Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Bài giảng chạy THẬN NHÂN tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813 KB, 19 trang )

CHỈ ĐỊNH THẬN NHÂN TẠO
CHỨC NĂNG CỦA THẬN

Đào thải các sản phẩm chuyển hóa của
cơ thể, đào thải các độc chất

Điều hòa lượng nước trong cơ thể, điều
hòa các chất điện giải trong huyết tương,
giữ vững thăng bằng kiềm toan.

Chức năng nội tiết.
CHỨC NĂNG CỦA THẬN NHÂN TẠO
Thì thận nhân tạo là phương pháp tiên tiến
nhằm thay thế thận đảm đương 2 nhiệm vụ:

Thải trừ các chất cặn bã sinh ra trong
quá trình chuyển hóa đạm như urê,
creatinin, acid hữu cơ, phosphat (gọi
chung là các độc tố urê – uremic toxins)

Lấy đi lượng nước dư, điều chỉnh các chất
điện giải và thăng bằng kiềm toan.
THẬN NHÂN TẠO
THẬN NHÂN TẠO
NGUYÊN LÝ CỦA THẬN NHÂN
TẠO

2 nguyên lý lọc máu chính:

Thẩm tách (khuếch tán): thải
các


chất hòa
tan như urê, creatinin… qua cơ chế thẩm thấu.
Hiệu suất phụ thuộc: chênh lệch nồng độ chất cần
lọc trong máu và dịch trao đổi (dịch lọc), diện
tích, kích thước lỗ màng lọc, vận tốc và chiều di
chuyển của máu và dịch trao đổi, chênh áp giữa 2
ngăn máu và ngăn dịch lọc

Siêu lọc: thải trừ nước ứ trệ trong cơ thể. Hiệu
suất phụ thuộc chủ yếu vào áp lực xuyên màng
(TMP).
THẨM TÁCH (KHUẾCH TÁN)
Thải chất hòa tan như urê, creatinin…
NGUYÊN LÝ CỦA THẬN NHÂN TẠO

Phân loại các chất hòa tan dựa vào trọng lượng phân
tử:

TLPT nhỏ <500 daltons (D): urê, creatinin, P, acid
amin…

TLPT trung bình 500-5.000D: inulin, sinh tố B12,
vancomycin…

TLPT lớn >5.000D: albumin…

Phân loại protein dựa vào TLPT:

Protein TLPT thấp 5.000-5.0000D: β2 microglobulin,
các cytokins (TLPT 15.000-50.000D), sản phẩm

hoạt hóa bổ thể (TLPT 9.000-23.000D)…

Protein TLPT lớn >50.000D.
SIÊU LỌC
Thải nước dư
CHỈ ĐỊNH THẬN NHÂN TẠO CẤP
CỨU
1. CHỈ ĐỊNH TUYỆT ĐỐI:
a. Suy thận cấp:
- Các dấu hiệu liên quan đến HC nhiễm độc urê: Biểu hiện với
các triệu chứng như buồn nôn, nôn, kích thích thần kinh cơ,
co giật, tri giác thay đổi từ lừ đừ lú lẫn đến hôn mê, tiếng cọ
màng ngoài tim. Xét nghiệm ure và creatinine tăng cao (BUN
> 100mg%)
- Dọa phù phổi hay phù phổi cấp do quá tải tuần hoàn
- Tăng kali máu nặng (K>7 hoặc có dấu hiệu tăng kali máu nặng
trên ECG)
- Toan huyết nặng (HCO3¯< 12mmol/l) không thể điều chỉnh
được bằng nội khoa do quá tải tuần hoàn.
1. CHỈ ĐỊNH TUYỆT ĐỐI:
b. Các chỉ định lọc máu cấp cứu khác không trực tiếp
liên quan đến suy thận
- Ngộ độc ảnh hưởng đến tính mạng với điều kiện các chất này
lọc qua được màng lọc và còn lưu hành trong máu ở dạng tự
do.
- Tăng kali máu nặng
- Tăng acid uric máu nặng, kiềm chuyển hóa nặng, hạ thân nhiệt,
suy tim ứ trệ nặng không đáp ứng với điều trị nội khoa, bệnh
vẩy nến…

