Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.14 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


ĐINH THỊ LAN HƯƠNG


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỨC VÂN – HUYỆN
NGÂN SƠN – TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2011 – 2013”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý Tài Nguyên
Khóa học : 2010 – 2014
Người hướng dẫn : Th.S. Vương Vân Huyền





Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN


Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Quản lý Tài nguyên, em đã về thực tập tốt nghiệp tại Uỷ ban nhân dân xã Đức
Vân - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn. Đến nay em đã hoàn thành quá trình
thực tập tốt nghiệp và khoá luận tốt nghiệp của mình.
Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin cảm ơn cô giáo Th.s Vương Vân
Huyền giảng viên khoa Quản lý Tài nguyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
Khoa Quản lý Tài nguyên, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã truyền
đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và
rèn luyện tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ địa chính, các cán bộ, nhân viên đang
công tác tại UBND xã Đức Vân đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập
tốt nghiệp.
Em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở
bên cạnh động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập và thời gian em
thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, em đã cố gắng hết mình
nhưng do kinh nghiệm còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên bài khóa luận
tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để bài khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 24 tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Đinh Thị Lan Hương


DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 4.1. Tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người 23
Bảng 4.2. Chuyển dịch tỷ trọng theo cơ cấu kinh tế qua các năm 24
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất xã Đức Vân năm 2013 30
Bảng 4.4. Tổng hợp các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của xã
Đức Vân giai đoạn 2011 - 2013 33
Bảng 4.5. Tình hình tranh chấp về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân giai đoạn
2011 - 2013 34
Bảng 4.6. Tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân giai đoạn
2011 - 2013 36
Bảng 4.7. Tình hình tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân giai đoạn 2011
- 2013 37
Bảng 4.8. Kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân
giai đoạn 2011 - 2013 38
Bảng 4.9. Kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân
theo đơn vị hành chính 39
Bảng 4.10. Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân
giai đoạn 2011 - 2013 40
Bảng 4.11. Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân
theo đơn vị hành chính 40
Bảng 4.12. Kết quả giải quyết tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân giai
đoạn 2011 - 2013 41
Bảng 4.13. Kết quả giải quyết tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân theo
đơn vị hành chính 42
Bảng 4.14. Tổng hợp tình hình và kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân giai đoạn 2011 - 2013 43
Bảng 4.15. Kết quả phỏng vấn người dân về nguyên nhân tranh chấp 44
Bảng 4.16. Kết quả phỏng vấn người dân về nguyên nhân khiếu nại 45
Bảng 4.17. Kết quả phỏng vấn người dân về nguyên nhân tố cáo 46




DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.1. Tổng hợp đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa
bàn xã Đức Vân giai đoạn 2011 - 2013 33
Hình 4.2. Tình hình tranh chấp về đất đai theo nội dung tranh chấp trên địa
bàn xã Đức Vân giai đoạn 2011 - 2013 35
Hình 4.3. Tình hình khiếu nại về đất đai theo nội dung khiếu nại trên địa bàn
xã Đức Vân giai đoạn 2011 - 2013 36
Hình 4.4. Tình hình tố cáo về đất đai theo nội dung tố cáo trên địa bàn xã Đức
Vân giai đoạn 2011 - 2013 37




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT : Bộ Tài nguyên môi trường
BTP : Bộ Tư pháp
CP : Chính phủ
CT : Chỉ thị
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
GCNQSD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng
GPMB : Giải phóng mặt bằng
GTVT : Giao thông vận tải
NĐ : Nghị định
QH : Quốc hội

QĐ : Quyết định
TTLT - BTP - TTCP : Thông tư liên tịch - Bộ Tư pháp - Thanh tra
Chính phủ
TTCP : Thanh tra Chính phủ
TB : Thông báo
TW : Trung ương
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
UBND : Ủy ban nhân dân





