 90% đăng ký dự thi cao đẳng, đại học trong
khi đó nhu cầu và khả năng đào tạo dao động trong khoảng 27% đến 30%. Số còn
1
lại sẽ bước vào cuộc sống lao động. Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, học sinh chưa
sẵn sàng đi vào các lĩnh vực đào tạo khác như: dạy nghề, TCCN hoặc lao động
kiếm sống. Một trong những nguyên nhân của thực tế này là do HSPT chưa được
chuẩn bị tâm thế để đi vào các luồng đào tạo khác phù hợp với nhu cầu nhân lực
của xã hội, nói cách khác là công tác HN và phân luồng HS sau trung học còn yếu
kém và chưa được quan tâm đúng mức. Đa số học sinh định hướng nghề nghiệp và
chọn nghề chỉ theo cảm tính của bản thân và gia đình, mang nặng tính chủ quan,
phiến diện, thiếu thực tế và hoàn toàn không phù hợp với điều kiện kinh tế của nước
ta hiện nay. Các cuộc điều tra định hướng nghề cho thấy hầu hết các em rất bỡ ngỡ,
lúng túng trong việc chọn nghề, không có sự hiểu biết tối thiểu về thế giới nghề
nghiệp nói chung, không biết những đặc điểm cũng như yêu cầu tối thiểu của ngành
nghề mình định chọn, không tự đánh giá được phẩm chất, năng lực của bản thân,
không thấy hết điểm mạnh, điểm yếu, hoàn cảnh gia đình, xu hướng phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, của địa phương.
Việc chọn ngành học, nghề làm không có cơ sở khoa học gây nên những thiệt
hại lớn không những cho bản thân cá nhân mà còn cho xã hội, đó là: sự mất cân đối
nghiêm trọng trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm; sự lãng phí
lớn về thời gian, sức khoẻ và tài chính; tạo sức ép về giao thông, mật độ dân số
trong các kỳ thi vào ĐH,CĐ; sự mất cân đối xã hội về mặt lao động; sự mất cân đối
giữa cán bộ khoa học của các ngành; sự mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng; sự
mất cân đối trong cơ cấu lao động.
Hướng nghiệp là một bộ phận quan trọng của giáo dục phổ thông nhằm giúp
học sinh lựa chọn được hướng đi phù hợp với hứng thú cá nhân, năng lực bản thân
và nhu cầu về nhân lực của xã hội, đồng thời, chuẩn bị cho HS những kỹ năng lao
động cần thiết để các em bước vào cuộc sống lao động một cách thuận lợi nếu như
không có điều kiện học tiếp lên. Trên cơ sở đó, góp phần phân luồng hợp lý HS sau
khi tốt nghiệp phổ thông. Điều này đã được khẳng định trong nhiều Nghị quyết, văn
bản, chỉ thị của Đảng, Chính phủ và ngành Giáo dục. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX đã đề ra một trong những nhiệm vụ phát triển giáo dục – đào tạo
2
năm 2001-2006 là “ Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng HS trung học,
chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự dịch
chuyển cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”. Chiến lược giáo dục
2009-2020 cũng đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục trung học là: “Học sinh được trang
bị học vấn cơ bản, kỹ năng sống, những hiểu biết ban đầu về công nghệ và nghề
phổ thông,…”. Đặc biệt, mục tiêu về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS,
THPT đã được quy định cụ thể tại điều 27-Luật Giáo dục.
Hiện nay, nước ta đang tiến hành đổi mới giáo dục một cách toàn diện nhằm
đáp ứng yêu cầu chuẩn bị đội ngũ nhân lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Trong đổi mới giáo dục, đổi mới hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cho HS phổ thông là một yêu cầu hết sức cấp bách và cần thiết vì chỉ trên cơ
sở làm tốt công tác hướng nghiệp cho HS phổ thông mới giúp các em biết lựa chọn
được hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp phổ thông và phát huy được hết năng
lực, sở trường của mình để đạt được năng suất hiệu quả cao trong công việc khi
bước vào cuộc sống lao động.
