Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh giun móc ở chó tại một số xã, phường thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 61 trang )


i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN






NGUYỄN KIM DOAN


Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, BỆNH LÝ, LÂM
SÀNG BỆNH GIUN MÓC Ở CHÓ TẠI MỘT SỐ XÃ, PHƯỜNG
THUỘC THỊ XÃ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG, TRỊ”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Thú y
Khoa :Chăn nuôi - Thú y
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: Th.S La Văn Công
TS. Nguyễn Thị Ngân


Thái Nguyên, năm 2014



ii
LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi thú y, em đã được thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp tại thị xã
Sông Công – tỉnh Thái Nguyên. Đến nay em đã hoàn thành đợt thực tập tốt
nghiệp và khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mở đầu bài khóa luận em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám
hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa, tập thể các thầy cô giáo trong khoa
Chăn nuôi thú y – Trường đại học Nông Lâm đã tận tình giảng dạy, dìu dắt
em trong suốt quá trình học tập và đợt thực tập tốt nghiệp này.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo ThS. La Văn Công và
cô giáo TS. Nguyễn Thị Ngân đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin cảm ơn trạm thú y thị xã Sông Công, các phòng ban liên
quan đã tạo điều kiện để em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này.
Nhân đây em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân, bạn
bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên em trong suốt đợt thực tập và hoàn
thiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2014
Sinh viên



Nguyễn Kim Doan




iii
LỜI MỞ ĐẦU

Trong suốt quá trình giảng dạy và đào tạo, Trường đại học Nông Lâm
Thái Nguyên luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập và rèn luyện để
nắm vững kiến thức và nâng cao chất lượng giáo dục. Với phương châm “học
đi đôi với hành”, sau thời gian lên giảng đường thì sinh viên được thực hành
ngoài môi trường, xã hội nhằm nắm chắc và củng cố kiến thức đã học. Do vậy
thực tập tốt nghiệp giữ vai trò quan trọng trong chương trình học tập tại các
trường đại học. Vì giai đoạn thực tập chính là cơ hội để sinh viên củng cố và
hệ thống lại kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tiễn
sản xuất, rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn để tạo tiền đề cho
công việc sau khi ra trường.
Nhận biết được tầm quan trọng trên, với sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, giáo viên
hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở thực tập, em đã về thực tập tại thị xã
Sông Công – tỉnh Thái Nguyên và tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh giun móc ở chó tại một số xã,
phường thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng, trị”.
Do thời gian thực tập có hạn, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm còn
nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Vậy em kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa và bạn bè, đồng nghiệp
để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!




iv
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1 Diện tích sản lượng một số cây trồng chính (2012 – 2013) 5

Bảng 1.2. Số lượng gia súc, gia cầm của thị xã Sông Công 2012 - 2013 6

Bảng 1.3. kết quả phục vụ sản xuất 12

Bảng 2.1. Tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó (qua xét nghiệm phân) 36

Bảng 2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun móc ở chó (qua mổ khám) 37

Bảng 2.3. Tỷ lệ nhiễm giun móc ở một số loại chó nuôi tại Thái Nguyên 39

Bảng 2.4. Tỷ lệ nhiễm giun móc theo tuổi của chó nuôi 40

Bảng 2.5. Tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó theo mùa vụ 42

Bảng 2.6. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị bệnh giun móc 43

Bảng 2.7. Bệnh ở cơ quan tiêu hoá chó bị bệnh giun móc 44

Bảng 2.8. Hiệu lực của một số loại thuốc tẩy giun móc cho chó 45

Bảng 2.9. Độ an toàn của một số thuốc điều trị bệnh giun móc cho chó 46

















v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó (qua xét nghiệm phân) 37

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun móc ở chó (qua mổ khám) 38

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nhiễm giun móc ở một số loại chó nuôi tại Thái Nguyên 40

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nhiễm giun móc theo tuổi của chó nuôi 41

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó theo mùa vụ 42


vi
MỤC LỤC
PHẦN 1

CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1

1.1.


ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1

1.1.1.

Điều kiện tự nhiên 1

1.1.2.

