Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư công trình hồ Hua Khao huyện Tràng Định thuộc dự án đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực hồ chứa nước tỉnh Lạng Sơn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.54 KB, 70 trang )

1
ĐẠI
HỌC
THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




HÀ THỊ HỒNG

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ

CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
CÔNG TRÌNH HỒ HUA KHAO HUYỆN TRÀNG ĐỊNH THUỘC DỰ ÁN
ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC HỒ CHỨA NƯỚC
TỈNH LẠNG SƠN



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khoá học : 2013 – 2015
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Quang Thi







Thái Nguyên, năm 2014
1
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian dài học tập và nghiên cứu tại trường em đã được
phân công về thực tập tốt nghiệp tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Tràng Định. Đến nay em đã thực tập xong và hoàn thành bản khoá luận tốt
nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban chủ nhiệm khoa cùng
toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu; đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn
Quang Thi đã hướng dẫn giúp đỡ em tận tình và chu đáo trong suốt quá trình
học tập và triển khai nghiên cứu đề tài.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo và toàn thể
các anh, chị, cô, chú cán bộ của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Tràng Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và trực tiếp giúp đỡ em trong quá
trình thực tập tốt nghiệp.
Bên cạnh đó em còn nhận được sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện
và giúp đỡ tận tình của gia đình, bạn bè; với tấm lòng biết ơn sâu sắc em xin
chân thành cảm ơn trước sự giúp đỡ quý báu đó.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 08 năm 2014
Sinh viên



Hà Thị Hồng


2
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BT Bồi thường
GPMB Giải phóng mặt bằng
TĐC Tái định cư
BT - GPMB Bồi thường và Giải phóng mặt bằng
TT Trung tâm
UBND Uỷ ban nhân dân
QĐ Quyết định
NĐCP Nghị định Chính phủ
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất
HĐBT Hợp đồng bồi thường
RST Đất rừng trồng
CHN Đất trồng cây hàng năm
CLN Đất trồng cây lâu năm
ONT Đất ở nông thôn
NCS Đất núi đá chưa sử dụng
LNK Đất trồng cây lâu năm khác
HNK Đất trồng cây hằng năm khác
XDCB Xây dựng cơ bản
GTNT Giao thông nông thôn

3
DANH MỤC BẢNG


Bảng 4.1. Cơ cấu dân tộc năm 2013 của huyện Tràng Định 35

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 36

Bảng 4.3. Thống kê diện tích đất thu hồi 41

Bảng 4.4. Kết quả bồi thường về đất 42

Bảng 4.5. Kết quả bồi thường về cây ăn quả 42

Bảng 4.6. Kết quả bồi thường về cây lương thực thực phẩm 45

Bảng 4.7. Kết quả bồi thường về cây lấy gỗ 45

Bảng 4.8. Kết quả bồi thường về cây công nghiệp 46

Bảng 4.9. Kết quả bồi thường các loại cây trồng khác 47

Bảng 4.10. Kết quả Bồi thường về tài sản, công trình, vật kiến trúc 48

Bảng 4.11. Kết quả hỗ trợ của dự án 50

Bảng 4.12 Một số hỗ trợ khác 50

Bảng 4.13. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ và chi phí thực hiện 51

Bảng 4.14. Sự hiểu biết chung của người dân về công tác BT & GPMB 52

Bảng 4.15. Nhận thức của người dân về mức độ ảnh hưởng của công tác GPMB đến đời
sống người dân 53


Bảng 4.16. Ý kiến nhận xét của người dân về công tác BT & GPMB 54


4
MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Khái quát về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 3
2.1.1 Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 3
2.1.2. Đặc điểm của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 4
2.1.3. Một số quy định chung về công tác giải phóng mặt bằng 5
2.1.4. Những quy định về trình tự, thủ tục của công tác bồi thường giải phóng mặt
bằng 7
2.1.5. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 11
2.1.6. Đối tượng và điều kiện được đền bù 12
2.2. Cơ sở pháp lý của công tác bồi thường GPMB 13
2.2.1. Các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư 13
2.2.2. Những văn bản pháp quy của tỉnh Lạng Sơn liên quan đến công tác bồi thường
hỗ trợ và tái định cư 15
2.3. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên thế giới và ở Việt Nam 16
2.3.1. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở singapore 16

