Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu luận môn tài chính tiền tệ lý thuyết tài chính hành vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.64 KB, 18 trang )

1
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
ĐỀ TÀI 5:
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH
HÀNH VI
Nhóm 8:
Lớp: VB2 K17KT
Môn học: Tài chính –Tiền tệ
GVHD: Trương Minh Tuấn
Tp HCM, 10/2014
2
Đề tài 5: Lý thuyết tài chính hành vi
I. Danh sách Nhóm 8:
STT
Họ & Tên
Chữ ký
13
Đỗ Thị Thùy Dung
22
Lưu Thị Hà
29
Lê Thị Thu Hiền
9
Nguyễn Thị Bích Chi
93
Ngô Thị Thư
36
Vũ Thị Tuyết Huệ
54
Huỳnh Quế Mai


4
Trần Thị Kim Anh
87
Nguyễn Khắc Lan Thảo
44
Lê Thị Len
42
Hồ Bảo Quốc Trung Kiên
95
Huỳnh Thị Thỷ Tiên
3
MỤC LỤC
I. Khái quát về Lý thuyết tài chính hành vi
1. Tài chính hành vi là gì?
2. Nền tảng ra đời của Lý thuyết tài chính hành vi
II. Nhửng Lý thuyết tài chính hành vi chủ yếu và điều kiện tồn tại
1. Hành vi bất hợp lý
a. Gắn nhận định
b. Tính toán bất hợp lý
c. Lêch lạc tâm lý do bảo thủ, nhận thức muộn.
d. Lệch lạc do tình huống điển hình
e. Quá tự tin -Quá tư ti- Phản ứng thái quá
f. Phụ thuộc vào kinh nghiệm hay các thuật tính toán
g. Lý thuyết kỳ vọng- Không yêu thích rủi ro
2. Hành vi bất hợp lý mang tính hệ thống
3. Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính
a. Rủi ro cơ bản
b. Chi phí thực hiện
c. Rủi ro từ những nhà đầu tư bất hợp lý
III. Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi trong thị trường tài chính và quản trị

doanh nghiệp
1. Ứng dụng trong thị trường tài chính:
2. Ứng dụng trong Quản trị doanh nghiệp
4
I. Khái quát về Lý thuyết tài chính hành vi
1. Tài chính hành vi là gì?
Trong vài thập niên gần đây, một khái niệm tài chính mới được
nhắc đến nhiều và rất gần gũi với các nhà kinh tế. Đó là Lý thuyết về tài
chính hành vi.
Lý thuyết tàichính hành vi, haytài chínhhànhvi: một phần của môn tài
chính nhẳm tìm ra cách hiểu và dự đoán được các dấu hiệu của hệ thống
thị trường tài chính các quyết định tâm lý. Tài chính hành vi gần như bao
gồm cả hành vi con người và hiện tượng thị trường và sử dụng các kiến
thức có được từ ngành tâm lý học và lý thuyết tài chính (Fromlet, 2001)
Hay hàn lâm hơn: Lý thuyết tài chính hành vi là một phạm trù của tài
chính, nó nghiên cứu bổ sung cho những lý thuyết tài chính truyền thống
bằng việc giới thiệu hành vi tác động đến tiến trình ra quyết định. Có thể
diễn giải tài chính hành vi thông qua các yếu tố chi phối đến nó như sau:
Tâm lý học ;Xã hội học ;Tài chính.
2. Nền tảng của Lý thuyết tài chính hành vì
Từ các lý thuyết tài chính được kỳ vọng là không thể phá vỡ nổi
như mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) và giả thuyết thị trường hiệu
quả (EMH) cho rằng hầu như mọi người sẽ có những hành vi hợp lý và có
thể dự đoán được trong hoạt đồng tài chính. Tuy nhiên, khi thời gian trôi
đi, các viện nghiên cứu tài chính và kinh tế bắt đầu phát hiện bất thường
và hành vi của những chủ thể tài chính trong thực tế mà không thể giải
thích bằng lý thuyết có sẵn tại thời điểm đó. Ví dụ như sẽ không hợp lý
khi bỏ tiền ra mua vé số khi mà cơ hội trúng giả độc đắc chỉ chiếm khoảng
1/146 triệu, hoặc 0,0000006849%, nhưng vẫn có hàng triệu người vẫn kỳ
vọng mua vé số.

