Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu tác động của hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm đến môi trường tại xã Phương Tú - huyện Ứng Hòa - thành phố Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.16 KB, 49 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN VĂN TÙNG


Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIẾT MỔ GIA SÚC,
GIA CẦM ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ PHƯƠNG TÚ – HUYỆN ỨNG
HÒA – THÀNH PHỐ HÀ NỘI”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 – 2014
Người hướng dẫn :
TS. Phan Đình Binh






Thái Nguyên, năm 2014

LỜI CẢM ƠN



Được sự đồng ý của khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ủy ban nhân dân xã Phương
Tú - huyện Ứng Hòa - thành phố Hà Nội, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu tác động của hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm đến môi
trường tại xã Phương Tú - huyện Ứng Hòa - thành phố Hà Nội”. Qua quá
trình thực tập tôi đã thu được nhiều kiến thức bổ ích, cùng với những kết quả
nhất định.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm và các thầy
cô trong khoa Môi trường và khoa Quản lý tài nguyên, những người đã dìu
dắt tôi trong suốt 4 năm qua dưới mái trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phan Đình Binh -
giảng viên khoa Quản lý tài nguyên, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tôi
thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên nơi tôi trực tiếp thực
tập và thực hiện đề tài đã nhiệt tình truyền đạt kinh nghiệm làm việc và giúp
đỡ tôi rất nhiều trong việc cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ cho việc thực
hiện đề tài tốt nghiệp của tôi, đã tạo điều kiện cho tôi được lấy mẫu phân tích
nước, đã dành thời gian giới thiệu và hướng dẫn tôi các phương pháp phân
tích cũng như sử dụng những loại máy phân tích, tạo diều kiện cho tôi được
thực hành những kiến thức đã học.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè những người đã
luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như suốt
thời gian thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Văn Tùng
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1: Hiện trạng dân số và lao động xã Phương Tú năm 2013 26
Bảng 4.2: Hiện trạng dân số và lao động xã Phương Tú năm 2013 26
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất xã Phương Tú năm 2013 28
Bảng 4.4: Kết quả điều tra số lượng và sự phân bố cơ sở giết mổ GSGC tại xã
Phương Tú 30
Bảng 4.5: Kết quả điều tra công suất các cơ sở giết mổ lợn (con/ngày) 31
Bảng 4.6: Kết quả điều tra công suất các cơ sở giết mổ gia cầm (con/ngày) . 31
Bảng 4.7: Kết quả điều tra loại hình các cơ sở giết mổ GSGC 32
Bảng 4.8: Thực trạng nguồn nước sử dụng trong các cơ sở giết mổ GSGC tại
xã 32
Bảng 4.9. Kết quả phân tích nước thải giết mổ GSGC xã Phương Tú (lần 1) 33
Bảng 4.10. Kết quả phân tích nước thải giết mổ GSGC xã Phương Tú 35
(lần 2)



DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1: Sơ đồ phát sinh nước thải và thành phần của nước thải 12
Hình 2.2: Sơ đồ tác hại của nước thải từ các khu vực giết mổ GSGC 13
Hình 2.3: Sơ đồ tác hại của khí thải từ các khu vực giết mổ GSGC: 15
Hình 2.4: Sơ đồ các nguồn phát sinh ra CTR 16


DANH MỤC VIẾT TẮT

GSGC : Gia súc, gia cầm
COD : Nhu cầu oxy hóa học

SS : Tổng chất rắn lơ lửng
BOD
5 :
Nhu cầu oxy sinh học trong 5 ngày
DO : Oxy hòa tan
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
CTR : Chất thải rắn
UBND : Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC

Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2

1.2.1. Mục đích của đề tài 2

1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập 2

1.3.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 2

1.3.3. Ý nghĩa trong thực tiễn 3


Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4

2.1.1. Cơ sở pháp lý 4

2.1.2. Cơ sở lý luận 4

2.2. Một số khái niệm liên quan 5

2.2.1. Các khái niệm về môi trường 5

2.2.2. Các loại ô nhiễm môi trường nước 6

2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm nước 7

2.3. Thực trạng giết mổ GSGC 8

2.3.1. Phạm vi cả nước 8

2.3.2. Phạm vi địa bàn thành phố 10

2.4. Hiện trạng ô nhiễm môi trường khu vực giết mổ GSGC 11

2.4.1. Nước thải 11

2.4.2. Khí thải 15

2.4.3. Chất thải rắn 16


Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
18

3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 18

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18

3.3. Nội dung nghiên cứu 18

3.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phướng Tú, huyện Ứng
Hòa, thành phố Hà Nội 18

