Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đáng giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Yên Lãng – Đại Từ - Thái Nguyên giai đoạn 2011 -2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.75 KB, 58 trang )


1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



PHẠM THỊ HỒNG NHUNG


Tên đề tài:
“ĐÁNG GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT XÃ YÊN LÃNG - ĐẠI TỪ
THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 -2013”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC






Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính môi trường
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hải







Thái Nguyên, năm 2015

2

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng với học sinh, sinh viên, đây
là một quy trình để học sinh, sinh viên làm quen với thực tế, nâng cao trình độ
chuyên môn, nắm vững phương pháp tổ chức tiến hành áp dụng những tiến bộ
kỹ thuật vào thực tế, tạo cho học sinh, sinh viên có tác phong làm việc đúng
đắn, nghiêm túc để khi ra trường sẽ trở thành những cán bộ kỹ thuật có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ vững vàng để đáp ứng nhu cầu hiện nay.
Từ những đòi hỏi trên được sự phân công của trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên, khoa Quản lý Tài Nguyên cùng với sự gúp đỡ của
UBND xã Yên Lãng đã tạo điều kiện gúp đỡ tôi thực tập đề tài: “Đáng giá
công tác cấp GCNQSDĐ xã Yên Lãng – Đại Từ - Thái Nguyên giai đoạn
2011 -2013”.
Qua thời gian thực tập tại xã Yên Lãng tôi thấy việc cấp GCNQSDĐ
có ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất và tạo điều kiện cho công tác quản
lý đất đai tại địa phương.
Với thời gian thực tập từ ngày 25/01/2014 đến ngày 30/04/2014 được sự
hướng dẫn gúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo trong khoa Quản Lý Tài
Nguyên, đặc biệt là Giảng viên TS. Nguyễn Thanh Hải và các cán bộ tại
UBND xã Yên Lãng đã gúp tôi đạt được những kết quả như mong muốn.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn
Nguyễn Thanh Hải, các Thầy, Cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên, và

UBND xã Yên Lãng đã nhiệt tình gúp đỡ tôi vượt qua khó khăn trong suốt thời
gian thực tập vừa qua.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 02 năm 2014
Sinh viên


Phạm Thị Hồng Nhung



3

MỤC LỤC
PHẦN 1.

MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
PHẦN 2.

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 4
2.1. Cơ sở lý luận và pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất 4
2.1.1. Căn cứ pháp lý của công tác cấp GCNQSD đất 4
2.1.2. Các quy định trong cấp GCNQSD đất 7
2.1.2.1. Khái quát về công tác cấp GCNQSD đất 7
2.1.2.2. Điều kiện cấp GCNQSD đất 9
2.1.2.3. Nguyên tắc cấp GCNQSD đất 12
2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ trên thế giới và ở Việt Nam 18

2.2.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ trên thế giới 18
2.2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ ở Việt Nam 19
PHẦN 3.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
3.3. Nội dung nghiên cứu 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu 24
3.4.1. Phương pháp thống kê, thu thập số liệu, tài liệu 24
3.4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập được 25
PHẦN 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên 26


4

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 26
4.1.1.1. Vị trí địa lý 26
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo 26
4.1.1.3. Khí hậu 26
4.1.1.4. Thuỷ văn 27
4.1.1.5. Tài nguyên đất 27
4.1.1.6. Tài nguyên nước 28

4.1.1.7. Tài nguyên rừng: 28
4.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản 29
4.1.1.9. Tài nguyên nhân văn 29
4.1.1.10. Thực trạng môi trường 29
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 29
4.1.2.1. Dân số, lao động và thu nhập 29
4.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 30
4.2. Tìm hiểu về công tác quản lý và sử dụng đất đai của xã Yên Lãng 32
4.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 33
4.2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nụng nghiệp 33
4.2.1.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng 33
4.2.2. Tình hình quản lý đất đai của xã năm 2013 34
4.3. Đánh giá kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của
xã Yên Lãng giai đoạn 2011- 2013 37
4.3.1. Kết quả cấp GCNQSDĐ của xã theo đối tượng sử dụng 37
4.3.3. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thời
gian cấp giai đoạn 2011 - 2013 44
4.4. Đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện
công tác cấp GCNQSDĐ của xã giai đoạn 2011 - 2013 46
4.4.1. Thuận lợi 46
4.4.2. Khó khăn 46


