Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

báo cáo thực tập tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Kinh doanh Thiết bị và Truyền thông VTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.27 KB, 36 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong điều kiện kinh tế khủng hoảng như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp
gặp khó khăn về hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận giảm, nhiều doanh
nghiệp có mức lợi nhuận âm. Muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp
sản xuất phải hoạt động kinh doanh có lãi. Để được như vậy, yêu cầu doanh nghiệp
phải được thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh, nhằm đánh giá
đúng đắn mọi hoạt động kinh doanh trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó
có những biện pháp hữu hiệu và lựa chọn đưa ra quyết định tối ưu phương án hoạt
động kinh doanh.
Sau một thời gian thực tập tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Kinh doanh Thiết bị
và Truyền thông VTC cùng những kiến thức tích luỹ được ở nhà trường đã giúp
cho em viết báo cáo thực tập tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh của Công
ty cổ phần kinh doanh thiết bị và truyền thông VTC trong ba năm gần đây.
Có được nội dung và sự thành công của báo cáo này em xin chân thành cảm
ơn ban lãnh đạo cùng các phòng ban, đặc biệt là phòng Kinh doanh Dịch vụ Công
ty cổ phần kinh doanh thiết bị và truyền thông VTC, đồng cảm ơn hai cô giáo
hướng dẫn thực tập Bùi Hồng Quý và Vũ Thị Nga đã tận tình giúp đỡ em hoàn
thành đợt thực tập này.
Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên
báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em kính mong được sự góp ý của
các thầy cô và các bạn sinh viên để em có điều kiện hoàn thiện hơn nữa kiến thức
của mình.
1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Bảng 1.1.2 là bảng 1 trong Chương I Phần II
2. Bảng 2.1.2 là bảng 2 trong Chương I Phần II
3. Bảng 1.2.2 là bảng 1 trong Chương II Phần II
4. Bảng 2.2.2 là bảng 2 trong Chương II Phần II
3


DANH MỤC HÌNH
1. Sơ đồ 1.1.2 là sơ đồ thứ 1 trong Chương I Phần II
2. Biểu đồ 1.2.2 là biểu đồ thứ 1 trong Chương II Phần II.
3. Biểu đồ 2.2.2 là biểu đồ thứ 2 trong Chương II Phần II.
4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2009 của công ty Cổ phần Kinh doanh
thiết bị và Truyền thông VTC
2. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2010 công ty Cổ phần Kinh doanh
thiết bị và Truyền thông VTC.
3. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2011 công ty Cổ phần Kinh doanh
thiết bị và Truyền thông VTC.
4. Quyết định về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Thiết bị và Quảng
cáo truyền hình thuộc Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC thành công
ty cổ phần
5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần của Công ty Cổ phần
Kinh doanh thiết bị và Truyền thông VTC.
6. Giới thiệu năng lực công ty của Công ty Cổ phần Kinh doanh Thiết bị và Truyền
thông VTC.
5
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2009 của công ty Cổ phần
Kinh doanh thiết bị và Truyền thông VTC.
PHỤ LỤC 2. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2010 công ty Cổ phần Kinh
doanh thiết bị và Truyền thông VTC.
PHỤ LỤC 3. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2011 công ty Cổ phần Kinh
doanh thiết bị và Truyền thông VTC.
PHỤ LỤC 4. Quyết định về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Thiết bị
và Quảng cáo truyền hình thuộc Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC
thành công ty cổ phần.