3.3.2. Thực trạng hoạt động giết mổ GSGC tại xã Phương Tú - huyện Ứng
Hòa - thành phố Hà Nội 18

3.3.3. Đánh giá chất lượng môi trường của hoạt động giết mổ GSGC 18

3.4. Phương pháp nghiên cứu 18

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Phương Tú 21

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 21

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 23

4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất 27


4.1.4. Đánh giá tổng hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 29

4.2. Thực trạng hoạt động giết mổ GSGC tại xã Phương Tú - huyện Ứng Hòa
- thành phố Hà Nội 29

4.2.1. Thực trạng phân bố và số lượng các cơ sở giết mổ GSGC tại địa
bàn xã 29

4.2.2. Thực trạng công suất các điểm giết mổ GSGC tại xã. 30

4.2.2.1. Thực trạng công suất giết mổ lợn tại xã 30

4.2.2.2. Thực trạng công suất giết mổ gia cầm tại xã 31

4.2.3. Thực trạng loại hình các cơ sở giết mổ GSGC tại xã 32

4.2.4. Thực trạng nguồn nước sử dụng trong các cơ sở giết mổ GSGC tại xã
32
4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường của hoạt động giết mổ GSGC trên địa
bàn xã 32
4.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động giết mổ
GSGC 37

4.4.1. Giải pháp chính sách quản lý 37

4.4.2. Các giải pháp kỹ thuật để xử lý ô nhiễm, cải tạo chất lượng môi
trường do hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm 37

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39


5.1. Kết luận 39

5.2. Kiến nghị 40

TÀI LIỆU THAO KHẢO 41




1
Phần 1:
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Tình trạng giết mổ gia, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều
nơi. Với số lượng giết mổ nhỏ lẻ nhiều và và phân bố rải rác khắp các khu
vực ven đô và vùng nông thôn làm cho lực lượng cán bộ thú y gặp nhiều khó
khăn khi thực hiện kiểm soát giết mổ. Đặc biệt là những nơi đông dân cư, nhu
cầu thực phẩm cao đòi hỏi nguồn cung cấp nhiều và rẻ. Bên cạnh đó các cơ
quan chức năng chưa kiểm soát triệt để về vấn đề này nên đã làm cho các
điểm giết mổ thủ công mọc lên khắp nơi. Các địa điểm giết mổ này không
đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, không quan tâm đến nguồn
gốc của gia súc gia cầm không có điều kiện giết mổ đảm bảo, không có hệ
thống thu gom và xử lý chất thải được xả tràn lan trong khi giết mổ hay được
đổ thẳng xuống sông, cống thoát nước. Các cơ sở giết mổ thực hiện ngay trên
dưới nền nhà nền sân, giết mổ ngay cạnh sông bên cạnh đó chưa kể đến sử
dụng ngay nước sông để rửa thịt , xả trực tiếp chất thải xuống sông gây ô
nhiễm môi trường nước và nguy cơ phát tán dịch bệnh từ gia súc gia cầm. các
chất rắn như lông, ruột, phân cũng không được xử lý tốt. Ngoài ra, một số hộ
tiêu thụ không hết số xương tươi đã đóng bao đem vứt xuống sông khiến

nguồn nước sinh hoạt của khu vực bị ô nhiễm nặng. Tình trạng này càng kéo
dài và ngày càng lan rộng rõ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động
vật - thực phẩm, mỹ quan và hệ sinh thái của khu vực giết mổ và làm ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
Ứng Hòa là một huyện trực thuộc thành phố Hà Nội là một trong những
nơi cung cấp nguồn thực phẩm chủ yếu của thành phố Hà Nội, hiện trạng giết
mổ gia súc gia cầm nhỏ lẻ đang là một vấn đề nan giải. Những ảnh hưởng trên
buộc chúng ta rà soát lại sự tồn tại của các điểm giết mổ gia súc gia cầm để
tìm ra một giải pháp thích hợp nhất cho từng địa phương, vùng miền cụ thể.
Đó cũng là lý do mà tôi đưa ra đề tài “Nghiên cứu tác động của hoạt động
giết mổ gia súc, gia cầm đến môi trường tại xã Phương Tú - huyện Ứng
Hòa - thành phố Hà Nội”.
2
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Nắm bắt hiện trạng xả thải từ các địa điểm từ các địa điểm giết mổ gia
súc, gia cầm thủ công trên địa bàn xã.
- Nhận biết rõ ràng tác hại do quá trình giết mổ gia súc, gia cầm đến
môi trường.
- Đưa ra được những dự báo về chất lượng môi trường bị biến đổi trong
tương lai do hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm.
- Đưa ra những giải pháp giảm thiểu các ảnh hưởng của nước thải và
khí thải của hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm thủ công trên địa bàn xã.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Thông tin và số liệu thu được chính xác, khách quan, trung thực.
- Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học và đại
diện cho khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá đầy đủ, chính xác chất lượng nước và khí thải của hoạt động
giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn xã.
- Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với

