Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 2014.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.08 KB, 72 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
o0o

NGUYỄN NGỌC VINH


Chuyên đề:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TẠI
HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2010 - 2014


CHUYÊN ĐỀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2013 – 2015





Thái Nguyên, năm 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
o0o



NGUYỄN NGỌC VINH


Chuyên đề:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TẠI
HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2010 - 2014


CHUYÊN ĐỀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Lớp : K9 LT - LN
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2013 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Việt Hưng



Thái Nguyên, năm 2014
LỜI NÓI ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn hết sức quan trọng đối với mỗi sinh
viên, bởi thông qua quá trình thực tập tốt nghiệp một mặt giúp sinh viên có cơ
hội làm quen dần với môi trường công việc ngoài thực tế, mặt khác thông qua
quá trình này lại giúp cho mỗi sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến thức
đã được học tại trường vào thực tế công việc, góp phần rèn luyện, nâng cao

kiến thức, kỹ năng, năng lực của bản thân mình vào cuộc sống sau này. Với
nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá công - tác phòng cháy chữa cháy rừng tại
huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 2014”. Để hoàn thành đề tài
này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Lâm nghiệp trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trang bị cho tôi vốn kiến thức quý báu và
cần thiết trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm
ơn tới thầy Nguyễn Việt Hưng đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý và tận tình giúp
tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này.
Về phía hạt kiểm lâm, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị đã
tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Đặc biệt là bác Phạm
Thành hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên đã trực tiếp truyền đạt thông
tin và giúp tôi có được những thông tin và hiểu thêm một số kiến thức liên
quan đến công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Mặc dù đã hết sức cố gắng
trong khi thực hiện khóa luận này nhưng do kiến thức, kinh nghiệm thực tế
còn nhiều hạn chế nên bài viết của tôi khó có thể tránh khỏi những thiếu sót.

Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các bạn để tôi có thể
rút kinh nghiệm và học tập thêm những kiến thức bổ ích vào thực tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014
Sinh Viên

Nguyễn Ngọc Vinh
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng
BCHPCCCR : Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng
UBND : Ủy ban nhân dân

QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CNTCN : Công nghiệp thủ công nghiệp
UBNN TT : Uỷ ban nhân dân thị trấn
LL : Lực lượng
VLC :Vật liệu cháy


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân cấp nguy hiểm cháy rừng ở Nga……………………………12
Bảng 1.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Bảo Yên năm 2013 16

Bảng 1.3. Thống kê dân số và lao động 19

Bảng 2.1 Thông tin chung về đối tượng phỏng vấn. 24

Bảng 3.1: Tổng hợp tài nguyên rừng huyện Bảo Yên. 25

Bảng 3.3 Thực trạng cháy rừng từ năm 2010 – 2013 30

Bảng 3.4: Một số xã thường hay xảy ra cháy rừng trên địa bàn huyện 31

Bảng 3.5 Nguyên nhân xảy ra cháy rừng tại huyện Bảo Yên 32

Bảng 3.6: Mức độ thiệt hại do các vụ cháy rừng gây ra từ năm 2010-2013 34

Bảng 3.7: Tình hình cháy rừng từ năm 2010 – 2013 35

Bảng 3.8: Lực lượng phòng cháy chữa cháy của huyện Bảo Yên 41


Bảng 3.9 Các biện pháp tuyên truyền được sử dụng. 44

Bảng 3.10 Các hình thức tuyên truyền được sử dụng 45

Bảng 3.11 Biện pháp sử dụng các phương tiện dụng cụ để PCCCR 46

Bảng 3.12: Kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện các biện pháp PCCCR áp
dụng cho 1 năm 48

Bảng 3.13: Trang thiết bị phục vụ cho công tác PCCCR. 50

Bảng 3.14 Những khó khăn trong công tác PCCCR tại Huyện Bảo Yên 52
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Tam giác lửa 4

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức PCCCR tại huyện Bảo Yên 36