Trong thời gian qua, đã có sự quan tâm của Nhà nước cũng như của các Bộ,
Ban ngành giáo dục đến sự phát triển CTHN tại các trường THPT, tuy nhiên, thực
chất vẫn còn nhiều bất cập, đó là: nhận thức của phần lớn mọi người về công tác
hướng nghiệp còn chưa đầy đủ, phiến diện trong đó có cả những người hoạt động
trong ngành giáo dục. Do đó, sự quan tâm đầu tư cho công tác này trên cả nước nói
chung và công tác HN tại các trường THPT ở Thành phố Vinh Nghệ An nói riêng
chưa nhiều nên đã hạn chế kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
Trong chỉ thị 33/2003/CT-BGD&ĐT về việc tăng cường giáo dục hướng
nghiệp cho HS phổ thông chỉ rõ “chất lượng hướng nghiệp chưa đáp ứng được yêu
cầu của học sinh và xã hội, học sinh cuối các cấp học và bậc học chưa được chuẩn
bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân và
yêu cầu xã hội”. Có nhiều nguyên nhân của hạn chế như cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ cho CTHN còn thiếu, lạc hậu, cơ chế hoạt động cho công tác còn chưa
được lưu tâm, thiếu linh hoạt, không có GV HN được đào tạo bài bản, chính quy…
3
nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý HN tại các
trường THPT còn đang bị xem nhẹ và hầu như chưa được quan tâm, thiếu sự
chuyển biến kịp thời cho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của KT – XH và
những yêu cầu đặt ra cho CTHN trong đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Với những lý do trên, từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục
hướng nghiệp cho HS trung học và qua quá trình phân tích, đánh giá thực trạng HN
cho HS ở thành phố Vinh Nghệ An cũng như thực trạng công tác quản lý HN của
các trường THPT ở thành phố Vinh Nghệ An, chúng tôi đã chọn đề tài: “Một số
giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT thành
phố Vinh tỉnh Nghệ An”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường THPT ở thành phố Vinh tỉnh Nghệ An.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT ở
thành phố Vinh Nghệ An.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được một số giải pháp có cơ sở khoa học và có tính
khả thi thì có thể nâng cao được chất lượng quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các
trường THPT ở thành phố Vinh Nghệ An.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài trong việc đề
xuất những giải pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT trong thời
kỳ mới nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo;
4
5.1.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý hướng nghiệp tại các
trường công lập và tư thục trong thành phố và thăm dò tính cần thiết và khả thi của một
số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An.
5.1.3. Đề xuất các giải pháp
Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường
THPT thành phố Vinh Nghệ An.
5.2. Phạm vi của đề tài
Đề tài nghiên cứu vấn đề trong phạm vi thành phố Vinh (có 10 trường
THPT, trong đó có 5 trường công lập – với 02 trường chuyên, 4 trường tư thục, 1
trường dân lập) mà đại diện là trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Hà Huy Tập, Lê
Viết Thuật, Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Trãi.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lý
luận của đề tài.
Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, tìm hiểu Nghị quyết, Thông tư, Chỉ
thị của Quốc hội, Bộ Chính trị, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND Tỉnh
Nghệ An, UBND thành phố Vinh và Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An có liên quan
đến công tác hướng nghiệp.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Thực hiện các phiếu điều tra, khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh,
cha mẹ học sinh để tìm hiểu thực trạng công tác hướng nghiệp và thực trạng của các
giải pháp quản lý hướng nghiệp hiện nay phổ cập giáo dục và thực trạng của các
giải pháp quản lý chất lượng phổ cập giáo dục hiện nay.
- Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.
6.3. Phương pháp sử dụng toán thống kê
Lập các biểu thống kê tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu thống kê.
5
7. Các đóng góp mới của luận văn
7.1. Về lý luận
Góp phần khái quát hóa lý luận về giải pháp quản lý hoạt động giáo dục
hướng nghiệp ở trường THPT.
7.2. Về mặt thực tiễn
Phát hiện thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT
thành phố Vinh Nghệ An.