PHỤ LỤC 5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần của Công ty
Cổ phần Kinh doanh thiết bị và Truyền thông VTC.
PHỤ LỤC 6. Giới thiệu năng lực công ty của Công ty Cổ phần Kinh doanh Thiết bị
và Truyền thông VTC.
PHỤ LỤC 7. Danh sách các hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện của Công ty
Cổ phần Kinh doanh Thiết bị và Truyền thông VTC.
PHỤ LỤC 8. Hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện của Công ty Cổ phần Kinh
doanh Thiết bị và Truyền thông VTC.
PHỤ LỤC 9. Nhật ký thực tập giáo trình đợt I năm học 2013-2013.
PHỤ LỤC 10. Nhận xét của đơn vị thực tập.
6
I. LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Mục đích và lý do nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới,kinh tế Việt Nam cũng đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Nhà nước đang thực hiện đổi mới,công nghiệp hóa – hiện đại hóa, và lĩnh vực truyền thông đang ngày càng được đẩy mạnh. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ hiện nay cho thấy nhu cầu của con người về truyền thông ngày càng tăng cao. Nắm bắt được tình hình đó, Công ty cổ phần Kinh doanh Thiết bị và Truyền thông VTC đã và đang đầu tư cho hoạt động kinh doanh các thiết bị chuyên dùng cho ngành Phát thanh Truyền hình,
thiết bị tin học, điện tử viễn thông từ năm 2001 đến nay,….Công ty còn cung cấp các thiết bị chuyên dùng cho ngành ngân hàng, Bộ công an, Bộ quốc phòng, Hàng không Việt Nam. Công ty Cổ phần Kinh doanh Thiết bị và Truyền thông VTC luôn hoạt động với phương châm: “coi trọng chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và sự tín nhiệm với khách hàng; luôn phấn đấu nâng cao khả năng phục vụ, nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật các thông tin mới nhất và chia sẻ với khách hàng những kinh nghiệm quý báu”.
Xuất phát từ thực trạng của môi trường kinh doanh đầy biến động, cũng như từ thực tiễn cuộc sống và do sự cuốn hút bởi vai trò quan trọng không thể thiếu của phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp, em quyết định chọn đề tài : “
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Với sự biến động của nền kinh tế hiện nay, việc nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh, nhằm giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được hiệu quả kinh doanh của mình, từ đó có các biện pháp phòng tránh những biến động xấu, duy trì và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trên tinh thần đó, việc chọn đề tài: “ Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Kinh doanh Thiết bị và Truyền thông VTC giai đoạn 2009-2010” nhằm đạt được mục tiêu sau:
- Hệ thống hoá một số nội dung cơ bản về đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.
- Tình hình lao động, tài sản, nguồn vốn của công ty.
- Phân tích được kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn mà công ty đang gặp phải.
- Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Thời gian nghiên cứu: trong giai đoạn từ 1/1/2009 đến 31/12/2011.
- Không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần Kinh doanh Thiết bị và Truyền thông VTC.
- Giới hạn nghiên cứu: Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau nên em chỉ tập trung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của tổng các lĩnh vực chứ không phân tích cụ thể từng lĩnh vực.
1.4. Bố cục của nội dung đề tài
Kết cấu của nội dung đề tài bao gồm 3 chương:

Chương I: Khái quát tình hình chung của công ty.
7
Chương II: Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
8
II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I- KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY
1. Tổng quan về công ty
1.1. Lịch sử hình thành công ty
Công ty Cổ phần Kinh doanh Thiết bị và Truyền thông VTC trước đây là Chi
nhánh Công ty Nhà nước (Công ty Thiết bị và Quảng cáo truyền hình) được chuyển
đôi theo quyết định số 122/QĐ-BTTTT 17/09/2007 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
truyền thông. Công ty Cổ phần Kinh doanh Thiết bị và Truyền thông VTC có Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103019544 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành
phố Hà Nội cấp ngày 12 tháng 12 năm 2007 (đăng ký thay đổi lần 2 ngày 28 tháng
08 năm 2008).
Tên công ty cổ phần: Công ty Cổ phần Kinh doanh Thiết bị và Truyền thông
VTC.
Tên giao dịch quốc tế: VTC Equipment and Communication Joint Stock
Company.
Tên viết tắt: EAC jsc.
Trụ sở chính: 65 Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: (+84.4) 6364028 – 6363142 – 6364007 – 6364005/ Fax:
(04)6363142
Văn phòng giao dịch: Tầng 11, Toà nhà VTC Online, 18 Tam Trinh, Hai Bà
Trưng, Hà Nội.
Ngân hàng hoạt động:
9
• Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi
nhánh Tam Trinh.

• Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
• Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Hai Bà Trưng.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Nghiên cứu, ứng dụng, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, sản xuất, lắp đặt,
chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị thuộc ngành phát
thanh truyền hình, bưu chính, viễn thông, điện tử, tin học. điện tử dân dụng, thang
máy, thiết bị lạnh, thang cuốn, băng chuyển, máy hút bụi, hút ẩm, điện tử công
nghiệp, điện tử phục vụ các chuyên ngành khác như: Y tế, giáo dục, hàng không,
hàng hải, đường sắt, dầu khí, khai khoáng, điện lực (Theo quy định của pháp luật);
Thiết lập mạng để cung cấp dịch vụ Internet băng rộng (Chỉ hoạt động sau
khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép) và các dịch vụ truyền thông
đa phương tiện, xây dựng hạ tầng mạng, truyền hình cáp: xây lắp các cột phát sóng,
phát thanh truyền hình, các công trình viễn thông điện lực;
Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư, phát thanh chuyên
ngành phát thanh truyền hình, điện ảnh, bưu chính viễn thông, tin học, y tế, điện
lực, cơ khí, hoá chất – dầu khí, xây dựng, thể dục thể thao, giao thông vận tải
đường bộ, đường sắt, đường không, hàng hải, ngân hàng, khoa học, đo lường, tự
động điều khiển học, kiểm nghiệm, chiếu sáng, ngành mỏ địa chất, điện tử dân
dụng, điện tử công nghiệp và điện tử phục vụ chuyên ngành khác; thiết bị và
phương tiện dùng cho phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vệ sinh môi trường,
các thiết bị cho ngành in ấn, chế biến thực phẩm, nông hải sản và thực hiện các
hoạt động kinh doanh khác. Kinh doanh xuất nhập khẩu và cung ứng các sản phẩm
văn hoá, điện ảnh, phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật;
10
Kinh doanh các dịch vụ, giá trị gia tăng trên mạng phát thanh, truyền hình
như: dịch vụ phát thanh, truyền hình trực tuyến, dịch vụ truyền hình trả tiền qua
mạng, dịch vụ mua sắm qua truyền hình; Kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn
thông và công nghệ thông tin như: cung cấp đường truyền, dịch vụ kết nối đầu
cuối, dịch vụ chuyển tiếp, dịch vụ điện thoại, dịch vụ truy cập Internet theo giấy
phép của Bộ thông tin và Truyền thông (Chỉ đạo hoạt động khi được cơ quan nhà

nước có thẩm quyền cho phép);
Biên tập, biên dịch và phát lại các tác phẩm điện ảnh, các chương trình
truyền hình trong và ngoài nước theo các quy định của pháp luật;
Sản xuất và kinh doanh các chương trình game trên mạng viễn thông và
truyền hình, các chương trình quảng cáo: Cung cấp dịch vụ về quảng cáo, quảng
báo trên sóng phát thanh, truyền hình, trên mạng viễn thông và Internet trong nước,
quốc tế và trên phương tiện thông tin đại chúng khác;
Làm dịch vụ về truyền thông, tổ chức sự kiện cho các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế xã hội;
Tư vấn xây dựng các công trình phát thanh, truyền hình, công trình bưu
chính viễn thông, điện tử, tin học, tự động điều khiển (Không bao gồm dịch vụ thiết
kế công trình);
Tư vấn cho các dự án đầu tư trong nước, nước ngoài và các dịch vụ liên quan
về đào tạo, giáo dục định hướng (Chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cho phép);
Tư vấn du học;
Kinh doanh các dịch vụ hội nghị, hội trợ, triển lãm theo quy định của pháp
luật;
11
Kinh doanh sản xuất nhập khẩu lâm sản, chế biến lâm sản và máy móc thiết
bị dùng cho ngành chế biến lâm sản (Trừ các loại lâm sản Nhà nước cấm).
12
1.3. Tổ chức bộ máy
Sơ đồ 1.1.2. Tổ chức bộ máy của công ty
13
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc công ty
Phòng
truyền