điều kiện tự nhiên và các cơ sở của khu vực.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Tạo cho sinh viên cơ hội nâng cao kiến thức, tiếp cận với thực tiễn,
vận dụng với lý thuyết đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ năng tổng hợp và
phân tích số liệu.
- Qua trình thực hiện đề tài, sinh viên được đóng vai trò như một cán
bộ tập sự, làm bước đệm chuẩn bị cho công việc tương lai.
1.3.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Làm tài liệu tham khảo cung cấp cho các ban ngành của các xã về
công tác quản lý, bảo vệ môi trường.
- Nâng cao công tác quản lý môi trường tại các cấp cơ sở thuộc diện
quản lý môi trường trên địa bàn xã.
3
1.3.3. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đề tài nghiên cứu về giết mổ GSGC là một vấn đề bức xúc của người
dân địa phương.
- Các số liệu thu thập, tổng hợp, phân tích được chính xác có thể sử
dụng làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của
địa phương.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở quản lý môi trường
nói chung và người dân tại khu vực nói riêng.
- Góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
4
Phần 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt

Nam số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Nghi định 80/2006/NĐ - CP ban hành 09/08/2006 của Chính Phủ về
việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường .
- Nghị định 59/2007/NĐ - CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn.
- Quyết Định số 22/2006 QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
Nguyên Môi Trường về việc áp dụng TCVN về môi trường.
- Căn cứ Quyết Định 366/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2012 của thủ
tướng chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015
Căn cứ vào hệ thống TCVN như:
- Căn cứ vào QCVN 01:2009/BYT quy chuẩn quốc gia về chất lượng
nước ăn uống.
- Căn cứ vào TCVN 5502-2003 cấp nước sinh hoạt yêu cầu chất lượng
- Căn cứ vào QCVN 09:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước ngầm.
- Căn cứ vào QCVN 14:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải sinh hoạt.
- Căn cứ vao QCVN 15:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
dư lượng hóa chất bảo vệ hóa chất thực vật trong đất.
2.1.2. Cơ sở lý luận
- Xã Phương Tú chưa có quy hoạch tổng thể và chi tiết các cơ sở giết
mổ động vật tập trung cho tiêu dùng nội địa; về vị trí mặt bằng, quy mô, số
lượng… các cơ sở giết mổ.
- Các thành phần kinh tế còn do dự không dám đầu tư xây dựng các cơ
sở giết mổ tập trung, họ không biết đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ ở đâu để
5
tiến hành sản xuất được ổn định lâu dài, không phải liên tục di rời do cơ sở vi
phạm quy hoạch.
- Thực tế trên địa bàn xã còn tồn tại 25 điểm giết mổ nhỏ lẻ phân tán
trong các khu dân cư, không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực

phẩm, vệ sinh môi trường và mỹ quan, luôn tiềm ẩn nguy cơ làm lây lan dịch
bệnh GSGC và ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Trước thực trạng trên, việc quy hoạch xây dựng và quản lý giết mổ GSGC
tập chung, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường
và mỹ quan đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra đối với xã Phương Tú.
2.2. Một số khái niệm liên quan
2.2.1. Các khái niệm về môi trường
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 luật bảo vệ môi trường năm 2005 , môi trường
được định nghĩa như sau: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất
nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn
tại, sự phát triển của con người và sinh vật.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 6 điều 3 luật bảo vệ môi trường việt nam năm 2005: ô
nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng đến con người và sinh vật
- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trường năm 2005 định nghĩa: Tiêu
chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi
trường.
- Khái niệm về nước thải và nước ô nhiễm:
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người
và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi bất lợi môi trường nước, hoàn toàn hay đại
diện bộ phận do các hoạt động khác của con người tạo nên.
(Trần Yên và cs, 1998).
6
Theo hiến pháp châu âu về ô nhiễm nước:

“Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với môi rường
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho con người,
cho công nghiệp, cho nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật
nuôi và động vật hoang dã.
Khái niệm về sự cố môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 luật bảo vệ môi trường việt nam năm 2005 định
nghĩa: Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt
động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy
thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
2.2.2. Các loại ô nhiễm môi trường nước
Có nhiều cách để phân loại ô nhiễm nước như sau:
* Dựa vào tính chất của ô nhiễm ta có thể phân loại như sau:
- Ô nhiễm sinh học của nước: Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là
do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men: chất thải sinh hoạt, công nghiệp,
chất thải nông nghiệp…
- Ô nhiễm hóa học (các chất vô cơ và hữu cơ): Do rò rỉ, nhiễm chất hóa
học vào nước như dầu mỡ, chì, asen…
- Ô nhiễm vật lý: Các chất không tan khi thải vào nước làm tăng hàm
lượng chất lơ lửng, độ đục của nước, tăng độ dẫn điện,…
* Dựa vào nguồn gốc phát sinh:
- Ô nhiễm có các nguồn gốc tự nhiên: do mưa, bão, lũ lụt đưa vào môi
trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể các xác chết
của chúng.
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: chủ yếu là do các chất thải sinh
hoạt, chất thải công nghiệp, nông nghiệp, giao thong vận tải vào môi trường nước.
* Theo cách xác định nguồn thải:
- Nguồn gây ô nhiễm xác định (nguồn điểm): Nguồn ô nhiễm có thể xác
định vị trí, kích thước, bản chất, lưu lượng xả thải của các thông số gây ô nhiễm.
- Nguồn không xác định (nguồn không điểm): Nguồn gây ô nhiễm
không có điểm cố định, không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng các