7.3. Đề xuất các giải pháp
Đề tài đã đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp nói chung và
bậc THPT nói riêng.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các kí hiệu viết tắt, các tài
liệu tham khảo, đề tài có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận của quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở
trường trung học phổ thông thành phố Vinh tỉnh Nghệ An
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường
trung học phổ thông thành phố Vinh tỉnh Nghệ An
Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các
trường phổ thông trung học thành phố Vinh tỉnh Nghệ An
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở
THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Hướng nghiệp đã có một lịch sử ra đời và phát triển khoảng 100 năm trên
thế giới. Hệ thống hướng nghiệp học đường và nghề nghiệp đã có những mức
phát triển từ cao đến rất cao ở các nước như Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ, đức, Canada,
Australia, Liên Xô…
Vào giữa thế kỷ 19 (1848), ở Pháp xuất hiện cuốn sách "Hướng dẫn chọn
nghề", nội dung cuốn sách đề cập đến vấn đề phát triển đa dạng của nghề nghiệp do
sự phát triển công nghiệp và việc nhất thiết phải giúp đỡ thanh niên trong sự lựa
chọn nghề nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả năng lực lao động của thế hệ trẻ.
Tại Bỉ, O Decroly là người sáng lập ra Trung tâm Hướng nghiệp tại Bruxelles
năm 1939.
Ở Thụy Sỹ, Claparede đã phát triển công tác hướng nghiệp và chủ trì hội nghị
quốc tế đầu tiên về hướng nghiệp tại Geneve năm 1920. Hai giáo sư J.M. Lahy và J.
Fontegne - đại diện nước Pháp tham dự hội nghị này. Năm 1922 GS. Claparede
đăng bài nghiên cứu nhan đề "Hướng nghiệp - vấn đề và các phương pháp" theo
đơn đặt hàng của Tổ chức Lao động Quốc tế.
N.K.Crupxkaia – nhà giáo dục và tâm lý học lỗi lạc của Liên Xô – đã từng
nêu lên luận điểm “Tự do chọn nghề” cho mỗi thanh thiếu niên. Theo bà, thông qua
hướng nghiệp, mỗi trẻ em đều phải nhận thức sâu sắc hướng phát triển kinh tế của
đất nước, những nhu cầu của nền sản xuất cần được thoả mãn, những nhiệm vụ của
thanh, thiếu niên phải đáp ứng được yêu cầu mà xã hội đề ra trước các em trong lĩnh
vực lao động sản xuất. Mặt khác, công tác hướng nghiệp lại phải giúp cho trẻ em
phát triển được hứng thú và năng lực nghề nghiệp, giáo dục cho các em có thái độ
7
lao động và động cơ chọn nghề đúng đắn. Từ đó, giúp thanh thiếu niên có thái độ tự
giác trong việc chọn nghề.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, dựa trên kết quả thực nghiệm đưa công tác hướng nghiệp vào
trường phổ thông của bộ phận tâm lý lao động, hướng nghiệp thuộc viện KHGD
lúc đó là các tác giả Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong tiến hành từ năm 1977 đến
1980 tại huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Sơn Bình, trường THCS Bắc Lý, tỉnh Hà
Nam Ninh và một số trường phổ thông ở Hà Nội, Bộ giáo dục đã cho sửa chữa,
bổ sung và ban hành chương trình sinh hoạt hướng nghiệp tạm thời cùng với tài
liệu sinh hoạt hướng nghiệp của lớp cuối cấp 2 và các lớp cấp 3 để các trường
thực hiện, rút kinh nghiệm.
Năm học 1980 – 1981, đồng chí Trưởng Ban khoa giáo Trung ương Bùi
Thanh Khiết và Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thị Bình đến thăm các cơ sở thực
nghiệm, thấy có kết quả tốt đã cho phép nhóm thực nghiệm lập đề án trình Uỷ Ban
cải cách giáo dục Trung ương để mở rộng, đưa công tác hướng nghiệp vào các
trường phổ thông.