5
Do đó chúng ta phải nghiên cứu lý thuyết tài chính hành vi. giúp trả
lời các vấn đề mà các lý thuyết tài chính truyền thống chưa giải quyết
được và nó điều chỉnh các mô hình nhằm định giá tài sản tài chính là cổ
phiếu, hàng hoá, sản phẩm phái sinh cho đến ứng dụng trong lý thuyết
quản trị công ty hay cấu trúc vốn trong tài chính doanh nghiệp, lẫn giải
thích tính tương tác giữa các thị trường khác nhau.
II. Những lý thuyết tài chính hành vi chủ yếu
Trong phần sau, chúng ta sẽ khám phá 3 khái niệm quan trọng mà những
người tiên phong trong lĩnh vực tài chính hành vi đã được xác định là góp phần
giải thích tại sao có những quyết định tài chính không hợp lý và thường bất lợi.
1. Tồn tại những hành vi bất hợp lý
a. Gắn nhận định
Tương tự như cách một ngôi nhà cần phải được xây dựng dựa trên một
tốt, nền tảng vững chắc, ra quyết định cũng cần phải dựa trên những sự kiện
có liên quan và chính xác để có thể cho ra những quyết định hợp lý. Tuy
nhiên, không phải là luôn luôn như vậy. Khái niệm về ‘gắn nhận định” dựa
trên các xu hướng kèm theo hoặc liên quan đến một điểm để tham chiếu -
mặc dù nó có thể không có liên quan đến quyết định hợp lý. Găn nhận định
không phải là một hiện tượng nhưng xuất hiện khá phổ biến trong các tình
huống mà mọi người đang đối phó khi đứng trước những cơ hội mới và
không nắm chắc.
Ví dụ:Khi chúng ta hỏi một cư dân của TP. Hồ Chí Minh về dân số của Hà
Nội, họ có xu hướng dùng con số dân cư của TP. Hồ Chí Minh họ biết và
điều chỉnh xuống và áp cho dân số của Hà Nội. Như vậy là không đúng. Khi
dự báo một điều không rõ, chúng ta có xu hướng dính chặt với những gì
chúng ta biết.
6
Trong đầu tư, khi một cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư có xu hướng “dính” với
giá mà họ đã mua cổ phiếu đó và các yếu tố khác như thu nhập cổ phiếu cao,

thị phần tốt trước khi nó giảm giá, họ quyết định không bán khi tình thế thay
đổi, và chờ nó trở về giá hòa vốn ban đầu. Nhưng thực tế điều đó không xảy
ra.
b. Tính toán bất hợp lý
Mọi người có xu hướng tách riêng các quyết định mà đúng ra phải được
kết hợp lại với nhau vào các tài khoản ảo trong trí tưởng tượng của chúng ta
và tối đa hoá lợi ích từng tài khoản. Và vì thế, họ đưa ra các quyết định nhìn
tưởng là hợp lý, mà thật ra là sai lầm.
Một ví dụ khác: nếu chúng ta ở quận 1 và dự định mua 1 cái tivi với giá 500
đồng tại quận 1, nhưng khi biết ở quận 3 chỉ bán với giá 400 thì chúng ta có
xu hướng di chuyển xuống quận 3 để mua vì tiết kiệm được 100 đồng. Nhưng
nếu mua một chiếc xe máy với giá 5.000 đồng tại quận 1 và 4.900 tại quận 3,
ta lại có xu hướng mua luôn tại quận 1, mặc dù sẽ mất đi 100.
Nhà đầu tư chia tiền đầu tư của mình thành 2 phần: một dùng để đầu tư
vào danh mục đầu tư an toàn và một cho danh mục mang tính đầu cơ, nhằm
hạn chế lỗ khi danh mục đầu cơ bị thua lỗ và gia tăng lãi khi danh mục đầu
cơ có lợi nhuận. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng đa số lợi nhuận ròng của
các nhà đầu tư dạng này cũng không khác hơn nếu họ chỉ dùng tiền cho một
loại danh mục nhất định.
Sử dụng tính toán bất hợp lý chúng ta có thể giải thích nhiều hiện tượng
như lựa chọn nghịch với sở thích, sợ thua lỗ và hiệu ứng phân bổ tài khoản
khá phổ biến, thể hiện cơ bản ở chỗ người ta sẵn sàng thực hiện ngay những
lệnh mang lại lời nhỏ, nhưng trì hoãn không thực hiện lệnh dừng lỗ khi xuất
hiện những khoản lỗ nhỏ
7
Kiến nghị:
Luôn linh hoạt về nguồn gốc và mục đích sử dụng của tiền, tất cả tiền bạc là
như nhau.Trong hầu hết các trường hợp, sự quan tâm về nợ của bạn sẽ làm
xói mòn bất kỳ lợi ích mà bạn có thể kiếm được trong hầu hết các tài khoản
tiết kiệm.