Điều kiện về kinh tế xã hội 2

1.1.3.

Giao thông vận tải 3

1.1.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp 3

1.1.5.

Đánh giá chung 7

1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT 8

1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 8

1.2.2. Phương pháp tiến hành 8

1.2.3. Công tác khác 11

1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 12


1.3.1. Kết luận 12

1.3.2. Đề nghị 13

PHẦN 2

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 14

2.1. MỞ ĐẦU 14

2.1.1. Đặt vấn đề 14

2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 15

2.1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 15

2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 16

2.2.2. Đặc điểm sinh học của giun móc ký sinh ở chó 16

2.2.3. Đặc điểm dịch tễ bệnh giun móc ở chó 19

2.2.4. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun móc chó 21

2.2.5. Phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hoá chó 23

2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 27

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 27


2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 28

2.4. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29


vii
2.4.1. Đối tượng nghiên cứu 29

2.4.2. Vật liệu nghiên cứu 29

2.4.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 29

2.4.4. Nội dung nghiên cứu 30

2.4.5. Phương pháp nghiên cứu 30

2.4.6. Phương pháp sử lý số liệu 35

2.5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36

2.5.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun móc ở chó tại thị xã Sông Công, tỉnh
Thái Nguyên 36

2.5.2. Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của chó bị nhiễm giun móc 43

2.5.3. Kết quả thử nghiệm các loại thuốc tẩy giun móc cho chó 45

2.5.4. Độ an toàn của một số thuốc điều trị bệnh giun móc cho chó 46


2.6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46

2.6.1. Kết luận 46

2.6.2. Tồn tại 48

2.6.3. Đề nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49













viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Acylostoma spp. : loài Ancylostoma
A. caninum : Ancylostoma caninum
A. braziliense : Ancylostoma braziliense
cs : cộng sự
ĐVT : đơn vị tính

T. canis : Toxocara canis
T. leonina : Toxocara leonina
TT : thể trọng
T. vulpis : Trichocephalus vulpis
S. lupi : Spirocerca lupi
U. stenocephala : Uncinaria stenocephala















1
PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Sông Công là thị xã duy nhất và nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp huyện Phổ Yên.

- Phía Đông giáp xã Lương Sơn – thành phố Thái Nguyên
- Phía Tây giáp huyện Phổ Yên.
Thị xã Sông Công ban đầu gồm 3 phường: Lương Châu, Mỏ Chè, Thắng
Lợi và 3 xã Cải Đan, Tân Quang, Bá Xuyên. Về sau thành lập phường Phố
Cò, xã Vĩnh Sơn, xã Cải Đan chuyển thành phường Cải Đan.
1.1.1.2. Địa hình, địa chất
Địa hình tương đối bằng phẳng, mang đặc điểm của miền trung du, nền
dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, có nhiều ngọn núi cao vài
trăm mét. Nơi cao nhất trong khu vực nội thị là ngọn núi Tảo (54 m), cao độ
nền trung bình thường ở mức 15 – 17 m.
- Vùng Gò Đầm có nền đất tốt, cường độ chịu lực R = 2 - 2,5 Kg/cm
2
.
- Vùng ven sông địa hình lòng chảo có cường độ chịu lực thấp hơn R = 1
- 1,5 Kg/cm
2
.
- Mực nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 4 – 5 m.
1.1.1.3. Khí hậu
Thị xã Sông Công thuộc vùng trung du Bắc Bộ.
- Nhiệt độ không khí trung bình 23°C, nhiệt độ tháng cao nhất là 28,9°C,
nhiệt độ tháng thấp nhất là 13,7°C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,4°C và nhiệt
độ thấp tuyệt đối là 3°C.

