Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Mức Phát Triển của Con Quý Vị Từ Sơ Sinh đến Ba Tuổi - Your Child's Development From Birth to 3 Years

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.71 KB, 2 trang )





Vietnamese - Number 92b
Child Development Series - October 2013
Mức Phát Triển của Con Quý Vị
Từ Sơ Sinh đến Ba Tuổi
Your Child’s Development
From Birth to 3 Years
Kinh nghiệm của con quý vị trong những năm tháng đầu
đời có ảnh hưởng suốt đời đến sức khỏe, an sinh, và các
năng khiếu đối phó của em. Khi chăm sóc, nuôi dưỡng, và
dạy dỗ con an toàn là quý vị giúp bảo đảm cho trẻ phát
triển tối đa. Hãy để ý xem và nghe em bé để biết em bé
muốn hoặc cần gì. Em bé sẽ cho quý vị thấy các dấu hiệu
để giúp quý vị biết em nói gì. Trong những năm chập
chững, con quý vị sẽ tăng trưởng và học hỏi nhanh chóng.

Nhiều chuyên gia miêu tả vấn đề phát triển của trẻ em gồm
5 lãnh vực:
 Thể chất
 Xã hội
 Cảm xúc
 Tri thức
 Ngôn ngữ

Các giai đoạn phát triển của trẻ em được nêu ở đây chỉ là
các nguyên tắc hướng dẫn, chứ không phải các quy luật.
Tìm hiểu về vấn đề phát triển của trẻ em có thể giúp quý vị
trong việc nuôi dạy con cái. Nếu quý vị có bất cứ lo ngại


gì, hãy hỏi chuyên viên chăm sóc sức khỏe.
Từ sơ sinh đến 3 tháng, em bé:
 Nhận ra giọng nói của cha mẹ, ngay từ lúc mới ra đời
 Khám phá giọng nói của chính mình
 Thích nhìn vào mắt người khác, mỉm cười với mọi người
và ngắm nghía mặt người
 Khóc là một cách nói ra các nhu cầu
 Rù rì và ríu rít vui vẻ khi được chú ý
 Giật mình vì tiếng động và phản ứng với âm thanh đúng
lúc
 Co giãn hoặc cử động chân tay
 Ngẩng đầu lên khi nằm sấp
 Ngẩng đầu lên để tìm kiếm âm thanh và chuyển động
 Lăn qua một bên
 Khám phá bàn chân và bàn tay và cầm đồ vật
 Dùng mắt theo dõi đồ vật

Từ 3 đến 6 tháng, em bé:
 Ngẩng đầu lên khoảng 90 độ
 Ngồi được nếu có người đỡ
 Đứng dậy khi có người giúp
 Lật người lại
 Với lấy và thả các đồ vật ra
 Đáp ứng khi nghe gọi tên mình
 Thích giao thiệp
 Tỏ ý thích màu sắc
 Nhận ra các khuôn mặt và tỏ ra thích người quen hơn
 Nói bi bô, cười và ré lên khi vui
 Nếu đồ chơi được đem đi khuất mắt thì nghĩ là đồ chơi
đó không còn nữa

Từ 6 đến 12 tháng, em bé:
 Nhận ra tên mình
 Đáp ứng với một số chữ, như ‘Má’ hoặc ‘Ba’
 Nói hoặc lặp lại các âm thanh, hoặc nói bi bô
 Bắt chước các hành động đơn giản và trẻ em hoặc người
khác
 Bày tỏ cảm nghĩ mạnh mẽ và các cảm xúc về những gì
thích và không thích hoặc vui hoặc buồn
 Ngồi vững được lâu hơn mà không cần được giúp
 Đứng vững khi được giúp hoặc giữ
 Có thể di chuyển hoặc trườn bằng bụng rồi bò
 Bắt đầu bước những bước đầu tiên và đi một mình, khi
được 8 đến 18 tháng
 Thích bò và đi
 Thích mọi người chú ý đến mình
 Sợ hãi khi có người lạ và khóc khi cha mẹ bỏ đi
 Cố ý liệng đồ chơi hoặc đồ vật
 Chơi những trò chơi xã giao, chẳng hạn như ‘ú tim’ hay
‘vỗ tay vào nhau’
 Với tất cả các thay đổi hào hứng trong đời, con quý vị có
thể khó ngủ

