Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Kiểm soát chất thải rắn và nguy hại bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 44 trang )

MỤC LỤC
Trang 1
DANH MỤC HÌNH ẢNH
− Hình 1. Bệnh viện Chợ Rẫy năm 1919 16
− Hình 2. Bệnh viện Chợ Rẫy năm 1938 17
− Hình 3. Bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay 17
− Hình 4. Sơ đồ tổ chức bệnh viện 20
− Hình 5. Ảnh hưởng chất thải bệnh viện 23
− Hình 6. Quy trình thu gom chất thải bệnh viện Chợ Rẫy 24
− Hình 7. Túi và thùng đựng chất thải sinh hoạt và chất thải y tế 25
− Hình 8. Chất thải không sắc nhọn 25
− Hình 9. Thùng nhựa chứa vật sắc nhọn 26
− Hình 10. Thùng đựng chất thải sắc nhọn trên xe tiêm 27
− Hình 11. Túi và thùng đựng chất thải sinh hoạt và chất thải y tế trên xe tiêm 27
− Hình 12. Xe rác sinh hoạt 29
− Hình 13. Xe rác y tế 29
− Hình 14. Thùng chứa rác y tế tại nhà chứa rác 30
− Hình 15. Nhãn dán vào thùng để phân biệt các loại rác 30
− Hình 16. Rác y tế tại nhà chứa 31
− Hình 17. Nhà chứa rác 31
− Hình 18. Quy trình thu gom vận chuyển chất thải sinh hoạt 33
− Hình 19. Quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt 33
− Hình 20. Quy trình xử lý chất thải nguy hại 34
− Hình 21. Quá trình đốt chất thải 35
− Hình 22. Quy trình chôn lấp chất thải nguy hại 36
− Hình 23. Quy trình xử lý chất thải rắn y tế 37
Trang 2
DANH MỤC BẢNG
− Bảng 1. Phân loại chất thải và xác định nguồn thải tại bệnh viện Chợ Rẫy 21
− Bảng 2. Lượng chất thải từ năm 2006 tháng năm 2010 22
− Bảng 3. Ước tính lượng chất thải y tế phát sinh hàng ngày tại bệnh viện 23


Trang 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
− BYT : Bộ Y Tế
− CTR : Chất thải rắn
− CTYT : Chất thải y tế
− KSNK : Kiểm soát nhiễm khuẩn
− XLCT : Xử lý chất thải
− CTNH : Chất thải nguy hại
Trang 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn y tế
Chất thải y tế: là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế. Bao
gồm : Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường. (Quyết định 43/2007/QĐ-
BYT).
Chất thải rắn y tế: là chất thải ở thể rắn phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, xét
nghiệm, khám chữa điều trị, các nghiên cứu liên quan,…Bao gồm : chất thải thông
thường và chất thải nguy hại.
1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế
Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau thường được chia thành hai dạng:
chất thải rắn y tế phát sinh từ các cơ sở (phân loại theo quy mô), phát sinh từ các hoạt
động diễn ra trong bệnh viện.
− Chất thải y tế có phát sinh từ các cơ sở y tế sau
+ Khám chữa bệnh, điểu dưỡng và phục hồi chức năng, giám định y
khoa, pháp y, y dược cổ truyền
+ Y tế dự phòng, an toàn vệ sinh thực phẩm, dân số kế hoạch hóa gia
đình, sức khỏe sinh sản.
+ Kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, sản xuất thuốc, vắcxin, sản phẩm y
tế, trang thiết bị y tế.
+ Các cơ sở nghiên cứu đào tạo.

+ Nhà hộ sinh, trạm y tế
− Chất thải phát sinh từ các hoạt động diễn ra trong cơ sở y tế
+ Các hoạt động khám chữa bệnh như: chuẩn đoán, chăm sóc, xét
nghiệm, điều trị bệnh, phẩu thuật,
+ Các hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm trong bệnh viện.
+ Các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân và thân nhân.
1.1.3. Phân loại chất thải rắn y tế
Chất thải rắn y tế được chia ra làm hai loại: Chất thải thải rắn y tế thông thường và
chất thải rắn y tế nguy hại
− Chất thải rắn y tế thông thường: Là những chất thải không gây nguy
hiểm đặc biệt cho sức khỏe con người và môi trường. Chất thải thông
thường được coi là tương đương với chất thải sinh hoạt và thường phát
sinh từ các khu vực hành chính với các hoạt động lau dọn, vệ sinh hàng
Trang 5
ngày của cơ sở y tế. Chất thải rắn y tế thông thường chiếm từ 75-90% tổng
lượng chất thải rắn y tế. Chất thải rắn y tế thông thường gồm:
+ Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng cách
li)
+ Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai
lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các bột bó trong
gẫy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh
học và các chất hóa học nguy hại.
+ Chất thải phát sinh từ các khu vực hành chính: giấy báo, tài liệu,
vật liệu đóng gói.
+ Chất thải ngoại cảnh: lá cây, rác từ các khu vực ngoại cảnh.
− Chất thải rắn y tế nguy hại: là các chất thải chứa các yếu tố nguy hại cho
con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất
thải này không được tiêu hủy an toàn. Chất thải y tế nguy hại chiếm từ 10-
25% tổng chất thải rắn y tế. Theo thông kê của WHO thì chất thải rắn y tế