2.3.2. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Trung Quốc 17
2.3.3. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Việt Nam 20
2.3.4. Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 23
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25
3.2. Địa điểm và thời gian thực tập 25
3.2.1. Địa điểm 25
5
3.2.2. Thời gian 25
3.3. Nội dung nghiên cứu 25
3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tràng Định, tỉnh Lạng
Sơn 25
3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 25
3.3.3. Đánh giá công tác bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng
Sơn 25
3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong
công tác bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng sơn. 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu 26
3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 26
3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 26
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tràng Định 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 32
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 36
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. 36
4.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. 36
4.3. Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Tràng

Định, tỉnh Lạng Sơn. 37
4.3.1. Khái quát về dự án bồi thường hỗ trợ và tái định cư công trình Hồ Hua Khao
huyện Tràng Định thuộc dự án đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực hồ chứa nước
tỉnh Lạng Sơn. 37
4.3.2. Đánh giá kết quả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư công trình Hồ Hua Khao
huyện Tràng Định thuộc dự án đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực hồ chứa nước
tỉnh Lạng Sơn. 41
4.3.3. Tổng hợp ý kiến của người dân về công tác bồi thường GPMB của một số dự án
trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 52
4.4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác
bồi thường hỗ trợ và tái định huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. 55
4.4.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi thường GPMB 55
4.4.2. Đề xuất các giải pháp và rút ra những bài học kinh nghiệm 56
6
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58
5.1. Kết luận 58
5.2. Đề nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nói đến đất đai thì không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của nó
đối với sự sống của con người cũng như của các sinh vật trên hành tinh này.
Nếu không có đất đai thì không thể nào có sự tồn tại của con người và các
sinh vật khác. Nó như là một sản phẩm của thiên nhiên đã ban tặng cho con
người và bằng trí thông minh cũng như sự sáng tạo của mình mà con người đã
biết đón nhận và khai thác nó để phục vụ cho nhu cầu phát triển của mình.
Đối với mỗi quốc gia, đất đai đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế - xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các Thành phố, làng

mạc, các công trình công nghiệp, giao thông Đất đai tham gia vào tất cả
các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt,
là nguồn đầu vào không thể thay thế.
Trong những năm qua, trên khắp các vùng, miền của đất nước, nhiều khu
công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội được nâng cấp, xây mới ngày càng đồng bộ và hiện đại. Nhờ đó, bộ mặt
của đất nước đã thay đổi nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại và
văn minh. Việc thu hồi đất bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp để phục vụ lợi
ích quốc gia dẫn đến đất cho sản xuất - kinh doanh của người dân bị thu hẹp,
phải thay đổi chỗ ở và điều kiện sống. Vì vậy việc thu hồi, bố trí, sắp xếp lại đất
đai đáp ứng cho nhu cầu trên một cách khoa học, tạo điều kiện cho sự phát triển
lâu dài và bền vững là một vấn đề lớn và cấp thiết. Hiện nay một trong những
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các dự án đầu tư được triển khai chậm là do
công tác đền bù thiệt hại GPMB gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc.
Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và đã được các địa phương
nỗ lực vận dụng để giải quyết vấn đề bồi thường, tái định cư, bảo đảm việc
làm, thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi. Song tình trạng
thiếu việc làm, thất nghiệp, không chuyển đổi được nghề nghiệp, khó khăn
trong cuộc sống sinh hoạt nơi ở mới, đặc biệt đối với người nông dân bị thu
hồi đất đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương.
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thức được tầm quan trọng của công
tác bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư, được sự đồng ý và giúp
2
đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, cùng
với sự giúp đỡ của Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Tràng Định. Đặc biệt
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Th.S Nguyễn Quang Thi, em tiến hành
nghiên cứu đề tài:

Đánh giá


công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư công trình
hồ Hua Khao huyện Tràng Định thuộc dự án đảm bảo an toàn và nâng cao
năng lực hồ chứa nước tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được kết quả công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng
(GPMB) của dự án hồ Hua Khao trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
- Rút ra được một số bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm chắc Luật Đất đai, các Nghị định, Thông tư văn bản luật dưới
luật, các Quyết định có liên quan đến Bồi thường, Giải phóng mặt bằng.
- Điều tra, thu thập kết quả của việc Giải phóng mặt bằng từ đó phân
tích và nhận xét.
- Tài liệu, số liệu đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan.
- Đề xuất các giải pháp trên cơ sở các văn bản pháp quy và những bài
học kinh nghiệm đã thu được.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp cho người học tập nghiên cứu củng cố lại những kiến thức đã học,
biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hoành thành khóa luận tốt nghiệp.
- Nắm chắc các quyết định về bồi thường và giải phóng mặt bằng bằng
việc áp dụng trực tiếp vào thực tế.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Góp phần đề xuất các giải pháp để thực hiện công tác BT & GPMB
khi Nhà nước thu hồi đất ngày càng có hiệu quả hơn.
- Đánh giá được thực trạng sử dụng đất, xác định những tồn tại chủ
yếu trong công tác thực hiện BT&GPMB, nguyên nhân và giải pháp khắc
phục cho huyện Tràng Định trong việc thực hiện BT&GPMB đạt được
hiệu quả cao nhất.
2

