66
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------
NGUYỄN ĐÌNH MẠNH
Tên đề tài:
“TÌNH HÌNH MẮC BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở LỢN NGOẠI NUÔI
THỊT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH TẠI HUYỆN CẨM XUYÊN,
TỈNH HÀ TĨNH”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
: Chính quy
: Thú y
: Chăn nuôi thú y
: 2009 - 2014
Thái Nguyên, năm 2013
67
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------
NGUYỄN ĐÌNH MẠNH
Tên đề tài:
“TÌNH HÌNH MẮC BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở LỢN NGOẠI NUÔI
THỊT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH TẠI HUYỆN CẨM XUYÊN,
TỈNH HÀ TĨNH”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
: Chính quy
: Thú y
: Chăn nuôi thú y
: 2009 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Hiền Lương
Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, năm 2013
58
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, rèn luyện dưới mái trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên cũng như thực tập tốt nghiệp, em nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y. Nhân dịp này, em xin bày tỏ
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn đề
tài TS. Phạm Thị Hiền Lương, đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành tốt
khoá luận này.
Đồng thời cho em gửi lời cảm ơn tới Trại chăn nuôi Anh Đức, xã Cẩm
Hòa, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực tập.
Một lần nữa em xin được gửi tới các thầy giáo, cô giáo và các bạn bè
đồng nghiệp lời cảm ơn sâu sắc, lời chúc sức khoẻ cùng những điều tốt đẹp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Đình Mạnh
59
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo tại
trường. Đây là giai đoạn sinh viên tiếp xúc với thực tiễn, củng cố lại những
kiến thức đã học trên giảng đường. Bên cạnh đó, giúp sinh viên vận dụng, học
hỏi những kinh nghiệm trong sản xuất để nâng cao trình độ cũng như các
phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu. Tạo điều kiện cho bản thân có
tác phong làm việc nghiêm túc, đúng đắn, có cơ hội vận dụng sáng tạo vào
thực tế sản xuất, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, làm cho đất nước
ngày càng phát triển.
Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn và tiếp
nhận của cơ sở, chúng tôi tiến hành đề tài: “Tình hình mắc bệnh đường
hô hấp ở lợn ngoại nuôi thịt và biện pháp phòng trị bệnh tại huyện Cẩm
Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh”.
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, thời gian và
năng lực hạn chế nên trong bản khoá luận này không tránh khỏi những sai sót.
Vì vậy, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và
các bạn bè đồng nghiệp để khoá luận hoàn thiện hơn.
60
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng một số cây trồng chính từ năm 2010-2012 . 4
Bảng 1.2. Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Cẩm Xuyên năm 2010-2012.. 5
Bảng 1.3. Lịch sát trùng của trại lợn thịt................................................................... 12
Bảng 1.4. Lịch tiêm phòng của lợn tại trại ............................................................... 13
Bảng 1.5. Kết quả công tác phục vụ sản xuất .......................................................... 15
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................... 40
Bảng 2.2. Một số biện pháp phòng bệnh đường hô hấp ........................................ 43
Bảng 2.3. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo dãy chuồng .................................. 44
Bảng 2.4. Tỷ lệ lợn mắc bệnh đường hô hấp theo lứa tuổi................................... 46
Bảng 2.5. Tỷ lệ lợn mắc bệnh đường hô hấp theo tháng ...................................... 47
Bảng 2.6. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo điều kiện môi trường ................. 48
Bảng 2.7. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn theo giống................................... 49
Bảng 2.8. Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh đường
hô hấp ............................................................................................................ 50
Bảng 2.9. Hiệu quả điều trị của hai phác đồ ............................................................ 51
Bảng 2.10. Chi phí thuốc thú y ................................................................................... 52
61
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT .............................................. 1
1.1. Điều tra cơ bản ........................................................................................... 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh ......................... 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 1
1.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai ........................................................... 1
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn ......................................................... 1
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 2
1.1.2.1. Dân số và lao động ....................................................................... 2
1.1.2.2. Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng ................................................... 2
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp .......................................................... 4
1.1.3.1. Tình hình sản xuất trồng trọt ........................................................ 4
1.1.3.2. Tình hình sản xuất chăn nuôi - thú y............................................ 5
1.1.4. Quá trình thành lập và phát triển trại lợn Anh Đức ............................ 6
1.1.4.1. Quá trình thành lập ....................................................................... 6
1.1.4.2. Cơ sở vật chất của trang trại......................................................... 6
1.1.4.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại ....................................................... 7
1.1.4.4. Tình hình sản xuất của trang trại.................................................. 7
1.1.5. Đánh giá chung ................................................................................... 9
1.1.5.1. Thuận lợi ...................................................................................... 9
1.1.5.2. Khó khăn ...................................................................................... 9
1.2. Nội dung và biện pháp thực hiện ............................................................... 9
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất ................................................... 9
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi ..................................................................... 10
1.2.1.2. Công tác thú y ............................................................................ 10
1.2.1.3. Công tác khác ............................................................................. 10
1.2.2. Biện pháp thực hiện .......................................................................... 10
1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất........................................................... 11
1.3.1. Công tác chăn nuôi ............................................................................ 11
1.3.2. Công tác thú y ................................................................................... 11