nguy hại chiếm 20%.
+ Chất thải lây nhiễm: là loại chất thải chứa các mầm bệnh (vi khuẩn,
virus, ký sinh trùng, hoặc nấm) có khả năng gây bệnh cho con người. Chất
thải lây nhiễm được phân thành 4 loại bao gồm:
a). Chất thải lây nhiễm sắc nhọn (loại A): là chất thải có thể chọc
thủng hoặc gây ra các vết cắt, có thể nhiễm khuẩn bao gồm: bơm
kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ,cưa,
các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác dùng
trong các hoạt động y tế.
b). Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): là chất thải thấm
máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ
buồng bệnh cách li: Dây truyền máu, dịch cơ thể và chất bài tiết
của người bệnh, bông, băng, gạc, dây truyền máu,ống lưu dẫn, ống
hút dịch, găng tay cao su đã qua sử dụng.
c). Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): là chất thải phát
sinh từ các phòng xét nghiệm bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính
bệnh phẩm.
• Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét
nghiệm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, Môi trường nuôi cấy và dụng
cụ lưu giữ các tác nhân lây nhiễm ở trong phòng thí nghiệm,các đĩa
nuôi cấy bằng nhựa và các dụng cụ để cấy chuyền, bệnh phẩm thừa
Trang 6
sau khi sinh thiết/xét nghiệm/nuôi cấy, túi đựng máu hồng cầu, huyết
tương,
• Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ buồng bệnh nhân
truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm: mọi chất thải phat sinh từ buồng
bệnh cách li (bệnh nhân SARS, cúm A, H5N1, )
d). Chất thải giải phẩu (loại D): Bao gồm các mô bệnh phẩm của cơ
thể (dù nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn); các cơ quan, bộ
phận cơ thể người, rau thai, bào thai, các chất thải từ phẩu thuật và

khám nghiệm tử thi mà nguyên nhân tử vong do các bệnh truyền
nhiễm; các chất thải của động vật, xác súc vật bị nhiễm khuẩn hoặc
được tiêm các tác nhân gây bệnh.
+ Chất thải hóa học nguy hại
Chất thải hóa học nguy hại bao gồm: chất thải dược phẩm, chất hóa học nguy hại,
chất gây độc tế bào và chất chứa kim loại năng.
a). Chất thải dược phẩm bao gồm: dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất
không còn khả năng sử dụng, dược phẩm bị đổ, vỏ lọ, ống kết nối chứa các
dược phẩm nguy hại, dược phẩm bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra còn bao gồm
các thiết bị dụng cụ sử dụng trong việc xử lý dược phẩm như: găng tay, mặt
nạ,
b). Chất thải hóa học nguy hại sử dụng trong y tế: các loại hóa chất vô cơ
dạng khan (rắn) như: Kalidicromat,
c). Chất gây độc tế bào: thuốc gây độc tế bào được sử dụng trong quá trình
điều trị ung thư và ghép tạng. Chất thải thuộc loại gây độc tế bào gồm các
chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào, các lọ thuốc dư
thừa sau sử dụng và các chất thải từ bệnh nhân được điều trị bằng hóa trị
liệu. Các chất gây độc tế bào có thể tồn tại trong nước tiểu, phân và nôn từ
các bệnh nhân được điều trị ít nhất 48h đến một tuần sau khi tiêm thuốc.
Các chất gây độc tế bào rất nguy hiểm có thể gây đột biến gen, quái thai,
ung thư,
d). Chất thải chứa kim loại năng: là những hóa chất nguy hiểm có độc tính
cao, ví dụ như: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế bị vỡ, chất thải từ hoạt
động nha khoa), cadimi, chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì được
sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chuẩn đoán hình ảnh,xạ trị) hay mt65
số loại thuốc có thể chứa thạch tín (As).
+ Chất thải phóng xạ: gồm các chất thải phóng xạ rắn phát sinh từ các hoạt
động liên quan đến bệnh nhân trong quá trình sử dụng hạt nhân phóng xạ
để chuẩn đoán và điều trị như các chất bài tiết, các đồ dùng cá nhân như
Trang 7

