ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI NGỌC LAN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GCNQSDĐ TẠI XÃ BẢN NGOẠI
HUYỆN ĐẠI TỪ – TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2013
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2013 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Đình Binh
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
“Lý thuyết đi đôi với thực tiễn’’ luôn là phương thức quan trọng trong
công tác giảng dạy. Xuất phát từ yêu cầu đó, được sự đồng ý của khoa Quản Lý
Tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực tập tốt
nghiệp tại UBND xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên với chuyên đề
“Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Bản Ngoại – Huyện Đại Từ – tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013”.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm
khoa Quản Lý Tài Nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đặc biệt
là TS. Phan Đình Binh đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đão UBND xã Bản Ngoại, các bác,
các cô chú, các anh chị đang công tác UBND xã đã nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo
để em hoàn thành tốt mọi công việc trong thời gian thực tập.
Cảm ơn gia đình và những người thân của em đó luôn cổ vũ, động viên
em trong suốt thời gian qua.
Do thời gian cũng như khả năng của bản thân chưa có nhiều kinh
nghiệm nên bài khóa luận tốt nghiệp vẫn còn một số hạn chế, kính mong được
sự góp ý của thầy, cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Đại Từ, ngày 25 tháng 8 năm 2014
Sinh viên
Bùi Ngọc Lan
danh mục cụm từ viết tắt
gcnqsdđ
:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
ubnd
:
ủ
y ban nhân dân
nđ
-
cp
:
Nghị định chính phủ
qđ
:
Q
uyết định
btnmt
:
B
ộ tài nguyên môi trờng
ttlt
:
T
hông t liên tịch
bnv
:
B
ộ nội vụ
ct
-
tt
g
:
Chỉ thị thủ tớng
hđ
-
ub
:
H
ội đồng ủy ban
cv
-
cp
:
C
ông văn chính phủ
KKK
:
ng ký kim kờ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình cấp GCNQSDĐ huyện Đại Từ năm 2013 28
Bảng 4.1: Hiện trạng cơ cấu lao động tính đến 31/12/2013 36
Bảng 4.2. Hiện trạng sử d45
ụng đất xã Bản Ngoại năm 2013 37
Bảng 4.3. Kết quả cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2011 - 2013 39
Bảng 4.4. Kết quả cấp GCNQSD đất ở cho hộ gia đình, cá nhân 41
Bảng 4.5. Kết quả cấp GCNQSD đất ở theo diện tích 42
Bảng 4.6. Tổng hợp số GCN và diện tích đất ở đã được cấp giai đoạn 2011 -
2013 43
Bảng 4.7. Tổng hợp số GCN và diện tích đất ở chưa được cấp giai đoạn 2011
- 2013 44
Bảng 4.8. Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp cho hộ gia đình, cá
nhân 45
Bảng 4.9. Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp theo diện tích 46
Bảng 4.10. Tổng hợp số GCN và diện tích đất nông nghiệp đã được cấp
giai đoạn 2011 - 2013 47
Bảng 4.11: Tổng hợp số GCN và diện tích đất nông nghiệp chưa được
cấp giai đoạn 2011 -2013 48
Bảng 4.12. Kết quả cấp GCNQSDĐ của các tổ chức trên địa bàn xã
giai đoạn 2011 - 2013 49
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Minh hoạ (số 3) Quy hoạch mới trạm Y tế Bản Ngoại, tại xóm
Ba Giăng 50
MỤC LỤC
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 5
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 5
1.2. Mục đích nghiên cứu 6
1.3. Yêu cầu đề tài 6
1.4. Ý nghĩa của đề tài 6
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
2.1. Cơ sở khoa học trong công tác cấp GCNQSDĐ 8
2.1.1. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai 8
2.1.2. Sơ lược về hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ 10
2.1.2.1. Hồ sơ địa chính 10
2.1.2.2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 12
2.1.3. Cơ sở pháp lý của công tác cấp GCNQSDĐ 13
2.1.3.1. Những căn cứ pháp lý của việc cấp GCNQSDĐ 13
2.1.3.2. Nguyên tắc và thẩm quyền cấp GCNQSDĐ 16
2.1.4. Quy trình cấp GCNQSDĐ 18
2.1.4.1. Trình tự thủ tục cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng
đất tại xã, xã, thị trấn. 18
2.1.4.2. Trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân đang sử
dụng đất tại xã 20
2.1.4.3. Trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ cho tổ chức đang sử dụng đất 21
2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ trong cả nước và tỉnh Thái Nguyên 22
2.2.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ trong nước 22
2.2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ tỉnh Thái Nguyên 25
PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
29
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 29
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 29
3.3. Nội dung nghiên cứu 29
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Bản Ngoại 29
3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất 29
