Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Các giải pháp tạo hứng thú và chất lượng cho công tác chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.79 KB, 12 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Các giải pháp tạo chất lượng và hứng thú cho công tác chủ nhiệm lớp”
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Hơn ai hết, chúng ta- những nhà sư phạm- hiểu rằng: Giáo viên chủ
nhiệm(GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý
của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch
kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi,
đánh giá việc thực hiện của các học sinh(HS). GVCN lớp phải biết phối hợp với
các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác.
Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong
như như Liên đội, chi đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy- học- giáo
dục HS trong lớp phụ trách.
Trách nhiệm thì lớn lao như thế, song công tác chủ nhiệm cũng giống như
quản lý một gia đình thu nhỏ, không tránh khỏi những va chạm thậm chí đôi khi
căng thẳng làm “ uể oải ”cả đôi bên. Dẫn đến những kết quả không mong muốn .
Ở đâu đó, còn tồn tại chuyện học sinh đánh thầy cô giáo chủ nhiệm của mình;
giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm. Nhiều
GVCN cảm thấy công việc chủ nhiệm lớp như một gánh nặng đè lên vai không
thể gỡ ra được. Cảm thấy chán nản và căng thẳng chỉ muốn thoái thác cho xong.
Thường thì mỗi GVCN đều là những giáo viên không chuyên về lĩnh vực mà
mình đang làm( lĩnh vực chủ nhiệm ). Họ được đào tạo bài bản về chuyên môn để
lên lớp những tiết dạy mà mình đảm trách. Còn về phần chủ nhiệm thì lại không
có một trường lớp nào đào tạo cả. Chỉ làm việc trên cơ sở cảm tính, kinh nghiệm
của bản thân. Vì vậy có rất nhiều bỡ ngỡ, nhiều thiếu sót. Đặc biệt là đối với một
số giáo viên trẻ vừa mới ra trường thì việc nhận một lớp chủ nhiệm, đặc biệt là
một lớp hơi quậy phá sẽ trở thành một “ám ảnh ” lớn lao. Một tập thể lớp tốt cần
có một GVCN tốt. Có một GVCN tốt sẽ thúc đẩy các hoạt động của tập thể lớp đi
đến tiến bộ. Để trở thành một GVCN tốt chúng ta cần trang bị cho mình một số
kỹ năng hiểu biết nhất định về công việc. Tuy nhiên các tài liệu để “ Học làm chủ
nhiệm” rất khiêm tốn và thường mang nặng tính lý thuyết. Bản thân tôi ra trường,


làm nghề đi dạy và chủ nhiệm lớp đã gần 10 năm nhưng việc làm chủ nhiệm chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm và sự tận tâm của cá nhân. Tôi chưa được tiếp xúc một
tài liệu nào cụ thể hóa công tác chủ nhiệm một cách bài bản, khoa học và sát với
thực tiễn cả. Đây cũng là băn khoăn của rất nhiều GVCN trường THCS Thanh
Tùng, nơi tôi đang công tác.
1
Vì những lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “CÁC GIẢI PHÁP
TẠO CHẤT LƯỢNG VÀ HỨNG THÚ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
LỚP”. Đề tài được áp dụng tại tập thể lớp 9B- Trường THCS Thanh Tùng nơi tôi
đang công tác trong năm học 2013-2014.
2
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục tiêu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác chủ nhiệm của GVCN
lớp để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ
nhiệm tại các trường THCS, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa- đạo
đức HS và góp phần hoàn thiện nhân cách HS ở trường THCS.
2. Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu lý luận về ví trí, chức năng, vai trò của người GVCN
- Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất
lượng và tạo hứng thú cho công tác chủ nhiệm lớp.
- Tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế.
B. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng.
- Nghiên cứu quá trình chủ nhiệm lớp.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài áp dụng tai lớp chủ nhiệm 9B
- Thời gian: Năm học 2013-2014
3. Giả thuyết khoa học.

- Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, chất
lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS. Từ đó thúc đẩy chất lượng giáo
dục HS.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Thu thập những thông tin lý luận của vai trò của người GVCN lớp trong công
tác giáo dục đạo đức HS trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên
Internet.
- Phương pháp quan sát:
+ Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS.
- Phương pháp điều tra:
+ Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha mẹ học sinh(CMHS), bạn bè
và hàng xóm của HS.
3
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+ Tham khảo những bản báo cáo , tổng kết hàng năm của nhà trường.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong
trường mình.
- Phương pháp thử nghiệm:
+ Thử áp dụng các giải pháp vào công tác chủ nhiệm lớp 9B năm học 2013-2014
C. Vài nét về vai trò, vị trí , chức năng nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp
trong trường THCS
Trước hết, ta cần xác định rõ vai trò của GVCN lớp. Họ là những người vừa
đảm nhiệm nhiệm vụ chuyên môn lại vừa thực hiện công tác quản lý một tập thể
học sinh Từ đó nếu có nhiều chủ nhiệm lớp trong trường có năng lực và bản lĩnh
thì công cuộc giáo dục sẽ đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
1.Vai trò và vị trí:
- Là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ HS quản lý toàn
diện tập thể HS lớp mình, phấn đấu theo mục tiêu chung của nhà trường.

- Là người lãnh đạo, tổ chức điều hành, kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan
hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách.
- Là nhân vật trung tâm để hình thành nhân cách cho HS và là cầu nối giữa nhà
trường và xã hội.
2. Chức năng:
- Xây dựng tổ chức lớp thành một đơn vị vững mạnh.
- Tổ chức điều khiển lãnh đạo các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện.
- Thiết lập và phát triển mối quan hệ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài
trường để giáo dục HS.
3. Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu và nắm vững HS trong lớp về mọi mặt giáo dục để đẩy mạnh sự tiến
bộ của lớp.
- Cùng các giáo viên khác và cán bộ Đoàn, Đội phối hợp nhanh chóng, nhất là
biện pháp đẩy mạnh một tập thể vững mạnh, giúp đỡ và tạo điều kiện cho đội
TNTP Hồ Chí Minh của lớp hoạt động và phát huy ý thức làm chủ, tự giác và chủ
động của học sinh trong các hoạt động giáo dục.
4
- Công tác chặt chẽ với gia đình học sinh trong nhiệm vụ giáo dục các em.
- Phối hợp với các giáo viên khác với Đội TNTP với gia đình học sinh tổ chức
nhận xét đánh giá và xếp loại học sinh vào cuối kì và cuối năm học theo nội dung
và tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục, đề nghị khen thưởng học sinh, đề nghị
danh sách HS được lên lớp, phải ở lại lớp và danh sách được giao nhiệm vụ học
tập hoặc rèn luyện thêm trong hè.
- GVCN phải báo cáo thường kì với hiệu trưởng về tình hình mọi mặt của lớp.
Khi có thay đổi GVCN lớp, khi HS chuyển lên lớp trên thì GVCN cũ phải bàn
giao cụ thể tình hình mọi mặt với GVCN mới.
4. Quyền hạn:
- Được cung cấp phương tiện và tài liệu cần thiết để tiến hành nhiệm vụ.
- Được tham dự và biểu quyết trong hội đồng kỷ luật và khen thưởng khi các tổ