tác nhân gây ô nhiễm. Các nguồn điểm này gây khó khăn trong việc xác định
ô nhiễm, kiểm soát và quản lý nguồn ô nhiễm
(Trần Yên và cs, 1998).
7
2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm nước
* Màu sắc:
Nước tinh khiết không màu. Sự xuất hiện màu trong nước thải rất dễ nhận
biết. Màu được sinh ra do sự phân giải của các chất. Màu xanh là sự phát triển của
Tảo lam trong nước. màu vàng biểu hiện sự phân giải và chuyển đổi cấu trúc sang
các hợp chất trung gian của các hợp chất hữu cơ. Màu đen biểu hiện của sự phân
giải gần đến mức cuối cùng của các chất hữu cơ.
* Mùi:
Nước không có mùi. Mùi của nước chủ yếu là do sự phân hủy các hợp
chất hữu cơ trong thành phần có nguyên tố N, P và S. Xác của các vi sinh vật,
thực vật các protein là hợp chất hữu cơ điển hình tạo bởi các nguyên tố N, P, S
nên khi thối rữa đã bốc mùi rất mạnh. Các mùi: khai là amoniac ( NH
3
), tanh là
các Amin ( R
3
N, R
2
NH -), phophin ( PH
3
). Các mùi thối là khí hydro sunphua
( H
2
S ). Đặc biệt, chất chỉ cần một lượng rất ít có mùi rất thối, bám dính rất dai là
các hợp chất Indol và Scatol được sinh ra từ sự phân hủy Tryptophan, một trong
20 Aminoaxit tạo nên protein của vi sinh vật, thực vật và động vật.

* Vị:
Nước tinh khiết không có vị và trung tính với độ PH = 7. Nước có vị
chua là do tăng nồng độ Axit của nước ( PH > 7 ). Các axit (H
2
SO4 , HNO
3
)
và các oxit axit ( N
x
O
y
, CO
2
, SO
2
) từ khí quyển và từ nước thải công nghiệp
đã tan trong nước làm cho độ PH của nước thải giảm xuống. Vị nồng là biểu
hiện của kiềm ( PH > 7 ). Các cơ sở nông nghiệp dùng bazơ thì đẩy độ PH
trong nước tăng lên. Vị mặn chát là do một số muối vô cơ hòa tan, điển hình
là muối ăn (NaCl) có vị mặn.
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ của nước sẽ thay đổi theo từng mùa trong năm. Nước bề mặt ở
Việt Nam dao động từ 14,3 - 33
0
C. Nguồn gốc gây ô nhiễm nhiệt độ chính là
nhiệt của các nguồn nước thải từ bộ phận làm lạnh của các nhà máy, khi nhiệt
độ tăng lên còn làm giảm hàm lượng Oxy hòa tan trong nước.
* Chất rắn lơ lửng (SS):
Hàm lượng các chất lơ lửng là trọng lượng khô của chất rắn còn lại trên
giấy lọc sợi thủy tinh. Đây là một trong những thông số đánh giá về mặt định

lượng trạng thái chất rắn.
8
* Độ PH:
Là một trong những chỉ tiêu xác định đối với nước cấp và nước thải,
chỉ số này cho thấy cần thiết phải trung hòa hay không và tính lượng hóa cần
thiết trong quá trình xử lý.
* Nhu cầu oxy hoa sinh học ( BOD ):
Là lượng oxy tiêu thụ bởi vi sinh vật để oxy hóa các hợp chất hữu cơ
trong mẫu nước trong một thời gian nhất định, ở nhiệt độ 20
0
C và trong bong
tối. Nhu cầu oxy sinh học thường được thực hiện trong 5 ngày gọi là ( BOD
5
).
* Nhu cầu oxy hóa hóa học ( COD ):
Là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong
nước thành CO
2
và nước. Đây là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chất hữu cơ có
thể oxy hóa bằng tác nhân hóa học.
* Amoni ( NH4 +):
Được tạo ra trong nước do quá trình khử ( NO
3

-) điều kiện yếm khí và
chủ yếu là biểu hiện của quá trình phân hủy urê. Đây là một trong những chỉ
tiêu quan trọng đánh giá chất lượng nước. Hàm lượng amoni cao là rất độc hại
đối với các sinh vật sống trong nước, do vậy khi nguồn nước có hàm lượng
amoni cao đồng nghĩa với việc nguồn nước đã bị ô nhiễm.
* Nitrit ( NO

