Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Hiện trạng và giải pháp quản lý lò giết mổ tập trung gia súc, gia cầm tại Thành Phố Tuyên Quang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.13 KB, 55 trang )

0


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN VŨ TUẤN ANH


Tên đề tài:
“HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LÒ GIẾT MỔ TẬP TRUNG
GIA SÚC, GIA CẦM TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Thanh Thủy





Thái Nguyên, năm 2014
1

LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả hoàn thiện cho đề tài ngiên cứu sau một thời gian thực
tập tại địa phương, trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà
trường Đại học Nông lâm thái nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi
trường, các thầy cô giáo trong trường đã giảng dạy, giúp đỡ chúng em trong suốt
quãng thời gian học tập
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo T.S Vũ Thị Thanh Thủy đã ân
cần chỉ dậy, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của công ty TNHH
một thành viên dịch vụ môi trường & quản lý đô thị tỉnh Tuyên Quang cùng các
phòng, sở, ban ngành và cán bộ và nhân dân phường Tân Hà đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài tại địa
phương.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ, động
viên để hoàn thành đề tài.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, song do trình độ có hạn và thời gian có
hạn, bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu, nên khóa luận của em
không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Em rất mong được sự đóng góp của
các thầy, cô giáo, bạn bè động viên để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên




Nguyễn Vũ Tuấn Anh



2



Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề:
Xã hội ngày một phát triển, kéo theo những nhu cầu về thực phẩm
cũng ngày một tăng theo. Những tiêu chí về chọn lựa thực phẩm hàng ngày (
thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, ) cần phải sạch, đảm bảo chất lượng về sức khỏe cũng
như dinh dưỡng đang được người tiêu dùng vô cùng chú trọng.Mặt khác, nhà
nước ta lại rất cần xây dựng một khu tập trung tất cả các nguồn gia súc, gia cầm
thành một điểm để tiến hành xử lý, kiểm tra, kiểm định trước khi giết mổ nhằm
quản lý chặt chẽ việc tiêu thụ gia súc cũng như kiểm soát được dịch bệnh lây lan
một cách dễ dàng hơn, đóng góp đáng kể doanh thu cho ngân sách nhà nước. Đó
chính là nguyên nhân ra đời của hàng loạt các lò mổ trên toàn quốc cũng như
trên khắp thế giới
Nhưng tồn tại song song với nó là những điểm giết mổ không hợp vệ sinh
phân bố rải rác khắp các khu dân cư, đặc biệt là ở khu vực ven thành phố và
vùng nông thôn làm cho lực lượng cán bộ thú y gặp nhiều khó khăn khi thực
hiện kiểm soát giết mổ. Các địa điểm giết mổ này không đảm bảo điều kiện về
vệ sinh an toàn thực phẩm, không quan tâm đến nguồn gốc của gia súc gia cầm,
không có điều kiện giết mổ đảm bảo, không có hệ thống thu gom và xử lí chất
thải do quá trình giết mổ nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các chất

thải được xả tràn lan trong khi giết mổ hay được đổ thẳng xuống sông, cống
thoát nước. Có hàng trăm lò giết mổ trên khắp các tỉnh thành cả nước và Tp
Tuyên Quang cũng là một trong số đó. Vậy đằng sau những hoạt động giết mổ
đó là gì ? Ảnh hưởng đến môi trường sống, con người và sinh vật ra sao ?
Thấy được sự cấp thiết của việc bảo về môi trường, tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài : " Hiện trạng và giải pháp quản lý lò giết mổ tập trung gia
súc, gia cầm tại Thành Phố Tuyên Quang"
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được mức độ ô nhiễm của các cơ sở giết mổ trên địa bàn TP
Tuyên Quang và cơ sở giết mổ tập trung gia súc gia cầm phường Tân Hà
3

- Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước thải và chất thải rắn từ các cơ sở
giết mổ trên địa bàn TP Tuyên Quang, đặc biệt là cơ sở giết mổ tập trung
phường Tân Hà
- Lấy ý kiến của người dân về ảnh hưởng của công tác giết mổ đến môi
trường xung quanh
- Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm và cải thiện nâng cao
chất lượng cho công tác giết mổ trên toàn địa bàn thành phố.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu thu thập cần bao quát , trung thực và chính xác
- Điều tra thực tế các hộ với số liệu sơ cấp- thứ cấp
- Nắm vững luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2005, luật tài nguyên Nước,
các tiêu chuẩn Việt Nam và các văn bản dưới luật của nhà nước và tỉnh ủy TP
Tuyên Quang .
- Đề xuất giải pháp khả thi để phù hợp với tình hình của địa phương
1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường và công tác triển khai thực

hiện việc Bảo vệ Môi trường tại địa phương
- Đề xuất ra được những biện pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng
môi trường tại phường Tân Hà nói riêng và toàn địa bàn thành phố nói chung
*Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Nâng cao kiến thức toàn diện, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực
tế phục vụ cho công tác chuyên môn cho sự nghiệp công tác sau này; vận dụng
và phát huy những kiến thức đã học tập và nghiên cứu vào thực tiễn.









4

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái quát chung
2.1.1 Tình hình giết mổ trên thế giới
Thế giới có rất nhiều lò giết mổ gia súc - gia cầm. Phần nhiều là được
hiện đại hóa trên máy móc nhưng cũng có 1 số nơi vẫn tiến hành giết mổ theo
phương pháp thủ công.
Đối với các nước Châu Á việc những lò giết mổ mọc lên đi đôi với việc
tăng trưởng kinh tế xã hội nông thôn đặc biệt là tạo cơ hội việc làm cho những
người thất nghiệp. Đặc biệt là những nước : " Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
,Ấn Độ, Thái Lan, ". Với quốc gia lớn mạnh như Trung Quốc, sau thời kỳ cải

cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì những lò giết mổ hay nói đúng
hơn là làng nghề giết mổ đã tăng doanh thu lên tới tốc độ 20-30 %, giải quyết
được 12 triệu lao động dư thừa ở nông thôn. Hay như quốc gia Nhật Bản được
mệnh danh " Đất nước Mặt Trời Mọc" không chỉ dừng lại ở việc xây dựng ra
những lò giết mổ , sự thành lập " Hiệp hội khôi phục và phát triển làng nghề giết
mổ truyền thống " là hạt nhân cho sự nghiệp khôi phục và phát triển nền kinh tế
đất nước hay tăng đáng kể GDP cho quốc gia
Ngành công nghiệp thực phẩm Thụy Điển, trong đó có ngành giết mổ gia
súc. Gần đây đã tiến hành hợp lý hóa cơ cấu toàn bộ, vấn đề giết mổ gia súc
đang là tâm điểm của ngành công nghiệp thực phẩm nơi đây. Với hơn 50 cơ sở
giết mổ gia súc quy mô lớn, việc cung cấp sản phẩm thịt cho thị trường chủ yếu
nhờ vào các cơ sở hợp tác nông nghiệp vốn chiếm 75% thị phần. Con số này
không nhỏ, nó phục vụ nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng nên việc đảm bảo
vệ sinh, an toàn thực phẩm của các lò mổ cũng đang là vấn đề cần lưu ý.
Một số quốc gia đã thực hiện thành công cách quản lý đầu ra-đầu vào với
lượng gia súc-gia cầm như: Côlômbia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Băng-
la-đét, Malaysia, In-đô-nê-xia…Với phương pháp cho điểm đơn giản để dân
chúng nhận rõ cơ sở nào tuân thủ các tiêu chuẩn chống ô nhiễm của quốc gia và
địa phương; cơ sở nào không tuân thủ. Trung Quốc đã cho phép tính các loại phí ô
nhiễm dựa trên sự thảo luận của cộng đồng. Mức định giá phí ô nhiễm dựa trên mức
độ ô nhiễm, mức dân cư phải hứng chịu hậu quả của ô nhiễm, mức thu nhập bình
5

quân… Cùng với đó, chính phủ nước này cũng thường xuyên nâng cao năng lực của
cộng đồng trong nhận thức và hành động giải quyết các vấn đề môi trường địa
phương.
Như vậy, cần thiết có sự phối hợp giữa Nhà nước, Xã hội dân sự và cộng
đồng trong quản lý môi trường cũng như giải quyết xung đột môi trường. Đây là
giải pháp mang tính bền vững cho sự phát triển của xã hội.
2.1.2 Tình hình giết mổ ở Việt Nam

Hiện trên cả nước có tất cả 28.285 điểm Giết mổ gia súc , gia cầm nhỏ lẻ.
Trong đó, 12 tỉnh trọng điểm phía bắc( Tổng cộng 11544 cơ sở , điểm giết mổ),
mới chỉ có 59 cơ sở giết mổ tập trung( chiếm 0,51%). Tại nhiều địa phương, tình
trạng giết mổ lưu động ngay tại hộ chăn nuôi diễn ra phổ biến, gây không ít khó
khăn cho công tác quản lý việc Giết mổ gia súc, gia cầm. Có rất nhiều dự án về
giết mổ gia súc, gia cầm đang trong quá trình hoàn thiện mong rằng trong tương
lai sẽ phần nào giúp được những khó khăn về quản lý giết mổ cũng như bảo vệ
được môi trường sống.
Các tỉnh miền bắc theo thống kê, việc giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ còn
rất lỏng lẻo, chưa được sự quan tâm lớn của các cấp chính quyền địa phương.
Như tỉnh Hải Dương, hiện có hơn 1600 điểm giết mổ nhỏ lẻ, trong đó có 20
điểm giết trâu - bò và hơn 680 điểm giết mổ lợn nhỏ lẻ cùng 530 điểm giết mổ
gia cầm. Nhưng số cơ sở được kiểm soát giết mổ chỉ đạt khoảng 50%. Vậy câu
hỏi đặt ra là việc thiếu quan tâm trong công tác giết mổ sẽ gây ra những hậu quả
gì ? Câu trả lời sẽ được giải đáp theo thời gian khi mà hàng ngày, hàng giờ môi
trường đang bị đe dọa đến sự sống bởi những sản phầm dư thừa, những hóa chất
hay lượng nước thải ra thiếu tiêu chuẩn chất lượng được cấp phép.
Với các tỉnh miền Nam, tình hình cũng không khá lên được là bao. Điển
hình là tỉnh Đồng Nai, việc hàng trăm cơ sở giết mổ trái phép ( giết mổ lậu) gia
súc - gia cầm vẫn ngang nhiên tồn tại và kéo dài khiến người dân nơi đây hết
sức lo ngại. Theo sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, đến thời điểm
hiện tại vẫn còn hơn 261 cơ sở giết mổ trái phép, trong đó tồn tại nhiều nhất ở
địa bàn TP Biên Hòa, các huyện Trảng Bom, Thống Nhất và Tân Phú, còn lại
nằm rải rác ở các địa phương khác.
Trong khi các lò giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) thủ công gây mất vệ
sinh nhưng vẫn hoạt động bình thường thì một số lò giết mổ có công nghệ hiện
6

đại đang rơi vào cảnh “sống dở chết dở”, buộc phải đóng cửa hoặc hoạt động
cầm chừng Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp (DN) rao bán

nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm bởi không thể cạnh tranh được với các cơ sở
giết mổ nhỏ lẻ. Những doanh nghiệp từng tiên phong trong lĩnh vực này đang
rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, cần sự hỗ trợ từ nhiều phía. Trong khi đó giá
giết mổ trong nhà máy cao hơn giết mổ lậu vì thế mọi người thường đem ra các
khu vực giết mổ để tiết kiệm chi phí, thời gian…. Giết mổ nhỏ lẻ ngoài đường,
chợ không ai hỏi về giấy tờ kiểm dịch, đầu vào, đầu ra, nhưng đưa vào nhà máy
cơ quan thú y yêu cầu đầy đủn giấy tờ. Nghịch lý này diễn ra từ nhiều năm nay,
song các ngành chức năng vẫn chưa có biện pháp xử lý hiệu quả.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), hiện nay, cả nước mới chỉ kiểm
soát được 45% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có giấy phép của các cơ sở thú y.
Ngoài ra, có 65% cơ sở không có vệ sinh tiêu độc khử trùng sau giết mổ, số cơ
sở sử dụng nước máy chỉ chiếm 25%.
Hầu hết các cơ sở buôn bán thịt của tư nhân chưa có thiết bị bảo quản
lạnh, quầy lạnh. Trong khi đó, theo con số giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc
hội, số lượng gia súc, gia cầm giết mổ mới kiểm soát được hơn 58%, đặc biệt có
tới 16.512 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương ở một số nơi buông lỏng quản lý,
chưa tổ chức chỉ đạo quyết liệt, xử lý các trường hợp vi phạm. Do vậy, tư
thương đã lợi dụng, giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm lậu, chết, bị bệnh làm lây
lan dịch bệnh động vật và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, tại
nhiều tỉnh, thành còn tồn tại phổ biến hình thức giết mổ lưu động. Giết mổ ngay
cạnh sông, xả trực tiếp chất thải xuống sông gây ô nhiễm môi trường, nguồn
nước và sử dụng ngay nước sông đó để rửa thịt trong quá trình giết mổ.
2.1.3 Tình hình giết mổ gia súc - gia cầm Tp Tuyên Quang
Tp Tuyên Quang hiện nay có tất cả 1 cơ sở lớn nhất toàn tp về giết mổ
gia súc – gia cầm tập trung và 24 điểm giết mổ gia súc thủ công nhỏ lẻ tại 6
phường xã : Tràng Đà, Nông Tiến, Tân Quang, Minh Xuân, Tân Hà, Ỷ La. Và 1
số điểm giết mổ nhỏ lẻ nhưng ở quy mô thấp như các xã : An Khang, Đội Cấn,
An Tường,… Với tổng số gần 500 hộ tham gia giết mổ, thu hút khoảng gần