MỤC LỤC

Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 4
2.1.2. Cơ sở pháp lí của công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
đất đai 5
2.1.3. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giải

quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai 6
2.1.3.1. Tranh chấp về đất đai 6
2.1.3.2. Khiếu nại về đất đai 8
2.1.3.3. Tố cáo về đất đai 12
2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn và huyện Ngân Sơn 15
2.2.1. Ở tỉnh Bắc Kạn 15
2.2.2. Ở huyện Ngân Sơn 16
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17
3.3. Nội dung nghiên cứu 17
3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Đức Vân,
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 17
3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại xã Đức Vân, huyện Ngân
Sơn, tỉnh Bắc Kạn 17

3.3.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
trên địa bàn xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 -
2013 17
3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân 17
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu 17
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 17
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 18
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn,

tỉnh Bắc Kạn 19
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường
19
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 19
4.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 21
4.1.1.3. Cảnh quan môi trường 22
4.1.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và
cảnh quan môi trường 22
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 23
4.1.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội 23
4.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng 24
4.1.2.3. Tình hình phát triển xã hội 26
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn,
tỉnh Bắc Kạn 27
4.2.1. Công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Đức Vân 27
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Đức Vân năm 2013 29
4.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên
địa bàn xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013 31
4.3.1. Công tác tiếp nhận và phân loại đơn thư 31
4.3.2. Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai nói chung trên địa
bàn xã Đức Vân giai đoạn 2011 - 2013 32
4.3.2.1. Tình hình tranh chấp về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân 34

4.3.2.2. Tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân 35
4.3.2.3. Tình hình tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân 37
4.3.3. Đánh giá kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
trên địa bàn xã Đức Vân giai đoạn 2011 - 2013 38
4.3.3.1. Kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân
giai đoạn 2011 - 2013 38
4.3.3.2. Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân

giai đoạn 2011 - 2013 39
4.3.3.3. Kết quả giải quyết tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân giai
đoạn 2011 - 2013 41
4.3.4. Bảng tổng hợp chung tình hình và kết quả giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về đất đai toàn xã Đức Vân giai đoạn 2011 - 2013 42
4.3.5. Kết quả điều tra người dân về hoạt động tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân 44
4.3.5.1. Kết quả điều tra người dân về hoạt động tranh chấp về đất đai. 44
4.3.5.2. Kết quả điều tra người dân về hoạt động khiếu nại về đất đai 45
4.3.5.3. Kết quả điều tra người dân về hoạt động tố cáo về đất đai 46
4.3.5.4. Ý kiến của các ban ngành, cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ
sở có liên quan đến công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
đất đai 47
4.4. Những thuận lợi, khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân 48
4.4.1. Thuận lợi 48
4.4.2. Khó khăn 48
4.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân trong thời gian tới 49
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
5.1. Kết luận 51
5.2. Kiến nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53





1
PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Từ xưa đến nay, đất đai vẫn luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong các
hoạt động sống và sản xuất của con người. Sự tồn tại và phát triển của loài
người luôn gắn liền với đất đai. Khi xưa con người vì mở rộng hoặc bảo vệ
lãnh thổ mà gây ra nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu, còn ngày nay con người
lại vì lợi ích từ đất đai mà tranh giành lẫn nhau, thậm chí không tiếc trở mặt với
cả anh em trong nhà. Đất đai có vai trò quan trọng như vậy nhưng lại là tài
nguyên không tái tạo, hạn chế về số lượng và giới hạn về diện tích. Vì vậy
chúng ta phải quản lý và sử dụng đất đai sao cho hợp lý và có hiệu quả cao nhất.
Hiện nay, với nền kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa diễn
ra mạnh mẽ, dân số gia tăng cũng kéo theo nhu cầu sử dụng đất tăng lên.
Chính vì vậy, các vấn đề tiêu cực liên quan đến đất đai cũng ngày càng nhiều.
Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của đất đai, Đảng và Nhà nước ta đã
đưa ra nhiều chính sách pháp luật để quản lí chặt chẽ, khai thác có hiệu quả
quỹ đất. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn lại gặp phải rất nhiều khó khăn.
Do đất đai là tài sản có giá trị lớn, mà công tác quản lí về đất đai còn tồn tại
nhiều hạn chế và bất cập nên việc phát sinh tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về đất đai là điều không thể tránh được. Tình trạng này diễn ra trên tất cả
các địa phương trong cả nước. Việc giải quyết vấn đề này là rất trọng yếu, vì
nếu làm tốt sẽ củng cố thêm niềm tin cho người dân vào sự quản lí của Nhà
nước. Đồng thời ngăn chặn việc phát sinh thêm nhiều vụ việc mới, giảm
thiểu tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp do công tác giải quyết chưa đạt
được hiệu quả.
Xã Đức Vân là một xã miền núi thuộc huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đạt được
một số kết quả tích cực góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Song bên cạnh đó vẫn tồn tại những vấn đề gây ra tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo về đất đai làm ảnh hưởng đến ổn định chính trị, kìm hãm sự phát