62
1.3.2.1. Công tác vệ sinh thú y ................................................................ 11
1.3.2.2. Công tác phòng bệnh.................................................................. 12
1.3.2.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh .......................................... 13
1.3.3. Công tác khác .................................................................................... 15
1.4. Kết luận và đề nghị .................................................................................. 16
1.4.1. Kết luận ............................................................................................. 16
1.4.2. Đề nghị .............................................................................................. 16
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ................................ 17
2.1. Đặt vấn đề................................................................................................. 17
2.2. Tổng quan tài liệu..................................................................................... 18
2.2.1. Cơ sở khoa học .................................................................................. 18
2.2.1.1. Một số hiểu biết về hệ hô hấp của lợn ....................................... 18
2.2.1.2. Hiểu biết về một số bệnh đường hô hấp ở lợn ........................... 19
2.2.1.3. Hiểu biết về các loại kháng sinh sử dụng trong nghiên cứu ...... 34
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................... 36
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................... 36
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .............................................. 37
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................... 39
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 39
2.3.2. Địa điểm và thời gian thực tập .......................................................... 39
2.3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 39
2.3.3.1. Một số biện pháp phòng bệnh đường hô hấp tại trại Anh Đức.. 39
2.3.3.2. Xác định tỷ lệ lợn mắc bệnh đường hô hấp tại trại Anh Đức .... 39
2.3.3.3. Triệu chứng và bệnh tích của lợn do mắc bệnh đường hô hấp .. 39
2.3.3.4. So sánh hiệu lực điều trị của 2 phác đồ ..................................... 39
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 39
2.3.4.1. Phương pháp xác định một số biện pháp phòng bệnh đường hô
hấp ........................................................................................................... 39
2.3.4.2. Phương pháp xác định tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở đàn
lợn nuôi thịt tại trại lợn Anh Đức ............................................................ 39
2.3.4.3. Phương pháp nghiên cứu biểu hiện lâm sàng của bệnh đường hô
hấp ở lợn .................................................................................................. 40
63
2.3.4.4. Phương pháp so sánh hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp bằng
2 phác đồ ................................................................................................. 40
2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi.......................................................................... 41
2.3.5.1. Chỉ tiêu theo dõi một số biện pháp phòng bệnh đường hô hấp . 41
2.3.5.2. Chỉ tiêu theo dõi tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở lợn tại trại
chăn nuôi Anh Đức ................................................................................. 41
2.3.5.3. Chỉ tiêu theo dõi biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của bệnh
đường hô hấp ........................................................................................ 41
2.3.5.4. Chỉ tiêu theo dõi và so sánh hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp
bằng 2 phác đồ điều trị ............................................................................ 41
2.3.6. Phương pháp theo dõi từng chỉ tiêu .................................................. 41
2.3.6.1. Tỷ lệ của một số biện pháp phòng bệnh .................................... 41
2.3.6.2. Tỷ lệ mắc bệnh theo dãy chuồng ............................................... 41
2.3.6.3. Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi ............................................................ 41
2.3.6.4. Tỷ lệ mắc bệnh theo tháng trong năm........................................ 42
2.3.6.5. Tỷ lệ mắc bệnh theo điều kiện môi trường ................................ 42
2.3.6.6. Tỷ lệ mắc bệnh theo giống lợn................................................... 42
2.3.6.7. Biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh đường hô hấp ................ 42
2.3.6.8. Chỉ tiêu theo dõi việc so sánh hiệu quả điều trị bằng hai phác đồ
điều trị đã đề ra ........................................................................................ 42
2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu................................................................. 43
2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .............................................................. 43
2.4.1. Một số biện pháp phòng bệnh đường hô hấp ở lợn thịt nuôi tại trại
Anh Đức ...................................................................................................... 43
2.4.2. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn thịt nuôi tại trại Anh Đức ........ 44
2.4.3. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp của lợn theo lứa tuổi........................ 46
2.4.4. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp của lợn theo tháng ............................ 47
2.4.5. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo điều kiện môi trường ................ 48
2.4.6. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo giống lợn .................................. 49
2.4.7. Biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh đường hô hấp ... 50
2.4.8. Hiệu quả điều trị của hai phác đồ...................................................... 51
2.4.9. Chi phí thuốc điều trị bệnh đường hô hấp cho lợn ........................... 52
64
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị ...................................................................... 53
2.5.1. Kết luận ............................................................................................. 53
2.5.2. Tồn tại ............................................................................................... 54
2.5.3. Đề nghị .............................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT.............................................................................. 55
II. TÀI LIỆU DỊCH TỪ TIẾNG NƯỚC NGOÀI .......................................... 56
III. TÀI LIỆU TIẾNG ANH ........................................................................... 56
65
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CP
Cs
ĐVT
KL
LMLM
Nxb
P
STT
TN
TS
TT
TNHH
TB
VTM
WHO
: Charoen Pokphan
: Cộng sự
: Đơn vị tính
: Khối lượng
: Lở mồm long móng
: Nhà xuất bản
: Khối lượng
: Số thứ tự
: Thí nghiệm
: Tiến sĩ
: Thể trọng
: Trách nhiệm hữu hạn
: Trung bình
: Vitamin
: Tổ chức Y tế thế giới
1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Cẩm Xuyên là huyện ở phía Đông của Hà Tĩnh, trung tâm huyện cách
thành phố Hà Tĩnh khoảng 7km về phía Nam.