2
-
)
Là dạng hợp chất vô cơ được chuyển hóa từ ( NO
3
-
), theo phản ứng
oxy hóa khử do vi khuẩn thực hiện. Trong nước tự nhiên Nitrit chỉ xuất hiện
vào mùa do sự chết đi của các vi sinh vật, trong nước phát triển mạnh vào
mùa hè nhưng không thích nghi vào mùa đông. Nồng độ ( NO
2
-
) >0,01mg/lít
được coi là dấu hiệu của sự ô nhiễm chất hữu cơ.
* Oxy hòa tan ( DO ):
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (mg/lít) là lượng oxy không khí có
thể hòa tan vào nước trong điều kiện nhiệt độ, áp suất xác định. Hàm lượng
oxy hòa tan trong nước giúp ta đánh giá chất lượng nước.
2.3. Thực trạng giết mổ GSGC
2.3.1. Phạm vi cả nước
Hiện nay cả nước mới chỉ có 37/63 tỉnh, thành phố được cấp có thẩm
quyền phê duyệt đề án quy hoạch giết mổ GSGC; 20 tỉnh, thành dang xây
9
dựng đề án quy hoạch hệ thống giết mổ tập chung. Cả nước có 740 cơ sở giết
mổ tập trung, 28.285 điểm giết mổ nhỏ lẻ, song có tới 10.566 điểm giết mổ
không được sự giám sát kiểm soát của cơ quan quản lý.
Hà nội có 07 cơ sở giết mổ công nghiệp với công suất thiết kế giết mổ
cung cấp 112 tấn thịt gia cầm, 82 tấn thịt gia súc/ngày; hiện tại có tới 5 cơ sở
tạm ngừng hoạt động và 2 cơ sở hoạt động với số lượng giết mổ cung ứng 15,4
tấn thịt gia cầm (đạt 13,75% công suất thiết) và 4,1 tấn thịt gia súc mỗi ngày

(đạt 5% công suất). Có 08 khu giết mổ tập chung với công suất thiết kế giết
mổ, cung cấp 37 tấn thịt gia cầm, 212 tán thịt gia súc/ngày; hiện 8 khu này
hàng ngày giết mổ, cung ứng 10 tấn thịt gia cầm và 14,5 tấn thịt gia súc. Các cơ
sở giết mổ công nghiệp và tập chung (khi hoạt động hết công suất), hàng ngày
có thể sản xuất, cung ứng tới 88,7% nhu cầu thịt gia cầm và 59,8% thịt lợn của
toàn thành phố. Song thực tế mới chỉ giết mổ, cung ứng 155 nhu cầu thịt gia
cầm và 29,4% thịt lợn. Hiện còn tới 100% thịt trâu bò. 85% thịt gia cầm và
70% thịt được cung ứng từ 1.860 cơ sở, điểm giết mổ và hộ kinh doanh giết mổ
theo kiểu mùa vụ, số cơ sở này chưa được kiểm soát theo quy định.
Theo Cục Thú y, hiện trên cả nước có 28.285 điểm giết mổ GSGC nhỏ
lẻ. Trong đó, 12 tỉnh trọng điểm phía Bắc (tổng cộng có 11.544 cơ sở, điểm
giết mổ), mới chỉ có 59 cơ sở giết mổ tập chung (chiếm 0,51%). Tại nhiều địa
phương, tình trạng giết mổ lưu động, ngay tại hộ chăn nuôi diễn ra phổ biến,
gây không ít khó khăn cho công tác quản lý giết mổ GSGC. Có thể thấy, liên
quan đến công tác quản lý kiểm soát giết mổ GSGC bảo đảm an toàn thực
phẩm, trong thời gian qua đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo của Thủ Tướng
Chính Phủ, bộ, ngành hữu quan, song cho đến nay vẫn chưa được thực hiện
một cách hiệu quả. Theo Phó Chi cục trưởng Thú y Hà Nội Nguyễn Đình
Đảng, thành phố đã xây dựng bảy cơ sở giết mổ công nghiệp với công suất
thiết kế 112 tấn thịt gia cầm, 82 tấn thịt gia súc/ngày nhưng có tới năm cơ sở
ngừng hoạt động và hai cơ sở hoạt động chỉ đạt 5% công suất. Ngoài ra, Hà
Nội có tám khu giết mổ tập trung, song gần như vẫn “đắp chiếu”, mới chỉ
cung ứng được 15% nhu cầu thịt gia cầm và 29,4% thịt lợn. Nguyên nhân
chính là do thiếu nguồn nguyên liệu phục vụ giết mổ, chi phí giết mổ tập
trung thường cao hơn so với các hộ, điểm giết mổ GSGC nhỏ lẻ. Mặt khác,
10
còn phải kể đến thói quen của người tiêu dùng chỉ thích các sản phẩm tươi
sống không bảo quản.
2.3.2. Phạm vi địa bàn các cơ sở giết mổ thành phố
Hiện nay, giết mổ GSGC được chia làm 5 nhóm gồm: cơ sở giết mổ