2
- Độ ẩm trung bình năm (%): 82%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là
86%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 78%, độ ẩm thấp tuyệt đối là 16%.
- Lượng mưa trung bình hàng năm là 2168 mm, số ngày mưa hàng năm
là 142 ngày, lượng mưa tháng lớn nhất là 443 mm, lượng mưa tháng nhỏ nhất
22 mm, số ngày mưa trên 50 mm là 12 ngày, số ngày mưa trên 100 mm là 2 –

3 ngày, lượng mưa ngày lớn nhất là 353 mm, lượng mưa tháng lớn nhất là
1103 mm, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đến cuối mùa và đạt tới mức lớn
nhất vào tháng 8.
1.1.1.4. Thủy văn
Sông Công bắt nguồn từ vùng Đèo Khế, tỉnh Thái Nguyên, chảy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sau khi ra khỏi hồ Núi Cốc (ở phía Tây thành
phố Thái Nguyên), nó chia thành hai nhánh. Nhánh chính chảy qua trung tâm
thị xã Sông Công, qua huyện Phổ Yên để hội lưu với sông Cầu từ bên phải tại
ranh giới ba xã Thuận Thành (huyện Phổ Yên), Trung Giã (huyện Sóc Sơn,
Hà Nội) và Hợp Thịnh (huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang). Nhánh phụ nhỏ hơn
chảy qua phía Bắc thị xã Sông Công, huyện Phú Bình rồi chảy vào huyện Phổ
Yên để nối với sông Cầu tại ranh giới ba xã Tân Phú, Thuận Thành (huyện
Phổ Yên), Đại Thành (huyện Hiệp Hòa).
Sông Công dài 96 km. Diện tích lưu vực 951 km², cao trung bình 224 m,
độ dốc trung bình 27,3%, mật độ sông suối 1,20 km/km². Tổng lượng nước
0,794 km³ ứng với lưu lượng trung bình năm 25 m³/s, mô đun dòng chảy năm
26 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 74,7% lượng nước cả năm;
tháng 8 có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 19,30% lượng nước cả năm;
tháng cạn kiệt nhất chiếm 1,8% lượng nước cả năm.
1.1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội
Thị xã Sông Công đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và
phát triển đô thị, do vậy diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để phát triển

3
công nghiệp và đô thị ngày càng tăng, dự kiến trong giai đoạn 2015 - 2020 đất
nông nghiệp sẽ giảm khoảng 582 ha. Trong những năm qua việc chuyển dịch
cơ cấu lao động trong nông nghiệp - nông thôn đã đạt được những kết quả
tích cực, song sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực này còn diễn ra
chậm. Cùng với quá trình phát triển công nghiệp và đô thị nên tốc độ gia tăng
dân số cơ học khá nhanh. Năm 2013, dân số toàn thị xã gần 5 vạn người,

trong đó dân số sống trong khu vực nông nhiệp - nông thôn chiếm trên 50%,
lao động nông nghiệp chiếm gần 50% lực lượng lao động của thị xã. Đặc biệt
trên địa bàn thị xã có 2 trường cao đẳng dạy nghề, 1 khu công nghiệp tập
trung và 3 cụm công nghiệp nhỏ đã tạo ra một thị trường tiêu thụ nông sản
rất lớn.
1.1.3. Giao thông vận tải
Thị xã Sông Công có tuyến đường quốc lộ 3 chạy dọc qua thị xã, đây là
điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã với
các địa phương khác trong vùng.
Các tuyến đường, phố chính:
- Đường Cách mạng tháng 10
- Đường Thắng Lợi
- Đường 3/2
- Đường Cách mạng tháng tám
- Đường Thống Nhất
- Đường 30/4
1.1.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.4.1. Trồng trọt
*Trên đất sản xuất cây hàng năm:
- Trên đất sản xuất cây hàng năm đã có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu
mùa vụ theo hướng đưa các giống ngắn ngày vào sản xuất để mở rộng diện

iii
LỜI MỞ ĐẦU

Trong suốt quá trình giảng dạy và đào tạo, Trường đại học Nông Lâm
Thái Nguyên luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập và rèn luyện để
nắm vững kiến thức và nâng cao chất lượng giáo dục. Với phương châm “học
đi đôi với hành”, sau thời gian lên giảng đường thì sinh viên được thực hành
ngoài môi trường, xã hội nhằm nắm chắc và củng cố kiến thức đã học. Do vậy

thực tập tốt nghiệp giữ vai trò quan trọng trong chương trình học tập tại các
trường đại học. Vì giai đoạn thực tập chính là cơ hội để sinh viên củng cố và
hệ thống lại kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tiễn
sản xuất, rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn để tạo tiền đề cho
công việc sau khi ra trường.
Nhận biết được tầm quan trọng trên, với sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, giáo viên
hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở thực tập, em đã về thực tập tại thị xã
Sông Công – tỉnh Thái Nguyên và tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh giun móc ở chó tại một số xã,
phường thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng, trị”.
Do thời gian thực tập có hạn, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm còn
nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Vậy em kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa và bạn bè, đồng nghiệp
để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!