cốc giấy, quần áo, các thiết bị thăm khám, điều trị như ống hút, kim tiêm,
ống nghiệm, các nguồn phóng xạ như chai lọ, bình đựng pha các chất
phóng xạ, găng tay,
+ Bình chứa áp suất: Bao gồm bình CO
2
, bình gas, bình khí dung. Đặc
điểm chung của các bình chứa áp suất là có tính trơ, ở điều kiện thường
không gây nguy hiểm, nhưng dễ gây cháy nổ khi thiêu đốt hay bị thủng.
 Chú ý: Những chất thải trên đây điều phải coi là chất thải lây nhiễm nguy
hại nếu phát sinh từ các buồng bệnh cách li.
1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế
1.1.4.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đến sức khỏe
a) Đối tượng chịu ảnh hưởng
Tất cả các cá nhân tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với chất thải rắn y tế nguy hại ở
bên ngoài hay bên trong khuôn viên bệnh viện, tại tất cả các công đoạn phát sinh,
thu gom, vận chuyển và xử lý đều chịu tác động xấu đến sức khỏe, nếu chất thải rắn
y tế không được quản lý đúng cách và các vấn đề an toàn được quan tâm đúng mức.
Các đối tượng chịu ảnh hưởng chính:
− Cán bộ, nhân viên y tế: bác sĩ, y sĩ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý, sinh viên thực
tập, công nhân vận hành,
− Nhân viên của các đơn vị hoạt động trong cơ sở y tế: nhân viên công ty vệ
sinh công nghiệp, nhân viên giặt là, trung tâm khám nghiệm tử thi,
Các đối tượng khác
− Người tham gia vận chuyển, xử lý chất thải y tế ngoài khuôn viên bệnh viện,
người liên quan đến bãi chôn lấp rac và người nhặt rác.
− Bệnh nhân điều trị ngoại trú và ngọi trú.
− Người nhà bệnh nhân và khách thăm
− Học sinh, học viên học tập/ thực tập tại các cơ sở y tế
− Cộng đồng và môi trường xung quanh cơ sở y tế.
b) Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đến sức khỏe

Ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm
Trong thành phần của chất thải lây nhiễm có thể chứa đựng một lượng rất lớn các
tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B, các tác
nhân truyền nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể ngườ thông qua các hình thức:
− Qua da (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da)
− Qua các niêm mạc (màng nhầy)
− Qua đường hô hấp (do xông, hít phải)
− Qua tiêu hóa (do nuốt, ăn phải)
Chất thải sắc nhọn được coi là loại chất thải rất nguy hiểm, gây tổn thương kép tới
sức khỏe con người: vừa gây chấn thương: vết cắt, vết đâm, , vừa gây bệnh truyền
nhiễm như: viên gan B, HIV,
Ảnh hưởng của chất độc hóa học nguy hại
Trang 8
Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng chất thải hóa học và dược phẩm có thể gây ra các
nhiễm độc cấp, mãn tính, chấn thương và bỏng,
Thủy ngân xâm nhập vào cơ thể có thể liên kết với các axit nuleic, protein, làm
biến đổi cấu trúc và ức chế hoạt tính sinh học của tế bào. Nhiễm độc thủy ngân có
thể gây nhiễm độc thần kinh với triệu chứng run rẫy, khó diễn đạt, giảm sút trí
nhớ, và nặng hơn nữa có thể gây liệt, liều cao có thể gây tử vong.
Chất độc tế bào có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường như tiếp xúc
trực tiếp với các chất thải dính các chất độc tế bào, tiếp xúc với các chất thải tiết jra
từ các bệnh nhân đang được điều trị bằng hóa trị liệu.
Tuy nhiên, mức độ gây độc của các chất này còn phụ thuộc nhiều vào hình thức
phơi nhiễm. Một số chất gây độc tế bào gây tác hại tại nơi tiếp xúc đặc biệt là da và
mắt với các triệu chứng thường gặp là chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và viêm da.
Đây là các loại chất thải y tế cần được xử lý đặc biệt để tránh tác động của chúng tới
con người và môi trường.
Ảnh hưởng của chất phóng xạ
Ảnh hưởng của chất phóng xạ tùy thuộc vào loại phóng xạ, cường độ và thời gian
tiếp xúc. Các triệu chứng thường gặp là đau đẩu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,

mức độ nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư và các vấn đề về di truyền,
Các chất thải phóng xạ cần được quản lý đúng quy trình, tuân thủ đúng thời gian lưu
giữ để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhóm có nguy cơ cao là nhân viên y tế
hoặc những người làm công tác vận chuyển và thu gom rác phải tiếp xúc với chất
phóng xạ trong điều kiện thụ động.
Ảnh hưởng của bình chứa áp suất
Đặc điểm chung của bình chứa áp suất là có tính trơ, ở điều kiện bình thường không
gây nguy hại, nhưng khi tiêu đốt hay bị thủng dễ gây cháy, nổ.
1.1.4.2. Ảnh hưởn của chất thải rắn y tế đến môi trường
a) Đối với môi trường đất
Quản lý chất thải rắn y tế không đúng quy định, chôn lấp chất thải rắn y tế không
đúng quy định sẽ dẫn đến sự phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại,
gây ô nhiễm đất và làm cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn. Ngoài ra nó
còn ảnh hưởng gián tiếp đến các hệ sinh thái khác như: nước mặt, nước ngầm,
b) Đối với môi trường không khí
Chất thải rắn y tế phát sinh từ các khâu có thể làm ô nhiễm không khí: như bụi, vi
sinh vật, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
c) Đối với môi trường nước
Chất thải rắn y tế chứa nhiều chất độc hại và các tác nhân gây bệnh có khả năng lây
nhiễm cao như: chất hữu cơ, hóa chất độc hại, kim loại năng, và các vi khuẩn sẽ gây
Trang 9
ô nhiễm môi trường nước đồng thời ảnh hưởng đến các môi trường khác như: đât
không khí và sinh vật.
1.1.5. Hiện trạng chất thải rắn y tế hiện nay
Hiện nay cả nước có 13.511 cơ sở y tế rong đó có: 11 bệnh viện đa khoa tuyến trung
ương, 25 bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương; địa phương quản lý 743 bệnh
viện đa khoa tuyến tỉnh/thành phố, 239 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh/thành phố,
595 bệnh viện đa khoa quận/huyện/thị xã và 11.810 trung tâm y tế các cấp; các đơn
vị khác quản lý 88 Trung tâm/Nhà điều dưỡng/bệnh viện tư nhân.
Lượng chất thải rắn y tế phát sinh mỗi ngày là 450 tấn trong đó có 47 tấn chất thải