công nghiệp; cơ sở giết mổ bán công nghiệp; cơ sở giết mổ thủ công tập
trung; điểm giết mổ gia súc, gia cầm và các hộ kinh doanh giết mổ tại các hộ
chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Cơ sở giết mổ công nghiệp: 3 cơ sở giết mổ lợn tại Vinh Anh – Thường
Tín, Minh Hiền – Thanh Oai, Foodex – Đan Phượng, công suất 1.800
con/ngày, hiện tại chỉ có cơ sở Vinh Anh hoạt động giết mổ với công suất
khoảng 100 con/ngày ( đạt 5,5% công suất thiết kế ), cơ sở Minh Hiền và
Foodex đang tạm ngừng hoạt động. 4 cơ sở giết mổ gia cầm là công ty cổ
phần CP – Chương Mỹ, Minh Khai – Từ Liêm, Phúc Thịnh – Đông Anh,
công suất thiết kế 84.000 con, hiện tại chỉ có cơ sở Công ty CP hoạt động với
công suất 16.000 con/ngày ( đạt 19% công suất thiết kế).
Cơ sở tập trung giết mổ bán công nghiệp: Có 06 cơ sở tập trung giết
mổ GSGC bán công nghiệp (04 cơ sở giết mổ gia súc, 02 cơ sở giết mổ gia
cầm) chủ yếu nằm ớ các huyện ngoại thành, cống suất lợn từ 10 - 1.500
con/ngày, gia cầm từ 200 - 3.500 con/ngày.
Cơ sở giết mổ thủ công tập chung: Có 04 khu giết mổ GSGC thủ công
tập trung (03 cơ sở giết mổ lợn, 01 cơ sở giết mổ gia cầm) nằm ở các huyện
ngoại thành như Thanh Oai, Từ Liêm, Đông Anh, Đan Phượng.
Điểm giết mổ gia súc, gia cầm: Có 444 khu giết mổ GSGC hầu hết
phân tán rải rác ở các huyện, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ của
nhân dân. Các điểm giết mổ này thường mổ số lượng nhỏ, bán tại chợ địa
phương phục vụ đời sống dân sinh. Chỉ có rất ít các tụ điểm kinh doanh giết
mổ lớn tại ngoại thành và vùng phụ cận cung cấp thực phẩm cho Thành phố.
* Các hộ kinh doanh giết mổ tại các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm:
Theo số liệu của Sở công thương có khoảng hơn 2.000 hộ tham gia giết
mổ GSGC. Các hộ giết thủ công nhỏ lẻ hoạt động rải rác trong khu dân cư.
11
 Các vấn đề về môi trường của các lò mổ chủ yếu liên quan đến các
chất thải vào nước. Các vấn đề khác do việc thải ra các mùi khó chịu, tiếng
ồn, chất thải và các phủ tạng của gia súc.

- Nước thải thường bị ô nhiễm nặng do các thành phần hữu cơ như
máu, mỡ, protein cũng như Nitơ, photpho, các chất tẩy rửa và chất bảo quản.
- Không khí:Vấn đề nảy sinh chủ yếu là các mùi khó chịu từ các
chuồng gia súc, phân, lòng ruột và từ xử lý nước thải. Thêm vào đó là các
chất thải từ trạm năng lượng, thông khí, rò rỉ chất làm lạnh (ví dụ như CFC,
amoniac) từ các thiết bị lạnh và khí xả từ các phương tiện vận tải.
- Chất thải tạo ra gồm có các chất thải từ quá trình giết gia súc cũng
như cặn, dầu, muối thải. Các chất thải độc hại với môi trường như dầu thải
cũng có thể xuất hiện ở đây. Các sản phẩm dư thừa gồm có phân gia súc, lòng
ruột, máu, da động vật, lông, và các thành phần hữu cơ khác.
2.4. Hiện trạng ô nhiễm môi trường khu vực giết mổ GSGC
2.4.1. Nước thải



















Nước
Giết mổ
Làm lông
Làm lòng
Sử dụng
khác
Nước
th
ải

Mỡ
Lông, da
Phân, nước tiểu
Hóa chất sử
dụng trong giết
m


Máu GSGC
………………
.

Nguồn tiếp nhận
Sông, hồ, kênh,
r
ạch….

12





Chú thích: Có thể đi Chứa các chất
Con đường đi
Hình 2.1: Sơ đồ phát sinh nước thải và thành phần của nước thải
13
















Hình 2.2: Sơ đồ tác hại của nước thải từ các khu vực giết mổ GSGC
• Nước thải do hoạt động giết mổ chứa các chất hữu cơ và Nitrogen
cũng như những mầm bệnh là vi khuẩn Samonella, Shigella, ký sinh trùng,
amip, anng bào. Dư lượng thuốc trừ sâu, các độc chất … từ trong thức ăn của
chúng tồn đọng lại. Tất cả theo nước thải trong quá trình giết mổ đi ra ngoài
môi trường, ảnh hưởng đến người trực tiếp tham gia giết mổ và kể cả những
người dân xung quanh.
• Tại một cơ sở giết mổ GSGC thì cần một khối lượng nước lớn để sử

