Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

tổng hợp giáo án lớp chồi chủ đề làm quen văn học, thế giới động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.59 KB, 70 trang )

Giáo án Làm quen Văn Học
Đề tài: Bác Gấu Đen và hai chú thỏ
I Mục đích -Yêu cầu:
− Trẻ thích nghe cô kể chuyện và biết tính cách của các nhân vật.
− Bác gấu, thỏ trắng : tốt bụng biết giúp đỡ mọi người
− Thỏ nâu : ích kỷ nhưng biết nhận lỗi
− Trẻ hiểu nội dung chuyện và dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt. Phát
biểu ngôn ngữ cho trẻ.
− Giáo dục trẻ phải biết yêu thương nhau
II.Chuẩn bị:
− Tranh phong + nhân vật rời
− Đàn, bài hát
− Máy vi tính
− Rối tay các nhân vật
III. Tiến hành:
Hoạt động 1 :
Xin chào các bạn, các bạn có biết tôi là ai không ? tôi là Bác Gấu đây,
thấy các bạn đi học ngoan tôi rất là vui
Tôi là Bác Gấu nhưng tôi có 1 câu chuyện kể về 2 bạn thỏ của tôi các bạn
có muốn nghe không ? Vậy tôi các bạn hãy ngồi thật ngoan Bác Gấu sẽ kể
chuyện cho các bạn nghe nha !
o Câu chuyện của Bác Gấu đến đây là hết rồi, Bác Gấu phải đi đây xin
chào tạm biệt các bạn nha!
o Bác Gấu vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì vậy?
o Trong câu chuyện của Bác Gấu vừa kể câu chuyện thấy có những nhân
vật nào?
Hoạt động 2: Hát và vận động bài "trời nắng trời mưa"
- Khi nãy các con được nghe câu chuyện gì?
- Đến nhà Thỏ Nâu, chuyện gì đã xảy ra với Bác Gấu
- Bác Gấu lại đi đến nhà ai?
- Tại sao Thỏ Nâu lại chạy qua nhà Thỏ Trắng?


- Bạn Thỏ Trắng có cho Bạn Thỏ Nâu vào nhà trú mưa không?
- Qua câu chuyện con thích nhân vật nào? Vì sao?
- Qua câu chuyện này cháu thấy bác gấu và thỏ trắng là người như thế nào
? thỏ nâu có biết nhận lỗi của mình không ?
=> À thỏ trắng và bác gấu đều là người tốt bụng, biết giúp đỡ mọi người
khi gặp khó khăn, còn thỏ nâu thì cũng đã biết lỗi và nhận lỗi -> GD trẻ.
Hoạt động 3:
Hát và vận động bài " Khu rừng hạnh phúc"

Đề tài: KHÁM PHÁ THẢO CẦM VIÊN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nhận biết một số thú rừng trong thảo cầm viên cùng với đặc điểm đặc
trưng của loại thú rừng.
- Phân biệt thú rừng và vật nuôi qua trò chơi , rèn kỹ năng đếm và tạo
nhóm số lượng
- Rèn kỹ năng ráp các mảnh rời thành hình con vật hồn chỉnh, phản xạ
nhanh với hiệu lệnh.
- Phát triển trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo qua các hoạt động nhận
thức.
- Giáo dục trẻ thói quen hoạt động theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ :
- Giao nhiệm vụ cho trẻ khi đi tham quan thảo cầm viên với ba mẹ
- Trò chuyện với trẻ về các loại thú rừng trong thảo cầm viên
- Một số các con vật bằng bi - tis ( vật nuôi, thú rừng )
- Hình các con thú rừng cắt rời thành 3, 4 mảnh
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ hát và vận động bài " Em đi chơi thuyền"
- Trò chuyện với trẻ:
+ Trong Thảo Cầm Viên có những con thú rừng nào? ( kể tên )