c. Lêch lạc tâm lý do bảo thủ, nhận thức muộn.
Tính bảo thủ: Nhà đầu tư thường có xu hướng tìm kiếm thông tin hỗ trợ
cho ý kiến đầu tư của họ hơn là những thông tin có tính chất phản bác lại ý
kiến đầu tư đó. Điều này dẫn đến việc họ luôn tìm được khá nhiều thông tin
hỗ trợ còn những thông tin phản bác lại rất ít được để tâm hoặc bị phớt lờ. Do
vậy, nhà đầu tư hiển nhiên sẽ gặp rủi ro hơn.
VD: Trong đầu tư, khi mua một Quỹ đầu tư chuyên về những cổ phiếu ngành
y tế, chúng ta có xu hướng thích hoặc cường điệu hóa về về ngành Y tế và
phớt lờ/ giảm bớt những thông tin không tốt về ngành đó mà chúng ta nghe
được.
Để tránh thất bại này, chúng ta nên tìm kiếm thông tin cả hai phía. Điều này
sẽ giúp chúng ta không bị trói chặt vào bất kỳ một ý tưởng nào, quyết định
độc lập hơn. Xa hơn, chúng ta sẽ có cơ hội tìm thấy lý do khoản đầu tư của
chúng ta là sai và có cơ hội sửa sai sớm hơn.
Nhận thức muộn: Khi điều kiện thay đổi người ta có xu hướng chậm phản
ứng với những thay đổi người ta có xu hướng phản ứng chậm với nhứng thay
đổi đó và gắn nhận định của mình với tình hình chung trong một giai đoạn
dài trước đó.
Hiệu ứng này (gắn với kinh nghiệm dài hạn) là ngược lại với hiệu ứng lệch
lạc do tình huống điển hình trình bày bên dưới đây (đặt nặng vào các tình
huống điển hình ngắn hạn). Phối hợp 2 hiệu ứng này có thể giúp giải thích
hiện tượng phản ứng chậm trên thị trường chứng khoán.
8
d. Lệch lạc do tình huống điển hìnhThường được diễn tả một cách đơn giản là
xu hướng không quan tâm nhiều đến những nhân tố dài hạn, mà thường đặt
nhiều quan tâm đến những tình huống điển hình ngắn hạn, chỉ quan tâm đến
một tình huống điển hình của một giai đoạn ngắn thay vì quan tâm đến một
mẫu hình điển hình trong một giai đoạn dài.
Giả sử bạn tung đồng xu liên tiếp 20 lần và nó đều xuất hiện mặt ngửa, lúc
này từ lần tung thứ 21 trở đi, các con bạc thường sẽ đặt cược cho mặt xấp cho

