Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Tình hình bệnh phân trắng trên đàn lợn con dưới một tháng tuổi tại xã Châu Khê - huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An và Nghệ An.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 59 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
_____

_____





TRẦN THỊ THANH TRẦM


Tên chuyên đề:
“TÌNH HÌNH BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN ĐÀN LỢN CON DƯỚI
MỘT THÁNG TUỔI TẠI XÃ CHÂU KHÊ, HUYỆN CON CUÔNG,
TỈNH NGHỆ AN VÀ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ”


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Sư phạm kỹ thuật
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Lớp : K9-LTSPKT
Khóa học : 2013- 2015







Thái Nguyên, 2014




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
_____

_____





TRẦN THỊ THANH TRẦM


Tên chuyên đề:
“TÌNH HÌNH BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN ĐÀN LỢN CON DƯỚI
MỘT THÁNG TUỔI TẠI XÃ CHÂU KHÊ, HUYỆN CON CUÔNG,
TỈNH NGHỆ AN VÀ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ”



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo :

Liên thông chính quy
Chuyên ngành :

Sư phạm kỹ thuật
Khoa :

Chăn nuôi Thú y
Lớp :

K9 – SPKT
Khóa học :

2013- 2015
Giảng viên hướng dẫn :

TS. Nguyễn Văn Quang


Thái Nguyên, 2014


LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập lý thuyết tại trường và sau hơn 2 tháng thực tập tốt
nghiệp tại xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, với sự cố gắng của
bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi - Thú

y, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Quang đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám
hiệu trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn
nuôi - Thú y, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và dìu dắt em trong
suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo xã cùng toàn thể cán bộ xã
Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình thực tập tại xã.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn
Văn Quang đã quan tâm giúp đỡ em nhiệt tình trong suốt quá trình thực tập
cũng như hoàn thành chuyên đề thực tốt nghiệp.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, người
thân đã động viên tạo mọi điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt
thời gian em học tập và trong thời gian thực tập vừa qua.
Nghệ An, ngày 0 8 tháng 9 năm 2014
Sinh viên


Trần Thị Thanh Trầm



DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT


CS Cộng sự
LMLM Lở mồm long móng
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TT Thể trọng






















MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Sự cần thiết để tiến hành chuyên đề 1
1.3. Điều kiện để tiến hành chuyên đề 2
1.3.1. Điều kiện bản thân 2
1.3.2. Điều kiện của cơ sở 2
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên 2

1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 4
1.3.3.1. Tình hình xã hội 4
1.3.3.2. Văn hóa xã hội, y tế, giáo dục và một số ngành nghề khác. 5
1.3.4. Tình hình sản xuất 6
1.3.4.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt 6
1.3.4.2. Ngành chăn nuôi 8
1.3.4.3. Công tác thú y 9
1.3.5. Nhận xét chung 10
1.4. Mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chuyên đề 11
1.5. Tổng quan tài liệu 12
1.5.1. Cơ sở khoa học của chuyên đề 12
1.5.1.1. Đặc điểm của lợn con theo mẹ 12
1.5.1.2. Những hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con 15
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 26
1.5.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 26
1.5.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 27
Phần 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 30
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian thực hiện 30
2.2. Nội dung thực hiện 30


2.3. Các chỉ tiêu theo dõi 30
2.4. Phương pháp thực hiện 30
2.5. Một số công thức tính toán 31
Phần 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Công tác phục vụ sản xuất 32
3.1.1. Công tác chăn nuôi 32
3.1.2. Công tác thú y 32
3.1.2.1. Công tác tiêm phòng 32

3.1.2.2. Công tác chẩn đoán và điều trị 33
3.1.3. Công tác khác 35
3.2. Kết quả thực hiện chuyên đề 37
3.2.1. Tình hình mắc bệnh phân trắng ở lợn con dưới một tháng tuổi tại xã
Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An 37
3.2.2. Tình hình bệnh phân trắng trên đàn lợn con dưới một tháng tuổi tại xã
Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. 39
3.2.3. Tình hình bệnh phân trắng trên đàn lợn con qua các tháng tại xã Châu
Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. 40
3.2.4. Tình hình lợn con chết do mắc bệnh phân trắng tại xã Châu Khê, huyện
Con Cuông, tỉnh Nghệ An 41
3.2.5. Biểu hiện lâm sàng bệnh phân trắng lợn con 42
3.2.6. Hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng hai loại thuốc
Norfloxacin 5% và Colistin 42
Phần 4: KẾT LẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 44
4.1. Kết luận 44
4.2. Tồn tại 44
4.3. Đề nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46




LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập lý thuyết tại trường và sau hơn 2 tháng thực tập tốt
nghiệp tại xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, với sự cố gắng của
bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi - Thú
y, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Quang đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.

Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám
hiệu trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn
nuôi - Thú y, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và dìu dắt em trong
suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo xã cùng toàn thể cán bộ xã
Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình thực tập tại xã.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn
Văn Quang đã quan tâm giúp đỡ em nhiệt tình trong suốt quá trình thực tập
cũng như hoàn thành chuyên đề thực tốt nghiệp.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, người
thân đã động viên tạo mọi điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt
thời gian em học tập và trong thời gian thực tập vừa qua.
Nghệ An, ngày 0 8 tháng 9 năm 2014
Sinh viên


Trần Thị Thanh Trầm



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Lợn bị bại liệt
48
Hình 2: Gà bị hen 48
Hình 3: Lợn bị sưng phù đầu 48
Hình 4: Lợn bị viêm da 49
Hình 5: Những triệu chứng của bệnh phân trắng lợn con 50



1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi đã và đang phát triển một
cách mạnh mẽ ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Việc phát triển này được
thể hiện ở số lượng đàn gia súc, gia cầm hàng năm tăng lên đáng kể. Chất
lượng ngành chăn nuôi cũng được nâng lên, các giống gia súc ở nước ngoài
được nhập vào nước ta để cải tạo giống nuôi trong nước. Trong ngành chăn
nuôi thì chăn nuôi lợn phát triển hơn cả, ngày nay việc chăn nuôi lợn được
tập trung đầu tư cả về số lượng và chất lượng đàn, giống.
Song song với việc chăn nuôi phát triển thì dịch bệnh cũng nảy sinh
nhiều, một trong những dịch bệnh xảy ra là bệnh phân trắng lợn con. Bệnh
phân trắng là bệnh khá phổ biến, xuất hiện từ lâu trên thế giới và ở Việt Nam,
gây thiệt hại không nhỏ trong ngành chăn nuôi. Bệnh chủ yếu do nhóm vi
khuẩn đường ruột E.coli gây ra. Vi khuẩn E.coli tiết ra độc tố nhiễm vào máu
phá hủy nội mạc, thành mạch gây thẩm xuất, phù thũng làm cho lợn đi lại
chậm chạp, tiêu chảy, phân lỏng màu trắng, lợn mất nước nhiều do tiêu chảy,
khát nước dẫn đến rối loạn hấp thu và trao đổi chất trong cơ thể, làm lợn gầy
yếu hốc hác. Nếu không tác động kịp thời tỷ lệ chết cao, gây thiệt hại lớn, bởi
vậy việc nghiên cứu để tìm ra biện pháp phòng trị bệnh thích hợp để đạt hiệu
quả cao trong chăn nuôi lợn là một vấn đề được nhiều người quan tâm.
Xuất phát từ thực tế nói trên, em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Tình
hình bệnh phân trắng trên đàn lợn con dưới một tháng tuổi tại xã Châu Khê,
huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An và sử dụng thuốc điều trị”.
1.2. Sự cần thiết để tiến hành chuyên đề
- Nắm được tình hình dịch tễ của bệnh phân trắng ở lợn con, từ đó có


2

những biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả, làm giảm thiệt hại, nâng cao chất
lượng lợn giống, tăng hiệu quả chăn nuôi.
- Rèn luyện tay nghề, tác phong làm việc nghiêm túc, độc lập và sáng tạo.
- Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nâng cao năng suất đàn lợn, góp phần vào
sự phát triển chăn nuôi bền vững.
1.3. Điều kiện để tiến hành chuyên đề
1.3.1. Điều kiện bản thân
Trong thời gian học tập tại trường, em đã được học các môn cơ sở, các
môn học về chuyên ngành, với khối kiến thức đó, em có thể thử nghiệm trong
thực tế sản xuất. Cùng với sự chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn
Văn Quang, cùng với sự giúp đỡ của cơ sở thực tập, là cơ hội tốt để em vận
dụng kiến thức đã được trang bị vào thực tiễn sản xuất, góp phần tích cực vào
phát triển chăn nuôi ở địa phương.
1.3.2. Điều kiện của cơ sở
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Châu Khê là một xã miền núi thuộc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An ,
nằm trên quốc lộ 7, cách thành phố Vinh 120km về phía Nam, tiếp giáp với các địa
phương sau:
- Phía Bắc giáp với xã Cam Lâm, huyện Con Cuông.
- Phía Nam giáp với nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Phía Đông giáp xã Cam Lâm, xã Chi Khê, Xã Yên Khê, xã Lục Dạ và
xã Môn Sơn huyện Con Cuông.
- Phía Tây giáp xã Lạng Khê, huyện Con Cuông, giáp với huyện Tương
Dương và Nước Lào.
* Điều kiện địa hình, đất đai
- Địa hình:


3

Địa hình xã Châu Khê tương đối phức tạp, là xã bán sơn địa có địa hình
lòng chảo cao dần về hai phía Đông Bắc và Tây Nam có các đỉnh núi cao bao
bọc xung quanh, cao nhất chưa đến 1000m, Thấp dần về phía Đông. Địa hình
bị chia cắt phức tạp tạo thành nhiều khe sâu và dốc lớn.
- Đất đai:
Xã Châu Khê có tổng diện tích đất tự nhiên là:

44.057,66 ha.
Trong đó:
STT

Loại đất ĐVT Diện tích Tỷ lệ
1 Đất nông nghiệp
H
a

42.
930
,
4
2

97,
44
%

2 Đất phi nông nghiệp

H
a

266
,
99

0,61
%

3 Đất chưa sử dụng
H
a

860,25

1,
95

%

( Nguồn: Do xã Châu Khê cung cấp, 2014)
Qua số liệu trên ta thấy, xã Châu Khê có diện tích khá lớn tạo điều kiện
cho phát triển chăn nuôi trồng trọt và lâm nghiệp.
* Điều kiện khí hậu, thủy văn
Châu Khê là một xã miền núi của huyện nên khí hậu cũng chịu ảnh
hưởng chung của tiểu khí hậu trong vùng. Qua tham khảo về khí tượng thủy
văn của xã diễn biến qua các tháng, thì xã Châu Khê nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa chia ra hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8, mùa
mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22
o
C, mùa hè có ngày lên tới 39 -
40
o
C tháng nóng nhất là tháng 7 và mùa rét có lúc nhiệt độ hạ xuống 5 - 8
o
C,
ẩm độ trung bình của xã là 80 % (biến động 45% - 80% ).
Lượng mưa trung bình ở xã Châu Khê từ 11.700mm /năm, lượng mưa
phân bố không đều trong năm:
- Mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80%-85% tổng lượng mưa
cả năm (tháng 8, 9 có lượng mưa lớn nhất: 220mm - 540mm/tháng).

4

- Mùa mưa chiếm 68% lượng mưa cả năm(tháng 6 và tháng 7 ít mưa
nhất: khoảng 24 - 25mm/tháng cho nên dẽ gây hạn).
* Điều kiện giao thông, thủy lợi
- Giao thông:
Do địa hình miền núi phức tạp nên việc phát triển giao thông và một số
xóm vùng sâu vùng xa rất khó khăn, phức tạp. Vào mùa mưa lũ gây ảnh
hưởng không nhỏ đến thông tin liên lạc, giao lưu văn hóa, mở mang dân trí,
nhất là đưa khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp.
Dọc trung tâm xã có đường quốc lộ 7 chạy qua nên những xóm nằm
dọc 2 bên trục đường có điều kiện phát triển hơn về mọi mặt.
- Thủy lợi:
Châu Khê có diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dụng tương
đối lớn 111,65 ha. Nguồn nước chủ yếu là do các khe suối, có suối lớn nhất là
suối Choăng có tổng chiều dài khoảng 35km. Ngoài ra còn có một số hệ thống

Khe suối như: Khe Nóng, Khe Bu, Khe Bát, Khe Luông…trên các khe suối
đã được xây dựng đập chứa nước phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt.
1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.3.1. Tình hình xã hội
Xã Châu Khê có 10 thôn bản gồm:
1. Khe Choăng 6. Bản Bủng
2. Nông Trang 7. Bản Xát
3. Bãi Gạo 8. Bản Diềm
4. Châu Sơn 9. Khe Nà
5. Châu Định 10. Khe Bu