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BT Bồi thường
GPMB Giải phóng mặt bằng
TĐC Tái định cư
BT - GPMB Bồi thường và Giải phóng mặt bằng
TT Trung tâm
UBND Uỷ ban nhân dân
QĐ Quyết định
NĐCP Nghị định Chính phủ
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất
HĐBT Hợp đồng bồi thường
RST Đất rừng trồng
CHN Đất trồng cây hàng năm
CLN Đất trồng cây lâu năm
ONT Đất ở nông thôn
NCS Đất núi đá chưa sử dụng
LNK Đất trồng cây lâu năm khác
HNK Đất trồng cây hằng năm khác
XDCB Xây dựng cơ bản
GTNT Giao thông nông thôn

4
- Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước bố trí chỗ ở
mới cho các hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất đang ở để giao cho
người khác sử dụng.
2.1.2. Đặc điểm của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
Như chúng ta đã biết, để thực hiện được dự án theo đúng tiến độ thì
trước hết các chủ đầu tư cần phải giải phóng được mặt bằng. Công việc này

mang tính chất phức tạp, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền của. Ngày
nay, công việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn do đất đai ngày càng có
giá trị và khan hiếm. Bên cạnh đó công tác BT&GPMB liên quan đến lợi ích
của nhiều cá nhân, tập thể và của toàn xã hội. Ở các địa phương khác nhau thì
công tác BT&GPMB cũng có nhiều đặc điểm khác nhau. Chính vì vậy, công
tác BT&GPMB mang tính đa dạng và phức tạp:
- Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau
với điều kiện TN-KT-XH và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực nội
thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành, mật độ dân cư khác nhau, ngành
nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo đặc trưng riêng của vùng đó. Do
đó, công tác BT&GPMB cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt.
- Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng
trong đời sống KT-XH đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn, dân cư
chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu
sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng
chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn. Do đó, tâm lý người dân khu vực này là
phải giữ được đất để sản xuất. Mặt khác, cây trồng vật nuôi trên vùng đó cũng
đa dạng, không được tập trung một loại nhất định nên gây khó khăn cho công
tác định giá bồi thường.
Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau:
+ Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh
hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở.
+ Do yếu tố lịch sử để lại nên nguồn gốc sử dụng đất phức tạp và do cơ
chế chính sách chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế sử dụng đất nên chưa
giải quyết được các vướng mắc tồn tại cũ.
5
+ Việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ dẫn đến các hiện tượng lấn chiếm,
xây dựng nhà trái phép nhưng lại không được chính quyền địa phương xử lý
dẫn đến việc phân tích hồ sơ đất đai và áp giá phương án bồi thường gặp rất
nhiều khó khăn.

+ Thiếu quỹ đất dành cho xây dựng khu tái định cư cũng như chất
lượng khu tái định cư thấp, chưa đảm bảo được yêu cầu.
+ Việc áp dụng giá đất ở để tính bồi thường giữa thực tế và quy định
của nhà nước có những khoảng cách khá xa cho nên việc triển khai thực hiện
cũng không được sự đồng thuận của những người dân.
2.1.3. Một số quy định chung về công tác giải phóng mặt bằng
Thực chất của việc GPMB là việc chuyển quyền sử dụng đất, chuyển
mục đích sử dụng đất dưới sự điều tiết của Nhà nước.
Theo điều 42 Luật đất đai 2003 của nước ta thì:
1. Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người sử dụng đất có
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) hoặc đủ điền kiện để được
cấp GCNQSDĐ theo quy định 50 của luật này thì được bồi thường, trừ các
trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 điều 38 và các
điểm b, c, d, đ và g khoản 1 điều 43 của luật này.
2. Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất
mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi
thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
3. Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập
và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng
nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định
cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có
điều kiện phát triển bằng hoặc hơn nơi ở cũ.
4. Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi
thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà
nước đối với khu vực đô thị, bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn,
trường hợp giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi thường thì
người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.
6
5. Trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất
mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc bồi

thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định
đời sống, đào tạo chuyển đổi nghề, bố trí việc làm mới.
6. Trường hợp người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường khi bị thu
hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của
pháp luật thì phải trừ đi nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trong giá được bồi
thường, hỗ trợ.
7. Chính phủ quy định việc bồi thường, tái định cư cho người có đất bị
thu hồi và việc hỗ trợ để thực hiện thu hồi đất.
* Một số tiêu chuẩn về bồi thường và tái định cư:
- Cá nhân, hộ gia đình và tổ chức bị ảnh hưởng sau khi tái định cư và
nhận tiền bồi thường phải có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất là không kém hơn
đời sống của họ trước khi di dời.
- Phải có hỗ trợ bổ sung cho tất cả các cá nhân, hộ gia đình sẽ bị mất
thu nhập do tái định cư đặc biệt, họ không thể duy trì nghề nghiệp trước đây
và phải đào tạo lại.
- Tái định cư kể cả bồi thường phải được xem xét và xử lý trên cơ sở
các quyền được hưởng của cá nhân, hộ gia đình và tổ chức bị ảnh hưởng cũng
như nguyên tắc tái định cư chứ không dựa trên khả năng thanh toán bồi
thường có đủ ngân sách chi trả cho tất cả các khoản bồi thường và các chi phí
tái định cư khác trước khi tiến hành công tác tái định cư.
- Công tác tái định cư đặc biệt đối với những dự án lớn cần được lên kế
hoạch kỹ lưỡng trước khi tiến hành và phải chuẩn bị phương án tái định cư
thích hợp. Những phương án này là hết sức cần thiết cho việc lập dự toán
ngân sách cuối cùng để thực hiện dự án.
- Phải tiến hành thảo luận với cộng đồng dân cư sở tại, nơi bị thu hồi
đất và nơi tái định cư về các vấn đề có liên quan dựa trên cơ sở tham gia đầy
đủ và chân thực.
- Các phương án tái định cư cần phải được thống nhất với tất cả cộng
đồng dân cư đại diện cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức có liên quan.
7

- Cần luôn luôn xem xét đến công tác bồi thường và tái định cư với những
người gặp khó khăn về thể xác hoặc tinh thần như: Người già, người độc thân
hay phụ nữ goá chồng, người dân tộc thiểu số, thiếu hiểu biết về văn hoá.
- Trước khi công bố một dự án hay một công trình thì cần điều tra
tình hình dân số của khu vực bị ảnh hưởng. Làm như vậy để giảm thiểu khả
năng người dân cố tình chiếm diện tích đất bị ảnh hưởng nhằm đòi thêm
tiền bồi thường.
- Việc định giá đất và công trình để tính toán bồi thường luôn phải dựa
trên cơ sở thực tiễn hoạt động của thị trường đất đai.
2.1.4. Những quy định về trình tự, thủ tục của công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng
2.1.4.1. Trình tự, thủ tục thu hồi đất
Điều 130 nghị định 181/2004/ND - CP quy định:
- Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xét duyệt, UBND cấp có thẩm quyền có trách nhiệm giao cho
cơ quan Tài nguyên và Môi trường trực thuộc chỉ đạo Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu
vực đất thu hồi đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính
để gửi cho cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lập phương án bồi thường, GPMB
quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
- Trường hợp thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được
công bố mà chưa có dự án đầu tư thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất lập phương án tổng thể về bồi
thường, GPMB trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét duyệt.
- Trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư thì UBND huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm lập phương án tổng thể về
bồi thường, giải phóng mặt bằng trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương xét duyệt.
- Sau khi phương án tổng thể về bồi thường, GPMB được xét duyệt,
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất bị thu hồi thông

báo trước ít nhất chín mươi (90) ngày đối với trường hợp thu hồi đất nông
3
DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Cơ cấu dân tộc năm 2013 của huyện Tràng Định 35

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 36

Bảng 4.3. Thống kê diện tích đất thu hồi 41

Bảng 4.4. Kết quả bồi thường về đất 42

Bảng 4.5. Kết quả bồi thường về cây ăn quả 42

Bảng 4.6. Kết quả bồi thường về cây lương thực thực phẩm 45

Bảng 4.7. Kết quả bồi thường về cây lấy gỗ 45

Bảng 4.8. Kết quả bồi thường về cây công nghiệp 46

Bảng 4.9. Kết quả bồi thường các loại cây trồng khác 47

Bảng 4.10. Kết quả Bồi thường về tài sản, công trình, vật kiến trúc 48

Bảng 4.11. Kết quả hỗ trợ của dự án 50

Bảng 4.12 Một số hỗ trợ khác 50

Bảng 4.13. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ và chi phí thực hiện 51