Huyện Cẩm Xuyên có địa giới hành chính như sau:
Phía Bắc giáp thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà; Phía Nam
giáp huyện Kỳ Anh; Phía Tây giáp huyện Hương Khê; Phía Tây Nam
giáp tỉnh Quảng Bình; Phía Đông giáp biển Đông.
1.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai
Địa hình huyện Cẩm Xuyên chủ yếu là đồi núi thấp, có độ nghiêng theo
hướng từ Tây sang Đông. Núi đồi và gò thấp tập trung chủ yếu ở một số xã
phía Tây và Tây Nam. Nhìn chung, địa hình Cẩm Xuyên phức tạp và đa dạng,
với một diện tích 63.654,27 ha, hội tụ đây đủ của mọi biểu hiện địa hình, có
đủ các loại: Núi đồi, sông suối, đồng bằng, ao hồ…
Với diện tích tương đối rộng, nhưng được phân bố làm nhiều vùng
khác nhau và theo đó diện tích giữa các vùng cũng khác nhau, cụ thể: Diện
tích vùng nông thôn lớn nhất chiếm 61.598,78 ha; Khu vực thành thị chỉ
chiếm 2.055,49 ha, và vùng ven biển chiếm 3.154,69 ha. Trong đó, đất thổ cư
có diện tích 933,23 ha, đất sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp là 14.154,33
ha, đất chuyên dùng và lâm nghiệp lần lượt là 3.985,68 ha; 33.799,57 ha, còn
đất chưa sử dụng chiếm một diện tích khá lớn 10.782,46 ha.
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn
Là huyện thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm về phía phía Đông Nam của
tỉnh Hà Tĩnh, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết của huyện trong một
năm luôn thay đổi thất thường, ảnh hưởng của khí hậu biển rõ rệt.
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình: 27,60C
Ẩm độ trung bình: 84%
2
Tổng lượng mưa: 2.000 mm.
- Mùa khô từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau, thời tiết khô, rét,
ít mưa.
Nhiệt độ trung bình: 190C
Ẩm độ trung bình: 81,8%
Tổng lượng mưa: 389,2mm
Thuỷ văn: Huyện Cẩm Xuyên có hệ thống sông hồ (gồm khe, suối, hói
đồng, bàu nước...) chằng chịt và dày đặc trên địa bàn. Các con sông hầu hết
bắt nguồn từ dãy Hoành Sơn Tây, chảy từ Nam sang Bắc, độ dốc khá cao,
dòng chảy ngắn và hẹp. Ngoài 3 hệ thống sông chính là Ngàn Mọ - Quèn Rác chảy theo hai hướng Nam - Bắc thì sông ngòi trong vùng chảy đan xen
nhau tựa như mạng nhện rất thuận tiện cho giao thông trong vùng. Đặc điểm
nổi trội của sông ngòi trong vùng chính là tính ổn định của dòng chảy khá bền
vững, hiện tượng bên lở bên bồi ít xảy ra.
Với điều kiện khí hậu, thuỷ văn như vậy nhìn chung là thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp cả về trồng trọt lẫn chăn nuôi. Tuy nhiên, cũng có
những giai đoạn điều kiện khí hậu thay đổi thất thường như hạn hán, lũ lụt,
bão, mùa Hè có ngày nhiệt độ rất cao (380C - 390C), mùa Đông có ngày nhiệt
độ thấp (dưới 130C), đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Dân số và lao động
Tính đến 31 tháng 12 năm 2011, dân số huyện là 153.200 người tăng so
với cùng kỳ năm 2010 (147.089 người) là 6111 người, mật độ dân số của
huyện là 207 người/km2 và đặc biệt ở khu vực thành thị mật độ lên đến 626
người/km2.
Số người trong độ tuổi lao động chiếm 57,4% và phân bố giữa các vùng
không đồng đều nhau. Trong đó, số lao động ở miền núi có 32.763 người và
vùng ven biển là 17.548 người. Trên địa bàn huyện chỉ có người Kinh sinh
sống, không có thành phần dân tộc nào khác.
1.1.2.2. Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng
Theo số liệu của huyện Cẩm Xuyên công bố năm 2011, thì huyện đã
đạt được nhiều thành tựu kinh tế nổi bật như:
3
Về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng đạt 100%
so với cùng kỳ, sản lượng lương thực có hạt đạt 87.000 tấn đạt 99% so với kế
hoạch, diện tích lúa cả năm đạt 17.102 ha….
Về việc chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, huyện đã chỉ đạo
tập trung xây dựng thành công nhiều mô hình sản xuất, đưa lại hiệu quả cao
như: Mô hình 3 giảm 3 tăng kết hợp thâm canh lúa cải tiến; Mô hình sản xuất
các giống lúa mới.
Về thương mại - Dịch vụ: Doanh thu toàn ngành đạt 378.368 triệu
đồng, du lịch đạt 40,35 tỷ đồng.