5

*Về dân cư:
Theo số liệu thống kê, điều tra cơ bản thì toàn xã có 5.710 nhân khẩu,
1240 hộ(2014) cư trú tại 10 thôn bản.Trên địa bàn xã có 03 dân tộc anh em
sinh sống, với bản sắc dân tộc đa dạng, Kinh, Thái, Đan Lai.
Theo kết quả điều tra dân số, tổng số lao động toàn xã là 2.530 lao
động chiếm 44,30% tổng số dân của xã trong đó lao động nông nghiệp chiếm
86,56%, lao động ở đây mang tính chất thời vụ, lao động chủ yếu theo mùa vụ
do đó thu nhập của người dân chỉ đạt mức 5,5 triệu đồng/người/năm.
Do tính chất, vị trí địa lý nên sự phân bố dân cư trong xã không đồng
đều, các khu vực gần trung tâm xã dân cư sống tập trung hơn.
1.3.3.2. Văn hóa xã hội, y tế, giáo dục và một số ngành nghề khác.
* Về văn hóa:
Đời sống văn hóa hiện nay có mạng lưới thông tin từ huyện tới các xã,
từ xã tới các xóm, thông tin được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Mạng lưới bưu điện xã Châu Khê có bưu điện trung tâm đặt tại thôn
Khe Choăng là trung tâm của xã để phát hành báo chí, cung cấp dịch vụ bưu

chính công ích, cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế.
Mặt khác là xã có bề dày truyền thống về hoạt động văn hóa văn nghệ,
thể dục thể thao, trong những năm qua văn hóa văn nghệ được nhân dân ủng
hộ và tham gia tích cực. Phong trào xây dựng làng văn hóa và gia đình văn
hóa thường xuyên được quan tâm. Hiện nay xã có 0,43 ha đất văn hóa tại các
thôn bản trong xã.
* Về giáo dục:
Do tính chất của vị trí vùng miền núi, sự phát triển giao thông, thông
tin văn hóa, giáo dục không đồng đều nên trình độ dân trí ở các khu vực gần
trung tâm cao hơn vùng sâu vùng xa. Và trên địa bàn xã Châu Khê đã có 1
trường mầm non, 2 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở.

6

Những năm gần đây ngành giáo dục của xã nói riêng và của huyện Con
Cuông nói chung tiếp tục phát triển cả về số lượng, chất lượng dạy và học các
cấp học, bậc học, tỷ lệ huy động các cháu trong độ tuổi đến trường tăng, cơ sở
vật chất từng bước được đầu tư nâng cấp, từ đó hoàn thành phổ cập trung học
cơ sở.
* Về y tế:
Xã Châu Khê có một trạm y tế, cơ sở vật chất và phương tiện chữa
bệnh còn thiếu thốn, thuốc thang chỉ được phục vụ cho đau ốm nhẹ, việc
khám chữa bệnh cho nhân dân chủ yếu điều trị tại bệnh viện huyện. Bên cạnh
đó cũng có các chương trình y tế triển khai tới các thôn bản, nên phần nào đã
ngăn ngừa được các dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
* Về tập quán sản xuất:
Đa số các hộ nông dân xã Châu Khê vẫn sản xuất theo phương thức cổ
truyền trình độ thâm canh thấp ít có điều kiện tiếp xúc với trình độ khoa học
kỹ thuật. Hiện nay mới có một số gia đình đã áp dụng mô hình VAC vào sản
xuất bước đầu đạt kết quả tốt.

1.3.4. Tình hình sản xuất
1.3.4.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Trồng trọt là ngành sản xuất chính của nhân dân trong xã, với diện tích
đất đai và khí hậu phong phú là yếu tố cơ bản để xã phát triển ngành trồng
trọt. Với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành từ xã đến cơ sở, kết hợp
với các chính sách hỗ trợ các chỉ tiêu kế hoạch trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
* Cây lương thực:
Tổng sản lượng lương thực năm 2013 là 678,8 tấn đạt 51,2% kế hoạch.
- Lúa: 472,5 tấn
- Cây Ngô: 206,3 tấn

7

- Cây lạc: 28 tấn
Cây lúa là cây lương thực chính của xã với tổng diện tích là 90 ha đạt
năng suất 52, tạ /ha.
Cây màu chủ yếu là cây ngô với diện tích cả năm là 41,25 ha; có tổng
sản lượng 206,3 tấn, đạt năng suất 50 tạ /ha. Cây Lạc diện tích cả năm là 20
ha đạt năng suất 14 tạ /ha.
* Cây công nghiệp:
- Cây Mía: Cây Mía cũng là thế mạnh của xã, đem lại thu nhập chính
cho người dân ở một số thôn như: Nông Trang, Bãi Gạo.Tổng diện tích Mía
hiện có là 90 ha, năng suất đạt 700 tạ /ha, sản lượng đạt 6.300 tấn.
* Cây lâm nghiệp:
Là một xã miền núi Châu Khê có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn
(khoảng 42.563,81 ha), cây trồng chủ yếu là bạch đàn, keo, mỡ, quế,Xương
Lẻ và một số cây ăn quả. Những năm gần đây, nhờ chương trình PAM và 327
một số diện tích đất trống đồi trọc đã được tiến hành trồng rừng, nhưng lượng
lâm sản khai thác ngày càng lớn. Hiện nay rừng của xã Châu Khê có:

- Đất rừng sản xuất là 8.031,51 ha.
- Đất rừng phòng hộ là: 3.618,30 ha
- Đất rừng đặc dụng là: 30.910,80 ha.
Để tiếp tục phát triển rừng, ngoài việc khoanh môi trường bảo vệ rừng,
năm 2013 hạt kiểm lâm đã tiến hành phát động phong trào ươm cây giống lâm
nghiệp, mở các lớp tập huấn về kỹ thuật ươm và chăm sóc cây con cho
nhân dân.
Hiện nay, công tác trồng và quản lí rừng ngày càng được chú trọng.
Năm 2013 xã đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây, cấp 50 cây tầng cao gồm
các giống Lát, Xương lẻ, Xà Cừ 5000 cây keo cho các xóm để phục vụ
Tết trồng cây.

8

1.3.4.2. Ngành chăn nuôi
Châu Khê là xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển ngành
chăn nuôi lợn, trâu, bò
Ngành chăn nuôi của xã không ngừng phát triển qua các năm qua bởi:
- Có diện tích đất bãi tự nhiên khá rộng, có nguồn thức ăn phong phú.
- Dân số sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng nên sản phẩm phụ của
ngành trồng trọt tương đối lớn.
* Chăn nuôi lợn
Lợn là loài gia súc được chăn nuôi chính, tổng đàn lợn của xã năm
2013 là 3500 con. Tình hình chăn nuôi có sự phân hóa rõ rệt theo vùng.
- Công tác giống: Trạm thú y kết hợp với trạm khuyến nông của huyện,
nhận tinh lợn đực ngoại của trạm truyền giống gia súc Nghệ An về thụ tinh
nhân tạo cho đàn lợn nái Móng Cái, Lang Hồng tạo ra con lai lớn nhanh,
đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Thức ăn: Vùng gần trung tâm xã, nhân dân đã biết áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nên cho hiệu quả kinh tế cao hơn, còn các

xóm vùng sâu, vùng xa, do trình độ dân trí thấp chưa biết áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, chăn nuôi theo cách cổ truyền, tận dụng thức ăn có sẵn nên
hiệu quả chưa cao.

- Chăm sóc: Đa số là chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ, chưa có sự đầu tư
lớn về các mặt như: giống, thức ăn, chế độ chăm sóc
- Thú y: Xã luôn tổ chức hội nghị tăng cường công tác phòng, chống
dịch; phân công địa bàn phụ trách cho từng thành viên của xóm đồng thời
hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y, phòng
chống dịch bệnh.




DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT


CS Cộng sự
LMLM Lở mồm long móng
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TT Thể trọng





















10

diễn biến phức tạp, cũng như nhiều địa phương khác trong huyện, xã Châu
Khê đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động phòng chống dịch bệnh gia súc,
gia cầm.
Từ đầu năm đến nay, xã kết hợp với phòng NN&PTNT huyện Con
Cuông tích cực tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi trên địa bàn thực
hiện tốt các biện pháp vệ sinh, tiêu độc, phòng chống dịch bệnh động vật.
Bên cạnh đó, công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt I năm 2014 cũng
được Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật của địa phương quan tâm
thực hiện. Trong đợt này, xã đã cấp được gần 9 nghìn liều vắc xin cho các xóm
để tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm. Hầu hết các loại vắc xin này đều được
chỉ định vào việc phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn, tụ huyết trùng trâu bò,
cúm gia cầm. Thú y xã kết hợp với thú y viên của xóm tiến hành tiêm phòng tất
cả đàn trâu, bò, lợn, chó và đàn gia cầm ở các xóm trên địa bàn xã.
Với trâu, bò tiêm vắc xin tụ huyết trùng, lở mồm long móng
Với lợn tiêm vắc xin tụ dấu và dịch tả, lở mồm long móng
Với chó tiêm vắc xin phòng dại
1.3.5. Nhận xét chung

Trong quá trình thực tập tốt nghiệp ở địa phương, qua điều tra đánh giá
về điều kiện tự nhiên và đánh giá về kinh tế xã hội trong năm vừa qua, em thấy
có một số thuận lợi và khó khăn đối với việc thực tập của mình như sau:
• Thuận lợi:
Xã Châu Khê là một xã miền núi của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
có diện tích tương đối rộng, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Đất đai
phù hợp với nhiều cây trồng khác nhau, địa hình một số vùng có đồi núi thấp
thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu bò, dê
- Điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp cho sự phát triển nông nghiệp.

