ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN VĂN DUY
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2011 – 2013”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý Tài Nguyên
Khóa học : 2010 – 2014
Người hướng dẫn :
ThS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Thái Nguyên, năm 2014
68
LỜI CẢM ƠN
Được sự giới thiệu của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Quản lý Tài nguyên, em đã về thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập
tốt nghiệp và khoá luận tốt nghiệp của mình.
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài
nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên của phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Văn Yên đã tiếp nhận và tạo điều kiện giúp đỡ
em trong thời gian thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của cô
giáo hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này em cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè
đã ủng hộ, động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Trần Văn Duy
67
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt Tên đầy đủ
1 BGH Ban giám hiệu
2 NĐ Nghị định
3 CP Chính phủ
4 V/v Về việc
5 TT Thông tư
6 TCĐC Tổng cục địa chính
7 BTC Bộtài chính
8 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
9 UBND Uy ban nhân dân
10 QSDĐ Quyền sử dụng đất
11 TB Trung bình
12 CNSX Công nghiệp sản xuất
13 GPMB Giải phóng mặt bằng
14 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
15 SXKD Sản xuất kinh doanh
16 T.Q Thẩm quyền
17 NXB Nhà xuất bản
69
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 30
Bảng 4.2: Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn 31
Bảng 4.3: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn theo giá trị hiện hành phân
theo ngành công nghiệp 31
Bảng 4.4: Cơ cấu sản xuất ngành thương mại 32
Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu các loại đất năm 2013 của huyện Văn Yên
34
Bảng 4.6: Kết quả giao đất theo đối tượng sử dụng trên địa bàn huyện Văn
Yên giai đoạn 2011 - 2013 41
Bảng 4.7: Kết quả giao đất theo đơn vị hành chính của huyện Văn Yên giai đoạn
2011 -2013 43
Bảng 4.8: Kết quả giao đất theo thời gian của huyện Văn Yên giai đoạn 2011 - 2013
44
Bảng 4.9: Kết quả giao đất theo mục đích sử dụng của huyện Văn Yên giai đoạn
2011 - 2013 45
Bảng 4.10: Kết quả giao đất ở của huyện Văn Yên giai đoạn 2011 - 2013 46
Bảng 4.11: Kết quả giao đất ở theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn
huyện Văn Yên giai đoạn 2011 - 2013 47
Bảng 4.12: Kết quả giao đất chuyên dùng của huyện Văn Yên giai đoạn 2011- 2013
49
Bảng 4.13: Kết quả giao đất so với nhu cầu xin giao của huyện Văn Yên giai đoạn
2011 - 2013 50
Bảng 4.14: Kết quả Nhà nước cho thuê đất theo đối tượng sử dụng trên địa bàn huyện
Văn Yên giai đoạn 2011 - 2013 51
Bảng 4.15: Kết quả Nhà nước cho thuê đất theo mục đích sử dụng 52
của huyện Văn Yên giai đoạn 2011 - 2013 52
70
Bảng 4.16: Kết quả Nhà nước cho thuê đất theo đơn vị hành chính của huyện Văn
Yên giai đoạn 2011 - 2013 53
Bảng 4.17: Kết quả Nhà nước cho thuê đất theo thời gian của huyện Văn Yên giai
đoạn 2011- 2013 53
Bảng 4.18: Kết quả cho thuê đất so với nhu cầu xin thuê đất 55
của huyện Văn Yên giai đoạn 2011 - 2013 55
Bảng 4.19: Kết quả giao đất và cho thuê đất theo đơn vị hành chính trên địa bàn
huyện Văn Yên giai đoạn 2011 – 2013 58
71
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện kết quả giao đất theo đối tượng sử dụng đất của huyện
Văn Yên giai đoạn 2011 - 2013 41
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện kết quả giao đất theo thời gian của huyện Văn Yên giai
đoạn 2011 - 2013 44
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện kết quả đấu giá quyền sử dụng đất của huyện Văn Yên
giai đoạn 2011 - 2013 47
Hình 4.4 : Biểu đồ thể hiện kết quả giao đất chuyên dùng của huyện Văn Yên giai
đoạn 2011 - 2013 49
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện kết quả Nhà nước cho thuê đất theo thời gian của huyện
Văn Yên giai đoạn 2011 - 2013 54