rắn nguy hại. Theo Cục Quản Lí Môi Trường Y Tế ước tính đến năm 2020 lượng
chất thải rắn phát sinh là 800 tấn/ngày.
Cho đến nay việc thực hiện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế ở nhiều bệnh viện
còn chưa đạt yêu cầu theo Quy chế quản lý chất thải y tế. Trong đó chất thải rắn y tế
được xử lý bằng phương pháp đốt. Tuy nhiên, đa số lò đốt chưa có hệ thống xử lý khí
thải, nhiều lò đốt đã cũ hỏng nên có nguy cơ làm phát sinh các chất độc hại ra môi
trường, trong đó có các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy như Dioxin và Furan.
1.2. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
1.2.1. Khái niệm hoạt quản lý chất thải rắn y tế
Quản lý chất thải rắn y tế là một hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu
gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý tiêu hủy chất thải y
tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
1.2.2. Lập kế hoạch quản lý chất thải rắn y tế
Lập kế hoạch quản lý chất thải rắn y tế là hoạt động xây dựng định hướng mục tiêu,
lộ trình thực hiện và kết quả cần đạt được trong quản lý chất thải y tế của cơ sở.
1.2.2.1. Thành lập bộ phận quản lý chất thải rắn y tế và phân công
trách nhiệm
Quản lý chất thải rắn là một phần rất quan trọng của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn,
do đó các nhân viên của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn có thể là những người chịu
trách nhiệm chính trong việc lên kế hoạch quản lý chất thải y tế. Tại các cơ sở y tế
lớn, nơi phát sinh lượng lớn chất thải y tế, nên thành lập riêng Bộ phân quản lý chất
thải y tế
Bộ phận quản lý chất thải rắn y tế có thể bao gồm những phần sau:
− Giám đốc hoặc thủ trưởng co sở y tế
− Cán bộ quản lý chất thải y tế
− Đại diện của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng hành chính quản trị, phòng
điều dưỡng, các khoa lâm sàng và cận lâm sàng, phòng tài chính kế toán,
phòng vật tư thiết bị y tế, các bộ phận liên quan khác
Giám đốc cơ sở y tế cần giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch bằng văn bản. Văn bản
giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Bộ phận quản lý chất thải y tế. Đặc biệt,

Trang 10
nên chỉ định một cán bộ là cán bộ chuyên trách về quản lý chất thải y tế và sẽ là
người chịu trách nhiệm chung cho toàn bộ hoạt động lập kế hoạch, quản lý cho toàn
theo dõi giám sát kiểm tra chất thải y tế hàng ngày. Tại cơ sở y tế nhỏ, phương án
hợp lý nhất là chỉ định một thành viên trong Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn chịu
trách nhiệm về công tác quản lý chất thải y tế.
1.2.2.2. Phân công trách nhiệm
Tùy theo quy mô và đặc trưng của mỗi bệnh viện, mỗi thành viên của bộ phận quản
lý y tế có thể đảm nhiệm một hoặc nhiều công việc trong tổ chức quản lý.
a) Trách nhiệm của giám đốc/thủ trưởng cơ sở y tế
− Chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ công tác quản lý chất thải rắn y tế
− Tổ chức chỉ đạo, thực hiện
− Đầu tư kinh phí, đảm bảo nhân lực, phương tiện thiết bị
b) Trách nhiệm của cán bộ quản lý chất thải rắn y tế
− Chịu trách nhiệm chính trong việc lập kế hoạch quản lý chất thải rắn y
tế
− Giám sát, đôn đốc, kiểm tra các hoạt động: phân loại, thu gom và xử lý
chất thải y tế.
− Đào tạo đội ngũ nhân viên và truyền thông nâng cao ý thức về quản lý
chất thải y tế tại cơ sở y tế của mình
− Chuẩn bị các biện pháp an toàn và phòng ngừa sự cố
− Định kỳ tổng hợp số liệu và báo cáo giám đốc về thực trạng quản lý
chất thải y tế.
c) Trách nhiệm của các trưởng khoa phòng
Làm đầu mồi phối hợp với cán bộ quản lý chất thải y tế để giám sát các khoa,
phòng liên quan thực hiện việc phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải y
tế đúng theo quy định
d) Trách nhiệm của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng điều dưỡng
− Tham gia xây dụng các quy định, quy trình quản lý chất thải y tế
− Phối hợp với bộ phận/cán bộ quản lý chất thải y tế để tổ chức các khóa