11

- Hệ thống thủy lợi tương đối tốt, đã đảm bảo nhu cầu về nước tưới cho
cả trồng trọt, chăn nuôi.
- Có đường giao thông quốc lộ 7 chạy dọc theo xã tương đối thuận lợi
cho giao lưu văn hóa và chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Hệ thống thú y cơ sở với những cán bộ đông đảo có trình độ khoa học
kỹ thuật, năng động, yêu nghề, nhiệt tình với công việc, đưa khoa học kỹ thuật
vào sản xuất đã góp phần phòng chống dịch bệnh giảm thiệt hại cho nhân dân
trong xã.
- Đặc biệt có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp phát triển, trong đó có ngành chăn nuôi thú y.
• Khó khăn:
- Nhận thức của người dân chưa thực sự đồng đều về công tác tuyên
truyền, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Việc vận chuyển, giết mổ gia súc ở một số nơi còn tùy tiện, nên việc
phát hiện và ngăn chặn dịch bệnh chưa được thực hiện triệt để.
- Công tác kiểm dịch chưa thường xuyên đúng định kỳ, trên thị trường
vẫn còn những sản phẩm chăn nuôi không đảm bảo, từ đó dễ lây lan dịch bệnh
từ nơi này sang nơi khác.

- Điều kiện kinh tế của các xóm và các hộ còn nghèo nên việc triển khai
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.
- Các trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn của thú y xã còn
thiếu thốn, nên công tác chẩn đoán và điều trị còn gặp nhiều hạn chế.
- Do địa hình phức tạp, dân sống không tập trung, điều này khó khăn cho
công tác phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
1.4. Mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chuyên đề
- Xác định tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng tại chăn nuôi hộ gia đình.
- Rèn luyện tay nghề từ thực tế sản xuất.

12

- Nâng cao những hiểu biết và kinh nghiệm thực hiện trong việc phòng
chữa bệnh phân trắng lợn con.
1.5. Tổng quan tài liệu
1.5.1. Cơ sở khoa học của chuyên đề
1.5.1.1. Đặc điểm của lợn con theo mẹ
* Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con
Lợn con từ khi sơ sinh có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh.
Qua nghiên cứu, thí nghiệm và thực tế cho thấy khối lượng con cai sữa 2
tháng tuổi gấp 12 – 14 lần so với khối lượng lợn con sơ sinh, nếu đem so sánh
với các loại gia súc khác thì tốc độ tăng trưởng của lợn con nhanh hơn như bê
nghé chỉ tăng 3 – 4 lần. So với lúc sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày
tuổi tăng 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng 5 – 6 lần.
Lợn con sau khi sinh, sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không
đồng đều qua các giai đoạn, sinh trưởng nhanh trong 21 ngày đầu sau đó
giảm, sự giảm tăng trưởng là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do
lượng sữa mẹ giảm và hàm lượng Hemoglobin trong máu của lợn con giảm.
Để hạn chế sự giảm tăng trưởng chúng ta cần tập ăn sớm cho lợn con và tiêm
bổ sung Dextran-Fe cho lợn con vào 3 ngày tuổi và 10 ngày tuổi.

Do khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh nên khả năng đồng hóa và
trao đổi chất của lợn diễn ra rất mạnh. Ở lợn con 21 ngày tuổi mỗi ngày có thể
tích lũy được 9 – 14 g protein/ 1kg khối lượng, nhưng lợn trưởng thành chỉ
tích lũy được 0,3 – 0,4 g protein/ 1kg khối lượng. Qua đó ta thấy cường độ
trao đổi chất ở lợn con và lợn trưởng thành chênh lệch nhau khá lớn. Mặt
khác ta biết lợn con trong giai đoạn này chỉ tích lũy nạc là chính, vì vậy tiêu
tốn ít thức ăn hơn so với lợn trưởng thành.