3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Bản Ngoại giai đoạn
2011 - 2013 29
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp 29
3.4. Phương pháp nghiên cứu 30
3.4.1. Phương pháp thống kê 30
3.4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập được 30
3.4.3. Phương pháp so sánh và đánh giá kết quả đạt được 30
3.4.4. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 30
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Bản Ngoại 31
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
4.1.1.1. Vị trí địa lí 31
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo 31
4.1.1.3. Khí hậu thời tiết 31
4.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước 32
4.1.1.5. Đất đai 32
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 32
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế 32
4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 32
4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 32
4.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 35
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất 37
4.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Bản Ngoại giai đoạn 2011
- 2013 39
4.3.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2011 - 2013 39
4.3.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ đối với từng loại đất 40
4.4. Đánh giá chung công tác GCNQSDĐ xã Bản Ngoại giai đoạn 2011 - 2013
50
4.4.1. Thuận lợi 50
4.4.2. Khó khăn 51
4.4.2. Giải pháp khắc phục 52
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
5.1. Kết luận 53
5.2. Đề nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mọi thời gian đất đai luôn là vấn được đông đảo mọi tầng lớp
nhân dân xã hội quan tâm, vì nó luôn gắn liền với lợi ích và những nhu cầu
thiết thực của con người. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý gia, là tư
liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn
phân bố khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phòng. Chính vì vậy mà đất đai có tầm quan trọng rất lớn, là vấn đề sống còn
của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Hơn nữa đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên
có hạn về số lượng cố định về vị trí do vậy việc sử dụng đất phải tuân theo quy
hoạch cụ thể và có sự quản lý hợp lý.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đất đai. Nhà nước ta đã xây
dựng hệ thống chính sách về đất đai nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai
trên phạm vi cả nước như luật đất đai năm 2003, các pháp lệnh về quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất Cùng các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích pháp của người dân. Công tác đăng ký cấp giấp chứng
nhận quyền sử dụng đất cũng là một trong những công tác quản lý Nhà nước về
đất đai. Nó xác lập quyền và nghĩa vụ đối với người sử dụng đất và là cơ sở để
Nhà nước để thực hiện công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên công tác cấp giấy
chứng nhận còn gặp nhiều khó khăn, cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác lập mối
quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Đây là yếu tố góp phần
quan trọng vào việc nắm chắc quỹ đất của từng địa phương giúp cho việc quy
hoạch sử dụng hợp lý từng loại đất, tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả
sản xuất. Đăng ký, cấp GCNQSDĐ góp phần hoàn thiện hồ sơ địa chính, giúp
cho việc nắm chắc quỹ đất cả về số lượng và chất lượng.
Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn cũng như tính cấp thiết của công
tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Bản Ngoại. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu,
Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên,
và sự hướng dẫn của TS. Phan Đình Binh em tiến hành thực hiện chuyên đề:
“Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Bản Ngoại – huyện Đại Từ – tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Bản Ngoại – Huyện Đại
Từ – tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của công tác đăng ký và cấp
GCNQSDĐ trên địa bàn xã Bản Ngoại – Huyện Đại Từ – tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2011 - 2013.
- Đề xuất những giải pháp thích hợp góp phần làm tăng tiến độ của công tác
cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Bản Ngoại trong những giai đoạn tới.
1.3. Yêu cầu đề tài
- Số liệu thu được phải đầy đủ, chính xác, phản ánh khách quan, trung thực;
- Những phân tích, đánh giá phải dựa trên cơ sở pháp lý và tình hình chung;
- Những giải pháp đưa ra phải phù hợp với địa phương và có tính khả thi.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Đối với học tập
- Việc hoàn thiện đề tài sẽ là cơ hội cho sinh viên củng cố kiến thức đã học
trong nhà trường, đồng thời là cơ hội để sinh viên bước đầu tiếp cận với thực tế nghề
nghiệp trong tương lai.
