Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đánh giá thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế của bệnh viện huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn và đề xuất một số giải pháp quản lý.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.84 KB, 55 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN THÁI BÌNH

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN Y TẾ CỦA
BỆNH VIỆN HUYỆN NGÂN SƠN, BẮC KẠN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010 – 2014






Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN THÁI BÌNH

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN Y TẾ CỦA
BỆNH VIỆN HUYỆN NGÂN SƠN, BẮC KẠN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Lớp : K42A - KHMT
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lợi





Thái Nguyên, năm 2014


M
ỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 1
1.3. Yêu cầu của đề tài 1
1.4. Ý nghĩa đề tài 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…………………………… 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1. Cơ sở pháp lý 3
2.1.2. Cơ sở lý luận 4
2.1.2.1. Khái niệm thuật ngữ liên quan và phân loại rác thải y tế 4
2.1.2.2. Phân loại chất thải rắn y tế 5
2.2. Hiện trạng quản lý và xu hướng xử lý rác thải y tế trên thế giới 6
2.3. Hiện trạng quản lý và xu hướng xử lý rác thải y tế ở Việt Nam 7
2.3.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế 7
2.3.2. Xu hướng xử lý chất thải y tế 10
2.4. Các nguy cơ đến từ chất thải y tế. 13
2.4.1. Các nguy cơ từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn[31] 13
2.4.2. Các nguy cơ từ chất thải hoá học và dược phẩm 16
2.4.3. Các nguy cơ từ chất thải gây độc gen tế bào 16
2.4.4. Các nguy cơ từ chất độc phóng xạ 17
2.5. Các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế 18
2.5.1. Công nghệ xử lý hoá – lý 18
2.5.2. Công nghệ thiêu đốt 19
2.5.3. Công nghệ chôn lấp 19
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………… 20
3.1. Đối tượng nghiên cứu 20
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
3.3 Nội dung nghiên cứu 20
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ngân Sơn 20
3.3.2. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện huyện Ngân Sơn. 20


3.3.3.
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện huyện Ngân Sơn. 20
3.3.4. Đề Xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện huyện Ngân Sơn. 21
3.4 Phương pháp nghiên cứu 21
3.4.1. Phương pháp thống kê, kế thừa 21
3.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 21
3.4.3. Phương pháp chuyên gia 21
3.4.4. Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp 21
3.4.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, tài liệu 21
3.5. Chỉ số nghiên cứu 21
3.5.1. Các chỉ số về thực trạng quản lý chất thải rắn Y tế 21
3.5.2. Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế 22
PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………………………………23

4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ngân Sơn 23
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 23
4.1.1.1.Vị trí địa lý 23
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 23
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu - thủy văn 23
4.1.1.4. Đặc điểm tài nguyên 24
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Ngân Sơn 26
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế 26
4.1.2.2. Văn hoá - xã hội 26
4.1.3. Sơ lược hiện trạng môi trường huyện Ngân Sơn 27
4.1.3.1. Môi trường không khí 27
4.1.3.2. Môi trường nước 27
4.1.3.3. Môi trường đất 27
4.2. Thực trạng chất thải rắn y tế tại bệnh viện huyện Ngân Sơn 27
4.2.1. Các nguồn phát sinh chất thải tại bệnh viện huyện Ngân Sơn 27

4.2.2. Thành phần chất thải rắn tại bệnh viện huyện Ngân Sơn 28
4.2.2.1. Thành phần chất thải sinh hoạt tại bệnh viện huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kan 28
4.2.2.2 Chất thải rắn y tế 29
4.3. Điều tra đánh giá thực trạng công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh
vi
ện huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kan 30

4.3.1 Tình hình qu
ản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kan 30
4.3.2. Công tác phân loại, thu gom,vận chuyển chất thải rắn y tế tại bệnh viện huyện Ngân
Sơn, tỉnh Bắc Kan 31
4.3.2.1. Công tác phân loại chất thải rắn tại Nguồn phát sinh. 31
4.3.2.2. Công tác thu gom chất thải rắn y tế 32
4.3.3. Công tác phân loại và thu gom rác thải rắn tại bệnh viện 33
4.3.3.1. Công tác phân loại 33
4.3.3.2. Hình thức thu gom: 34
4.3.4. Kết quả điều tra về khối lượng rác thải y tế tại bệnh viện huyện Ngân Sơn 35
4.4. Kết quả đánh giá về công tác quản lý, thu gom rác thải y tế tại bệnh viện huyện Ngân
Sơn qua phiếu điều tra phỏng vấn 36
4.5. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp đối với công tác quản lý chất thải y tế tại
bệnh viện huyện Ngân Sơn 37
4.5.1. Những thuận lợi và khó khăn 37
4.5. 2.Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện viện huyện Ngân
Sơn 38
4.5.2.1. Giải pháp thu gom, phân loại, xử lý, vận chuyển, lưu trữ 38
4.5.2.2. Giải pháp giảm thiểu 43
4.5.3. Giải pháp kiểm soát ô nhiễm 44
4.5.4. Một số giải pháp khác 44
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
5.1. Kết luận 46

5.2. Kiến nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa
Môi trường trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã tiến hành đề tài “Đánh
giá thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế của bệnh viện huyện Ngân Sơn,
Bắc Kạn và đề xuất một số giải pháp quản lý”.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài này ngoài sự cố gắng rất nhiều của
bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
trong khoa. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới:
Các thầy cô trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt là
thầy cô trong khoa Môi trường đã trang bị cho em nền tảng kiến thức vững
chắc về môi trường cũng như các phương pháp quản lý và xử lý bảo vệ môi
trường và nhiều lĩnh vực liên quan khác.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo T.S .Nguyễn Thị Lợi -
khoa Quản Lý Tài Nguyên, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ
em rất nhiều để em hoàn thành được nội dung đề tài này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị tại Trung tâm Quan
Trắc Môi Trường tỉnh Bắc Kạn đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình học
tập và nghiên cứu tại cơ sở.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đã hết
lòng động viên, giúp đỡ tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho em trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Do trình độ và thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên đề tài không
tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các
bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !





1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân là nhiệm vụ quan
trọng của ngành Y tế. Nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu khám chữa bệnh và
chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,
hệ thống các cơ sở y tế không ngừng được tăng cường, mở rộng và hoàn
thiện. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh
viện đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải bỏ, bao gồm cả những
chất thải bỏ nguy hại. .
Để quản lý tốt lượng chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt
động Y tế trên địa bàn huyện Ngân Sơn cần tiến hành thống kê, cập nhật thu
thập các số liệu về khối lượng thành phần các loại chất thải phát sinh. Trên cơ
sở các thông tin và số liệu thu thập được, kết hợp với các quy hoạch phát triển
của tỉnh cho phép dự báo lượng chất thải rắn Y tế phát sinh trong những năm
tiếp theo và đề ra các phương ph áp quản lý và xử lý chất thải rắn Y tế cho
phù hợp góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ
môi trường theo hướng phát triển bền vững. Do vậy, em lựa chọn đề tài

Đánh giá thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế của bệnh viện huyện
Ngân Sơn, Bắc Kạn và đề xuất một số giải pháp quản lý”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện
huyện Ngân Sơn;
- Đề xuất các giải pháp để quản lý và xử lý chất thải rắn y tế bệnh viện

huyện Ngân Sơn.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ngân Sơn;
- Đánh giá tình hình phát sinh chất thải rắn y tế của bệnh viện huyện Ngân
Sơn
- Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn trong lĩnh vực y tế của bệnh
viện huyện Ngân Sơn


2
- Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trong lĩnh vực y tế nhằm
giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng đến môi trường sống trên địa bàn huyện.
1.4. Ý nghĩa đề tài
Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng chất lượng môi trường Y tế
của bệnh viện huyện Ngân Sơn
Tìm hiểu được mức độ ô nhiễm của ngành Y tế, đưa ra những định
hướng đúng đắn trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường.




3
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý
- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y
tế về việc Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07
thông số vệ sinh lao động;

- Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng”;
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về
Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
đất nước;
- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y
tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế;
- Quyết định số 2149/QĐ/TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính
phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải Y tế giai đoạn 2011
- 2015 và định hướng đến năm 2020;


4
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về đánh giá môi

trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/03/2012 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về lập – thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc
thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi
trường đơn giản.
2.1.2. Cơ sở lý luận
2.1.2.1. Khái niệm thuật ngữ liên quan và phân loại rác thải y tế
 Khái niệm
- Môi trường: Theo điều 3, chương I, Luật Bảo vệ môi trường 2005
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật”.
- Chất thải y tế: Theo điều 3 chương I quy chế quản lý chất thải y tế
năm 2007: “Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ các
cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. Chất thải
y tế phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng
bệnh, nghiên cứu, đào tạo y tế”.
- Chất thải rắn y tế: Là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động y tế
như khám chữa bệnh, bào chế, sản xuất, đào tạo, nghiên cứu…
- Chất thải rắn y tế thông thường: Là chất thải rắn y tế không chứa
các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương
tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người.
- Chất thải rắn y tế nguy hại: Là chất thải rắn y tế có chứa các chất và
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các
chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người.
- Quản lý chất thải rắn y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý
ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý,
tiêu huỷ rác thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Phân loại chất thải rắn: Là một khâu rất quan trọng trong việc quản



5
lý và xử lý chất thải. Nếu thực hiện tốt khâu phân loại thì các khâu sau sẽ đạt
hiệu quả cao, hạn chế tốt được ô nhiễm.
- Thu gom: Là việc tách, phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm
thời chất thải tại địa điểm tập trung chất thải của cơ sở y tế.
- Vận chuyển: Là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh tới
nơi xử lý ban đầu, lưu giữ và tiêu huỷ.
- Xử lý ban đầu: Là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải
có nguy cơ lây nhiễm cao ngay gần nơi chất thải phát sinh trước khi vận
chuyển tới nơi lưu giữ và tiêu huỷ.
- Tiêu huỷ: Là quá trình sử dụng công nghệ nhằm cô lập (bao gồm cả chôn
lấp) chất thải nguy hại, làm mất khả năng nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ
con người.
2.1.2.2. Phân loại chất thải rắn y tế
 Theo hệ thống phân loại của tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
- Chất thải thông thường: Đó là các chất thải không độc hại, về bản chất
tương tự như rác thải sinh hoạt.
- Chất thải là bệnh phẩm: Mô, cơ quan, phần tử bào thai người, xác
động vật thí nghiệm, máu, dịch thể.
- Chất thải chứa phóng xạ: Chất thải từ các quá trình chiếu chụp X
quang, phân tích tạo hình cơ quan trong cơ thể, điều trị và khu trị khối u
- Chất thải hoá học: Có tác dụng độc hại, ăn mòn, gây cháy hay nhiễm
độc gen hoặc không độc.
- Chất thải nhiễm khuẩn: Gồm các chất thải chứa tác nhân gây bệnh
như vi sinh vật kiểm định, bệnh phẩm bệnh nhân bị cách ly hoặc máu nhiễm
khuẩn
- Các vật sắc nhọn: Kim tiêm, lưỡi dao, kéo mổ, chai lọ vỡ có thể gây
thương tích cho người và vật.
- Dược liệu: Dư thừa, quá hạn sử dụng .