13

* Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa
Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn chỉnh,
các tuyến tiêu hóa phát triển chưa đồng bộ, dung tích của bộ máy tiêu hóa còn
nhỏ, thời kỳ bú sữa cơ quan phát triển hoàn thiện dần.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [7], dung tích bộ máy tiêu hóa tăng
nhanh trong 60 ngày đầu: dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần, lúc 20
ngày tuổi gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần so với lúc sơ sinh
(dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít). Dung tích ruột non lúc 10 ngày
tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 50
lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,12 lít). Còn dung tích ruột già lúc 60 ngày
tuổi tăng gấp 50 lần so với lúc sơ sinh. Sự tăng về kích thước cơ qua tiêu hóa
giúp lợn con tích lũy được nhiều thức ăn và tăng khả năng tiêu hóa các chất.
Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2005) [11], cho rằng: lợn con trước 1 tháng
tuổi, dịch vị không có HCl tự do, lúc này lượng axit tiết ra ít và nhanh chóng
kết hợp với dịch nhày, cũng do dich vị chưa có HCl tự do nên men pepsin
trong dạ dày lợn chưa có khả năng tiêu hóa portein của thức ăn. Vì HCl tự do
có tác dụng kích hoạt men pepsinnogen không hoạt động thành men pepsin
hoạt động và men này mới có khả năng tiêu hóa protein.

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [7], vì thiếu HCl tự do nên vi sinh
vật có điều kiện dễ dàng phát triển gây bệnh đường tiêu hóa, điển hình là bệnh
phân trắng lợn con, do đó để hạn chế bệnh đường tiêu hóa có thể kích thích
vách tế bào dạ dày tiết ra HCl tự do sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm
cho lợn con. Nếu tập ăn sớm cho lợn con vào lúc 5 - 7 ngày tuổi thì HCl tự do
có thể tiết ra từ 14 ngày tuổi.
Enzim trong dịch vị dạ dày lợn con đã có từ lúc mới đẻ, tuy nhiên lợn
trước 20 ngày tuổi không thấy khả năng tiêu hóa thực tế của dịch vị có enzim,
sự tiêu hao của dịch vị tăng theo tuổi một cách rõ rệt khi cho ăn các loại thức


MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Sự cần thiết để tiến hành chuyên đề 1
1.3. Điều kiện để tiến hành chuyên đề 2
1.3.1. Điều kiện bản thân 2
1.3.2. Điều kiện của cơ sở 2
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên 2
1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 4
1.3.3.1. Tình hình xã hội 4
1.3.3.2. Văn hóa xã hội, y tế, giáo dục và một số ngành nghề khác. 5
1.3.4. Tình hình sản xuất 6
1.3.4.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt 6
1.3.4.2. Ngành chăn nuôi 8
1.3.4.3. Công tác thú y 9
1.3.5. Nhận xét chung 10
1.4. Mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chuyên đề 11
1.5. Tổng quan tài liệu 12

1.5.1. Cơ sở khoa học của chuyên đề 12
1.5.1.1. Đặc điểm của lợn con theo mẹ 12
1.5.1.2. Những hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con 15
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 26
1.5.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 26
1.5.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 27
Phần 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 30
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian thực hiện 30
2.2. Nội dung thực hiện 30

15

nhiệt của lợn con giảm càng nhanh, tuổi của lợn con càng ít thì thân nhiệt hạ
xuống càng nhiều.
1.5.1.2. Những hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con
* Nguyên nhân gây bệnh
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [1], bệnh lợn con phân trắng do
E.coli gây ra là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở dạng nhiễm trùng huyết hoặc
nhiễm độc đường ruột, viêm ruột ở lợn con, nhất là sau khi sinh, thậm chí chỉ
vài giờ. Có đến 48% trường hợp bị tiêu chảy ở lợn con là do E.coli gây ra.
E.coli là loại phổ biến nhất trong đường ruột, nó xuất hiện và sống
trong đường ruột của động vật chỉ vài giờ sau khi sinh. Khi điều kiện chăm
sóc, nuôi dưỡng kém sức đề kháng của con vật giảm thì E.coli cường độc và
có khả năng gây bệnh, chúng sản sinh ra độc tố (enterotoxin) phá hủy tổ chức
thành ruột làm thay đổi cân bằng quá trình thay đổi nước, điện giải. Nước
không được hấp thu từ ruột vào mà bị rút từ cơ thể vào ruột dẫn đến gây bệnh
tiêu chảy.
Những nguyên nhân khác làm tăng mức độ nhiễm E.coli là vệ sinh
chuồng trại kém, bầu vú lợn mẹ bị nhiễm khuẩn, thức ăn nước uống không

hợp vệ sinh, E.coli xâm nhập theo đường miệng vào cơ thể. Ngoài ra, trong
dịch vị thiếu HCl tự do cũng là nguyên nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa.
Lợn con không được bú sữa đầu dẫn đến sức đề kháng yếu làm tăng
khả năng cảm nhiễm bệnh, thời tiết nóng, lạnh đột ngột, độ ẩm môi trường
cao cũng làm lợn con dễ mắc bệnh phân trắng lợn con.
Sử An Ninh và cs (1981) [6], cho biết: nguồn gốc sinh bệnh lợn con
phân trắng có liên quan đến phản ứng thích nghi của cơ thể lợn với yếu tố
stress, biểu hiện thông qua sự biến động về hàm lượng một số thành phần
trong máu: đường huyết, cholesteron, kẽm, kali, natri
Chăm sóc lợn mẹ (đặc biệt là thời gian mang thai) không đúng kỹ