2
triển đời sống xã hội nói chung. Do những vấn đề liên quan đến đất đai đều
rất nhạy cảm và phức tạp. Vậy nên, yêu cầu đặt ra là việc giải quyết các vụ
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai phải được thực hiện một cách chặt chẽ,
hợp tình hợp lí và giải quyết dứt điểm những vụ còn tồn đọng.
Từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Nhà trường,
Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ trực tiếp, tận tình của cô giáo, Th.S
Vương Vân Huyền - Giảng viên Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công
tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức
Vân - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu và đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
đất đai của xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013.
- Tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân trong thời gian tới.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững nội dung quản lý và sử dụng đất đai tại Luật Đất đai 2003,
các nội dung trong các văn bản pháp lí có liên quan đến công tác giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
- Các thông tin tài liệu, số liệu thu thập được phải trung thực, chính xác,
khách quan. Đánh giá đúng thực trạng, khoa học, thu được hiệu quả cao nhất.
- Các giải pháp đề xuất phải phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương, có tính khả thi, theo đúng quy định của pháp luật.
1.4. Ý nghĩa của đề tài

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp sinh viên chủ động làm quen với công việc, năng động và sáng
tạo, vận dụng lý thuyết đã được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn. Rèn
luyện kỹ năng thu thập, xử lý số liệu và viết báo cáo.


3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo về đất đai theo đúng pháp luật. Hạn chế thấp nhất các hành vi vi
phạm Luật Đất đai, phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đất đai hợp lí
trên địa bàn xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.













4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Cùng với lịch sử phát triển đất nước, công tác quản lý đất đai cũng dần
được đổi mới. Nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai được thể hiện
trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản này cũng
từng bước được hoàn thiện, từ chỗ chỉ là những văn bản dưới luật, có cả
những văn bản chỉ quy định tạm thời đến chỗ Nhà nước ban hành Luật Đất
đai 1987, rồi đến Luật Đất đai 1993 và đến nay đang áp dụng là Luật Đất đai
2003 (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)[7]. Sự ra đời và hoàn thiện dần của Luật
Đất đai nhằm kiểm soát và điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật đất đai, tránh
phát sinh thêm nhiều mâu thuẫn về đất đai thể hiện qua các vụ tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các mâu thuẫn nói trên có thể do lịch sử,
các chính sách, chế độ từ trước để lại. Tuy nhiên, sự quản lý của nhà nước về
đất đai của nước ta là theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật Đất đai 2003
ban hành kèm theo nhiều văn bản pháp lý bổ sung, hướng dẫn thi hành nên
đây là những văn kiện có tính chất pháp lý rất quan trọng nhằm quy định chế
độ quản lý và sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho
người sử dụng đất, cho những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản
lý và sử dụng đất diễn ra phù hợp hơn với quyền lợi hợp pháp của Nhà nước,
góp phần ổn định xã hội, tăng cường quan hệ sản xuất. Đồng thời tạo hành
lang pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai trong thời kỳ CNH - HĐH
hội nhập nền kinh tế thế giới của đất nước (Nguyễn Thị Lợi, 2007)[6]. Trong
những năm gần đây tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai diễn ra
ngày càng nhiều, nhiều vụ việc mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng dẫn đến
án mạng chết người khiến dư luận bức xúc. Do đó, việc đánh giá về công tác
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai để tìm ra những giải pháp
hiệu quả là một việc làm thiết thực hiện nay.
Trong quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng, không tránh khỏi
việc xảy ra những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt, đất đai là lĩnh vực