Dựa trên các công trình đã nghiên cứu, các tác giả Phạm Tất Dong, Phạm
Huy Thụ, Nguyễn Trọng Bảo, Nguyễn Thế Quảng, Đoàn Chi đã góp phần tích cực
xây dựng đề án “Hướng nghiệp và sử dụng hợp lý học sinh ra trường”.
Năm 1984 khi sơ kết 3 năm thực hiện quyết định số 126/CP của Hội đồng
Chính phủ, Bộ Giáo dục đã nêu vấn đề: Tiếp theo hướng nghiệp phải dạy nghề
cho học sinh phổ thông để nếu không tiếp tục học lên, học sinh ra đời dễ tạo
công ăn việc làm, sẵn sàng tham gia lao động sản xuất ở địa phương. Chủ trương
này đã được đưa ra toàn ngành thảo luận và được khẳng định trong Nghị quyết
Đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt Nam (1986): Trường phổ thông phải chuyển
mạnh theo hướng dạy kiến thức phổ thông cơ bản, lao động, kỹ thuật tổng hợp,
hướng nghiệp và dạy nghề.
8
Từ năm 1987-1990 do sáp nhập Bộ, phải thu gọn đầu mối, Ban Giáo dục
Hướng nghiệp sáp nhập vào Vụ Giáo dục Phổ thông, không còn đủ sức mạnh để địa
triển khai các hoạt động hướng nghiệp, hậu quả là phong trào hướng nghiệp ở các
địa phương sa sút nghiêm trọng, công tác tư vấn nghề tạm thời bị dừng lại.
Tháng 3 năm 1991, trước yêu cầu của thực tiễn, Bộ trưởng Giáo dục và đào
tạo Trần Hồng Quân cho khôi phục đầu mối tổ chức chỉ đạo hoạt động lao động -
hướng nghiệp của toàn ngành, đã thành lập Trung tâm Lao động - Hướng nghiệp
trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với quyết định đúng đắn của Bộ trưởng, chỉ
một năm sau, Trung tâm Lao động - Hướng nghiệp đã khôi phục được công tác
hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Gần đây hơn, trong chương trình khoa học
cấp Nhà nước KX – 05, đề tài KX-05-09, các tác giả Nguyễn Văn Lê, Hà Thế
Truyền, Bùi Văn Quân đã công bố các công trình: “Một số vấn đề về hướng nghiệp
cho học sinh phổ thông” và “Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng
nghiệp trên thế giới”. Theo đó, nhiều giải pháp và kinh nghiệm giáo dục phổ thông
và hướng nghiệp trên thế giới đã được tổng thuật, phân tích nhằm góp phần hiện
thực hoá mục tiêu hướng nghiệp cho học sinh THCS và THPT ở Việt Nam.
Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, dạy nghề phổ thông và giáo dục hướng nghiệp
có mối quan hệ khăng khít, tác động tương hỗ lẫn nhau. Giáo dục KTTH phải gắn
với học nghề phổ thông, học nghề phổ thông phải gắn với hướng nghiệp nhằm giúp
các em có định hướng chọn nghề ngay khi còn là học sinh phổ thông.
Trong nhà trường phổ thông, nếu làm tốt giáo dục KTTH, dạy nghề phổ
thông và giáo dục hướng nghiệp sẽ góp phần đảm bảo cho thế hệ trẻ có được những
tri thức cần thiết về kỹ thuật và công nghệ, có năng lực tham gia lao động ngoài xã
hội, có khả năng làm việc tích cực, độc lập, sáng tạo, biến công việc của mình thành
niềm vui, niềm tự hào. Đồng thời, thực hiện được chức năng quan trọng của nhà
trường là đảm bảo định hướng một cách tự giác cho thế hệ trẻ đi vào các ngành
nghề mà hội cần và phù hợp với năng lực cá nhân. Từ đó, góp phần tích cực vào
việc phân luồng học sinh sau trung học và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
9
Trong xã hội hiện đại, mọi hoạt động đều được đánh giá qua chất lượng, hiệu
quả hoạt động. Vì vậy, cùng với yêu cầu đổi mới mục tiêu, chương trình dạy nghề
phổ thông và giáo dục hướng nghiệp cần mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động
để góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy nghề phổ thông giúp học sinh lựa chọn
nghề mà học sinh có hứng thú, giúp các em thử năng lực nghề của bản thân và có
định hướng chọn nghề tương lai.
Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp đảm bảo
cho mọi học sinh được tham gia vào quá trình hướng nghiệp. Nội dung giáo dục
hướng nghiệp phải phong phú, đa dạng; những kiến thức, kỹ năng học sinh thu thập
được qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp phải đáp ứng được mục tiêu đề ra, góp
phần đắc lực vào việc phân luồng học sinh sau trung học, chuẩn bị cho học sinh tâm
lý sẵn sàng đi vào những nghề, những nơi xã hội cần, giúp các em có khả năng “lập
thân, lập nghiệp”.
Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới mục tiêu và nâng cao chất lượng dạy
nghề phổ thông và giáo dục hướng nghiệp, cần thiết phải đổi mới công tác quản lý
đối với hoạt động này. Trong đó vấn đề trọng tâm là quản lý các điều kiện đảm
bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động như: chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất,
thiết bị kỹ thuật,…
Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của đảng đã khẳng định:
“Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học, chuẩn bị
cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự dịch chuyển cơ
cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”.
Ngày 19 tháng 03 năm 1981, Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định 126/CP
về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh
các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường. Quyết định đã
nêu rõ, hàng năm nước ta có hơn nửa triệu học sinh cấp 2 và gần 20 vạn học sinh
cấp 3 ra trường, tạo cho đất nước một nguồn lao động dự trữ đông đảo, có văn hoá
10
và một nguồn tuyển sinh lớn cho các trường ĐH, CĐ, TCCN và DN. Tuy nhiên, do
việc hướng nghiệp cho học sinh ở các trường phổ thông chưa tốt nên sau khi tuyển
sinh vào cấp 3 và các trường chuyên nghiệp, hàng năm có hàng chục vạn học sinh
ra trường không tiếp tục học lên và cũng không được chuẩn bị về các mặt để được
sử dụng hợp lý thành những người lao động mới. Vì thế, các trường phổ thông phải
tích cực tiến hành việc hướng nghiệp cho học sinh nhằm chuẩn bị mọi mặt cho các
em sẵn sàng đi vào lao động sản xuất sau khi ra trường. Công tác hướng nghiệp
trong nhà trường phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn việc chọn nghề
của học sinh cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp với
năng khiếu của cá nhân.
Nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc hội và Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông yêu cầu đội ngũ
CBQL và giáo viên cần nâng cao hơn nữa nhận thức về ý nghĩa, mục đích, nội dung
và những biện pháp thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
Ngày 17 tháng 8 năm 1981 Bộ Giáo dục và đào tạo đã ra Thông tư 31/TT
hướng dẫn thực hiện quyết định 126/CP của Hội đồng Chính phủ về công tác hướng
nghiệp trong nhà trường phổ thông và dụng hợp lý học sinh tốt nghiệp ra trường.
Trên cơ sở xác định công tác hướng nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong
trường phổ thông, là một yêu cầu cần thiết của cải cách giáo dục nhằm thực hiện
mục tiêu, nguyên lý và nội dung giáo dục của Đảng. Góp phần tích cực và có hiệu
quả vào việc phân công và sử dụng hợp lý học sinh sau khi tốt nghiệp.
Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông nhằm mục đích bồi
dưỡng, hướng dẫn học sinh chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội
đồng thời phù hợp với sở trường, khả năng và thể lực cá nhân.
Cùng với định hướng đổi mới toàn diện chương trình và SGK THPT năm
2006, Bộ GD&ĐT đã đưa GDHN vào giảng dạy chính khóa trong các nhà trường
phổ thông với thời lượng 3tiết/tháng. Tuy nhiên, đến năm 2010, thời lượng cho
11
GDHN đã giảm xuống còn 1tiết/tháng do có sự tích hợp một số chủ đề hướng
nghiệp vào HĐGDNGLL và môn Công nghệ lớp 10.