thông
Ban kiểm
soát
Phòng tổ
chức- Hành
chính tổng
hợp
Phòng tài
chính – kế
toán
Phòng kinh
doanh –
dịch vụ
Phòng kinh
doanh -
xuất nhập
khẩu
1.4. Tình hình lao động
Hiện nay công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là 50 người,100% là
những người có trình độ đại học và cao đẳng. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên
như trên, công ty có một nguồn nhân lực mạnh và có một bề dày trong công tác
quản trị kinh doanh. Họ gắn bó với công ty, nhiệt tình công tác, am hiểu về tình
hình thị trường, có kinh nghiệm về mặt hàng kinh doanh. Đây là điểm mạnh về
nhân lực, tạo thế vững mạnh cho sự phát triển của công ty trong tương lai. Bộ máy
tổ chức của công ty gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả.
Bảng 1.1.2. Cơ cấu lao động của công ty
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số
lượng
Tỷ lệ % Số

lượng
Tỷ lệ % Số
lượng
Tỷ lệ %
Số lao động 38 100 45 100 50 100
Nhân viên cấp cơ sở 29 76,32 34 75,56 39 78
Nhân viên quản lý 9 23,68 11 24,44 11 22
(Nguồn: Phòng kinh doanh – dịch vụ)
Hiện nay công ty có 50 cán bộ công nhân viên, trong đó:
Nam: 32 (chiếm 64%)
Nữ: 18 (chiếm 36%)
Nhìn vào bảng ta thấy, số lao động của công ty tăng lên mỗi năm. Năm 2010
tăng 7 lao động so với năm 2009, năm 2011 tăng 5 lao động so với năm 2010. Cán
bộ quản lý của công ty năm 2010 tăng so với năm 2009. Do tỷ lệ nhân viên cấp cơ
sở năm 2010 giảm so với năm 2009 là 0,76% nên làm cho tỷ lệ nhân viên quản lý
14
tăng 0,76%. Nhưng đến năm 2011 tỷ lệ nhân viên cấp cơ sở tăng cao (2,44%) so
với năm 2010. Số nhân viên quản lý vẫn giữ nguyên nên làm cho tỷ lệ nhân viên
quản lý giảm 2.44%. Điều này cho thấy cơ cấu lao động của công ty bắt đầu có sự
chuyển biến, tăng số nhân viên cần quản lý cho mỗi cán bộ quản lý để đạt được
hiệu quả tốt nhất về quản trị, tránh lãng phí nguồn nhân lực.
Công ty có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có rất nhiều kinh nghiệm trong quá
trình sản xuất kinh doanh, nhằm tạo ra các thiết bị có độ tin cậy và tuổi thọ cao, có
năng lực tích hợp hệ thống, đáp ứng mọi nhu cầu khắt khe của khách hàng.
Đội ngũ cán bộ của công ty phần lớn được đào tạo chính quy, và thường
xuyên được đào tạo lại, đào tạo, nâng cao, trang bị thêm kiến thức do các đối tượng
nước ngoài tổ chức được thử thách qua các dự án của công ty, làm chủ được các
công nghệ tiên tiến nhất của thế giới và ứng dụng một cách có hiệu quả các tiến bộ
khoa học đó vào kinh tế nước nhà.
Nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ của công ty sẵn sàng phục vụ trên mọi miền

