Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất của thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.04 KB, 59 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





LÂM THỊ NGUYỆT



Tên đề tài
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GCNQSD ĐẤT
CỦA THỊ TRẤN TÀ LÙNG, HUYỆN PHỤC HÒA,
TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2011-2013




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo : Liên thông
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa : 2012 - 2014







Thái Nguyên, 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





LÂM THỊ NGUYỆT



Tên đề tài
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GCNQSD ĐẤT
CỦA THỊ TRẤN TÀ LÙNG, HUYỆN PHỤC HÒA,
TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2011-2013




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo : Liên thông
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa : 2012 - 2014


Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Lê Duy
Khoa Qu¶n lý tµi nguyªn – Tr−êng §¹i häc N«ng L©m Th¸i Nguyªn





Thái Nguyên, 2014
LỜI CẢM ƠN


Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố
và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được
sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên &
Môi Trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất của thị trấn Tà Lùng, huyện
Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2013”.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp em đã hoàn thành
được bản báo cáo.
Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giao trong
khoa Tài Nguyên & Môi Trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
giảng dạy và hướng dẫn em.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S Nguyễn Lê Duy
thầy đã trực tiếp hướng dẫn em cũng như sự chỉ đạo giúp đỡ nhiệt tình của
cán bộ địa chính thị trấn Tà lùng, lãnh đạo UBND thị trấn Tà Lùng đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tốt nghiệp này.
Do trình độ còn hạn chế và thời gian có hạn nên luận văn vẫn còn nhiều
thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài luận
văn của em hoàn chỉnh và tốt hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Lâm Thị Nguyệt
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 2

1.3. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2

Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3

2.1.1. Công tác cấp GCNQSDĐ đối với quản lý nhà nước về đất đai 3

2.1.2. Công tác cấp GCNQSDĐ đối với người sử dụng đất 4


2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC CẤP GCNQSDĐ 4

2.2.1. Những căn cứ pháp lý của việc cấp GCNQSDĐ 4

2.2.2. Sơ lược hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 6

2.2.3. Mục đích, yêu cầu, đối tượng, điều kiện, thẩm quyền, nhiệm vụ được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 8

2.2.4. Nguyên tắc cấp GCNQSDĐ 13

2.2.5. Trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng tại
xã, thị trấn 14

2.2.6. Một số quy định chung về cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình cá nhân
đang sử dụng đất 18

2.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CẤP GCNQSDĐ Ở THỊ TRẤN TÀ
LÙNG, HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN NĂM
2011 - 2013 20

2.2.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ của cả nước 20

2.2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ của huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng 22

Phần 3: PHÁP ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU 23

3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 23


3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH 23

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 23

3.3.1. Sơ lược tình hình cơ bản của thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh
Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2013 23

3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai Thị trấn Tà Lùng, huyện Phục
Hòa, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2013 23

3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ tại Thị trấn Tà Lùng, huyện Phục
Hòa, tỉnh Cao Bằng 23

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.4.1. Phương pháp thống kê, thu thập số liệu, tài liệu 23

3.4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập được 24

3.4.3. Phương pháp so sánh và đánh giá kết quả đạt được 24

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

4.1. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA THỊ TRẤN TÀ LÙNG,
HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN NĂM 2011 - 2013 25

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 25

4.1.1.1. Vị trí địa lý 25


4.1.1.2. Khí hậu, thời tiết 25

4.1.1.3. Địa hình 26

4.1.1.4. Tài nguyên 26

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 27

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 27

4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 29

4.1.2.3. Dân số và lao động 31

4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 31

4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA THỊ TRẤN TÀ LÙNG,
HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG 34

4.2.1. Sơ lược công tác quản lý nhà nước về đất đai của thị trấn Tà Lùng,
huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2013 34

4.2.1.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai 34

4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ địa chính 34

4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính 34


4.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 35

4.2.1.5. Quản lý tài chính về đất đai 35

4.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GCNQSD ĐẤT CỦA THỊ TRẤN TÀ
LÙNG, HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN
2011 - 2013 37
4.4. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CẤP GCNQSD ĐẤT TẠI THỊ TRẤN TÀ
LÙNG, HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN
2011 - 2013 37
4.4.1. Kết quả cấp GCNQSD cho các loại đất của thị trấn Tà Lùng, huyện
Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2013 38

4.4.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất thị trấn Tà lùng, huyện Phục
Hòa, tỉnh Cao Bằng 41

4.4.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất chuyên dùng cho các tổ chức
thị trấn Tà Lùng giai đoạn 2011 - 2013 43