+ Giao thông vận tải:
Cẩm Xuyên là huyện có tuyến quốc lộ 1A chạy qua trung tâm huyện.
Nên việc phát triển hệ thống đường được chú trọng hơn đối với công cuộc
phát triển kinh tế trên toàn huyện. Đến nay hệ thống đường giao thông trong
toàn huyện có tổng chiều dài là 938km, trong đó đường nhựa, bê tông chiếm
426km, và đường cấp phối là 512km. Hệ thống đường ven biển được Bộ
Quốc phòng và các dự án trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển mạnh, nâng cao
chất lượng phục vụ nhân dân phát triển kinh tế.
+ Giáo dục:
Trong những năm gần đây ngành giáo dục ở Cẩm Xuyên đã có những
bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng giáo dục.
• Trường học mẫu giáo tăng so với 2010, từ 189 trường lên 191 trường.
• Toàn huyện có 31 trường tiểu học
• 20 trường trung học cơ sở.
• 5 trường trung học phổ thông.
Huyện đã phổ cập Tiểu học và Trung học cơ sở.
Đa số người dân có trình độ dân trí cao.
+ Công tác y tế:
Toàn huyện có một bệnh viện lớn là bệnh viện Cẩm Xuyên, có trạm y
tế ở các xã, các thôn đều có y tá chăm sóc sức khỏe cho người dân. Số cán bộ
y tế trên toàn huyện được nâng cao về chất lượng phục vụ và tăng về số lượng
đến 287 cán bộ. Ngoài ra, còn có các phòng khám tư nhân.
4
Chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân ngày càng được quan tâm,
nhất là các đối tượng phụ nữ, trẻ em. Thường xuyên quan tâm, tuyên truyền
công tác dân số Kế hoạch hóa gia đình dưới nhiều hình thức, kết hợp với
nhiều biện pháp nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật đã làm giảm tỷ lệ phát triển
dân số hàng năm.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Tình hình sản xuất trồng trọt
Trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp. Diện
tích và sản lượng cây trồng chính được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng một số cây trồng chính từ năm 2010 - 2012
Năm
Cây
trồng
Lúa
Ngô
Lạc
Khoai tây
Rau màu
2010
Diện
tích
(ha)
9.033
2.138
283
620
2.080
Sản
lượng
(tấn)
46.544
4.388
1.138
2.733
172.550
2011
Diện
tích
(ha)
8.940
2.072
270
575
2.129
Sản
lượng
(tấn)
41.280
4.085
1.080
2.817,5
184.323
2012
Diện tích
(ha)
8.798
1.731
271
599
2.133,9
Sản
lượng
(tấn)
40.708
3.721
1.084
2.995
186.183,2
(Nguồn phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên)
Qua bảng 1.1 cho thấy: Mấy năm trở lại đây, diện tích và sản lượng một
số loại cây trồng chính có những biến động nhất định. Lúa vẫn là cây trồng chủ
đạo trên địa bàn huyện, với tổng diện tích năm 2010 là 9.033 ha, sản lượng đạt
46.544 tấn, đến năm 2012, thì diện tích giảm xuống còn 8.798 ha nhưng sản
lượng đạt 40.708 tấn, tuy diện tích có giảm nhưng năng suất vẫn đạt 4,6 tấn/ha,
là do người dân đã ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đưa
năng suất lên cao. Diện tích và sản lượng ngô giảm mạnh, thay vào đó là các
cây hoa màu ngắn ngày, nhưng đem lại năng suất cao như khoai tây, lạc và các
loại cây hoa màu (bắp cải, su hào,…) vào sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho người dân. Nguyên nhân của sự thay đổi đó là do người dân thay đổi
cơ cấu cây trồng, tăng vốn đầu tư cho những loại cây trồng đạt hiệu quả kinh
tế. Việc đưa các loại cây có giá trị vào sản xuất được chú trọng, cho nên năng
suất và sản lượng cây trồng không ngừng được nâng lên.
5
1.1.3.2. Tình hình sản xuất chăn nuôi - thú y
* Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Số lượng gia súc, gia cầm của huyện có sự biến động qua 3 năm gần
đây. Kết quả điều tra số lượng gia súc, gia cầm được trình bày ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Cẩm Xuyên năm
2010-2012
STT
1
2
3
4
Vật nuôi
Trâu
Bò
Lợn
Gia cầm
Đơn vị tính: Con
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
8.563
8.423
8.239
10.893
11.307
11.738
65.807
66.241
68.196
1.300.000
1.400.000
1.600.000
(Nguồn Trạm Thú y huyện Cẩm Xuyên)
Qua bảng 1.2 cho thấy:
- Chăn nuôi trâu, bò: Số lượng trâu giảm nhẹ qua các năm. Năm 2010,
toàn huyện có 8.563 con trâu, đến năm 2012, số lượng đàn trâu giảm xuống
còn 8.239 con. Số lượng bò tăng từ 10.893 con trong năm 2010, lên 11.738
con vào năm 2012. Nguyên nhân của việc tăng số lượng như vậy, là do trong
những năm gần đây huyện Cẩm Xuyên thực hiện chương trình Sind hóa đàn
bò, phát triển chăn nuôi bò sinh sản để tăng thu nhập cho người dân.