5
nhạy cảm, xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo hơn các lĩnh vực khác.
Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay của công tác quản lý đất đai là giải
quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Vì vậy, “ Giải quyết tranh chấp
về đất đai ” là nội dung đã được đề cập đến trong công tác quản lý nhà nước
về đất đai từ Quyết định số 201 - CP năm 1980. Trong quá trình phát triển, nó
được chỉnh sửa và bổ sung cho hoàn thiện hơn. Từ khi Luật Đất đai 1993 ra
đời đến nay, nội dung này được sửa, bổ sung thành “ Giải quyết tranh chấp về
đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử
dụng đất đai”. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai với ý nghĩa
là một nội dung của công tác quản lý nhà nước đối với đất đai, là hoạt động
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu
thuẫn trong nội bộ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia quan hệ đất
đai để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm phục hồi lại
các quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với
các hành vi vi phạm Luật Đất đai (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)[7].
2.1.2. Cơ sở pháp lí của công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
đất đai
- Luật Đất đai 2003;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng
dẫn thi hành luật Đất đai 2003;
- Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 181/2004/
NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ;
- Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo của Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 26/2004/QH11 ngày

15/06/2004;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo của Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 58/2005/QH11 ngày
29/11/2005;


6
- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/01/2006 của Chính phủ quy
định về chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo
và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
- Chỉ thị số 36/2004/CT-TTg ngày 27/10/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ
quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về quy
định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011;
- Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11/11/2011;
- Thông tư số 07/2011/TT-TTCP ngày 28/07/2011 của Thanh tra Chính
phủ về hướng dẫn quy trình tiếp công dân;
- Thông tư liên tịch số 10/2011/TTLT-BTP-TTCP của Bộ Tư pháp và
Thanh tra Chính phủ ngày 06/06/2011 về hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp
lí trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính;
- Quyết định số 114/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp ngày 08/06/2010 về việc
hướng dẫn chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, xử
lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.
2.1.3. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giải
quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
2.1.3.1 Tranh chấp về đất đai

* Khái niệm tranh chấp về đất đai: Theo quy định tại khoản 26 Điều 4
Luật Đất đai năm 2003 thì “ Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa
vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”
* Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai
Từ thực tế cho thấy các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai,
không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về tất cả các vấn đề trong quan hệ
pháp luật đất đai. Do đó, sẽ xuất hiện những ý kiến khác nhau, những mâu
thuẫn, bất đồng được nảy sinh ra bên ngoài và được thể hiện trên thực tế bằng
những hành động cụ thể. Vì vậy, Nhà nước đã có những cơ chế để giải quyết
khi phát sinh tranh chấp mà các tổ chức, cá nhân không tự giải quyết được.


7
theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-
CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, thì việc
giải quyết tranh chấp về đất đai được thực hiện theo hai cách: giải quyết tại
các cơ quan hành chính Nhà nước và giải quyết tại Tòa án. Cụ thể là:
Theo quy định tại Điều 136 - Luật Đất đai 2003 thì tranh chấp đất đai đã
được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương
sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có GCNQSD đất
hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50
của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân
giải quyết;
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có GCNQSD
đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5
Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:
+ Trường hợp Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với
quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
+ Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết
định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ TN&MT; quyết định
của Bộ trưởng Bộ TN&MT là quyết định giải quyết cuối cùng.
Theo Điều 160 - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của
Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 chỉ rõ thẩm quyền giải
quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ
về quyền sử dụng đất được quy định như sau:
- Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết
tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của cơ quan hành chính
nêu trên thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất
đai đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quyết định


8
giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là
quyết định giải quyết cuối cùng.
- Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết tranh
chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chức, cơ
sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá
nhân nước ngoài với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Trường hợp
không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết
tranh chấp đất đai đến Bộ TN&MT. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
của Bộ trưởng Bộ TN&MT là quyết định giải quyết cuối cùng.
* Trình tự giải quyết tranh chấp

Quá trình giải quyết tranh chấp đất đai thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ của các bên có tranh chấp.
Bước 2: Tổ chức điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
có liên quan.
Bước 3: Tổ chức hội nghị giải quyết tranh chấp đất đai.
Bước 4: Ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.
Bước 5: Tổ chức thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp.
2.1.3.2. Khiếu nại về đất đai
Theo Khoản 1 - Điều 2 - Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:
“Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức
theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan
hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
nhà nước hoặc quyết định kỉ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng
quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp của mình”.
Từ khái niệm chung về khiếu nại, chúng ta có thể suy ra: “Khiếu nại về
đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức yêu cầu các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích của mình do những quyết
định hành chính hoặc hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai gây ra.”