CHỈ ĐỊNH THẬN NHÂN TẠO CẤP
CỨU
CHỈ ĐỊNH THẬN NHÂN TẠO
CẤP CỨU
2. CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI

Trong trường hợp bệnh nhân thiểu niệu kèm
- BUN < 100mg%, creatinine máu <10mg%
- Tăng kali máu trung bình ( K máu: 6 – 7 mEq/l, trên ECG: sóng
T cao nhọn đối xứng)
- Hạ Natri máu < 120mEq/l
- Toan máu HCO3¯< 12mmol/l
- Trường hợp tăng thể tích tuần hoàn chưa đến mức đe dọa phù
phổi cấp nhưng do bệnh trầm trọng cần lấy đi dịch để nuôi
dưỡng bằng đường tĩnh mạch hoặc dùng thuốc bằng đường
truyền tĩnh mạch.
CHỈ ĐỊNH THẬN NHÂN TẠO
CẤP CỨU

Bệnh nhân suy thận mạn đến trong tình trạng
cấp cứu: chỉ định như suy thận cấp
MỘT SỐ LƯU Ý KHI LỌC MÁU CẤP CỨU

BN thiếu dịch nặng cần hồi sức bồi phụ đủ
nước trước khi xem xét chỉ định lọc máu.

BN thiếu máu nặng cần truyền máu trước khi
lọc máu hoặc vừa truyền máu vừa lọc máu.

Nếu đang chảy máu nặng cần điều trị

nguyên nhân chảy máu trước
MỘT SỐ LƯU Ý KHI LỌC MÁU CẤP CỨU
Mức hạ urê:
Yêu cầu về mức hạ
urê
Vận tốc máu Thời gian lọc
Lần 1: giảm 20-25% 150-250 mL/ph
tùy lần lọc và tình trạng
BN, lần đầu thường ≤200
mL/ph
2 giờ
Lần 2: giảm 30-40% 3 giờ
Lần 3: giảm 40-60% 4 giờ
Lần 4 trở đi: Như lọc
chu kỳ
Thường ≥250 mL/ph
Thường 4 giờ
MỘT SỐ LƯU Ý KHI LỌC MÁU CẤP CỨU
- Mức độ rút nước (siêu lọc): Nói chung:

Phù phổi, phù ngoại biên nhiều, HA: cài đặt mức độ rút nước
cao + TD sát

Suy tim nặng, HA thấp, tiểu đường: cài đặt mức độ rút nước
thấp hơn, xem xét kéo dài thời gian lọc máu.

Cụ thể thường áp dụng như sau:
Phù nhiều ± phù phổi: 2-4L
Phù nhẹ: 1-2L
Không phù: 0-2L


Trong giai đoạn đầu của lọc máu cấp cứu, thường tiến hành lọc
máu mỗi ngày.
LỌC MÁU CHU KỲ
Chỉ định:
a. Bệnh nhân được theo dõi từ trước:

Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đơn thuần:
khởi đầu có dự tính với CCr < 10ml/phút (<
15ml/phút ở BN ĐTĐ)

Chỉ định sớm hơn khi BN có ứ trệ nước, suy tim ứ
trệ, tăng kali máu khó kiểm soát, dinh dưỡng kém.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH THẬN NHÂN TẠO
- Không có chống chỉ định hoàn toàn tùy từng nguyên nhân mà
chúng ta điều chỉnh cho phù hợp. Có một số vấn đề cần chú ý
trước lọc máu gồm:

Xuất huyết đang tiến triển

Suy thận cấp trước thận

Bệnh nhân trong tình trạng sốc

Nhiễm HIV hay AIDS

Các BN quá già yếu không dung nạp được kỹ thuật (>80 tuổi)

Các BN có nhiều bệnh nặng, bệnh ác tính, bệnh mạch máu
ngoại biên nặng

×