Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Nâng cao hiệu quả xuất khẩu của Công ty cổ phần Mông Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.89 KB, 63 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
MỤC LỤC
Sv: Bùi Quốc Đại Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
DANH MỤC CÁC BẢNG
Sv: Bùi Quốc Đại Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sv: Bùi Quốc Đại Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA : ASEAN Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN)
ASEAN : Association of Southeast Asia Nations (Hiệp hội các Quốc
gia Đông Nam Á)
CO., LTD : Company Limited (Công ty trách nhiệm hữu hạn)
EU : European Union (Liên minh châu Âu)
JSC : Join Stock Company (Công ty Cổ phần)
WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
CSH : Chủ sở hữu
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
HĐQT : Hội đồng quản trị
KCN : Khu công nghiệp
NSNN : Ngân sách nhà nước
TSCĐ : Tài sản cố định
TSLĐ : Tài sản lưu động
XNK : Xuất nhập khẩu
Sv: Bùi Quốc Đại Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI CAM ĐOAN
Em có lời cam đoan danh dự về công trình nghiên cứu của mình, cụ thể:


Em tên là: Bùi Quốc Đại
Sinh ngày: 07 tháng 08 năm 1993 – Tại: Yên Bái
Quê quán: Yên Bái
Hiện đang là sinh viên lớp Kinh tế quốc tế 53C, chuyên ngành Kinh tế
quốc tế, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Mã số sinh viên: CQ530781
Cam đoan chuyên đề: Nâng cao hiệu quả xuất khẩu của Công ty cổ phần
Mông Sơn
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Ngô Thị Tuyết Mai
Chuyên đề được thực hiện tại trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng em, các số liệu và kết
luận nghiên cứu trình bày trong đề tài chưa từng được công bố ở các nghiên cứu
khác. Các số liệu, nguồn trích dẫn trong đề tài được chú thích nguồn gốc rõ ràng,
minh bạch.
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình
trước nhà trường.
Hà Nội ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Bùi Quốc Đại
Sv: Bùi Quốc Đại Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Thị
Tuyết Mai - người đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ em nghiên cứu,
phân tích và hoàn thành đề tài này. Cùng với vốn tri thức giàu có và kinh nghiệm
dày dạn của mình, cô đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, làm nền
tảng cho quá trình thực tập sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giảng viên Viện Thương mại Kinh
tế quốc tế trường Đại học Kinh tế quốc dân đã hết lòng giảng dạy, tận tình chỉ
bảo cho tập thể sinh viên thực hiện nghiên cứu đạt kết quả tốt nhất.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn các thành viên lớp Kinh tế quốc tế 53C đã
cùng em đóng góp, trao đổi và chia sẻ những vấn đề cần thiết trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sv: Bùi Quốc Đại Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính tất yếu của chuyên đề
Ngày nay, xuất khẩu đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu và ngày càng
đóng vai trò quan trọng và tích cực đối với nền kinh tế mỗi quốc gia trong xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đặc biệt với những nền kinh tế đang phát
triển như Việt Nam.
Là một mặt hàng quan trọng, bột đá không chỉ đáp ứng nhu cầu trong
nước như sản xuất gạch mẹn, sơn, nhựa, chất kết dính, cao su, film, chế biến
giấy… mà còn phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu của các bạn hàng nước ngoài với
quy mô ngày càng lớn. Với lịch sử khai thác gần 20 năm, sản lượng sản xuất và
xuất khẩu đạt trên 300.000 tấn, mặt hàng bột đá hiện đang được xác định là một
trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Yên Bái, có đóng góp ngày càng
to lớn trong sự tăng trưởng chung của nền kinh tế tỉnh Yên Bái
Để có được những thành tích trên, toàn thể lãnh đạo, cán bộ và công nhân
viên của Công ty Cổ phần Mông Sơn đã nỗ lực phấn đầu không ngừng để gia
tăng sản lượng than khai thác và tiêu thụ, nâng cao chất lượng và giá trị của bột
đá, xây dựng thương hiệu cho bột đá Yên Bái trên thị trường quốc tế.
Là một Công ty kinh tế mạnh của tỉnh, Công ty Cổ phần Mông Sơn luôn đặt
vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả xuất khẩu bột
đá nói riêng làm mối quan tâm hàng đầu. Bởi, nâng cao hiệu quả kinh doanh là
điều kiện tiên quyết để bất kỳ một doanh nghiệp nào tồn tại và phát triển trong cơ
chế thị trường.
Vì vậy, em chọn đề tài cho chuyên đề thực tập là : “Nâng cao hiệu quả
xuất khẩu của Công ty cổ phần Mông Sơn” làm nội dung nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu
Dựa vào tình hình thị trường than trong nước và thế giới hiện nay, việc
xuất khẩu bột đá của Công ty Cổ phần Mông Sơn sang các nước đang gặp nhiều
thuận lợi cũng như một số khó khăn nhất định đòi hỏi Công ty phải tìm kiềm
Sv: Bùi Quốc Đại 7 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
những giải pháp phù hợp và linh hoạt để duy trì và phát huy hiệu quả xuất khẩu
than. Do đó đề tài được đề ra nhằm mục tiêu:
- Phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu bột đá của Công ty Cổ phần
Mông Sơn trong thời gian qua nhằm rút ra những kinh nghiệm cũng như tìm ra
giải pháp cho kế hoạch kinh doanh sản xuất và tiêu thụ than nói chung, kế hoạch
xuất khẩu bột đá nói riêng trong những năm tiếp theo.
-Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của Công ty làm cơ sở cho việc
hoạch định kế hoạch chiến lược mới.
- Giúp nâng cao hiệu quả xuất khẩu bột đá của Công ty.
- Làm tài liệu tham khảo cho công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả xuất khẩu của Công ty Cổ phần Mông Sơn
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu bột đá trong phạm vi Công ty Cổ
phần Mông Sơn để nắm bắt được thực trạng hoạt động xuất khẩu bột đá của
Công ty trong những năm gần đây có chiều hướng phát triển như thế nào (tăng
hay giảm), hiệu quả xuất khẩu ra sao, có những thuận lợi và khó khăn ra sao để
từ đó tìm ra giải pháp hoạch định kế hoạch cho tương lai.
Dựa vào số liệu do Công ty Cổ phần Mông Sơn cung cấp trong thời gian 4
năm gần nhất đó là 2011, 2012, 2013 và 2014 và những số liệu tham khảo từ các
tài liệu có liên quan để có thể so sánh, tổng hợp đưa ra các nhận định, nhận xét.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với những mục tiêu được đề ra ở phần trên, để thực hiện và phát triển đề