- Cần nắm vững những quy định của pháp luật về cấp GCNQSDĐ theo Luật
Đất đai 2003, hệ thống các văn bản dưới luật về đất đai của Trung ương và địa
phương trong công tác cấp GCNQSDĐ.
* Đối với thực tiễn
- Kiến nghị và đề xuất với các cấp có thẩm quyền đưa ra những giải
pháp phù hợp để công tác cấp GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản lý Nhà
nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
- Đề tài có ý nghĩa góp phần đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ ở xã
Bản Ngoại - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới.
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học trong công tác cấp GCNQSDĐ
2.1.1. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người sự hình thành của một
nền văn minh vật chất – văn hoá tinh thần, các thành tựu khoa học kỹ thuật
đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất.
Ngày nay kinh tế xã hội ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ dân
số thì nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng gia tăng đa dạng và phức
tạp. Vì vậy để sử dụng đất đai một cách khoa học, tiết kiệm mang lại hiệu quả
cao nhất thì Nhà nước phải có một chế độ chính sách về đất đai mang tính
pháp lý, song phải hợp lý và chặt chẽ nhằm quản lý toàn bộ quỹ đất.
Ở Việt Nam đối tượng của quản lý đất đai là toàn bộ diện tích các loại
đất trong phạm vi ranh giới hành chính các cấp. Thực chất của việc quản lý
Nhà nước về đất đai là công tác quản lý sao cho đúng quy định của Luật Đất
đai. Nhà nước quản lý đất đai thông qua các văn bản pháp luật, Nhà nước giao
cho Uỷ ban nhân dân các cấp phải thực hiện việc quản lý đất đai trên toàn bộ
ranh giới hành chính đối với tất cả các loại đất theo quy định của pháp luật.
Để công tác quản lý cũng như vấn đề sử dụng đất đai mang lại hiệu quả
cao nhất tại khoản 2 Điều 6 (Luật đất đai, năm 2003) [5] đã đề ra 13 nội dung
quản lý Nhà nước về đất đai như sau:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
7. Thống kê, kiểm kê đất đai.
8. Quản lý tài chính về đất đai.
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản.
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Thông qua 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai thì nội dung công
tác đăng ký cấp GCNQSDĐ là cơ sở để xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ
giữa nhà nước và người sử dụng đất. Đây là cơ sở để nhà nước bảo hộ quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ sử dụng đất. Mặt khác cũng thông qua hoạt động
này mà Nhà nước thực hiện quyền giám sát tình hình sử dụng đất đai của các
chủ sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo cho việc sử dụng đất
của các chủ sử dụng trên từng thửa đất tuân thủ theo đúng nề nếp kỷ cương pháp
luật, tạo điều kiện để nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật.
Điều mà chúng ta có thể thấy trong công tác quản lý Nhà nước về đất
đai, thì hoạt động đăng ký cấp GCNQSDĐ có một vai trò hết sức quan trọng
danh mục cụm từ viết tắt
gcnqsdđ
:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
ubnd
:
ủ
y ban nhân dân
nđ
-
cp
:
Nghị định chính phủ
qđ
:
Q
uyết định
btnmt
:
B
ộ tài nguyên môi trờng
ttlt
:
T
hông t liên tịch
bnv
:
B
ộ nội vụ
ct
-
tt
g
:
Chỉ thị thủ tớng
hđ
-
ub
:
H
ội đồng ủy ban
cv
-
cp
:
C
ông văn chính phủ
KKK
:
ng ký kim kờ
đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, một bản
sao lưu tại UBND xã, xã, thị trấn.
Bản gốc hồ sơ địa chính phải được chỉnh lý kịp thời khi có biến động
về sử dụng đất, bản sao hồ sơ địa chính phải được chỉnh lý phù hợp với bản
gốc hồ sơ địa chính.
- Bản đồ địa chính được lập theo quy định sau:
+ Bản đồ địa chính được lập theo chuẩn kỹ thuật thống nhất trên hệ
thống tọa độ nhà nước.
+ Nội dung bản đồ địa chính thể hiện thửa đất; hệ thống thủy văn,
thủy lợi; hệ thống đường giao thông; mốc giới và đường địa giới hành
chính các cấp, mốc giới hành lang an toàn công trình; điểm tọa độ địa
chính; địa danh và các ghi chú thuyết minh.