5

4.4.3. Giải pháp khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện công tác
cấp GCNQSDĐ của xã giai đoạn 2011 - 2013 47
PHẦN 5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49

5.1. Kết luận 49
5.2. Đề nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51




6

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT



BĐĐC : Bản đồ địa chính
BTC : Bộ tài chính
CV- ĐC : Công văn của Tổng cục Địa chính
CV-TTg : Chỉ thị Thủ tướng
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HD-STNMT : Hướng dẫn sở tài nguyên môi trường
NĐCP : Nghị định Chính phủ
QĐ-BTNMT : Quyết định Bộ Tài nguyên và Môi trường
TCĐC : Tổng cục Địa chính
TT – BTC : Thông tư – Bộ Tài chính
TTLT : Thông tư liên tịch
TT-TCĐC : Thông tư Tổng cục Địa chính
VPĐK : Văn phòng đăng ký



7


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của xã Yên Lãng 32
Bảng 4.2: Kết quả cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân đến năm
2013 38
Bảng 4.3: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ
chức trên địa bàn xã giai đoạn 2011- 2013 39
Bảng 4.4: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn xã giai đoạn 2011 – 2013 41
Bảng 4.5: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở
trên địa bàn xã giai đoạn 2011 – 2013 43
Bảng 4.6: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thời
gian trên địa bàn xã giai đoạn 2011 – 2013 45



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là sản phẩm tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của
mỗi quốc gia,đất là một tư liệu sản xuất quan trọng và là nền tảng để tạo ra
của cải vật chất,như K.Mark đã nói “đất là mẹ ,lao động là cha” . Đất là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nền tảng cho sự
sống của con người và nhiều sinh vật khác.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã
tốn bao mồ hôi, công sức, xương máu mới giữ được mảnh đất quê hương
đất nước, mới tạo được quỹ đất như ngày hôm nay. Thế hệ chúng ta là

những người được thừa hưởng thành quả đó, chúng ta cần phải sử dụng,
bảo vệ, quản lý và khai thác một cách có hiệu quả nhất.
Trải qua các hình thái kinh tế khác nhau mỗi thời kỳ mỗi giai đoạn
khác nhau nên việc công nhận quyền và lợi ích hợp pháp cũng có sự thay
đổi và ngày càng hoàn thiện nhằm đạt được mục tiêu sử dụng đất có hiệu
quả cao. Trong những năm gần đây, cùng với sự vận động mạnh mẽ của
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì việc quản lý và sử
dụng đất luôn luôn là yêu cầu đặt ra đối với nền kinh tế quốc dân nói chung
và người quản lý Đất đai nói riêng.
Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về Đất đai thì công việc
cần thiết đầu tiên là phải hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng từ pháp lý xác nhận
mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng đất. Đây là yếu tố
quan trọng góp phần vào việc nắm chắc quỹ Đất đai của từng địa phương,
giúp cho việc quy hoạch sử dụng hợp lý từng loại đất tạo điều kiện nâng
cao hiệu quả sản xuất.

2

Trên thực tế việc cấp GCNQSDĐ ở nước ta từng bước tạo cơ sở pháp
lý, giúp người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, yên tâm
đầu tư sản xuất phát huy tốt tiềm năng của đất và sử dụng đạt hiểu quả kinh
tế cao nhất.
Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ còn
chậm và không đồng đều, ở những vùng khác nhau thì tiến độ thực hiện
cũng khác nhau. Một số địa phương đã cơ bản hoàn thành nhưng một số địa
phương vẫn còn chậm và chưa đáp ứng kịp xây dựng và đổi mới đất nước.
Vì vậy để khắc phục những tồn tại đó thì việc làm cần thiết là thực hiện
tốt công tác quản lý cấp GCNQSDĐ, quy chủ cho các thửa đất để quản lý và
sử dụng Đất đai có hiệu quả và theo đúng quy định của pháp luật.