5
Bảng 1.1 Diện tích sản lượng một số cây trồng chính (2012 – 2013)
Loại cây trồng
Diện tích
gieo trồng
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Năng suất

trung bình

(tạ/ha)
Cây rau 381,4 4.185,7 109,7
Lúa lai 100 580 58
Lúa thuần chất lượng cao 180 720 40
Khoai tây: 7 84 120

* Một số kết quả đạt được cụ thể như sau:
- Trồng mới và trồng lại các giống chè giâm cành có năng suất, chất
lượng cao trong giai đoạn 2009 - 2013 đạt 94,9 ha, nâng tỷ lệ diện tích chè
giống mới trên địa bàn từ 22,6% lên 32,6%. Tổng diện tích chè hiện có đến
năm 2013 = 722,3 ha (chè cành = 235,6 ha), năng suất chè tăng trung bình
1,9%/năm, hiện tại năng suất trung bình đạt 90,4 tạ búp tươi/ha/năm.
- Tổng diện tích trồng mới và trồng lại rừng bằng cây keo đảm bảo chất
lượng giống để thay thế cho diện tích rừng PAM trồng cây bạch đàn và một
phần đất nông nghiệp kém hiệu quả (vườn tạp, gò bãi ) trong giai đoạn 2009
– 2013 đạt ha 661,7, trong đó:
+ Trồng tập trung = 495,4 ha (Giai đoạn 2009 – 2013).
+ Trồng cây phân tán = 166,3 ha.
1.1.4.2. Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi đã có sự chuyển dịch theo hướng phát triển chăn nuôi tập
trung, đối tượng phát triển là những loại gia súc - gia cầm có giá trị kinh tế cao,
có khả năng tham gia xuất khẩu được như lợn nạc, lợn sữa, bò lai sind Tổng
đàn vật nuôi hàng năm đều tăng, tốc độ tăng trưởng ngành đạt > 4,5 %/năm. Tuy
nhiên, sự phát triển còn mang nhiều tính tự phát, số gia trại và trang trại còn ít,

6
tốc độ gia tăng chậm, chăn nuôi vẫn chủ yếu phát triển ở quy mô nhỏ, phân tán
nên việc kiểm soát dịch bệnh gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả của công tác

phòng chống dịch nói riêng và hiệu quả chăn nuôi còn thấp, kém tính bền vững
và ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống.
Bảng 1.2. Số lượng gia súc, gia cầm của thị xã Sông Công 2012 - 2013
Loại gia súc ĐVT Số lượng
Đàn Trâu Con 4.853
Đàn Bò Con 1.980
Đàn Lợn con 18.970
Gia cầm 1.000 con 358

Kết quả đạt được:
- Trong những năm qua, sự chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông
nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu cây trồng - vật nuôi đang
từng bước được đẩy mạnh. Mô hình phát triển kinh tế trang trại có sự phát
triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
- Do tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất
cây trồng - vật nuôi không ngừng tăng lên. Do vậy, mặc dù diện tích đất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhưng phát triển công nghiệp và đô thị giá trị sản
xuất vẫn đạt mức tăng trưởng khá, nên an ninh lương thực trên địa bàn vẫn đảm
bảo, sản xuất bước đầu đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa.