- Chăn nuôi lợn: Những năm gần đây trên địa bàn các xã xuất hiện một
số gia đình chăn nuôi từ 10 - 20 lợn nái sinh sản và vài trăm lợn thịt, cùng với
sự thành lập và phát triển của trang trại chăn nuôi gia công trên địa bàn
huyện, do đó, số lượng đàn lợn của huyện không ngừng tăng lên qua các năm.
Năm 2010, số lượng là 65.807 con, đến năm 2012 số lượng tăng lên 68.196
con. Nguyên nhân là một số công ty liên doanh như CP, Mitraco... tập trung
đầu tư vốn và kỹ thuật, người dân thuê đất đai và nhân lực để hợp tác phát
triển chăn nuôi.
- Chăn nuôi gia cầm: Số lượng đàn gia cầm tăng lên rõ rệt. Năm
2010, số lượng đàn gia cầm là 1,3 triệu con nhưng đến năm 2012 số lượng
đàn đã tăng lên 1,6 triệu con. Có sự tăng lên không ngừng về số lượng đàn
như vậy, là do mấy năm trở lại đây người chăn nuôi đã chú trọng hơn trong
6
công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh, công tác tiêm phòng
được thực hiện triệt để. Giá bán sản phẩm cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho
người chăn nuôi.
* Công tác thú y: Huyện Cẩm Xuyên hàng năm đã tổ chức tốt kế hoạch
tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Công tác kiểm tra xuất nhập con giống
và kiểm soát giết mổ được thực hiện nghiêm ngặt.
Hiện nay, người dân đã nhận thức được lợi ích của việc tiêm phòng cho
đàn gia súc, gia cầm nên công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cao, góp phần làm
giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất. Hàng năm vào tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10,
Trạm thú y huyện Cẩm Xuyên kết hợp với thú y cơ sở ở các xã tiến hành tiêm
phòng tất cả đàn trâu, bò, lợn, gia cầm và chó.
- Với trâu, bò: Tiêm vaccine Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng.
- Với lợn: Tiêm vaccine Tụ dấu, Dịch tả, Tai xanh
- Với gia cầm: Tiêm vaccine cúm H5N1, Newcastle...
1.1.4. Quá trình thành lập và phát triển trại lợn Anh Đức
1.1.4.1. Quá trình thành lập
Trang trại sản xuất lợn thịt siêu nạc Anh Đức, nằm trên địa phận xã
Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Trại được thành lập ngày 16
tháng 08 năm 2010, là trại gia công của công ty CP (Công ty TNHH Charoen
Pokphan Việt Nam). Hoạt động theo phương thức tư nhân (chủ trại) xây dựng
cơ sở vật chất, thuê công nhân, Công ty đưa tới lợn giống, thức ăn, thuốc, kỹ
thuật viên.
Hiện nay, trang trại do bà Trần Thị Việt Hà làm chủ trại, kỹ thuật viên
của công ty CP giám sát mọi hoạt động của toàn trại.
Tổng diện tích của trang trại khoảng 4 ha, trong đó 1,5 ha dùng để chăn
nuôi, 1,5 ha là ao cá, còn lại là diện tích xây dựng công trình xung quanh
trang trại: Nhà điều hành (phòng làm việc, phòng ở cho công nhân) và các
công trình phụ trợ khác.
1.1.4.2. Cơ sở vật chất của trang trại
- Nhà điều hành, phòng kỹ thuật và nhà ở cho cán bộ, công nhân được
xây dựng trên diện tích 0,3 ha.
7
- Trong khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống
chuồng trại cho 6.400 lợn thịt, cùng một số công trình phụ phục vụ cho chăn
nuôi như: Kho thức ăn, phòng sát trùng, kho thuốc,...
Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ
thống giàn mát, cuối chuồng có 5 quạt thông gió. Hai bên tường có dãy cửa sổ
lắp kính. Mỗi cửa sổ rộng 1,5m2, cách nền 1,2 m, mỗi cửa sổ cách nhau 40cm.
Trên trần được lắp hệ thống chống nóng bằng bạt.
Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều
được đổ bê tông và có các hố sát trùng.
Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước
uống cho lợn được cấp từ một bể lớn, xây dựng ở đầu chuồng. Nước tắm và
nước xả máng, phục vụ cho công tác khác, được bố trí từ bể lọc và được bơm
qua hệ thống ống dẫn tới các chuồng.
1.1.4.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu của trại được tổ chức và biên chế như sau:
- 01 chủ trại.
- 01 quản lý trại.
- 01 công nhân phụ trách kỹ thuật.
- 01 kế toán kiêm thủ quỹ
- 01 người quản lý về hậu cần
- 08 công nhân trực tiếp đứng chuồng.
- 01 bảo vệ chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản của công ty.
Mỗi một khâu trong quy trình chăn nuôi, đều được khoán đến từng
công nhân, nhằm nâng cao trách nhiệm, năng suất, chất lượng sản phẩm và
thúc đẩy sự phát triển của trang trại.
1.1.4.4. Tình hình sản xuất của trang trại
- Ngành chăn nuôi.