7

1000 nhân khẩu tham gia, trong đó độ tuổi lao động chiếm khá cao ( khoảng
69,2%). Thu nhập đạt mức ổn định và chiếm hơn 80% tổng thu nhập.
Với cơ sở giết mổ tập trung gia súc gia cầm phường Tân Hà là cơ sở lớn
thứ nhất trên địa bàn tp. Từ đầu năm 2013 đến nay, lò giết mổ đã thu nhận và sơ
chế hàng chục ngàn con gia súc- gia cầm Tính trong khoảng từ tháng 2/2013
đến cuối năm 2013. Ước tính được 36000 con gia súc- gia cầm được vận chuyển
đến lò để tiến hàng giết mổ. Với 43 chuyến ngoại tỉnh và 13 chuyến nội tỉnh vận
chuyển số lượng lớn (trên 500 con). Với gần 2000 quầy bán sản phẩm gia súc-
gia cầm được lấy từ lò giết mổ phân bố rải rác toàn thành phố đã vẽ lên một bức
tranh toàn cảnh về công tác giết mổ cũng như nhu cầu thực phẩm của toàn tỉnh,
TP Tuyên Quang nói chung và lò giết mổ gia súc gia cầm phường Tân Hà nói
riêng.
Trên toàn Tp đã tiến hành thực hiện tốt việc kiểm soát giết mổ và kiểm
dịch vận chuyển động vật. Ngay từ những thời gian đầu năm, nhà nước kết hợp
với chính quyền đã mạnh tay bài trừ những tồn đọng còn thiếu sót trong việc
giết mổ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như bảo vệ môi trường. Với
những điểm giết mổ nhỏ lẻ, tự phát thì ngoài việc kỷ luật, phạt tiền thì các đại
diện cho xóm, xã cũng tuyên truyền cho người dân về vệ sinh an toàn thực
phẩm. Người kinh doanh giết mổ cần nắm rõ, hiểu sâu về tác hại - hậu quả của
việc giết mổ đến người tiêu dùng. Cơ quan Thú Y trên địa bàn tỉnh luôn trong
tình trạng túc trực 24/24 trong việc đóng dấu, kiểm dịch, kiểm tra, xử lý vi phạm
trong hoạt động kinh doanh giết mổ động vật. Tỉnh – thành phố cũng cần có kế
hoạch để quy hoạch chăn nuôi gắn với từng địa bàn, có chính sách hỗ trợ đầu tư
cho các cơ sở giết mổ tập trung (hạ tần cơ sở, trang thiết bị kỹ thuật) để đưa
hoạt động này vào nền nếp, góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng
như an toàn trong kiểm dịch thú y chăn nuôi. Nâng cao chất lượng cuộc sống và
kinh tế của Thành phố trong thời gian tới.
2.2. Cơ sở pháp lý

2.2.1.Các văn bản liên quan đến tài nguyên nước của nhà nước và địa
phương
- Luật Bảo vệ môi trường Được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005.
8

- Nghị định 80/2006/NĐ-CP của chính phủ về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ xung nghị định 80/2006/NĐ-
CP của Chính phủ quy định các danh mục dự án phải đánh giá tác động môi
trường.
- Chỉ thị số 36/2008/ CT – BNNPTNT ngày 20/02/2008 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các hoạt động bảo vệ môi
trường trong Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
- Thông tư số 07/2007/TT – BTNMT ngày 03/7/2007 của bộ Tài nguyên
và Môi trường về hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô
nhiễm cần xử lý.
- Nghị định 127/ 2007/NĐ – CP, ngày 01/08/2007 của chính phủ quy định
chi tiết thi hành tại một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
2.2.2. Những nội dung trong công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam
Hiện nay nước ta đang thực hiện Luật Môi trường sửa đổi được Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam khóa 11 kỳ họp thứ 8 đã thông qua. Bộ luật này được
sửa đổi dựa trên cơ sở của hiến pháp 1992 và tham khảo luật BVMT của các
nước tiên tiến trên thế giới, bắt đầu có hiệu lực từ 29/11/2005.
1. Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về BVMT,
ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
2. Xây dựng chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường ,
kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự
cố môi trường.
3. Xây dựng, quản lý công trình liên quan đến bảo vệ môi trường, các

công trình liên quan đến BVMT.
4. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kì đánh giá hiện
trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
5. Thẩm định, báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các
cơ sở sản xuất kinh doanh.
6. Cấp và thu hồi giấy chứng nhận để đạt tiêu chuẩn môi trường.
7. Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
9

8. Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.
9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
10. Thiết lập các quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường( PGS.
TS Lưu Đức Hải – TS. Nguyễn Ngọc Sinh,1999).
2.3 Ô nhiễm môi trường từ hoạt động giết mổ
2.3.1 Mức độ ô nhiễm
Theo thống kê mới nhất từ Sở Công Thương, mỗi ngày ở mỗi thành
phố lớn tiêu thụ hơn 450 tấn thịt gia súc, gia cầm, với nguồn cung ứng từ hàng
trăm điểm giết mổ thủ công tập trung, 5 cơ sở giết mổ công nghiệp (CN) và
khoảng 3.725 lò mổ tại các hộ gia đình. Tuy nhiên, vấn đề đáng bàn là sản phẩm
từ các cơ sở giết mổ thủ công tập trung và hộ gia đình thường hình thành tự
phát, không theo quy định và không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, mặc dù đang cung
cấp trên 80% nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm cho toàn TP. Các công đoạn
thường được tiến hành trên nền đất, nền bê tông không đảm bảo vệ sinh, và
người dân rất thiếu ý thức về vệ sinh giết mổ.
Tại khu vực giết mổ, máu, nội tạng gia cầm chảy lênh láng hòa lẫn trong
nước thải. Gia cầm chưa và đã được giết mổ nằm lẫn lộn, la liệt từ trong ra
ngoài.Chung quanh khu vực giết mổ, máu, nội tạng gia cầm lênh láng hòa lẫn

cùng nước thải
. Gia cầm chưa và đã được giết mổ nằm la liệt, lẫn lộn từ trong ra ngoài. Kinh
khủng nhất là vịt được cắt tiết ngay cạnh bên các xô chất thải lềnh bềnh ruồi
nhặng và những bát tiết này sẽ được dùng để chế biến món tiết canh. Máu, lông
gia cầm, nước thải vương vãi khắp mặt đường gây mùi hôi tanh. Tình trạng
mua bán, giết mổ gia cầm diễn ra tấp nập trên các tuyến đường


