B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH
NGUYN TH VN
Sử DụNG TàI LIệU LịCH Sử ĐịA PHƯƠNG THàNH VĂN
TRONG DạY HọC LịCH Sử VIệT NAM Từ 1930 ĐếN 1975
(LớP 12 - TRUNG HọC PHổ THÔNG - CHƯƠNG TRìNH CHUẩN)
ở TỉNH Hà TĩNH
LUN VN THC S GIO DC HC
NGHỆ AN - 2014
2
2
B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH
NGUYN TH VN
Sử DụNG TàI LIệU LịCH Sử ĐịA PHƯƠNG THàNH VĂN
TRONG DạY HọC LịCH Sử VIệT NAM Từ 1930 ĐếN 1975
(LớP 12 - TRUNG HọC PHổ THÔNG - CHƯƠNG TRìNH CHUẩN)
ở TỉNH Hà TĩNH
Chuyờn ngnh: Lý lun v Phng phỏp dy hc b mụn Lch s
Mó s: 60140111
LUN VN THC S GIO DC HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. TRN VIT TH
NGHỆ AN - 2014
4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Lịch sử, Khoa
đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quà trình học tập và nghiên cứu.
Xin quá trình cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Phương pháp
khoa lịch sử Trường Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Hà Nội, bạn bè đồng
nghiệp và gia đình những người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho trong quá
trình nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt, với tình cảm chân thành và lòng kính trọng, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. TRẦN VIẾT THỤ - người đã trực tiếp, tận
tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Dù rất cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong quý thầy cô, đồng nghiệp vui lòng góp ý, chỉ dẫn để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Vân
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 10
1. Lý do chọn đề tài 10
2. Lịch sử vấn đề 12
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 16
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 16
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 17
6. Giải thuyết khoa học 18
7. Đóng góp của luận văn 18
8. Ý nghĩa của luận văn 18
9. Cấu trúc luận văn 19
NỘI DUNG 20
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA
PHƯƠNG THÀNH VĂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ DÂN TỘC Ở TRƯƠNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 20
1.1. Cơ sở lí luận 20
1.1.1. Quan niệm về tài liệu lịch sử địa phương thành văn 20
1.1.2. Phân loại tài liệu lịch sử địa phương thành văn 21
1.1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch
sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông 23
1.2. Cơ sở thực tiễn 28
1.2.1. Thực trạng của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong
dạy học lịch sử dân tộc hiện nay ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh 28
1.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn và những vấn đề tồn tại 34
Chương 2
NỘI DUNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH VĂN HÀ TĨNH CẦN KHAI
THÁC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1930 ĐẾN 1975 Ở
TRƯỜNG THPT TỈNH HÀ TĨNH 38
2.1. Mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1975 (lớp 12
THPT, chương trình chuẩn) 38
2.1.1. Mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông 38
2.1.2. Nội dung của kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930
đến 1975 (lớp 12 - THPT - Chương trình chuẩn) 41
2.2. Nội dung một số tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh cần khai thác sử
dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1975 45
2.2.1. Những tiêu chí lựa chọn các tài liệu lịch sử địa phương thành văn sử
dụng trong dạy học lịch sử dân tộc 45
2.2.2. Nội dung tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh khai thác trong
dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1975
ở trường THPT 46
Chương 3
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH VĂN TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1930 ĐẾN 1975 (LỚP 12 -
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TỈNH HÀ TĨNH 88
3.1. Nguyên tắc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử dân
tộc ở THPT 88
3.1.1. Tài liệu lịch sử địa phương thành văn phải đảm bảo tính Đảng, tính khoa
học, tính cơ bản, điển hình 88
3.1.2. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn phải xuất phát từ mục đích
đổi mới phương pháp dạy học, phải phát huy năng lực nhận thức, phát
huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo học sinh 90
3.1.3. Nội dung tài liệu lịch sử địa phương thành văn phải đảm bảo yêu cầu