đến khi nó xuất hiện mới thôi. Tương tự như thế, các nhà đầu tư có khuynh
hướng là tất toán trạng thái để thu lời của mình khi giá tăng một chuỗi liên
tiếp khiến họ tin rằng giá trong tương lai khó mà tăng được nữa. Ngược lại
cho tình huống giá giảm một chuỗi liên tiếp, nhà đầu tư sẽ có khuynh hướng
mua vào vì tin rằng giá khó có khả năng giảm nữa.
Khuyến nghị: Nhà đầu tư nên mua khi tin rằng xu hướng đi lên kéo dài đó là
có lý, còn xu hướng giảm giá tức thời là phi lý. Ngược lại, nhà đầu tư nên bán
khi tin rằng xu hướng đi xuống kéo dài đó là có lý, còn xu hướng tăng giá tức
thời là phi lý.
e. Quá tự tin -Quá tư ti- Phản ứng thái quá
Có nhiều nghiên cứu tâm lý học trên thị trường tài chính cho thấy các nhà
đầu tư tỏ ra quá tự tin. Bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư ít đa dạng hóa
danh mục của mình và đầu tư nhiều công ty mà mình quen thuộc. Điều này
thể hiện qua sự tin tưởng rằng chúng ta thông minh hơn hoặc có khả năng
hơn thực tế mà chúng ta có. Ví dụ: có đến 82% người nói rằng họ thuộc 30%
những người lái xe an toàn nhất, hoặc họ chắc chắn đến 90% rằng họ biết rõ
điều đó mặc dù họ chỉ thực tế biết khoảng dưới 70%.
Điều quan trọng hơn, để sự quá tự tin này không làm ảnh hưởng đến đầu tư,
chúng ta phải xây dựng một danh mục đa dạng hóa và không đánh cược quá
9
trên bất kỳ một ý tưởng hoặc khoản đầu tư nào trong danh mục đầu tư. Vậy
để thành công trong đầu tư, không phải là kiếm thông tin tốt hơn mà chính là
phải tìm kiếm những giá trị từ các thông tin hiện hữu một cách sáng suốt và
có lý hơn.
Quá tự ti: xảy ra khi chúng ta cố gắng giải thích tương lai ảm đạm với những
lý do có thể đúng hoặc không đúng. Khi chúng ta cảm thấy không tốt để bắt
đầu một buổi trình bày thì chắn chắn buổi trình bày đó sẽ không tốt.
Phản ứng thái quá: Phản ứng quá mức của nhà đầu tư khi nhận được những
thong tin, xu hướng mới nhưng không để tâm tới những rủi ro cũng có thể xảy
ra trong tương lai, dẫn tới những xử lý sai đối với thông tin có được, và do

vậy thường phản ứng quá mức so với tình hình đang thực sự diễn ra.
f. Phụ thuộc vào kinh nghiệm hay các thuật tính toán
Các kinh nghiệm, hay quy tắc học được giúp chúng ta dễ dàng và nhanh
chóng hơn trong việc ra quyết định nhưng trong một số trường hợp, dựa dẫm
quá nhiều vào các quy tắc đôi khi sẽ dẫn đến sai lầm, đặc biệt là khi các điều
kiện bên ngoài thay đổi.
Đây thường là suy nghĩ cho rằng những xu hướng hoặc mô hình trong quá
khứ gần sẽ lặp lại hoặc tiếp tục trong tương lai do vậy, những hành động
trong tương lai sẽ dựa trên những nhận thức của quá khứ.Nhưng chúng ta đều
biết, kinh tế cũng diễn biến theo chu kỳ.
Chúng ta thường luôn phạm phải những sai lập về hành vi khi đầu tư và điều
này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của chúng ta. Hiểu nó và nhận thức được
những điểm mù này sẽ giúp chúng ta tránh được những sai lầm và đạt được
mục tiêu tài chính.
g. Lý thuyết kỳ vọng- Không yêu thích rủi ro
10
Trước đây, người ta vẫn cho rằng tiện ích ròng giữa lợi ích và thiệt hại là
như nhau. Ví dụ Số tiện ích có được từ nhận được 50 $ và nhận được 100$
sau đó mất đi 50 $ là như nhau vì lợi ích ròng đều là 50$. Tuy nhiên, nghiên
cứu đã phát hiện ra rằng chúng ta không thực sự xử lý thông tin một cách hợp
lý như vậy- lợi ích và thiệt hại khác nhau. Thiệt hại có tác động mạnh hơn lên
cảm xúc so với lợi ích. Ở ví dụ trên mặc dù đều có tăng 50$ nhưng cá nhân
vẫn cảm thấy rằng có luôn 50$ vẫn thỏa mãn hơn là có được 100$ rồi mất đi
50$.
Nhà đầu tư có khuynh hướng xem khả năng bù đắp một khoản lỗ quan trọng
hơn khả năng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Khi khoản đầu tư có khuynh
hướng mang lại lợi nhuận, họ thích nắm chắc ngay khoản lợi nhuận hiện tại
hơn là cố gắng tiếp tục đầu tư để thu được nhiều lợi nhuận hơn trong tương
lai, vì tâm lý sợ rủi ro.
Khuyến nghị: để tránh tình huống trên bạn nên hành động theo các trường