tài theo chiều sâu, rộng thì cần phải dựa vào các phương pháp nghiên cứu sau:
Sv: Bùi Quốc Đại 8 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
- Phương pháp thống kê - tập hợp phân tích mô tả số liệu : dùng công cụ
thống kê tập hợp tài liệu, số liệu của công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh,
đối chiếu rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.
- Phương pháp phân tích tài chính : dùng công cụ các tỷ số tài chính để
tính toán, xác định kết quả từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của công
ty.
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, kết luận và các danh mục khác, toàn bộ nội dung của
chuyên đề được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần Mông Sơn
Chương II: Thực trạng hiệu quả xuất khẩu của Công ty cổ phần Mông
Sơn
Chương III: Định hướng và giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
xuất khẩu của Công ty cổ phần Mông Sơn
Sv: Bùi Quốc Đại 9 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÔNG SƠN
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Mông Sơn có tên giao dịch là MONG SON JOINT
STOCK COMPANY (Mong Son JSC.,) được thành lập theo giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số: 5200278146 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Yên Bái cấp.
Tiền thân của công ty là Hợp tác xã Khai thác và Vận chuyển đá Mông
Sơn được thành lập năm 1996 với tổng số vốn điều lệ 200 triệu đồng, hoạt động
trong lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản. Thời
điểm mới đi vào hoạt động, hợp tác xã chỉ tập trung vào khai thác và xuất khẩu
các sản phẩm thô nên doanh thu còn thấp, lợi nhuận không cao. Thế nhưng xuất
khẩu thô càng nhiều thì các doanh nghiệp khai thác chỉ làm giàu cho các đối tác

nước ngoài và điều đó đi ngược với chủ trương của Chính phủ là tận thu nguồn
tài nguyên và tạo ra những sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Thế hệ
lãnh đạo của hợp tác xã luôn băn khoăn vì những giá trị gia tăng trong khâu sản
xuất đang được chuyển ra nước ngoài, theo những lô hàng xuất khẩu. Trong khi
bột đá calcium carbonate (CaCO3) siêu mịn là loại nguyên liệu được sử dụng rất
rộng rãi làm phụ gia trong nhiều ngành công nghiệp như: sản xuất nhựa, sơn,
giấy, hóa mỹ phẩm, xử lý nước và nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm
này là rất lớn.
Năm 2005, Ban lãnh đạo Công ty quyết định tăng vốn điều lệ lên 24 tỷ
đồng và đầu tư 60 tỷ đồng xây dựng nhà máy nghiền CaCO3 tại KCN Phía Nam
Tỉnh Yên Bái, với dây chuyền nghiền hiện đại được nhập khẩu từ Tây Ban Nha.
Nhà máy đi vào hoạt động có thể sản xuất ra sản phẩm bột đá siêu mịn với công
xuất khoảng 80.000 tấn/năm từ nguồn nguyên liệu khai thác tại mỏ đá vôi trắng
Mông Sơn (huyện Yên Bình), theo quyết định số 2010/GP-BTNMT do Bộ Tài
nguyên và Môi trường Việt Nam cấp.
Ngay từ đầu, công ty đã chú trọng khâu quản lý chất lượng sản phẩm, với
chính sách: Chất lượng là sự sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của
Công ty. Trong quá trình sản xuất, sản phẩm của Công ty luôn được kiểm tra
thường xuyên bằng các thiết bị hiện đại như máy phân tích cỡ hạt bằng laze
Sv: Bùi Quốc Đại 10 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
MALVERN của Anh Quốc, máy đo độ trắng COLOURRFLEX của Mỹ. Việc
quản lý chất lượng chặt chẽ đã tạo nên uy tín của Mông Sơn trên thị trường. Với
nguồn nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng, tinh khiết nhất, qua dây chuyền sản
xuất hiện đại, sản phẩm của Công ty nhanh chóng nhận được sự tin dùng của thị
trường trong nước, và phát triển kênh bán hàng rộng rãi tới nhiều thị trường
Quốc tế như Ấn Độ, Hàn Quốc, Bangladesh, Nhật Bản, Đài Loan… Từ năm
2010, Công ty xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến liên tục Hệ thống quản trị
chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2008 làm nền móng trên con
đường phấn đấu cho một nền văn hóa chất lượng lâu dài.