4.5. ĐÁNH GIÁ NHỮNG MẶT THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI
PHÁP TRONG CÔNG TÁC CẤP GCNQSD ĐẤT TẠI THỊ TRẤN TÀ
LÙNG, HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN NĂM
2011 - 2013 45

4.5.1. Thuận lợi 45

4.5.2. Khó khăn 45

4.5.3. Giải pháp khắc phục 46


Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49

5.1. KẾT LUẬN 49

5.2. ĐỀ NGHỊ 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Kết quả cấp giấy chứng nhận của huyện Phục Hòa năm 2012 22

Bảng 4.2. Tình hình dân số thị trấn Tà Lùng, Phục Hòa, Cao Bằng giai
đoạn 2011 - 2013 31

Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất của Thị trấn Tà Lùng năm 2013 36

Bảng 4.4. Kết quả cấp GCNQSD đất sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Tà
Lùng giai đoạn 2011 - 2013 38

Bảng 4.5: Kết quả công tác cấp GCNQSD đất đối với đất lâm nghiệp cho
hộ gia đình, cá nhân thị trấn Tà Lùng giai đoạn 2011-2013 39

Bảng 4.6: Kết quả công tác cấp GCNQSD đất đối với đất ở và đất sản xuất
kinh doanh cho hộ gia đình, cá nhân thị trấn Tà Lùng giai đoạn
2011 - 2013 40

Bảng 4.7. Kết quả cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân của thị

trấn Tà Lùng giai đoạn 2011 - 2013 41

Bảng 4.8. Kết quả cấp GCNQSD đất thị trấn Tà Lùng theo từng năm giai
đoạn 2011 - 2013 42

Bảng 4.9. Kết quả cấp GCNQSD đất cho các tổ chức của thị trấn Tà Lùng
giai đoạn 2011 - 2013 44


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐKĐĐ : Đăng ký đất đai
GCNQSD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
UBND : Ủy ban nhân dân
CP : Chính phủ
NĐ : Nghị định
NQ : Nghị quyết
TW : Trung ương
CT : Chỉ thị
CV : Công văn
ĐC : Địa chính
TT : Thông tư
TCĐC : Tổng cục địa chính
BTNMT : Bộ tài nguyên và môi trường
ĐKQSD : Đăng ký quyền sử dụng

1

Phần 1:
ĐẶT VẤN ĐỀ


1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là sản phẩm tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của
mỗi quốc gia, nó bị giới hạn về diện tích, không gian, vị trí địa lý, là thành
phần quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không
gì thay thế được đối với sản xuất nông - lâm nghiệp, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, lao động của con người.
Trong những năm gần đây cùng với sự vận động mạnh mẽ của cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước, thì việc quản lý và sử dụng đất luôn luôn
là yêu cầu đặt ra với nền kinh tế quốc dân nói chung và người quản lý đất đai
nói riêng.
Yêu cầu của nhà nước về công tác quản lý đất đai đòi hỏi phải có các
biện pháp đo đạc, đánh giá phân hạng đất đai, quy hoạch kế hoạch sử dụng
đất, lập hồ sơ địa chính. Vì vậy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(GCNQSDĐ) là công việc hết sức khó khăn, phức tạp và tốn kém. Để
GCNQSDĐ thành cơ sở pháp lý của việc sử dụng đất, nhà nước đã ban hành
hàng loạt các văn bản như: Nghị định, Thông tư hướng dẫn lập hồ sơ địa
chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai thì công việc cần
thiết đầu tiên là phải hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ
hợp pháp giữa nhà nước với người sử dụng đất. Đây là yếu tố quan trọng góp
phần vào việc nắm chắc quỹ đất đai của từng địa phương, giúp cho việc quy
hoạch sử dụng đất hợp lý nâng cao hiệu quả sản xuất.
Trên thực tế việc cấp GCNQSDĐ ở nước ta từng bước tạo cơ sở pháp lý,
giúp người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, yên tâm đầu tư
phát triển sản xuất phát huy tốt tiềm năng của đất và sử dụng đạt hiệu quả kinh tế
cao nhất.
Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ ở
nước ta còn chậm và không đồng đều, ở những vùng khác nhau thì tiến độ