đào tạo cho các nhân viên trong cơ sở y tế về quản lý chất thải y tế va
kiểm soát nhiễm khuẩn.
− Quản lý các trang thiết bị, vật tự hóa chất, liên quan đến quản lý chất
thải rắn y tế.
e) Trách nhiệm chính của phòng hành chính-quản trị
− Ký hợp đồng với các đơn vị xử lý chất thải bên ngoài
− Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
f) Trách nhiệm của nhân viên y tế, hộ lý
Trang 11
− Tuân thủ, hổ trợ việc phân loại thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất
thải y tế.
− Tham gia các lớp tập huấn để nâng cao nhân thức về quản lý chất thải y tế
1.2.3. Các bước lập kế hoạch quản lý chất thải rắn y tế
Để xây dưng kế hoạch quản lý chất thải rắn y tế cần trải qua 8 bước
− Bước 1: Khảo sát điều tra hiện trạng tại cơ sở
Cán bộ quản lý chất thải y tế là người trực tiếp trong việc phối hợp với các khoa
phòng để thực hiện khả sát những nội dung sau:
+ Nguồn phát sinh chất thải y tế: thông tin chung về cơ sở y tế, khối lượng chất
thải y tế phát sinh, kế hoạch mổ rộng và dự kiến lượng chất thải phát sinh của
cơ sở y tế.
+ Hiện trạng phân loại thu gom vận chuyển và lưu giữ chất thải y tế
+ Hiện trạng xử lý chất thải y tế
+ Hiện trạng công tác quản lý chất thải y tế của cơ sở
+ Lượng chất thải phát sinh trung bình hàng ngày, tại mỗi khoa, phòng và phân
loại theo các nhóm khác nhau.
+ Tỷ lệ các loại chất thải phát sinh, xu hướng phát sinh,
− Bước 2: Phân tích đánh giá kết quả điều tra, xác định vấn đề ưu tiên
Để lựa chọn các vấn đề ưu tiên giải quyết có thể áp dụng phương pháp phân tích theo
tần suất, hậu quả và tác động của các vấn đề, sự quan tâm
− Bước 3: Viết dự thảo kế hoạch hoạt động

Các nội dung sau cần được làm rõ trong kế hoạch quản lý
+ Thực trang và các vấn đề ưu tiên trong quản lý chất thải rắn y tế
+ Mục tiêu của kế hoạch: đáp ứng 5 yêu cầu: cụ thể, đo lường được,có khả năng
đạt được, hợp lý và hợp thời gian
+ Phương án/giải phá giải quyết các vấn đề đặt ra
+ Các hoạt động cụ thể, thời gian và nguồn lực để đạt được mục tiêu
+ Ước tính chi phí, vận hành và bảo dưỡng.
+ Các chỉ số đánh giá
+ Cách thức triển khai
− Bước 4: Xin ý kiến góp ý để hoàn thiện kế hoạch
Để thống nhất và hoàn thiện trong toàn cơ sở y tế có thể tổ chức hội thảo hoặc
gửi văn bản kế hoạch tới các đơn vị trong cơ sở y tế để xin ý kiến đóng góp
trước khi phê duyêt
− Bước 5: Phê duyệt kế hoạch
− Bước 6: Tổ chức triển khai thực hiện
Giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm thực thi kế hoạch quản lý chất thải y
tế với các nội dung công việc
+ Trình bày kế hoạch quản lý chất thải ch các cấp có thẩm quyền phê
duyệt
Trang 12
+ Phổ biến kế hoạch đã được phê duyệt tới từng đơn vị, cá nhân liên quan
để mọi người được biết, thực hiện, kiềm tra và giám sát lẫn nhau
+ Chỉ đạo bộ phận chuyên trách xây dựng, triển khai và thực hiện các giải
pháp đề ra trong kế hoạch quản lý chất thải rắn y tế.
− Bước 7: Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện
Để đảm bảo công tác quản lý chất thải rắn y tế được tực hiện toàn diện, việc kiểm tra,
giám sát định kỳ là rất cân thiết. Các sai xót, thiếu xót trong công tác phân loại, thu
gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý tiêu hủy chất thải hoặc các sự cố tai nạn xảy ra dẫn
đến thương tích cần được báo cáo lại ngay cho bộ phận quản lý chất thải rắn y tế.
− Bước 8: Điều chỉnh kế hoạch