7
1.1.5. Đánh giá chung
1.1.5.1. Thuận lợi
Từ những nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở trên, thị xã
Sông Công có những thuận lợi cơ bản để phát triển kinh tế – xã hội.
Với vị trí địa lý thuận lợi, cùng những tuyến đường chính, đặc biệt là
đường quốc lộ 3 chạy qua tạo cho thị xã Sông Công thuận lợi trong việc giao

lưu phát triển kinh tế, văn hóa và quốc phòng với các xã, phường (trong thị
xã), các huyện và các tỉnh lân cận.
Hiện tại thị xã Sông Công đã và đang xây dựng những khu công nghiệp
lớn góp phần vào sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà nói chung và
cho thị xã nói riêng.
1.1.5.2. Tồn tại, hạn chế
- Mặc dù đã đạt được một số kết quả cụ thể nêu trên, tuy nhiên chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nông - lâm nghiệp - thuỷ sản trên địa bàn thị xã còn
diễn ra chậm và phân tán nhỏ lẻ nên chưa hình thành được những mô hình
điểm nổi bật trong chuyển dịch cơ cấu, chưa hình thành được các vùng sản
xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá, sản xuất còn mang tính tự phát,
thiếu tính bền vững và ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất trên địa bàn,
chưa khai thác được hiệu quả các tiềm năng về: đất đai, thủy lợi, thị trường
cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Việc triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trên địa bàn
còn chưa rộng khắp trên các lĩnh vực. Hiệu quả của việc ứng dụng khoa học
công nghệ còn chưa đáp ứng được với yêu cầu của mục tiêu đẩy mạnh công
nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế nên giá trị sản xuất, hiệu quả kinh tế và
thu nhập của nông dân còn thấp. Thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ
cho phát triển sản xuất còn chậm.

8
* Nguyên nhân
- Trong công tác lãnh đạo - chỉ đạo ở một số cơ sở còn chưa quyết liệt,
thiếu cụ thể nên chưa phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong
việc tổ chức thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp -
nông thôn. Chính quyền cơ sở còn chưa chủ động trong việc xây dựng nội
dung cũng như trong công tác phối hợp triển khai thực hiện các chương trình
kinh tế - kỹ thuật trọng điểm trên địa bàn, do vậy nhiều chương trình kinh tế
kỹ thuật, mô hình chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất được đánh

giá là rất hiệu quả song lại không nhân rộng được ra đại trà.
- Do một bộ phận người lao động (chủ yếu là lao động trẻ) trong nông
nghiệp đã chuyển sang hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề khác có thu
nhập cao hơn, mặt khác giá vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất vẫn tăng và đứng
ở mức cao trong khi đó giá hàng hóa nông sản tăng không tương xứng nên
các hộ nông dân có xu hướng giảm cả về qui mô và mức đầu tư cho sản xuất.
- Việc đầu tư cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông
nghiệp còn thấp, công tác tuyên truyền vận động còn hạn chế nên chưa phát
huy được các nguồn lực trong nhân dân để đầu tư cho phát triển sản xuất.
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Công tác thú y
- Tiêm phòng vaccine cho đàn chó trong vụ hè thu (tháng 9).
- Phun thuốc sát trùng chuồng trại theo quy trình vệ sinh thú y.
- Điều trị và chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở đàn vật nuôi.
- Tham gia các công tác khác.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
1.2.2.1. Công tác thú y
- Công tác vệ sinh trong chăn nuôi:

iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Diện tích sản lượng một số cây trồng chính (2012 – 2013) 5

Bảng 1.2. Số lượng gia súc, gia cầm của thị xã Sông Công 2012 - 2013 6

Bảng 1.3. kết quả phục vụ sản xuất 12

Bảng 2.1. Tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó (qua xét nghiệm phân) 36


Bảng 2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun móc ở chó (qua mổ khám) 37