giáo dục tư tưởng, tình cảm, phát triển nhân cách và năng lực hoạt
động nhận thức cho học sinh 93
3.1.4. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn phải phù hợp đặc điểm
tâm lý học sinh, đảm bảo tính vừa sức và phù hợp với thực tiễn dạy
học hiện nay ở trường THPT 94
3.2. Một số biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử
dân tộc ở trường THPT Hà Tĩnh (chương trình chuẩn) 96
7
3.2.1. Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử Việt
Nam từ 1930 đến 1975 ở bài nội khóa 96
3.2.2. Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử Việt
Nam từ 1930 - 1975 trong hoạt động ngoại khóa 111
3.3. Thực nghiệm sư phạm 119
3.3.1. Mục đích thực nghiệm 119
3.3.2. Đối tượng thực nghiệm 119
3.3.3. Nội dung thực nghiệm 119
3.3.4. Phương pháp thực nghiệm 120
3.3.5. Kết quả thực hiện sư phạm 120
3.3.6. Những kết luận được rút ra từ kết quả thực nghiệm sư phạm 122
KẾT LUẬN 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
PHỤ LỤC 133
8
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
GS. TS : Giáo sư - Tiến sĩ
NXB : Nhà xuất bản
PGS. TS : Phó Giáo sư - Tiến sĩ
SGK : Sách giáo khoa
THPT : Trung học phổ thông
UBNDCM : Uỷ ban nhân dân cách mạng
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta biết, một thực tế đáng buồn là chất lượng dạy học môn
Lịch sử ở trường phổ thông chưa cao, nếu không nói là còn nhiều yếu kém
cũng như bật cập. Không chỉ ngành giáo dục mà của toàn xã hội đã và đang
quan tâm, tìm ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục để môn Lịch sử làm tròn
nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển đối với học sinh.
Bộ môn Lịch sử ở trường THPT có nhiều ưu thế trong việc giáo dục thế
hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu mục tiêu của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, lịch sử địa phương thành văn là một bộ phận hữu cơ, có
quan hệ mật thiết với lịch sử dân tộc và diễn ra ở một địa phương cụ thể với
thời gian, không gian nhất định.
Tài liệu lịch sử địa phương thành văn cùng với các tài liệu khác của
lịch sử địa phương là một trong những bộ phận hợp thành nên tri thức lịch sử
dân tộc nhưng nó được hợp thành ở mức độ tổng hợp và khái quát hóa ở mức
độ cao. Vì vậy việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy
học lịch sử dân tộc sẽ góp phần cụ thể hóa lịch sử dân tộc, vừa làm nổi bật
tính riêng lẻ, đặc trưng của mỗi địa phương làm cho học sinh dễ nhìn nhận
vấn đề. Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn ở mỗi địa phương trong dạy học
lịch sử Việt Nam sẽ tạo được sự biểu tượng sinh động, chân thực về các sự
kiện, hiện tượng lịch sử cho học sinh. Thông qua đó giúp các em hình thành
các khái niệm thuật ngữ, nắm được các kết luận khoa học mang tính khái
quát. Bên cạnh đó sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn còn có tác
dụng quan trọng về mặt giáo dục, giáo dưỡng, tư duy cho học sinh.
Đặc biệt việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy
học lịch sử dân tộc một cách linh hoạt ở chính nơi học sinh, sinh ra và lớn lên
10
sẽ góp phần bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào tự tôn quê
hương nói riêng và dân tộc nói chung.
Do vậy sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn càng chân thực,
sinh động cụ thể bao nhiêu thì càng có tác dụng trong dạy học lịch sử dân tộc
bấy nhiêu, gây hứng thú, đam mê đối với việc học tập bộ môn cho học sinh.
Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy việc sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương thành văn vào dạy học lịch sử dân tộc còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập
như: giáo viên chưa đầu tư sưu tầm tài liệu, sử dụng thì vẫn mang tính đối
phó, hiệu quả sử dụng tài liệu không cao. Vì vậy, nhận thức của học sinh về
lịch sử địa phương còn mơ hồ, học sinh không có hứng thú sưu tầm, nghiên
cứu tài liệu lịch sử địa phương.
Hà Tĩnh là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có lịch sử - văn hóa lâu đời.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử cùng với các địa phương khác
trong cả nước, nhân dân Hà Tĩnh luôn kiên cường giữ vững phẩm chất, truyền
thống tốt đẹp của quê hương đất nước. Nhân dân Hà Tĩnh kiên cường bất
khuất trong lao động chiến đấu, đã lập nhiều chiến công oanh liệt góp phần
làm rạng danh cho dân tộc Việt.