Đối với các cơ sở giết mổ nhỏ ở nông thôn diện tích đất rộng thường làm
hệ thống xử lý tự chảy qua hầm kỵ khí( kiểu hầm tự hoại) hoặc túi biogas. Nước
thải sau khi xử lý chảy ra hồ tự thấm. Nhiều chủ cơ sở không nhận thức được sự
nguy hại của chất thải lò mổ, chỉ xây dựng hệ thống xử lý chất thải để đối phó,
không vận hành, không kiểm tra, không tu bổ, sửu chữa
2



Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề:
Xã hội ngày một phát triển, kéo theo những nhu cầu về thực phẩm
cũng ngày một tăng theo. Những tiêu chí về chọn lựa thực phẩm hàng ngày (
thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, ) cần phải sạch, đảm bảo chất lượng về sức khỏe cũng
như dinh dưỡng đang được người tiêu dùng vô cùng chú trọng.Mặt khác, nhà
nước ta lại rất cần xây dựng một khu tập trung tất cả các nguồn gia súc, gia cầm
thành một điểm để tiến hành xử lý, kiểm tra, kiểm định trước khi giết mổ nhằm
quản lý chặt chẽ việc tiêu thụ gia súc cũng như kiểm soát được dịch bệnh lây lan
một cách dễ dàng hơn, đóng góp đáng kể doanh thu cho ngân sách nhà nước. Đó
chính là nguyên nhân ra đời của hàng loạt các lò mổ trên toàn quốc cũng như
trên khắp thế giới

Nhưng tồn tại song song với nó là những điểm giết mổ không hợp vệ sinh
phân bố rải rác khắp các khu dân cư, đặc biệt là ở khu vực ven thành phố và
vùng nông thôn làm cho lực lượng cán bộ thú y gặp nhiều khó khăn khi thực
hiện kiểm soát giết mổ. Các địa điểm giết mổ này không đảm bảo điều kiện về
vệ sinh an toàn thực phẩm, không quan tâm đến nguồn gốc của gia súc gia cầm,
không có điều kiện giết mổ đảm bảo, không có hệ thống thu gom và xử lí chất
thải do quá trình giết mổ nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các chất
thải được xả tràn lan trong khi giết mổ hay được đổ thẳng xuống sông, cống
thoát nước. Có hàng trăm lò giết mổ trên khắp các tỉnh thành cả nước và Tp
Tuyên Quang cũng là một trong số đó. Vậy đằng sau những hoạt động giết mổ
đó là gì ? Ảnh hưởng đến môi trường sống, con người và sinh vật ra sao ?
Thấy được sự cấp thiết của việc bảo về môi trường, tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài : " Hiện trạng và giải pháp quản lý lò giết mổ tập trung gia
súc, gia cầm tại Thành Phố Tuyên Quang"
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được mức độ ô nhiễm của các cơ sở giết mổ trên địa bàn TP
Tuyên Quang và cơ sở giết mổ tập trung gia súc gia cầm phường Tân Hà
11

- Không khí :Vấn đề nảy sinh chủ yếu là các mùi khó chịu từ các chuồng gia
súc, phân, lòng ruột và từ xử lý nước thải. Thêm vào đó là các chất thải từ trạm
năng lượng, thông khí, rò rỉ chất làm lạnh ( ví dụ như CFC, amoniac) từ các thiết
bị lạnh và khí xả từ các phương tiện vận tải gây ảnh ưởng nghiêm trọng tới sức
khỏe con người và sinh vật
- Chất thải tạo ra gồm có các chất thải từ quá trình giết gia súc cũng như cặn,
dầu, muối thải. Các chất thải độc hại với môi trường như dầu thải cũng có thể
xuất hiện ở đây. Các sản phẩm dư thừa gồm có phân gia súc, lòng ruột, máu, da
động vật, lông, và các thành phần hữu cơ khác.


Ngoài ra, trong khu vực giết mổ mỡ động vật dễ trơn ngã gây nguy hiểm
cho con người. Nước thải chứa chất hữu cơ và Nitrogen cũng như những mầm
bệnh là vi khuẩn Samonella, Shigella, trúng ký sinh trùng, amip, nang bào. Dư
lượng thuốc trừ sâu cũng hiện diện từ xử lý động vật và thức ăn của chúng. Tất
cả những yếu tố trên gây ảnh hưởng trực tiếp cho người tham gia giết mổ và
những người trong khu vực lân cận.(http:/sinhphu.vn)
Khi môi trường từ hoạt động giết mổ gây ô nhiễm, nó không chỉ gây thiệt
hại về kinh tế mà còn gây ảnh hưởng sức khoẻ người dân. Số người mắc các
bệnh về đường tiêu hoá, hô hấp tăng lên và hàng ngàn các bệnh tật khác. Vì vậy
ảnh hưởng của hoạt động giết mổ đến cong người và sinh vật là vô cùng lớn
2.4 Công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động giết mổ hiện nay
Hoạt động giết mổ đã có từ rất lâu , nhưng cũng chính vì nó mà môi
trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Các cơ sở giết mổ không được kiểm
soát chính là nguồn lưu cữu, phát tán mầm bệnh vật nuôi và nguy cơ mất an toàn
vệ sinh thực phẩm. Nhiều chủ cơ sở giết mổ cho biết, làm nghề này đầu tư
không nhiều tiền, không phải thuê mặt bằng và thu nhập cũng khá. Hơn nữa khi
hành nghề, không thấy chính quyền địa phương hoặc cơ quan chức năng nào đến
kiểm tra xem xét. Chính vì những lý do này mà mấy năm gần đây các cơ sở giết
mổ nhỏ lẻ mọc lên ngày một nhiều, mà không có sự quản lý.
Thấy được sự nguy hiểm còn tồn tại từ các mổ UBND các xã phường
trên địa bàn thành phố đã tăng cường phối hợp với các hội, đoàn thể cùng
cấp vận động nhân dân tham gia phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
trên địa bàn. Qua đó, vận động nhân dân nêu cao tinh thần ý thức tự giác
12

phát hiện và khai báo kịp thời những trường hợp kinh doanh động vật, sản
phẩm động vật không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y chưa được kiểm dịch,
kiểm soát giết mổ, không rõ nguồn gốc, bệnh, chết, các hộ chăn nuôi không
chấp hành quy định phòng, chống dịch.

