MỤC LỤC

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………….…………… …… 3


1.3. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………….……… ……… 3

1.4. Ý nghĩa của đề tài…………………………………………………….……….3

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập……………………………………………… …… 3

1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3

1.5.2.1.Tình hình nghiên cứu về PCCCR ở Việt Nam 8

1.5.2.2.Tình hình nghiên cứu về PCCCR trên thế giới 11

1.5.3.Tổng quan khu vực nghiên cứu 14

1.5.3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu 14

1.5.3.2. Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội 18

PHẦN 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 22

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22


2.3. Nội dung nghiên cứu 22

2.4. Phương pháp nghiên cứu 22

2.4.1. Kế thừa có chọn lọc các số liệu liên quan đến các nội dung của đề tài 22

2.4.2. Chọn địa điểm nghiên cứu 23

2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu 23

3.4.4. Phương pháp phân tích số liệu. 24

PHẦN 3

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

3.1. Thực trạng tài nguyên rừng huyện Bảo Yên 25

3.2. Một số văn bản có liên quan đến công tác PCCCR 27

Bảng 3.2: Một số văn bản luật và dưới luật liên qua đến công tác PCCCR 27

3.3. Thực trạng cháy rừng ở huyện Bảo Yên 29

3.3.1. Kết quả điều tra về cháy rừng tại huyện Bảo Yên 29

3.3.2. Đặc điểm các vùng trọng điểm gây cháy rừng 31

3.3.3. Nguyên nhân xảy ra cháy rừng và thời gian xảy ra cháy rừng 32


3.3.4. Loại rừng bị cháy 35

3.4. Thực trạng công tác PCCCR tại hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên 35

3.4.1. Cơ cấu tổ chức PCCCR của huyện Bảo Yên giai đoạn 2010 - 2014 35

3.4.2. Tổ chức lực lượng PCCCR 40

3.4.3. Các biện pháp PCCCR tại hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên 44

3.4.3.1. Biện pháp tuyên truyền giáo dục 44

3.4.3.2. Biện pháp sử dụng các phương tiện dụng cụ để PCCCR 46

3.4.3.3. Biện pháp xây dựng cơ sở vật chất và những chính sách trong việc hỗ
trợ công tác PCCCR 46

3.4.3.4. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong PCCCR 48

3.5. Trang thiết bị phục vụ cho công tác PCCCR. 49

3.6. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác PCCCR 51

3.6.1.Những thuận lợi 51

3.6.2. Những khó khăn. 52

3.6.3. Đề xuất giải pháp cho PCCCR. 52

PHẦN 4


KẾT LUẬN TỒN TẠI KIẾN NGHỊ 55

4.1. Kết luận 55

4.2. Tồn tại 56

4.3. Kiến nghị 56


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là
cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái quan trọng,
rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các
nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của
đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá
khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm
không khí.
Tuy nhiên hiện nay, cháy rừng đang là một thảm họa gây nên tổn thất to lớn
về môi trường sinh thái. Nó tiêu diệt gần như toàn bộ các sinh vật trong khu vực
rừng bị cháy, thải vào khí quyển khối lượng lớn khói bụi cùng với những khí gây
hiệu ứng nhà kính như CO, CO
2
, NO Cháy rừng là một trong những nguyên nhân
lớn làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu và các thiên tai hiện nay.
Đối với nước ta diện tích đất đồi núi rất nhiều nên có rất nhiều nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế,

là nguồn cung cấp lâm sản, các sản phẩm có giá trị to lớn đối với nền kinh tế
quốc dân, gắn với đời sống nhân dân. Hiện nay Việt Nam có 13,4 triệu ha
rừng, trong đó có gần 11 triệu ha rừng tự nhiên, hơn 2 triệu ha rừng trồng,
trong đó có khoảng 6 triệu ha các trạng thái rừng dễ cháy như là rừng tràm,
rừng thông, rừng tre trúc Vào mùa khô với xu hướng gia tăng nóng hạn của
khí hậu toàn cầu và diễn biến thời tiết phức tạp trong khu vực như hiện nay
thì hầu hết các trạng thái rừng trên đều dễ dàng bắt lửa và cháy lớn. Vì vậy
cháy rừng thường xảy ra rất nghiêm trọng, làm cho bộ mặt của thảm thực vật
bị thay đổi, diễn thế rừng theo chiều hướng đi xuống, nhiều loại cỏ dại và cây
thứ sinh phát triển thay thế cho các loài cây gỗ lớn, quý hiếm, nhiều loài động

2
thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt. Do vậy cháy rừng là một thảm họa lớn, nó
ảnh hưởng lớn đến nguồn tài nguyên rừng, vật chất, tính mạng con người,
nhất là ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.
Hàng năm trên thế giới đã xảy ra cháy rừng khoảng 10 - 15 triệu ha rừng,
có năm 20 - 25 triệu ha. Ở Việt Nam năm 2010 có tới 5600 vụ cháy rừng gây
tổn thất rất lớn cho nền kinh tế quốc dân. Cháy rừng làm cho bộ mặt thảm
thực vật bị thay đổi, diễn thế rừng theo chiều hướng đi xuống, xuất hiện nhiều
loài cỏ dại và cây thứ sinh phát triển thay thế cho các loại cây gỗ quý hiếm,
làm cho nhiều loài động thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt, giảm da dạng sinh
học trong rừng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới cấu trúc của rừng bị thay đổi mà
còn gây nên những trận lũ lụt, sạt lở đất vào mùa mưa, làm đảo lộn cuộc sống
của con người. (Đinh Thúy Nga, 2011 [11]).
Cháy rừng làm thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng có giá trị kinh tế, làm
cho diễn thế theo chiều hướng đi xuống, các loài sinh vật còn xót lại thì sinh
trưởng kém, dễ bị sâu bệnh năng suất kém ảnh hưởng đến năng suất chất
lượng cây trồng. Ngoài ra cháy rừng còn gây thiệt hại về tính mạng của con
người, môi trường, kinh tế, làm mất đi nhiều loài động thực vật quý hiếm dẫn
tới làm giảm đa dạng sinh học.

Trước thực tiễn đó, một nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải nghiên cứu tìm
ra những giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) một cách có hiệu
quả nhất cho địa phương cũng như đất nước. Để góp phần làm cơ sở khoa học
cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại đại phương mình tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài :
“Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện BảoYên
tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 – 2014”.