Năm 2010, Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng, nâng tổng
vốn kinh doanh lên 130 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư thêm các dây chuyền khai thác
và sản xuất ngày càng hiện đại và hiệu quả, giúp công ty tăng năng suất và chất
lượng sản phẩm. Ban lãnh đạo Công ty đã nhanh chóng nắm bắt công nghệ sản
xuất tiên tiến nhất trên thế giới và đầu tư xây dựng Công ty Cổ phần Phú Thọ
NanoTech tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ - đây là nhà máy nghiền bột nước công
nghệ Nano đầu tiên ở Việt Nam. Với công nghệ nghiền mới này, nguồn khoáng
sản được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nhất, chất lượng sản phẩm bột sau nghiền
đạt chất lượng cao và được khách hàng tin dùng.
Qua 18 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Mông Sơn không
ngừng đi lên, sản xuất ổn định và doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước.
Công ty luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và đã được Nhà
nước, các bộ ban ngành ghi nhận thành tích bằng việc trao tặng Huân chương
Lao động, cờ thi đua, bằng khen Hiện nay tổng vốn điều lệ của Công ty là 50
tỷ; Tổng công suất khoảng 80.000 tấn/năm. Tổng số lao động trong toàn công ty
285 lao động; Thu nhập bình quân 4 – 5 triệu đồng/ người/ tháng.
Năm 2013, dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng vẫn đạt doanh thu gần
200 tỷ đồng, nộp ngân sách 15 tỷ đồng. Quý 1 năm 2014 doanh thu của doanh
nghiệp đạt gần 30 tỷ đồng, phấn đấu đến hết năm 2014 doanh thu đạt 200 tỷ
đồng, nộp ngân sách khoảng 15 tỷ đồng.
Công ty được cấp quyền khai thác mỏ đá vôi trắng Mông Sơn, huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái. Công ty cũng xây dựng nhà máy nghiền đá CaCO3 tại khu
Sv: Bùi Quốc Đại 11 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
Công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái, đồng thời đầu tư vào 3 nhà máy khác tại
Khu công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ gồm: Công ty Cổ
phần Phú Thụ NanoTech; Công ty Cổ phần Xây dựng xuất nhập khẩu Tuệ Lâm
và Công ty cổ phần Quartz Vietnam. Mỗi năm các nhà máy sản xuất ra hơn
300.000 tấn bột CaCO3 siêu mịn phục vụ cho xuất khẩu và thị trường trong
nước.

Đằng sau sự tăng trưởng của Công ty Cổ phần Mông Sơn là sự đoàn kết,
góp sức của tập thể cán bộ nhân viên trong toàn công ty. Công ty đã tạo nhiều
việc làm cho người địa phương nơi mỏ và nhà máy hoạt động, và đảm bảo
nguồn thu nhập ổn định, có chính sách đãi ngộ, động viên công nhân làm việc.
Công ty còn tạo ra môi trường làm việc thân thiện, gắn bó với nhau. Giảm bớt
mệt mỏi cho công nhân lao động trong những ngày nắng nóng doanh nghiệp tăng
thêm phần ăn trưa, đồng thời cũng tạo ra không khí làm việc thật thân thiện, gắn
bó và có nhiều chế độ đãi ngộ khác. Ban lãnh đạo Công ty luôn đi sâu đi sát, kịp
thời kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh bắt nhịp với
những thay đổi của nền kinh tế thị trường.
Bảng 1.1: Các loại hình kinh doanh của Công ty cổ phần Mông Sơn
STT Tên ngành Mã
ngành
1 Khai thác đá 08101
2 Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được
phân vào đâu
23990
3 Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ
khác
4530
4 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng 4663
5 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu 4669
6 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ 4933
7 Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa 5022
8 Bán lẻ xi măng, gạch xây, ngói, đá, cát sỏi và vật liệu xây dựng
khác trong các cửa hàng chuyên doanh
47524
9 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác 09900
10 Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác 45200
11 Chuẩn bị mặt bằng 43120

