Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.21 KB, 4 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Kế toán là một công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế tài chính
không chỉ đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội mà cả trong
việc chỉ đạo điều hành, kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu
tài chính của các cơ quan quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Cùng với xu thế hội nhập, mở cửa của nền kinh tế, đặc biệt là sau khi
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới WTO, công ty TNHH nhà
nước 1 thành viên Cơ khí Hà Nội cũng đã không ngừng học hỏi, mở rộng sản
xuất, tìm kiếm bạn hàng từ nhiều nước. Qua đó làm tăng doanh thu của đơn
vị, hoàn thiện, nâng cao tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán để làm việc
ngày càng hiệu quả hơn.
Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân cùng với
thời gian thực tập tại Công ty TNHH 1 thành viên Cơ khí Hà Nội, em đã nhận
thấy tầm quan trọng của công tác kế toán cũng như phương pháp tính giá
thành sản phẩm
Nhờ những kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học cộng với sự
giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang và các anh chị
trong phòng tài chính - kế toán của Công ty, em đã hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp của mình với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà
Nội”. Bài viết của em chia thành 3 chương chính:
Chương 1:Tổng quan về công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Cơ khí
Hà Nội
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Cơ khí Hà Nội
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Cơ khí Hà Nội
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN CƠ
KHÍ HÀ NỘI
1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Cơ khí Hà Nội
Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Cơ khí Hà Nội có tên giao dịch
là Hanoi Mechanical Company ( viết tắt là HAMECO)
Là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Máy và thiết bị Công
nghiệp, Bộ Công nghiệp. Công ty được thành lập ngày 12/04/1958
Địa chỉ: Số 74 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.8584349, 04.8584475
Fax: 04.8583268
Email:
Website: WWW.HAMECO.COM
Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội là công ty sản
xuất cơ khí lớn nhất ở nước ta. Từ khi đi vào sản xuất công ty đã cho ra đời
nhiều loại sản phẩm là các máy công cụ, các loại phụ tùng, các loại thiết bị
cho các nghành như thiết bị cho nhà máy Mía đường, thiết bị cho ngành Xi
măng, thiết bị cho ngành Thủy điện, thiết bị cho ngành Giao thông, bơm nước
cỡ lớn…
1.1.2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Ngày 26/11/1955, nhà nước đã có quyết định cho phép xây dựng một
nhà máy cơ khí có qui mô lớn nhất và công nghệ hiện đại nhất ở Việt Nam.
Công trình này do Liên Xô tài trợ, xây dựng và thiết kế nhằm thiết kế các loại
máy công cụ phục vụ cho sản xuất toàn quốc.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nhà máy nằm trên trục đường Nguyễn Trãi, cạnh đường Láng. Vì thế
có một vị thế thương mại độc đáo. Tổng diện tích của công ty là 127.976 m

2
.
Số lượng lao động hiện có là 1050 người.
Các giai đoạn hình thành và phát triển của công ty gồm:
-Từ năm 1958-1965: Ngày 12/4/1958, qua hơn 2 năm xây dựng, Nhà
máy đã được khánh thành và bàn giao cho Bộ Công nghiệp với tên gọi ban
đầu là “ Nhà máy cơ khí Hà Nội”. Sau khi nhà máy được bàn giao, quá trình
bàn giao công nghệ đã hoàn thành, các chuyên gia Liên Xô rút về nước. Cán
bộ công nhân viên hết sức bỡ ngỡ vì đứng trước nhà máy có qui mô lớn và
công nghệ hiện đại, đa số cán bộ quản lý là công nhân chuyển nghành, chưa
qua đào tạo thực tiễn. Vì vậy trình độ hiểu biết về công nghệ còn lạc hậu. Từ
đó việc tổ chức sản xuất ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Nhưng với
tinh thần quyết tâm vừa học, vừa làm, hăng say sản xuất, Nhà máy đã thực
hiện được kế hoạch và nhiệm vụ đề ra, đồng thời vinh dự được đón Bác Hồ
tới thăm.
Giai đoạn 1966-1975: Là giai đoạn Nhà máy vừa sản xuất, vừa chiến
đấu,ngoài chế tạo máy móc còn chế tạo ống phóng hỏa tiễn C36 phục vụ
chiến trường.
Giai đoạn 1976-1985: Thời kì khôi phục nền kinh tế nghèo nàn, kiệt
quệ sau chiến tranh. Vì vậy nhiệm vụ nhà máy là mở rộng qui mô sản xuất,
đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật,
nâng cao năng suất lao động
Kết quả sản lượng Nhà máy tăng cao rõ rệt. Bên cạnh đó Nhà máy còn
nghiên cứu và chế tạo thành công các loại máy như máy khoan cần K550,
máy tiện T6 M20, máy mài M130.
Giai đoạn 1986-1989: Là thời kì đổi mới từ nền sản xuất kế hoạch hóa
quan liêu bao cấp sang nền sản xuất kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368

nước. Vì vậy Nhà máy đã tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý và lao động, đào
tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ quản lý, tay nghề. Đồng thời chỉnh
sửa, hoàn thiện các cơ chế quản lý mới cho phù hợp để thúc đẩy phát triển sản
xuất và kinh doanh. Kết quả sản xuất tăng trưởng hằng năm là 24.45%, đã
được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 2.
Giai đoạn 1990-1994: Thời kì nền kinh tế thị trường tác động tới sản
xuất kinh doanh của Nhà máy. Trên thị trường có nhiều loại máy móc, thiết bị
có chức năng nhiều hơn, chất lượng cao hơn được nhập khẩu, kể các loại máy
móc dạng “ Second hand” có giá cả rất cạnh tranh xuất hiện. Đồng thời các
nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư liên doanh sản xuất ở Việt Nam các mặt hàng
cạnh tranh với Nhà máy. Đứng trước tình hình trên, Nhà máy phải thực hiện
hàng loạt các biện pháp mạnh mẽ và kiên quyết như chính sách cải cách hành
chính, chính sách cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công tác quản lý, sắp xếp
lại bộ máy quản lý và lao động theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, hiệu quả. Tất
cả vì mục tiêu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng hóa sản
phẩm.
Từ đó kết quả sản xuất vẫn giữ vững và đều tăng trưởng qua các năm,
sản phẩm của nhà máy giữ vững được uy tín với khách hàng. Ngày
22/5/1993, Bộ công nghiệp đã quyết định đổi tên “Nhà máy cơ khí Hà Nội”
thành “Nhà máy chế tạo công cụ số 1”.
Năm 1995-1999: Ngày 30/10/1995, Bộ công nghiệp đã quyết định đổi
tên “Nhà máy chế tạo công cụ số 1” thành “Công ty Cơ khí Hà Nội”. Đây là
thời kì công ty tích cực tìm kiếm thị trường, đổi mới chính sách Marketing và
tìm đối tác để liên doanh, liên kết. Năm 1998, công ty đã vay nhà nước 159 tỷ
đồng để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị sản xuất, nhằm
mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức mạnh cạnh tranh và
mở rộng thị trường.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4

×