9
* Chủ thể khiếu nại
Là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức.
* Đối tượng khiếu nại
Là các quyết định hành chính hoặc các hành vi hành chính. Các quyết
định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại (Điều 162 Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất

đai 2003):
- Quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại bao gồm:
+ Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
+ Cấp hoặc thu hồi GCNQSD đất;
+ Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất;
- Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của
cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định
như đã nói ở trên.
Theo Điều 12 của Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:
* Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
- Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của mình
để khiếu nại.
- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về
chứng cứ đó.
- Nhận văn bản trả lời về việc thụ lí giải quyết khiếu nại, nhận quyết
định giải quyết khiếu nại.
- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy
định của Luật tố tụng hành chính.
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Rút khiếu nại.
- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.
- Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp
lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải


10
quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và

việc cung cấp thông tin, tài liệu đó.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu
lực pháp luật.
Theo Điều 13 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:
* Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
- Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi
hành chính bị khiếu nại.
- Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải
trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm
tra, xác minh yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu.
- Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành
chính bị khiếu nại.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu
lực pháp luật.
- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành
chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước.
* Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai


Đối với cơ quan quản lý hành chính Trung ương.
- Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
của mình; của cán bộ công chức do mình trực tiếp quản lý.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền:
+ Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình, của cán bộ công chức do mình trực tiếp quản lý.
+ Giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, cơ quan thuộc

Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhưng vẫn còn khiếu nại.
+ Giải quyết khiếu nại có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước
của Bộ, ngành mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc Sở hoặc cấp tương
đương thuộc UBND cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng vẫn còn khiếu nại.


11
- Chánh thanh tra Bộ hoặc cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xác
minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ
trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
- Tổng thanh tra có thẩm quyền: giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại; giúp Thủ
tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
- Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau:
+ Giải quyết những tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa
các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh.
+ Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra về việc giải quyết khiếu nại
thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ.
+ Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và UBND các cấp.
 Đối với các cơ quan quản lý hành chính cấp tỉnh, cấp huyện
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật
cán bộ công chức của mình.
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch
UBND cấp dưới trực tiếp, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cùng cấp đã giải
quyết nhưng còn khiếu nại tiếp.
- Thủ trưởng cơ quan trực thuộc UBND cùng cấp có thẩm quyền giải

quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quy
định kỷ luật cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại
do thủ trưởng cơ quan trực thuộc đã giải quyết nhưng vẫn còn khiếu nại.
- Chánh thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền:
+ Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm
quyền giải quyết của chủ tịch UBND cùng cấp.
+ Giải quyết khiếu nại do Chủ tịch UBND cùng cấp ủy quyền theo quy
định của Chính phủ.


12
 Đối với cơ quan quản lý hành chính cấp xã
Chủ tịch UBND xã có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ do mình
quản lý.
* Trình tự giải quyết khiếu nại
Trình tự giải quyết khiếu nại bao gồm 4 bước:
Bước 1: Thụ lý giải quyết khiếu nại.
Bước 2: Xác minh nội dung khiếu nại.
Bước 3: Ra quyết định và công bố quyết định giải quyết khiếu nại.
Bước 4: Thi hành quyết định và hoàn chỉnh hồ sơ vụ việc.
2.1.3.3. Tố cáo về đất đai
Theo Khoản 1 - Điều 2 - Luật tố cáo năm 2011 quy định:
“Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật
của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức.”
Từ khái niệm chung về tố cáo, chúng ta có thể suy ra: “Tố cáo về đất đai
là việc công dân báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biết về các hành

vi vi phạm pháp luật đất đai của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.”
* Chủ thể của tố cáo
Là mọi công dân.
* Đối tượng của tố cáo
Là các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức,
cá nhân như:
- Hủy hoại đất bằng các chất thải độc hại.
- Sử dụng đất sai mục đích.
- Lấn chiếm đất đai.
- Chuyển quyền sử dụng đất sai nguyên tắc, giao đất không đúng
thẩm quyền.