 Theo hệ thống phân loại của Việt Nam
Tại Việt Nam, các chất thải bệnh viện được phân loại tuỳ theo nguồn
gốc đặc tính của từng loại. Chất thải bệnh viện của Việt Nam được phân
thành 4 loại:


6
- Phế thải sinh hoạt: Có nguồn gốc từ khu nhà bếp, khu hành chính
phòng bệnh nhân, hàng quán trong bệnh viện
- Phế thải chứa các vi trùng gây bệnh: Có nguồn gốc từ các ca phẫu
thuật, từ quá trình xét nghiệm, hoạt động khám chữa bệnh.
- Phế thải bị nhiễm bẩn: Các chất thải sau khi dùng cho bệnh nhân, các
đồ dùng của y bác sĩ sau phẫu thuật, từ quá trình lau rửa sàn nhà, bùn cặn nạo
vét từ các hệ thống cống rãnh, từ điều trị khám chữa bệnh và vệ sinh công
cộng.
- Phế thải đặc biệt: Là các loại chất thải độc hại hơn các loại trên như
các kim loại nặng, chất phóng xạ, hoá chất, dược phẩm quá hạn sử dụng từ
phòng chiếu chụp X quang, kho dược liệu và hoá chất .[14].
2.2. Hiện trạng quản lý và xu hướng xử lý rác thải y tế trên thế giới
Theo kết quả điều tra tại 15 bệnh viện tư nhân tại tỉnh Fars (Iran) trong
số 50 bệnh viện, mỗi ngày có khoảng 4,45 kg/giường/ngày thải ra 1830 kg rác
thải sinh hoạt (RTSH) (chiếm 71,44%), 721 kg rác lây nhiễm (chiễm 27,8%)
và 19,6 kg các vật sắc nhọn (chiếm 0,76%). Rác thải chưa được phân loại theo
đúng quy định. Hai trong số các bệnh viện này sử dụng xe chuyên chở rác
không có nắp đậy, 9 bệnh viện đã được trang bị lò đốt nhưng 6 trong số chúng
gặp khó khăn trong quá trình vận hành lò đốt. Ở các bệnh viện này, các nhân
viên không được đào tạo về quản lý chất thải y tế cũng như các mối nguy hại
mà rác thải y tế đem đến.
Quản lý rác thải y tế (RTYT) đang trở thành vấn đề lớn ở hầu hết các
nước, đặc biệt là quản lý chất thải y tế. Vài năm gần đây, vấn đề RTYT ngày

càng được quan tâm hơn do tình trạng bán rác thải trộm ra bên ngoài và nhiều
vấn đề liên quan đến nguy cơ của nó gây ra. Trong thời gian vừa qua tại Ấn
Độ xảy ra một vụ mua bê bối lớn về vấn đề quản lý RTYT: Đó là việc sử
dụng và mua bán các kim tiêm, bình nước biển, ống truyền, chai lọ đã qua sử
dụng. Theo kết quả điều tra của cán bộ có chức trách bang Gujarat, Tây Ấn
Độ thì đây chính là nguyên nhân đã góp phần làm bùng phát bệnh viêm gan
B. Thời gian qua ở nước này khiến 56 người tử vong. Ngoài ra, rác thải y tế
còn có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường do có thể phát tán trong nguồn
nước, không khí và đất.


7
2.3. Hiện trạng quản lý và xu hướng xử lý rác thải y tế ở Việt Nam
2.3.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế
Việt Nam là quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định
trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên điều này cũng làm nảy sinh nhiều thách
thức đối với môi trường, đặc biệt tại những khu đô thị lớn chiếm 24% dân số
cả nước. Năm 2010, khu vực này phát sinh khoảng 60% tổng lượng chất thải
của cả nước. Lượng rác thải này đang trở thành mối nguy hại lớn của xã hội.
Theo WHO đánh giá: 18 – 64% số cơ sở y tế ở Việt Nam chưa có biện pháp
xử lý chất thải đúng cách.[31]
Năm 2001, Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát tại 280 bệnh viện đại diện cho
tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước về vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn
y tế. Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế theo
từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế khác nhau. Lượng chất thải rắn phát
sinh trong quá trình khám chữa bệnh mỗi ngày khoảng 429 tấn, trong đó
lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34tấn/ngày. Năm
2003, lượng chất thải y tế nguy hại của cả nước ta khoảng 21500 tấn/năm,
năm 2010 con số này khoảng 25.000 tấn/năm. 27% tổng lượng chất thải y tế
nguy hại phát sinh từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hoá (gần

6.000 tấn/năm), các tỉnh/thành phố khác có khối lượng phát sinh chất thải y tế
nguy hại ít hơn, cỡ khoảng từ 0,2 đến 1,5 tấn/ngày. 70% lượng chất thải y tế
nguy hại tập trung ở các tỉnh/thành phố, thị xã thuộc các đô thị và 30% ở các
huyện, xã nông thôn, miền núi.
Lượng chất thải y tế phát sinh tại các bệnh viện theo các tuyến trong cả
nước như sau:
Bảng 1.1. Lượng chất thải rắn y tế tại các bệnh viện trong cả nước
Tuyến giường bệnh
Tổng lượng chất thải (kg/giường bệnh/ngày)
Năm 1998 Năm 2005
Bệnh viện Trung ương 0,97 1,80
Bệnh viện tỉnh 0,88 1,45
Bệnh viện huyện 0.73 0.73
Chung 0.86 1.33



8
Từ bảng 1.1 cho thấy lượng rác thải của bệnh viện Trung Ương lớn hơn
rất nhiều so với các bệnh viện tỉnh, huyện và tăng lên theo các năm. Năm
1998 tính chung cho cả nước mỗi ngày bệnh viện thải ra 0,86 kg rác, đến năm
2005 con số này là 1,33 kg tăng gấp 1,55 lần và theo dự báo thì con số này
còn tăng nữa. Năm 1998, ở bệnh viện Trung ương trong 1 ngày lượng rác thải
ra của 1 giường bệnh là 0,97 kg đến năm 2005 là 1,80 kg (gấp 1,86 lần), còn ở
bệnh viện tỉnh năm 1998 trong 1 ngày lượng rác thải ra của 1 giường bệnh là
0,88 kg đến năm 2005 là 1,45 kg (gấp 1,65 lần). Ở bệnh viện huyện thì lượng
rác thải không thay đổi, năm 1998 và năm 2005 đều là 0,73 kg/giường
bệnh/ngày. Lượng rác thải của bệnh viện Trung ương lớn hơn lượng rác thải ở
bệnh viện tỉnh và huyện vì số lượng bệnh viện ở tuyến Trung ương nhiều hơn
ở các tỉnh, huyện. Mặt khác, do trình độ của cán bộ y tế cũng như công nghệ