13

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng môi trường và công tác Bảo vệ Môi trường tại các cơ sở giết mổ gia
súc- gia cầm trên địa bàn TP Tuyên Quang và đặc biệt là cơ sở giết mổ tập
trung gia súc gia cầm phường Tân Hà
- Các hộ tham gia giết mổ , các bên liên quan đến hoạt động giết mổ gia súc –
gia cầm ở các phường, xã trên địa bàn tp Tuyên Quang
- Người dân xung quanh các cơ sở giết mổ bán kính 2km
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa bàn Tp Tuyên Quang bao gồm Phường Tân Hà và 6 phường xung quanh
Tp nơi có các điểm giết mổ tập trung khác (Tràng Đà, Nông Tiến, Tân Quang,
Minh Xuân, Tân Hà, Ỷ La)

- Công ty TNHH một thành viên Dịch Vụ Môi Trường & Quản Lý Đô Thị
Tuyên Quang
- Thời gian thực hiện đề tài từ : 7/3/2014 đến 30/4/2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP Tuyên Quang
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
- Đặc điểm địa hình
- Đặc điểm khí hậu.
- Đặc điểm thuỷ văn
3.3.1.2 Kinh tế - xã hội
- Điều kiện kinh tế.
- Điều kiện văn hóa xã hội.
3.3.2. Đánh giá hiện trạng của các lò giết mổ
- Hiện trạng hoạt động giết mổ gia súc- gia cầm trên địa bàn TP Tuyên Quang
và đặc biệt trên địa bàn phường Tân Hà
- Các công đoạn giết mổ gia súc-gia cầm
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải, chất thải rắn và công tác xử
lý trên địa bàn tp Tuyên Quang
- Ảnh hưởng tới môi trường nước thải
14

- Ảnh hưởng tới môi trường không khí.
- Chất thài rắn và các nguồn phát sinh ra chất thải rắn , ảnh hưởng đến môi trường
và công tác thu gom xử lý
3.3.4. Ý kiến của người dân
3.5. Đề xuất các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP
Tuyên Quang
3.6. Phương pháp nghiên cứu
3.6.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và phương pháp kế thừa

- Thu thập các số liệu thứ cấp về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế xã
hội của địa bàn nghiên cứu.
- Quá trình phát triển của làng nghề.
- Kế thừa lại những kết quả phân tích về môi trường tại địa bàn nghiên
cứu đã được chấp nhận.
3.6.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Điều tra, phỏng vấn bằng cách phát phiếu, phỏng vấn trực tiếp, thông qua
nói chuyện hỏi đáp. Đối tượng phỏng vấn: là chủ các lò mổ và những hộ gia
đình bán kính 1km. Số phiếu điều tra được phát ra là 40 phiếu, số người phỏng
vấn là 40 người.
3.6.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu thứ cấp: Tổng hợp tài liệu để đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội và môi trường của địa bàn nghiên cứu.
- Số liệu sơ cấp: Tổng hợp, thống kê, xử lý toán học.
3.6.4. Phương pháp cảm quan
- Khảo sát thực địa, đánh giá cảm quan về môi trường không khí tại lò giết
mổ và các cơ sở giết mổ khác trên địa bàn tp Tuyên Quang
3.4.5. Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu phân tích
* Mẫu nước:
- Loại mẫu: + Nước thải trực tiếp ra kênh, mương do hoạt động giết mổ
gia súc- gia cầm
+ Nước thải đã chảy qua sông cách mương 80m
- Số lượng lấy mẫu là: 3.
- Vị trí và phương pháp lấy mẫu.
3

- Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước thải và chất thải rắn từ các cơ sở
giết mổ trên địa bàn TP Tuyên Quang, đặc biệt là cơ sở giết mổ tập trung
phường Tân Hà
- Lấy ý kiến của người dân về ảnh hưởng của công tác giết mổ đến môi

trường xung quanh
- Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm và cải thiện nâng cao
chất lượng cho công tác giết mổ trên toàn địa bàn thành phố.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu thu thập cần bao quát , trung thực và chính xác
- Điều tra thực tế các hộ với số liệu sơ cấp- thứ cấp
- Nắm vững luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2005, luật tài nguyên Nước,
các tiêu chuẩn Việt Nam và các văn bản dưới luật của nhà nước và tỉnh ủy TP
Tuyên Quang .
- Đề xuất giải pháp khả thi để phù hợp với tình hình của địa phương
1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường và công tác triển khai thực
hiện việc Bảo vệ Môi trường tại địa phương
- Đề xuất ra được những biện pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng
môi trường tại phường Tân Hà nói riêng và toàn địa bàn thành phố nói chung
*Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Nâng cao kiến thức toàn diện, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực
tế phục vụ cho công tác chuyên môn cho sự nghiệp công tác sau này; vận dụng
và phát huy những kiến thức đã học tập và nghiên cứu vào thực tiễn.









16


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội TP Tuyên Quang
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Tuyên Quang là trung tâm đầu não của toàn tỉnh. Điều kiện cơ
bản tạo nên sự thay đổi bộ mặt của thành phố chính là sự thuận lợi của vị trí địa
lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, cụ thể như sau
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Tuyên Quang có tổng diện tích đất tự nhiên là 11.921.000 ha,
nằm ở trung tâm của tỉnh Tuyên Quang.
Toàn thành phố có đường quốc lộ 2 và quốc lộ 37 chạy qua và cùng với
các tuyến đường liên huyện liên xã, phường tạo thành mạch máu giao thông
chính nối liền các huyện, xã trong khu vực, trung tâm thị xã đồng thời nối liền
với các tỉnh bạn. thuận lợi cho việc lưu thông và phát triển kinh tế, văn hoá, hệ
thống giao thông liên xã, phường, liên thôn đã được trải nhựa và bê tông.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
a. Địa hình
- Phía tả ngạn: Có nhiều đồi núi cao và núi đá thấp, xen kẽ có dải ruộng
hẹp và bãi bồi ven sông lô; gồm xã Tràng Đà và Nông Tiến.
- Phía hữu ngạn: Có các khu dân cư, cánh đồng bồi tích sông lớn nối với
soi bãi tương đối bằng phẳng, cao độ nền từ 20,00 m đến 28,00 m; gồm 3
phường nội thị và 2 xã ngọai Thành.
- Các đồi, gò thấp, sườn thoải dốc dần từ chân núi ra bờ sông, suối, cao độ
từ 30m đến 70m.
b. Địa mạo
- Khu vực ven sông, suối và thung lũng có đất trầm tích, lũ tích bồi tụ có thành
phần cơ giới đất thịt nhẹ và thịt nặng, cao độ từ 22,00 m đến 35,50 m.
- Khu vực sườn đồi ven núi có đất sét, sa thạch và đá tảng bị phong hoá,
có cao độ từ 40 m đến 70 m chủ yếu phải san lấp tại chỗ tạo mặt bằng xây dựng.