13
- Cản trở việc sử dụng đất của người liền kề.
* Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền.
- Được yêu cầu giữ kín bí mật tên, địa chỉ và bút tích của mình.
- Có quyền yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập,
trả thù.
- Người tố cáo phải trình bày trung thực về nội dung tố cáo.
- Phải nêu rõ họ tên và địa chỉ của mình.
- Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thực.
* Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
- Được thông báo về nội dung tố cáo.

- Có quyền đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không
đúng sự thật.
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; được phục hồi
danh dự; được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo sai sự thực.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo
sai sự thực.
- Giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan
khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo.
- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của
mình gây ra.
* Thẩm quyền giải quyết tố cáo về đất đai
Thẩm quyền giải quyết tố cáo về đất đai được phân định theo các cấp
quản lý, cụ thể theo Điều 39, 62, 63 của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998:
- Chủ tịch UBND xã giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật
của những người mình trực tiếp quản lý.
- Chủ tịch UBND huyện giải quyết tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật
của Chủ tịch UBND xã, Phó chủ tịch UBND xã, trưởng phòng, phó phòng
thuộc UBND huyện, những người mình trực tiếp quản lý.


14
- Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm đối với những người mình bổ
nhiệm và quản lý trực tiếp như: Giám đốc Sở, Phó giám đốc Sở, Chủ tịch
UBND huyện, Phó chủ tịch UBND huyện.
- Giám đốc Sở giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng
phòng, Phó phòng thuộc Sở và những người khác do mình bổ nhiệm và quản
lý trực tiếp.
- Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền xác minh, kết luận nội dung tố
cáo, kiến nghị biện pháp xử lý, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ

trưởng cơ quan cùng cấp khi được giao. Ngoài ra, Chánh thanh tra còn xem
xét kết luận nội dung tố cáo mà thủ trưởng cơ quan cấp dưới trực tiếp của thủ
trưởng cơ quan cùng cấp đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải
quyết tố cáo, hành vi vi phạm pháp luật của người đứng đầu; cấp phó của
người đứng đầu; các cơ quan đơn vị, cơ quan thuộc Bộ; cơ quan thuộc Chính
phủ và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
- Tổng thanh tra có quyền xác minh, kết luận nội dung tố cáo; kiến nghị
biện pháp xử lý đối với tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ khi
được giao. Ngoài ra, Tổng thanh tra còn xem xét, kết luận về nội dung tố cáo
mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh đã
giải quyết nhưng vi phạm pháp luật.
- Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh và
những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
*Trình tự giải quyết tố cáo
Thủ tục giải quyết tố cáo gồm 5 bước:
Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo.
Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo.
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo.
Bước 4: Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Bước 5: Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi
phạm bị tố cáo.


15
2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn và huyện Ngân Sơn
2.2.1. Ở tỉnh Bắc Kạn