+ Vì sao các bạn biết là thú rừng? ( sống trong rừng, tự kiếm ăn và tự bảo
vệ )
+ Thú rừng được nuôi ở đâu? ( trong chuồng )
+ Những chuồng thú trong thảo cầm viên có gì đặc biệt?
+ Những chuồng con vật nào có song sắt? ( thú dữ )
+ Con voi ở trong chuồng ra sao? Vì sao chuồng voi lại to như vậy?
+ Khi quan sát các con thú, các bạn phải làm thế nào?
GD trẻ không chọc phá thú, không đưa tay vào chấn song
- TC "Bắt chước tạo dáng" : cho trẻ làm các động tác hay tiếng kêu của
các con thú rừng theo yêu cầu của cô ( con khỉ , con voi, con gấu, con
cọp, con sư tử )
* Hoạt động 2:
- TC " Tìm thú rừng cho thảo cầm viên": chia trẻ ra thành 2 hay 4
nhóm
- Cách chơi: mỗi nhóm lần lượt từng trẻ chạy lên chọn các con thú rừng
cô rải sẵn dưới đất gắn lên phần bảng của nhóm mình
- Luật chơi: mỗi trẻ chỉ được gắn 1 con thú rừng lên bảng
- Cô cho trẻ cùng kiểm tra với cô: loại bỏ con vật không phải thú rừng,
đếm số lượng đúng
- Nâng cao yêu cầu: gắn số lượng thú rừng tương ứng với số lượng chấm
tròn trong thẻ trên phần bảng của mỗi nhóm
* Hoạt động 3:
- Tổ chức cho trẻ ráp tranh thú rừng theo nhóm
- Cô cho trẻ tự kết nhóm theo ý thích , mỗi nhóm 3 hay 4 trẻ
- Cho mỗi nhóm một số mảnh rời hình thú rừng, yêu cầu trẻ ráp lại thành
hình con thú trong một
khoảng thời gian nhất định.
- Nhóm nàO ráp xong trước thì gọi tên con vật lên cho cô đến kiểm tra
Đề tài: NHỮNG CHÚ CÁ DỄ THƯƠNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Thể hiện được hình ảnh con cá với kỹ năng vẽ , nặn theo tưởng tượng và
sáng tạo của trẻ.
- Rèn kỹ năng ca hát và vận động minh họa theo bài hát " Cá vàng bơi "
- Nắm cách chơi, luật chơi và hành động chơi của TC "Lưới cá"
- Phát triển óc quan sát, trí nhớ có chủ định, tư duy ngôn ngữ , tưởng
tượng sáng tạo.
- Giáo dục trẻ tự tin và mạnh dạn trong hoạt động nhận thức.
II. CHUẨN BỊ :
- Cho trẻ làm quen với bài hát " Cá vàng bơi " ( hát theo nhạc đệm )
- Tranh mẫu con cá, mẫu nặn con cá của cô
- Tập TH vui, bút màu, đất nặn cho trẻ
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC " Cá bơi ": 2 tay bắt chéo bơi lên ( hướng lên trên ) , bơi xuống
( hướng xuống dưới )
bơi qua trái , bơi qua phải , cá lặn , cá đớp mồi ( vỗ tay )
- Cô giới thiệu bài hát " Cá vàng bơi " của Hà Hải, hát cho trẻ nghe hỏi
lại trẻ tên bài hát , tên nhạc sĩ khuyến khích trẻ hát theo cô
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát:
+ Cá vàng bơi trong bể nước thế nào?
+ Vì sao cá vàng đuổi theo bọ gậy vậy nhỉ ?
- Cô tổ chức cho trẻ luyện tập hát và múa minh họa:
+ Cô gợi ý vận động gõ đệm theo nhịp ( vỗ nhịp ), cho trẻ sử dụng nhạc
cụ tự chọn
+ Cho từng nhóm luyện tập, khuyến khích trẻ tự sáng tạo các vận động
minh họa theo cảm xúc âm nhạc của trẻ
* Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu tranh vẽ hay mẫu nặn con cá và trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn nghĩ gì về những chú cá ở đây?
+ Những con cá có hình dạng và màu sắc ra sao?

+ Làm thế nào để có những chú cá dễ thương này?
- Cô hướng dẫn trẻ tạo hình con cá với những kỹ năng đơn giản mà trẻ đã
biết
+ Vẽ con cá: cho trẻ thực hành trong tập TH vui / trang
+ Nặn con cá: thực hành theo nhóm, mỗi nhóm nặn 1 hồ cá
- Cô gợi ý cho trẻ thực hiện, chú ý các chi tiết chính để tậo thành hình con

* Hoạt động 3:
- TC "Lưới cá": cô chia trẻ thành 2 nhóm, cho 1 nhóm làm "lưới cá" , 1
nhóm làm "cá"
- Cách chơi: nhóm làm "lưới cá" đứng thành 2 ngàng ngang, từng 2 trẻ
đối diện nắm tay nhau đưa lên cao Nhóm làm "cá" nối nhau đi chui qua
lưới Khi có hiệu lệnh "Bắt cá" thì trẻ làm "lưới" cầm tay nhau chụp
xuống, những "con cá" nào bị "trúng lưới" thì phải ra thay cho "lưới"
- Có thể cho trẻ chơi 2 lần thì đổi vai chơi

Đề tài: CÁ NGỦ Ở ĐÂU?

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nắm được đặc điểm đặc trưng của lồi cá thích hợp với môi trường sống
dưới nước.
- Đọc thuộc , hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ, thể hiện được nét hồn
nhiên trong sáng củ abài thơ.
- Rèn KN xếp hình trên mặt phẳng bằng cách xếp các hình khối cạnh nhau
hay xen kẽ.
- Phát triển quan sát, trí nhớ có chủ định, tư duy, ngôn ngữ, trí tưởng
tượng sáng tạo.
- Giáo dục trẻ thói quen hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ :
- Cho trẻ quan sát con cá, trò chuyện với trẻ về đặc điểm đặc trưng của lồi


- Làm quen với bài thơ : cô đọc cho trẻ nghe vài lần.
- Hồ cá thật hay mô hình, tranh vẽ về cá
- ĐC xây dựng cho trẻ: gạch, khối gỗ
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC "Lên bờ , xuống nước ": cho trẻ đứng theo vòng tròn, khi nghe hiệu
lệnh " Xuống nước " thì nhảy bật về trước " Lên bờ " thì nhảy bật ra sau
( vài lần )
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Đố các bạn những con gì sống ở dưới nước?
+ Trong hồ này có mấy con cá? Con cá nào đẹp nhất? Vì sao bạn
thấy nó đẹp?
+ Bạn nhìn thấy con cá như thế nào? ( mô tả các bộ phận của con cá: đầu,
mắt, mang, vây, đuôi )
+ Cá thở bằng gì? Cá bơi thế nào nhỉ ? Bộ phận nào chuyển động khi
cá bơi?
+ Thức ăn của cá là gì? Người ta thường nuôi cá ở đâu? Nuôi cá để
làm gì?
+ Đố các bạn cá có ngủ không? Cá ngủ ở đâu nhỉ?
* Hoạt động 2:
- Giới thiệu bài thơ " Cá ngủ ở đâu", đọc cho trẻ nghe một lần
" Đêm hè lặng gió
Ơi chú cá nhỏ
Cá ngủ ở đâu
Con chó về nhà
Chim bay về tổ
Chuột nằm trong ổ
Cóc nhảy về hang
Sông nước lan tràn