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện kết quả giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Văn Yên
giai đoạn 2011 – 2013 56
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện kết quả giao đất, cho thuê đất theo đối tượng sử dụng đất
trên địa bàn huyện Văn Yên giai đoạn 2011 - 2013 57
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện kết quả giao đất, cho thuê đất theo năm trên địa bàn huyện
Văn Yên giai đoạn 2011 – 2013 59
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện kết quả giao đất, cho thuê đất theo mục đích sử dụng trên
địa bàn huyện Văn Yên giai đoạn 2011 – 2013 60
72
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1
:
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1. Các nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai 3
2.1.2. Cơ sở lí luận của đề tài 3
2.1.3. Cơ sở pháp lí của công tác giao đất, cho thuê đất 5
2.2. Khái niệm và một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về
công tác giao đất, cho thuê đất 6
2.2.1. Khái niệm 6
2.2.2. Mục đích của giao đất, cho thuê đất 6
2.2.3. Nguyên tắc giao đất, cho thuê đất 7
2.2.3. Căn cứ quyết định giao đất, cho thuê đất 7
2.2.4. Đối tượng của giao đất, cho thuê đất 7
2.2.5. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất 8
2.2.6. Các hình thức giao đất, cho thuê đất 8
2.2.7. Hạn mức giao đất, cho thuê đất 11
2.2.8. Hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất 12
2.2.9. Trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất 14
2.3. Sơ lược tình hình giao đất, cho thuê đất của cả nước 23
2.4. Sơ lược tình hình giao đất, cho thuê đất của tỉnh Yên Bái 23
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
3.2. Địa điểm và thời gian tiền hành 25
3.3. Nội dung nghiên cứu 25
73
3.3.1. Sơ lược tình hình cơ bản của huyện Văn Yên 25
3.3.2. Sơ lược về hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý nhà nước về
đất đai của huyện Văn Yên- Hiện trạng 25
3.3.3. Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất của huyện Văn Yên giai
đoạn 2011 - 2013 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu 26
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 26
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 26
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Văn Yên 27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 27
4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 29
4.2. Sơ lược về hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai của
huyện Văn Yên 33
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Văn Yên 34
4.2.2. Sơ lược về công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện Văn
Yên 35
4.3. Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất của huyện Văn Yên giai
đoạn 2011 - 2013 40
4.3.1. Đánh giá công tác giao đất của huyện Văn Yên giai đoạn 2011 -
2013 40
4.3.2. Đánh giá công tác Nhà nước cho thuê đất trên địa bàn huyện Văn
Yên giai đoạn 2011 - 2013 50
4.3.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp
đối với công tác giao đất, cho thuê đất của huyện Văn Yên 55
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63
5.1. Kết luận 63
5.2. Đề nghị 64
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quan
trọng của con người và mọi sự sống trên trái đất, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai có ý nghĩa
chính trị, kinh tế, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang chuyển mình đổi
mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã làm cho
nền kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ cùng với rất nhiều vấn đề như dân số, phát
triển công nghiệp, dịch vụ… thì nhu cầu về đất đai ngày càng tăng. Thị trường
đất đai trở nên sôi động và khó kiểm soát, đất đai trở thành nguồn vốn, nguồn
động lực để phát triển kinh tế. Chính vì vậy, việc sử dụng một cách hợp lý, tiết
kiệm nguồn tài nguyên này là một yêu cầu rất cấp bách. Do đó, để thấy được
phần nào tình hình quản lý đất đai thông qua công tác giao đất, cho thuê đất đối
với các đối tượng sử dụng đất theo các nội dung hướng dẫn trong Luật Đất đai,
ta cần đánh giá một cách khách quan để có những nhận xét chính xác nhất.