3
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tiến hành điều tra, đánh giá về thực trạng công tác PCCCR trên địa bàn
hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên quản lý. Từ kết quả phân tích thực trạng đó đề
xuất một số giải pháp góp phần tích cực vào công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng tại huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng công tác PCCCR tại huyện Bảo Yên tỉnh
Lào Cai.
- Nêu ra được những thuận lợi và khó khăn trong công tác PCCCR.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy
chữa cháy rừng.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
Đề tài có ý nghĩa rất lớn trong công việc:
+ Đề tài thực hiện giúp cho sinh viên kiểm chứng lại những kiến thức lý
thuyết đã học và biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tế công việc.
+ Giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tế, tích lũy học hỏi
kinh nghiệm của người dân trong việc PCCCR.
+ Nắm bắt được các phương pháp trong điều tra, đánh giá công tác
PCCCR cấp thôn bản.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

Qua điều tra đánh giá công tác PCCCR từ đó nắm bắt được tình hình
thực tế về công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương nhằm từ đó đề xuất các
giải pháp thiết thực, phù hợp với từng thôn bản, từng khu vực, từng điều kiện
cụ thể của địa phương mình để công tác PCCCR tốt hơn.

4
1.5. Tổng quan tài liệu và vấn đề nghiên cứu
1.5.1. Cơ sở khoa học
Theo tài liệu quản lý lửa rừng rừng của tổ chức Nông Lương Thế giới
(FAO), “cháy rừng là sự xuất hiện và lan truyền của những đám cháy trong
rừng mà không nằm trong sự kiểm soát của con người gây tổn thất nhiều mặt
về tài nguyên, của cải và môi trường”.
Cháy rừng chỉ xảy ra khi hội tụ đủ ba yếu tố:
Vật liệu cháy: là những chất có khả năng bén lửa và bốc cháy trong điều
kiện có đủ nguồn nhiệt và ôxy.
Ôxy: ôxy tự do luôn sẵn có trong không khí (nồng độ khoảng 21 - 22%)
và lấp đầy các khoảng trống giữa vật liệu cháy. Khi nồng độ ôxy giảm xuống
dưới 15% thì không còn khả năng duy trì sự cháy.
Nguồn nhiệt gây cháy: nguồn nhiệt có thể phát sinh do thiên nhiên như
sấm sét, núi lửa phun… Ở nước ta cháy rừng chủ yếu là do con người gây ra.
Mỗi yếu tố trên đây được xem là một cạnh của tam giác, khi ghép chúng
lại với nhau thì tạo thành “tam giác lửa”.
Hình 1.1: Tam giác lửa

Ôxy
Nguồn lửa
Vật liệu cháy

5
Nếu thay đổi 1, hoặc 2 cạnh thì “tam giác lửa” sẽ thay đổi hoặc bị phá

vỡ, có nghĩa là đám cháy sẽ suy yếu hoặc bị dập tắt. Đây cũng chính là cơ sở
khoa học của công tác PCCCR. (Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa, 2012 [4]).
Về bản chất, cháy rừng gồm hai mặt của quá trình vật lý và hóa học.
Phản ứng xảy ra:
C
2
H
12
O
6
+ 6O
2
+ nhiệt gây cháy = 6CO
2
+ 6H
2
O + nhiệt lượng.
Phản ứng cháy rừng có thể xem là ngược lại với phản ứng quang hợp,
khi cháy lửa nhanh chóng phá hủy các chất của thực vật và thành phần hóa
học bên trong chúng, kèm theo giải phóng nhiệt. Tốc độ tỏa nhiệt trong quá
trình cháy rừng rất nhanh, ngược lại với quá trinh tích lũy năng lượng qua
quang hợp của cây rừng rất chậm.
Nhiệt lượng sinh ra và truyền vào môi trường xung quanh theo ba
phương thức: bức xạ, đối lưu và dẫn nhiệt. Cả ba phương thức truyền nhiệt
này luôn cùng tác động trong quá trình cháy:
- Bức xạ là phương thức truyền nhiệt (dưới dạng sóng với tốc độ của
ánh sáng) không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa nguồn bức xạ với vật thể nó tác
động. Bức xạ là phương thức truyền nhiệt chính làm cho vật liệu ở phía trước
đám cháy, bức xạ càng cao thì vật liệu cháy càng khô nhanh và dễ bốc cháy.
Bức xạ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy một đám cháy trên mặt đất

lan tràn và có thể làm đám cháy lan sang các vật liệu khác.
- Đối lưu là phương thức truyền nhiệt bởi các dòng khí hoặc hơi nước.
Trong quá trình cháy rừng, không khí bên trong đám cháy bị đốt nóng và di
chuyển lên trên, không khí lạnh bổ sung vào và hình thành đối lưu nhiệt. Do
có đối lưu nhiệt nên tầng tán phía trên bị sấy khô, cháy dưới tán thường phát
triển thành tán và đẩy tốc độ của đám cháy, đặc biệt ở nơi sườn dốc hoặc
những khu rừng hỗn giao nhiều tầng tán. Khi cháy mạnh, cột đối lưu có thể
cuốn theo cả những vật cháy dở, rất dễ gây hiện tượng “lửa bay” gây cháy.