Xuất phát từ thực tế đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa quản
lý Tài Nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và với sự hướng
dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thanh Hải tôi đã tiến hành thực hiện
chuyên đề: "Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Yên Lãng
, huyện Đại Từ ,tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên ,kinh tế - xã hội của xã Yên Lãng ,huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
tại xã Yên Lãng giai đoạn 2011 -2013.
- Đưa ra nhũng thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn tại trong công
tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đât tại xã và đề ra hướng giải quyết
những tồn tại đó.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Trong quá trình nghiên cứu phải luôn tuân thủ những quy định của
pháp luật.

3

MỤC LỤC
PHẦN 1.

MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
PHẦN 2.

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 4
2.1. Cơ sở lý luận và pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất 4

2.1.1. Căn cứ pháp lý của công tác cấp GCNQSD đất 4
2.1.2. Các quy định trong cấp GCNQSD đất 7
2.1.2.1. Khái quát về công tác cấp GCNQSD đất 7
2.1.2.2. Điều kiện cấp GCNQSD đất 9
2.1.2.3. Nguyên tắc cấp GCNQSD đất 12
2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ trên thế giới và ở Việt Nam 18
2.2.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ trên thế giới 18
2.2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ ở Việt Nam 19
PHẦN 3.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
3.3. Nội dung nghiên cứu 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu 24
3.4.1. Phương pháp thống kê, thu thập số liệu, tài liệu 24
3.4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập được 25
PHẦN 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên 26


4

PHẦN 2

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

2.1. Cơ sở lý luận và pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất
2.1.1. Căn cứ pháp lý của công tác cấp GCNQSD đất
Nước ta cùng với quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, luật Đất đai
đã được Quốc Hội khóa IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 14/07/1993. Cùng
với các văn bản quy phạp pháp luật khác và bằng việc ban hành luật Đất
đai, nhà nước đã thực hiện công tác chuyển đổi cơ chế quản lý từ quản lý
bằng biện pháp hành chính là chủ yếu sang biện pháp hành chính gắn với
kinh tế trong việc sử dụng đất đai. Đây là bước chuyển quan trọng từ cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với đất đai ở nước ta.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, trải qua các giai
đoạn Nhà nước đã ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư, công văn và
luật đất đai như sau:
Chỉ thị số 299/CT - TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 về công tác đo
đạc phân hạng đất và đăng ký thống kê đất đai trong cả nước.
Luật đất đai của nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghịa Việt Nam được
công bố ngày 08/01/1988 về những nội dung quản lý nhà nước về đất đai .
Luật đất đai 14/07/1993, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật
đất đai ngày 02/12/1998 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất
đai ngày 29/06/2001.
Nghị định số 38/2000/NĐ - CP ngày 20/08/2000 của Thủ Tướng
Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất.
Thông tư 115/2000/TT - BTC hướng dẫn thi hành nghị định số
38/2000/NĐ - CP ngày 20/08/2000 của Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất.

5

Nghị định số 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về quyền sở

hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
Nghị định số 61CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về mua bán và
kinh doanh nhà ở.
Nghị định số 88/CP ngày 17/08/1994 của Chính Phủ về quản lý và
sử dụng đất đô thị.
Thông tư số 70/CT - TCT ngày 18/08/1994 hướng dẫn thực hiện các
khoản thu ngân sách đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
quyền sử dụng đất ở tại đô thị theo nghị định số 60/CP và nghị định số 61/CP.
Chỉ thị số 346/TTg ngày 05/07/1994 của Thủ Tướng Chính Phủ về
việc tổ chức thực hiện các nghị định của Chính Phủ về quyền sở hữu nhà ở
và quyền sử dụng đất ở tại đô thị và mua bán và kinh doanh nhà ở.
Công văn số 1427/CV - ĐC ngày 13/10/1995 của Tổng cục Địa
chính về việc hướng dẫn xử lý một số vấn đề về đất đai và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đai.
Công văn số 440/CV - ĐC ngày 12/04/1996 của Tổng cục Địa chính về việc
hướng dẫn một số vấn đề trong xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai.
Nghị định số 45/CP ngày 03/08/1996 của Chính Phủ việc bổ sung
điều 10 của nghị định số 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
Thông tư số 57/ TT- TCT ngày 23/09/1996 của Bộ Tài chính hưỡng
dẫn thi hành nghị định số 45/CP ngày 03/08/1996 của Chính Phủ về việc
bổ sung điều 10 của nghị định số 60/CP.
Thông tư số 346/1998/TT - TCĐC ngày 16/03/1998 cuả Tổng cục
Địa chính hưỡng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ Địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đai.
Thông tư liên tịch của Tổng cục Địa chính - Bộ Tài chính số
1442/1999/TTLT - TCĐC - BTC hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử

6


dụng đất theo chỉ thị số 18/1999/CT - TTg ngày 01/07/1999 của Thủ
Tướng Chính Phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, thửa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn
bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Nghị định số 79/NĐ- CP ngày 01/11/2001 của Chính Phủ về sửa đổi
bổ sung một số điều của nghị định số 17/1999/ NĐ- CP.
Nghị định số 04/2000/NĐ - CP ngày 11/02/2000 của Chính Phủ về
thi hành luật sưả đổi bổ sung một số điều của luật đất đai.
Nghị định số 66/2001/NĐ - CP ngày 28/09/2001của Chính Phủ về
sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 04/2000/NĐ - CP.
Thông tư 1990/TT - TCĐC ngày 30/11/2001 hướng dẫn đăng ký đất đai,
lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN - TCĐC hướng dẫn việc
giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
* Sau khi Luật đất đai 2003 ra đời có các văn bản sau:
Quýêt định số 24/2004/QĐ - BTNMT ban hành quy định về giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thông tư số 28/2004/TT - BTNMT về việc hướng dẫn thực hiện
thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Quyết định số 25/2004/QĐ - BTNMT về việc ban hành kế hoạch
triển khai thi hành luật đất đai.
Thông tư số 29/2004/TT - BTNMT về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý
hồ sơ địa chính.
Hệ thống biểu, mẫu lập kế hoạch sử dụng đất cả nước, tỉnh, huyện,
xã (ban hành kèm theo thông tư 30/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 về
việc hướng dẫn lập, điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất).
Nghị định 181/2004/NĐ - CP về thi hành luật đất đai.

7


Thông tư 09/2007 /TT – BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất
Nghị định 88/2009/NĐ- CP ngày 19/10/2009 của Chính Phủ về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và ở và tài sản gắn
liền với đất.
2.1.2. Các quy định trong cấp GCNQSD đất
2.1.2.1. Khái quát về công tác cấp GCNQSD đất
a) Khái niệm và đặc điểm của công tác ký đất đai và cấp GCNQSDĐ
Công tác Đăng ký đất đai là thủ tục hành chính nhằm xác lập mối
quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất, nhằm thiết lập Hồ sơ
địa chính làm cơ sở cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo quy
định của pháp luật và cấp GCN QSDĐ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Nội dung của công tác đăng ký đất đai bao gồm hai hoạt động :
Đăng ký đất đai ban đầu và Đăng ký biến động đất đai.
+ Đăng ký đất đai ban đầu được áp dụng cho người sử dụng đất
nhưng chưa được kê khai và chưa được cấp GCN QSDĐ hoặc mới chỉ có
GCN QSDĐ tạm thời.
+ Đăng ký biến động đất đai được áp dụng cho những người sử dụng
đất đã được cấp GCN QSDĐ nhưng có những thay đổi trong quá trình sử
dụng như: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, chuyển mục đích
sử dụng đất.
Để Nhà nước quản lý đất đai một cách thống nhất theo pháp luật,
công tác đăng ký đất đai phải đảm bảo được các nguyên tắc sau:
+ Phải đăng ký đúng đối tượng, đúng diện tích và các quyền sử dụng
theo quy định tại điều 105, 106 Luật đất đai năm 2003.