12 Sản xuất máy khai thác mỏ và xây dựng 28240
13 Đóng tàu và cấu kiện nổi 30110
14 Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí 30120
15 Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe 33150
Sv: Bùi Quốc Đại 12 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
máy và xe có động cơ khác)
16 Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp 33200
17 Xây dựng nhà các loại 41000
18 Xây dựng công trình đường bộ 42102
19 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác 42900
20 Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh 2013
Nguôn: Giấy chứng nhận đăng ký doanh ngiệp công ty cổ phần
1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý được tổ chức theo kiểu cơ cấu chức năng trực tiếp. Theo
kiểu cơ cấu này giám đốc được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng, các
chuyên gia trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, xây dựng và phát triển những giải
pháp tối ưu cho những vấn đề chung của Công ty cũng như cho từng bộ phận.
Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn là ban giám đốc. Các phòng ban chức năng
có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tiếp theo sơ đồ cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý và cơ cấu lao động của Công ty dưới đây:
Sơ đồ 1.1: Cở cấu tổ chức bộ máy của công ty
Nguồn: Báo cáo nhân sự Công ty cổ phần Mông Sơn
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty có thể thấy được
rằng ban giám đốc đứng đầu bộ máy. Ban giám đốc gồm có giám đốc và một
phó giám đốc, trong đó giám đốc là người đứng đầu, có quyền cao nhất chịu
trách nhiệm sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, chịu trách nhiệm
Sv: Bùi Quốc Đại 13 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG

KINH
DOANH
PHÒNG
VẬN TẢI
PHÒNG KẾ
TOÁN
PHÒNG KẾ
HOẠCH
PHÒNG
NHÂN SỰ
PHÒNG
XNK
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Ngoài ra giám đốc
còn trực tiếp giám sát việc thực hiện hoạt động của các phòng ban chức
năng. Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc, phó giám đốc được giám đốc
phân công điều hành một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm
trước giám đốc về hoạt động và hiệu quả trong công tác được giao.
Dưới ban giám đốc là các phòng ban gồm phòng kinh doanh, phòng
xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng kế toán và phòng
vận tải với cơ cấu nhân sự được phân bổ như ở sơ đồ cơ cấu lao động của
Công ty. Tất cả các phòng ban này đều hoạt động độc lập với nhau và chịu sự
điều hành trực tiếp của ban giám đốc.
Công ty có 285 lao động trong đó 31 lao động làm việc tại trụ sở của
công ty tại tổ 18, Thị trấn Yên Bình, Huyện Yên bình, Tỉnh Yên Bái; 152 lao
động làm việc tại Nhà máy nghiền đá CaCO
3
: Khu công nghiệp phía Nam, Tỉnh
Yên Bái, Việt Nam; 102 lao động làm việc tại mỏ đá vôi trắng tại xã Mông Sơn,
huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái. Toàn bộ nhân sự của công ty được phân thành 4

nhóm tuổi.
Lứa tuổi từ 22 đến 30 tuổi có 48 người trên tổng số 285 người chiếm 17%
tổng số lao động.
Lứa tuổi từ 31 đến 40 tuổi có 149 người trên tổng số 285 người chiếm
52% tổng số lao động.
Lứa tuổi từ 41 đến 50 tuổi có 79 người trên tổng số 285 người chiếm 28%
tổng số lao động.
Lứa tuổi trên 51 tuổi có 9 người chiếm 3% tổng số lao động.
Theo cơ cấu lứa tuổi trên, số lao động của công ty có độ tuổi trung bình là
khá cao nên tương đối ổn định về gia đình, về năng lực làm việc, có nhiều kinh
nghiệm trong kinh doanh, trong công tác. Tuy nhiên, do đặc điểm lứa tuổi, số
nhân viên này lại thiếu sự năng động, sáng tạo trong công việc, làm việc chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm. Điều này đòi hỏi phải có một lớp trẻ kế cận để tiếp thu và
Sv: Bùi Quốc Đại 14 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
học hỏi kinh nghiệm, do vậy Công ty cần tuyển thêm một số cán bộ trẻ, có trình
độ, phù hợp với yêu cầu của công việc.
Hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của Công ty do đó từ tổ
chức quản lý điều hành đến tổ chức thực hiện đều hướng về mục đích nâng cao
nó.
1.3. Cơ sở vật chất, khoa học công nghệ của công ty
1.3.1. Cơ sở vật chất
1.3.1.1. Mỏ đá CaCO3
Mỏ đá vôi trắng tại xã Mông Sơn, huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái với
diện tích hơn 20 hecta, trữ lượng gần 10 triệu tấn, được Bộ Tài nguyên và
Môi trường Việt Nam cấp quyền khai thác cho Công ty Cổ phần Mông Sơn
theo quyết định số 2010/GP-BTNMT.
Đây là mỏ đá vôi có độ tinh khiết cao, trắng nhất, mềm nhât, được
đánh giá có chất lượng tốt nhất và trữ lượng lớn nhất Việt Nam cũng như
trong khu vực Đông Nam Á. Thành phần hóa học và tính chất cơ lý phù hợp