6
- Dẫn nhiệt là phương thức truyền nhiệt diễn ra bên trong vật liệu cháy
hoặc từ vật liệu này đến vật liệu khác nhờ tiếp xúc trực tiếp. Dẫn nhiệt có vai
trò chủ yếu trong quá trình cháy của các vật liệu cháy có kích thước lớn.
Các loại vật liệu cháy theo phân bố không gian thẳng đứng trong rừng,
vật liệu cháy được chia làm ba tầng:
- Vật liệu cháy trong không khí hay vật liệu cháy trên cao, bao gồm toàn
thể cây rừng (cả cây đứng hoặc cây chết) và hệ tán rừng. Trong đó thân cây
chết khô, cành khô còn vướng trên cây và đặc điểm của tán lá cây có nhựa, có
dầu… đóng vai trò quan trọng trong quá trình bén lửa của đám cháy.
- Vật liệu cháy mặt đất bao gồm những thể hữu cơ trên mặt đất rừng như
cành cây, lá cây khô mục, gốc cây, thân cây đổ, thảm cỏ, cây bụi. Chiều cao
của lớp vật liệu cháy này có thể cao đến 1 - 2 m. Ngoài ra còn có thể kể cả
phần thảm mục đang phân hủy và hệ thống rễ cây khô phân bố gần mặt đất.
- Vật liệu cháy dưới mặt đất gồm các chất hữu cơ, tầng rễ cây, than
bùn… tích tụ dưới mặt đất rừng.
Kết cấu vật liệu cháy càng mịn, càng xốp càng dễ cháy, tỷ trọng vật
liệu càng nhỏ càng dễ cháy. Tính chất vật liệu cháy phụ thuộc vào các chỉ số:
lượng phát hiện, hàm lượng dầu, hàm lượng tro và S
i
O.

Cháy rừng là: cháy tán (cháy trên ngọn), cháy mặt đất (cháy dưới tán
rừng) và cháy ngầm (cháy than bùn).
Cháy tán là kiểu cháy trên tán cây, tán rừng và thường phát triển từ
cháy dưới tán, chỉ xảy ra trong điều kiện khô hạn kéo, tốc độ gió trên tán rừng
từ trung bình đến mạnh. Loại cháy này rất nguy hiểm, lại thường đi kèm với
gió mạnh hoặc lốc nên tốc độ lan truyền nhanh, dễ tạo ra các đám cháy “nhảy
cóc”, diện tích cháy rộng và thiệt hại nghiêm trọng.
Căn cứ vào tốc độ di chuyển của đám cháy, có thể chia thành hai loại:

7
+ Cháy tán lướt nhanh: khi tốc độ gió trên rừng rất mạnh (> 15 m/s),
vận tốc di chuyển của đám cháy thường đạt 1.800 - 2.400 m/h. Ngọn lửa trên
tán có thể di chuyển đi trước ngọn lửa cháy dưới tán khoảng 50 - 200 m.
+ Cháy tán chậm (ổn định): khi tốc độ gió trên tán từ trung bình đến mạnh
(5 - 15 m/s), vận tốc di chuyển của đám cháy thường ở mức 300 - 900 m/h.
Cháy dưới tán là (cháy mặt đất): là kiểu cháy mà lửa chỉ cháy ở các
phần cành khô, thảm mục, cây bụi, cỏ khô, gỗ mục… nằm trên mặt đất rừng.
Loại cháy này khá nguy hiểm, tuy ngọn lửa nhỏ, không cao hơn tán cây
nhưng cháy nhanh, tiêu hủy hết các loài cây tái sinh. Thân và gốc cây bị trụi
hết, cành lá trên tán bị khô và vàng hết, do sức chống chịu kém nên những cây
này dễ bị sâu bệnh tấn công và ngã đổ khi gặp gió bão mạnh.
Căn cứ vào tốc độ di chuyển của đám cháy có thể chia làm hai loại:
+ Cháy dưới tán lướt nhanh: có tốc độ di chuyển đạt trên 180 m/h. Sức
cháy yếu, ngọn lửa thấp nên tác hại nhẹ hơn cháy dưới tán chậm. Tuy nhiên
loại cháy này rất dễ chuyển thành cháy tán, nhất là khi đám cháy xảy ra ở khu
vực rừng non, nhiều thảm tươi và có cành nhánh phân bố gần mặt đất. Dạng
cháy này ở rừng tràm U Minh, lửa thường bén nhanh vào lớp lá và cành khô
rơi rụng trên mặt đất. Lửa phát triển nhanh lan rộng và hủy diệt tầng thảm
mục, cây thân thảo trên mặt đất. Nếu có gió, lửa sẽ bắt đầu cháy trên cành
non, làm cho lá cây, cành cây cháy nhanh chóng.