Xây sao được tổ
Ơi chú cá nhỏ
Đêm hè lặng gió
Cá ngủ ở đâu? "
- Cô cho trẻ đọc cùng cô bài thơ vài lần: chung cả lớp, theo nhóm
- Đàm thoại với trẻ:
+ Theo các bạn, cá ngủ ở đâu?
+ Người ta thường để những gì trong hồ cá?
* Hoạt động 3:
- Cô tổ chức cho trẻ xây hồ cá: chia trẻ thành 4 nhóm, mỗi nhóm xây 1 hồ
có hình dạng khác nhau
- Cô cho trẻ bốc thăm các hình hình học trong quan bài ( tròn, vuông, tam
giác, chữ nhật )
- Cho trẻ tự chọn vật liệu xây, cho trẻ HĐ theo nhóm, xem nhóm nào xây
đẹp và nhanh nhất!

Đề tài : SÓI VÀ THỎ
I. Mục đích - yêu cầu :
1) Nhiệm vụ giáo dưỡng :
a. Kiến thức :
- Trẻ biết gọi tên vận động " bò chui qua cổng"
- Trẻ biết khi thực hiện vận động phải bò bằng bàn tay , cẳng chân , bò
chân nọ , tay kia .
b. Kỹ năng :
- Tập luyện kỹ năng vận động " bò chui qua cổng"
- Trẻ biết phối hợp tay chân một cách nhịp nhàng , có kỹ năng bò chân
nọ , tay kia .
2) Nhiệm vụ phát triển :
- Phát triển cơ bàn tay , bàn chân .
- Phát triển khả năng định hướng trong không gian .

- Phát triển khả năng khéo léo khi bò chui qua cổng .
3) Nhiệm vụ giáo dục :
- Giáo dục trẻ thực hiện đúng theo hiệu lệnh của cô .
- Giáo dục trẻ biết phối hợp với bạn trong khi thực hiện vận động .
II. Phương pháp - biện pháp :
- Phương pháp : thực hành , luyện tập .
- Biện pháp : giải thích , làm mẫu .
III. Kết hợp :
- Môi trường xung quanh
- Aâm nhạc
IV. Chuẩn bị :
- Cổng chui
- trống lắc , nhạc
- mô hình ngôi nhà
- sân bãi , vạch mức .
- mỗi trẻ một bông hoa .
- mũ Sói cho trẻ
V. Tiến hành :
1) Khởi động :
- Cô mở nhạc cho trẻ đi chạy nhẹ nhàng .
- Sau đó về đội hình 2 hàng ngang .
2) Trọng động :
a. Bài tập phát triển chung :
- Động tác tay : xoay cổ tay ( 4 lần )
- Động tác chân : giậm chân tại chổ ( 7 - 8 nhịp )
- Động tác lườn : gió thổi cây nghiêng ( 4 lần )
- Động tác bật : bật tại chổ ( 4 - 5 lần )
Về đội hình 2 hàng ngang đứng đối diện nhau .
b. Vận động cơ bản :
Cô tạo tình huống : muốn tới thăm nhà bà phải chui qua một cái cổng .

Bây giờ cô và các con cùng thực hiện vận động " Bò chui qua cổng" - Cô
cho trẻ nhắc lại tên vận động .
- Cô làm mẫu cho trẻ xem :
+ lần 1 : không giải thích
+ lần 2 : giải thích
Khi cô hô "chuẩn bị" thì cô ở tư thế 2 tay và đầu gối để xuống đất , lưng
thẳng , mắt hướng về phía trước . Khi cô hô "bò" thì cô bò bằng bàn tay ,
bàn chân , bò tay nọ , chân kia . Mắt luôn hướng về phía trước . Bò xong
cô đi về phía sau lưng bạn và đứng lại vị trí của mình .
- Cô mới 2 trẻ khá giỏi lên làm mẫu cho các bạn xem .
- Lần lượt cô mời tất cả trẻ lên thực hiện .
( cô quan sát và sửa sai cho trẻ )
- Cô tổ chức cho trẻ làm lần 2 : thi đua xem bạn nào bò tới nhà bà nhanh
nhất .
c. Trò chơi vận động :
- Cô giới thiệu tên trò chơi , cách chơi và luật chơi .
Cho trẻ chơi khoảng 2 - 3 lần .
3) Hồi tĩnh :
- Cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng .
4) Nhận xét - kết thúc giờ học .

Đề tài : DÊ CON NHANH TRÍ
1. Mục đích yêu cầu.
- Cháu hiểu nội dung câu truyện. Nhớ và bắt chước được một số hành
động của các nhân vật trong truyện.
- Biết thể hiện một số cử chỉ điệu bộ, lời nói của các nhân vật trong
truyện.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: cháu nói to, rõ, trọn câu.
- Tích cực tham gia các họat động cùng cô.
2. Chuẩn bị.