Văn Yên là một huyện trung du miền núi cách trung tâm thành phố Yên
Bái 34 km và các khu kinh tế lớn của tỉnh, hệ thống giao thông về cơ bản đã
được nhà nước đầu tư phát triển tuy nhiên vẫn còn hạn chế, đặc biệt là tại các
xã vùng sâu vùng xa. Các vấn đề về kinh tế, văn hoá, xã hội khá phát triển tạo
điều kiện để giao lưu với các vùng và thu hút được vốn đầu tư. Song song với
những thuận lợi đó là những áp lực về kinh tế, xã hội, về quản lý sử dụng đất,
do đó cần thực hiện tốt hơn những công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc
biệt là công tác giao đất và cho thuê đất.
Việc đánh giá công tác quản lý đất đai nói chung và công tác giao đất,
cho thuê đất trên địa bàn huyện Văn Yên nói riêng để thấy được những tồn tại,
khó khăn và tìm ra nguyên nhân, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục nhằm làm
tăng hiệu quả trong quá trình sử dụng đất là hết sức cần thiết.
2
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế đó, được sự nhất trí của BGH
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Quản lý Tài nguyên, dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Th.S. Trương Thị Ánh Tuyết, em tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn
huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011- 2013”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất của huyện Văn Yên – tỉnh
yên Bái giai đoạn 2011- 2013.
- Đánh giá những thành tựu đạt được và khó khăn còn tồn tại.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm tăng cường hiệu quả đối với
công tác này trong thời gian tới nhằm quản lý đất đai một cách chặt chẽ và có
hiệu quả.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững các quy định trong các văn bản pháp luật, pháp quy của
Nhà nước, của địa phương trong công tác giao đất, cho thuê đất.
- Nắm sơ lược được công tác quản lý của huyện.
- Số liệu thu thập đầy đủ, khách quan, chính xác và trung thực.
- Tìm ra các mặt hạn chế,đề xuất các hướng giải quyết có khả thi phù
hợp với tình hình địa phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu:
- Tìm hiểu và nắm vững các kiến thức về Luật Đất đai nói chung, công
tác giao đất, cho thuê đất nói riêng.
- Giúp sinh viên gắn lí thuyết với thực tiễn để củng cố thêm kiến thức đã học.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Tìm ra những mặt đạt được và hạn chế của công tác quản lý nhà nước
về đất đai, công tác giao đất, cho thuê đất của địa phương từ đó đưa ra cách
khắc phục khó khăn trong thời gian tới.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin của
sinh viên trong quá trình làm đề tài.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Các nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai
Theo Khoản 2 Điều 6 Luật Đất đai 2003 quy định 13 nội dung quản lý
nhà nước về đất đai như sau:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản
đồ hành chính.
c) Khảo sát, đo dạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
g) Thống kê, kiểm kê đất đai.
h) Quản lý tài chính về đất đai.
i) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản;
k) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
l) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
m) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất.
n) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
2.1.2. Cơ sở lí luận của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia thuộc sở hữu của toàn dân, do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Vì vậy, để thực hiện quyền đại diện chủ sở
4
hữu của mình đối với đất đai, Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và
pháp luật.
Nhà nước người chủ sở hữu nhưng không trực tiếp sử dụng mà chuyển
giao đất và quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng để khai thác các thuộc tính
có lợi từ đất. Như vậy, các đối tượng trực tiếp sử dụng đất muốn có đất để sử
dụng phải được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử
dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc do đã sử dụng đất trước khi
có quy định của Nhà nước về giao đất, cho thuê đất.