- Khu vực đồi, núi đất: Một số khu vực là đồi thấp màu nâu đỏ sẫm pha
lẫn sỏi sạn và đất thịt.

17

- Khu vực núi đá: Tập trung ở hai xã Tràng Đà và Nông Tiến là khu vực
có độ dốc lớn, khai thác mặt bằng xây dựng rất phức tạp. Khu vực này chủ yếu
dùng khai thác vật liệu xây dựng.
4.1.1.3. Khí hậu
Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm của khí
hậu vùng núi phía bắc, một năm chia thành hai mùa: Mùa đông và mùa hè.
a/ Về chế độ nhiệt:
Biên độ nhiệt ngày khá cao từ 7,0 - 7,3
0
C. Tổng tích ôn trong năm đạt
khoảng 8.000 - 8.500
0
C. Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp 23
o
C. sự chênh lệch
nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm tương đối cao. tháng nóng nhất là
tháng 6 -7 nhiệt độ trung bình là 28,0oc, thấp nhất là tháng 12 đến tháng 1 năm
sau nhiệt độ trung bình là 16,0oc. Số giờ nắng trong năm khoảng 1.300 giờ.

Bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình tại thành phố Tuyên Quang

NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG (
0
C)
N/Th


Th1
Th
2
Th3

Th4 Th5

Th6 Th7 Th8 Th9 Th10

Th11

Th12

TB
2005 15,8 17,9

18,9

24,2 29,1

29,4 28,8 28,0

27,8 25,0 21,9 16,4 23,6

2008 15,1 13,7

21,3

24,7 27,0


28,3 28.7 28.6

27,9 25,8 20,4 17,2 23,2

2009 15,2 22,4

21,0

24,7 26,8

29,0 28.7 29.0

28,1 25,9 20,7 19,4 24,2

2010 18,0 20,7

22,1

23,5 28,2

29,6 29.8 27.9

28,0 24,7 20,3 18,3 24,3

2011 12,5 17,6

16,9

23,4 26,4


29,0 29.2 28.4

27,0 23,9 22,2 16,5 22,8

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh năm 2011
)










18


Bảng 4.2. Tổng số giờ nắng trong các tháng tại thành phố Tuyên Quang
TỔNG SỐ GiỜ NẮNG TRONG THÁNG
N/Th Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB TỔNG
2005 38,4 33,3 45,2 94,2 202,7 132,6 209,5 149,3 166,0 140,0 106,5 89,0 117,2 1406,7
2008 60,7 27,0 61,8 69,4 145,8 117,4 151,8 143,1 169,4 113,3 135,6 81,0 106,4 1276,3
2009 84,1 74,6 54,8 101,0 156,1 186,7 155,3 224,6 185,3 134,1 129,4 66,9 129,4 1552,9
2010 48,6 115,4 68,2 80,7 139,2 135,9 202,9 158,4 160,8 145,7 122,4 76,0 120,4 1445,2
2011 1,0 31,3 27,2 70,1 169,6 152,9 198,8 208,4 144,4 108,1 145,7 96,9 112,9 1354,4

b/ Về chế độ mưa:

Với lượng mưa khá lớn, Lượng mưa trung bình năm là 1600mm. Theo
thời gian, lượng mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng
10) trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả
năm và vì vậy thường gây ra những trận lũ lụt. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng
12, tháng 1, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm.
Bảng 4.3. Diễn biến tổng lượng mưa các tháng trong năm
TỔNG LƯỢNG MƯA THÁNG
N/Th Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB TỔNG
2005 18.7 39.6 58.6 40.5 181.2 224.5 328.2 410.9 292.3 9 93 47.9 145.4 1744.4
2006 2.3 24.4 41 19.6 391.3 233.5 262.7 328.5 215.9 83.1 87.3 6.3 141.3 1695.9
2007 2.1 39.1 85.7 135.4 160.2 238.1 317.2 120.8 273.3 45.7 9.9 23.8 120.9 1451.3
2008 12.3 18.4 24.6 129.7 120.8 238.8 523.3 395.7 207.1 154.1 200,1 5,3 169,2 2030,2
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh năm 2011)
c/ Về bốc hơi:
Trong các tháng từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau lượng bốc hơi lớn hơn
lượng mưa. Độ ẩm không khí cao, trung bình cả năm là 84%, độ ẩm cao nhất
vào các tháng 7, 8, 9, 10





19



Bảng 4.4. Diễn biến tổng lượng bốc hơi các tháng tỉnh Tuyên Quang
TỔNG LƯỢNG BỐC HƠI THÁNG
N/Th Th1 Th 2


Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB TỔNG
2005
86 86 86 85 81 83 83 89 85 84 86 81 84,6 1015
2008
82 78 82 84 80 82 82 84 84 85 83 81 82,3 987
2009
77 82 82 81 81 80 85 82 82 82 74 75 80,25 963
2010
82 77 76 85 82 81 80 86 84 80 82 84 81,6 979
2011
80 83 84 84 82 82 83 83 85 84 84 76 82,5 990
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh năm 2011)
4.1.1.4. Thủy văn
Chế độ thuỷ văn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông, ngòi là hệ thống
sông Lô - Gâm: Bắt nguồn từ cao nguyên Vân nam Trung Quốc, chảy qua Hà
Giang, qua thành phố Tuyên Quang: Diện tích lưu vực 29.600km2, Lưu lượng
lớn nhất mùa lũ qmax = 8.890m3/s, lưu lượng trung bình năm mùa lũ qtb =
725m3/s, lưu lượng nhỏ nhất mùa khô qmin = 102m3/s. chế độ dòng chảy mùa
lũ chiếm 70 - 80% tổng lượng nước cả năm.
- Mức độ ngập lũ: Thành phố thuộc khu vực thung lũng nên hàng năm
chịu ảnh hưởng của lũ, mức độ ngập lũ trên các địa bàn theo thống kê, như sau:
+ Mức độ ngập thấp hơn 23,00m; Thường xuyên xảy ra gây ngập úng các
cánh đồng lúa thấp ven sông Lô.
+ Mức độ ngập từ 23,00m - 24,50m với tần suất 80% sẽ gây ngập thêm ở
vùng quảng tường.
+ Mức độ ngập từ 24,50m - 26,04m; Tần suất 50%, diện tích khoảng
85,00 ha.
+ Mức độ ngập từ 26,04m - 28,23m; Tần suất 10%, diện tích ngập khoảng
203 ha
+ Mức độ ngập 28,23m - 29,70m; Tần suất 5%, diện tích ngập rất lớn