2
thực hiện cũng khác nhau. Một số địa phương cơ bản hoàn thành nhưng một
số địa phương vẫn còn chậm và chưa đáp ứng kịp.
Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói chung, Thị trấn Tà Lùng nói riêng, vấn
đề cấp GCNQSDĐ đã được thực hiện tốt, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn
chế, khó khăn. Do vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu để làm rõ những khó khăn
để cấp GCNQSDĐ đạt kết quả cao hơn.
Xuất phát từ thực tế trên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS. Nguyễn
Lê Duy, em tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thị trấn Tà Lùng, huyện
Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng giai đoạn năm 2011 - 2013”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của việc quản lý đất đai.
- Đánh giá được kết quả của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất của thị trấn Tà Lùng giai đoạn năm 2011 - 2013. Trên cơ sở đó đưa
ra điểm mạnh hay kém và đồng thời xác định được những mặt làm tốt, chưa
tốt và những tồn tại trong công tác này.
- Đề xuất biện pháp giải quyết những tồn tại và đề ra phương hướng khả
thi để cấp GCNQSD đất cho những năm tới.
1.3. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Nắm vững cơ sở lý luận, những căn cứ pháp lý của công tác cấp
GCNQSD đất.
- Các số liệu điều tra, thu thập phản ánh trung thực khách quan
Đưa ra những ý kiến đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với thực trạng
của địa phương và quy định của Nhà nước về quản lý đất đai.
* Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
3
Phần 2:

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Công tác cấp GCNQSDĐ đối với quản lý nhà nước về đất đai
Từ thập niên 80 trở lại đây, nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến đáng
kể. Nền kinh tế tự cung, tự cấp chuyển dần sang nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần với định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế ngày nay càng phát triển
dẫn đến sự đa dạng các thành phần kinh tế và các hình thức sản xuất. từ chỗ
kinh tế quốc doanh chiếm đa số thì đến nay kinh tế tư nhân, liên doanh, liên
kết phát triển đóng vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân.
Nhờ có chính sách đổi mới đó mà đời sống người dân ngày càng cải
thiện. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì vấn đề đặt ra với cơ quan
quản lý đất đai là làm sao đáp ứng được nhu cầu đất ngày càng tăng của đời
sống nhân dân và các ngành sản xuất. Đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước
hết sức quan tâm giải quyết.
Theo khoản 20 Điều 4 Luật đất đai 2003 quy định:
“GCNQSDĐ là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
cho người sử dụng đất để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất” [1].
Như vậy GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác định quyền sử dụng đất
hợp pháp của người sử dụng đất. Đây là một quyền quan trọng của người sử
dụng đất. Thông qua công tác cấp GCNQSDĐ, Nhà nước xác lập mối quan hệ
pháp lý giữa nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đất đai đối với các tổ chức,
hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng.
Vì vậy cấp GCNQSDĐ là một trong những nội dung quan trọng trong
công tác quản lý nhà nước về đất đai.
* Theo luật đất đai 2003
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định như sau:
1. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng và tổ chức thực
hiện văn bản đó;
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành

chính, lập bản đồ địa chính;
4
3. Khảo sát, đo đạc đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5. Quản lý việc giao đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất;
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hổ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
7. Thống kê, kiểm kê đất đai;
8. Quản lý tài chính về đất đai;
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản;
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất;
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai;
12. Giải quyết các tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cao các
vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
13. Quản lý các dịch vụ công về đất đai
2.1.2. Công tác cấp GCNQSDĐ đối với người sử dụng đất
+ GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác định quyền sử dụng đất đai hợp
pháp của người sử dụng đất.
+ GCNQSDĐ là điều kiện để người sử dụng đất được bảo hộ các quyền
và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình sử dụng đất.
+ GCNQSDĐ là điều kiện để đất đai được tham gia vào thị trường bất
động sản
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC CẤP GCNQSDĐ
2.2.1. Những căn cứ pháp lý của việc cấp GCNQSDĐ
- Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định về việc giao

đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất
nông nghiệp.
- Quyết định số 499/QĐ - ĐC của Tổng cục Địa chính ngày 27/01/1995
về quy định sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, sổ theo dõi biến động đất đai.
5
- Công văn số 647/ CV - ĐC của Tổng cục Địa chính ngày 31/01/1995
“V/v hướng dẫn xử lý một số vấn đề đất đai để cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất”.
- Công văn số 1427/CV-ĐC ngày 13/10/1995 “V/v hướng dẫn xử lý một
số vấn đề đất đai để cấp GCNQSD đất”.
- Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục Địa
chính “V/v hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất”.
- Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 01/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số
biện pháp đẩy mạnh việc hoàn hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nông nghiệp, đất ở nông thôn, đất lâm nghiệp năm 2000.
- Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 10/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy
mạnh việc ban hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000.
- Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC của Tổng cục Địa chính hướng dẫn
đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất (thay thế thông tư 346/1998).
- Luật Đất đai 2003 ngày 10/12/2003.
- NĐ số 47/2003/NĐ - CP ngày 12/5/2003 quy định về việc thu lệ phí về
nhà, đất khi cấp giấy chứng nhận.
- Chỉ thị 05/2004/CT - TTg ngày 09/02/2004 về việc triển khai khi hành
Luật Đất đai 2003.
- NĐ 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành Luật
Đất đai 2003