Trên cơ sở giám sát, kiểm tra hàng tháng/quý, cơ sở y tế nên xem xét lại kế hoạch
quản lý chất thải rắn y tế, thực hiện những thay đổi cần thiết để nâng cao hiệu quả
quản lý cũng như cập nhật cho phù hợp với những quy định ban hành.
Hàng năm, giám đốc bệnh viện nên có thống kê, báo cáo lên Sở và Bộ về thực trạng
quản lý chất thải y tế tại cơ sở, và các yêu cầu về kinh phí, nhân sự và thiết bị nếu cần
thiết
Trang 13
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊN CHỢ RẪY
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
− Tên bệnh viện : Bệnh viện Chợ Rẫy
− Tên quốc tế : Cho Ray Hospital
− Địa chỉ : 201B Nguyễn Chí Thanh – Q5, Thành phố Hồ Chí Minh
− Điện thoại : ( 84 – 8 ) 855 4137 – 855 4138
− Fax : ( 84 – 8 ) 855 7267
− Email :
Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập năm 1900 với tên chính thức là “ Hospital
Municipal de Cholon ”, rồi lần được đổi tên thành “ Hospital Indegene de
Cochinchine ” vào năm 1919; “ Hospital Lalung Bonnaire” vào năm 1938 ; và “
Hospital 415” (1945). Sau đó, bệnh viện được tách ra làm 2 phòng khám là Hàm
Nghi và Nam Việt. Hai phòng khám này sát nhập lại vào năm 1957 để trở thành bệnh
viện Chợ Rẫy cho tới ngày nay. Trong thực tế, người dân vẫn dùng tên Chợ Rẫy để
gọi từ ngày thành lập.
Năm 1971, bệnh viện Chợ Rẫy được tái xây dựng trên một diện tích với trang thiết
bị hiện đại để trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á. Công
trình được hoàn thành vào tháng 6/1974 bằng viện trợ không hoàn lại của chính phủ
Nhật Bản.
Hình 1. Bệnh viện Chợ Rẫy năm 1919
Trang 14
Hình 2. Bệnh viện Chợ Rẫy năm 1938
Hình 3. Bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay

Tòa nhà mới của bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay gồm 11 tầng và chia thành các khu
như sau:
− Khu A: Khu cấp cứu và phòng khám
− Khu B1 và B3 : Khu điều trị nội và ngoại khoa
− Khu B2 : Khu thang máy
Trang 15
− Khu C1 : Khu vật lý trị liệu
− Khu C2 : Khu xét nghiệm, X quang , phòng mổ
− Khu C3: Khoa thăm dò chức năng và tiếp liệu thành trùng
− Khu D1 : Hội trường
− Khu D2 : Nhà ăn
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Tổng số cán bộ y tế và nhân viên lao động vệ sinh bệnh viện là 2174 người trong đó
số cán bộ thuộc biên chế chính thức của bệnh viện là 1713 người.
2.3. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
Bệnh viện Chợ Rẫy là cơ quan chỉ đạo cao nhất về chuyên môn kỹ thuật cho các
bệnh viện khác, cơ sở tuyến trước trong khu vực miền Nam là bệnh viện đa khoa
gồm một số chuyên khoa ( Hình 1)
− Nội khoa ( Tim mạch, Thận, Phổi , Nội Tiết, Huyết họ, Sốt rét…)
− Ngoại khoa ( Ngoại lồng ngực, Ngoại tim mạch , Ngoại tổng quát, Ngoại
thần kinh, Ngoại tiết miệu, Mắt, Tai mũi họng…)
− Chỉnh hình và khoa phỏng
Ngoài chức năng chính là điều trị cho bệnh nhân, bệnh viện Chợ Rẫy còn chịu trách
nhiệm giảng dạy sinh viên y khoa, đào tạo sau đại học, nghiên cứu khoa học và chỉ
đạo tuyến.
Bệnh viện Chợ Rẫy hàng năm nhận trên 2500 sinh viện y khoa đến thực tập và hơn
300 bác sĩ đến tham dự các khóa sau đại học.
Bệnh viện Chợ Rẫy là một bệnh viện thuộc tuyến trung ương có 1250 giường kế
hoạch và 1688 giường thực kê với trên 600.000 bệnh nhân ngoại trú và 80.000 bệnh
nhân nội trú hàng năm. Chợ Rẫy là bệnh viện tuyến cao nhất của miền Nam và được

sự chỉ đạo trực tuyến của Bộ Y Tế
Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị bệnh nhân 37 tỉnh thành phía Nam kể cả thành phố Hồ
Chí Minh với tổng số dân hơn 40 triệu người.
 Căn cứ pháp lý :
Quyết định ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động số 4175/ QĐ – BYT của bệnh
viện Chợ Rẫy do Bộ Y Tế cấp ngày 22/11/2004
Quyết địunh giao đất số 6446/ QĐ – UB – QLĐT do ủy ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh cấp cho bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 28/11/1998
2.4. CƠ SỞ HẠ TẦNG
Trang 16
Cơ sở hạ tầng của bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng khá hiện đại với các khoa,
phòng khám và điều trị bệnh được trang bị máy móc, thiết bị y tế đầy đủ. Hiện nay,
bệnh viện đang được quy hoạch lại tổng thể mặt bằng đến năm 2020 để mở rộng và
nâng cấp hạ tầng cơ sở nhằm đáp ứng cho nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc
sức khỏe của người dân. Ngoài ra, bệnh viện có khuôn viên rộng và trồng khá nhiều
cây xanh nên điều kiện khí hậu ở đây rất tốt, bảo đảm môi trường trong lành cho
bệnh nhân phục hồi sức khỏe
2.5. HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔ TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN
2.5.1. Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường
Thực hiện vệ sinh cảnh quan bệnh viện : phấn đấu bệnh viện “ Xanh – Sạch – Đẹp ”
− Đường đi lại sạch, không có rác, không ứ đọng nước. Có hệ thống cống rãnh thoát
nước thông thoáng
− Trồng cây xanh, bóng mát hoặc có vườn hoa cây cảnh được chăm sóc quét dọn
thường xuyên.
− Khu nhà ăn, hàng quán được phép của bệnh viện phải tập trung lại một nơi quy
định. Khu đại thể, nhà tang lễ, khu tập trung chất thải rắn, khu xử lý nước thải tách
riêng với khu điều trị.
− Định kỳ có kế hoạch và kinh phí quét vôi, sơn sửa bảo đảm vệ sinh và tạo nên
cảnh quan môi trường sạch đẹp.
− Đường đi lại giữa các khối nhà, nơi bệnh nhân ngồi đợi có đặt thùng rác có nắp