Nhiệm vụ chính của trang trại là nuôi lợn thịt, trung bình trại sản xuất
được 2 - 2,5 lứa/năm. Số lợn mỗi chuồng là 400 đến 500 con. Trại hoạt động
vào mức khá theo đánh giá của công ty CP. Năm 2011 số lợn là 6.250 con,
nhưng đến năm 2012 số lợn tăng lên là 7.660 con. Sở dĩ có được kết quả như
vậy là do trại đã nuôi đạt và vượt chỉ tiêu của công ty CP đề ra.
8
Giống lợn được nuôi do công ty CP cung cấp là Landrace và Yorkshire.
Thức ăn cho lợn là hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao, được công ty CP
cung cấp cho trang trại.
- Công tác thú y:
Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại sản xuất lợn hậu bị luôn
thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên công ty CP.
+ Công tác vệ sinh:
Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về
mùa đông. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom
phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn, phun
thuốc sát trùng, hành lang đi lại được quét dọn và rắc vôi theo quy định.
Khi công nhân, kỹ sư, khách tham quan vào khu chăn nuôi lợn đều phải
sát trùng tại nhà sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ
lao động, mới được vào khu chuồng nuôi.
+ Công tác phòng bệnh:
Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, không được
tự tiện sang khu vực khác, các phương tiện vào trại được sát trùng một cách
nghiêm ngặt. Với phương châm phòng bệnh là chính, nên tất cả gia súc ở đây
đều được cho uống thuốc, tiêm phòng vaccine.
Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được trại thực hiện nghiêm
túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Lợn được tiêm vaccine ở trạng thái khỏe mạnh,
được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh
mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ
tiêm phòng vaccine cho đàn lợn luôn đạt 100%.
+ Công tác điều trị bệnh:
Kỹ thuật viên của trang trại luôn theo dõi, kiểm tra đàn lợn thường
xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại luôn được kỹ thuật viên phát
hiện sớm, cách ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu nên điều trị đạt hiệu quả từ
80 - 90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại về số lượng
đàn lợn.
9
1.1.5. Đánh giá chung
1.1.5.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân xã Cẩm Hòa, tạo điều kiện
cho sự phát triển của trại.
- Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện
đường giao thông.
- Đất đai tươi tốt thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt, nuôi trồng
thủy sản.
- Chủ trại có năng lực lãnh đạo, năng động, nắm bắt được tình hình xã
hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ thú y và
công nhân.
- Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm
cao trong công việc.
- Công nhân có tay nghề tốt, nhiệt tình và làm việc có tinh thần trách
nhiệm cao.
1.1.5.2. Khó khăn
- Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên chi phí dành cho phòng và chữa
bệnh lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh trưởng của lợn.
- Đây là trại tư nhân nên huy động vốn rất khó khăn, nguồn vốn chủ yếu
là vay ngân hàng.
- Giá thức ăn chăn nuôi mỗi ngày một tăng, khiến chi phí/kg khối lượng
sản phẩm cao.
- Giá điện, nước, thiết bị tu sửa tăng cao.
- Trang thiết bị vật tư, có phần bị hư hỏng.
- Đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn.
1.2. Nội dung và biện pháp thực hiện
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
Để hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập, tôi đã căn cứ vào
kết quả điều tra cơ bản, trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn của
trại, tìm hiểu quy trình chăn nuôi của công ty, qua đó tôi đã vận dụng những
kiến thức được học trong nhà trường vào thực tiễn sản xuất, kết hợp với việc
học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ đi trước, nhằm góp phần vào sự phát triển
10
của ngành chăn nuôi cũng như củng cố, trang bị thêm kiến thức cho bản thân.
Xuất phát từ thực tế trên tôi đã đề ra một số nội dung công việc như sau:
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi
- Tìm hiểu quy trình làm việc của trại và của công ty CP.
- Tìm hiểu về quy trình chăn nuôi lợn thịt
- Nắm vững đặc điểm của giống lợn có ở trại.
- Tham gia công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn, từ lúc nhập lợn đến
chọn giống và xuất chuồng.
1.2.1.2. Công tác thú y
- Phun thuốc sát trùng chuồng trại, xe đi lại ra vào trại, vệ sinh dụng cụ
chăn nuôi theo quy trình vệ sinh thú y.
- Tiêm phòng vaccine cho đàn lợn theo quy trình tiêm phòng của Công ty.
- Chẩn đoán và điều trị một số bệnh mà đàn lợn mắc phải trong quá
trình thực tập.
- Tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học trên đàn lợn thí nghiệm của trại.
1.2.1.3. Công tác khác
Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu
chuyên đề khoa học, tôi còn tham gia một số công việc khác như:
- Làm công tác nhập và xuất lợn
- Nhập thức ăn cho lợn
1.2.2. Biện pháp thực hiện
Để thu được kết quả tốt nhất trong thời gian thực tập và thực hiện tốt
những nội dung trên, tôi đã đưa ra một số biện pháp để thực hiện như sau:
- Tuân thủ nội dung của khoa, của trường, của trại và yêu cầu của cô
giáo hướng dẫn.