Ngày 23 tháng 07 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị
số 33/2003/CT-BGD&ĐT về tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông. Chỉ thị 33 đã định hướng cho công tác giáo dục hướng nghiệp không chỉ một
vài năm mà một giai đoạn nhiều năm. Chỉ thị đã khẳng định: Giáo dục hướng
nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã được khẳng
định trong Luật giáo dục. Chỉ thị đã xác định ý nghĩa, mục tiêu, nội dung của giáo
dục hướng nghiệp, đồng thời chỉ ra những nhiệm vụ cụ thể mà các cấp quản lý giáo
dục, các cơ sở giáo dục, các cơ quan của Bộ Giáo dục và đào tạo cần thực hiện để
đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn
diện, chuẩn bị cho học sinh học lên và đi vào cuộc sống lao động, phục vụ phát triển
đất nước.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Trường trung học phổ thông
Luật Giáo dục năm 2005 trong điều 26 mục 1, điểm c có ghi “ giáo dục trung
học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học
sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười
lăm” [6, 31]
Điều 2, Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường
PT có nhiều cấp học ( Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/QĐ- BGDĐT ngày
28/ 3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã ghi: “ Trường trung học là cơ
sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp
nhân và có con dấu riêng.” [5,74]
Cấp THPT là cấp học nối tiếp cấp THCS, HS đã có kiến thức cơ bản của
chương trình THCS. Một số học sinh không có đủ điều kiện học tiếp, trực tiếp tham
gia lao động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, còn lại đa số các em
tiếp tục học lên tiếp chương trình THPT, hoàn thiện về tri thức, để dự tuyển vào các
12
trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và số còn lại tiếp tục học nghề
hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất.
- Đây là cấp học đang chuyển sang sự đa dạng về loại hình, đa dạng hóa các trường
học, ở cấp học này, cần phải tính đến sự kết nối liên tục chương trình giáo dục
THCS với chương trình mà học sinh sẽ được học ở cấp THPT.
- Là cấp học có nhiệm vụ tạo nguồn đáng kể cho đào tạo Trung cấp nghề, Cao
đẳng, Đại học nhằm phục vụ cho CNH- HĐH đất nước, cần có sự tăng cường trong
nội dung giáo dục, nội dung đào tạo và giáo dục hướng nghiệp.
- Là cấp học chịu áp lực về nhu cầu học tiếp của THCS đang phổ cập cho trên 80%
học sinh ở độ tuổi 11-15, hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2015, chuẩn bị tham
gia hoàn thành phổ cập THPT vào năm 2020.
- Giáo dục THPT trực tiếp góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Trên nền
tảng đã đạt được ở các cấp học dưới, giáo dục THPT tiếp tục phát triển và hoàn
thiện nhân cách con người Việt Nam.
1.2.2. Hướng nghiệp và hoạt động giáo dục hướng nghiệp
1.2.2.1. Hướng nghiệp
Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý
học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác để giúp HS chọn nghề phù
hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với
năng lực, sở trường và điều kiện tâm lý của cá nhân để họ có thể phát triển tới
đỉnh cao trong nghề nghiệp, cống hiến được nhiều cho xã hội cũng như tạo được
cuộc sống tốt đẹp cho bản thân. Trên bình diện vĩ mô toàn xã hội, hướng nghiệp
nhằm góp phần phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực- vốn
quý của đất nước để phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, mang lại phồn vinh
cho đất nước [15, 39 ]
1.2.2.2. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp là sự tác động của các nhà giáo dục nhằm
làm cho học sinh có hứng thú và động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có lí tưởng nghề
13
nghiệp trong sáng, có thái độ đúng đối với lao động, sẵn sàng đi vào những nghề,
những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hoá.
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn HS
ngay từ trong nhà trường chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
đồng thời phù hợp với năng lực cá nhân [4,1].