Bảng 4.14. Sự hiểu biết chung của người dân về công tác BT & GPMB 52

Bảng 4.15. Nhận thức của người dân về mức độ ảnh hưởng của công tác GPMB đến đời
sống người dân 53

Bảng 4.16. Ý kiến nhận xét của người dân về công tác BT & GPMB 54


9
2.1.4.2. Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Ngay sau khi UBND tỉnh giới thiệu địa điểm, chấp thuận chủ trương đầu tư
hoặc dự án đầu tư được phê duyệt thì tiến hành đồng thời các công việc sau:
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện thông báo thu hồi đất, trường hợp thu hồi
đất theo quy hoạch thì thực hiện thông báo sau khi quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư
nông thôn đã được xét duyệt và công bố.
- Khi đã có thông báo thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân có nhà, đất nằm trong diện phải GPMB (kể cả khu vực
không bị thu hồi đất nhưng thuộc phạm vi ảnh hưởng) phải giữ nguyên hiện
trạng nhà, đất.
Bước 1: Xác định dự án, nếu dự án có phải di chuyển nhà thì ban Bồi
thường - GPMB tiến hành giải phóng mặt bằng để thu hồi đất.
Bước 2: Công khai cho các hộ và đại diện các hộ biết phạm vi thu hồi
của dự án để cho các hộ có kế hoạch di chuyển tài sản, cây cối, hoa màu,
nhanh chóng ổn định đời sống.
Bước 3: Hướng dẫn các hộ tự kê khai tài sản, đất đai và xác định số
khẩu, số lao động trong độ tuổi, diện tích đất được giao ban đầu, photo các
loại giấy tờ nhà đất có liên quan.
Bước 4: Công khai chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất, công khai tiến độ thực hiện dự án, thời hạn chậm nhất mà

các hộ phải di chuyển.
Bước 5: Công khai đơn giá bồi thường đất đai, tài sản, hoa màu cho các
hộ biết, giải đáp thắc mắc của người dân(nếu có).
Bước 6: Kiểm tra, kiểm kê so với tờ khai của các hộ bị thu hồi và các
loại giấy tờ nhà đất có liên quan. Nếu các hộ không kê khai, không ký vào
biên bản kiểm kê thì phải lập biên bản có xác nhận của chính quyền cơ sở.
Biên bản kiểm kê phải được ghi theo mẫu quy định và có đầy đủ chữ
ký của tổ công tác, xác nhận của UBND phường và của chủ dự án.
Biên bản kiểm kê đất đai phải thể hiện diện tích, loại đất, hạng đất, số
thửa trên bản đồ.
10
Biên bản kiểm kê tài sản, nhà của, vật kiến trúc, cây cối khối lượng
riêng biệt, ghi đủ các loại thông số, bồi thường quy định.
Bước 7: Công khai số liệu sau khi kiểm tra, kiểm kê cho từng hộ. Sau
khi kiểm tra lấy chữ ký của chủ hộ, tổ công tác, xác nhận của chủ dự án và
của UBND phường.
Bước 8: Lập phương án bồi thường, phương án bồi thường thiệt hại
(biểu tổng hợp và các biểu tính toán chi tiết).
Phương án bồi thường phải có: Kế hoạch di dân, di chuyển tài sản, di
chuyển công trình, thuê đất Nội dung kế hoạch cần xác định rõ khối lượng
công việc, cự li di chuyển, phương tiện vận chuyển, điều kiện để đáp ứng nhu
cầu của nơi ở mới, kinh phí, thời gian bắt đầu và kết thúc.
Phương án bồi thường thiệt hại phải lập rõ hai phần:
+ Bồi thường thiệt hại về đất;
+ Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất;
Trong phương án bồi thường thiệt hại phải thể hiện được bồi thường về
đất bằng đất hay bằng tiền, hay kết hợp giữa đất và tiền; diện tích là bao
nhiêu? Vị trí nào? Loại đất? Giá đất? Bồi thường thiệt hại về tài sản (nhà, của,
công trình kiến trúc, vườn cây, ao cá ), mức bồi thường như thế nào? Tổng
số tiền là bao nhiêu?