- Tích cực học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ thú y cơ sở và những
người chăn nuôi để nâng cao tay nghề và củng cố kiến thức chuyên môn.
- Vận dụng những kiến thức lý thuyết ở trường vào công việc chăm
sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn.
- Thực hiện bám sát cơ sở sản xuất và đi sâu kiểm tra, tìm hiểu nguyện
vọng của quần chúng nhân dân về lĩnh vực chăn nuôi.
- Nhiệt tình, khiêm tốn, không ngại khó ngại khổ.
11
- Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của cô giáo hướng dẫn để có những
bước đi đúng đắn.
- Điều tra, theo dõi các chỉ tiêu nằm trong phạm vi chuyên môn mình
quan tâm.
- Tham khảo sổ sách theo dõi của trại và trao đổi các vấn đề chuyên
môn với cán bộ thú y và chủ trang trại.
1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.3.1. Công tác chăn nuôi
Trong công tác chăn nuôi nói chung, giống là tiền đề có ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Để đạt được năng suất cao, chất lượng sản phẩm
tốt, trước tiên phải chú ý tới con giống, nên trong thời gian thực tập tại trại,
tôi và cán bộ thú y của trại tiến hành chọn lọc, phân loại con giống, chăm sóc
nuôi dưỡng đàn lợn thịt đạt năng suất và chất lượng cao.
Trong chăn nuôi lợn trang trại rất coi trọng công tác vệ sinh chuồng
trại, khu vực xung quanh cũng như môi trường chung, đảm bảo các điều kiện
vệ sinh thú y nên lợn sinh trưởng phát triển mạnh, lớn nhanh cho hiệu quả
kinh tế cao.
Chuồng được xây dựng theo tiêu chuẩn của công ty CP, trang thiết bị
hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn, chủ động điều chỉnh được
nhiệt độ, ánh sáng và độ thông thoáng của chuồng nuôi.
Thức ăn có chất lượng cao do công ty CP cung cấp phù hợp cho mỗi
lứa tuổi, mỗi giai đoạn phát triển của lợn.
Hệ thống biogas xử lý nước thải và phân, nên giảm ô nhiễm môi trường
xung quanh. Vệ sinh phòng dịch tốt nên hạn chế tối đa và không để xảy ra
dịch bệnh. Trong thời gian thực tập, tôi đã học hỏi và vận hành đúng quy trình
chăn nuôi của công ty CP Việt Nam, nên trình độ chuyên môn được nâng cao.
1.3.2. Công tác thú y
1.3.2.1. Công tác vệ sinh thú y
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan
trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh
trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi
cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi
12
đã thực hiện tốt các công việc như: Quét dọn chuồng trại hàng ngày, khơi
thông cống rãnh, phun thuốc sát trùng, làm cỏ, rắc vôi bột xung quanh chuồng
nuôi và lối đi lại giữa các dãy chuồng.
Khi công nhân, kỹ sư, khách tham quan vào khu chăn nuôi lợn đều phải
sát trùng tại nhà sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ
lao động, mới được vào khu chuồng nuôi.
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát
trùng Ommicide vào đầu giờ chiều hàng ngày, pha với tỷ lệ 1/400.
Bảng 1.3. Lịch sát trùng của trại lợn thịt
Thứ
Trong chuồng
Thứ 2
Quét và rắc vôi đường đi
Thứ 3
Phun sát trùng
Thứ 4
Thứ 5
CN
Ngoài khu vực
chăn nuôi
Phun sát trùng Phun sát trùng toàn
toàn bộ khu vực bộ khu vực
Rắc vôi
Rắc vôi
Phun sát trùng
Phun sát trùng
Phun sát trùng
Thứ 6
Thứ 7
Ngoài chuồng
Phun sát trùng
Tổng vệ sinh chuồng
Rắc vôi
Rắc vôi
(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty CP)
1.3.2.2. Công tác phòng bệnh
Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” thì công việc tiêm
phòng, phòng bệnh cho đàn gia súc phải được thực hiện một cách tích cực.
Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, không được tự tiện
sang khu vực khác, các phương tiện vào trại được sát trùng một cách nghiêm
ngặt. Vì vậy, gia súc ở đây đều được cho uống thuốc, tiêm phòng vaccine rất
đầy đủ.
Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được trại thực hiện nghiêm
túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ
lợn con nhập về 21 ngày tuổi đến khi xuất. Lợn được tiêm vaccine ở trạng
thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền
13
nhiễm và các bệnh phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích
cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ
thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn,
tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Sau đây là quy trình phòng bệnh lợn nuôi tại trại.