Như vậy, thực chất của công tác hướng nghiệp cho HS phổ thông không phải
là sự quyết định nghề cho mỗi cá nhân mà là sự điều chỉnh động cơ, hứng thú nghề
nghiệp của thế hệ trẻ nhằm giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa cá
nhân và nghề, giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có ý thức, đảm bảo cho con
người hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp và đạt năng suất lao động cao. Làm tốt
công tác hướng nghiệp cho HS phổ thông sẽ “góp phần tích cực và có hiệu quả vào
việc phân luồng HS, chuẩn bị cho HS đi vào lao động hoặc được tiếp tục đào tạo
phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội” [ 4,2 ]. Vì vậy, có thể nói: HN là
định hướng phát triển con người trong nghề nghiệp để họ có khả năng phát triển
bản thân một cách tốt nhất, đóng góp toàn diện nhất cho gia đình và cho xã hội.
1.2.3. Quản lý HN ở trường THPT
QLHN là một bộ phận của quản lý giáo dục, là hệ thống những tác động có
định hướng, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý của CTHN nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu HN
cho HSPT. [26,73]
Các yếu tố cơ bản của QLHN:
Phương pháp QL
Chủ thể QL Đối tượng QL MỤC TIÊU HN
Công cụ QL
14
1.2.4. Giải pháp và giải pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp
1.2.4.1. Giải pháp.
Theo Từ điển tiếng Việt, giải pháp là "phương pháp giải quyết một vấn đề cụ
thể nào đó".[27, 387]
Như vậy, nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay
đổi, chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định , tựu trung
lại, nhằm đạt được mục đích hoạt động. Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng
giúp con người nhanh chóng giải quyết được những vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, để có
được những giải pháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn
đáng tin cậy.
1.2.4.2. Giải pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Giải pháp quản lí hoạt động GDHN là những cách thức tác động của chủ thể
quản lí hướng vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra của CTHN, làm cho hệ thống
đó vận hành đạt được kết quả mong muốn.
Thông thường các giải pháp quản lý hoạt động GDHN phải đảm bảo thực hiện
cho được các chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá quá trình
giáo dục. Vì thế, khi đưa ra bất kì giải pháp quản lý hoạt động GDHN nào đi chăng
nữa cũng cần quan tâm đúng mức đến hiệu quả của nó đối với công tác kế hoạch
hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá quá trình GDHN. Đây chính là điểm khác
biệt giữa giải pháp quản lý hoạt động GDHN với giải pháp nói chung.
1.3. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT
1.3.1. Mục tiêu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học
phổ thông
Với mục tiêu “ chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân
luồng sau trung học phổ thông, chuẩn bị tốt cho HS vào đời hoặc chọn ngành nghề
học tập tiếp sau khi tốt nghiệp “ [3,24], HĐGDHN ở trường THPT giúp HS có thể
khám phá “mình là ai” về năng lực, kỹ năng và điểm mạnh của bản thân; hiểu được
các cơ sở LĐ của địa phương và quốc gia, bao gồm thị trường lao động, nhu cầu
của xã hội, các đặc tính của nghề, quy mô và cơ cấu nhân lực tại địa phương Điều
15
quan trọng nhất là HS hiểu rõ ràng các tác động từ xã hội, gia đình và các tác động
khác ảnh hưởng tới sự lập kế hoạch về nghề nghiệp và ra quyết định nghề nghiệp
của bản thân mình. HS dần dần có thể xác định được các mục tiêu nghề nghiệp của
mình, đưa ra các quyết định về nghề nghiệp một cách hợp lý, và cuối cùng là đánh
giá và thực hiện kế hoạch nghề nghiệp của bản thân mình một cách tốt nhất.
1.3.2. Nội dung của hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học
phổ thông
Gồm 3 nội dung chủ yếu:
- Định hướng nghề nghiệp: là nhằm cung cấp cho HS những thông tin về tình
hình kinh tế của đất nước, của địa phương, về nhu cầu sử dụng LĐ, về TGNN, về
hoạt động của những ngành nghề cơ bản, nghề chủ yếu và những yêu cầu của nghề
đối với người lao động. Qua đó giúp HS đánh giá bản thân và lựa chọn nghề có
chủ định.