của đất nước, kể cả các vùng biên giới và hải đảo xa xôi.
Với những thành tựu có cùng với sự nỗ lực nghiên cứu, kết hợp với sự cập
nhật thường xuyên những công nghệ khoa học kỹ thuật mới, công ty luôn luôn tiên
phong đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho các yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
Đội ngũ cán bộ đông về số lượng và mạnh mẽ về chất lượng, có kinh nghiệm
phục vụ thắng lợi nhiều dự án, cung cấp các phương tiện vận tải, xe thang đặc
chủng, máy móc xây dựng và công nghiệp như những dự án lớn của các tổng công
ty, các Bộ ngành, các Ban quản lý dự án PMU, của Ngân hàng thế giới.
Ngoài ra công ty còn có mạng lưới các cộng tác viên theo chuyên ngành
khác nhau phù hợp với quy mô của công ty.
15
1.5. Tình hình tài sản, nguồn vốn
Trong cơ chế kinh doanh mới, trong điều kiện mở rộng quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm trong sản suất kinh doanh. Vốn kinh doanh bao giờ cũng là cơ sở, là
tiền đề để doanh nghiệp tính toán hoạch định các chiến lược và kế hoạch kinh
doanh. Nó cũng là chất keo để chắp nối, kết dính các quá trình và quan hệ kinh tế
và nó cũng là dầu nhờn bôi trơn cho cỗ máy kinh tế vận động có hiệu quả.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là yếu tố giá trị. Nó chỉ phát
huy được tác dụng khi bảo tồn được và tăng lên được sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Nếu vốn không được bảo toàn và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì vốn đã bị
thiệt hại, đó là hiện tượng mất vốn. Sự thiệt hại lớn sẽ dẫn đến doanh nghiệp mất
khả năng thanh toán sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản, tức là vốn kinh doanh đã
bị sử dụng một cách lãng phí, không hiệu quả.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản, tình hình biến động sử dụng vốn và
nguồn vốn, sẽ cho thấy hiệu quả sử dụng vốn và tình hình tài sản của công ty.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản
16
Bảng 2.1.2. Bảng cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty qua 3 năm 2009-2011
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh tăng giảm

2010/2009
So sánh tăng giảm
2011/2010
Số lượng Tỷ
trọng
(%)
Số lượng Tỷ
trọng
(%)
Số lượng Tỷ
trọng
(%)
Số tuyệt
đối
% Số tuyệt
đối
%
Tổng tài sản 1479307941
9
100 2073144227
1
100 2002610290
6
100 523302348
7
35,37 -
705339365
-3,40
Tài sản ngắn
hạn

1351014558
9
91,33 1994360281
0
96,20 1941273388
8
96,94 643345722
1
47,62 -
530868922
-2,66
Tài sản dài
hạn
1282933830 8,67 787839461 3,80 613369018 3,06 -
495094369
-38,59 -
174470443
-22,15
Tổng nguồn
vốn
1479307941
9
100 2073144227
1
100 2002610290
6
100 523302348
7
35,37 -
705339365

3,40
Nợ phải trả 6167384477 41,69 1092402673
5
52,69 1113494372
5
55,60 475664225
8
77,13 210916990 1,93
Vốn chủ sở
hữu
8625694942 58,31 9807415536 47,31 8891159181 44,40 118172059
4
13,70 -
916256355
-9,34
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009-2011)
17
Tài sản
Qua bảng cơ cấu tài sản, nguồn vốn của của Công ty Cổ phần Kinh doanh
thiết bị và truyền thông VTC trong ba năm từ 2009-2011 ta thấy cơ cấu tài sản của
công ty thay đổi theo hướng, tỷ trọng tài sản ngắn hạn đều tăng trong 3 năm từ
91,33% đến 96,94% và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn từ 8,67% xuống còn 3,06%.
So sánh về sự thay đổi giá trị các chỉ tiêu tài sản thấy, năm 2010 tổng tài sản
tăng 5233023487 đồng (tăng 35,37%) so với năm 2009 , trong đó tài sản ngắn hạn
tăng 6433457221 đồng (tăng 47,62%), tài sản dài hạn giảm 495094369 đồng (giảm
38,59%). Năm 2011 tổng tài sản ngắn hạn giảm 530868922 ( giảm 2,66%) và tổng
tài sản dài hạn giảm 174470443 đồng (giảm 22,15%) làm cho tổng tài sản giảm
705339365 đồng tương ứng với giảm 3,4%.
Tài sản ngắn hạn năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 chủ yếu do sự tăng
của các khoản tiền và tương đương tiền từ gần 600 triệu đồng lên đến gần 4 tỷ