đậy và được thu gom hàng ngày.
− Nghiêm cấm người nhà bệnh nhân nấu nướng thức ăn tại hành lang, ngoài vường,
trong buồng bệnh
− Trật tự vệ sinh khoa và buồng bệnh phải theo đúng Quy chế chống nhiễm khuẩn
bệnh viện ( trong Quy chế bệnh viện )
− Ngoài ra, hành lang cần được chiếu sáng đầy đủ từ 100 lux, tường quét vôi màu
sáng để tăng phản chiếu ánh sáng khu vực đi lại.
− Khi trong buồng bệnh viện có rệp, gián phải tổ chứ diệt chúng
− Có nội quy trật tự vệ sinh buồng bệnh, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà thăm
nuôi thực hiện
Trang 17
Trang 18
Hình 4. Sơ đồ tổ chức bệnh viện
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC THU
GOM VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN
CHỢ RẪY
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHẤT THẢI Y TẾ CỦA BỆNH VIỆN
3.1.1. Nguồn phát sinh
Chất thải rắn y tế của bệnh viện chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau : khâu khám
chữa bệnh như bông băng, gạc , kim tiêm, túi nựa, dao mổ, phim chụp X-quang,
dược phẩm, bệnh phẩm, ống thủy tinh, găng tay cao su, khăn giấy.
Nhìn chung, việc phân loại chất thải và xác định nguồn thải của bệnh viện Chợ Rẫy
được xác định tóm tắt trong ( bảng 3.1)
Bảng 1. Phân loại chất thải và xác định nguồn thải tại bệnh viện Chợ Rẫy
Chất thải rắn y tế Nguồn thải
Chất thải
lâm sàng
Chất thải không sắc
nhọn
Từ phòng mổ : các cơ quan, bộ phận cơ thể bệnh nhân sau

khi phẫu thuật, của động vật sau khi làm thí nghiệm, bột
bó có dính máu bệnh nhân.
Băng gạt hay bất cứ dụng cụ nào có dính máu, đờm nước
bọt của bệnh nhân
Chất thải sắc nhọn
Các vật sắc nhọn và các vật bị gãy vỡ có dính máu trong
khi mổ, các vật liệu sử dụng trong quá trình khám chữa
bệnh
Ống đựng mẫu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm
Chất thải
đặc biệt
Chất thải phóng xạ, hóa học
3.1.2. Số lượng chất thải phát sinh tại bệnh viện
Theo số liệu thống kê của bệnh viện, lượng chất thải y tế từ năm 2006 đến 6 tháng
đầu năm 2010 được thể hiện như sau :
Trang 19
Bảng 2. Lượng chất thải từ năm 2006 tháng năm 2010
Năm
Tổng số bệnh
nhân nhập viện
(người)
Số giường thực kê
Lượng chất thải y tế
Kg/giường/ngày Tấn/năm
2006 49.120 1702 0.6 160
2007 74.505 1469 0.56 257
2008 82.257 1677 0.56 293
2009 89.000 1702 0.56 297
2010 96.758 1702 0.58 308
3.1.3. Ô nhiễm do chất thải bệnh viện

Kết quả nghiên cứu từ năm 2000 cho đến nay tình hình nhân viên y tế phơi nhiễm
nghề nghiệp tại bệnh viện Chợ Rẫy như sau ( nguồn khoa chống nhiễm khuẩn,
3/2010)
− 34% điều dưỡng tổn thương qua da do vật sắc nhọn
− 32% bác sỹ nội và 53 % phẩu thuật viên bị kim đâm
− 18% điều dưỡng tổn thương qua niêm mạc ( văng máu)
− 40% điều dưỡng tổn thương qua mắt
Ngoài các trường hợp lây nhiễm khác như viêm gan siêu vi B, C, viêm đường hô
hấp, lao… chưa có nghiên cứu nào xác định cụ thể mức độ phơi nhiễm nghề nghiệp
trong y tế.
Trang 20
Đối với điều dưỡng Đối với bác sỹ
Hình 5. Ảnh hưởng chất thải bệnh viện
3.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ
RẪY
Xã hội ngày càng phát triển, việc bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm, quản
lý chất thải bệnh viện là một trong những khâu quan trọng trong việc bảo vệ môi
trường bệnh viện vì lượng chất thải y tế bệnh viện phát sinh hàng ngày rất lớn và
chứa nhiều thành phần nguy hại. Do đó đòi hỏi phương thức quản lý bao gồm hệ
thống phân loại, thu gom phải đảm bảo ô nhiễm không gia tăng và không gây ô
nhiễm môi trường. Tại bệnh viện, ước tính lượng chất thải y tế bệnh viện phát sinh
hàng ngày vào khoảng 2500kg – 3500kg, trong đó các thành phần được trình bày
trong bảng 3.3
Bảng 3. Ước tính lượng chất thải y tế phát sinh hàng ngày tại bệnh viện
Chất thải lâm sàng
Chất thải nhiễm khuẩn (A) Kg/ngày 210
Vật sắc nhọn (B) Kg/ngày 40
Chất thải phòng xét nghiệm (C) Kg/ngày 120
Chất thải dược (D) Kg/ngày 20
Trang 21