Bảng 2.3. Tỷ lệ nhiễm giun móc ở một số loại chó nuôi tại Thái Nguyên 39

Bảng 2.4. Tỷ lệ nhiễm giun móc theo tuổi của chó nuôi 40

Bảng 2.5. Tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó theo mùa vụ 42

Bảng 2.6. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị bệnh giun móc 43

Bảng 2.7. Bệnh ở cơ quan tiêu hoá chó bị bệnh giun móc 44

Bảng 2.8. Hiệu lực của một số loại thuốc tẩy giun móc cho chó 45

Bảng 2.9. Độ an toàn của một số thuốc điều trị bệnh giun móc cho chó 46

















10
- Trị bệnh:
Tiêm Baytrilmax: 1ml/13 kg TT.
Catosal 10%: 1ml/5 – 10kg TT.
Kết quả điều trị bệnh khỏi: 8/9 con
*Bệnh tiêu chảy lợn
- Triệu chứng : Trong đàn lợn xuất hiện một số con ỉa phân nhão sau đó
chuyển sang ỉa chảy, phân màu nâu nhạt, có con màu đen. Lợn kém ăn, bỏ ăn,
gầy dần.
- Điều trị : Đối với lợn con theo mẹ: dùng thuốc Norgencin (huyễn dịch
uống, thành phần: Norfloxacin, Atropin sulfate). Liều 0,5ml/10kg TT/ngày,
B.complex 3ml/con/ngày, dùng liên tục 5 ngày.
Đối với lợn choai: Dùng Norfacoli (dung dịch tiêm, thành phần có
Norfloxacin), liều điều trị 1ml/40kg TT/ngày, dùng liên tục 5 ngày
Hộ lý: Nhốt riêng những con lợn bị bệnh, không chăn thả ngoài bãi,
tằng cường vệ sinh chuồng trại
- Kết quả điều trị bệnh khỏi: 7/8 con.
*Bệnh ghẻ lợn
-Triệu chứng: con vật bị bệnh thường có biểu hiện ngứa nhiều, gãi
bằng chân, cọ sát vào tường, máng ăn và cả những con bên cạnh. Lông rụng
thành từng đám tròn, lúc đầu chỉ 2 – 3cm sau ngày càng lan rộng ra xung
quanh. Những chỗ ngứa đều có mụn nước, con vật gãi, cọ sát làm mụn nước
vỡ ra để lại những vết sẹo và tạo thành vẩy màu nâu, chỗ lông rụng tiếp tục
lan rộng và nối nhau thành những mảng ngày càng lớn. Lợn bị bệnh thường
có mùi rất hôi.
- Điều trị: bắt từng lợn ghẻ tắm nước xà phòng, đợi khô da thì bôi thuốc
sát trùng lên các vùng bị ghẻ (dùng dung dịch Han - Iodin 10% pha với nước


11
sạch theo tỷ lệ 1:1). Sau đó bôi D.E.P vào những vùng bị ghẻ (hộp thuốc
D.E.P dành cho người), những con bị nặng thì sau 2 ngày thì điều trị như trên
Hộ lý: Bệnh ghẻ lây nhiễm trực tiếp qua tiếp xúc nên bị nhốt tách lợn
ghẻ với lợn bệnh. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, tổng vệ sinh chuồng trại,
quét nước vôi đặc lên tường, nền chuồng.
- Kết quả điều trị khỏi bệnh 8/8 con.
* Bệnh viêm phổi lợn
- Triệu chứng lợn gầy yếu, kém ăn, ít vận động, sốt nhẹ, con vật ho kéo
dài, ho nhiều vào buổi sáng và buổi tối, khi ho có dịch bài tiết ra, lợn khó thở,
thở nhanh, bụng thóp lại, lợn hay mắc sau những đợt éo dài và thay đổi thời
tiết đột ngột
- Điều trị: Lincomycin 1ml/10kg TT, tiêm bắp
B.complex 2ml/con, tiêm bắp
Liệu trình: Tiêm 2 lần trên ngày, tiêm liên tục 5 ngày, những con vẫn
còn triệu chứng thì nghỉ 3 ngày rồi tiếp thục điều trị 3 ngày
Hộ lý: nhốt riêng lợn bị bệnh, không cho lợn ra ngoài khi trời mưa, giữ
chuồng sạch sẽ, khô ráo, cho lợn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Kết quả điều trị khỏi bệnh 7/9 con.
1.2.3. Công tác khác
Ngoài việc chẩn đoán, phòng trị cho đàn gia súc tại địa bàn thị xã Sông
Công, chúng tôi còn tham gia một số công việc khác như:
- Thiến lợn đực từ 10 – 12 ngày tuổi.
- Tiêm sắt cho lợn con từ 3 – 4 ngày tuổi.
- Dọn dẹp vệ sinh môi trường.