đồng, tức tăng khoảng 85%. Ngoài ra còn có sự tăng của các khoản phải thu ngắn
hạn và trị giá hàng tồn kho. Từ năm 2010 đến năm 2011 do dự giảm của khoản tiền
và các khoản tương đương tiền cùng với sự giảm của các tài sản ngắn hạn khác lớn
hơn sự tăng của các khoản thu ngắn hạn và trị giá hàng tồn kho làm cho tài sản
ngắn hạn giảm nhẹ khoảng 2,66%.
Từ đây ta thấy tình hình tài sản ngắn hạn của công ty không được ổn định, có
sự biến động lớn qua 3 năm.
Tài sản dài hạn cũng giảm mạnh từ năm 2009 đến năm 2010 rồi giảm nhẹ từ
năm 2010 đến 2011. Trong đó năm 2010 giảm khoản bất động sản đầu tư từ 200
triệu xuống mức không, ngoài ra còn có sự giảm mạnh của tài sản cố định khoảng
gần 300 triệu ( tức khoảng 50%) và sự giảm nhẹ của các tài sản dài hạn khác
18
Nguồn vốn
Về cơ cấu: Tỷ trọng nợ phải trả tăng nhẹ, tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm nhẹ
qua 3 năm. Tỷ lệ nợ phả trả và vốn chủ sở hữu gần như bằng nhau cho thấy có sự
đảm bảo về khả năng thanh toán. Năm 2009 nợ phải trả chiếm 41,69% trong tổng
cơ cấu nguồn vốn, đến năm 2010 tăng 11% lên tới 52,69%, đến năm 2011 chiếm
tới 55,60% . Cùng với việc tăng lên của nợ phải trả đồng nghĩa với việc vốn chủ sở
hữu giảm đi một lượng tương ứng trong tổng cơ cấu.
Xét đến tình hình tăng giảm của nguồn vốn qua 3 năm ta thấy từ năm 2009
đến 2010 tổng nguồn vốn tăng mạnh (tăng 35,37%) và giảm 3,40% cho đến năm
2011. Có sự tăng giảm như vậy là hợp lý vì năm 2010 kinh tế tương đối ổn định
hơn. Nhưng đến năm 2011 kinh tế bắt đầu khủng hoảng mạnh, các doanh nghiệp
gặp phải rất nhiều khó khăn, lợi nhuận giảm, Công ty Kinh doanh Thiết bị và
Truyền thông VTC cũng không ngoại lệ, lợi nhuận tăng mạnh từ năm 2009 đến
năm 2010 (từ hơn 16 triệu đồng lên đến hơn 1 tỷ đồng) và giảm mạnh do khủng
hoảng kinh tế năm 2011 xuống còn hơn 12 triệu đồng, xuống thấp hơn mức lợi
nhuận năm 2009. Nợ phải trả của công ty năm 2010 tăng 77,13% so với năm 2009,
có sự tăng này là do sự vay vốn để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh. Năm 2011 tăng 1,93% so với năm 2010 nhưng giảm đi 75,2% so với sự