Vì thế "Giao đất, cho thuê đất" là những nội dung quan trọng trong
công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Luật Đất đai 1987 nội dung này được quy định là "giao đất, thu hồi đất"
- Luật Đất đai 1993 quyền sử dụng đất được nhà nước thừa nhận có giá
trị và người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng dưới các hình thức khác
nhau, nội dung này được bổ sung thêm ý "cho thuê đất" thành "giao đất, cho
thuê đất, thu hồi đất"; đến lần sửa đổi, bổ sung năm 2001 bổ sung thêm ý
"chuyển mục đích sử dụng đất"
- Luật Đất đai 2003 nội dung này được hoàn thiện thành "Quản lý việc
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất"
Có thể thấy "giao đất, cho thuê đất" là nội dung rất quan trọng và không
phải là nội dung quản lý nhà nước về đất đai mới có ở Luật Đất đai 2003 nhưng
trong quá trình phát triển của công tác quản lý nhà nước về đất đai, nội dung
này được thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Các hoạt động giao đất, cho thuê đất, nhằm mục đích đảm bảo cho đất
đai được phân phối và phân phối lại cho các đối tượng sử dụng, đáp ứng nhu
cầu của mọi đối tượng sử dụng, xác lập mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước và
người sử dụng, nhằm sử dụng đất một cách hợp pháp đạt hiệu quả kinh tế cao
và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước về đất đai.
Ngày nay kinh tế - xã hội đang ngày càng phát triển, cùng với sự gia
tăng dân số thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng cao, đa dạng và phức tạp.
Chính sách đất đai nói chung và chính sách giao đất, cho thuê đất nói riêng
phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của các đối tượng sử dụng để góp
5
phần vào phát triển kinh tế đồng thời để sử dụng đất đai một cách khoa học
tiết kiệm mang lại hiệu quả cao.
Vì vậy quản lý và đánh giá việc giao đất, cho thuê đất là việc làm hết
sức quan trọng và cần thiết để công tác giao đất, cho thuê đất ở các địa
phương được tốt hơn, phát huy được hiệu quả qua đó thúc đẩy kinh tế - xã hội
các địa phương cũng như đất nước phát triển.
2.1.3. Cơ sở pháp lí của công tác giao đất, cho thuê đất
2.1.3.1. Các văn bản pháp luật của Nhà nước
- Luật Đất đai 2003.
- Nghị định số 79/2001/NĐ - CP ngày 01/11/2001 của chính phủ V/v
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 17/1999/NĐ - CP ngày
29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa
kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về
hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003.
- Nghị định số 198/2004/NĐ - CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định số 142/2005/NĐ - CP ngày 14 tháng 01 năm 2005 của
Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Thông tư số 2074/2001/TT - TCĐC ngày 14/01/2001 của Tổng cục
Địa chính hướng dẫn về trình tự lập, xét duyệt hồ sơ giao đất, thuê đất đối với
hộ gia đình, cá nhân trong nước.
- Thông tư số 117/2004/ TT - BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ
Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ - CP ngày 03
tháng 12 năm 2004 của về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư 14/2009/TT - BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ chợ, tái định cư
và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
2.1.3.2. Các văn bản pháp luật của tỉnh Yên Bái
Trên cơ sở các văn bản của Nhà nước, UBND tỉnh ra một số văn bản để
áp dụng riêng đối với tỉnh Yên Bái:
6
- Quyết định số 06/2010/QĐ-UBND ngày 31/02/2010 của UBND tỉnh
về quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 20/03/2010 của UBND tỉnh
ban hành quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 30/2009 QĐ – UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh
ban hành quy định về trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất, thu hồi đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở
tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân
nước ngoài sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Quyết định số 39/2011/QĐ-UBND ngày 31/5/2011 của UBND tỉnh
về quy định đơn giá thuê đất áp dụng trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 18/01/2011 của UBND tỉnh ban
hành quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng
thống nhất trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 1844/2007QĐ –UBND ngày 29/10/2007 của UBND tỉnh
ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
tỉnh Yên Bái.
2.2. Khái niệm và một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về
công tác giao đất, cho thuê đất
2.2.1. Khái niệm
- Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Đất đai 2003 quy định :
“Nhà nước giao đất là việc nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng
quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.”
- Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Đất đai 2003 quy định :
“Nhà nước cho thuê đất là việc nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng
hợp đồng cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất” [1].
2.2.2. Mục đích của giao đất, cho thuê đất
* Mục đích của công tác giao đất
- Đảm bảo đất đai được sử dụng hợp pháp, đúng mục đích và có hiệu quả
7
- Xác nhận mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất làm căn
cứ pháp lý để giải quyết mọi mối quan hệ đất đai theo đúng pháp luật.
- Làm cơ sở để người dụng đất thực hiện các quyền: chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn, bảo lãnh bằng quyền sử
dụng đất theo đúng pháp luật [1].
* Mục đích của công tác cho thuê đất
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các đối tượng trong và ngoài nước
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước.
- Góp phần sử dụng đầy đủ, hợp lý, hiệu quả vốn tài nguyên đất đai,
thực hiện tốt quản lý Nhà nước đối với đất đai [1].
2.2.3. Nguyên tắc giao đất, cho thuê đất
- Việc giao đất, cho thuê đất phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Phải bảo vệ tốt được quỹ đất nông, lâm nghiệp.
- Phải theo đúng chế độ thể lệ và bảo vệ sử dụng đất đai [1].
2.2.3. Căn cứ quyết định giao đất, cho thuê đất
Theo Điều 31 Luật Đất đai 2003 quy định:
- Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng khu đô thị,
quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt.
- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong các dự án đầu tư, đơn xin giao đất,
cho thuê đất.
2.2.4. Đối tượng của giao đất, cho thuê đất
* Các đối tượng lựa trọn hình thức xin giao hoặc xin thuê đất của
nhà nước [1].
- Các tổ trức trong nước:
+ Các cơ quan nhà nước
+ Tổ chức chính trị, tổ trức chính trị - xã hội
+ Tổ chức xã hội, tổ trức xã hội – nghề nghiệp
8
+ Tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội
+ Tổ chức sự nghiệp công
+ Đơn vị vũ trang nhân dân
+ Các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ
- Hộ gia đình cá nhân trong nước:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hóa,
hoạt động học thường xuyên hoặc sống ổn định tại Việt Nam
* Các đối tượng chỉ được nhà nước Nhà nước giao đất [1].
- Cộng đồng dân cư
- Cơ sở tôn giáo
* Các đối tượng chỉ được Nhà nước cho thuê đất [1].
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao
- Tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật đầu tư
2.2.5. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất
- Theo Điều 37 Luật Đất đai 2003 quy định:
1. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất
đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất với người Việt Nam định cư ở
nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá
nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.
3. UBND xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp
sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không
được uỷ quyền [1].
2.2.6. Các hình thức giao đất, cho thuê đất
2.2.6.1. Giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác
Việc quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng
cho người khác chỉ được thực hiện sau khi có quyết định thu hồi đất đó.
9
2.2.6.2. Các hình thức giao đất
Có hai hình thức giao đất:
+ Giao đất không thu tiền sử dụng.
+ Giao đất có thu tiền sử dụng đất.
- Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau:
Theo Điều 33 Luật Đất đai 2003 quy định:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp
nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy
định tại Điều 70 của Luật này.
2. Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.
3. Đơn vị vũ trang nhân dân được nhà nước giao đất để sử dụng vào
mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối
hoặc sản xuất kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng an ninh.
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo các
dự án của Nhà nước.
5. Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở
hợp tác xã, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.
6. Người sử dụng đất rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ
sở cơ quan, xây dựng các công trình sự nghiệp quy định tại Điều 88 của Luật
này; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh; đất giao thông thuỷ lợi;
đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể
thao phục vụ lợi ích công cộng và các công trình công cộng khác không nhằm
mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
7. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp, cơ sở tôn giáo sử dụng
đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 99 của Luật này [1].
- Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau:
Theo Điều 34 Luật Đất đai 2003 quy định:
1. Hộ gia đình cá nhân được giao đất ở.
10
2. Tổ chức kinh tế sử dụng đất vào mục đích xây dựng nhà ở để bán
hoặc cho thuê.
3. Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê.
4. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm mặt bằng
xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh.
5. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng các
công trình công cộng có mục đích kinh doanh.
6. Tổ chức kinh tế được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thuỷ sản, làm muối;
7. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất để thực hiện
các dự án đầu tư [1].
2.2.6.3. Các loại hình cho thuê đất
Theo Điều 35 Luật Đất đai 2003 quy định:
- Nhà nước cho thuê đất có hai loại hình:
+ Cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm.
+ Cho thuê thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
- Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm trong các trường hợp sau:
a) Hộ gia đình cá nhân thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thuỷ sản, làm muối;
b) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng diện tích đất nông
nghiệp vượt hạn mức được giao trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 mà thời
hạn sử dụng đã hết theo quy định tại Khoản 2, Điều 67 của Luật này.
c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất
từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành,
trừ diện tích đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất.
d) Hộ gia đình cá nhân thuê đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất,
kinh doanh, hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
đ) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng
có mục đích kinh doanh.
11
e) Tổ chức kinh tế người Việt Nam định cư ở nước ngoài tổ chức cá
nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản
xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;
xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng
sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
g) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng
trụ sở làm việc [1].
- Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê:
a) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài
thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản, làm muối, làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh;
xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ
tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật
liệu xây dựng, làm đồ gốm; xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê;
b) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng
trụ sở [1].
2.2.7. Hạn mức giao đất, cho thuê đất
- Theo Điều 34 Luật Đất đai 2003 quy định:
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm
muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba (03) ha đối với mỗi loại đất.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân
không quá mười (10) ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không
quá ba mươi (30) ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia
đình, cá nhân không quá ba mươi (30) ha đối với mỗi loại đất.
4. Trong trường hợp hộ gia đình cá nhân được giao nhiều loại đất bao
gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng
hạn mức giao đất không quá năm (05) ha.
12
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm
thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá năm (05) ha đối với các xã,
phường thị trấn ở đồng bằng; không quá hai mươi năm (25) ha đối với các xã,
phường, thị trấn ở trung du miền núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì
tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá mười năm (15) ha.
5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm
đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối không quá
hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và không tính vào
hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các
khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Chính phủ quy định cụ thể hạn mức giao đất đối với từng loại đất của
từng vùng [1].
Hạn mức giao đất ở do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương quy định căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch xây
dựng đô thị (đối với khu vực đô thị) hoặc quy hoạch phát triển nông thôn (đối
với đất ở nông thôn) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2.2.8. Hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất
a) Hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng
thuỷ sản cho hộ gia đình, cá nhân
Hồ sơ gồm:
+ Đơn xin giao đất của hộ gia đình, cá nhân
+ Dự án nuôi trồng thuỷ sản và báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có)
+ Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất với những
nơi chưa có bản đồ địa chính.
b) Hồ sơ xin giao đất ở làm nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân không
thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất.
Hồ sơ gồm có:
+ Đơn xin giao đất của hộ gia đình, cá nhân
13
+ Tờ trình của UBND cấp xã trình UBND cấp huyện về giao đất ở của
hộ gia đình, cá nhân kèm theo danh sách các hộ đủ điều kiện giao đất ở; ý
kiến của hội đồng tư vấn giao đất cấp xã
+ Phương án đền bù giải phóng mặt bằng
+ Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất; bản đồ địa
chính có tỷ lệ 1/500 đối với đất đô thị; 1/1000 đối với đất ở nông thôn.
c) Hồ sơ cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất
Hồ sơ gồm có:
+ Đơn xin thuê đất của hộ gia đình, cá nhân.
+ Phương án sản xuất kinh doanh kèm theo tổng mặt bằng bố trí công
trình phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng.
+ Tờ trình của UBND cấp xã đề nghị UBND cấp huyện phê duyệt.
+ Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất; bản đồ địa
chính có tỷ lệ 1/500 đối với đất ở đô thị; 1/1000 đối với đất ở nông thôn.
Hồ sơ nộp thành 03 bộ nộp ở Phòng Tài nguyên Môi trường huyện
d) Hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất đã được giải phóng mặt bằng hoặc
không phải giải phóng mặt bằng đối với các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài
Người xin giao đất, cho thuê đất nộp hai (02) bộ hồ sơ tại Sở Tài
nguyên và Môi trường nơi có đất. Hồ sơ gồm có:
+ Đơn xin giao đất, cho thuê đất.
+ Văn bản thoả thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn
bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trên địa điểm đã được xác định.
+ Quyết định dự án đầu tư hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng
nhận của công chứng nhà nước.
+ Trường hợp dự án thăm dò, khai thác khoáng sản phải có giấy
phép kèm theo bản đồ thăm dò, khai thác mỏ; trường hợp sử dụng đất vào
mục đích sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm phải có quyết định hoặc đăng
14
ký kinh doanh sản xuất gạch ngói hoặc dự án đầu tư được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xét duyệt.
+ Văn bản xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất về
việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với các dự án đã được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất trước đó.
e) Hồ sơ đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất
có thu tiền sử dụng đất gồm:
+ Đơn đăng ký chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có
thu tiền sử dụng đất.
+ Hợp đồng thuê đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.2.9. Trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất
2.2.9.1. Trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia
đình, cá nhân
- Nghị định số 38/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2011 của Chính
Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị
định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004, Nghị định số
149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 và Nghị định số 160/2005/NĐ-
CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 quy định về Trình tự thủ tục giao đất, cho
thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:
1. Việc giao đất trồng cây hàng năm, đất làm muối cho hộ gia đình, cá
nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, làm muối được thực hiện theo quy định sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn đề nghị giao đất, thuê đất tại Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã)
nơi có đất; trong đơn phải ghi rõ yêu cầu về diện tích đất sử dụng.
Ủy ban nhân dân cấp xã lập phương án giao đất chung cho tất cả các
trường hợp được giao đất tại địa phương; lập Hội đồng tư vấn giao đất của địa
phương gồm có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội
đồng; các thành viên gồm đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện
của Hội Nông dân, trưởng các điểm dân cư thuộc địa phương và cán bộ địa
chính (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn giao đất) để xem xét và đề xuất ý kiến
đối với các trường hợp được giao đất.
15
b) Căn cứ vào ý kiến của Hội đồng tư vấn giao đất, Ủy ban nhân dân
cấp xã hoàn chỉnh phương án giao đất, niêm yết công khai danh sách các
trường hợp được giao đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn
bảy (07) ngày làm việc và tổ chức tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân,
công khai ý kiến phản hồi tại nơi đã niêm yết danh sách; hoàn chỉnh phương
án giao đất trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi gửi đến
Phòng Tài nguyên và Môi trường để thẩm định và trình Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân
dân cấp huyện) xét duyệt.
Hồ sơ gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường gồm: Đơn đề nghị giao đất
của hộ gia đình, cá nhân; biên bản xét giao đất của Hội đồng tư vấn giao đất;
danh sách công khai các trường hợp được giao đất; tổng hợp ý kiến của nhân
dân và bản tổng hợp ý kiến phản hồi (nếu có); phương án giao đất đã hoàn
thiện và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, tờ trình của Ủy ban nhân
dân cấp xã gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường.
c) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định phương
án giao đất; trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định giao đất; chỉ đạo Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện việc giao đất trên thực địa và cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).
Thời gian thực hiện các công việc quy định tại điểm này không quá ba
mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp
huyện nhận đủ hồ sơ theo quy định cho tới ngày người sử dụng đất nhận được
Giấy chứng nhận. Trong đó, thời gian thực hiện các công việc tại Phòng Tài
nguyên và Môi trường không quá hai mươi (20) ngày làm việc và tại Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất không quá mười (10) ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ từ Phòng Tài nguyên và Môi trường chuyển đến.