Bước 9: Tổ chức thực hiện:
Công khai phương án bồi thường, phương án bồi thường thiệt hại đã
được phê duyệt.
Công bố lịch trả tiền bồi thường theo dự án đã phê duyệt.
Tổ chức chi trả tiền bồi thường.
Quy định thời gian các hộ phải di chuyển và giao đất cho dự án.
Bước 10: Giải quyết những tồn tại.
Người bị thu hồi đất nếu chưa đồng ý với quyết định bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư, thì được khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trong khi chờ
giải quyết khiếu lại, người bị thu hồi đất vẫn phải chấp hành quyết định thu
hồi đất, giao đất đúng kế hoạch và thời gian đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quyết định.
11
Việc thông báo thu hồi đất được thực hiện trên phương tiện thông tin
đại chúng của địa phương và niêm yết tại trụ sở của UBND cấp phường xã
nơi có đất, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có đất thu hồi.
Sau khi có quyết định thu hồi đất và phương án dự toán bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Được
công bố công khai, có hiệu lực thi hành, người bị thu hồi đất phải chấp hành
quyết định thu hồi đất.
Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi đất thì
UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế. Người
bị cưỡng chế thu hồi đất phải chấp hành theo quyết định cưỡng chế.
2.1.5. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
BT&GPMB là hoạt động hết sức nhạy cảm và phức tạp do tác động tương
hỗ qua lại với nhiều yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội Chính vì vậy, tiến độ cũng
như kết quả của quá trình BT&GPMB phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
- Chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư của Nhà nước:
Chính sách của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư
quy định về trình tự tiến hành GPMB, quy định về quyền và nghĩa vụ của các

bên có liên quan, đồng thời cũng quy định cụ thể về mức bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư. Do đó, chính sách có ảnh hưởng trực tiếp và xuyên suốt trong
quá trình BT&GPMB.
- Điều kiện Tự nhiên, Kinh tế - xã hội của địa bàn:
Quy mô, khối lượng GPMB, đặc điểm, tính chất, độ phức tạp trong
công tác BT&GPMB của từng dự án chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện Tự
nhiên, Kinh tế - xã hội của địa bàn
- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai:
Khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư thì việc lập hồ sơ
pháp lý về đất đai và tài sản là một yêu cầu không thể thiếu. Việc xác lập hồ sơ
không chỉ dựa vào đo vẽ, khảo sát thực tế mà còn dựa vào các loại hồ sơ lưu
như: GCNQSD đất, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng,
biên bản thống kê, kiểm kê đất đai Do vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất
đai được thực hiện đúng, đầy đủ, thường xuyên sẽ giúp cho việc xác lập hồ sơ
đơn giản, nhanh gọn, tránh sự tranh chấp giữa các bên và ngược lại.
12
- Tổ chức thực hiện:
Đây là yếu tố quyết định đối với công tác BT&GPMB. Trên cơ sở các
chính sách của Nhà nước, điều kiện thực tế của địa bàn và dự án, việc tổ chức
thực hiện (Trình tự, thủ tục, cơ cấu nhân sự, phương pháp làm việc ) được
tiến hành một cách hợp lý và khoa học sẽ mang lại kết quả cao, đảm bảo lợi
ích các bên.
- Ngoài các yếu tố trên còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng trực tiếp
hoặc dán tiếp đến công tác BT&GPMB như:
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý
và sử dụng đất tác động đến công tác BT&GPMB.
+ Thanh tra chấp hành các chế độ, thể lệ quản lý và sử dụng đất.
+ Nhận thức và thái độ của người dân bị thu hồi đất, công tác tuyên
truyền, vận động người dân thực hiện theo chính sách pháp luật Nhà nước.

2.1.6. Đối tượng và điều kiện được đền bù
2.1.6.1. Đối tượng được đền bù theo quy định của pháp luật
Tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, cá nhân trong
nước, ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức đang sử
dụng đất bị Nhà nước thu hồi (gọi chung là người bị thu hồi đất) được đền bù
thiệt hại về đất khi bị thu hồi đất sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng,
lợi ích công cộng phải là người có đủ điều kiện được đền bù thiệt hại về đất.
Người được đền bù thiệt hại về tài sản trên đất phải là người sử dụng
hợp pháp tài sản đó, phù hợp với quy định của pháp luật.
2.1.6.2. Điều kiện được đền bù thiệt hại
* Điều kiện được đền bù thiệt hại về đất.
Theo quy định của Luật đất đai 2003 người bị Nhà nước thu hồi được
đền bù phải có một trong các điều kiện sau:
- Có giấy CNQSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Có quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có quyền theo quy định
của pháp luật đất đai.
4
MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Khái quát về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 3
2.1.1 Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 3
2.1.2. Đặc điểm của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 4