hợp sau: bạn phải đối mặt với hai sự lựa chọn trong suy nghĩ
a) Trường hợp: một khoản lợi nhuận lớn (+100$) ở một địa điểm và cũng một
khoản lợi nhuận lớn (+100$) nhưng ở hai địa điểm khác nhau (mỗi địa điểm
+50$) > bạn nên chọn lối suy nghĩ thứ hai.
b) Trường hợp, một khoản thua lỗ lớn (-100$) một lần và cũng một khoản
thua lỗ (-100$) nhưng hai lần khác nhau (mỗi lần 50$) > bạn nên chọn lối
suy nghĩ thứ nhất vì "thà đau một lần thôi"
c) Trường hợp, một khoản lợi nhuận lớn hay thua lỗ nhỏ (+100$ hay -55$) và
một khoản lợi nhuận nhỏ (+45$) > bạn nên chọn lối suy nghĩ thứ hai vì coi
chừng "tham thì thâm".
d) Trường hợp, một khoản thua lỗ lớn hay lợi nhuận nhỏ (-100$ hay +55$) và
một khoản thua lỗ nhỏ (-45$) > bạn nên chọn lối suy nghĩ thứ hai vì "còn
tiền còn cơ hội".
11
2. Hành vi bất hợp lý mang tính hệ thống (Tâm lý đám đông, hiệu ứng bầy
đàn)
Một quan sát cơ bản về xã hội con người cho thấy con người có mối liên
hệ giao tiếp với người khác có cùng suy nghĩ. Điều này khá quan trọng để
hiểu nguồn gốc của sự suy nghĩ tương tự nhau dưới tác động của các mối
quan hệ giao tiếp, dẫn đến những hành động giống nhau trong cùng một
khoảng thời gian và làm thay đổi giá cả các tài sản.
Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều vụ nổ “bong bóng” và sự sụp
đổ của thị trường như cơn sốt hoa Tulip – Hà Lan (1634-1637), đại suy thoái
thế giới 1929, khủng hoảng 1987, một thị trường chứng khoán giá lên về
một mặt hàng, đơn vị tiền tệ hoặc cổ phiếu nào đó khiến dân chúng thấy xu
hướng tăng giá là không thể ngừng. họ đổ xô đi mua và đẩy giá hàng hóa
vượt quá xa so với giá trị thực– tức hình thành nên hiện tượng bong bóng
giá.Tuy nhiên, đến khi nhận ra được thực tế không như mong đợi dẫn đến
việc bán tháo các loại hàng hóa mà họ đang nắm giữ,
Có một vài lý do tại sao hành vi đàn xảy ra. Đầu tiên là áp lực mong muốn