với yêu cầu của nhiều ngành công nghiệp như: sơn, nhựa, chất kết dính, cao
su, film, chế biến giấy…
Công ty đã xây dựng dây chuyền khai thác hiện đại, tuyển chọn đá chất
lượng cao trước khi đưa vào làm nguyên liệu sản xuất bột calcium carbonate siêu
mịn.
1.3.1.2. Mỏ thạch anh
Công ty Cổ phần Mông Sơn được cấp quyền khai thác Mỏ Thạch Anh tại
địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với tổng diện tích khai thác trên 9ha, công
suất khai thác 20.000m
3
/tháng. Thành phần khoáng vật của mỏ chủ yếu là thạch
anh (95-99%) vô định hình màu trắng sữa, trắng trong.
Thạch Anh với tính chịu nhiệt cao, tính chất hóa học ổn định được ứng
dụng nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất như vật liệu mài, vật liệu đúc,
Sv: Bùi Quốc Đại 15 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
gạch chịu lửa, phụ gia luyện đồng, sản xuất gốm sứ, xi măng, chất màng cho
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…
Thạch anh ở dạng hạt (cát, bột) được sử dụng làm vật liệu đánh bóng,
công nghệ lọc nước, sản xuất thủy tinh… và là vật liệu quan trong trong công
nghệ bán dẫn.
Tinh thể thạch anh có tính chất “áp điện”, có khả năng chuyển các dao
động cơ khí thành điện áp và ngược lại, chuyển các dao động cơ khí thành các
xung điện áp. Tính chất hữu ích này khiến tinh thế thạch anh được sử dụng làm
các mạch điện tử, vật cộng hưởng, vật liệu áp điện…
TÍNH CHẤT:
Hình thức: Thể rắn, dạng hạt hoặc bột màu trắng hoặc bán trong suốt.
Chemical compositions: SiO
2
: ~ 97% ± 2; Fe

2
O
3
: ~ 0,3%
Thành phần hóa học p/h: N/A
Physical properties: Hardness (moh): 7 Molecular weight: 60.1
Tính chất vật lý Melting point: N/A Density: 2.65g/cm
3
SẢN PHẨM
Đá Thạch anh: kích cỡ từ 3mm-30cm tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng
Cát Thạch anh.
Bột Thạch anh siêu mịn.
1.3.1.3 Nhà máy nghiền đá CaCO3
Nhà máy nghiền đá CaCO
3
tọa lạc tại Khu công nghiệp phía Nam tỉnh
Yên Bái được trang bị dây chuyền máy móc hiện đại. Hệ thống nghiền siêu mịn
theo chu trình kín với thiết bị phân ly tối ưu có thể điều chỉnh cỡ hạt theo yêu cầu
của từng khách hàng.
Nguyên liệu được tuyển chọn thủ công và rửa sạch trước khi đưa vào chế
biến. Sản phẩm được kiểm tra thường xuyên bằng các thiết bị hiện đại như máy
phân tích cỡ hạt bằng laze MALVERN – UK và máy đo độ trắng COLORFLEX
Sv: Bùi Quốc Đại 16 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
–US. Việc quản lý chất lượng nghiêm ngặt đã mang lại uy tín của Mong Son Jsc.,
trên thị trường.
1.3.1.4. Dịch vụ
- Vận tải
Vận chuyển: Công ty có đội xe phục vụ cho việc vận chuyển khoáng sản
khai thác từ mỏ về nhà máy chế biến, đưa sản phẩm hoàn thiện đến với khách

hàng theo yêu cầu. Đội xe rơ-mooc kéo container hàng hóa của công ty. Công ty
nhận vận chuyển hàng hóa cho khách hàng
- Dịch vụ sửa chữa xe cơ giới
Mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô, xe cơ giới và phụ tùng xe: Xưởng
sửa chữa của Công ty đặt tại Tổ 18, Thị trấn Yên Bình, Tỉnh Yên Bái có đội ngũ
công nhân lành nghề, đáp ứng được nhu cầu về xe ô tô, xe cơ giới…
- Xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản,
Công ty có chuyên gia lành nghề sẵn sàng tư vấn giúp cho khách hàng lựa chọn
và mua được sản phẩm máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu sản xuất cũng như
khả năng tài chính của doanh nghiệp.
1.3.2. Trang thiết bị sản xuất
Trang thiết bị của công ty hầu hết đều được đầu tư mới, hiện đại, giá trị
còn lại của các chủng loại máy công tác cũng như thiết bị cao và đều nằm trong
khoảng 80 – 85%. Thế hệ các trang thiết bị và sự đồng bộ của chúng trong dây
chuyền sản xuất ở mức cao. Nhìn chung, so với các nước, các công ty khác, công
ty có trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
Trình độ kỹ thuật công nghệ của nhân lực công ty ở mức trung bình. Cấp
độ tinh xảo của công nhân ở mức có “khả năng tiếp thu và cải tiến công nghệ”,
chưa đạt đến mức có khả năng có những phát minh sáng chế.
1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty Cổ phần Mông Sơn là một công ty hàng đầu của nền kinh tế tỉnh
Yên Bái trong những năm gần đây với quy mô hoạt động rộng lớn, sản xuất kinh
Sv: Bùi Quốc Đại 17 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
doanh đa ngành trên cơ sở khai thác, chế biến, xuất khẩu bột đá. Với xuất phát là
Hợp tác xã khai thác và vận chuyển đá Mông Sơn, Công ty Cổ phần Mông Sơn
đã gìn giữ và phát huy những thành tựu vốn có để tiếp tục và mở rộng quy mô
hoạt động, tăng doanh thu, lợi nhuận và nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đóng
góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế.