16

thuật: Thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh, khẩu phần không đủ dinh
dưỡng, thiếu các yếu tố đa, vi lượng làm cho lợn con sinh ra còi cọc, thiếu sắt,
vitamin B12 khiến cơ thể lợn suy yếu do thiếu máu, khả năng chống đỡ với
các môi trường kém nên dễ mắc bệnh.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1995) [12], sắt là yếu tố vi lượng rất cần thiết
cho sinh trưởng và khă năng chống đỡ bệnh tật, ở động vật 1/2 lượng sắt cho
cơ thể nằm ở hemoglobin, một lượng ít nằm ở myoglobin và một số enzym.
Trong quá trình mang thai hoặc sữa đầu của lợn mẹ không đáp ứng đủ nhu
cầu về sắt dễ sinh bần huyết ở lợn con, cơ thể suy nhược, không hấp thu được
dinh dưỡng, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Mặt khác, lượng sữa mẹ giảm dần và đến ngày thứ 20 giảm đột ngột,
trong khi đó nhu cầu về dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng cao. Đến
ngày thứ 20 nếu dinh dưỡng của lợn mẹ không đảm bảo, lợn con càng thiếu
sữa, chúng gặm, la liếm nền chuồng và thành chuồng nên dễ phát sinh bệnh
đường tiêu hóa.
- Đặc điểm hình thái
E.coli là một trực khuẩn hình gậy kích thước từ 2 - 3 x 0,6 µm, trong cơ

thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn.
Trong canh trùng gà, vi khuẩn dài 4 - 8 µm .
Phần lớn E.coli di động do có lông ở xung quanh thân, nhưng một số
không di động. Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô.
- Đặc tính nuôi cấy
E.coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể phát triển ở
nhiệt độ 5 - 40
0
C, nhiệt độ thích hợp là 37
0
C, pH thích hợp 7,2 - 7,4; vi khuẩn
phát triển được ở pH 5,5 - 8.
E.coli phát triển dễ dàng trong các môi trường nuôi cấy thông thường:
- Trong môi trường nước thịt: Vi khuẩn phát triển thấp, môi trường rất

17

đục có máu tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màu xám nhạt trên mặt môi
trường, môi trường có mùi phân thối.
- Trên môi trường thạch thường: Sau 24h nuôi cấy hình thành nên
khuẩn lạc tròn, ướt, không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, có đường
kính 2 - 3 mm. Nuôi lâu khuẩn lạc trở thành gần như nâu nhạt và mọc rộng ra.
Có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc dạng R và khuẩn lạc dạng M.
- Môi trường Istrati: Khuẩn lạc có màu vàng tươi.
- Môi trường Maconkey: Khuẩn lạc có màu đỏ hồng.
- Môi trường Brilliiant - Gren - Ager: Khuẩn lạc có màu vàng chanh.
- Môi trường EMB ( Eosin - Methylen - Blue ): Khuẩn lạc có
màu đen tím.
- Môi trường Muller Kauffman: Vi khuẩn không mọc.
- Môi trường thạch SS (Salmonella - Shigella): E.coli có khuẩn lạc

màu đỏ.
- Môi trường Endo: E.coli có khuẩn lạc màu đỏ.
- Đặc tính sinh hóa
E.coli lên men sinh hơi từ các loại đường Fructoze, Glucoze, Galactoze,
Lactoze, Mannit, Dextroze. Lên men không chắc chắn các loại đường
Dulcitol, Saccharose.
Các phản ứng khác: H
2
S, VP, urea: âm tính.
MR, Indol: dương tính.
Sữa đông sau 24 - 72 giờ ở 37
0
C.
Gelatin, huyết thanh đông, lòng trắng trứng đông.
E.coli có khả năng khử Nitrat thành Nitrit, khử Cacbocyl trong môi
trường Lysinedecacboxylase.
- Cấu trúc kháng nguyên

×