Từ 12 đến 18 tháng, con quý vị:
 Rất năng động và muốn thám hiểm mọi thứ
 Có thể tự ăn bốc hoặc dùng thìa (muỗng)
 Có thể uống bằng ly
 Có thể trèo ra ngoài giường cũi
 Đi một mình và đi lên lầu từng bước một
 Nói vài chữ một, chẳng hạn như “Mẹ đi đâu?”
 Hiểu những câu cơ bản và dùng 1 chữ – thí dụ, nói

“nữa” thay vì “con muốn nữa”
 Gọi tên hình ảnh trong sách
 Theo được các chỉ dẫn đơn giản
 Hiểu nhiều hơn nói
 Thích mọi người chú ý đến mình
 Chơi một mình là hăng nhất và không muốn cho người
khác chơi chung đồ chơi của mình
 Hợp tác hoặc không tuân theo các giới hạn do cha mẹ ấn
định
 Dễ bực dọc, không kiên nhẫn và muốn có ngay mọi thứ
 Bớt khóc nhưng than vãn nhiều hơn
 Chữ thích dùng nhất là ‘Không’
 Có thể có đồ chơi hoặc chăn mền đặc biệt
 Nhớ không lâu và lại làm lại hành động cũ dù quý vị dặn
là không được làm như vậy. Có thể làm ngược những gì
quý vị dặn làm
Từ 18 đến 36 tháng, con quý vị:
 Dùng những câu gồm 2 hoặc 3 chữ
 Nhờ giúp bằng cách dùng chữ hoặc hành động
 Có thể đếm và dùng các chữ mới
 Hiểu các hình dạng và kích thước
 Bày tỏ cảm xúc và tâm trạng thay đổi thất thường hoặc
có từng cơn bực tức
 Biết và phản ứng với cảm xúc của người khác
 Muốn được chấp thuận và cần được khen
 Hỏi nhiều
 Đáp ứng yêu cầu, chẳng hạn như ‘Con đi lấy áo đi’
 Dần dần dùng 1 tay nhiều hơn tay kia
 Có thể lên xuống cầu thang
 Có thể tập đi xe đạp ba bánh

 Có thể chạy, trèo, đá, và ném banh
 Thích nhảy theo điệu nhạc
 Kể truyện, hát các bài hát, và chơi
 Cố độc lập hơn
 Giúp làm những công việc đơn giản trong nhà
 Không muốn chia sẻ với người khác và nói ‘không’ hoặc
‘của con’
 Trở nên quen thuộc với các sinh hoạt thường nhật
 Nhận ra và gọi tên những người quen thuộc
 Tỏ ra quan tâm đến một người, vật, hoặc âm thanh mới
 Thích chơi một mình và gần các trẻ khác
 Thích chơi đóng kịch giả vờ với người khác
 Tỏ ra có gia tăng thời gian chú ý
 Giải quyết vấn đề bằng cách làm sai làm lại
 Tham gia các sinh hoạt tập thể
 Biểu lộ tình thương công khai, như ôm hôn
 Dùng ngôn ngữ xã giao, chẳng hạn như nói làm ơn và
cám ơn
 Bắt chước hành vi người lớn
 Đôi khi tỏ ra bực dọc vì em muốn làm nhiều hơn khả
năng cho phép.
 Muốn ra lệnh cho người khác nhưng cần biết là cha mẹ
là người ấn định các mức giới hạn
 Có nhiều sợ sệt và có thể bị ác mộng
Muốn Biết Thêm Chi Tiết
Muốn biết thêm chi tiết về sức khỏe và vấn đề phát triển trẻ
em, hãy đến Healthy Families BC tại
www.healthyfamiliesbc.ca/parenting, hoặc đọc cẩm nang
Baby’s Best Chance, có để tại
www.health.gov.bc.ca/library/publications/year/2015/babys-

best-chance-2015.pdf (PDF 16.67 MB)

Muốn biết thêm các HealthLinkBC Files khác về vấn đề
phát triển của trẻ em, hãy đọc:
 #92a Con Quý Vị và Chơi Đùa
 #92c Cảm Nghĩ Của Con Quý Vị
 #92d Huấn Luyện Vệ Sinh
 #92e Giờ Đi Ngủ

Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC
vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến
phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị.

Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số
8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe
không cấp thiết tại B.C.

Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm
thính, gọi số 7-1-1 tại B.C.

Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi
có yêu cầu của quý vị.

×