+ Thửa đất phải được thể hiện chính xác về ranh giới; đỉnh thửa
phải có tọa độ chính xác. Mỗi thửa đất phải kèm theo thông tin về số hiệu
thửa đất, diện tích thửa đất và kí hiệu loại đất.
+ Bản đồ địa chính phải do các đơn vị được cấp giấy phép hành
nghề hoặc được đăng ký hành nghề đo đạc bản đồ lập.
- Hồ sơ địa chính được lưu giữ và quản lý dưới dạng tài liệu trên
giấy và từng bước chuyển sang dạng số để quản lý trên máy tính. UBND
tỉnh, huyện trực thuộc Trung ương có trách nhiệm đầu tư tin học hóa hệ
thống hồ sơ địa chính.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy phạm, tiêu chuẩn kỹ
thuật, định mức kinh tế đối với việc lập hồ sơ địa chính trên giấy và hồ sơ
địa chính dạng số; hướng dẫn việc lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính
trên giấy và hồ sơ địa chính dạng số; quy định tiến trình thay thế hệ thống
hồ sơ địa chính trên giấy bằng hệ thống hồ sơ địa chính dạng số.
Hồ sơ địa chính được quy định tại Điều 47 (Luật Đất đai, 2003) [5]
bao gồm:
- Bản đồ địa chính.
- Sổ địa chính.
- Sổ mục kê.
- Sổ theo dõi biến động đất đai.
Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin sau:
- Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí.
- Người sử dụng đất.
- Nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất.
- Giá đất, các tài sản gắn liền với đất, các nghĩa vụ tài chính về đất đai
đã thực hiện và chưa thực hiện.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các quyền và những hạn chế về
quyền của người sử dụng đất.
- Biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác có liên quan.
2.1.2.2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Khoản 20 Điều 4 (Luật Đất đai, 2003) [5] quy định:
“GCNQSDĐ là giấy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho
người sử dụng đất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng
đất. Giấy chứng nhận là chứng thư pháp lý thể hiện mối quan hệ hợp pháp
giữa Nhà nước và người sử dụng đất”.
Thông qua GCNQSDĐ thì Nhà nước có thể nắm được thông tin chung
về những mảnh đất hoặc được giao hay cho thuê, từ đó có thể ban hành những
pháp lệnh phục vụ công tác quản lý sử dụng có hiệu quả nhất đối với đất đai.
Hơn nữa thông qua GCNQSDĐ chủ sử dụng đất có đầy đủ cơ sở pháp lý để
thực hiện quyền sử dụng đất và nghĩa vụ sử dụng đất của mình khi được Nhà
nước giao và cho thuê đúng pháp luật.
GCNQSDĐ là một tài liệu quan trọng trong hồ sơ địa chính do cơ
quan quản lý đất đai Trung ương phát hành mẫu thống nhất toàn quốc.
Hiện nay GCNQSDĐ được ban hành theo quyết định số 24/2004/QĐ-
BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ Tài nguyên Môi trường.
Chỉ thị những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được nhà nước quy
định mới có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ cho đối tượng được giao hoặc cho
thuê. Cơ quan Nhà nước thẩm quyền được giao hoặc cho thê loại đất nào thì
có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ đối với loại đất đó.
2.1.3. Cơ sở pháp lý của công tác cấp GCNQSDĐ
2.1.3.1. Những căn cứ pháp lý của việc cấp GCNQSDĐ
- Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định về việc giao
đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất
nông nghiệp.
- Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 10/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy
mạnh việc ban hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000.
- Quyết định số 499/QĐ - ĐC của Tổng cục Địa chính ngày 27/01/1995
về quy định sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, sổ theo dõi biến động đất đai.
- Công văn số 647/ CV - ĐC của Tổng cục Địa chính ngày 31/01/1995 “V/v
hướng dẫn xử lý một số vấn đề đất đai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
- Công văn số 1427/CV-ĐC ngày 13/10/1995 “V/v hướng dẫn xử lý
một số vấn đề đất đai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
- Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục Địa
chính “V/v hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất”.
- Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 01/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một
số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nông nghiệp, đất ở nông thôn, đất lâm nghiệp năm 2000.
- Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC của Tổng cục Địa chính hướng dẫn
đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.(Thay thế thông tư 346/1998).
- Luật Đất đai 2003 ngày 10/12/2003.
- Chỉ thị 05/2004/CT – TTg ngày 09/02/2004 về việc triển khai khi
hành Luật Đất đai 2003.
- NĐ 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành
Luật Đất đai 2003.
- NĐ số 198/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 quy định cụ thể hoá Luật
Đất đai về việc thu tiền sử dụng cấp giấy chứng nhận.
- Thông tư liên tịch 38/2004/TTLT/BTNMT - BM, ngày 31/12/2004
hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất và tổ chức phát triển quỹ đất.
- Quyết định số 24/2004/QĐ - BTNMT của Bộ trưởng Bộ TNMT ban
hành quy định về cấp GCNQSDĐ ngày 01/11/ 2004.
- Thông tư số 29/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng
dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư 05 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 01/11/2004
hướng dẫn Nghị định 181.
- NĐ số 95/2005/NĐ - CP ngày 15/7/2005 về việc cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu nhà công trình xây dựng.
- NĐ số 17/2006/NĐ – CP ngày 27/01/2006 sửa đổi, bổ xung một số
quy định về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận, việc xác nhận
hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp,
bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh
tế, khu công nghệ cao.
- NĐ số 47/2003/NĐ - CP ngày 12/5/2003 quy định về việc thu lệ phí
về nhà, đất khi cấp giấy chứng nhận.
- Thông tư số 01/2005/TT – BTNMT ngày 13/4/2005 hướng dẫn về khi
cấp giấy chứng nhận: việc xác định thời hạn sử dụng đất, xác định mục đích
sử dụng đất chính và mục đích phụ trong một số trường hợp đang sử dụng đất,
việc cấp giấy chứng nhận cho cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất nông nghiệp.
- Thông tư số 06/2007/TT – BTNMT ngày 25/5/2006 quy định bổ xung
về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền
sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hộ trợ, tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất và khiếu nại về đất đai.
* Các văn bản dưới luật ở các cấp tại tỉnh Thái Nguyên
- Chỉ thị 17/2011/CT-UBND ngày 24/10/2011 của Ủy ban nhân nhân
tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp hoàn thành
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và một số nhiệm vụ trọng tâm
trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định 06/2011/QĐ-UBND ngày 10/2/2011 của Ủy ban nhân
nhân tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định diện tích tối thiểu được
tách thửa, đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Hướng dẫn số 67/HD-STNMT ngày 31/10/2011 của sở Tài nguyên và
Môi trường về việc thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi hoàn thành công
tác đo đạc, lập bản đồ địa chính.
Các văn bản trên đã góp phần không nhỏ trong công tác quản lý nhà
nước về đất đai được tốt hơn, bổ xung và hoàn thành hệ thống Luật Đất đai,
làm cho công tác đăng kí đất đai, cấp GCNQSDĐ ở các cấp vừa chặt chẽ, vừa
thể hiện tính khoa học cao.
Cũng qua đây cho thấy chính sách đất đai luôn được Đảng và Nhà nước
quan tâm, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế nước ta đang chuyển
sang nền kinh tế thị trường trong khi đó đất đai lại có hạn. Việc đẩy mạnh và
sớm hoàn thành đăng kí đất đai, nhất là cấp GCNQSDĐ góp phần giúp người sử
dụng đất yên tâm đầu tư vào đất để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về đất đai: Luật Đất đai năm 1993,
Luật sửa đổi bổ sung một số Điều năm 1998, năm 2001, Luật đất đai 2003
Nghiên cứu các văn bản dưới Luật như: Chỉ thị, Thông tư, Quyết định,
Nghị định của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, của UBND huyện
có liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ.
2.1.3.2. Nguyên tắc và thẩm quyền cấp GCNQSDĐ
* Nguyên tắc cấp GCNQSDĐ
Được quy định tại Điều 48 ( Luật đất đai, 2003) [5]:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng đất
theo một mẫu thống nhất trong cả nước với mọi loại đất.
- Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận
trên GCNQSDĐ; chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo
quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi
trường phát hành.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất:
+ Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản riêng chung của vợ và chồng
thì GCNQSDĐ phải ghi rõ họ, tên vợ và họ tên chồng.