Trong các ngành kinh doanh của Công ty, xuất khẩu bột đá là ngành nền
tảng, sự phát triển của nó quyết định sự phát triển của các ngành khác. Do đó,
doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng
95%) trong tổng doanh thu hàng năm của Công ty và trong đó, phần lớn doanh
thu có được từ việc xuất khẩu bột đá. Điều này chứng tỏ vai trò quyết định của
xuất khẩu bột đá đối với sự phát triển của Công ty Cổ phần Mông Sơn.
Bảng 1.2: Kết quả sản xuất kinh doanh theo ngành nghề của Công ty Cổ
phần Mông Sơn giai đoạn 2011 – 2014
Đơn vị : nghìn VND
STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014
1 Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
155.551.661 162.203.70
2
172.080.140 181.423.568
2 Doanh thu hoạt động tài
chính
1.330.393 187.209 384.659 299.960
3 Thu nhập khác 1.164.636 1.659.484 2.089.736 3.503.953
4 Tổng doanh thu 158.046.690 164.050.39
5
174.554.535 185.227.481
5 Chi phí 151.988.527 157.687.60
2
166.028.297 176.282.978
6 Lợi nhuận trước thuế 6.058.163 6.362.793 8.526.238 8.944.503
7 Nộp NSNN 605.816 636.279 852.623 894.450
8 Thu nhập doanh nghiệp 5.452.347 5.726.514 7.673.615 8.050.053
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Mông Sơn
Các số liệu từ bảng trên đây cho thấy doanh thu của công ty đã đạt mức

tăng trưởng cao và đều qua các năm. Tổng doanh thu năm sau tăng khoảng 5% so
với năm trước. Tất cả các ngành nghề đều có mức tăng trưởng cao:
Sv: Bùi Quốc Đại 18 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 là 155,551 tỷ đồng,
năm 2012 tăng lên 162,203 tỷ đồng (tăng 4,3%), năm 2013 là 172,080 tỷ
đồng (tăng 6,1%), năm 2014 là 181,423 tỷ đồng (tăng 5,4%).
- Doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 là 1,330 tỷ đồng, năm 2012 giảm
xuống 0,187 tỷ đồng (giảm 86%), năm 2013 là 0,384 tỷ đồng (tăng
105%), năm 2014 là 0,299 tỷ đồng (giảm 22,1%)
- Thu nhập khác năm 2011 thu về 1,164 tỷ đồng, năm 2012 là 1,659 tỷ đồng
(tăng 42,5%), năm 2013 là 2,089 tỷ đồng (tăng 25,9%), năm 2014 là 3,503
tỷ đồng (tăng 67,7%).
Sv: Bùi Quốc Đại 19 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
Các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Mông
Sơn đều có sự tăng trưởng qua các năm. Doanh thu của công ty tăng đều qua các
năm (khoảng 5%) đến từ doanh thu của bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động
tài chính, thu nhập khác… Nhờ đó, thu nhập bình quân của người lao động đã
tăng từ 4.2 triệu đồng/tháng/người năm 2011 lên 5.7 triệu đồng/tháng/người.
Điều này thể hiện, công ty hoạt động tốt và ngày càng phát triển.
1.5. Môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Công ty
1.5.1. Môi trường quốc tế
Đối với mỗi công ty kinh doanh thì thị trường luôn là một yếu tố quan
trọng hàng đầu. Trong suốt quá trình ra đời và phát triển công ty luôn nỗ lực tìm
kiếm và hướng tới những thị trường mới. Hiện nay công ty đang có quan hệ làm
ăn kinh doanh với các đối tác Ấn Độ, Bangladesh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan… Việc tìm kiếm khách hàng và duy trì được mối quan hệ tốt đẹp, tạo uy tín
vá niềm tin với các khách hàng của mình luôn được công ty chú trọng thực hiện
và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm. Hiện nay công ty chủ yếu kinh doanh xuất

khẩu các sản phẩm bột đá những khách hàng của công ty là những nhà nhập khẩu
trực tiếp hoặc cũng có thể là những công ty nhập khẩu uỷ thác cho các công ty
khác.
Một số công ty, khách hàng thường xuyên của công ty hiện nay:
- Công ty 4 ORANGES CO.,LTD. Địa chỉ: Lô C02-1 KCN Đức Hòa 1, Ấp
5, Xã Đức Hòa Đông, Huyện Đức Hòa, Long An.
- Finolex Industries, Limited. Địa chỉ: Ấn Độ, Maharashtra, Pune, 411 018,
26-27, Mumbai - Pune Road.
- Krishna Mineral ndustries. Địa chỉ: No. 1/1, Chitpur Ghat Lane,
Cossipore, Kolkata, West Bengal 700002, Ấn Độ.
- Dongyang M&M Industry Co., Ltd. Địa chỉ: Techno B/D 6f, #1684-39,
Sinil-Dong, Daedeok-Gu, Daejeon, Daejeon Metropolitan City, South
Korea.
Sv: Bùi Quốc Đại 20 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
- Sewha Co., Ltd. Địa chỉ: #19-4, Galwol-Dong, Youngsan-Gu, Seoul,
South Korea, Korea.
- Haryana Plast Private Limited. Địa chỉ: LADWA ROAD, MATHANA,
Kurukshetra - 136118, Haryana, India.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Công ty đã phần nào nắm bắt được
xu thế của thị trường. Qua đó có những bước chuẩn bị sẵn sàng để tham ra vào
một thị trường rông lớn với nhiều cơ hội và thách thức. Điều này làm cho Công
ty luôn luôn phải thay đổi, đổi mới để bắt kịp với xu thế chung của thế giới.
Xu thế liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp cũng được Công ty áp
dụng. Công ty luôn luôn chủ động trong việc tìm kiếm đối tác cũng như liên
doanh, liên kết với các công ty khác trong ngành.
1.5.2. Môi trường trong nước
a) Chính trị - pháp luật
Các công ty, doanh nghiệp một khi đã mở rộng hoạt động ra khỏi phạm vi
biên giới một quốc gia, thì không những phải tuân thủ luật pháp nước mình, mà