- Rối minh họa cho câu truyện.
- Giấy , bút màu cho trẻ.
3. Tiến hành.
1. ổn định trẻ
- Hát bài " ta đi vào rừng xanh"
- Cô đeo mặt nạ chó sói nhảy ra và nói:
• Chào các bé lớp chồi 3
• Các bé biết ta là ai không?
• Thế ta hiền hay dữ? các bé có chơi với ta không?
• Các bé không chơi với ta sẽ đi vào rừng chơi vậy.
2. Kể truyện
- Cô xuất hiện và nói: các con có muốn biết chuyện gì đã xảy ra khi chó
sói đi vào rừng không. Muốn biết các con hãy chú ý lắng nghe cô kể nhé.
- Cô kể truyện kết hợp rối.
3.Đàm thoại:
• Truyện có những nhân vật nào?
• Sau khi dê mẹ đi ra đồng ăn cỏ chó sói đến lừa dê con mấy lần?
• Nó đã nói và làm gì để lừa dê con?
• Để lừa dê con chó sói phải nói như thế nào?
• Ai có thể lên làm cho sói giả giong dê mẹ để lừa dê con?
• Dê con có mở cửa cho chó sói không?
• Dê con đã phát hiện ra ở chó sói có gì không giống dê mẹ để không mở
cửa?
• Khi phát hiện ra chó sói không phải là dê mẹ dê con có ngạc nhiên
không? các con thử thể hiện sự ngạc nhiên giống dê con xem nào?
• Khi phát hiện ra chó sói dê con đã nói gì?
• Lúc này giọng nói của dê con như thế nào?
• Theo con dê cpn có đáng yêu không? Vậy mình sẽ dùng từ gì để kể về
dê con nè?
• Dê mẹ đã thưởng cho dê con cái gì?

• Theo con mình đặt tên cho câu truyện này là gì?
4. Chơi đóng kịch
- Cô chia trẻ làm hai nhóm: sói và dê con.
- Trẻ đóng vai chó sói đến nhà dê gõ cửa, khi bị dê con phát hiện ra sẽ
chạy trốn vào rừng.
- Trẻ đóng vai dê con khi nghe gõ cửa sẽ nói: anh sói ơi anh đi đi kẻo mẹ
tôi về đánh anh đấy.
Kết thúc: trẻ lây giấy bút vẽ nhân vật mà trẻ thích trong câu truyện.

ề tài : MÓN QUÀ SINH NHẬT
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
ϖ Kiến Thức:
- Trẻ cảm nhận và hiểu nội dung câu chuyện
- Trẻ nhớ tên truyện " Món quà sinh nhật"
- Nắm được tên chuyện trình tự diễn biến câu chuyện, tính cách của các
nhân vật trong chuyện thông qua lời thoại.
- Trẻ biết đánh giá được phẩm chất của các nhân vật:
+ 3 bạn: Cún con, Mèo con, Trống choai lúc nào cũng nghĩ đến bạn, siêng
năng giúp đỡ mọi người xung quanh.
ϖ Kỹ năng
- Biết dùng ngôn ngữ để diễn đạt.Chú ý nghe và trả lời theo từng câu hỏi
của cô.
- Phát triển ở trẻ khả năng chú ý, trí tưởng tượng.
ϖ Giáo dục:
- Qua câu chuyện giúp trẻ thể hiện tình cảm yêu mến và luôn giúp đỡ mọi
người, siêng năng làm việc, học tập.
II/ PHƯƠNG PHÁP - BIỆN PHÁP:
- Phương pháp: Kể chuyện- đàm thoại
- Biện pháp: Trực quan-thực hành.
III/ CHUẨN BỊ:

- Đàn organ
- Thiệp mời sinh nhật
- Tranh minh họa.
- Rối các nhân vật trong truyện.
IV/ NỘI DUNG TÍCH HỢP:
- Tạo hình: Nặn bánh
- Âm Nhạc: Hát Các bài hát về con vật
V/ TIẾN HÀNH :
Hoạt động 1:Giới thiệu
- Cô cho trẻ cùng hát và vận động tự do bài " Gà trống, mèo con, cún con"
- Trò chuyện dẫn dắt trẻ vào câu chuyện
+ Các con vừa hát bài hát nói về những bạn nào?
+ Cô có một câu chuyện rất vui cũng nói về bạn gà trống, mèo con, cún
con. Cô mời các bạn lắng nghe nhé.
Hoạt động 2:
- Lần 1: Cô kể chuyện bằng rối.
- Lần 2: Cô vừa kể chuyện trên bảng nỉ vừa đàm thoại.
Đàm thoại:
- Cô vừa kể vừa đàm thoại: Theo các con, thì bạn nào đánh thức mọi
người dậy.( Cô và trẻ cùng làm động tác gà gáy)
- Các con nghĩ xem lúc này mèo con đang làm gì?
- Còn cún con thì sao?( Cô vừa hỏi vừa khen ngợi trẻ)
- Cún con đặt cạnh mèo con vật gì?
- Theo các con thì trong phong bì đó có gì?
- Nếu các con nhận được thiệp mời sinh nhật của bạn, các con sẽ làm gì?
Các con thích làm gì để tặng cho bạn của mình.
- Cún con đã đãi hai bạn món ăn gì?
- Chúng ta cùng hát bài " Chúc mùng sinh nhật" để chúc mừng cho bạn
Cún con nhé.
Cô tập họp các cháu lại:

+ Qua câu chuyện các con vừa nghe, Các con thấy Gà- Mèo- Cún con là
những người bạn như thế nào.
- Cô giáo dục cháu: Cô thấy các bạn ấy cùng sống chung 1 gia đình, các
bạn biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau thật là vui. Vậy các con học chung 1
lớp thì phải như thế nào.
- Các con thích đặt tên cho câu chuyện này là gì?
Hoạt động 3: Tạo hình
- Cô và trẻ cùng làm bánh để chúc mừng sinh nhật bạn cún con.