tăng của năm 2010. Có sự giảm đi này là do sự cắt giảm đầu tư do sự khủng hoảng
kinh tế. Sự giảm xuống của nợ phải trả đã giảm áp lực thanh toán cho công ty.Tuy
vậy, nợ phải trả của công ty vẫn còn ở mức cao, lớn hơn vốn chủ sở hữu 11,2% tại
năm 2011, điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của công ty. Với sự
khủng hoảng của kinh tế hiện nay, công ty cần phải tính toán sao cho cân đối được
nợ phải trả và vốn chủ sở hữu một cách hợp lý nhất để đảm bảo khả năng thanh
toán, sự tự chủ về tài chính.
19
Như vậy có thể nhận thấy xu hướng biến động tỷ trọng của tài sản và nguồn
vốn có thể rút ra một vài kết luận sơ bộ như sau :
Sự tăng nhẹ của tỷ trọng nợ ngắn hạn và giảm mạnh của vốn chủ sở hữu ( nợ
phải trả tăng 1,93%, vốn chủ sở hữu giảm 9,34%) đã cho thấy công ty đang không
giữ được sự tự chủ về năng lực tài chính, khả năng thanh toán ngày càng giảm đi.
Trong khi đó công ty vẫn chưa thu hồi các khoản các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn và dài hạn, điều này càng làm cho rủi ro về tài chính tăng cao.
20
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1. Phân tích khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động
Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009 (trang
11), năm 2010 ( trang 8), năm 2011 (trang 8) ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty
có sự biến động mạnh. Từ 16.313.999 đồng năm 2009 tăng lên đến 1.181.058.782
đồng năm 2010 ( tăng 1.164.744.783 đồng) tăng hơn 71 lần lợi nhuận năm 2009.
Nhưng đến năm 2011 lợi nhuận giảm đột ngột, giảm mạnh xuống còn 12.080.790
đồng, sự giảm này là điều đang lo ngại rất lớn cho công ty.
Nhưng để đánh giá được hiệu quả sản xuất của công ty, ta không chỉ đánh
giá về lợi nhuận mà còn rất nhiều các chỉ tiêu khác ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh.
21

Bảng 1.2.2. Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
1. Khả năng sinh lời
• Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE)
• Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA)
• Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
0,19%
0,11%
0,06%
12,04%
5,70%
0,73%
0,14%
0,06%
0,021
%
2. Hiệu quả hoạt động
• Vòng quay của tổng tài sản
• Số vòng quay hàng tồn kho
• Số ngày trong 1 vòng quay HTK
• Số vòng quay nợ phải thu
• Số ngày của 1 vòng quay NPT
1,98
20,42

17,63
3,00
119,93
7,75
106,62
3,38
11,93
30,17
2,83
23,74
15,16
3,89
92,64
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm giai đoạn 2009-2011)
Về khả năng sinh lời
Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đều tăng mạnh từ năm 2009 đến
năm 2010, nhưng đến năm 2011 cả ba chỉ số đều giảm đột ngột xuống thấp hơn
năm 2009. Cụ thể như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2009 đạt 0,19%, tỷ suất này còn
ở mức thấp, nhưng đến năm 2010 tỷ suất lợi nhuận tăng cao (tăng 11,85%) và đạt
mức 12,04%. Mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu này là tương đối cao và
cao hơn mức tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và doanh thu. Điều này cho thấy doanh
nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Tuy nhiên tới năm 2011 hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp giảm mạnh, xuống mức 0,14%, giảm 11,9% so với năm 2010 và thấp
22
hơn năm 2009 là 0,05%. Đây là một vấn đề đáng lo ngại đối với công ty khi tỷ suất
sinh lời trên nguồn vốn lại giảm mạnh và thấp đến như vậy, chỉ tiêu này cho thấy
hiệu quả kinh doanh là không cao.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đạt 0,11% tại năm 2009 và tăng