chức này giải quyết những vấn đề liên quan đến học sinh của lớp mình phụ trách.
- Được quyền cho học sinh nghỉ học, được quyền đề nghị khen thưởng và thi
hành kỷ luật học sinh trong phạm vi thể lệ quy định.
D. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TẠO CHẤT LƯỢNG VÀ HỨNG THÚ CHO
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
1. Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp tức là làm tốt công tác chủ nhiệm
lớp. Là góp phần quyết định đưa các phong trào, đặc biệt là phong trào học tập
của lớp đi lên. Là xây dựng một tập thể lớp đoàn kết và tiến bộ, thương yêu đùm
bọc giúp đỡ lẫn nhau. Để làm được những điều đó, người GVCN cần:
a. Xây dựng hình tượng tốt trong mắt học sinh
hư vậy, công bằng, tế nhị, khéo léo sẽ tạo được niềm tin đối với các em, các em
luôn tin tưởng đồng thuận theo định hướng, kế hoạch phương pháp của giáo viên.
Từ đó, sẽ đưa phong trào của lớp tiến bộ, kết quả học tập của các em cao hơn, lớp
đoàn kết, hăng hái tham gia các phong trào của nhà trường.
c. Tiếp cận và tìm hiểu hoàn cảnh:
Khi đã tạo được niềm tin, hình tượng tốt đối với học sinh thì việc tiếp cận đối
với học sinh rất dễ dàng. Với thuận lợi đó giáo viên tìm hiểu thêm được tâm tư,
nguyện vọng của các em, biết các em cần gi? Muốn gì? Và làm gì? Tuy nhiên,
trong giao tiếp sự ân cần và tế nhị của giáo viên sẽ không làm bộc phát được
những bản chất xấu của các em, do đó để rõ hơn bản chất của các em giáo viên
phải tiếp cận thêm phụ huynh học sinh và những người xung quanh các em, từ đó
mới đưa ra những phương pháp hợp lý để giáo dục các em.
5
Đối với tập thể lớp tôi đang chủ nhiệm, tôi không thể đến tất cả gia đình các
em để tìm hiểu hoàn cảnh của từng em được. Vì vậy tôi thường tìm hiểu qua bạn
bè các em hoặc cho các em viết sơ yếu lý lịch (trong đó ghi tên cha mẹ, số điện
thoại, sở thích, ước mơ trong tương lai). Khi cần tôi có thể liên lạc với cha mẹ các
em để nắm thêm thông tin. Khi có việc gì đó xảy ra với các em tôi có thể chủ
động liên lạc với gia đình các em để giải quyết. Đặc biệt lưu ý đến những em học

sinh có hoàn cảnh khó khăn, éo le trong cuộc sống ( nếu có). Chỉ cần một lời
động viên chân thành, một món quà nhỏ cho các em nhân một dịp nào đó( Quyển
sổ, chiếc áo…) nhưng sẽ làm các em ấm lòng rất nhiều và nỗ lực vươn lên trong
học tập.
d. Tổ chức bộ máy quản lý chặt chẽ, khoa học. Đặc biệt lưu ý vị trí của lớp
trưởng
Trong công tác quản lý lớp, việc phân công học sinh làm ban cán sự lớp sẽ rèn
luyện cho các em có khả năng lãnh đạo, mạnh dạn, linh hoạt, tự tin, rèn luyện kỹ
năng sống cho các em, đồng thời đào tạo được một con người có bản lĩnh.
Ngoài ra việc phân công học sinh làm ban cán sự lớp còn giúp cho giáo viên
chủ nhiệm quản lý tất cả các mặt nề nếp, đạo đức, tác phong, học tập, vệ sinh. . .
khi giáo viên không đến lớp và nắm được tình hình của lớp hàng ngày chặt chẽ
hơn.
Trong ban cán sự lớp, vị trí quan trọng nhất mà giáo viên chủ nhiệm cần
hướng tới chính là lớp trưởng- Thủ lĩnh của tập thể lớp. Lớp trưởng là một GVCN
con bởi lớp trưởng thay mặt GVCN quản lý mọi hoạt động của lớp, đặc biệt là khi
GVCN vắng mặt. Những GVCN dạy môn phụ như tôi, mỗi tuần chỉ dạy lớp mình
chủ nhiệm một đến hai tiết. Vì vậy sự sát sao trong hoạt động của lớp là hạn chế.
Những khi đó lớp trưởng sẽ thay mặt GVCN quán xuyến các hoạt động của lớp,
kịp thời cập nhật các lịch trình của nhà trường và đoàn đội để phổ biến cho lớp.
GVCN cần chọn những HS có tố chất như năng nổ, nhiệt tình, hoạt bát, học lực
tương đối làm lớp trưởng thì sẽ tạo được nhiều thuận lợi cho công việc chủ nhiệm
của mình
e. Biết lắng nghe học sinh (là một nhà tư vấn tâm lý):
Cũng như một gia đình thu nhỏ, chúng ta- Những người làm cha mẹ- Người
GVCN cần phải biết quan tâm, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của HS để
kịp thời giúp các em giải tỏa các vướng mắc trong cuộc sống. GVCN phải tiếp
cận với các em, tạo niềm tin đối với các em, để là chỗ dựa tinh thần để cho các
em giãi bày tâm sự, giúp các em giải tỏa căng thẳng tâm lý, phải biết lắng nghe và
kiềm chế xúc cảm của mình, cần có thái độ cởi mở khi học sinh thắc mắc, nhằm