Từ khi Bộ Chính trị ban hành Thông báo số 130-TB/TW, cấp ủy, Chính
quyền các cấp trên địa bàn tỉnh xác định công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài của địa
phương. Vì vậy Tỉnh ủy Bắc Kạn đã tập trung chỉ đạo, phát huy sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị đối với công tác này; đồng thời giải quyết
các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh, quan tâm rà soát, nghiên cứu giải
quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, không để tồn đọng, kéo dài.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo
được quan tâm chỉ đạo thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú góp
phần nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ và nhân dân. Công tác hòa giải
được các cấp, các ngành quan tâm, hiện nay tỉnh Bắc Kạn có 1.421 tổ hòa
giải/1.421 thôn, bản, tổ phố với 6.509 hòa giải viên. Trong quá trình hòa giải,
các hòa giải viên đã lồng ghép thêm tuyên truyền, giải thích chính sách, pháp
luật của Nhà nước cho bà con nhân dân góp phần hạn chế thấp nhất số đơn
thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài.
Trong 5 năm, từ năm 2008 các cơ quan hành chính Nhà nước tiếp 4.999
lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ảnh, nội dung chủ yếu liên
quan đến đất đai (chiếm trên 70%). Tiếp nhận, xử lý 3.878 đơn thư, trong đó
1.269 đơn khiếu nại, 795 đơn tố cáo và 1.814 đơn kiến nghị, đề nghị. Qua
phân loại, xử lý có 717 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Các cơ
quan tư pháp thụ lý, giải quyết 193 đơn khiếu nại, tố cáo. Qua xác minh có 57
đơn khiếu nại đúng, 08 đơn khiếu nại, tố cáo có phần đúng, 127 đơn khiếu nại,
tố cáo sai. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức tiếp 230 lượt công
dân đến gửi đơn và phản ánh, kiến nghị; tiếp nhận và xử lý 472 đơn thư của
công dân. Phối hợp với các Ban Hội đồng nhân dân tiến hành 05 cuộc giám
sát và 28 cuộc khảo sát theo nội dung đơn, thư của công dân. Qua đó, nhiều
vụ việc đã được giải quyết dứt điểm, hợp tình, hợp lý, được người dân đồng
tình và đánh giá cao, điển hình như tranh chấp đất đai ở huyện Ba Bể, Na Rì.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên luôn quan tâm đổi mới,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát trách nhiệm của các cơ quan, tổ



16
chức, cá nhân trong tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ban Thường
trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh thường xuyên cử cán bộ tham gia với
Đoàn đại biểu Quốc hội, tham gia phối hợp với chính quyền giải quyết 03 vụ
khiếu kiện về đất đai tồn đọng phức tạp, kéo dài. Trong đó có 02 vụ đã giải
quyết dứt điểm, 01 vụ đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng tham
mưu cho UBND tỉnh xem xét giải quyết.
2.2.2. Ở huyện Ngân Sơn
Tổng hợp đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của Phòng
TN&MT thuộc UBND huyện từ năm 2011 đến hết năm 2013, đã tiếp nhận 72
đơn về đất đai, cụ thể:
- Năm 2011: có 24 đơn thư, trong đó:
+ Tố cáo: 02 đơn, đã giải quyết xong
+ Khiếu nại: 04 đơn, đã giải quyết xong
+ Tranh chấp: 18 đơn, đã giải quyết xong 16 đơn, còn 02 đơn chuyển
đến Tòa án nhân dân huyện giải quyết theo thẩm quyền.
- Năm 2012: có 20 đơn thư, trong đó:
+ Tố cáo: 0 đơn
+ Khiếu nại: 02 đơn, trong đó 01 đơn đã giải quyết xong, 01 đơn
chuyển lên cấp Tỉnh giải quyết theo thẩm quyền (khiếu nại của cá nhân với
tổ chức)
+ Tranh chấp: 18 đơn, đã giải quyết xong theo thẩm quyền.
- Năm 2013: có 28 đơn thư, trong đó:
+ Tố cáo: 2 đơn, đã giải quyết xong
+ Khiếu nại: 1 đơn, đã giải quyết xong
+ Tranh chấp: 25 đơn, đã giải quyết xong 16 đơn, 5 đơn chuyển Tòa án
nhân dân huyện giải quyết theo thẩm quyền, còn 4 đơn gửi về cơ sở xã giải
quyết theo thẩm quyền.









17
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chủ thể quản lý và sử dụng đất, các vụ tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai giai đoạn 2011 - 2013.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về đất đai giai đoạn 2011 - 2013 trên địa bàn xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn,
tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: UBND xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
- Thời gian: Từ 20/01/2014 - 30/04/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Đức Vân,
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại xã Đức Vân, huyện Ngân
Sơn, tỉnh Bắc Kạn
3.3.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
trên địa bàn xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 -
2013
3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu

nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Đức Vân
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
+ Thu thập điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã tại UBND xã.
+ Thu thập số liệu thống kê các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất
đai trên địa bàn xã tại UBND xã.
+ Tổng hợp đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai qua sổ
theo dõi đơn thư của bộ phận một cửa.

×