12

Bảng 1.3. kết quả phục vụ sản xuất
STT

Nội dung Số lượng
Kết quả
(an toàn/khỏi)
Tỷ lệ
(%)
1
Tiêm phòng An toàn
Vaccine Rabicin 80 80 100
2
Điều trị bệnh Khỏi
Bệnh tiêu chảy phân
trắng lợn con
9 8 88,89
Bệnh tiêu chảy lợn 8 7 87,50
Bệnh ghẻ lợn 8 8 100
Bệnh viêm phổi lợn 9 7 77,78
3
Công tác khác An toàn 100
Tiêm sắt cho lợn con 90 An toàn 100
Thiến lợn đực 60 An toàn 100

1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.3.1. Kết luận
Trong quá trình thực tập tại cơ sở, nhờ sự giúp đỡ tận tình của cán bộ
thú y và sự nỗ lực của bản thân, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất đã
giúp em:
Củng cố và nâng cao tay nghề tiêm phòng.

Biết cách chẩn đoán một số bệnh thường gặp trên đàn vật nuôi và xác
định biện pháp điều trị.
Sau đợt thực tập này em nhận thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn,
chịu khó học hỏi những kinh nghiệm của người đi trước kết hợp với lý thuyết
đã được học ở trường để hoàn thiện kiến thức của mình.


13
1.3.2. Đề nghị
Qua thời gian thực tập tại cơ sở em nhận thấy còn một số tồn tại cần
được khắc phục để nâng cao hiệu quả công việc:
-Với công tác thú y:
Tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và thực hiện tốt công tác vệ
sinh thú y.
Đưa khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, cố gắng thực hiện tốt
phương hướng đã đề ra.
-Với địa bàn thị xã:
Địa bàn thị xã rộng lớn, dân cư phân bố không đều do đó cần phát huy
và ngày càng phải nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ tại cơ sở.
Thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho bà
con nông dân trong thị xã.
















v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó (qua xét nghiệm phân) 37

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun móc ở chó (qua mổ khám) 38

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nhiễm giun móc ở một số loại chó nuôi tại Thái Nguyên 40

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nhiễm giun móc theo tuổi của chó nuôi 41

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó theo mùa vụ 42


15
các nhà khoa học đã xác định được rất nhiều loài ký sinh trùng ký sinh và gây
bệnh cho chó với những đặc điểm âm ỉ, kéo dài, làm chó suy dinh dưỡng, dễ
mắc các bệnh kế phát, trong đó đáng kể nhất là những ký sinh trùng ký sinh ở
đường tiêu hóa như giun đũa, giun tóc, giun móc và sán dây, những ký sinh
trùng này đã gây nhiều thiệt hại cho sức khoẻ và sự phát triển của đàn chó.
Ở nước ta hiện nay, việc nuôi và phát triển đàn chó vẫn còn theo tập
quán cũ, chó được nuôi thả tự do, thức ăn mang tính tận dụng nên tình trạng
chó nhiễm các loài ký sinh trùng là rất phổ biến và tỷ lệ nhiễm khá cao. Để
tiến hành các nghiên cứu nhiều mặt về giun, sán ký sinh cũng như đề ra được
những biện pháp phòng trừ có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế từng

nơi, nhằm hạn chế tác hại do các bệnh giun, sán ký sinh ở chó thì nghiên cứu
về thành phần loài, tình trạng nhiễm các loài giun, sán nói chung, các loài
giun tròn đường tiêu hoá nói riêng ở chó là cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý lâm sàng bệnh giun móc ở
chó tại một số xã, phường thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và
biện pháp phòng, trị”.
2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun móc ở chó tại tỉnh
Thái Nguyên.
- Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý lâm sàng của chó bị bệnh giun móc.
- Xác định hiệu lực thuốc tẩy trừ giun móc cho chó.
2.1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1.3.1. Ý nghĩa khoa học