được hòa đồng trong xã hội. Thứ hai rất phổ biến là họ không dám phủ nhận
rằng một nhóm lớn như vậy có thể cho ý kiến sai. Có thể bạn biết hành động/
ý tưởng như vậy là không hợp lý, không chính xác nhưng bạn vẫn nghe theo
đám đông vì bạn tin rằng họ biết điều gì đó mà bạn không biết. Điều này đặc
biệt phổ biến trong các tình huống một cá nhân có rất ít kinh nghiệm.
Chỉ khi hành vi không hợp lý là mang tính hệ thống thì khi ấy việc định giá
sai sẽ xuất hiện và có thể bắt đầu kéo dài. Lý thuyết tài chính hành vi cho
rằng tính lệch lạc (bất hợp lý) trong hành vi là khá phổ biến đối với nhiều nhà
đầu tư.
12
Khuyến nghị: Cần phải hiểu rõ vấn đề/ xu hướng đầu tư trước khi quyết
định. Nên nhớ rằng những khoản đầu tư theo đám đông thường sẽ bị định giá
quá cao dựa trên nguyên tắc chủ quan là chủ yếu
3. Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính
Một trong những khái niệm nền tảng trong tài chính là kinh doanh chênh lệch
giá nó được hiểu như là “hoạt động mua và bán đồng thời một loại tài sản
nhưnhau trên hai thị trường khác nhau nhằm thu lợi nhuận từ sự khác biệt về giá
(Sharpe and Alexander, 1990). Theo lý thuyết thì những hoạt động như vậy yêu
cầu không giới hạn vốn và rủi ro.
- Giả sử giá trị cơ bản của Ford là $20/cổ phiếu. Tưởng tượng rằng lúc này
những nhà đầu tư không khôn ngoan trở nên quá bi quan về triển vọng tương lai
ảm đạm của Ford, và bán ngay cổ phiếu Ford với giá $15.Theo lý thuyết thị
trường hiệu quả thì những nhà đầu tư khôn ngoan thấy đây là cơ hội hấp dẫn vì
giá thấp hơn giá trị cơ bản ($20) và mua chúng với mức giá hời. Với áp lực mua
cổ phiếu Ford của các nhà đầu tư khôn ngoan sẽ làm cho cổ phiếu Ford trở lại
giá trị cơ bản của nó ($20).
Nhưng TCHVkhông hoàn toàn đồng tình với quan điểm này bởi lẽ khi những cơ
hội đầu tư hấp dẫn xảy ra thì thật khó để tin rằng chúng không bị lợi dụng một
cách nhanh chóng. khi mà sự sai lệch giá một cách dữ dội thì các chiến lược
được thiết kế để điều chỉnh giá có thể phải bao gồm cả rủi ro và chi phí, chính

điều này làm cho kinh doanh chênh lệch giá trở nên kém hấp dẫn hơn. Chúng ta
sẽ tìm hiểu ngay sau đây với 03 vấn đề chính được nhiều nhà nghiên cứu tài
chính hành vi đưa ra về giới hạn kinh doanh chênh lệch giá không giải thích
được, làm cho việc định giá sai trở nên trầm trọng hơn
a. Rủi ro cơ bản
13
Theo nghiên cứu của Andrei Shleifer and Lawrence H.Summers
(1990) có 02 loại rủi ro làm cản trở hoạt động kinh doanh chênh lệch giá,
Rủi ro cơ bản và Rủi ro về giá khi bán lại trong tương . Với thông tin hiện
có, nhà đàu tư nhận thấy giá chứng khoán đang quá cao và họ bán chúng
ngay để kiếm lời. Nhưng sau đó, lại có những thông tin mới tốt hơn, mức
kỳ vọng về giá còn cao hơn nữa, họ chịu đựng tâm lý mất mát do chính
quyết định ban đầu của mình. Tâm lý sợ mất mát này đã làm cản trở ý
định kinh doanh chênh lệch giá ban đầu. Dẫn đến kinh doanh chênh lệch
giá không xảy ra.
b. Chi phí thực hiện
Các nhà đầu tư này thường gửi tiền của mình cho một tổ chức hoặc
các cá nhân chuyên nghiệp để đầu tư dùm họ. Điều này làm nảy sinh vấn
đề về mối quan hệ đại diện, phát sinh chi phí giao dịch.
Owen Lamont và Richard Thaler, đã đưa ra nghiên cứu thực
nghiệm của mình về hiện tượng công ty 3Com và Palm. Người ta có thể
mua trực tiếp cổ phiếu Palm hoặc gián tiếp mua cổ phiếu 3Com, tỷ lệ 1.5
Palm bằng 3 cổ phiếu 3Com. Khi giao dịch lần đầu, Palm được bán với
giá 95.06$ và 3Com bán với giá $81.81. Lúc này giá 3Com rẻ quá, người
ta bán Palm và điều đó quá dễ thấy, nhưng thật đáng kinh ngạc, việc định
giá sai lại kéo dài trong nhiều tháng. Thực tế, do không có cổ phiếu Palm
để bán khống, làm cho các nhà đầu tư khôn ngoan không thể tận dụng
được kinh doanh chênh lệch giá.
c. Rủi ro từ những nhà đầu tư bất hợp lý
Rủi ro từ những nhà đầu tư bất hợp lý được giới thiệu bởi De Long,