- TVHN: là hệ thống những biện pháp tâm lý, giáo dục, y học nhằm phát hiện
và đánh giá nhân cách của HS, giúp các em chọn nghề có cơ sở khoa học. Nói cách
khác, TVHN là việc đối chiếu những yêu cầu của nghề, yêu cầu của thị trường lao
động với sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của HS rồi cho các em
lời khuyên nên học nghề nào là phù hợp.
Như vậy, TVHN không phải là việc đưa ra quyết định nghề cho các em mà chỉ
là đưa ra lời khuyên chọn nghề. Còn việc quyết định nên học ngành nào, nên làm
nghề gì cho phù hợp, hoàn toàn là do bản thân các em quyết định. Mục đích của
TVHN là giúp HS tìm ra câu trả lời cho 3 câu hỏi quan trọng: Em là ai? Em đang ở
đâu? và Làm sao để em đi được đến nơi em muốn?
- Tuyển chọn nghề: xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của nghề để tuyển người
phù hợp vào học hay làm việc.
Ba nội dung này có mối liên hệ mật thiết với với nhau, hỗ trợ nhau, trong đó
Tư vấn nghề nghiệp là cầu nối giữa Định hướng nghề và tuyển chọn nghề, được
biểu diễn theo sơ đồ sau:
16
Công tác HN được nhà tâm lý học Xô Viết K.K.Platonov khái quát bằng “Tam
giác HN” bao gồm ba bộ phận cấu thành, được thể hiện ở hình sau:
Sơ đồ 1.1 Các bộ phận cấu thành công tác hướng nghiệp
Định hướng nghề
Đặc điểm yêu cầu hệ thống Thị trường lao động
nghề xã hội cần phát triển
Tư vấn nghề Phẩm chất năng lực, hoàn cảnh cá nhân Tuyển chọn nghề
Nội dung cụ thể trong chương trình GDHN ở trường THPT được bố trí như sau:
Khối/lớp Chủ đề Nội dung
10
1 Lựa chọn nghề nghiệp tương lai
2 Năng lực bản thân và truyền thống gia đình
3 Tìm hiểu nghề dạy học
4 Giới tính và nghề nghiệp
5 Tìm hiểu một số nghề về Nông - Lâm – Ngư nghiệp.
6 Tìm một số nghề thuộc ngành Y, Dược
1
32
Định hướng nghề nghiệp
Tuyển chọn nghề nghiệpTư vấn hướng nghiệp
17
7 Tham quan một số đơn vị sản xuất công hoặc nông nghiệp.
8 Tìm hiểu một số ngành xây dựng.
9 Nghề tương lai của tôi.
11
1 Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành Giao thông- Địa chất.
2 Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
3 Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng
4 Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành năng lượng, bưu chính
viễn thông, công nghệ thông tin
5 Giao lưu với điển hình về sản xuất kinh doanh giỏi, những
gương vượt khó
6 Nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường lao động.
7 Thảo luận; Tôi muốn đạt được ước mơ của mình.
8 Tham quan một số trường Đại học (hoặc Cao đẳng), Trung
học chuyên nghiệp chuyên nghiệp, dạy nghề tại địa
phương.
12
1 Định hướng phát triển kinh tế của đất nước, của địa
phương.
2 Thảo luận: những điều kiện để thành đạt trong nghề.
3 Tìm hiểu hệ thống trường trung cấp chuyên nghiệp và đào
tạo nghề của trung ương và địa phương.
4 Tìm hiểu hệ thống đào tạo Đại học và Cao đẳng
5 Thảo luận: thanh niên lập thân, lập nghiệp
6 Tư vấn nghề.
7 Hướng dẫn học sinh chọn nghề cụ thể để làm hồ sơ tuyển
sinh.
18
8 Tham quan hoặc tổ chức hoạt động văn hoá theo chủ đề
hướng nghiệp
1.3.3. Hình thức, phương pháp hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường
trung học phổ thông
“GDHN cho HSPT bằng các hình thức: tích hợp nội dung HN vào các môn
học, lao động sản xuất và học nghề phổ thông, hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và
các hoạt động ngoại khóa khác” [4,3].
Có thể tóm tắt các hình thức HN cho HS như sau:
19