Trong thời kỳ 1930 - 1975, trên mảnh đất Hà Tĩnh đã diễn ra bao biến
cố thăng trầm cùng lịch sử dân tộc và đã để lại không ít tư liệu lịch sử liên
quan tới giai đoạn này như tài liệu hiện vật, tài liệu dân gian, tài liệu ngôn
ngữ, tài liệu thành văn Việc khai thác, nghiên cứu các nguồn tài liệu này
vào dạy học có tác dụng góp phần làm tăng hiệu quả dạy học bộ môn.
Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch
sử dân tộc ở trường THPT tại Hà Tĩnh có tác dụng giáo dục học sinh như giúp
các em thấy được đóng góp của cha ông mình vào trang sử vàng của lịch sử
dân tộc. Làm tăng niềm tin, niềm tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương đất
nước, ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Từ
11
những lí do cơ bản trên, chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương thành văn trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1975” (lớp 12
- Trung học phổ thông - chương trình chuẩn) ở tỉnh Hà Tĩnh” làm luận văn tốt
nghiệp cao học Thạc Sĩ chuyên nghành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ
môn Lịch sử.
2. Lịch sử vấn đề
Liên quan tới đề tài này đã có không ít các công trình đề cập, nghiên
cứu về tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử dân tộc ở
trung học phổ thông. Sau đây là một số tài liệu mà chúng tôi tiếp cận được.
2.1. Tài liệu nước ngoài
Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử dân
tộc ở trung học phổ thông không phải là một vấn đề mới, mà đã được các nhà
khoa học, các nhà sư phạm quan tâm nghiên cứu và đề cập tới dưới nhiều khía
cạnh khách nhau.
Trước hết phải kể đến các công trình về lí luận giáo dục và dạy học của
các nhà giáo dục XHCN, nhất là ở Liên Xô (trước đây).
N. G. Đairi trong tác phẩm “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” đã đặc
biệt nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc sử dụng khai thác tất cả các nguồn tư
liệu vào việc dạy học như tác phẩm kinh điển, văn kiện của Đảng và Nhà nước,
sách giáo khoa, tạp chí Đồng thời ông còn đề xuất các biện pháp, phương pháp
nhằm sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo một cách linh hoạt để thông
qua đó phát huy tác dụng của việc dạy học. Điều này được ông thể hiện trong sơ
đồ nổi tiếng - sơ đồ Đairi - ngày nay vẫn mang giá trị khoa học.
Trong tác phẩm “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế
nào”, I.F.Kharlamốp cũng khẳng định tác dụng tích cực của việc sử dụng tài
liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử dân tộc trong vấn đề
giáo dục, giáo dưỡng hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
12
A.A. Vaghin với tác phẩm “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ
thông” cũng nhấn mạnh: Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong đó có
tài liệu lịch sử địa phương thành văn chiếm một vị trí, vai trò quan trọng trong
việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông và coi đây chính là điều kiện giúp
học sinh không chỉ lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ mà còn có quan điểm
đúng về bộ môn Lịch sử.
Bên cạnh đó tại các hội nghị khoa học về giáo dục lịch sử được tổ chức
hàng năm ở Trung Quốc, các nhà sử học đã đặt nhiều vấn đề liên quan đến
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tài liệu lịch sử địa phương
thành văn, các nguồn sử liệu và phương pháp xử lý các nguồn sử liệu đó.
Hiện nay ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã và đang đặc biệt
chú trọng việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn không chỉ vào công
tác dạy học mà còn gắn liền với các hoạt động khác như hoạt động du lịch, phục
vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, miền trong cả nước.
2.2. Tài liệu trong nước
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành
văn trong dạy học cũng được quan tâm nghiên cứu.
Các giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” xuất bản 1978 (Tập 1),
1980 (Tập 2), 1992, tái bản năm 1998, 2000, 2001 do Phan Ngọc Liên và
Trần Văn Trị chủ biên, đã đặc biệt quan tâm, nhấn mạnh tới việc sử dụng
nguồn tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học là một trong những
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Giáo trình “Phương pháp
dạy học lịch sử”, tập 2, do Phan Ngọc Liên chủ biên - xuất bản năm 2002
cũng đã một lần nữa khẳng định ý nghĩa của việc sử dụng nguồn tư liệu này
vào công tác dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường THPT.