Shleifer, Summers và Waldmann (1990) và được nghiên cứu sâu hơn bởi
14
Shleifer và Vishny (1997), là một rủi ro mà việc định giá sai được phát
hiện bởi các nhà kinh doanh chênh lệch giá bị làm xấu đi trong ngắn hạn.
Theo Delong và các cộng sự cho rằng sự xuất hiện những nhà đầu
tư bất hợp lý này làm cản trở những nhà kinh doanh chênh lệch giá, bởi họ
làm cho giá cả biến động một cách khó đoán và không liên quan đến dòng
thông tin hay một quy luật nào làm cho việc kinh doanh chênh lệch giá
của các nhà đầu tư khôn ngoan không thể thực hiện được và sự điều chỉnh
giá không còn tác dụng nữa, giá cả sai lệch càng lớn ra thay vì co hẹp lại.
III. Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi trong thị trường tài chính và
quản trị doanh nghiệp
Ứng dụng của tài chính hành vi không chỉ dừng lại trong việc giải thích
các hành vi không hợp lý của nhà đầu tư, mà đi xa hơn, nó có thể điều chỉnh các
mô hình định giá các tài sản tài chính bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, sản phẩm
phái sinh, hàng hóa… cho đến ứng dụng trong lý thuyết quản trị công ty
1. Ứng dụng trong thị trường tài chính:TT ngoại hối và TT Chứng
khoán
Tâm lý giữ chặt và không ưa thích sự mơ hồ: Phần lớn các giao
dịch ngoại hối hiện nay đều liên quan đến đồng USD bởi USD là đồng tiền
được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Thuyết tâm lý giữ chặt
gợi ý rằng nên áp dụng từ các Ngân hàng lớn để từ đó tạo ra sự theo sau
của các ngân hàng nhỏ hơn, từ đó tác động đến các doanh nghiệp, cá nhân.
Và khi đó sự không ưa thích mơ hồ sẽ không còn tồn tại nên các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu sẽ mạnh dạn hơn trong việc lựa chọn nhiều đồng
tiền khác nhau trong thanh toán.
15
Lý thuyết về sự hối tiếc: các nhà đầu tư khi thấy giá chứng khoán
đã lên quá cao rồi nhưng vẫn không muốn bán ra vì họ sợ phải tiếc nuối
nếu “bán rồi mà giá lại lên nữa thì sao”.

2. Ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp:
- Thay đổi tên công ty: Đây là chiến lược đáp ứng đơn giản với chi phí
không đáng kể, đóng vai trò như nhà tiếp thị với tên công ty là nhãn
hiệu sản phẩm. Thực tế một số ngành tạo ra sự kích thích cảm xúc hấp
dẫn hơn so với các ngành khác. Các nhà quản lý đặt tên công ty liên
quan đến ngành được yêu thích để tạo ra các kích thích cảm xúc mà
đôi khi công ty không thực sự hoạt động trong ngành.
Chẳng hạn Computer Literacy, Inc đã biện luận rằng việc công ty đổi
tên thành fatbrain.com là vì khách hàng gặp khó khăn trong việc ghi
nhớ địa chỉ trang web. Giá cổ phiếu đã tăng 33% một ngày trước công
bố khi mà tin tức rò rỉ trên các diễn đàn Internet.
- Phát hành cổ phiếu và mua lại: Khi những cổ phiếu được định giá
cao, các cổ đông dài hạn hiện hành được hưởng lợi khi ban quản lý
phát hành cổ phần Việc làm này gây thiệt hại chocác cổ đông mới.
Ngược lại, khi cổ phiếu được định giá thấp, cổ đông đang nắm giữ có
lợi khi nhà quản lý mua lại cổ phần. Như vậy, thời điểm được lựa chọn
để phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và phát hành thêm
(SEO) cũng được các nhà quản lý cân nhắc và lựa chọn để tận dụng
việc định giá sai.
- Cổ tức:. Nếu một nhà đầu tư nào đó thực sự mong đợi tỷ suất sinh lợi
10% trên dòng tiền mà hiện tại đang đến từ cổ tức, nhà đầu tư có thể sử
dụng một quá trình được biết đến như là “tự tạo cổ tức” Tức là bán ra
cổ phiếu thay cho nhận cổ tức bằng tiền mặt và sử dụng số tiền thu
16
được để trả cho mình một số tiền tương đương với cổ tức trước đó.
Ngược lại, nếu một nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu đang chi trả cổ tức
nhưng không đòi hỏi tiền mặt, họ có thể tái đầu tư cổ tức.
Không từ bỏ dự án kém hiệu quả:Do sự e ngại thua lỗ, con người sẽ
thực hiện các bước để né tránh việc “ghi nhận” một sự thua lỗ. Các nhà
quản lý cũng không ngoại lệ, có những bằng chứng cho thấy các công

bố thu nhập âm thấp là rất ít. Điều này xảy ra có thể do việc quản lý né
tránh.
Hoạt động đầu tư: Trong điều kiện thị trường hoàn hảo và hiệu quả
hoạt động đầu tư sẽ được tiến hành mà không liên quan đến việc nguồn
vốn nội bộ có sẵn có hay không và ngược lại doanh nghiệp sẵn sàng
từ chối dự án kém hiệu quả cho dù nguồn vốn dư thừa. Tuy nhiên,
trong thực tế có thể xảy ra sự khác biệt tiềm ẩn giữa lợi ích của ban
quản lý và của cổ đông dẫn đến việc đầu tư quá mức khi tiền mặt tự do
sẵn có
Tâm lý quá tự tin trong quản lý

Sự đánh giá thấp sự bất ổn của dòng tiền:Nhà quản lý tự tin thì đánh
giá thấp sự bất ổn của dòng tiền của doanh nghiệp. Lãi suất chiết
khấu thấp: Những nhà quản lý quá tự tin sử dụng suất chiết khấu
thấp hơn những nhà quản trị không bị lệch lạc sử dụng.

Thâu tóm và sáp nhập: hai động lực xung đột là đánh giá cao mức
sự hiệp lực và khả năng giải quyết vấn đề và công ty đang được
định dưới giá. Tâm lý quá lạc quan dẫn đến nhiều vụ sáp nhập hơn
là không rõ ràng
17

Khởi nghiệp: Những nhà cung cấp vốn mạo hiểm với sự thành thạo
của họ trong lĩnh vực nhận dạng các cơ hội sinh lợi cũng bị phụ
thuộc vào tâm lý quá tự tin.

Quyết định tài trợ của nhà quản lý quá tự tin: quá tự tin được xác
định như một lệch lạc trong niềm tin về giá trị của dự án trong tình
huống xấu, trong khi giá trị kỳ vọng tương lai vẫn không đổi để loại
bỏ sự lạc quan.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Bài viết của Mr. Albert Phung tại
/>• Luận văn Thac sĩ của bà Lê Thị Ngoc Lan
• Bài viết của Duong Thanh Nhan tại scue.vn
• Sách Tài chình hành vi- Nhà đầu tư, doanh nghiệp và thị trường
• Thuyết hành vi trong quản lý và vận dụng vào các doanh nghiệp tại 123doc.vn
• 230 nghiên cứu về LT TCHV trên TTCK tại 123doc.vn

×