khoa học ở đây cao hơn hẳn so với ở tỉnh và huyện cho nên có nhiều người
bệnh và người nhà bệnh nhân đến đây để khám chữa bệnh. Chính vì lượng
người đến các bệnh viện tuyến Trung ương nhiều hơn cho nên lượng rác thải
cũng nhiều hơn. Còn sự thay đổi lượng rác thải qua các năm là điều đương
nhiên do dân số ngày càng gia tăng và nhu cầu khám chữa bệnh của con
người cũng được nâng cao.
Công tác phân loại rác y tế tại các bệnh viện ngày càng được hoàn
thiện. Ở nhiều nơi, như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vào
sử dụng các phương tiện chuyên dùng có thùng chứa kín, kể cả hệ thống làm
lạnh bên trong. Các thùng nhựa kín đã được sử dụng để lưu chứa và vận
chuyển chất thải y tế để hạn chế sự phát tán và gây nguy hiểm cho nhân viên
trực tiếp thực hiện thu gom.[].


9
Bảng 1.2. Khối lượng chất thải rắn y tế ở các bệnh viện của một số tỉnh,
thành phố trong năm 2002
Tỉnh, thành phố
Lượng chất thải rắn y tế nguy
hại/tổng lượng chất thải rắn
(tấn/năm)
Thành phố Hồ Chí Minh 4.730/17.518
Đồng Nai 180/995
Bình Dương 368/1.199
Bà Rịa – Vũng Tàu 288/950
Thái Nguyên 215/1.332
Hải Dương 132/1.626
Hải Phòng 547/1.300
Phú Thọ 70/587
Cần Thơ 110/343

Hà Nội 410/1.836
Quảng Ninh 190/1.243
(Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường, 2003 của các tỉnh, thành)
Nhìn vào bảng 1.2 cho thấy: lượng chất thải rắn (CTR) y tế nguy hại
của thành phố Hồ Chí Minh thải ra hàng năm lớn nhất cả nước (4.730 tấn),
sau đó đến Hà Nội (410 tấn), Bình Dương (368 tấn). Ở Phú Thọ lượng CTR y
tế nguy hại là thấp nhất (70 tấn), Cần Thơ là 110 tấn. Như vậy, lượng CTR y
tế nguy hại ở các tỉnh, thành phố chênh nhau rất lớn. Lượng CTR y tế nguy
hại ở Thành phố Hồ Chí Minh cao gấp 67,57 lần so với lượng CTR y tế nguy
hại ở Phú Thọ, ở Hà Nội cao gấp 5,86 lần so với Phú Thọ. Nguyên nhân của
sự chênh lệch này là ở các vùng trung tâm này có nhiều Bệnh viện, các cơ sở
y tế khác có công nghệ khoa học tiến bộ cho nên người dân ở các tỉnh thành
khác đổ xô về thành phố lớn để khám chữa bệnh. Mặt khác, dân số ở các khu
vực này rất lớn nên lượng CTR y tế nguy hại cao là điều tất yếu.
Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn y
tế đã có nhiều tiến bộ, nhiều cơ sở y tế thực hiện đúng theo quy chế quản lý
chất thải y tế. Nhiều bệnh viện đã xây dựng khu lưu giữ chất thải tập trung
tại bệnh viện.


10
Tuy nhiên, sự hỗ trợ của các ban, ngành trong việc cấp kinh phí đầu tư
trang bị phương tiện cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy
hại còn hạn chế và chưa đồng bộ.[ ]
Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 1998 Việt Nam có 830 bệnh viện với
tổng số 104.065 giường bệnh, hàng ngày các bệnh viện phát sinh gần 90 tấn
chất thải trong đó sẽ có khoảng 14,5 tấn chất thải y tế nguy hại cần phải xử lý.
Từ năm 2001 kết quả điều tra của dự án “Quy hoạch tổng thể mạng lưới
bệnh viện” cho thấy: cả nước có 970 bệnh viện vớ 117 562 giường bệnh, trong
đó bệnh viện Nhà nước chiếm 98,5% còn lại 1,5% là bệnh viện tư nhân.[32]

Đến năm 2007 cả nước đã có hơn 1.047 bệnh viện với gần 140.000
giường bệnh và hơn 10.000 trạm y tế. Trung bình mỗi ngày đêm, mỗi giường
bệnh sẽ thải ra môi trường khoảng 2,5 kg rác trong đó có từ 10 – 15% là chất
thải nguy hại. Theo Bộ y tế, khoảng 2/3 bệnh viện vẫn chưa áp dụng phương
pháp tiêu huỷ rác thải đảm bảo vệ sinh. Hầu hết rác thải y tế bệnh phẩm chưa
được phân theo đúng chủng loại, chưa được khử khuẩn trước khi thải bỏ. Nhà
lưu chứa không đúng tiêu chuẩn, không đảm bảo vệ sinh và có nguy cơ lây
nhiễm cao cho cộng đồng.[32]
Năm 2010, cả nước hiện có 1.087 bệnh viện (trong đó 1.023 bệnh viện
Nhà Nước, 64 bệnh viện tư nhân) với tổng số hơn 140.000 giường bệnh.
Ngoài ra còn có hơn 10.000 trạm y tế xã, hàng chục ngàn phòng khám tư
nhân, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất dược phẩm, sinh phẩm y tế. Ước
tính mỗi ngày cả nước thải ra 500 tấn rác thải y tế.
Một thực trạng tại nhiều bệnh viện, một số chất thải rắn bị bán trộm ra
ngoài, trong đó có chất thải không nguy hại, nhiều chất thải sạch được đóng
chung với chất thải bẩn vừa gây thất thoát nguồn thu vừa gây ô nhiễm môi
trường. Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cho phép tái chế và tái sử dụng một số chất
thải y tế thông thường theo quy trình kiểm soát các vật liệu nhằm hạn chế tối
đa lượng chất thải phải xử lý, tiết kiệm nguyên liệu.
2.3.2. Xu hướng xử lý chất thải y tế
Ở Việt Nam, việc xử lý chất thải chủ yếu do các công ty môi trường đô
thị (URENCO) thực hiện. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm thu gom và tiêu
huỷ chất thải sinh hoạt, bao gồm cả chất thải sinh hoạt gia đình, chất thải văn