Các giáo trình “Lịch sử địa phương” của Trương Hữu Quýnh, Phan
Ngọc Liên, Nguyễn Thái Hoàng, Nguyễn Văn An - xuất bản 1989; “Lịch sử
13
địa phương” của G.S Phan Ngọc Liên, PGS Nguyễn Cảnh Minh xuất bản năm
1995; “Giáo trình lịch sử địa phương” của Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên) xuất
bản năm 2007,… Đã nghiên cứu, biên soạn các bài giảng sử dụng tài liệu lịch
sử địa phương thành văn trong công tác giảng dạy lịch sử địa phương hoặc
trong sử dụng giảng dạy lịch sử dân tộc.
Các nguồn sử liệu này đều ít nhiều đề cập tới việc sử dụng tài liệu lịch
sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử dân tộc.
Một cách tiếp cận gần hơn là các công trình mang tính chuyên khảo.
Chẳng hạn bài viết “Các biện pháp sử dụng tài liệu thành văn Việt Nam trong
dạy học lịch sử (qua ví dụ dạy học lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000)
ở trường phổ thông của Trần Vĩnh Tường đăng trong kỷ yếu hội thảo “Đổi
mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử và giảng
dạy lịch sử địa phương ở trường THPT” (Hà Nội, 2008) đã đề xuất được một
số biện pháp sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học bộ môn. Cuốn “Tư liệu dạy học lịch sử 12” (XB giáo
dục, Hà Nội 2008) của Trần Vĩnh Tường đã cung cấp cho giáo viên và học
sinh một số tư liệu thành văn phục vụ cho việc dạy học lịch sử ở lớp 12
THPT. Ngoài ra có một số luận án Tiến sĩ cũng đề cập tới việc sử dụng tài
liệu lịch sử thành văn trong dạy học lịch sử như: “Phong trào chống Pháp của
các dân tộc tỉnh Đắc Lắc trước Cách mạng tháng Tám” của PhanVăn Bé,
“Nghiên cứu việc dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT (qua thực
nghiệm ở Bình Định) của Đặng Công Lộng, “Sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 - 1975 ở trường
THPT Thừa Thiên Huế” của Nguyễn Thành Nhân.
Một số luận văn Thạc sĩ cũng chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu
như: “Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1919 - 1975 ở trường THPT Thừa Thiên Huế” của Nguyễn Thành
14
Nhân (Đại học sư phạm, Hà Nội); “Sử dụng tài liệu văn học theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giao đoạn
1930 đến 1954” ở trường THPT (chương trình chuẩn) của Hồ Phi Cường
(Đại học Huế); “Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn trong dạy học lịch sử Việt
Nam từ 1919 - 1 954” ở lớp 12 (chương trình chuẩn) của Phan Thị Liên (Đại
học Vinh).
Ở Hà Tĩnh, việc nghiên cứu lịch sử địa phương được các cấp, các
ngành quan tâm, chỉ đạo, được các giới khoa học quan tâm nghiên cứu.
Nhiều công trình lịch sử địa phương được xuất bản như: “Lịch sử Đảng bộ
Hà Tĩnh tập I (1945 - 1954)”, “Lịch sử Đảng bộ tập II (1954 - 1975)” (Ban
chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, NXB Chính trị
Quốc gia Hà Nội,1997), “Lịch sử Hà Tĩnh tập I, tập II”, “Hà Tĩnh 30 năm
kháng chiến (1945 - 1975)” (Bộ chỉ huy quân sự Hà Tĩnh xuất bản năm
1988), “Một số trận đáng tiêu biểu của lực lượng vũ trang nhân dân Hà Tĩnh
(1945 - 1975)” (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh xuất bản năm 1988),
“Danh nhân Hà Tĩnh tập I, tập II” (Sở Văn hóa Thông tin Hà Tĩnh xuất bản
1998)… Đó là chưa kể đến các công trình nghiên cứu về lịch sử của các
huyện, xã trong tỉnh Hà Tĩnh.
Tất cả các công trình nói trên được chúng tôi tham khảo, kế thừa để
nghiên cứu đề xuất các biện pháp sư phạm sử dụng tài liệu lịch sử địa phương
thành văn Hà Tĩnh trong dạy học một giai đoạn cụ thể của lịch sử dân tộc.
Các công trình của những nhà nghiên cứu đi trước đã giải quyết tương đối
thỏa đáng nhiều vấn đề quan trọng về lí luận sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương thành văn trong dạy học. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công
trình nào đề cập một cách cụ thể, có hệ thống về việc lựa chọn và sử dụng tài
liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ
1930 đến 1975 ở trường THPT (chương trình chuẩn).