6
tạo bầu không khí tâm lý vui tươi, lành mạnh từ đó sẽ giúp giáo viên thuận lợi
trong công tác giáo dục nhân cách học sinh.
Tôi là một GVCN, cũng giống như bao GVCN khác tôi cũng có những phút
giây căng thẳng, chán nản của cuộc mưu sinh cơm áo gạo tiền. Tuy nhiên khi đã
đến lớp, chúng ta phải dằn mình lại những cảm xúc tiêu cực đó. Không để những
thái cực tình cảm ấy biểu hiện trước học sinh, làm cho các em cảm thấy bi quan
hoặc buồn bực theo mình. Để HS thấy một người GVCN luôn lạc quan, yêu đời
trước cuộc sống.
Khi một HS có những biểu hiện bất thường như lo âu, buồn chán, quậy phá…là
các em đang gặp những vướng mắc tâm lý. Khi đó người GVCN cần kịp thời tiếp
cận và tìm kiếm những giải pháp tâm lý kịp thời giải tỏa khúc mắc cho các em.
g. Dự giờ thăm lớp, tiếp xúc giáo viên bộ môn:
Việc dự giờ thăm lớp rất cần thiết, nó sẽ giúp cho GVCN nắm bắt được tình
trạng không khí học tập của lớp, nguyên nhân vì sao học sinh không thích học,
không hiểu bài, hay cúp tiết, trốn học và đưa ra giải pháp kịp thời giúp học sinh
ổn định tâm lý, củng cố lại sự hứng thú học tập của các em, đồng thời giúp giáo
viên chủ nhiệm nắm được những thiếu sót trong phương pháp giảng dạy của
GVBM và đóng góp chân thành, khéo léo, tế nhị sẽ giúp cho giáo viên bộ môn
điều chỉnh lại phương pháp giảng dạy của mình, giúp học sinh hiểu bài, thích học
bộ môn mình hơn.
g.Bồi dưỡng năng lực cho BCS lớp
Trong quá trình quản lý lớp, cán bộ lớp cũng gặp khó trong việc giải quyết xử
lý tình huống trên lớp, do đó giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức một cuộc đối thoại
trực tiếp với cán bộ lớp, vừa để nắm được một cách cụ thể chi tiết tình hình của
từng học sinh trên lớp, vừa tạo cơ hội để cán bộ lớp thể hiện tâm tư nguyện vọng
của mình, đồng thời là cơ hội để giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng, nâng cao năng
lực quản lý, phong cách giao tiếp ứng xử với bạn bè cho cán bộ lớp . . . làm sao
cán bộ lớp đủ khả năng lãnh đạo tạo được sự đoàn kết thống nhất trong tập thể
giúp tập thể ngày càng vững mạnh.

h. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh:
Cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để kiểm tra việc học tập, thời
khoá biểu học ở nhà của mỗi học sinh, giờ giấc đi học và về của các em có hợp lí
không . Ngoài ra có những việc GVCN cần kết hợp với phụ huynh để tăng hiệu
quả trong việc giáo dục học sinh. Có những việc GVCN cần tranh thủ sự ủng hộ
và phối hợp của phụ huynh như việc học bài cũ ở nhà, việc nạp quỹ, vệc hướng
nghiệp( Đặc biệt quan trọng đối với học sinhy khối 9)…
7
2. Các giải pháp tạo hứng thú cho công tác chủ nhiệm lớp
a. Luôn coi tập thể lớp chủ nhiệm là một gia đình thu nhỏ trong đó GVCN với
tư cách là “người cha người mẹ”
Khi chúng ta xác định được tâm lý đó chúng ta sẽ thấy có trách nhiệm hơn
trong sự trưởng thành của các em và các hoạt động của tập thể lớp. Chúng ta dành
nhiều tình cảm tích cực và thời gian để đưa tập thể lớp đi lên cũng như tạo được
sự gắn kết chặt chẽ với những “ Đứa con yêu “ của mình và nhận lại ở học trò
những tình cảm thân thương nhất.
Xác định tâm lý đó chúng ta sẽ dành nhiều thời gian hơn cho công tác chủ
nhiệm. Bởi vì chúng ta biết rằng chúng ta bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ,
nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau và thường thì chúng ta dễ có tâm lý coi
nặng nhiệm vụ chuyên môn hơn là làm công tác chủ nhiệm. Khi chúng ta thường
xuyên quan tâm đến các em, đương nhiên chúng ta sẽ nhận lại ở các em những sự
quan tâm tương tự. Chúng ta sẽ cảm thấy ấm áp và thân thương như chính ngôi
nhà của mình. Khi đó chúng ta sẽ cảm thấy thích thú công tác chủ nhiệm mà mình
đang theo đuổi.
b Đa dạng hóa hình thức của các tiết sinh hoạt lớp
Đa dạng hóa hình thức của các tiết sinh hoạt lớp kích thích những thái độ tích
cực của học sinh. Đồng thời hạn chế sự căng thẳng, chán nản và nhàm chán của
cả GV và HS
Thông thường trước đây trong những giờ sinh hoạt cuối tuần tôi chỉ cho HS kiểm
điểm tuần qua, vạch phương hướng tuần tới. Trong giờ sinh hoạt không khí rất

căng thẳng. Nhiều cái tên được nhắc lên và gọi lên bảng vì các lỗi không học bài,
không làm bài, gây mất trật tự…Nhưng rồi tình thế vẫn không thể khá lên. Cả cô
và trò đều căng thẳng, chán nản. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng 45 phút của giờ sinh
hoạt lớp mình có thể làm được nhiều hơn thế. Cái quan trọng của các em là đả
thông được tư tưởng, để các em tự sửa lỗi hơn là sự chì chiết các em. Từ đó tôi
mạnh dạn đổi mới hình thức sinh hoạt lớp. Có thể dưới hình thức trò chơi, hái hoa
dân chủ về những nội dung mình cần giáo dục học trò hoặc đơn giản hơn là lồng
ghép tổ chức một số tiết mục văn nghệ được chuẩn bị trước.
c. Có cách quản lý học sinh hiểu quả.
Cũng như trong một gia đình, tính thống nhất và chặt chẽ của một tập thể
không tự nhiên mà có. Nó đòi hỏi người GVCN phải có phương pháp quản lý học
sinh có hiệu quả. Làm được như thế chúng ta sẽ cảm thấy “ dễ thở “ hơn rất nhiều
trong việc chủ nhiệm. Sẽ thoải mái và không bị căng thẳng áp lực dẫn đến tâm lý
“ ghét chủ nhiệm”.
8
Để quản lý học sinh có hiệu quả, người GVCN cần xây dựng được một hệ
thống cán bộ lớp biết cách làm việc. Giao việc cụ thể cho các em và kịp thời điều
chỉnh nếu thấy cần thiêt
d. Xác định mục tiêu cụ thể cho công tác chủ nhiệm.
Cũng giống như bất kỳ làm một công việc nào, bạn cũng cần phải có phương
hướng và năng lượng để đi đến đích. Việc xác định mục tiêu cụ thể cho công tác
chủ nhiệm giúp chúng ta hoạch định các kế hoạch và nhiệm vụ cụ thể cho tập thể
lớp, có động cơ để hoàn thành mục tiêu đề ra và giảm thiểu những tác nhân ngoại
cảnh gây ảnh hưởng đến công việc
Đối với một GVCN lớp 9- Lớp cuối cấp như tôi, ngoài mục tiêu xây dựng một
tập thể lớp tiên tiến, tôi còn có mục tiêu nữa. Đó là hướng nghiệp chu đáo cho các
em( Vì tôi biết rằng nhiều học sinh của tôi sẽ dừng lại con đường học vấn ở đây,
không tiến thêm vào cổng trường cấp III nữa. các em cần thêm thông tin để lựa
chọn nghề nghiệp trong tương lai. Cần những lời khuyên chân thành và quý báu
của chúng ta để định hướng con đường phía trước. Hoặc những em đi tiếp vào