+ Trường hợp nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì
GCNQSDĐ được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng tổ chức đồng
quyền sử dụng.
+ Trường hợp đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư thì
GCNQSDĐ được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho người đại diện hợp
pháp của cộng đồng dân cư đó.
+ Trường hợp đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì
GCNQSDĐ được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao đổi cho người có trách nhiệm
cao nhất của cơ sỏ tôn giáo đó.
+ Chính phủ quy định cụ thể việc cấp GCNQSDĐ đối với nhà chung
cư, nhà tập thể.
- Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp GCNQSDĐ, giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị không phải đổi
giấy chứng nhận sang GCNQSDĐ theo quy định của Luật này. Khi chuyển
quyền sử dụng đất thì người nhận quyền sử dụng đất được cấp GCNQSDĐ
theo quy định của Luật này.
* Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ
Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ được thực hiện theo quy định tại Điều
52 (Luật Đất đai, 2003) [5] và Điều 56 (Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày
29/10/2004) [8] như sau:
a) UBND cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp người Việt Nam định cư ở nước
ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở), tổ chức cá nước ngoài.
b) UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền
với quyền sử dụng đất ở.
c) UBND cấp tỉnh uỷ quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy
chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong các trường hợp sau:
- Cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất đã có quyết định giao
đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chưa được cấp giấy
chứng nhận; có quyết định giao lại đất hoặc hợp đồng thuê đất của Ban quản
lý khu công nghệ cao, Ban quản lý khu kinh tế, có văn bản công nhận kết quả
đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật, có kết quả hoà giải tranh
chấp đất đai được UBND tỉnh, huyện trực thuộc Trung ương công nhận, có
quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách, hoặc sát
nhập tổ chức; có văn bản về việc chia tách hoặc sát nhập tổ chức kinh tế phù
hợp với pháp luật; có thoả thuận về xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp, bảo
lãnh để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật; có quyết định hành chính về giải
quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, có bản án hoặc quyết định
của Toà án nhân dân, quyết định của cơ quan Thi hành án đã được thi thành.
- Cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất thực hiện đăng kí biến
động khi hợp thửa, tách thửa mà đất trước khi hợp thửa, tách thửa đã được
cấp GCNQSDĐ.
- Cấp đổi giấy chứng nhận đã cấp bị ố, nhoè, rách, hư hại, hoặc cấp
lại giấy chứng nhận do bị mất.
- Cấp đổi giấy chứng nhận với các loại giấy chứng nhận về quyền sử
dụng đất đã được cấp theo pháp luật về đất đai trước ngày 01/07/2004.
2.1.4. Quy trình cấp GCNQSDĐ
2.1.4.1. Trình tự thủ tục cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng
đất tại xã, xã, thị trấn.
Theo Điều 135 (Nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004) [8] thì
trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại xã,
thị trấn được quy đinh như sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND xã, thị trấn nơi có đất một (01)
bộ hồ sơ gồm có:
a) Đơn xin cấp GCNQSDĐ.
b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các
khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).
c) Văn bản ủy quyền xin cấp GCNQSDĐ (nếu có).
2. Việc cấp GCNQSDĐ được quy định như sau:
a) UBND xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp
GCNQSDĐ về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; trường hợp người
đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản
1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời
điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với
quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; công bố công khai danh sách các
trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại trụ sở
UBND xã, thị trấn trong thời gian mười năm(15) ngày; xem xét các ý kiến
đóng góp đối với các trường hợp xin cấp GCNQSDĐ; gửi hồ sơ đến Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
b) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ
sơ; xác nhận vào đơn xin cấp GCNQSDĐ đối với trường hợp đủ điều kiện cấp
GCNQSDĐ và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp
đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo
địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa
chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính
đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo
quy định của pháp luật; gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và không đủ
điều kiện cấp GCNQSDĐ kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ
địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường;
c) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình
UBND cùng cấp quyết định cấp GCNQSDĐ; ký hợp đồng thuê đất đối với
trường hợp được Nhà nước cho thuê đất;
d) Thời gian thực hiện các công việc quy định tại các điểm a, b và c
khoản này không quá năm mươi năm (55) ngày làm việc (không kể thời gian
công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp GCNQSDĐ và thời gian
người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày UBND xã, thị trấn
nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được GCNQSDĐ.