15
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là lựa chọn và sử dụng tài
liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử Việt Nam
giai đoạn từ 1930 đến 1975 ở trường THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu đề tài giới hạn trong khóa trình lịch sử Việt Nam
từ 1930 đến 1975 ở lớp 12 THPT, chương trình chuẩn.
- Phạm vi điều tra, khảo sát và thực nghiệm sư phạm được thực hiện tại
trường THPT Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
- Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa các sự kiện lớn của lịch sử
Việt Nam được đề cập trong SGK với các sự kiện lịch sử đã diễn ra trên Hà
Tĩnh, chúng tôi chỉ sử dụng nguồn tư liệu thành văn của Hà Tĩnh.
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng nguồn tư liệu thành văn của
Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1975 ở bài nội khóa
trên lớp.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận và khảo sát đánh giá tình hình dạy học
lịch sử dân tộc ở các trường THPT, luận văn đi sâu xác định nội dung nguồn
tư liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh và đề xuất biện pháp sử dụng
các tài liệu đó trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1975 ở lớp 12
THPT (Chương trình chuẩn) tại tỉnh Hà Tĩnh.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau dây:
- Tìm hiểu những vấn đề cơ sở lí luận có liên quan và tình hình thực
tiễn làm nền tảng cho việc giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra.
16
- Xác định những nội dung lịch sử cụ thể cần sử dụng tài liệu lịch sử
địa phương thành văn phù hợp trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 đến
1975 ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Dựa vào nội dung bài học, đối tượng học sinh và điều kiện dạy học,
đề xuất những biện pháp sư phạm sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành
văn theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm để thẩm định hiệu quả của các biện pháp đã đề
xuất. Từ đó có cơ sở khẳng định tính khả thi của các luận điểm khoa học do
luận văn đề xuất, nhằm sử dụng có hiệu quả các tài liệu lịch sử địa phương
thành văn trong dạy học lịch sử dân tộc.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là quán triệt lí luận của chủ nghĩa
Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà
nước ta về lịch sử và giáo dục lịch sử phổ thông.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu vận dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo dục.
- Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tác phẩm của các nhà sử học,
của Hồ Chí Minh bàn về công tác giáo dục ở trường phổ thông, nghiên cứu
các công trình của các nhà lí luận khoa học giáo dục, tâm lí học, các chuyên
khảo về lịch sử địa phương Hà Tĩnh.
- Tiến hành điều tra, dự giờ, quan sát, điều tra xã hội học để tìm hiểu
thực tiễn việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch
sử dân tộc từ 1930 đến 1975 ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm một số biện pháp sử dụng tài liệu
lịch sử địa phương thành văn trong dạy học một số bài lịch sử Việt Nam từ
17
1930 đến 1975 ở trường THPT Vũ Quang - tỉnh Hà Tĩnh, để khẳng định tính
khoa học và tính khả thi của những biện pháp đã đề xuất.
6. Giải thuyết khoa học
Nếu biết lựa chọn, sử dụng một cách hợp lí tài liệu lịch sử thành văn
dựa trên cơ sở đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ bộ môn, đối tượng và điệu
kiện dạy học thì có thể nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930
đến 1975 ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
7. Đóng góp của luận văn
- Tiếp tục khẳng định, làm rõ thêm lí luận về sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương thành văn trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT.
- Làm rõ thực trạng việc sử dụng lịch sử tài liệu địa phương thành văn
trong dạy học lịch sử dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Lựa chọn, xác định hệ thống tài liệu lịch sử thành văn Hà Tĩnh để sử
dụng trong dạy học lịch sử dân tộc từ 1930 đến 1975 ở trường THPT.
- Đề xuất được một số biện pháp sư phạm mang tính khả thi để sử dụng
nội dung tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh một cách hợp lí, khoa
học, phù hợp với yêu cầu đổi mới việc dạy học lịch sử góp phần nâng cao
chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT.
8. Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn góp phần bổ sung thêm lí luận dạy học lịch sử nói chung,
việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo, ứng dụng
trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1975 (lớp 12 THP - chương
trình chuẩn) ở tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời luận văn có thể làm tài liệu tham
khảo cho sinh viên ngành sư phạm của các trường sư phạm trong tỉnh và
trong cả nước.
18
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng tài liệu lịch sử
địa phương thành văn trong dạy học lịch sử dân tộc ở
trương trung học phổ thông
Chương 2: Tài liệu lịch sử địa phương thành văn sử dụng trong dạy
học lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1975 (lớp 12 THPT -
chương trình chuẩn)
Chương 3: Biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn
trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1975 (lớp 12
THPT - chương trình chuẩn) ở tỉnh Hà Tĩnh.