+ Cháy dưới tán chậm (ổn định): có tốc độ di chuyển khoảng 60 - 180
m/h (có lúc đạt 4 - 5 km/h), thường xảy ra ở những nơi tích tụ nhiều vật liệu
cháy với độ ẩm nhỏ và mức độ chất đống cao, ngọn lửa ít khi cao quá 2 m.
Cháy ngầm: là loại cháy mà ngọn cháy ở lớp mùn và than bùn, phá hủy
chất hữu cơ đã tích lũy dưới mặt đất rừng. Đặc trưng của loại cháy này là
cháy chậm, âm ỉ, mép cháy không có ngọn lửa nhìn thấy. Vì vậy khó đánh giá
khi nào là hoàn toàn dập tắt được đám cháy ngầm. Cháy ngầm lan tràn theo

8
mọi hướng do sự phân bố của chất hữu cơ dưới mặt đất rừng chứ không phát
triển theo hướng nhất định như đối với cháy mặt đất và cháy tán.
Việc phân loại cháy rừng chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong thực tế có thể
xảy ra đồng thời ba loại cháy trên. Mỗi loại cháy có thể phát sinh độc lập
nhưng cũng có thể chuyển hóa lẫn nhau.
1.5.2.Tình hình nghiên cứu cháy rừng trong và ngoài nước
1.5.2.1.Tình hình nghiên cứu về PCCCR ở Việt Nam
Ở Việt Nam công tác dự báo cháy rừng đã được thực hiện từ năm 1981
trở lại đây nhưng vẫn còn mới mẻ, chưa đồng bộ. Xuất phát từ điều kiện thực
tế cháy rừng của từng địa phương hiện nay trong sản xuất đang sử dụng
phương pháp xác định mùa cháy rừng theo biểu đồ giá trị trung bình về lượng
mưa tuần liên tục 10 - 20 năm và sử dụng chỉ số khô hạn của nhà nghiên cứu
khoa học Thái Văn Trừng.
Chỉ số khô hạn của Thái Văn Trừng:
X = S . A . D
Trong đó:
X: là chỉ số khô hạn.
S: là số tháng khô với các tháng có lượng mưa bình quân P
s
mm



2t với
t là nhiệt độ bình quân của tháng khô.
A: là số tháng hạn với các tháng có lượng mưa bình quân P
a
mm


t.
D: là số tháng kiệt với các tháng có lượng mưa bình quân P
D
mm


5 mm.
Chỉ số khô hạn X có thể đồng thời cho biết tổng số thời gian và mức độ
khô hạn của các tháng trong mùa cháy rừng của địa phương.
Trên cơ sở phân tích mỗi quan hệ chặt chẽ giữa chỉ tiêu tổng hợp P của
Nesterop với số ngày không mưa hoặc có mưa < 5 mm, T.S Phạm Ngọc Hưng
đã đề xuất phương pháp dự báo cháy rừng theo chỉ số ngày khô hạn liên tục

9
(số ngày không mưa hoặc có mưa < 5 mm) tính đến ngày dự báo. Công thức
như sau:
H
i
= (K.H
i-1
+ 1) (1)
H

i
=( K.H
i-1
+ n) (2)
Trong đó:
H
i
: là chỉ số ngày khô hạn liên tục (số ngày không mưa hoặc mưa < 5
mm) tính đến ngày dự báo.
H
i-1
: là chỉ số ngày khô hạn liên tục tính đến ngày trước dự báo.
K: là hệ số điều chỉnh theo lượng mưa ngày nếu lượng mưa < 5 mm thì
k=0, ngược lại k=1.
n: là số ngày của đợt dự báo tiếp theo.
Công thức (1) dùng để tính dự báo ngắn hạn, công thức (2) dùng để
tính dự báo dài hạn. (Phạm Ngọc Hưng, 2001 [9]).
Ưu điểm của phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém. Hạt,
đội kiểm lâm hay đội sản xuất nghề rừng muốn dự báo chỉ cần một bình đo
mưa để theo dõi lượng mưa hang ngày và một bảng tra cấp cháy rừng là có
thể dự báo cháy rừng được cho một địa phương.
Nhược điểm của phương pháp này mới tiến hành dự báo trên cơ sở của
một nhân tố nên độ chính xác vẫn chưa cao.
Các phương pháp dự báo mức độ nguy hiểm về cháy rừng trên cũng
còn chưa hoàn thiện vì các phương pháp này mới chỉ nêu được mối tương
quan giữa mức độ nguy hiểm của cháy rừng với 3 yếu tố khí tượng thủy văn
như nhiệt độ, độ ẩm không khí, vật liệu cháy… mà vật liệu cháy tùy từng điều
kiện thường xuyên phát sinh, biến động ở trong rừng và ở ven rừng. Do vậy
nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đang áp dụng rộng rãi phương pháp
tổng hợp để dự báo cháy rừng.