11
phòng, đồng thời cũng là cơ quan chịu trách nhiệm xử lý cả chất thải công
nghiệp và y tế trong hầu hết các trường hợp. Về mặt lý thuyết, mặc dù các cơ
sở công nghiệp và y tế phải tự chịu trách nhiệm trong việc xử lý các chất thải
do chính cơ sở đó thải ra, trong khi Chính phủ đóng vai trò là người xây dựng,

thực thi và cưỡng chế các quy định/văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Song trên thực tế, Việt Nam chưa thực sự triển khai theo mô hình này.
Theo Dự thảo báo cáo quy hoạch tổng thể xử lý chất thải rắn y tế tại
Việt Nam, tính đến tháng 9 năm 2003 toàn quốc hiện có 61 lò đốt chất thải y
tế nguy hại đặ tại 43 tỉnh/thành phố. Trong đó có 47 lò đốt ngoại được lắp đặt
và vận hành để xử lý chất thải y tế nguy hại, trong đó có 2 lò đốt công suất
lớn (200kg/giờ và 1.000kg/giờ) đặt bên ngoài khuôn viên bệnh viện thuộc
trách nhiệm của xí nghiệp xử lý chất thải y tế (trực thuộc URENCO) tại hai
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, còn lại hầu hết là các lò đốt có
công suất nhỏ (từ 20 đến dưới 100kg/giờ). Số lượng lò đốt sản xuất trong
nước là 14 lò với công suất xử lý dao động từ 20kg/giờ đến 50kg/giờ.
Ví dụ: Tình hình quản lý chất thải y tế và xu hướng xử lý CTR y tế ở
đồng bằng sông Cửu Long: Chất thải rắn trong bệnh viện được phân làm hai
loại gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn y tế nguy hại. Chất thải rắn
sinh hoạt chiếm 80% chất thải rắn y tế trong bệnh viện (gồm chất hữu cơ, giấy
gỗ, kim loại, sành sứ vỡ, thuỷ tinh, Plastic, nilon và các thành phần khác…).
Loại này ít độc hại nhưng công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý
phải được thực hiện tốt. CTR y tế nguy hại từ các bệnh viện là nguồn tiềm ẩn
lây lan bệnh tật, gây ô nhiễm môi trường nước và đất, tác động tới môi trường
sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Vậy nên nguồn CTR y tế nguy hại từ các
bệnh viện cần phải được kiểm soát nghiêm ngặt và xử lý đạt yêu cầu của tiêu
chuẩn môi trường quy định.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ một số tỉnh trong khu vực, hầu
hết các trung tâm y tế cấp huyện và bệnh viện đa khoa của tỉnh đã thực hiện
thu gom chất thải rắn y tế. Nhiều bệnh viện và trung tâm y tế đã tổ chức thu
gom phân loại CTR y tế nguy hại tại nguồn như ở tỉnh Tiền Giang, Vĩnh
Long, An Giang, Bạc Liêu Tại đồng bằng sông Cửu Long, khối luợng CTR
y tế từ bệnh viện có quy mô cấp huyện và bệnh viện đa khoa thải ra môi



12
trường là 41,7 tấn/ngày, trong đó có 8,3 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại. Ví dụ:
tỉnh Đồng Tháp có 3,7 tấn/ngày CTR y tế, 0,7 tấn/ngày CTR y tế nguy hại;
tỉnh An Giang có 5,3 tấn/ngày CTR y tế, 1 tấn/ngày CTR y tế nguy hại; tỉnh
Cà Mau có 3,8 tấn/ngày CTR y tế, 0,8 tấn/ngày CTR y tế nguy hại; tỉnh Trà
Vinh có 2,1 tấn /ngày CTR y tế, 0,4 tấn/ngày CTR y tế nguy hại;
Sau khi phân loại CTR y tế tại bệnh viện, loại rác thải sinh hoạt thông
thường sẽ được xử lý chung với RTSH đô thị, riêng RTYT nguy hại trong
các bệnh viện từ cấp huyện trở lên đem đi đốt. Cho đến nay mới có khoảng
7% bệnh viện có lò đốt rác đạt tiêu chuẩn môi trường. Các tỉnh đã trang bị
1 lò đốt rác đạt tiêu chuẩn và đã đưa vào khai thác như: Đồng Tháp, An
Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh,
Sóc Trăng và Cà Mau (loại lò Hoval MZ, RET, DHBK-HCM, với công
suất từ 50 - 300kg/giờ). Còn lại 93% bệnh viện có lò đốt rác thủ công hoặc
xử lý thô sơ chưa đạt tiêu chuẩn môi trường. Một điều đáng lưu ý nữa, ở
một số bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, được trang bị lò đốt rác đạt tiêu chuẩn
nhưng chỉ khai thác sử dụng hết khoảng 1/3 - 1/4 công suất lò đốt, trong
khi các trung tâm y tế cấp huyện lại đang thiếu nguồn kinh phí để trang bị
lò đốt rác nên phải xử lý CTR y tế nguy hại bằng công nghệ thô sơ thủ
công không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
Trong những năm qua, ngành y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long đã
có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở, đặc biệt là
quản lý CTR, nhưng trên thực tế còn có nhiều hạn chế.
Đa số các tỉnh chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý CTR y tế. Nguyên
nhân là do nhận thức về tác hại gây ô nhiễm của chất thải y tế của các tỉnh
còn yếu; thiếu mặt bằng xây dựng hệ thống xử lý chất thải; chưa chú trọng bố
trí vốn đầu tư cho xử lý chất thải y tế hoặc nguồn kinh phí ngành y tế hạn hẹp
và các tỉnh chưa đặt vấn đề quy hoạch lò đốt CTR y tế nguy hại tập trung để
giảm kinh phí đầu tư mà hiệu quả thiết thực.
Một số bệnh viện đã đầu tư xây dựng lò đốt CTR y tế nguy hại nhưng

xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép do vận hành chưa đúng kỹ thuật hoặc
thiếu nguồn kinh phí để vận hành. Đồng thời, không thường xuyên bảo dưỡng
hệ thống lò đốt; công suất hệ thống xử lý chưa tương xứng so với nguồn rác