19
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH VĂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
DÂN TỘC Ở TRƯƠNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Quan niệm về tài liệu lịch sử địa phương thành văn
Lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc, vì vậy việc
giảng dạy lịch sử địa phương sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dục
truyền thống yêu nước cho học sinh, góp phần bổ sung nguồn tư liệu để
quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc thêm sinh động hơn, hấp dẫn hơn, sâu
sắc hơn…
Theo cách hiểu thông thường thì địa phương là những đơn vị hành
chính của một quốc gia như thành phố, thị xã, tỉnh huyện… Hay nói theo cách
khác địa phương là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử,
có ranh giới riêng, có địa giới hành chính riêng, là cái để phân biệt với những
địa phương khác như Hà Nội, Hà Tây, Hà Tĩnh… Mặt khác địa phương còn
được hiểu theo nghĩa rộng hơn dùng để chỉ những tổ chức, đơn vị tập thể hoạt
động trong một lĩnh vực nào đó như xí nghiệp, đơn vị sản xuất chiến đấu. Tất
cả những dạng vật chất khác nhau (như hiện vật, hình ảnh, ngôn ngữ.v.v…)
mang thông tin về quá khứ của địa phương được gọi tài liệu lịch sử địa
phương hay sử liệu địa phương.
Tài liệu lịch sử địa phương thành văn là những sử liệu (tài liệu) ghi
chép bằng chữ viết những thông tin về các sự kiện lịch sử đã xảy ra ở các địa
phương. Nguồn tài liệu này chiếm khối lượng rất lớn và giữ một vị trí rất
quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử địa phương.
20
Tài liệu lịch sử địa phương thành văn rất phong phú, đa dạng, như các
tác phẩm địa phương chí, nhân vật chí, các bài văn bia, văn tế, minh chuông,
gia phả, hồi kí, đinh bạ, địa bạ, các văn bản của đảng bộ, chính quyền, các
đoàn thể địa phương.v.v…
1.1.2. Phân loại tài liệu lịch sử địa phương thành văn
Nguồn tài liệu lịch sử địa phương thành văn gồm nhiều loại. Các nhà
nghiên cứu lịch sử đã chia nguồn sử liệu này thành các loại sau đây:
- Văn bia, minh chuông.
Bia và chuông là loại sử liệu hiện vật, nhưng nó có điểm khác hơn các
loại sử liệu hiện vật khác là trên các tấm bia đá hay chuông đồng có ghi chữ
viết, gọi là văn bia, minh chuông. Như vậy, văn bia, minh chuông là tài liệu
lịch sử thành văn (hay còn gọi là sử liệu viết). Đây là loại tài liệu gốc, quý
hiếm, nên rất có giá trị đối với các nhà sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa
phương. Văn bia thông thường có hai loại thường được gọi là “bia sự kiện” và
“bia hậu”.
“Bia hậu” là loại bia dùng để khắc tên tuổi những người dân địa
phương có đóng góp tiền của, ruộng đất để xây dựng các công trình kiến trúc
của địa phuơng đó. Khi họ qua đời thì những việc làm công đức của họ được
tạc vào những tấm bia đặt ở đình, chùa để dân làng ghi nhớ.
“Bia sự kiện” dùng để ghi lại công danh, sự nghiệp của các nhân vật
lịch sử của địa phương. Bia sự kiện còn ghi chép những sự kiện quan trọng
xảy ra ở địa phương như thiên tai, địch họa, xây chợ, lập làng…
Trong công tác nghiên cứu lịch sử địa phương, tài liệu này đóng một
vai trò rất quan trọng. Nó giúp cho các nhà nghiên cứu có thể dùng để so sánh
đối chiếu với các nguồn tài liệu khác nhằm xác minh một số sự kiện được ghi
chép về lịch sử thành lập làng, xã, chợ búa và là nguồn tài liệu dùng để biên
soạn cuốn lịch sử của địa phương.