Bảng 1.4. Lịch tiêm phòng của lợn tại trại
Tuổi
Phòng
bệnh
Vaccine Thuốc
Đường
Liều lượng
đưa thuốc (ml/con)
33 ngày tuổi
Dịch tả
Coglapest
Tiêm bắp
2
42 ngày tuổi
LMLM
Aftopor
Tiêm bắp
2
54 ngày tuổi
Dịch tả
Coglapest
Tiêm bắp
2
69 ngày tuổi
LMLM
Aftopor
Tiêm bắp
2
(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty CP)
1.3.2.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Để điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh
kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất, làm giảm
tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy,
hàng ngày tôi và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả
các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm, cách ly, điều trị ở ngay giai
đoạn đầu, nên điều trị đạt hiệu quả từ 80 - 90% trong một thời gian ngắn. Vì
vậy, không gây thiệt hại về số lượng đàn gia súc. Trong thời gian thực tập, tôi
đã trực tiếp điều trị một số bệnh như:
- Bệnh tiêu chảy ở lợn
+ Nguyên nhân:
Do vi khuẩn đường tiêu hoá gây ra, do chăm sóc nuôi dưỡng kém, do
thời tiết thay đổi thất thường, do thay đổi thức ăn đột ngột…
+ Triệu chứng:
Lợn ỉa chảy liên tục, phân lỏng mùi tanh khắm, lợn bỏ ăn hoặc ăn kém,
mệt mỏi, có con bụng chướng to.
+ Điều trị: Tiêm Nor 100, 1ml/10kgTT/1lần/ngày
Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
14
- Bệnh viêm phổi ở lợn
+ Nguyên nhân: Do Mycoplasma hyopneumoniae thường xảy ra ở thể
mãn tính, với đặc điểm gây viêm phế quản, viêm phổi tiến triển chậm. tỷ lệ
mắc bệnh khá cao, tuy nhiên, tỷ lệ chết thường thấp, nhưng thiệt hại là rất lớn
do lợn mắc bệnh thường chậm lớn, tiêu tốn thức ăn cao và dễ dàng mắc bệnh
viêm phổi cấp tính nếu bị nhiễm các vi khuẩn khác.
+ Triệu chứng: Lợn ủ bệnh từ 10 - 16 ngày, triệu chứng khó phát hiện,
lợn bệnh thường tách đàn nằm ở góc chuồng, ăn ít, chậm lớn, da nhợt nhạt,
sốt nhẹ (39 - 39,50C). Lúc đầu lợn hắt hơi từng hồi, chảy mũi nước, ho từng
tiếng hay chuỗi dài lúc vận động mạnh, vào sáng sớm hay chiều tối, ho liên
tiếp 1 - 3 tuần rồi thôi, hoặc có khi kéo dài đến khi xuất thịt. Khi phổi bị tổn
thương nặng, lợn há mồm ra thở một cách khó khăn, ngồi như chó ngồi.
Bệnh thường chuyển sang dạng mãn tính. Lợn ho dai dẳng, thường lúc sáng
sớm, buổi tối, hay sau khi ăn xong. Bệnh kéo dài trong vài tháng đến nửa
năm, thỉnh thoảng có con chết, nếu quản lý chăm sóc tốt, đàn lợn có thể
phục hồi.
+ Thuốc điều trị:
Thể nhẹ tiêm:
- Tylogenta: 1ml/10kgTT/ngày
Kết hợp với Analgin: 1 ml/10 - 15kgTT/ngày
- Hitamox: 1ml/10kgTT/ngày.
Analgin: 1ml/10 - 15kgTT.ngày.
Thể nặng tiêm: Tyamulin: 1ml/20kgTT/ngày.
Kết hợp với Analgin: 1 ml/10 - 15kgTT/ngày.
Điều trị trong 3 - 5 ngày.
- Bệnh viêm khớp
+ Nguyên nhân:
Streptococcus suis là vi khuẩn gram (+), gây viêm khớp lợn cấp và mãn
tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi
khuẩn xâm nhập qua đường miệng, các vết thương trên da, đầu gối khi chà sát
trên nền chuồng.
15
+ Triệu chứng: Lợn thường bị viêm khớp gối, khớp bàn và khớp ngón.
Lúc đầu con vật thường đi khập khiễng, sau nặng dần và bị què, ngại vận
động, đứng dậy khó khăn, chỗ viêm thường sưng đỏ, sờ vào con vật có biểu
hiện né tránh. Lợn ủ rũ, lông xù, nằm một chỗ.
+ Điều trị:
Tiêm Hitamox: 1ml/10kgTT/ngày.
Kết hợp với tiêm Analgin: 1ml/10 - 15kgTT/ngày.
Điều trị liên tục trong 3 - 6 ngày.
1.3.3. Công tác khác
Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu
chuyên đề khoa học, tôi còn tham gia một số công việc khác như:
- Làm công tác nhập và xuất lợn.
- Vệ sinh trong chuồng và ngoài trại.
- Nhập thức ăn cho lợn.
- Nhập thuốc cho trại.
- Sửa chữa thiết bị trong chuồng.
Bảng 1.5. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT
1
2
3
Nội dung công việc
Tiêm phòng bằng Vaccine
- LMLM lợn
- Dịch tả lợn
Điều trị bệnh
- Tiêu chảy
- Viêm phổi
- Viêm khớp
Công tác khác
- Tiêm bổ sung sắt
- Thiến lợn đực dịch hoàn ẩn
- Chăm sóc, nuôi dưỡng đàn
lợn của công ty
Số lượng
(con)
1200
1200
172
90
26
33
5
1200
Kết quả (an toàn/khỏi)
Số lượng
Tỷ lệ
(con)
(%)
An toàn
1200
100
1200
100
Khỏi
157
91,28
78
86,66
22
84,61
An toàn
33
100
5
100
1200
100