cấp III, các em cũng cần thông tin để chuẩn bị tiền đề học vấn ngay từ bây giờ.) .
9
PHẦN III: KẾT LUẬN
Công tác chủ nhiệm là một công việc đầy khó khăn vất vả nhưng cũng rất đáng
tự hào. Khó khăn vì phải quản lý một tập thể với đầy đủ tính phức tạp của nó lại
vừa làm công tác chuyên môn và các hoạt động kiêm nhiệm khác. Tuy nhiên, cái
mà chúng ta làm được lại rất đáng tự hào. Đó là quản lý và đào tạo những thế hệ
chủ nhân thực sự cho đất nước mai sau. Là khắc ghi một hình tượng trong tiềm
thức của học sinh để rồi sau này khi ra trường các em mãi sẽ nhớ về người thầy
người cô chủ nhiệm tận tâm đã gắn bó với mình trước đây.
Khi tôi áp dụng sang kiến này vào công tác chủ nhiệm lớp ở tập thể 9B, tôi thu
được một số kết quả cụ thể như sau:
+ Đối với lớp chủ nhiệm 9B:
Về học tập: Phong trào học tập của lớp có nhiều khởi sắc. Các em tự giác học
bài và làm bài trước khi đến lớp. Kết quả là lớp tôi có 2HS giỏi huyện môn
GDCD 9 ( Em Trần Thị Thảo và em Nguyễn Thị Thúy ), 5 em đạt danh hiệu học
sinh tiên tiến của trường. Đây là thành tích cao nhất từ trước dến nay của lớp tôi
Về đạo đức: 100% HS lớp tôi đạt hạnh kiểm loại tốt. Dù là lớp B nhưng lớp tôi
được các GV khác trong trường đánh giá là lớp ngoan, không có học sinh các biệt
ngỗ ngược
Về danh hiệu: Trong học kỳ I vừa qua lớp đạt danh hiệu lớp tiên tiến của trường.
Là một trong những lớp B có thành tích khá.
+ Đối với cá nhân làm công tác chủ nhiệm:
Bản thân tôi cảm thấy yêu công tác chủ nhiệm mà mình đang làm. Không còn
cảm thấy áp lực và chán nản như trước. Tôi gắn bó và có trách nhiệm hơn trong
sự trưởng thành của các em, của tập thể lớp nơi tôi chủ nhiệm.
Trên đây là một số giải pháp nhằm tạo hứng thú và nâng cao chất lượng công
tác chủ nhiệm lớp được đúc rút trong quá trình bản thân tôi làm công tác chủ
nhiệm lớp tại trường THCS Thanh Tùng. Mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp
để các giải pháp được hoàn thiện hơn

Phê duyệt của BGH Thanh Tùng, tháng 3.2014
Người viết SKKN
Lê Thị Xuân

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Wedsite :


2. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - Hà Nội 1996 - PTS. Phạm Viết
Vượng.
3. Tâm lí học đại cương - Hà Nội 1995 - PGS. Nguyễn Quang Uẩn(chủ biên).
4. Giáo dục học đại cương II - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt.
5. Thực hành về giáo dục học - Hà Nội 1995 - PTS. Nguyễn Đình Chỉnh.
6. Điều lệ trường trung học - Bộ GD & ĐT.
7. Luật GD 2005 - Bộ GD & ĐT.
8. Những điều GVCN nên biết- NXB Lao Động 2009
11
PHỤ LỤC
TT NỘI DUNG SỐ TRANG
1 Đặt vấn đề 1-2
2 Giải quyết vấn đề 3-9
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
Vai trò, vị trí, chức năng của GVCN 4
Các giải pháp tạo chất lượng và hứng thú
cho công tác chủ nhiệm
5-9
3 Kết luận 10
4 Tài lệu tham khảo 11

12

×