21
- Minh chuông là những văn bản được khắc (hay đúc) trên chuông. Nội
dung của các minh chuông thường là nói về sự tích các nhà chùa và các vị tu
hành ở các chùa. Chính vì tầm quan trọng và giá trị của văn bia và minh
chuông đem lại trong công tác nghiên cứu lịch sử nói chung, lịch sử địa
phương nói riêng nên nguồn sử liệu này trở thành đối tượng nghiên cứu của
một chuyên ngành của khoa học lịch sử là bia kí học và văn minh học
- Gia phả
Là cuốn sử dùng để ghi chép những việc trong dòng họ chính vì thế nó
còn được gọi tộc phả. Mặc dù đây là loại tài sản riêng quý, được các dòng họ
trân trọng và được lưu giữ một cách cẩn thận nếu biết khai thác và sử dụng thì
nguồn tài liệu thành văn này sẽ có giá trị đối với công tác nghiên cứu lịch sử
địa phương, giúp làm sáng tỏ một số vấn đề quan trọng của lịch sử địa
phương. Tuy vậy trong quá trình sử dụng cần có sự so sánh đối chiếu, bởi
nguồn tài liệu này còn tồn tại nhiều hạn chế như độ chính xác chưa cao.
- Đinh bạ, địa bạ
“Đinh bạ” là sổ dùng để ghi tên, ghi tuổi của các thành viên trong mỗi
làng, xã đã đến tuổi trưởng thành dưới chế độ phong kiến.
“Địa bạ” dùng để ghi lại tình hình các loại ruộng đất của làng xã nên nó
còn được gọi là sổ điền.
- Văn bản chính quyền, đảng bộ, các đoàn thể
Đây là các loại tài liệu của Đảng, chính quyền và đoàn thể địa phương
được tập thể thông qua, độ chính xác cao và đều đuợc ghi bằng chữ quốc ngữ.
- Hồi kí: Đây là loại tài liệu kể về cuộc đời hoạt động chiến đấu của cá
nhân có thể là các cán bộ, chiến sĩ lão thành.
Ngoài ra tài liệu lịch sử địa phương thành văn còn bao gồm các tác
phẩm nghiên cứu như: Tác phẩm nghiên cứu lịch sử, tác phẩm nghiên cứu của
các ngành khoa học kế cận như lịch sử Đảng, các tác phẩm văn học, các bài
22
báo Với những tác phẩm này cho ta thấy tính đa dạng cụ thể để phục vụ cho
dạy và học.
1.1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy
học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông
1.1.3.1. Về mặt giáo dưỡng
Luật Giáo dục (2005) quy định: “Đào mục tiêu của giáo dục là tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ
nghề nghiệp. Trung thành với lí tưởng độc lập chủ nghĩa xã hội, hình thành và
bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công nhân, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Mối quan hệ giữa lịch sử địa
phương và lịch sử dân tộc là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Tài liệu
lịch sử địa phương thành văn là những biểu hiện cụ thể sinh động, đa dạng
của tri thức lịch sử dân tộc. Tài liệu lịch sử địa phương thành văn bổ sung,
minh họa cho lịch sử dân tộc, để nghiên cứu nhận thức lịch sử dân tộc một
cách hoàn chỉnh, sâu sắc hơn.
Việc đưa tài liệu lịch sử địa phương thành văn vào giảng dạy lịch sử
dân tộc sẽ là cở sở để phát huy tính tích cực của học sinh, trong quá trình
nhận thức lịch sử sẽ chủ động, sáng tạo, tránh rập khuôn giáo điều, nắm kiến
thức một cách máy móc nhằm hiểu đúng bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch
sử để có cái nhìn và đánh giá sự kiện lịch sử một cách chân thực khách quan,
chính xác như nó đã diễn ra.
Khi dạy, bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1945 của chương II Việt
Nam từ năm 1930 đến năm 1945 ở mục II “Phong trào cách mạng 1930 -
1931” với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh, giáo viên có thể đưa ra dẫn chứng để
minh họa cho chính sách khủng bố của thực dân Pháp khi phong trào thất bại:
“Cuộc khủng bố trắng của bọn thực dân và phong kiến Nam triều đối với cao
trào cách mạng 1930 - 1931 ở Hà Tĩnh diễn ra rất khốc liệt. Hàng trăm người bị
23
chết, hàng ngàn người bị bắt giam, biết bao nhà cửa, của cải bị thiêu hủy và
cướp đoạt. Biết bao gia đình bị ly tán, tang tóc, đau thương. Mặc dù phong trào
đã bị dìm trong biển máu, kẻ thù vẫn lo sợ và tăng cường đàn áp” [6, tr. 116].