13
thải quá lớn của bệnh viện; công nghệ xử lý CTR chưa thích hợp.[21]
2.4. Các nguy cơ đến từ chất thải y tế.
- Đối với môi trường: Khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách
(chôn lấp, thiêu đốt không đúng qui định, tiêu chuẩn) thì sẽ dẫn đến ô nhiễm
môi trường đất, nước và không khí. Sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.[23]
- Đối với con người: Tất cả các cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy
hại là những người có nguy cơ tiềm tàng, bao gồm những người làm việc
trong các cơ sở y tế, những người ở ngoài các cơ sở y tế làm nhiệm vụ vận
chuyển các CTR y tế và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất
thải do hậu quả của sự sai sót trong khâu quản lý chất thải. Nhóm người có
nguy cơ cao gồm: Bác sĩ, y tá, hộ lý, nhân viên hành chính của bệnh viên,
bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú, khách tới thăm hoặc người nhà bệnh
nhân, những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho các cơ
sở khám chữa bệnh và điều trị, đặc biệt là những người thu gom và vận
chuyển chất thải y tế.[23
2.4.1. Các nguy cơ từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn[31]
Các vật thể trong thành phần của CTR y tế có thể chứa đựng một lượng
rất lớn bất kỳ tác nhân vi sinh vật bệnh truyền nhiễm nào. Các tác nhân gây
bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua: Da (qua một vết
thủng, trầy sước hoặc vết cắt trên da), các niêm mạc (màng nhầy), đường hô
hấp (do xông, hít phải), đường tiêu hóa



14
Bảng 1.3. Một số ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại
chất thải y tế, các loại sinh vật gây bênh và phương thức lây truyền.

Loại nhiễm khuẩn Vi sinh vật gây bênh Dạng chất thải y tế

Nhiễm khuẩn tiêu hóa Nhóm enterobacteri:
salmonella, shigella spp,
vibrio cholerac, các loại
giun sán
Phân hoặc chất nôn
Nhiễm khuẩn hô hấp Vi khuẩn lao, virus sởi,
streptococcus
pneumoniac
Các loại dịch tiết,
đờm
Nhiễm khuẩn mắt Virus herps Dịch tiết của mắt
Nhiễm khuẩn da Streptococcus spp Mủ
Bệnh than Bacillus antharacis Chất tiết của da (mồ
hôi, chất nhờn)
Viêm màng não Não mô cầu (neisseria
meningitides)
Dịch não tùy
AIDS HIV Máu, chất tiết của
sinh dục
Sốt xuất huyết Các loại virus: junin,
lassa, ebola, Marburg
Tất cả các sản phẩm
máu và dịch tiết
Nhiễm khuẩn huyết do

tụ cầu
Staphylococcus spp Máu
Nhiễm khuẩn huyết do
các loại vi khuẩn khác
nhau
Nhóm tụ cầu khuẩn:
Staphylococcus aureus,
Staphylococcus
epidermidis
Máu
Nấm candida Candida albican Máu
Viêm gan A Virus viên gan A Phân
Viêm gan B, C Virus viêm gan B, C Máu, dịch thể
(Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới WHO)



15
Có một mối liên quan đặc biệt giữa sự nhiễm khuẩn do HIV và virus
viêm gan B, C, đó là những bằng chứng của việc lan truyền các bệnh truyền
nhiễm qua đường rác thải y tế. Những virus này thường lan truyền qua vết
tiêm hoặc các tổn thương do kim tiêm có nhiễm máu người bệnh.
Trong các cơ sở y tế, tính đề kháng của vi khuẩn đối với các loại thuốc
kháng sinh và các hóa chất sát khuẩn cũng có thể góp phần tạo ra những mối
nguy cơ do sự quản lý yếu kém các chất thải y tế. Điều này đã được minh
chứng, chẳng hạn các plasmit từ các động vật thí nghiệm có trong chất thải y
tế đã được truyền cho vi khuẩn gốc qua hệ thuống xử lý chất thải. Hơn nữa, vi
khuẩn E. Coli kháng thuốc đã cho thấy nó vẫn còn sống trong môi trường bùn
hoạt tính mặc dù ở đó có vẻ như không phải là môi truờng thuận lợi cho loại
vi sinh vật này trong điều kiện thông thường của hệ thống thải bỏ và xử lý rác,