10
Dự báo cháy rừng tổng hợp bao gồm các bước: lập trạm để theo dõi vi
khí hậu rừng, chủ yếu lấy một số chi tiết cần thiết, đồng thời so sánh với số
liệu của đài khí tượng thủy văn quốc gia hoặc của tỉnh, xác định mùa cháy
rừng, tính các chỉ tiêu tổng hợp P, chỉ số ngày khô khô hạn liên tục H, xác
định khối lượng vật liệu cháy rừng và ẩm độ vật liệu cháy, thông tin cấp cháy
được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là một
phương pháp đảm bảo độ chính xác cao vì nó đề cập đến tất cả các yếu tố liên
quan ảnh hưởng đến cháy rừng, trong đó việc lấy phân tích các điều kiện cơ
bản có liên quan chặt chẽ đa chiều với các tài liệu theo dõi về trạng thái rừng
cùng với trạng thái của nguồn vật liệu cháy phát sinh tích tụ để tính toán đưa
ra khả năng dự báo về mức độ nguy hiểm của cháy rừng.
Tóm lại trong những năm trước đây, với công nghệ thủ công, công tác
PCCCR vẫn còn nhỏ lẻ, mới chỉ dừng lại ở yếu tố con người là chính nên còn
gặp nhiều khó khăn trong việc dự báo cháy rừng. Hiện nay nhờ những tiến bộ
của khoa học kỹ thuật mà công tác dự báo cháy rừng cũng ngày càng có hiệu
quả và chính xác kịp thời hơn. Năm 2006, trung tâm nghiên cứu thực nghiệm
và chuyển giao cây rừng công nghiệp (Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Tây)
đã chuyển giao phần mềm phát hiện cháy rừng từ vệ tinh. Năm 2007, chi cục
kiểm lâm An Giang thử nghiệm cổng thông tin vào công tác PCCCR trên cơ
sở sử dụng máy định vị GPS kết hợp với chương trình Mapinfo để đưa thông
tin địa lý thu thập từ thực địa, bản đồ dữ liệu chỉ huy cháy rừng sẽ được xây
dựng thành bản đồ số hóa. Nhờ những công nghệ và phần mềm cảnh báo
nguy cơ cháy rừng đang được áp dụng thực sự là kết quả hoạt động khoa học
mang tính sáng tạo. Với phần mềm này, lần đầu tiên Việt Nam tổ chức được
quá trình dự báo nguy cơ cháy rừng với sự tham gia liên ngành của tổng cục
khí tượng thủy văn, bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Đài truyền
hình Việt Nam. Nhờ huy động được sức mạnh tổng hợp của các ngành cùng


11
với việc ứng dụng những kiến thức và công nghệ hiện đại trong nhiều lĩnh
vực như tin học, khí tượng thủy văn, phòng chống cháy rừng, chuyển dẫn
thông tin… mà công tác cảnh báo nguy cơ cháy rừng được thực hiện trên quy
mô toàn quốc. (Đinh Thúy Nga, [11]).
1.5.2.2.Tình hình nghiên cứu về PCCCR trên thế giới
Muốn bảo vệ tài nguyên rừng một cách chủ động, có hiệu quả thì phải
dự báo được khả năng xảy ra cháy rừng ở từng địa phương, từng vùng miền
cụ thể. Dự báo khả năng xuất hiện cháy rừng gọi tắt là dự báo cháy rừng.
Trên thế giới dự công tác dự báo cháy rừng đã được tiến hành cách đây
gần 100 năm. Đến nay đã đưa ra nhiều phương pháp với những kết quả ứng
dụng khác nhau. Ở Mỹ năm 1914, E.A.Beal và C.B.Show đã đưa ra phương
pháp dự báo cháy rừng thông qua việc xác định độ ẩm của từng thảm mục
trong rừng. Ở Nga năm 1924 E.V.Valendic đã thống kê các tài liệu về nạn
cháy rừng. Ông xác định giữa số lượng diện tích rừng cháy và số vụ cháy với
3 chỉ số: số ngày không mưa, lượng mưa và tốc độ gió. Ông kết luận “Cháy
rừng bắt nguồn từ nơi khai thác rừng không được vệ sinh, gặp điều kiện khô
hạn kéo dài, nguồn vật liệu cháy tăng lên gây nên cháy rừng. (Phạm Ngọc
Hưng, 2001 [ 9]).
Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm từ năm 1929 - 1940 của giáo sư
người Nga V.G.Nesterop đã nhận thấy rằng những khu vực nhất định nhiệt độ
không khí càng cao, số ngày không mưa càng kéo dài, độ ẩm không khí càng
thấp thì vật liệu cháy càng khô và càng dễ phát sinh nạn cháy rừng. Từ đó ông
đưa ra chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá mức độ nguy hiểm cháy rừng ở từng sinh
thái khác nhau.
Côngthức tính chỉ tiêu tổng hợp của V.G.Nesterop như sau:
P
i
=
13.13.

1
ditik
n
i

=


12
Pi: là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá mức độ nguy hiểm cháy rừng một ngày
nào đó.
t
i13
: là nhiệt độ không khí tại thời điểm 13h (
0
C).
d
i13
: là độ chênh lệnh bão hòa độ ẩm không khí ở thời điểm 13h (mb).
n: là số ngày không mưa hoặc có mưa < 3mm kể từ ngày có trận mưa
với lượng mưa < 3mm.
Bảng 1.1: Phân cấp nguy hiểm cháy rừng ở Nga.
Cấp cháy
rừng
Chỉ tiêu tổng hợp P Mức độ nguy hiểm
của cháy rừng
Theo Nesterop Theo TMY
I < 300 < 200 Không nguy hiểm
II 301 – 500 201 - 450 Ít nguy hiểm
III 501 – 1000 451- 900 Nguy hiểm

IV 1001 – 4000 901 - 2000 Rất nguy hiểm
V > 4000 > 2001 Cực kỳ nguy hiểm
(Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa, 2012).
Phương pháp của Nesterop có ưu điểm dễ thực hiện, chỉ cần xác định
nhiệt độ lúc 13 h từ ngày mưa cuối cùng là có thể xác định được P.
Phương pháp dự báo cháy rừng theo độ ẩm vật liệu cháy:
Qua nghiên cứu thấy giữa độ ẩm nhỏ nhất vật liệu cháy và nhiệt độ cao
nhất trong ngày có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau từ đó Wayman (Đức) đã
đưa ra mối quan hệ giữa hàm lượng nước của vật liệu cháy và khả năng cháy
rừng để dự báo nguy cơ cháy rừng. Phương pháp này đòi hỏi việc tiến hành
tương đối công phu vì vậy các cơ sở thường khó áp dựng phương pháp này
(Lê Sĩ Trung và Cs, 2003 [12]).
Ngoài ra còn một số phương pháp khác như:
Phương pháp chỉ tiêu khả năng bén lửa của Yanmei (Trung
Quốc).Phương pháp dự báo cháy rừng theo khả năng bén lửa với 2 bước:

13
+ Tính toán mức độ nguy hiểm của sự bén lửa.
+ Căn cứ vào trị số I, X khả năng cháy rừng.
Phương pháp này chưa đề cập tới sự ảnh hưởng của gió cũng như độ
ẩm vật liệu cháy, phương pháp này có thể là tài liệu tham khảo khi tiến hành
xây dựng cấp dự báo cháy rừng ở nước ta.
Phương pháp chỉ số nguy cơ cháy rừng thường được áp dựng ở
Canada, Zimbabwe,… để xác định nguy cơ cháy rừng căn cứ vào nhân tố khí
tượng như nhiệt độ, độ ẩm tương đối của không khí, tốc độ gió, lượng mưa,
số ngày không mưa,…
Phương pháp hệ thống đánh giá mức độ nguy hiểm của cháy rừng ở
Mỹ. Theo hệ thống này mức độ nguy hiểm của cháy rừng được cấu thành bởi
4 yếu tố: nguy cơ cháy, khả năng bén lửa, lan tràn và thải nhiệt lượng. Bốn
yếu tố chịu ảnh hưởng của các nhân tố vật liệu cháy, nhân tố khí tượng và độ

dốc.
Các nghiên cứu đã khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa điều kiện thời
tiết mà quan trọng nhất là lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm không khí với độ ẩm
vật liệu cháy và khả năng xuất hiện cháy rừng. Vì vậy hầu hết các phương
pháp dự báo nguy cơ cháy rừng đều tính đến đặc điểm diễn biến hàng ngày
của lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí.
Không chỉ nghiên cứu về các phương pháp dự báo cháy rừng mà từ
những năm đầu của thế kỷ XX nhiều chuyên gia về lửa rừng của một số nước
Châu Âu đã nghiên cứu và bước đầu đưa ra những ý kiến xây dựng các băng,
đai xanh phòng cháy trên đó có trồng các loài cây lá rộng. Nhưng phải đến
những năm sau chiến tranh thế giới thứ II, việc lựa chọn những loài cây chống
chịu lửa mới được đi sâu nghiên cứu. Các nước tiến hành nghiên cứu vấn đề
này sớm và có nhiều công trình là Đức, Nga và một số nước thuộc Liên Xô
cũ, Mỹ, Canada, Nhật Bản,…

14
1.5.3.Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.5.3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
* Vị trí địa lý
Bảo Yên là huyện vùng thấp, cửa ngõ của tỉnh Lào Cai cách trung tâm
tỉnh lỵ 75 km về phía Tây Bắc. Toàn huyện có 17 xã, 1 thị trấn, có hệ thống
giao thông thuận lợi đường bộ đường sắt: có quốc lộ 279, 70, có tuyến đường
cao tốc Hà Nội – Lào Cai, nối liền các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà
Nội và các tỉnh bạn. Ngoài ra, còn có 2 con sông chính chảy qua là sông Chảy
và sông Hồng rất thuận lợi cho việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa, phát
triển dịch vụ giao thông vận tải trong và ngoài huyện.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 82.791,25 ha trong đó đất quy
hoạch là 62.483,81 ha chiếm tỷ lệ 75.5 % tổng diện tích tự nhiên.
Toàn huyện có 76.258 người với 16 dân tộc anh em cùng sinh sống
trong đó có 38.391 người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 50.34%. Đời

sống, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông – Lâm nghiệp
thu nhập bình quân của người dân còn thấp ( đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng
xa như: Tân Tiến, Vĩnh Yên, Cam Cọn ). Bảo Yên là khu vực nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa. Mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng
của vùng Tây Bắc, có 2 mùa rõ rệt là mùa khô, rét thường kèm theo sương
muối bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau đây là thời điểm rất dễ xảy ra
cháy rừng, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 đây là những tháng có lượng mưa
lớn thuận lợi cho phát triển Nông lâm nghiệp nhưng đây cũng là thời điểm dễ
xảy ra sâu bệnh và lũ lụt.
Huyện có vị trí như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai.
+ Phía Nam giáp huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.

15
+ Phía Đông giáp huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái và huyện Bắc Quang tỉnh
Hà Giang.
+ Phía Tây giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai.
*Địa hình, địa mạo:
- Địa hình, địa thế: Bảo Yên là một huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai,
địa hình chủ yếu là đồi núi thấp thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp là phía
bắc của dãy núi Con Voi và Phía Đông của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Do vậy
khí hậu có 2 mùa rõ rệt là mùa khô, rét thường kèm theo sương muối bắt đầu
từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau đây là thời điểm rất dễ xảy ra cháy rừng,
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 đây là nhũng tháng có lượng mưa lớn thuận
lợi cho phát triển Nông lâm nghiệp nhưng đây cũng là thời điểm dễ xảy ra
sâu bệnh và lũ lụt xảy ra.
* Đất đai, thổ nhưỡng:
Do ảnh hưởng của cấu tạo địa chất nên phần lớn đất đai Bảo Yên là loại
đất Pheralít màu đỏ vàng phát triển trên nền đá Gráp điệp thạch mi ca. Địa
hình Bảo Yên có sự chia cắt mạnh, có núi cao, khe vực sâu và thung lũng hẹp.