dụng, sẽ thải ra trung bình khoảng 165 m³/ngày . Trong đó khâu làm lòng là
khâu phát thải ra một lượng lớn nước thải bị ô nhiễm gồm các chất hữu cơ
không tan và các chất tạo nên nhủ tương. Nước thải ra sau quá trình giết mổ
do mỡ, chất thải, máu động vật và một số chất tẩy rửa.
• Trong nước thải còn chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng bao
gồm các hợp chất của Cacbon, Nitơ, Phốtpho với hàm lượng khá cao =>
Nước thải giết mổ chứa hàm lượng SS, BOD
5
, COD và chất béo cao nên dễ bị
phân hủy sinh học gây mùi hôi thối và làm ô nhiễm nguồn nước.
Nước thải
Con người
Động- thực vật thủy
sinh
Ảnh hưởng mạch
nước ngầm
Vi khuẩn phát sinh
mầm bệnh
Sinh vật phù du
Giảm khả năng của
dòng chảy
Môi trường
nước

Môi trường
đất

Môi trường
không khí
14

• Nếu nước thải được xả tràn tại chỗ ngay khu vực giết mổ sẽ thấm vào
đất, với thời gian phơi nhiễm dài mang theo các hóa chất được sử dụng trong
quá trình giết mổ sẽ có khả năng ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.
• Khi xả vào song hồ sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước
do sinh vật sử dụng oxy hào tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy
hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của
các sinh vật sống dưới sông, hồ. Oxy hào tan giảm không chỉ gây chết các
loài thủy sinh mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn
đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
• Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu
tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của
tảo, rong, rêu,… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường
sống của các loài thủy sinh, đồng thời gây tác hại về mặt cảnh quan
(Tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu
thông nước…
• Nồng độ các chất nitơ, phốtpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ
các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng
thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết, gây ảnh
hưởng đến lượng nước của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo
thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của
các thực vật tầng dưới vị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu
tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ sinh và cấp nước.
• Khi xả nước vào hệ thống thoát nước của các khu dân cư đô thị sẽ gây
mùi khó chịu và gây khó khăn cho công tác xử lý nước thải.
• Một vấn đề nữa xảy ra trong quá trình giết mổ này là nếu GSGC bị
mắc bệnh như

H
1
N

1
, H
5
N
1
, tai xanh,… Thì việc xả thải nước thải sẽ làm phân
tán dịch bệnh, gây lây lan cho các động vật gần đó ảnh hưởng đến sức khỏe
con người.
15
2.4.2. Khí thải










Hình 2.3: Sơ đồ tác hại của khí thải từ các khu vực giết mổ GSGC:
• Tại những nơi giết mổ thủ công tự phát, chất thải rắn và nước thải
không được xử lý dẫn đến lượng không khí tại các nơi giết mổ bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Hầu hết những hoạt động của tất cả nơi giết mổ chủ yếu phát ra
từ các nguồn sau:
- Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí dễ phát hiện nhất tại các cơ
sở giết mổ là mùi phân heo từ chuồng trại và dây chuyền giết mổ. Lượng phân
này tại địa điểm giết mổ khá lớn, khoảng 3,8 tấn/ngày đêm. Với lượng thải lớn
như vậy, nếu không được thu gom xử lý hàng ngày thì đây là nguồn có khả
năng gây ô nhiễm cao, là môi trường dễ sinh ra ruồi, muỗi, lây lan dịch bệnh,

ảnh hưởng lớn đến môi trường không khí, nước, đất và sức khỏe con người.
- Từ khu nhốt GSGC mùi hôi đặc trưng từ biểu bì động vật, phân và
nước tiểu thường xuyên khuếch tán vào môi trường không khí.
- Tù khu giết mổ hôi thối lên khi xối nước nóng, chất thải rắn đọng lại
trên bệ mổ do làm vệ sinh không tốt.
- Tù khu làm lòng mùi hôi chủ yếu từ thức ăn gia súc bị lên men, lây
lan các vi khuẩn gây bệnh.
- Mùi hôi từ nước thải được thải trực tiếp xuống cống, rãnh không được
xử lý
Khí thải
Nước
thải
Chất

thải

rắn

NH3
H2S
MT
không khí

CH4
SO2, CO,
NOx…
Con
người
Vi khuẩn
gây bệnh

Hệ sinh
thái
16
- Từ các chảo trưng, nhiên liệu để đun nước ở những nơi giết mổ khác
nhau ( củi, trấu, than đá,…) dẫn đến nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau.
• Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí thường gặp tại lò giết mổ
gia súc, gia cầm là SO
2
, NO
3
, CO, CO
2
, NH
3
, CH
4
. Các chất này và mùi hôi
bốc ra nhanh chóng khuếch tán vào môi trường làm ảnh hưởng đến môi
trường tại nơi sản xuất và xung quanh nơi sản xuất.
• Ngoài các chất gây ô nhiễm môi trường không khí vừa kể còn phải đến
tiếng ồn. Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động vận chuyển động vật sống, vận
chuyển thành phẩm, tiếng động vật kêu từ khi bị nhốt, đập, tiếng ồn này tuy
không lớn nhưng kêu thường xuyên làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh.
• SO
2
, NO
x
, CO và bụi khói chỉ có thể sinh ra từ hoạt động của các loại
xe có động cơ vận chuyển heo bò, thịt ra vào khu vực giết mổ. tuy nhiên,
khoảng thời gian hoạt động cao điểm nhất của lò mổ trong ngày chủ yếu từ