Chất thải mô bệnh (E) Kg/ngày 10
Chất thải phóng xạ Kg/ngày 5
Chất thải hóa học Kg/ngày 10
Bình chứa khí có áp suất Kg/ngày 0
Tổng lượng ước tính Kg/ngày 2500-3500
(Nguồn: khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện Chợ Rẫy)
3.2.1. Hệ thống quản lý hành chính trong quản lý chất thải bệnh viện
Hệ thống quản lý hành chính trong công tác quản lý chất thải tại bệnh viện Chợ Rẫy
bao gồm sự phối hợp của các phòng ban trong bệnh viện, gồm ban lãnh đạo bệnh
viện, khoa chống nhiễm khuẩn, phòng quản trị và tất cả các khoa phòng trong bệnh
viện. Trong đó, khoa chống nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm chính trong việc theo
dõi, giám sát, điều tra việc thực hiện quy chế quản lý chất thải, vệ sinh môi trường
và quy chế xử lý chất thải bệnh viện.
3.2.2. Hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải bệnh viện
3.2.2.1. Quy trình thu gom, phân loại chất thải
a) Quy trình thu gom chất thải tại bệnh viện được thực hiện như sau
Hình 6. Quy trình thu gom chất thải bệnh viện Chợ Rẫy
b) Phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh
Bệnh viện đã phân loại chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt ngay tại nguồn
phát sinh chất thải đúng theo quy chế của Bộ Y tế để giảm thiểu tối đa lượng chất
thải y tế nguy hại.
Trang 22
Tại mỗi khoa lâm sàng đều được trang bị các loại túi và thùng rác với những màu
khác nhau:
Thùng, túi nylon màu xanh (Hình 4): đựng chất thải sinh hoạt thông thường bao
gồm: giấy, báo, tài liệu, khăn, gạc, các đồ dùng và các vật liệu y tế chăm sóc người
bệnh không dính máu… thức ăn thừa, vật liệu đóng gói, hoa, lá cây, rác quét dọn từ
các sàn nhà (trừ chất thải thu gom từ các buồng cách ly) và từ các khu vực ngoại
cảnh.
Thùng, túi nylon màu vàng (Hình 4): để thu gom các loại chất lâm sàng không sắc

nhọn (hình 5).
Hình 7. Túi và thùng đựng chất thải sinh hoạt và chất thải y tế
Trang 23
Hình 8. Chất thải không sắc nhọn
Thùng, hộp nhựa màu vàng đựng các vật sắc nhọn, bên ngoài có biểu tượng về nguy
hại sinh học (Hình 6): để thu gom các chất thải lâm sàng sắc nhọn như: kim tiêm,
bơm tiêm kèm kim tiêm, dao mổ, pipet Pasteur, các lam kính xét nghiệm, đĩa nuôi
cấy bằng thủy tinh, các lọ thủy tinh dính máu hay các vật sắc nhọn khác…
Hình 9. Thùng nhựa chứa vật sắc nhọn
Khoa cận lâm sàng còn có thêm thùng, túi màu đen: để thu gom các chất thải hóa
học và chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế bào.
Chất thải hóa học: kim, lọ thủy tinh đựng chất thải hóa học, thuốc hóa trị.
Chất thải phóng xạ: các dụng cụ có dính chất phóng xạ phát sinh trong quá trình
chẩn đoán và điều trị như kim tiêm, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ, dụng
cụ chứa nước tiểu của người bệnh đang điều trị chất phóng xạ.
Trên xe tiêm và xe làm thủ thuật cũng phải được trang bị đầy đủ phương tiện để thu
gom chất thải sinh hoạt, lâm sàng và chất thải sắc nhọn (hình 7, hình 8).
Trang 24
Hình 10. Thùng đựng chất thải sắc nhọn trên xe tiêm
Hình 11. Túi và thùng đựng chất thải sinh hoạt và chất thải y tế trên xe tiêm
Ngoài việc quy định về màu sắc của túi, hộp và thùng đựng chất thải như trên, bệnh
viện còn đưa ra một số tiêu chuẩn khác theo Quy chế quản lý của Bộ Y tế dành cho
Trang 25

×