Chủ đề: Thế giới động vật
Đề tài: Ong và Bướm
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết một số đặc điểm và đời sống của ong và bướm: các đặc
điểm giống nhau và khác nhau: ong và bướm đều hút mật nhụy hoa, ong
làm ra mật còn bướm thì không tạo ra mật.
- Trẻ đọc thuộc và hiểu nội dung bài thơ: Ong và bướm.
- Phát triển trí sáng tạo, sự linh hoạt và kỹ năng tạo hình của trẻ.
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc và biểu diễn diễn cảm của trẻ.
- Giáo dục trẻ biết chia sẻ cùng bạn và nhường nhịn bạn.
II. Chuẩn bị:
- Thơ theo tranh: ong và bướm.
- Video clip về đời sống của ong và bướm.
- Các giấy bìa, giấy màu, giấy ni-lông, hồ dán, keo hai mặt, dây kẽm màu
(có lớp len màu bọc bên ngoài), lá cây, hạt nhãn, cành cây khô.v.v
- Mũ ong và bướm (đủ cho một nhóm ong và một nhóm bướm)
- Nhạc bài hát: ong và bướm
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Thơ: Ong và bướm.
Đàm thoại:

- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Bướm đang đậu ở đâu? Bướm đã gặp ai?
- Bướm đã rủ ong đi đâu?
- Lúc ấy ong đang làm gì? Ong có đồng ý đi chơi với bướm không?
- Vì sao ong không đồng ý đi chơi với bướm?
(Kết hợp giáo dục lễ giáo: biết vâng lời mẹ, không đi chơi rong, về nhà
biết giúp đỡ mẹ và tự biết làm những việc nhẹ trong nhà: chơi xong dọn
đồ chơi.v.v…)
Chia trẻ thành 2 nhóm, một nhóm đội mũ ong, một nhóm đội mũ bướm.
Cho hai đội đội nối tiếp bài thơ hoặc dưới sự gợi ý của cô, 2 nhóm sẽ diễn
lại cảnh trong bài thơ.
Quan sát và so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ong và bướm: về
hình dạng bên ngoài và một vài đặc điểm về đời sống
2. Hoạt động 2: Nào cùng ca hát.
Cô và bé cùng hát lại bài hát: Ong và bướm.
Mỗi trẻ chọn cho mình một nón và cánh của ong và bướm. Sau đó cô và
trẻ cùng hát và vận động theo nhạc bài hát: Ong và bướm
Lần 1: Nghe và vận động theo bài hát
Lần 2: Hát và vận động theo nhạc của bài hát. (có thể cho mỗi trẻ chia
nhóm vận động và mỗi nhóm hát theo lời bài hát của mỗi nhân vật)
3. Hoạt động 3: Bé khéo tay:
Chia trẻ thành 4 -5 nhóm tùy theo số trẻ.
Mỗi nhóm về vị trí của mình, lấy rổ đựng: lá cây, sỏi, cành khô, giấy màu,
kẽm.v.v. . đã được cô chuẩn bị trước.
Mỗi nhóm sẽ sử dụng các vật liệu trên để tạo thành các con côn trùng mà
trẻ thích.
Sau khi tạo thành những con côn trùng xong, trẻ dán chúng lên bảng của
nhóm mình và nói cho các bạn biết trẻ làm con côn trùng gì?
Gợi ý hoạt động sáng tạo: ngoài những vật liệu nêu trên, trẻ cũng có thể
thiết kế những con côn trùng của mình theo các vật liệu sau:

* Kẹo dẻo (lớn).
* Bánh quy cây gậy.
* Ngũ cốc mật ong.
* Trang nói về kỹ năng của tổ ong.
* Hộp mực in dấu.
* Đồ bấm lỗ
* Giấp kếp (giấy nhún)(đen và vàng)
* Giấy vẽ (trắng, vàng, đen)
* Hộp phim nhỏ đựng những quả banh bông - một trong những số đó
ngâm với nước trái cây, bơ đậu phộng, chiết xuất chanh và bạc hà (hoặc là
những mùi khác mà trẻ sẽ nhận ra).

Chủ đề: Thế giới động vật
Đề tài: Ai chia táo giỏi
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ nội dung câu chuyện. Lập lại được những lời thoại ngắn của các
nhân vật. Nhớ tên các nhân vật trong câu chuyện.
- Ôn số lượng 3: đếm đến 3, Nhận biết số lượng 4, đếm số 4, nhận biết 3
thêm 1 là 4.
- Rèn kỹ năng đi thăng bằng trên băng ghế thể dục.
- Giáo dục trẻ biết chia sẻ cùng bạn và nhường nhịn bạn.
II. Chuẩn bị:
Chuyện tranh hoặc rối: Quả táo của ai?
rổ có thẻ các con vật, thẻ miếng táo
Băng ghế thể dục, bảng nỉ hoặc bảng có dán giấy màu, giấy rôki tô màu
v.v…
Mũ các con vật đủ cho mỗi nhóm: Sóc, quạ, gấu, thỏ.
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Kể chuyện: Quả táo của ai?