2.1.3. Một số quy định chung về công tác giải phóng mặt bằng 5
2.1.4. Những quy định về trình tự, thủ tục của công tác bồi thường giải phóng mặt
bằng 7
2.1.5. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 11
2.1.6. Đối tượng và điều kiện được đền bù 12
2.2. Cơ sở pháp lý của công tác bồi thường GPMB 13
2.2.1. Các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư 13
2.2.2. Những văn bản pháp quy của tỉnh Lạng Sơn liên quan đến công tác bồi thường
hỗ trợ và tái định cư 15
2.3. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên thế giới và ở Việt Nam 16
2.3.1. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở singapore 16
2.3.2. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Trung Quốc 17
2.3.3. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Việt Nam 20
2.3.4. Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 23
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25
3.2. Địa điểm và thời gian thực tập 25
3.2.1. Địa điểm 25
14
- Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Luật đất đai:
+ Luật Đất đai năm 1993.
+ Luật Đất đai năm 2003.
+ Luật Đất đai 2013.
- Các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
+ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
+ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về

thi hành Luật Đất đai;
+ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
+ Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
+ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về việc
quy định bổ sung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực
hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
+ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư;
+ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về Quy
định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
+ Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004
của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
+ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP Quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất
+ Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của
Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
15
+ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
+ Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định

số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về việc quy định bổ sung cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự, thủ tục bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai;
+ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và
trình tự, thủ tục thu hồi đất, cho thuê đất;
2.2.2. Những văn bản pháp quy của tỉnh Lạng Sơn liên quan đến công tác
bồi thường hỗ trợ và tái định cư
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính Phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư;
- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và
trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
- Quyết định số 739/QĐ-UBND ngày 20/5/2010 của UBND tỉnh Lạng
Sơn về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Đảm bảo an toàn và
nâng cao năng lực hồ chứa nước tỉnh Lạng Sơn;
- Quyết định số 1454/QĐ-UBND ngày 18/5/2014 của Uỷ ban nhân dân
huyện Tràng Định về việc thu hồi đất các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư
để phục vụ đầu tư cải tạo, sửa chữa Công trình: Hồ Hua Khao huyện Tràng Định,
thuộc dự án đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực hồ chứa nước tỉnh Lạng Sơn.

- Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND, ngày 21/12/2013 của UBND tỉnh Lạng
Sơn về Ban hành Quy định về giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
16
- Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 24/02/2012 của UBND tỉnh
Lạng Sơn, Quy định đơn giá cây trồng, vật nuôi áp dụng công tác bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Quyết định số 03/2013/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 của UBND tỉnh
Lạng Sơn, sửa đổi một số điều của Quy định đơn giá cây trồng, vật nuôi áp
dụng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 20/4/2012 của UBND tỉnh
Lạng Sơn về việc Ban hành Quy định về cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2.3. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở singapore
Tại Singapore, đất đai được phân ra 2 sở hữu (nhà nước và tư nhân),
trong đó đất sở hữu nhà nước chiếm 98%. Tùy theo từng dự án, từng loại đất
và quy hoạch thì nhà đầu tư được thuê thời hạn 20, 30, 50 và 99 năm. Hết thời
hạn, người thuê đất phải tháo dỡ công trình, trả lại đất cho nhà nước vô điều
kiện. Việc đền bù giải toả ở Singapore được thực hiện theo Luật trưng dụng
đất đai, Chính phủ đền bù theo giá quy định (thường thấp hơn giá thị trường),
bù lại người dân bị giải toả cũng được bố trí căn hộ chung cư giá rẻ theo quy
định của Chính phủ. Hiện nay, ở Singapore không có chế độ bồi thường lại
bằng đất (ngoại trừ đất tôn giáo), nhờ đó mà nguồn lực vốn và đất đai được
tập trung để đầu tư cơ sở hạ tầng, bán đất tạo nguồn thu cho ngân sách.
Sau khi có quy hoạch chi tiết và có dự án cụ thể, nhà nước tiến hành
thu hồi đất để triển khai thực hiện. Nhà nước toàn quyền quyết định trong vấn
đề thu hồi đất, người dân có nghĩa vụ phải tuân thủ (theo Luật về thu hồi).
Công tác thu hồi đất dựa trên nguyên tắc:
+ Thu hồi đất bắt buộc phục vụ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, phúc
lợi xã hội và chỉnh trang đô thị.
+ Hạn chế thu hồi đất tư nhân, chỉ thu hồi khi thực sự cần thiết.
+ Công tác thu hồi đất phải được sự cho phép của Chính phủ và các thành
viên trong Nội các Chính phủ, sau khi đã thảo luận và tham khảo ý kiến cộng đồng.
17