2. Việc giao đất, cho thuê đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất,
đất rừng phòng hộ, đất vùng đệm của rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy
sản, đất nông nghiệp khác đối với hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo
quy định sau:
16
a) Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn đề nghị giao đất, thuê đất tại Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi có đất; trong đơn phải ghi rõ yêu cầu về diện tích đất sử dụng.
Đối với trường hợp đề nghị giao đất, thuê đất để nuôi trồng thủy sản thì
phải có phương án hoặc dự án nuôi trồng thủy sản được cơ quan quản lý thủy
sản cấp huyện thẩm định và phải có bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo
cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, ghi ý kiến xác nhận
vào đơn đề nghị giao đất, thuê đất về nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá
nhân đối với trường hợp đủ điều kiện và gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi
trường. Thời gian hoàn thành công việc nêu tại điểm này không quá bảy (7)
ngày làm việc.
c) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra các trường
hợp đề nghị giao đất, thuê đất; xác minh thực địa khi cần thiết, trình Ủy ban
nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất; chỉ đạo Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc nêu tại điểm d khoản này
và trình cấp Giấy chứng nhận; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được
thuê đất. Thời gian hoàn thành công việc nêu tại điểm này không quá hai
mươi (20) ngày làm việc.
d) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục
bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ
địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, in Giấy chứng nhận và gửi đến Phòng Tài
nguyên và Môi trường. Thời gian hoàn thành công việc nêu tại điểm này
không quá mười (10) ngày làm việc.
3. Tiêu chuẩn để hộ gia đình, cá nhân được giao đất nông nghiệp theo
thứ tự ưu tiên cho hộ gia đình, cá nhân không có đất sản xuất, thiếu đất sản
xuất nông nghiệp theo bình quân diện tích đất nông nghiệp tại xã [11].
2.2.9.2. Trình tự, thủ tục giao đất làm nhà ở đối với hộ gia đình, cá nhân tại
nông thôn không thuộc trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất.
1. Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất để làm nhà ở nộp đơn
xin giao đất tại Ủy ban nhân dân xã nơi có đất.
2. Việc giao đất được quy định như sau:
17
a) Ủy ban nhân dân xã căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế
hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương đã được xét duyệt, lập phương án
giao đất làm nhà ở gửi Hội đồng tư vấn giao đất của xã quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 123 của Nghị định này xem xét, đề xuất ý kiến đối với phương án
giao đất; niêm yết công khai danh sách các trường hợp được giao đất tại trụ sở
Ủy ban nhân dân xã trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc và tổ chức
tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân; hoàn chỉnh phương án giao đất, lập hồ
sơ xin giao đất gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài
nguyên và Môi trường. Hồ sơ được lập hai (02) bộ gồm tờ trình của Ủy ban
nhân dân xã về việc giao đất làm nhà ở; danh sách kèm theo đơn xin giao đất
làm nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; ý kiến của Hội đồng tư vấn giao đất của xã.
b) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm xem xét lại hồ
sơ;trường hợp đủ điều kiện thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa
chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và
gửi kèm hồ sơ quy định tại điểm a khoản này đến Phòng Tài nguyên và Môi
trường; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
c) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ địa
chính; xác minh thực địa; trình Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh quyết định giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
d) Căn cứ vào quyết định giao đất, Ủy ban nhân dân xã nơi có đất có
trách nhiệm tổ chức bàn giao đất trên thực địa.
3. Thời gian thực hiện các công việc quy định tại các điểm b, c và d khoản
2 Điều này không quá bốn mươi (40) ngày làm việc (không kể thời gian bồi
thường, giải phóng mặt bằng và người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính)
kể từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới
ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [5].
2.2.9.3. Trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất đã được giải phóng mặt bằng
hoặc không phải giải phóng mặt bằng đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Người có nhu cầu xin giao đất, cho thuê đất liên hệ với cơ quan được
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao nhiệm vụ thoả