còn phải thích nghi với những thể chế chính trị và hệ thống pháp luật mới.
Môi trường chính trị mới có thể mở ra và đưa đến cho doanh nghiệp các
cơ hội thương mại nếu doanh nghiệp am hiểu và có chính sách thích nghi hợp lý
với nó và ngược lại, có thể tạo ra những rào cản, khó khăn khi doanh nghiệp
không thích nghi được với sự thay đổi về thể chế chính trị đó.
Ngoài ra, sự ổn định của môi trường chính trị cũng là một trong những
điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc
biệt là hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hoá sang một quốc gia có tình hình
chính trị bất ổn thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, như: rủi ro từ
sự biến đổi đột ngột về nhu cầu khách hàng, rủi ro trong vận chuyển hàng hoá,
hay các rủi ro về chính trị…Những rủi ro này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch
xuất khẩu, đến việc triển khai hoạt động xuất khẩu, đến lợi nhuận xuất khẩu của
doanh nghiệp.
Sv: Bùi Quốc Đại 21 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
Bên cạnh những tác động của môi trường chính trị, hệ thống luật pháp của
quốc tế và của từng quốc gia cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và kết
quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Nói cách khác, luật sẽ quy định và cho phép
doanh nghiệp được xuất khẩu những mặt hàng nào, trong những lĩnh vực nào,
với những phương thức nào; đồng thời cũng quy định những mặt hàng, những
lĩnh vực, những phương thức doanh nghiệp không được phép tiến hành khi xuất
khẩu hoặc được phép nhưng phải có điều kiện nhát định.
Vì vậy, chỉ trên cơ sở tìm hiểu rõ thể chế chính trị và nắm chắc hệ thống
luật pháp của từng quốc gia cũng như khu vực, mới cho phép doanh nghiệp đưa
ra được những phương án xuất khẩu đúng đắn, nhằm giảm thiểu thách thức, hạn
chế rủi ro, tối đa hoá lợi nhuận và hiệu quả xuất khẩu.
b) Văn hóa – xã hội
Nhân tố văn hoá - xã hội có ảnh hưởng lớn đén hoạt động kinh doanh xuất
khẩu của doanh nghiệp. Nó góp phần hình thành nên thị trường tiêu thụ của
doanh nghiệp với những đặc trưng riêng:

Đặc trưng đầu tiên là nền văn hoá. Doanh nghiệp xuất khẩu luôn hướgn
tới nhiều thị trường ở nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, việc hiểu được môi
trường văn hoá khác nhau giữa các quốc gia và ảnh hưởng của môi trường này
đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp là rất cần thiết. Văn hóa là một tổng thể
phức tạp, bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong
tục…quy định hành vi của mỗi con người, mối quan hệ giữa người với người
trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Do đó, nó ảnh hưởng đến tất cả các
quyết định của doanh nghiệp, đặc biệt là các quyết định về quản lý nguồn nhân
lực và quyết định về marketing, dẫn đến ảnh hưởng tới hiệu quả xuất khẩu của
doanh nghiệp.
Đặc trưng thứ hai là đặc trưng về dân số. Nói tới dân số, người ta thường
nhắc đến các yếu tố như quy mô dân số, xu hướng vận động của dân số, phân bố
dân cư Quy mô dân số sẽ quyết định quy mô và tính đa dạng của thị trường:
dân số càng lớn thì quy mô thị trường càng lớn, nhu cầu và khối lượng tiêu thụ
Sv: Bùi Quốc Đại 22 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
một nhóm sản phẩm cầng lớn, nhờ đó khả năng đảm bảo doanh số tiêu thụ,
doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp càng cao. Mật độ phân bố dân cư phản
ánh mức độ phân bố của nhu cầu thị trường về một hay một dòng sản phẩm. Xu
hướng vận động của dân số lại ảnh hưởng tới sự vận động của dung lượng thị
trường và tính đa dạng của thị trường trong tương lai, dẫn đến việc có thể hình
thành những cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu và suy tàn những cơ hội
hiện tại của doanh nghiệp.
Đặc trưng tiếp theo là đặc trưng về thu nhập và phân bố thu nhập của dân
cư. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, khách hàng sẽ phân bổ thu nhập để trang
trải cho những nhu cầu của mình theo tỷ lệ và mức độ ưu tiên khác nhau. Điều
này sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm, hình thành nên khái niệm chất
lượng theo cách đánh giá của từng nhóm khách hàng. Vì vậy, muốn hoạt động
xuất khẩu đạt hiệu quả, doanh nghiệp phải quan tâm và nắm bắt được yếu tố này
trong quyết định về sản phẩm, về chất lượng sản phẩm, về giá bán của doanh