nước.
Độ tập trung của các tác nhân gây bệnh và các vật sắc nhọn bị nhiễm
các vi sinh vật gây bệnh (đặc biệt là những mũi kim tiêm qua da) hầu như là
những mối nguy cơ tiềm ẩn sâu sắc đối với sức khỏe trong các loại chất thải
bệnh viện. Các vật sắc nhọn có thể không chỉ là những nguyên nhân gây ra
các vết cắt, vết đâm thủng mà còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu nó bị
nhiễm các tác nhân gây bệnh. Theo WHO trong các cơ sở y tế, điều dưỡng
viên và hộ lý là 2 nhóm người chính có nguy cơ cao do tổn thương bởi các vật
sắc nhọn. Tỷ lệ hàng năm khoảng 10-20/1.000 người bị vật sắc nhọn nhiễm
khuẩn gây xước hoặc chọc thủng da.[31]
Ước tính mỗi năm trên toàn thế giới sử dụng 12.000 bơm tiêm và
không phải tất cả bơm tiêm đều được loại bỏ đúng cách, tạo nguy cơ gây chấn
thương và nhiễm khuẩn, thậm chí bị tái sử dụng. Trên toàn thế giới, hàng năm
có khoảng 8 - 16 triệu người bị viêm gan B, 2,3 - 4,7 triệu người bị viêm gan
C và 800 – 1.600 người bị nhiễm HIV do tái sử dụng bơm tiêm không tiệt
trùng. Hiện tượng này đặc biệt phổ biến như một số nước ở Châu Phi, Châu Á
và Đông Âu. Ở các nước đang phát triển, còn có thêm nguy hiểm do tìm bới
rác và phân loại rác bằng tay ở bãi rác của các cơ sở y tế. Những người thu
nhặt có nguy cơ chấn thương tức thì do kim tiêm và tiếp xúc với chất độc hại
hoặc chất bẩn.[7]


16
2.4.2. Các nguy cơ từ chất thải hoá học và dược phẩm
Nhiều loại hóa chất và dược phẩm được sử dụng trong các cơ sở y tế là
những mối nguy cơ đe dọa sức khỏe con người (các độc dược, các chất gây
độc gen, chất ăn mòn, chất dễ cháy, các chất gây phản ứng, gây nổ, gây shock
phản vệ ). Các loại chất này thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế,
với số lượng lớn hơn có thể tìm thấy khi chúng quá hạn, dư thừa hoặc hết tác
dụng cần vứt bỏ. Chúng có thể gây nhiễm độc do tiếp xúc cấp tính và mãn tính,

gây ra các tổn thương như bỏng. Sự nhiễm độc này có thể là kết quả của quá
trình hấp thụ hóa chất hoặc dược phẩm qua da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp
hoặc đường tiêu hóa. Việc tiếp xúc với các chất dễ cháy, chất ăn mòn, các hóa
chất gây phản ứng (formaldehyd và các chất dễ bay hơi khác) có thể gây nên
những tổn thương tới da, mắt hoặc niêm mạc đường hô hấp. Các tổn thương phổ
biến hay gặp nhất là các vết bỏng.
Các chất khử trùng là những thành phần đặc biệt quan trọng của nhóm
này, chúng thường được sử dụng với số lượng lớn và thường là những chất ăn
mòn. Cũng cần phải lưu ý rằng những loại hóa chất gây phản ứng có thể hình
thành nên các hỗn hợp thứ cấp có độc tính cao.
Các sản phẩm hóa chất được thải thẳng vào hệ thống cống thải có thể
gây nên các ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sinh
học hoặc gây ảnh hưởng độc hại tới hệ sinh thái tự nhiên nhận được sự tưới
tiêu bằng nguồn nước này. Những vấn đề tương tự cũng có thể bị gây ra do
các sản phẩm của quá trình bào chế dược phẩm bao gồm các kháng sinh và
các loại thuốc khác, do các kim loại nặng như thủy ngân, phenol và các dẫn
xuất, các chất khử trùng và tẩy uế.
Chất thải Vacxin cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại rất cao. Tháng 6 năm
2000 tại Vladivostock (Nga), 6 trẻ em được chẩn đoán bị bệnh đậu mùa dạng
nhẹ sau khi chơi nghịch với các ống thuỷ tinh có chứa vacxin đậu mùa đã hết
hạn trong đống phế thải.
2.4.3. Các nguy cơ từ chất thải gây độc gen tế bào
Đối với các nhân viên y tế do nhu cầu công việc phải tiếp xúc và xử lý
các loại chất thải gây độc gen tế bào và mức độ ảnh hưởng và chịu tác động từ


17
các rủi ro tiềm tàng sẽ phụ thuộc và các yếu tố như tính chất, liều lượng gây
độc của chất độc và khoảng thời gian tiếp xúc chất độc đó. Quá trình tiếp xúc
với các chất độc trong công tác y tế có thể xảy ra trong lúc chuẩn bị hoặc

trong quá trình điều trị bằng các thuốc đặc biệt hoặc bằng phương pháp hóa trị
liệu. Nhưng phương thức tiếp xúc chính là hít phải hóa chất có tính nhiễm độc
ở dạng bụi hoặc hơi mùi qua đường hô hấp, bị hấp thụ qua da do tiếp xúc trực
tiếp, qua đường tiêu hóa do ăn phải thực phẩm nhiễm thuốc. Việc nhiễm độc
qua đường tiêu hóa thường là do ảnh hưởng của những thói quen xấu, chẳng
hạn như dùng miệng hút ống pipet trong các công việc như khi định lượng
dung dịch, xét nghiệm sinh hóa. Mối nguy hiểm cũng có thể xảy ra do tiếp
xúc với các loại dịch thể và chất tiết, nhất là các bệnh phẩm cần xét nghiệm
của những bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị bằng phương pháp hóa trị
liệu.
Độc tính đối với tế bào của nhiều loại thuốc chống ung thư là tác động
đến các chu kỳ đặc biệt của tế bào, nhằm vào các quá trình tổng hợp hoặc quá
trình phân bào nguyên phân. Các thuốc chống ung thư khác, chẳng hạn như
nhóm anky hóa, không phải là pha đặc hiệu, chỉ biểu hiện độc tính ở một vài
điểm trong chu kỳ tế bào. Các nghiên cứu thực nghiệm cho ta thấy nhiều loại
thuốc chống ung thư lại gây lên ung thư và gây đột biến.
Nhiều loại thuốc có tính độc gây kích thích cao độ và gây nên nhưng
hậu quả hủy hoại cục bộ sau khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc mắt, chúng có
thể gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da.
Cần phải đặc biệt cẩn thận trong việc sử dụng, vận chuyển chất thải gây
độc gen tế bào. Việc làm thoát thải những chất thải như vậy vào môi trường
có thể gây nên những hậu quả sinh thái không thể lường trước được, nhiều khi
tác hại tới môi trường và sinh thái rất nghiêm trọng.
2.4.4. Các nguy cơ từ chất độc phóng xạ
Những bệnh do chất phóng xạ gây ra được xác định bởi liều lượng và
kiểu phơi nhiễm. Nó có thể gây ra hàng loạt các dấu hiệu như đau đầu, ngủ
gà, nôn đồng thời ảnh hưởng tới chất liệu di truyền.
Trên thế giới các nguồn phóng xạ được sử dụng rộng rãi trong y học và
trong những ứng dụng khác. Có khi, dân chúng tiếp xúc với rác thải y tế có