4


4.1.1 Điều kiện tự nhiên 26
4.1.1.1. Vị trí địa lý 26
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo 26
4.1.1.3. Khí hậu 26
4.1.1.4. Thuỷ văn 27
4.1.1.5. Tài nguyên đất 27
4.1.1.6. Tài nguyên nước 28
4.1.1.7. Tài nguyên rừng: 28
4.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản 29
4.1.1.9. Tài nguyên nhân văn 29
4.1.1.10. Thực trạng môi trường 29
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 29
4.1.2.1. Dân số, lao động và thu nhập 29
4.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 30
4.2. Tìm hiểu về công tác quản lý và sử dụng đất đai của xã Yên Lãng 32
4.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 33
4.2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nụng nghiệp 33
4.2.1.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng 33
4.2.2. Tình hình quản lý đất đai của xã năm 2013 34
4.3. Đánh giá kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của
xã Yên Lãng giai đoạn 2011- 2013 37
4.3.1. Kết quả cấp GCNQSDĐ của xã theo đối tượng sử dụng 37
4.3.3. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thời
gian cấp giai đoạn 2011 - 2013 44
4.4. Đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện
công tác cấp GCNQSDĐ của xã giai đoạn 2011 - 2013 46
4.4.1. Thuận lợi 46
4.4.2. Khó khăn 46



9

- Tổ chức trong nước sử dụng đất do người đứng đầu hoặc người
được người đứng đầu ủy quyền.
- Đơn vị vũ trang nhân dân do thủ trưởng đơn vị hay người được thủ
trưởng đơn vị ủy quyền.
- Cơ sở tôn giáo do người đứng đầu thực hiện.
- Công đồng dân cư sử dụng đất do người đứng đầu thực hiện.
- Tổ chức nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam do người đứng đầu tổ
chức đó ủy quyền đại diện thực hiện
- Việc ủy quyền người kê khai đất đai, quyền sử dụng đất phải bằng
văn bản.[4]
2.1.2.2. Điều kiện cấp GCNQSD đất
Người sử dụng đất được cấp GCNQSD đất khi
* Có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp hoặc đang sử dụng đất ổn định
được UBND xã nơi có đất xác nhận. Những giấy tờ hợp pháp gồm:
- Giấy tờ do chính quyền cách mạng giao đất trong cải cách ruộng
đất mà chủ sử dụng đất vẫn đang sử dụng ổn định từ đó tới nay.
- Giấy tờ giao đất hoặc cho thuê đất do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt thuộc các thời kỳ Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà,
Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam, Nhà nước
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong quá trình thực hiện sai các
chính sách về đất đai mà người sử dụng đất vẫn đang sử dụng từ đó đến nay.
- Những giấy tờ chuyển nhượng đất từ năm 1980 trở về trước của
chủ sử dụng đất hợp pháp đã được chính quyền địa phương xác nhận
khi chuyển nhượng.
- Những giấy tờ chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng
đất sau ngày 15/10/1993 đã được cấp có thẩm quyền xác nhận.
- Các quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai.


10
- Giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp
cho người sử dụng đất mà người đó vẫn sử dụng đất liên tục từ đó đến nay
mà không có tranh chấp.
- Giấy tờ giao nhà tình nghĩa.
- GCNQSD đất tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
hoặc có trong sổ địa chính mà không có tranh chấp.
- Bản án hoặc Quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp
luật hoặc Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.
- Giấy tờ của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cấp đất ở cho hộ gia
đình, xã viên của Hợp tác xã trước ngày 28/06/1971 (trước ngày ban hành
Nghị định 125/CP).
- Giấy tờ về thanh lý hoá giá nhà theo quy định của pháp luật.
- Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở kèm theo chuyển
nhượng quyền sử dụng đất được UBND xã nơi có đất thẩm tra là đất đó
không có tranh chấp và được UBND cấp huyện xác nhận kết quả thẩm tra
của UBND cấp xã.
* Trường hợp khi người sử dụng đất đã có một trong các loại giấy tờ
nói trên, mà đất đó nằm trong quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có quyết định thu hồi để thực
hiện quy hoạch đó thì vẫn được cấp GCNQSD đất nhưng phải chấp hành
đúng các quy định về xây dựng.
* Trường hợp khi người sử dụng đất đã có một trong các loại giấy tờ nói
trên, mà đất đó nằm trong vi phạm bảo vệ an toàn công trình nhưng chưa có
quyết định thu hồi đất thì được cấp GCNQSD đất nhưng phải chấp hành đúng
quy định về bảo vệ an toàn công trình theo quy định của pháp luật.
* Người sử dụng đất ổn định nhưng không có giấy tờ hợp pháp, thì
phải được UBND cấp xã xác nhận một trong những trường hợp sau:


11
- Có giấy tờ hợp pháp nhưng bị thất lạc do thiên tai, chiến tranh…có
chứng lý trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan Nhà nước hoặc được Hội đồng
đăng ký đất đai cấp xã xác nhận.
- Người được thừa kế của tổ tiên qua nhiều thế hệ.
- Người được chia tách, chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người sử
dụng đất hợp pháp nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ.
- Người tự khai hoang đất từ năm 1980 trở về trước đến nay vẫn sử
dụng đất phù hợp với quy hoạch.
- Trường hợp đất có nguồn gốc khác nhưng nay đang sử dụng ổn định,
phù hợp với quy hoạch và chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước trong
quá trình sử dụng đất. (Nguyễn Thị Lợi, 2004) [7]
Theo điều 49, Luật Đất đai 2003 quy định:
Nhà nước cấp GCNQSD đất cho những trường hợp sau đây:
1. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê
đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10
năm 1993 đến trước Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp
GCNQSD đất.
3. Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của
Luật này mà chưa được cấp GCNQSD đất.
4. Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận
tặng cho quyền sử dụng đất, người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp
đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ, tổ chức sử
dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền
sử dụng đất.
5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án
nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định


12
giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được
thi hành.
6. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
7. Người sử dụng đất quy định tại các Điều 90, 91 và 92 của Luật này.
8. Người mua nhà gắn liền với đất ở.
9. Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở.
2.1.2.3. Nguyên tắc cấp GCNQSD đất
Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định
tại điều 48 Luật đất đai 2003 có nội dung sau:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng
đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất.
Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận
trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chủ sở hữu tài sản phải đăng ký
quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp Luật về đăng ký bất động sản.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên & Môi
trường phát hành.
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất.
* Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ tên vợ và họ tên chồng.
Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử
dụng thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho từng cá nhân,
từng hộ gia đình, từng tổ chức đồng quyền sử dụng.
* Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng
dân cư thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cộng đồng
dân cư và trao cho người đại diện hợp pháp của cộng đồng dân cư đó.
* Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn
giáo thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cơ sở tôn giáo
và trao cho người có trách nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó.


5

4.4.3. Giải pháp khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện công tác
cấp GCNQSDĐ của xã giai đoạn 2011 - 2013 47
PHẦN 5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49
5.1. Kết luận 49
5.2. Đề nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51




14
+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền
với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
+ Giấy tờ về thanh lí, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định
của pháp luật.
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người
sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ
trên đây mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc
chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến
trước 30 tháng 6 năm 2004 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng
đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị
trấn xác nhận là đất không có tranh chấp.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại
địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ

sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi,
hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người sử
dụng đất ổn định, không có tranh chấp.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ
trên đây nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm
1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất
không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt
đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất.
- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền,
miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được cấp GCNQSD đất khi có đơn đề nghị
xin cấp GCNQSD đất; được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có
đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.