Việc đưa các tài liệu lịch sử địa phương thành văn vào quá trình giảng
dạy lịch sử dân tộc có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh,
gây hứng thú học tập bộ môn. Từ đó, học sinh nắm kiến thức một cách vững
chắc, hiểu được bản chất của các khái niệm, thuật ngữ phức tạp, những kết
luận mang tính khái quát của bài học lịch sử dân tộc.
Việc đưa tài liệu lịch sử địa phương thành văn vào giảng dạy lịch sử
dân tộc là thực hiện nguyên tắc “phải gắn học với hành, học để vận dụng, học
để sáng tạo trong hành nghề, trong hành nghiệp trong cuộc sống” [24, tr. 24].
Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn một cách có chọn lọc, hợp lí sẽ
giúp học sinh có những hiểu biết cụ thể, sâu sắc về cuộc sống hiện thực, nắm
kiến thức lịch sử dân tộc một cách có hệ thống và sâu sắc hơn.
1.1.3.2. Về mặt giáo dục
Mục tiêu giáo dục và đào tạo đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII của Đảng (1991) xác định rõ: “Nâng cao dân trí, đạo tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có trí thức và có tay nghề, có
năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng,
tinh thần yêu nước, yêu CNXH.” [61, tr. 81]
Cũng giống như các bộ môn khác, bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông
với chức năng và nhiệm vụ của mình có tác dụng giáo dục, giáo dưỡng song
nó có nhiều ưu thế hơn hẳn các bộ môn khác trong việc giáo dục thế hệ trẻ về
tư tưởng tình cảm, lối sống bởi “lịch sử là cô giáo của cuộc sống”, “lịch sử là
bó ðuốc soi ðýờng ði ðến týõng lai”.
Bộ môn Lịch sử giúp giáo dục niềm tin, giáo dục lí tưởng chủ nghĩa xã
hội chủ nghĩa, truyền thống dân tộc, tinh thần thái độ lao động đúng đắn, ý
24
thức tôn trọng, phát huy nền văn hóa dân tộc và tiếp nhận tinh hoa văn hóa
nhân loại, lòng kính yêu với quần chúng nhân dân, biết ơn đối với ông bà tổ
tiên, những người có công với cách mạng, đánh giá đúng vai trò của cá nhân
trong lịch sử.
Khi dạy, bài 16. “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa
tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời”, trong
mục I “Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 - 1945, khi nói tới chính
sách cướp phá, bóc lột của thực dân Pháp và nỗi khổ của quần chúng, giáo
viên có thể sử dụng đoạn tư liệu sau đây:
“Do ảnh hưởng của chính sách cướp phá, vơ vét của Nhật - Pháp, lúc
này trong tỉnh xảy ra nạn đói khủng khiếp. Từ cuối năm 1944 đến đầu năm
1945 ở Hà Tĩnh có 5 vạn người chết đói. Người chết đầy đường đầy chợ. Thị
xã Hà Tĩnh hàng ngày phải dùng từ 2 đến 3 chuyến xe bò mới chở hết xác
người. Huyện Nghi Xuân là nơi có số người chết đói cao nhất (8161 người);
riêng xã Xuân Liên có tới 1165 người chết. Nhiều gia đình chết đói cả nhà.
Trước tình hình đó, các tổ chức cách mạng cùng với những các bộ ở tù về đã
hướng dẫn các hoạt động cứu đói. Ở một số nơi các đoàn thể cách mạng tổ
chức cho nhân dân cướp lại các thứ đang bị địch cất giữ trong đồn. Nhân dân
Kỳ Anh còn giành lại cả đoàn thuyền chở thóc của Nhật.Trong các vùng nông
thôn, nông dân đã buộc Kỳ Anh đã cử cán bộ quân tiên phong đi vào Quảng
Bình mua gạo về giúp dân. Cứu đói là mục tiêu cấp bách trước mắt của quần
chúng nhân dân. Chống Nhật để cứu đói là hoạt động được mọi người hưởng
ứng mạnh mẽ, trở thành sự kiện mở đầu cho cao trào kháng Nhật cứu nước ở
Hà Tĩnh.” [6, tr. 164 - 165]
Sử dụng đoạn tư liệu trên sẽ tạo những hình ảnh sinh động, chân thực,
tác động vào tư tưởng, tình cảm, thái độ của học sinh, giúp cho các em hiểu
được rằng để có được độc lập, tự do như ngày hôm nay, các thế hệ cha anh đã
25