5,59% cho tới năm 2010 đạt mức 5,70%. Mặc dù ROA không cao như ROE nhưng
mức tăng này cũng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản đang được cải thiện, sức sinh
lời của lợi nhuận trên tổng tài sản là tương đối cao. Cho tới năm 2011 thì mức sinh
lời trên tổng tài sản giảm xuống còn 0,06%, con số này làm cho công ty rất lo lắng,
công ty chưa khai thác tối đa công suất của các tài sản, sức sinh lời bị giảm mạnh.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) cũng không khả quan hơn các chỉ
tiêu trên. Năm 2009 ROS ở mức rất thấp, gần như bằng không, cho đến năm 2010
tăng lên đến 0,73%, hiệu quả sử dụng có được cải thiện hơn, nhưng cũng giảm
xuống mức xấu hơn ở năm 2011 là 0,021%.
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn này
không ổn định, vẫn còn ở mức rất thấp, mức sinh lời của vốn đầu tư và tài sản đang
ở mức phải cảnh báo. Đây là thời điểm vô cùng khó khăn đối với công ty, buộc
công ty cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao khả năng sinh lời trên đồng vốn bỏ
ra và tài sản sử dụng.
Biểu đồ 1.2.2. Khả năng sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu, tài sản, doanh thu
23
Nhìn vào biểu đồ ta thấy sự tăng giảm rõ rệt về khả năng sinh lời trên vốn
chủ sở hữu, trên tổng tài sản và doanh thu. Năm 2010 các chỉ số đều cao, trong đó
tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao nhất, thấp nhất là khả năng sinh lời trên
tổng doanh thu thuần. Các năm 2009, 2011, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu,
trên tổng tài sản, và trên tổng doanh thu gần như ở mức không.
Về hiệu quả hoạt động
Cũng giống như các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động của
công ty tăng từ năm 2009 đến năm 2010 và giảm cho tới năm 2011.
Số vòng quay của tổng tài sản tăng từ 1,98 vòng (năm 2009) cho đến 7,75 vòng
(năm 2010) trong một chu kì sản xuất kinh doanh và giảm xuống còn 2,83 vòng
năm 2011. Mặc dù có sự sụt giảm nhưng số vòng quay của tổng tài sản năm 2011
vẫn cao hơn số vòng quay của tổng tài sản năm 2009 và vẫn ở mức cao. Hiệu quả
sử dụng tài sản tăng giảm đột ngột làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh.

Số vòng quay của hàng tồn kho ở mức cao đặc biệt là năm 2010 số vòng
quay hàng tồn kho lên tới 106,62 vòng, điều này cho thấy hàng tồn kho vận động
không ngừng, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, đây là nhân tố quan
trọng góp phần làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp tới mức cao
như vậy. Tới năm 2011 số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 23,74 vòng
trong một chu kì sản xuất kinh doanh, làm cho lợi nhuận năm này giảm xuống mức
thấp hơn năm 2009. Hoạt động sản xuất kinh doanh không còn sôi nổi như năm
trước.
Điều đáng nói nhất ở đây là khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Năm
2009 số ngày của một vòng quay nợ phải thu ở mức rất cao (119,93 ngày), công ty
mất một thời gian rất lâu mới có thể thu hồi nợ. Do bị chiếm dụng vốn nên công ty
khó có thể quay vòng vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến năm
2010 có sự cải thiện hơn, công ty chỉ mất 30,17 ngày là có thể thu hồi nợ, việc thu
24
hồi nợ kịp thời giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn cho việc sản xuất kinh doanh. Tuy
nhiên, do số ngày của một vòng quay nợ phải thu ngắn có thể do phương thức
thanh toán của doanh nghiệp có chặt chẽ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng
sản phẩm tiêu thụ. Năm 2011 do khủng hoảng kinh tế, các công ty đều khó khăn
nên số vòng quay nợ phải thu giảm làm cho số ngày trong một vòng quay tăng lên
đến 92,64 ngày, giảm khả năng thu hồi nợ đúng hạn của công ty, hoạt động kinh
doanh diễn ra chậm hơn.
Qua các chỉ tiêu trên ta thấy, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty Cổ phần Kinh doanh Thiết bị và Truyền thông VTC không ổn định trong
giai đoạn 2009-2011. Mặc dù không bị thua lỗ nhưng với sự sụt giảm của lợi nhuận
vào năm 2011 mà công ty không có biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh thì công ty có thể bị thua lỗ trong năm tới
1.2. Phân tích bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
25

×