15
Các trường hợp được cấp GCNQSD đất mà phải xem xét đến nghĩa
vụ tài chính với Nhà nước, nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với
Nhà nước thì phải hoàn thành xong mới được cấp GCNQSD đất, trừ trường
hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài
chính (Điều 50 Luật Đất đai 2003)[2], bao gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định
của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết
định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã
được thi hành.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ
quy định được cấp GCNQSD đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất
nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày 30
tháng 6 năm 2004, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác
nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã
được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất,

cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày 30 tháng 06 năm
2004 mà chưa được cấp GCNQSD đất thì được cấp GCNQSD đất; trường
hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của
pháp luật.
Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, những trường hợp
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì việc cấp GCNQSD đất sẽ được
thực hiện ngay sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao
đất, cho thuê đất. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân hiện đang sử dụng đất
mà chưa được cấp GCNQSD đất sẽ được xem xét cấp GCNQSD đất theo
quy định như sau (Điều 48 Nghị định số 181/2004/NĐ - CP):

16
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà toàn bộ thửa đất hoặc
một phần thửa đất có một trong các loại giấy tờ về quyết sử dụng đất quy
định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 mà không có tranh
chấp thì diện tích đất có giấy tờ được cấp GCNQSD đất, trừ trường hợp đất
thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch mà đã có quyết định thu hồi đất
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà toàn bộ thửa đất hoặc
một phần thửa đất không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng
đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 thì được
cấp GCNQSD đất đối với phần diện tích đất không có giấy tờ khi có đủ các
điều kiện sau:
+ Đất không có tranh chấp.
+ Đất đã được sử dụng trước thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm
dân cư nông thôn được xét duyệt; trường hợp đất được sử dụng sau thời
điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô
thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt thì
phải phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch đó. Thời điểm sử dụng đất do

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận.
+ Trường hợp sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước
ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% giá đất
do Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện Thành Phố trực thuộc trung ương quy định
tại thời điểm cấp GCNQSD đất.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã
có quyết định quản lí trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà
nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý thì hộ gia đình, cá nhân

17
đó được tiếp tục sử dụng, được cấp GCNQSD đất và không phải nộp tiền
sử dụng đất.
Ngoài ra, pháp luật đất đai còn quy định việc xác định diện tích đất ở
của hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp thửa đất có vườn, ao như sau
(Điều 45 Nghị định số 181/2004/NĐ - CP)[1]:
- Diện tích đất ở là diện tích ghi trên GCNQSD đất đã cấp;
- Trường hợp đất ở về quyền sử dụng đất qui định tại các Khoản 1, 2
và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 có ghi nhận rõ ranh giới thửa đất ở (hoặc
thổ cư) thì toàn bộ diện tích đất đó được xác định là đất ở.
- Trường hợp ranh giới thửa đất chưa được xác định trong hồ sơ địa
chính hoặc trên các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1,
2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 thì diện tích đất ở được xác định không
quá 5 lần hạn mức diện tích giao đất ở của Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện
Đại Từ trực thuộc trung ương quy định để giao đất cho hộ gia đình, cá nhân
nhưng tổng diện tích không vượt quá diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân
đang sử dụng; phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định thửa đất ở thì
được xác định theo hiện trạng sử dụng đất.
- Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày
18 tháng 12 năm 1980 đến ngày 30 tháng 6 năm 2004 và người sử dụng có
một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2

và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở
thì diện tích đất có vườn, ao được xác định theo giấy tờ đó.
- Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày
18 tháng 12 năm 1980 đến ngày 30 tháng 6 năm 2004 và người đang sử
dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các
Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 mà trong giấy tờ đó không ghi
rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có vườn, ao được xác định như sau:

6

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT



BĐĐC : Bản đồ địa chính
BTC : Bộ tài chính
CV- ĐC : Công văn của Tổng cục Địa chính
CV-TTg : Chỉ thị Thủ tướng
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HD-STNMT : Hướng dẫn sở tài nguyên môi trường
NĐCP : Nghị định Chính phủ
QĐ-BTNMT : Quyết định Bộ Tài nguyên và Môi trường
TCĐC : Tổng cục Địa chính
TT – BTC : Thông tư – Bộ Tài chính
TTLT : Thông tư liên tịch
TT-TCĐC : Thông tư Tổng cục Địa chính
VPĐK : Văn phòng đăng ký



×