3. Đối với trường hợp cấp GCNQSDĐ cho trang trại thì trước khi cấp
GCNQSDĐ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải thực hiện rà
soát hiện trạng sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 của Nghị định này.
2.1.4.2. Trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân đang sử
dụng đất tại xã
Theo Điều 136 (Nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004) [8] thì
trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại xã
được quy định như sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:
a) Đơn xin cấp GCNQSDĐ.
b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các
khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).
c) Văn bản uỷ quyền xin cấp GCNQSDĐ (nếu có).
2. Việc cấp GCNQSDĐ được quy định như sau:
a) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ
sơ, xác minh thực địa khi cần thiết; lấy ý kiến xác nhận của UBND xã về tình
trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; trường hợp người đang sử dụng đất
không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều
50 của Luật Đất đai thì lấy ý kiến của UBND xã về nguồn gốc và thời điểm
sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; công bố công khai danh sách các trường
hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất trong thời gian mười lăm (15) ngày; xem xét các ý kiến
đóng góp đối với các trường hợp xin cấp GCNQSDĐ; xác nhận vào đơn xin
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình cấp GCNQSDĐ huyện Đại Từ năm 2013 28
Bảng 4.1: Hiện trạng cơ cấu lao động tính đến 31/12/2013 36
Bảng 4.2. Hiện trạng sử d45
ụng đất xã Bản Ngoại năm 2013 37
Bảng 4.3. Kết quả cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2011 - 2013 39
Bảng 4.4. Kết quả cấp GCNQSD đất ở cho hộ gia đình, cá nhân 41
Bảng 4.5. Kết quả cấp GCNQSD đất ở theo diện tích 42
Bảng 4.6. Tổng hợp số GCN và diện tích đất ở đã được cấp giai đoạn 2011 -
2013 43
Bảng 4.7. Tổng hợp số GCN và diện tích đất ở chưa được cấp giai đoạn 2011
- 2013 44
Bảng 4.8. Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp cho hộ gia đình, cá
nhân 45
Bảng 4.9. Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp theo diện tích 46
Bảng 4.10. Tổng hợp số GCN và diện tích đất nông nghiệp đã được cấp
giai đoạn 2011 - 2013 47
Bảng 4.11: Tổng hợp số GCN và diện tích đất nông nghiệp chưa được
cấp giai đoạn 2011 -2013 48
Bảng 4.12. Kết quả cấp GCNQSDĐ của các tổ chức trên địa bàn xã
giai đoạn 2011 - 2013 49
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Minh hoạ (số 3) Quy hoạch mới trạm Y tế Bản Ngoại, tại xóm
Ba Giăng 50
Trường hợp tổ chức đang sử dụng đất chưa thực hiện việc tự rà soát
hiện trạng sử dụng đất thì Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo tổ chức thực
hiện theo quy định tại các Điều 49, 51, 52, 53 và 55 của Nghị định này.
đ) Quyết định của UBND tỉnh, huyện trực thuộc Trung ương về việc xử
lý đất của tổ chức đó (nếu có).
2. Việc cấp GCNQSDĐ được quy định như sau:
a) Căn cứ vào quyết định của UBND tỉnh, huyện trực thuộc Trung ương
về việc xác định diện tích đất mà tổ chức được tiếp tục sử dụng, Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính hoặc
trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ
địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính
đối với trường hợp tổ chức sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo
quy định của pháp luật; gửi trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính
kèm theo hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ký GCNQSDĐ đối với
trường hợp được uỷ quyền; trình UBND cùng cấp ký GCNQSDĐ đối với
trường hợp không được uỷ quyền; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp
được Nhà nước cho thuê đất;
c) Thời gian thực hiện các công việc quy định tại điểm a và điểm b
khoản này không quá năm mươi lăm (55) ngày làm việc (không kể thời gian
người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất
nhận được GCNQSDĐ.
2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ trong cả nước và tỉnh Thái Nguyên
2.2.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ trong nước
Từ năm 2003 đến nay, các quy định của pháp luật đất đai đã có nhiều
đổi mới và liên tục được hoàn thiện, nhất là các quy định về đăng ký đất đai,
lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ nhằm đẩy mạnh việc cấp GCNQSDĐ