+ Mức độ ngập lũ 29,70m - 30,85m và >30,85m thì toàn bộ vùng thung
lũng và những cánh đồng ở phía hữu ngạn sẽ bị ngập gây thiệt hại rất lớn.
4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
4

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái quát chung
2.1.1 Tình hình giết mổ trên thế giới
Thế giới có rất nhiều lò giết mổ gia súc - gia cầm. Phần nhiều là được
hiện đại hóa trên máy móc nhưng cũng có 1 số nơi vẫn tiến hành giết mổ theo
phương pháp thủ công.
Đối với các nước Châu Á việc những lò giết mổ mọc lên đi đôi với việc
tăng trưởng kinh tế xã hội nông thôn đặc biệt là tạo cơ hội việc làm cho những
người thất nghiệp. Đặc biệt là những nước : " Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
,Ấn Độ, Thái Lan, ". Với quốc gia lớn mạnh như Trung Quốc, sau thời kỳ cải
cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì những lò giết mổ hay nói đúng
hơn là làng nghề giết mổ đã tăng doanh thu lên tới tốc độ 20-30 %, giải quyết
được 12 triệu lao động dư thừa ở nông thôn. Hay như quốc gia Nhật Bản được
mệnh danh " Đất nước Mặt Trời Mọc" không chỉ dừng lại ở việc xây dựng ra
những lò giết mổ , sự thành lập " Hiệp hội khôi phục và phát triển làng nghề giết
mổ truyền thống " là hạt nhân cho sự nghiệp khôi phục và phát triển nền kinh tế
đất nước hay tăng đáng kể GDP cho quốc gia
Ngành công nghiệp thực phẩm Thụy Điển, trong đó có ngành giết mổ gia
súc. Gần đây đã tiến hành hợp lý hóa cơ cấu toàn bộ, vấn đề giết mổ gia súc
đang là tâm điểm của ngành công nghiệp thực phẩm nơi đây. Với hơn 50 cơ sở
giết mổ gia súc quy mô lớn, việc cung cấp sản phẩm thịt cho thị trường chủ yếu
nhờ vào các cơ sở hợp tác nông nghiệp vốn chiếm 75% thị phần. Con số này

không nhỏ, nó phục vụ nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng nên việc đảm bảo
vệ sinh, an toàn thực phẩm của các lò mổ cũng đang là vấn đề cần lưu ý.
Một số quốc gia đã thực hiện thành công cách quản lý đầu ra-đầu vào với
lượng gia súc-gia cầm như: Côlômbia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Băng-
la-đét, Malaysia, In-đô-nê-xia…Với phương pháp cho điểm đơn giản để dân
chúng nhận rõ cơ sở nào tuân thủ các tiêu chuẩn chống ô nhiễm của quốc gia và
địa phương; cơ sở nào không tuân thủ. Trung Quốc đã cho phép tính các loại phí ô
nhiễm dựa trên sự thảo luận của cộng đồng. Mức định giá phí ô nhiễm dựa trên mức
độ ô nhiễm, mức dân cư phải hứng chịu hậu quả của ô nhiễm, mức thu nhập bình
21

e. Tài nguyên nhân văn
Các dân tộc sinh sống trên địa bàn thành phố gồm có 08 dân tộc (Kinh,
Tày, Dao, Cao Lan, Nùng, Hoa, Mông, Sán Chày), trong đó dân tộc Kinh chiếm
tỷ lệ nhiều nhất; Trên địa bàn thành phố có các di tích lịch sử đã được nhà nước,
tỉnh công nhận, xếp hạng và nhiều điểm di tích danh thắng khác (gồm 46 di tích)
như: Thành nhà Mạc, đền Hạ, đền Thượng, chùa An Vinh, đền Mỏ Than, đền
Cấm, suối Đát, núi Dùm… là những điểm thu hút khách du lịch, tham quan, lễ
hội mỗi khi đến Tuyên Quang.
4.1.1.6. Thực trạng môi trường
Môi trường trên địa bàn thành phố chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi môi
trường nước, không khí và hệ sinh thái.
a. Môi trường nước
Thành phố chưa có hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn hoàn chỉnh do
vậy nước thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, các bệnh viện và nước thải sinh
hoạt của nhân dân được thải ra sông Lô qua xử lý sơ bộ đã ảnh hưởng lớn đến
nguồn tài nguyên nước trong tương lai của thành phố. Nguồn tài nguyên nước
cần phải được bảo vệ trước tiên bởi nó là nguyên nhân gián tiếp gây ra ô nhiễm
môi trường đất.
b. Vệ sinh và môi trường không khí

- Vệ sinh môi trường đã được các cấp các ngành quan tâm; Công tác thu
gom rác thải, phế thải rắn trong sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn do công ty
quản lý đô thị đảm nhiệm. Do nguồn kinh phí sự nghiệp có hạn và ý thức người
dân chưa cao nên mới đảm bảo được 85% lượng chất thải rắn được thu gom để
xử lý.
- Môi trường không khí của thị xã trong lành, mát mẻ, các tuyến đường
trong thành phố hàng ngày được quét dọn. Vì vậy cơ bản đảm bảo các tiêu
chuẩn về vệ sinh môi trường và cảnh quan.
c. Môi trường đất
Đang bị ảnh hưởng trực tiếp do hoạt động của các Công ty chè, Công ty
giống vật tư của huyện Yên Sơn… do việc sử dụng ngày càng nhiều các loại
thuốc bảo vệ thực nên tác động trực tiếp đến môi trường đất gây ảnh hưởng đến
môi trường của thành phố. Trong tương lai thành phố cần có biện pháp quản lý
phù hợp.
22