khuya đến rạng sáng ngày hôm sau, thời gian còn lại trong ngày rất ít hoạt
động. Vì vậy, mức độ ô nhiễm từ các phương tiện giao thông có thể xem là
không có tác động đáng kể.
2.4.3. Chất thải rắn















Hình 2.4: Sơ đồ các nguồn phát sinh ra CTR
CHẤT THẢI
RẮN
Giai đoạn làm
lông, da
Giai đoạn làm
lòng
Phân của GSGC
Bao nilon…
Các hoạt động
khác

17
Chất thải rắn sinh ra từ hoạt động của lò giết mổ chủ yếu là lượng phân
heo, vịt,… sinh ra từ chuồng trại và từ dây chuyền giết mổ, ngoài ra cũng còn
một ít chất thải khác như da lợn, long vịt,… và một phần lòng không sử dụng
được… từ dây chuyền giết mổ. Thành phần các chất thải rắn này chủ yếu là
chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và có xu hướng nhanh chóng bị axit hóa và
lên men. Đây cũng là mầm mống dễ sinh ra ruồi muỗi, lan truyền dịch bệnh.
Rác thải sinh hoạt tại địa điểm giết mổ chủ yếu là các mảnh thức ăn
thừa, bao bì, nylon, giấy loại… từ hoạt động của con người. Thành phần rác
thải này cũng chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.
Rác thải của các cơ sở giết mổ là hỗn hợp chất hữu cơ như các chất
trong hệ tiêu hóa dịch nước nội mô của thịt tiết ra, thịt, xương vụn, tiết,… nếu
không được xử lý kịp thời sẽ mau chóng bốc mùi hôi hôi và sau 36 giờ chất
thải, nước thải chuyển sang màu đen, ruồi nhặng bâu đầy vào. Chất thải của
cơ sở giết mổ không chỉ là những chất thải của hợp chất hữu cơ, các chất vô
cơ mà còn có cả vi sinh vật gây hại cho động vật và con người sống tiềm ẩn
trong cơ thể động vật. Khi gặp nhiệt độ phù hợp, các chất thải này mau chóng
bị phân hủy lên men, thối rữa sinh ra các chất vô cơ H
2
S, NH
3
, CO
2
,… các
chất hữu cơ như axit axetic và các bazơ hữu cơ khác…Các chất hỗn hợp này
sẽ bốc mùi, phân tán vào môi trường và gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không
khí… Không những thế, những chất thải rắn chứa nhiều mầm bệnh dễ lây
nhiễm sang con người và GSGC vật nuôi khác.
Chất thải không được xử lý đã xả thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm và
nguy cơ lây nhiễm rất cao. Các chất thải từ việc giết mổ như: máu, dịch cơ

thể, chất bài tiết, xác, phủ tạng của động vật có chứa các mầm bệnh nguy
hiểm: các bệnh lây truyền giữa người và vật. Đây là loại chất thải nguy hiểm
tương tự chất thải y tế, có nguy cơ lan truyền mầm bệnh ra môi trường xung
quanh rất cao nếu không được xử lý.
18
Phần 3:
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Nước thải và khí thải của các địa điểm giết mổ GSGC.
- Phạm vi: Địa bàn xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 30 tháng 4 năm 2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phướng Tú, huyện Ứng
Hòa, thành phố Hà Nội.
3.3.2. Thực trạng hoạt động giết mổ GSGC tại xã Phương Tú - huyện Ứng
Hòa - thành phố Hà Nội
3.3.3. Đánh giá chất lượng môi trường của hoạt động giết mổ GSGC
3.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp khảo sát thực tế:
Khảo sát hiện trạng môi trường tại các khu vực giết mổ GSGC thủ công
tự phát trên địa bàn xã.
- Quan sát các hoạt động xảy ra tại khu vực giết mổ thủ công tự phát
trên địa bàn xã. Nguồn nước để sử dụng, khu vực xả nước thải, khu vực thải
thải chất thải rắn.
- Phỏng vấn những người dân trực tiếp giết mổ.
- Phỏng vấn người dân sống cạnh các khu vực giết mổ.
* Phương pháp sưu tầm, tham khảo, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu:

- Thu thập thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
- Thu thập các số liệu ở báo chí và trên internet.
- Thu thập các tài liệu văn bản liên quan.
* Phương pháp kế thừa:
- Kế thừa tham khảo kết quả đạt được từ các báo cáo, đề tài trước.
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật tài nguyên nước.

×