Đàm thoại:
Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
Ai nhìn thấy trái táo đầu tiên?
Thỏ đã nhờ bạn quạ làm gì?
Quạ hái quả táo rớt xuống, ai đã nhặt được quả táo?
Thỏ đã nói gì với nhím?
Cả thỏ, quạ và nhím có ai chịu nhường quả táo không?
Ai đã giúp thỏ, quạ và nhím chia táo?
Cuối cùng, chia táo xong, các bạn thế nào?
2. Hoạt động 2: Cùng bác gấu chia táo
Trong câu chuyện có bao nhiêu bạn cùng giành nhau một quả táo?
Ai đã giúp các bạn chia táo?
Ban đầu bác gấu làm gì?
Gợi ý cho trẻ: bác gấu đếm số bạn, rồi sau đó chỉ cho các bạn cách chia
táo.
Mỗi bạn có mấy miếng táo?
Có bao nhiêu miếng táo tất cả.
Sau khi bác gấu giúp các bạn chia táo, các bạn đã làm gì?
Cuối cùng, quả táo được chia làm bao nhiêu phần?
Vì sao quả táo được chia làm 4 phần?
thỏ, nhím, quạ và thêm bác gấu nữa là mấy?
3 miếng táo thêm một miếng táo là mấy miếng táo?
3. Hoạt động 3: xem ai đếm giỏi:
Cô xếp các hình quạ, nhím, thỏ, gấu theo các nhóm với số lượng 2, 3,4
trên 2 bảng khác nhau.
Yêu cầu trẻ lên gắn chọn chữ số tương ứng với số lượng mỗi nhóm gắn
lên bảng.
Chia trẻ làm 2 nhóm, mỗi nhóm xếp hàng trước vạch xuất phát cách bảng
2 m. Từ vạch xuất phát tới bảng, trẻ phải đi thăng bằng qua cầu.
Khi nghe tiếng nhạc, trẻ đứng trước sẽ lấy một miếng táo (thẻ hình) chạy

thăng bằng qua cầu về bảng.
Trẻ gắn số táo tương ứng với số lượng con vật trên bảng. Mỗi con có một
miếng táo.
Kết thúc nhạc. Cô kiểm tra kết quả, cho trẻ cùng đếm và nhận xét kết quả
mỗi nhóm.
Cho trẻ so sánh số lượng mỗi nhóm hơn kém nhau mấy?
4. Kết thúc: nhận xét giờ học.

Chủ đề: Thế giới động vật
Đề tài: Thơ Rong và cá
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, nhớ nội dung bài thơ
- Đọc diễn cảm, phát âm rõ ràng, biết tham gia đặt câu hỏi và trả
lời câu hỏi đơn giản.
- Trẻ biết được cá là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều
chất đạm.
- Nuôi cá vàng để diệt muỗi, bọ gậy, bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Bể cá, tranh ảnh về một số loại cá cảnh và cá thực phẩm.
- Thơ: kèm tranh vẽ
- Đàn
- Hoa thưởng cho bé.
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Trò chuyện:
- Câu đố:
Con gì có vẩy có đuôi
Tung tăng bơi lội khắp nơi sông hồ
Mẹ thường đem rán, đem kho
Ăn vào mau lớn, giúp cho khỏe người?
Đàm thoại:

- Cá là con vật sống ở đâu?
- Dưới nước còn có những con vật gì nữa?
- Hãy kể tên những loài cá mà con biết?
- Cá có lợi ích gì?
Tạo tình huống cho trẻ quan sát bể cá hoặc đoạn phim về cá, tranh
ảnh về cá. Giúp trẻ nói lên lợi ích của cá.
- Giáo dục trẻ nuôi cá để bảo vệ môi trường và là nguồn thực phẩm
giàu chất dinh dưỡng.
- Giới thiệu bài thơ: Rong và cá.
2. Hoạt động 2: Dạy thơ: Rong và cá:
- Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe. Cho trẻ mô phỏng hoạt động cá
bơi về chỗ ngồi.
- Cô đọc thơ 2 lần kết hợp hướng dẫn lật và xem tranh khi sử dụng
sách.
- Nội dung bài thơ: Dưới hồ nước có rong và cá, khi cá bơi thì rong
rêu lượn nhẹ nhàng, cá bơi vòng quanh thì rong rêu uyển chuyển
như đang múa, trông rất đẹp.
- Từ khó:
+ Uốn lượn: là cá cong mình, bơi chao nghiêng thân theo đường
vòng cung.
- Cô dạy cả lớp đọc thơ to nhỏ, diễn cảm 1, 2 lần.
- Từng tổ (nhóm) đọc thơ, chú ý lắng nghe và sửa phát âm cho trẻ.
- Hát: đi câu cá. Lớp chuyển đội hình thành 2 nhóm.
- Nhóm, cá nhân đọc thơ.
3. Hoạt động 3: Đàm thoại:
- Cô thông qua luật chơi, cách chơi. Sau đó tổ chức cho trẻ chơi
đàm thoại: đặt và trả lời câu hỏi. Nhóm nào được nhiều hoa hơn là
thắng.
Một số câu hỏi gợi ý:
- Bài thơ có tên là gì?

- Bài thơ nói đến con gì?
- Cá là động vật sống ở đâu?
- Cá bơi được là nhờ cái gì?
- Cá bơi như thế nào?
Kết hợp giáo dục dinh dưỡng: Cá là thức ăn giàu chất dinh dưỡng
rất tốt cho sức khỏe.
Đọc lại bài thơ: Rong và cá.
4. Kết thúc: nhận xét giờ học.
Chủ đề: Những chú thỏ dễ thương
Đề tài: Chú thỏ xinh
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé biết một số đặc điểm bên ngoài của thỏ
- Bé hát đúng nhịp, theo giai điệu của bài hát “Chú thỏ con”
- Bé mạnh dạn tham gia chơi cùng bạn, biết sử dụng các nguyên vật liệu
mở để xây chuồng thỏ
II. Chuẩn bị:
- Các hình ảnh về con thỏ
- Đàn, giai điệu bài hát “Chú Thỏ con
- Vòng, các nguyên vật liệu mở bằng nhựa, giấy …
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Quan sát con thỏ
- Cùng chơi với cô trò chơi: “Tôi bảo”
- Cô cho bé xem powerpoint một số hình ảnh của con thỏ và cùng trò
chuyện với bé: Bé thấy con thỏ có những bộ phận nào? Con thỏ đang làm
gì?
2. Hoạt động 2: Hát “Chú thỏ con”
- Sau khi trò chuyện với bé xong cô dẫn dắt vào bài hát. Cô hát cho bé
nghe
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả

- Cô tổ chức cho bé hát theo tổ, nhóm, cá nhân
- Tổ chức trò chơi: hát to, hát nhỏ, hát nối đuôi
- Khuyến bé vận động tự do, sang tạo các động tác minh họa cho bài hát.
3. Hoạt động 3: Thỏ về chuồng
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi: Bé làm những chú thỏ đi xung
quanh vòng tròn theo điệu nhạc, khi nhạc dừng những chú thỏ phải chạy
vào vòng tròn. Nếu chú thỏ nào ko6ng tìm thấy chuồng của mình thì phải
ra ngoài 1 lần chơi.
- Cô tổ chức cho bé chơi, và sau đó cất bới số vòng đi. Khi chơi nhắc trẻ
không chen lấn, xô đẩy bạn.
4. Hoạt động 4: Hoạt động góc
* Góc âm nhạc: Bé hát, vận động các bài hát về con vật sống trong rừng,
biết sử dụng nhạc cụ, trang phục khi biểu diễn
* Góc đọc sách; Bé xem tranh, truyện về họ hàng nhà thỏ, các con vật
sống trong rừng
* Góc xây dựng: cho bé sửng dụng nguyên vật liệu mở để xây chuồng thỏ
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- TCVĐ: cáo và thỏ
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – bé sưu tầm cắt dán con thỏ từ báo và
tạp chí
Chủ đề: Những chú thỏ dễ thương
Đề tài: Em yêu chú thỏ
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé biết thỏ ngoài bộ lông màu trắng còn có nhiều màu khác
- Biết tìm những điểm khác nhau của bức tranh, lập bảng phân loại về đặc
điểm màu sắc, tư thế của thỏ
II. Chuẩn bị:
- Các tranh con thỏ cắt rời cho trẻ ghép

- Ngôi sao, chấm tròn, 4 bảng phân loại
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Ghép tranh
- Cùng chơi với cô trò chơi: “Con thỏ”
- Cô chia bé thành 4 nhóm chơi ghép tranh vé đoán xem đó là bức tranh
về con gì?
2. Hoạt động 2: Ai tinh mắt?
- Sau khi ghép xong, các nhóm tìm những điểm khác nhau của bức tranh
và cô tính điểm cho nhóm nào tìm nhanh nhất. Nhóm nào tìm được nhiều
điểm khác nhau của bức tranh sẽ được thưởng một ngôi sao.
3. Hoạt động 3: Ai nhanh nhất?
- Cô giới thiệu bảng phân loại về các đặc điểm màu sắc, tư thế của thỏ,
cho các nhóm thực hiện bằng cách đánh dấu vào những con thỏ giống
nhau về màu lông, tư thế sau đó dùng ký hiệu tương ứng với số lượng
hình bé tìm được. Cô tuyên dương các nhóm làm đúng
4. Hoạt động 4: Hoạt động góc
* Góc toán: Bé đếm và so sánh số lượng thỏ theo kích thước, hình dạng,
màu sắc
* Góc tạo hình: Bé vẽ, nặn, tô màu, xé dán con thỏ. Sử dụng hôt, hạt, lá
cây tạo hình con thỏ
* Góc đóng vai: Khám bệnh cho thỏ; Cửa hàng bán thức ăn cho thỏ
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- TCVĐ: Bắt bóng
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – Kể chuyện: Cáo, Thỏ và Gà Trống
Chủ đề: Những chú chim xinh
Đề tài: Bé biết gì về những chú chim
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé biết nơi sống và ích lợi của một số loại chim

- Bé biết so sánh những đặc điểm bên ngoài của một số loại chim
- Biết đếm, xếp xen kẽ theo thứ tự màu sắc, kích thước của con chim
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, ghi nhớ của bé thông qua các
hoạt động
II. Chuẩn bị:
- Các hình ảnh về con chim
- Tiếng chim hót
- Đàn, giai điệu bài hát “Con chim non"
- Bút màu, hình vẽ các com chim tương ứng với nhau
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Bé đoán giỏi
- Cô cho bé xem một trong các bộ phận của con chim: Ví dụ: Bộ phận
“Đầu chim” (hoặc mỏ, chân, đuôi…). Hỏi bé có đoán được d91 là con vật
nào không?
- Gợi ý để trẻ có thể mô tả những đặc điểm bên ngoài của các chú chim
2. Hoạt động 2: Tai ai thính
- Tiếp theo cô giới thiệu tên của các loại chim (chim họa mi, sơn ca, chim
sâu…) và cho trẻ nghe tiếng chim hót của các loại chim đó
- Trò chuyện với bé: Bé nghe tiếng hót của con chim nào? Con chim gì
đang hót? Bé biết gì về những con chim này? Chúng giống và khác nhau
ở điểm nào?
- Cô tổ chức cho trẻ chơi: “Nghe tiếng chim hót bé tìm hình”
- Cô cho trẻ nghe âm thanh tiếng chim hót và tìm đúng hình con chim có
tiếng hót đó. Sau đó bé sẽ đếm, nói tên được những con chim mà bé tìm
được.
3. Hoạt động 3: Bé nhanh trí
- Cô cùng trẻ tìm những đặc điểm của con chim (vẹt, bồ câu, quạ )nối
với hình con chim tương ứng. Cô quan sát, động viên trẻ thực hiện tốt bài
tập của mình
- Cho trẻ hát và vận động bài “Con chim non”