4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực
a. Dân số
Theo số liệu thống kê, năm 2011 dân số thành phố có 91.557 người, gồm
27342 hộ. Mật độ dân cư của thành phố là 768 người/km2 cao nhất trên địa bàn
tỉnh;
Năm 2006 tỷ lệ phát triển dân số là 0,61%/năm, đến năm 2011 tỷ lệ phát
triển dân số tự nhiên tăng lên 0,79%.
Trong vài năm gần đây, thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về
dân số, áp dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ
em nên tốc độ phát triển dân số đã có chiều hướng giảm.
Toàn tỉnh có 22 dân tộc anh em sinh sống, bao gồm dân tộc Kinh, Tày,
Dao, Cao Lan, Mông, Sán dìu,…Trong đó dân tộc kinh chiếm 50,75% ; các dân

tộc ít người chiếm 49,25%.
Bảng 4.5. Hiện trạng dân số thành phố Tuyên Quang năm 2010 - 2012
STT TÊN PHƯỜNG NĂM 2010 NĂM 2012
01 Tân Quang 7915 7925
02 Phan Thiết 8663 8564
03 Minh Xuân 9530 9568
04 Ỷ La 4169 4280
05 Tân Hà 9700 9740
06 Hưng Thành 6240 6273
07 Tràng Đà 5457 5973
08 Đội Cấn 7481 7492
09 Thái Long 3298 3285
10 Lưỡng Vượng 6420 6183
11 An Khang 4025 4011
12 An Tường 11947 11983
13 Nông Tiến 6226 7925
TỔNG 91.071 91.557
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2012)
b. Lao động, việc làm và thu nhập
23

Năm 2012 thành phố có 35.083 lao động trong độ tuổi, chiếm 62,12% dân
số. Trong đó: lao động nam 17.563 người; lao động nữ 17.520 người; lao động
trong khu vực thành thị 16.474 người, khu vực nông thôn 18.609 người.
Năm 2012 thu nhập bình quân đầu người thành phố là 3.183.000
đồng/tháng. Mức bình quân lương thực đầu người đối với hộ nông nghiệp đạt
827kg/người/năm.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế thành phố Tuyên Quang trong những năm qua
đã có nhiều thay đổi, cụ thể như sau.

a. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế có những
chuyển biến tích cực, ngày càng tăng, bình quân hàng năm 12% (của tỉnh là
11,04%) nên đã đáp ứng được những mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Tổng giá
trị hàng hoá xuất khẩu ước 12,9 triệu USD đạt 444,8% kế hoạch (kế hoạch 2,9
triệu USD)
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của thành phố trong những năm qua đã có sự chuyển dịch
theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- tiểu chủ công nghiệp; thương
mại -dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông- lâm nghiệp.
Năm 2012 cơ cấu kinh tế của thành phố, như sau:
+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp : 40%.
+ Thương mại, dịch vụ, du lịch : 53%.
+ Nông, lâm nghiệp: 07%.
c. Công nghiệp, dịch vụ
- Công nghiệp: Có bước phát triển khá, giá trị đạt 375 tỷ đồng ( 47,3% kế
hoạch). Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 170 tỷ
đồng, đạt 44,2% kế hoạch so với cùng kỳ năm 2011 tăng 36,4%. Giá trị sản xuất
công nghiệp ước 1.562 tỷ đồng đạt 98% (kế hoạch 1.594,0 tỷ đồng). Một số sản
phẩm chủ yếu như xi măng đạt 200.000 tấn /năm, tăng 97,6%; đường kính 8.000
tấn/năm, tăng 6,6% so với năm 2011. Hiện trên địa bàn có 25 doanh nghiệp Nhà
nước, trong đó có 13 doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá.
- Thủ công nghiệp: Được quan tâm, tạo điều kiện để phát triển các ngành
nghề. Năm 2011 có 4.220 hộ sản xuất thủ công nghiệp, tăng 1.022 hộ so với
24

năm 2010. Số hộ làm thủ công nghiệp làm thủ công nghiệp tăng khá, năm 2012
có 2.030 hộ tăng 585 hộ so với năm 2011 chiếm 48,1% số hộ sản xuất thủ công
nghiệp.
- Dịch vụ: Thị trường đã có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều thành

phần kinh tế. Thành phố đã đầu tư xây dựng khu trung tâm thương mại Tân trào,
nâng cấp và sắp xếp lại hoạt động của chợ Tam Cờ, tăng lượng hàng hoá và quy
mô kinh doanh trở thành chợ trung tâm cung cấp hàng hoá cho các địa phương
trong và ngoài tỉnh; làm mới 5 chợ của các xã. Hoạt động sản xuất kinh doanh
dịch vụ được duy trì và giữ ổn định, tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu ước 12,9
triệu USD đạt 444,8% kế hoạch (tăng 11,71 triệu USD so với năm 2011). Tổng
mức bán lẻ hàng hóa 4.600 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch (tăng 9,8% so với năm
2011).
d. Nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản
- Về trồng trọt: Tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo đúng kế
hoạch, thời vụ sản xuất, tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa, ngô và
cây hoa màu. Tổng sản lượng lương thực 16.243/16.940 tấn đạt 95,9% kế hoạch.
Xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2012 -
2015; thực hiện 6 dự án lúa chất lượng cao với diện tích 407,58 ha, 3 dự án chăn
nuôi lợn tập trung tại xã Thái Long và xã Đội Cấn; tổ chức thực hiện 9 mô hình
trình diễn và khảo nghiệm các loại giống cây trồng, vật nuôi mới (8 mô hình cây
trồng, 01 mô hình vật nuôi).
- Về chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định: Tổng đàn trâu
2.126 con đạt 81% kế hoạch, đàn bò 660 con đạt 74,6% kế hoạch, đàn lợn
21.697 con đạt 114,8% kế hoạch, đàn gia cầm 209.000 con đạt 91,3% kế hoạch.
- Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp của thành phố không nhiều, chiếm
28,6% tổng diện tích tự nhiên, nhưng lại chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích
đất nông nghiệp của thành phố. Hiện có 1.239 ha đất rừng, có 58,2% là đất rừng
sản xuất, còn lại 41,8% rừng phòng hộ, độ che phủ rừng đạt 62%.
- Thủy sản: Trong những năm diện tích nuôi trồng thuỷ sản có tăng nhưng
chậm. Năm 2011 toàn thành phố có 63 ha đất cho nuôi trồng thuỷ sản với tổng
sản lượng thuỷ sản toàn thành phố đạt 172 tấn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu tiêu thụ của thành phố.


×