Các nhà khoa học xếp Bảo Yên vào loại vùng đồi nhỏ hơn 300 – 400m và 400
– 500m. Vành đai vùng đồi nhỏ hơn 300 – 400m chiếm phần lớn diện tích
thung lũng các sông suối lớn như thung lũng sông Chảy. Các vành đai vùng
đồi núi thấp 400 – 500m có địa hình chia cắt mạnh, núi cao, sườn dốc, khe
sâu vực thẳm, thung lũng hẹp, bậc thang nhỏ đất bồi tụ, nhìn chung không
lớn, diện tích hẹp, phân bố rải rác; bồn địa tương đối bằng phẳng tạo nên
những cánh đồng rộng lớn ở vùng Nghĩa đô, Vĩnh Yên, Xuân Hoà, Bảo Hà,
Kim Sơn, Cam Cọn.
Diện tích tự nhiên của huyện rộng, song chủ yếu là rừng và đất rừng
chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên của huyện, với diện tích che phủ hiện nay
là 52% (năm 2013). Hiện ở Bảo Yên còn tồn tại ba kiểu rừng chủ yếu, đó

16
là; Rừng nguyên sinh tập trung tại đầu nguồn và trên vành cao dãy núi Con
Voi, có nhiều lâm sản quý hiếm; Rừng giữa hiện nay đã được giao đến hộ gia
đình và các tập thể, việc khai thác kết hợp với trồng mới và tu bổ đã trở thành
vành đai rừng phòng hộ; Rừng cỏ tranh, lau lách, cây bụi ở vùng thấp, hiện
nay đang được phát triển các loại cây ăn quả, cây nguyên liệu. Bên cạnh
nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, rừng Bảo Yên còn có các loại chim, thú
và một số loại thuốc nam quý. Đất tự nhiên ở Bảo Yên có khả năng trồng các
loại cây công nghiệp và cây ăn quả, đó cũng chính là nguồn lực to lớn để phát
triển ngành lâm nghiệp của huyện.
Bảng 1.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Bảo Yên năm 2013
Đơn vị tính (ha)
Loại đất, loại rừng Tổng Rừng
phòng hộ
Rừng sản
xuất
Ngoài 3
loại rừng

Tổng diện tích 82.791,25
A. Đất có rừng 48.250,00 14.059,57 34.109,43
I. Rừng tự nhiên 28.252,84 12.862,54 15.390,30
1. Rừng gỗ 20.692,76 9.929,70 10.763,06
- Giàu
- Trung bình 30,29 299,14 41,15
- Nghèo 3.290,50 2.128,13 1.162,37
- Phục hồi 17.061,97 7.502,43 9.559,54
2. Rừng tre nứa 7.514,82 2.899,79 4.615,03
- Tre luồng
- Nứa 7.514,82 2.889,79 4.615,03
- Tre nứa khác
3. Rừng hỗn giao gỗ 45,26 33,05 12,21
- Gỗ là chính 45,26 33,05 12,21

17
- Tre nứa là chính
4. Rừng gập mặt, phèn
5. Rừng trên núi đá
II. Rừng trồng 19.997,16 1.179,03 18.800,13
1. RT có trữ lượng 6.803,38 444,90 6.358,48
2. Rừng tre nứa 7.514,82 2.899,79 4.615,73
3. Rừng hỗn giao 45,26 33,05 12,21
4. Rừng gập mặt, phèn
5. Rừng trên núi đá
II. Rừng trồng 19.997,16 1.179,03 18.800,13
1. RT có trữ lượng 6.803,38 444,90 6.358,48
2. RT chưa có trữ
lượng
13.151,69 742,56 12.409,13

3. RT là tre luồng
4. RT là cây đặc sản 42,09 9,57 32,52
5. RT là cây là cây gập
mặt, phèn

B. Đất chưa có rừng 14.233,81 2.199,43 12.034,38
1. Nương rẫy 623,47 623,47
2. Không có gỗ tái
sinh(la,lb)
987,27 987,27 6.663,66
3. Có gỗ tái sinh(lc) 1.212,16 1.212,16 4.747,25
4. Núi đá không có
rừng

5. Đất khác trong LN
C. Đất khác 20.307,44
(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Yên tính đến ngày 31/12/2013).
*Khí hậu, Thủy văn:
- Khí hậu Bảo Yên mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng, hình
thành hai tiểu vùng khí hậu: Đông Bắc và Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình trong
năm của huyện là 21,5
0
C. Tháng nóng nhất là 39,4
0
C, tháng có nhiệt độ thấp
nhất là 3,7
0
C. Lượng mưa trung bình là 1.440 mm đến 2.200 mm, tổng số giờ
nắng trong năm là 1.300 - 1.600 giờ.

×