nghiệp mình trên những thị trường cụ thể.
c) Cạnh tranh
Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới cùng với sự phát triển bùng
nổ của khoa học và công nghệ, một mặt làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp, mặt khác làm cho quá trình cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt và khốc
liệt hơn. Trong điều kiện như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
nói chung, các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng phải nhanh nhạy trong việc nắm
bắt thị trường, tìm kiếm những cơ hội kinh doanh ở nước ngoài và phải có những
chính sách linh hoạt để thích nghi và vươn lên trong cạnh tranh.
d) Chính sách tiền tệ và tỉ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số
lượng đơn vị tiền tệ nước kia. Thực chất, đó là sự so sánh tương quan giá trị giữa
hai đồng tiền của hai quốc gia.
Sv: Bùi Quốc Đại 23 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
Tỷ giá có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hoá vì nó tác động đến giá cả tương đối của hàng hoá trong nước và háng
nước ngoài. Qua đó, nó ảnh hưởng đến lợi nhuận xuất nhập khẩu hàng hoá và
khả năng cạnh tranh của hàng hoá giữa các nước với nhau trên thị trường quốc tế.
Một sự tăng giá của đồng tiền có thể làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn khi
xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Ngược lại, sự giảm giá của đồng tiền có thể
làm cho doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh trong việc xuất khẩu và bán hàng hoá
của mình ở nước ngoài, đồng thời hạn chế nhập khẩu vào nước mình.
1.5.3. Môi trường bên trong công ty
a) Tiềm lực tài chính
Tiềm lực tài chính là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh
nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh
doanh, khả năng phân phối và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn. Tiềm lực tài
chính có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, quyết định
quy mô doanh nghiệp và quy mô cơ hội có thể khai thác, tham gia vào việc hình

thành và khai thác cơ hội của doanh nghiệp. Có tiềm lực tài chính mạnh, doanh
nghiệp mới có thể tạo ra niềm tin với đối tác, nhất là đối tác nước ngoài, có điều
kiện để nghiên cứu thị trường nước ngoài và nắm bắt được cơ hội kinh doanh ở
thị trường ngoài nước. Một số chỉ tiêu thường dùng để đánh giá tiềm lực tài
chính của doanh nghiệp là vốn chủ sở hữu, vốn vay, khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn, nợ dài hạn, khả năng quay vòng vốn…
b) Nhân tố con người
Trong kinh doanh, con người là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp bởi chính con
người mới có thể kết hợp các yếu tố vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ… trong quá
trình sản xuất kinh doanh để tạo ra kết quả cuối cùng cho doanh nghiệp. Người
cán bộ, công nhân kỹ thuật phải có trình độ khoa học kỹ thuật, nắm chắc chuyên
môn, nghề nghiệp. Thực tế cho thấy, dù có vốn lớn, máy móc thiết bị hiện đại mà
người lao động không có trình độ, tay nghề thì sẽ không phát huy được tác dụng
Sv: Bùi Quốc Đại 24 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
của máy móc, công nghệ. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của chắc chắn sẽ
không đạt hiệu quả cao. Ngược lại, người công nhân có trình độ kỹ thuật, nắm
chắc chuyên môn, không những khai thác được tối đa tác dụng của máy móc,
công nghệ, mà còn có thể đưa ra những sáng kiến nhằm đổi mới quá trình làm
việc giúp cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể.
Bên cạnh đó, người lãnh đạo cũng giữ vai trò hàng đầu trong một doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung, doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng.
Một nhà lãnh đạo giỏi, có tầm nhìn chiến lược, đề ra những định hướng đúng đắn
cho doanh nghiệp phát triển; có những mối quan hệ tốt trong và ngoài phạm vi
doanh nghiệp cũng như phạm vi quốc gia; tạo ra cho nhân viên môi trường làm
việc cởi mở, chuyên nghiệp; và biết phát huy khả năng của nhân viên là một
trong những yếu tố quyết định tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, qua đó
trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
c) Nhân tố công nghệ

Trình độ tiên tiến của hệ thống máy móc, nhà xưởng, thiết bị, dây chuyền
sản xuất trong doanh nghiệp tác động trực tiếp đến năng suất chất lượng sản
phẩm cũng như các chỉ tiêu về giá thành, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đặc biệt trong thời đại ngày nay, theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, việc
giảm giá thành và chi phí sản xuất để tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu sống còn
của các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh quốc tế.
Một doanh nghiệp được đầu tư đúng đắn về nhà xưởng, máy móc với
công nghệ và dây chuyền tiên tiến chắc chắn sẽ thu được những sản phẩm đạt
chất lượng cao. Vì thế, để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, lựa
chọn được những cơ hội kinh doanh tốt trên thị trường, đặc biệt là thị trường
quốc tế, doanh nghiệp nên quan tâm đến việc đầu tư đổi mới công nghệ, tiếp thu
công nghệ tiên tiến và trình độ khoa học kỹ thuật cao của dây chuyền sản xuất
trong Doanh nghiệp.
d) Trình độ quản trị doanh nghiệp
Sv: Bùi Quốc Đại 25 Lớp: Kinh tế quốc tế 53C

×