16
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học bổ sung và hoàn thiện
thêm các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và bệnh học của bệnh giun tròn ký
sinh ở đường tiêu hoá của chó trong điều kiện chăn nuôi hiện nay ở nước ta.
2.1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những minh chứng về tác hại của một
số loài giun móc ký sinh trên chó, đồng thời là những khuyến cáo có ý nghĩa
cho những hộ gia đình nuôi chó ở Thị xã Sông Công – tỉnh Thái Nguyên và
các địa phương khác.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bệnh ký sinh trùng tiêu hóa chủ yếu là những bệnh tiến triển ở thể mãn
tính, triệu chứng không rõ ràng. Vì vậy, những gia súc này trở thành nguồn
lây nhiễm cho gia súc khỏe mạnh, làm cho bệnh càng có điều kiện phát sinh
mạnh, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của con vật.

2.2.2. Đặc điểm sinh học của giun móc ký sinh ở chó
Vị trí của giun móc trong hệ thống phân loại động vật:
Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [22]; Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [16]
thì vị trí của giun móc trong hệ thống phân hoại động vật như sau:
Lớp giun tròn Nematoda
Phân lớp Secernentea Linstow, 1995
Bộ Rabditida Chitwood, 1993
Phân bộ Strongylata Railliet et Henry
Họ Ancylostomidae Loss, 1905
Giống Ancylostoma Dubini, 1893
Loài Ancylostoma caninum Ercolani, 1859
Loài Ancylostoma braziliense Faria, 1910
Giống Uncinaria Froelich, 1789

17
Loài Uncinaria stenocephala
Giun móc ký sinh ở ruột non của chó, mèo, đôi khi thấy ở người. Giun
móc có chu kỳ đơn giản, ấu trùng phát triển không qua ký chủ trung gian nên
có nhiều phương thức truyền bệnh (qua da, qua đường miệng, truyền từ mẹ
sang con). Ấu trùng trong quá trình di hành sẽ gây tổn thương ở các cơ quan
(da, phổi, niêm mạc ruột, mạch máu…). Giun trưởng thành hút máu gây tổn
thương niêm mạc ruột và mạch máu. Giun còn tiết độc tố phá vỡ hồng cầu,
làm máu không đông… (Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh, 1978) [17].
2.2.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [15], Nguyễn Văn Đề và cs (2009) [2], cho biết:
- Ancylostoma caninum: giun nhỏ, màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt, đoạn
trước cong về phía lưng, túi miệng rất sâu, ở rìa mép phía dưới mặt bụng có 3
đôi răng lớn, cong hình lưỡi câu, đáy túi miệng có một đôi răng hình tam giác.
Giun đực dài 9 – 12 mm, túi đuôi phát triển, có gai giao hợp mảnh dài 0,75 -
0,87 mm, đoạn cuối nhọn. Bánh lái gai giao hợp hơi mập, gốc có vành rộng,

mút đuôi nhọn. Con cái dài 10 – 21 mm, âm hộ ở đoạn 1/3 nửa thân sau. Đuôi
có gai nhọn, trứng giun hình ô van, dài 0,06 - 0,066 mm, rộng 0,037 - 0,042
mm. Khi vừa theo phân ra ngoài trứng có 8 tế bào.
- Ancylostoma braziliense: loài này có kích thước nhỏ hơn loài trên.
Giun đực dài 6 - 7,75 mm, đầu hơi cong về phía mặt bụng, túi đuôi phát
triển, hai gai giao hợp bằng nhau, dài 1,05 - 1,3 mm. Giun cái dài 7 - 10 mm,
hai rìa mép bụng đều có 3 đôi răng, một đôi to và hai đôi nhỏ, lỗ sinh dục hơi
lồi. Trứng hình ô van, dài 0,075 - 0,095mm, rộng 0,041 - 0,045 mm.
- Uncinari stenocephla: màu vàng nhạt, hai đàu hơi nhọn. Túi miệng rất
lớn, về mặt bụng của túi miệng có 2 đôi răng hình bán nguyệt xếp đối xứng
nhau. Giun đực dài 6 – 11mm. rộng nhất 0,28 – 0,34mm, có túi đôi phát triển,
hai gai giao hợp bằng nhau 0,65 – 0,75mm, đầu mút gai rất nhọn. Giun cái dài

×