+ Việc thu hồi đất được tiến hành theo từng bước chặt chẽ và có thông
báo trước cho người dân 2- 3 năm.
+ Nếu người dân không chịu di dời để nhà nước thu hồi đất sẽ áp dụng
cưỡng chế hoặc phạt theo luật xâm chiếm đất công.
Chính sách đền bù.
Mức đền bù thiệt hại căn cứ vào giá trị bất động sản của chủ sở hữu;
các chi phí tháo dỡ, di chuyển hợp lý; chi phí mua vật tư thay thế; thuế sử
dụng nhà mới. Nếu người dân không tin tưởng Nhà nước, có thể thuê một tổ
chức định giá tư nhân để định giá lại và chi phí do Nhà nước chịu. Kinh
nghiệm xác định giá đền bù cho thấy: Nhà nước Singapore đền bù giá thấp
hơn giá hiện tại, vì giá bất động sản hiện tại đã bao gồm giá trị gia tăng do
Nhà nước đầu tư hạ tầng, do đó Nhà nước điều tiết một phần giá trị đầu tư.
Nhà nước không thể đáp ứng đền bù theo giá trong tương lai.
Phương thức thanh toán khi đền bù là trả trước 20% khi chủ nhà thực
hiện việc tháo dỡ, phần còn lại trả khi hoàn tất việc di dời. Nếu hộ gia đình có
nhu cầu cấp bách về nhà ở, sẽ thu xếp cho thuê với giá phù hợp.
2.3.2. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Trung Quốc
Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, khi Nhà nước thu hồi đất thì
người nào sử dụng đất sau đó sẽ có trách nhiệm bồi thường. Người bị thu hồi
đất được thanh toán ba loại tiền: tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp về tái
định cư, tiền trợ cấp bồi thường hoa màu trên đất. Cách tính tiền bồi thường
đất đai và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo tổng giá trị tổng sản lượng của
đất đai những năm trước đây rồi nhân với hệ số. Tiền bồi thường cho hoa
màu, cho các loại tài sản trên đất được tính theo giá cả hiện tại.
Mức bồi thường cho giải tỏa mặt bằng được thực hiện theo nguyên tắc
đảm bảo cho người dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Việc quản
lý giải phóng mặt bằng được giao cho các cục quản lý tài nguyên đất đai ở địa
phương đảm nhiệm. Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thửa đất nào sẽ trả
tiền thuê một đơn vị xây dựng giải tỏa mặt bằng.
Để giải quyết nhà ở cho người dân khi giải phóng mặt bằng, phương thức

chủ yếu của Trung Quốc là trả tiền và hỗ trợ bằng cách tính ba khoản sau:
5
3.2.2. Thời gian 25
3.3. Nội dung nghiên cứu 25
3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tràng Định, tỉnh Lạng
Sơn 25
3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 25
3.3.3. Đánh giá công tác bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng
Sơn 25
3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong
công tác bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng sơn. 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu 26
3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 26
3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 26
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tràng Định 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 32
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 36
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. 36
4.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. 36
4.3. Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Tràng
Định, tỉnh Lạng Sơn. 37
4.3.1. Khái quát về dự án bồi thường hỗ trợ và tái định cư công trình Hồ Hua Khao
huyện Tràng Định thuộc dự án đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực hồ chứa nước
tỉnh Lạng Sơn. 37
4.3.2. Đánh giá kết quả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư công trình Hồ Hua Khao
huyện Tràng Định thuộc dự án đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực hồ chứa nước
tỉnh Lạng Sơn. 41
4.3.3. Tổng hợp ý kiến của người dân về công tác bồi thường GPMB của một số dự án

trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 52
4.4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác
bồi thường hỗ trợ và tái định huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. 55
4.4.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi thường GPMB 55
4.4.2. Đề xuất các giải pháp và rút ra những bài học kinh nghiệm 56

×