4. Hoạt động 4: Hoạt động góc
* Góc toán: Bé đếm và sắp xếp xen kẽ, theo thứ tự về kích thước, màu sắc
của một số con chim
* Góc tạo hình: Bé vẽ, nặn, tô màu, xé dán con chim
* Góc gia đình: Bé tập nấu một số món ăn: canh chua, trứng chiên
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- TCDG: Bẫy chim
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – Đọc đồng dao, câu đố về một số loại
chim
Chủ đề: Những chú chim xinh
Đề tài: Con chim non
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé biết tên gọi, đặc điểm bên ngoài một số loại chim
- bé hát kết hợp với vận động nhịp nhàng, hồn nhiên, vui tươi theo giai
điệu bài hát “Con chim non”
- Biết lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô
- Mạnh dạn tự tin phát biểu ý kiến
II. Chuẩn bị:
- Các hình ảnh về con chim
- Đàn, giai điệu bài hát “Con chim non”
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Thử tài thông minh của bé
- Cùng đọc với cô bài đồng dao “Tu hú là chú bồ các…”
- Trò chuyện với bé về bài đồng dao vừa đọc nói về những loài chim nào?
Có tất cả bao nhiêu loài chim. Bé biết những bài hát nào nói về chim
không
- Cô cùng bé hát bài: “Con chim non”
- Tổ chức cho bé hát theo nhóm, tổ, cá nhân

- Cô khuyến khích bé vận động tự do theo nhạc
2. Hoạt động 2: Dạy múa “Con chim non”
- Cô hát kết hợp múa minh họa theo lời bài hát “Con chim non” cho trẻ
xem
- Cô hướng dẫn bé múa minh họa. Quan sát và hướng dẫn bé múa nhịp
nhàng theo giai điệu
- Tổ chức cho bé múa theo tổ, nhóm, cá nhân. Gợi ý và khuyến khích bé
múa các động tác sáng tạo hơn.
3. Hoạt động 3: Trò chơi: “Chim bay, cò bay”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi: Bé nghe nhạc, nhạc mở to bé đi
nhanh, nhạc mở nhỏ bé đi chậm, nhạc dừng, bé đứng lại. Đồng thời cô nói
tên con vật nào bay được bé nói tên con vật đó với từ “bay” và nhảy lên
vẫy tay sang hai bên, con vật nào không bay được bé sẽ nói “không bay”
và đứng im.
- Cô tổ chức cho bé chơi, bé nào thực hiện không đúng sẽ ra ngoài một
lần chơi
4. Hoạt động 4: Hoạt động góc
* Góc âm nhạc: Bé hát, múa nhịp nhàng các bài hát về con vật
* Góc đọc sách; Bé xem tranh, truyện về một số loài chim
* Góc khoa học: Khám phá thử nghiệm: Sắc màu của giấy
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- TCVĐ: Chim sổ lồng
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – Đọc thơ: Chim chích bong. Xem phim
một số loài chim.
Chủ đề: Chú mèo con
Đề tài: Màu sắc của mèo con
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé tìm hiểu về đặc điểm, hình dáng của con mèo

- Màu sắc của bộ lông và màu mắt của con mèo
- Biết vỗ tay theo nhịp bài hát “Vì sao con mèo rửa mặt”
II. Chuẩn bị:
- Các hình ảnh về con mèo, chó, vịt, gà trống…
- Đàn, giai điệu bài hát “Vì sao con mèo rửa mặt”
- Nhạc cụ, bút lông…
-
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Bé làm con mèo
- Cô cho bé xem một trong các bộ phận của con mèo và cho trẻ đoán
- Gợi ý để trẻ có thể mô tả những đặc điểm bên ngoài của con mèo. Sau
đó cô gợi ý, hướng dẫn bé vẽ gương mặt con mèo lên bàn tay của mình và
chơi với con mèo bàn tay mà trẻ vừa vẽ xong
2. Hoạt động 2: Vì sao con mò rửa mặt
- Cô đọc câu đố về con mèo để cho trẻ đoán và cùng trò chuyện với trẻ:
Con mèo có biết tự rửa mặt không? Vì sao con mèo lại phải rửa mặt?
- Cho cả lớp hát theo cô bài hát “Vì sao con mèo rửa mặt”
- Cô dẫn dắt bé vỗ tay theo nhịp bài hát, tiếp theo cho bé vận động theo
nhóm, tổ, cá nhân.
- Gợi ý cho bé vận động tự do theo nhạc, sáng tạo độg tác minh họa cho
bài hát.
3. Hoạt động 3: Trò chơi: “Ai đoán giỏi”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi: nếu ai đoán saai thì phải ra ngoài
một lần chơi. Cách chơi: Bé lắng nghe tiếng kêu của từng con vật và chọn
hình con vật đó
4. Hoạt động 4: Hoạt động góc
* Góc âm nhạc: Bé hát những bài hát đã biết về các con vật nuôi, biết sử
dụng những nhạc cụ phối hợp khi hát
* Góc toán: Bé chơi lập bảng phân loại, so sánh về màu sắc của bộ lông
mèo, có boa nhiêu bạn thích màu lông mèo giống bé

* Góc tạo hình: bé vẽ, tô màu, cắt dán màu sắc của bộ lông mèo
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- TCDG: Mèo bắt chuột
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – Bé chơi đồ chơi lắp ráp
Chủ đề: Chú mèo con

×