18
hoạt tính phóng xạ thường có nguồn gốc từ liệu pháp điều trị phóng xạ không
được xử lý đúng tiêu chuẩn hoặc do tiếp xúc với các chất phóng xạ trong các
cơ sở điều trị do hậu quả của các thiết bị X - Quang hoạt động không an toàn
hoặc do việc chuyên chở các dung dịch xạ trị không đảm bảo thiếu các thiết bị
giám sát trong xạ trị liệu.
Năm 1988, tại Brazil có 4 người chết vì hội chứng phóng xạ cấp tính và 28
người bỏng vì phóng xạ nặng. Các tai nạn tương tự cũng đã từng xảy ra ở thành
phố Mexico năm 1962, Algeria 1978, Maroc 1983 và Ciudad Juarez (Mexico)
năm 1987.[9]
Chính vì những hậu quả này do chất thải y tế gây ra mà ta cần có những
biện pháp phòng tránh:
- Có thể thay thế hoặc giảm lượng hoá chất độc hại sử dụng.
- Cung cấp các phương tiện bảo hộ cho tất cả những người tiếp xúc trực
tiếp với hoá chất.
- Thiết kế hệ thống thông gió phù hợp, huấn luyện các biện pháp phòng
hộ và các trường hợp cấp cứu cho những người liên quan.
- Bảo dưỡng các thiết bị y tế thường xuyên tránh rò rỉ hoá chất cũng
như chất phóng xạ ra ngoài.
2.5. Các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế
2.5.1. Công nghệ xử lý hoá – lý
Tức là sử dụng các quá trình biến đổi vật lý, hoá học để làm thay đổi tính
chất của chất thải nhằm mục đích chính là giảm thiểu khả năng nguy hại của chất
thải đối với môi trường. Công nghệ này rất phổ biến để thu hồi, tái chế chất thải đặc
biệt là một số loại chất thải nguy hại (CTNH) như dầu mỡ, kim loại nặng, dung
môi. Biện pháp tái chế, thu hồi chất thải bằng công nghệ hoá - lý thực sự chỉ mang
lại hiệu quả kinh tế và môi trường đối với những nhà máy xử lý chất thải quy mô
lớn, đầu tư công nghệ hiện đại để có thể xử lý chất thải cho cả một vùng. Hiện tại
kinh phí để đầu tư một nhà máy hoàn chỉnh rất lớn có thể lên đến vài chục triệu đô

la, nên Việt nam chưa có điều kiện xây dựng những nhà máy xử lý như vậy. Những
năm tới, nếu có được sự đầu tư từ bên ngoài thì Việt Nam mới có thể xây dựng
được những nhà máy xử lý CTNH cấp vùng. Ngoài ra việc lựa chọn địa điểm phù
hợp để xây dựng nhà máy cũng còn phải cân nhắc đến.


19
2.5.2. Công nghệ thiêu đốt
Đốt là một quá trình oxy hoá chất thải ở nhiệt độ cao. CTR và CTNH
hữu cơ có thể xử lý hoặc trong những lò đốt chuyên dụng hoặc được phân hủy
trong những quá trình công nghiệp nhiệt độ cao. Ví dụ, về quá trình này là
việc sử dụng lò xi măng quay. Nói chung, chất thải được xử lý bằng quá trình
đốt thông qua sự nhiệt phân đã từng được sử dụng đối với từng dạng chất thải
cụ thể như cao su, plastic, giấy, da, cặn dầu, dung môi hữu cơ, rác sinh hoạt,
bệnh phẩm… Nhưng nhiệt phân không thể được xem là một công nghệ quản
lý chất thải đa năng.
Sử dụng các lò đốt chuyên dụng để xử lý CTR y tế. Quá trình xử lý các
chất thải hữu cơ có thể cháy được trong các lò đốt để biến chúng thành dạng khí
hơi và tro.
Để đốt cháy hiệu quả chất thải trong lò đốt phải có 4 yêu cầu cơ bản như
sau:
 Cung cấp đủ oxy cho quá trình nhiệt phân bằng cách đưa vào buồng
đốt một lượng không khí dư.
 Khí hơi sinh ra trong quá trình cháy phải được duy trì lâu trong lò đốt
đủ để đốt cháy hoàn toàn (thông thường ít nhất là 04 giây).
 Nhiệt độ đốt phải đủ cao, thông thường cao hơn 1000
0
C hay 1100
0
C .

 Yêu cầu trộn lẫn tất các khí và khí cháy – xoáy.
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi ở nước ta.
2.5.3. Công nghệ chôn lấp
Chôn lấp an toàn và hợp vệ sinh CTR y tế. Chôn lấp an toàn hợp vệ sinh
là biện pháp tiêu hủy chất thải được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới. Nhiều
Quốc gia tiên tiến như Anh, Nhật cũng dùng biện pháp chôn lấp, kể cả một số
loại chất thải nguy hiểm, lây nhiễm hoặc độc hại. Theo công nghệ này chất thải
CTR công nghiệp, CTNH dạng rắn hoặc sau khi đã cố định ở dạng viên được
đưa vào các hố chôn lấp có ít nhất 02 lớp lót chống thấm, có hệ thống thu gom
nước rò rỉ để xử lý, có hệ thống thoát khí, có giếng khoan để giám sát khả năng
ảnh hưởng đến nước ngầm.

×