- Quyết định số 24/2004/QĐ - BTNMT của Bộ trưởng Bộ TN&MT ban
hành quy định về cấp GCNQSD đất ngày 01/11/ 2004.
- Thông tư số 29/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng
dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư 05 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 01/11/2004 hướng
dẫn Nghị định 181.
- NĐ số 198/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 quy định cụ thể hóa Luật
Đất đai về việc thu tiền sử dụng cấp giấy chứng nhận.
6
- Thông tư liên tịch 38/2004/TTLT-BTNMT, ngày 31/12/2004 hướng
dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất và tổ chức phát triển quỹ đất.
- Thông tư số 01/2005/TT - BTNMT ngày 13/4/2005 hướng dẫn về khi
cấp giấy chứng nhận: việc xác định thời hạn sử dụng đất, xác định mục đích sử
dụng đất chính và mục đích phụ trong một số trường hợp đang sử dụng đất, việc
cấp giấy chứng nhận cho cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất nông nghiệp.
- NĐ số 95/2005/NĐ - CP ngày 15/7/2005 về việc cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu nhà công trình xây dựng.
- NĐ số 17/2006/NĐ - CP ngày 27/01/2006 sửa đổi, bổ sung một số quy
định về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận, việc xác nhận hợp
đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo
lánh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế,
khu công nghệ cao.
- Quyết định số 08/2006/QĐ - BTNMT ngày 27/07/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi Trường ban hành về GCNQSD đất.
- Thông tư số 06/2007/TT - BTNMT ngày 25/5/2006 quy định bổ sung
về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền
sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hộ trợ, tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất và khiếu nại về đất đai.
- Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04 tháng 04 năm 2013 của Thủ tướng Chính

phủ về việc tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm
2013 hoàn thành cơ bản việc cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.
2.2.2. Sơ lược hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
* Hồ sơ địa chính
Khái niệm về hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính được thành lập một bản gốc và hai bản sao từ bản gốc.
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy phạm hướng dẫn việc lập chỉnh
lý và quản lý hồ sơ địa chính.
Hồ sơ địa chính được quy định tại Điều 47 Luật đất đai năm 2003.(Quốc hội
Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2003) [4].
7
Hồ sơ địa chính bao gồm:
- Bản đồ địa chính.
- Sổ địa chính.
- Sổ mục kê đất đai.
- Sổ theo dõi đất đai.
Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin về thửa đất sau đây:
- Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí;
- Người sử dụng thửa đất;
- Nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất;
- Giá đất tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực
hiện và chưa thực hiện;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền và những hạn chế của
người sử dụng đất;
- Biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin có liên quan;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
* Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cấp GCNQSD đất là công tác rất quan trọng nhằm xác lập mối quan hệ hợp
phát giữa Nhà Nước tài nguyên đất đai chặt chẽ, đúng mục đích, đúng đối

tượng, đúng quy hoạch, kế hoạch và theo đúng pháp luật. Đặc biệt đối với
người trực tiếp sử dụng đất công tác này có ý nghĩa to lớn giúp người sử dụng
đất hiểu và thực hiện theo pháp luận đất đai. Việc cấp GCNQSD đất cũng là
đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất.
Đăng kí thống kê đất đai,cấp GCNQSD đất là một trong những nội dung
quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhằm quản lý chặt chẽ
toàn bộ đất đai theo pháp luật. Do đó Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương,
chính sách và được cụ thể hoá bằng các văn bản pháp luật
+ Thông tư 346/TT-TCĐC ngày 16/31998 hướng dẫn việc kê khai đăng
ký đất đai, cấp GCNQSD đất.
+ Nghị định 181/2004/NĐ/CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng
dẫn thi hành Luật Đất đai 2003.
+ Luật Đất đai 2003 ngày 10/12/ 2003
8
+ Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTNMT ngày 13/6/2006 hướng dẫn thi
hành việc công chứng, chứng thực hợp đồng văn bản thực hiện quyền sử dụng đất.
+ Nghị định 84/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 thông tư hướng dẫn
bổ sung về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện QSD đất, trình tự,
thủ tục, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và khiếu nại về đất đai.
+ Thông tư số 29/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng
dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
+ Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 27/7/2006 của bộ trưởng bộ
TN&MT ban hành về cấp GCNQSD đất đai.
+ Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2006 của chính phủ về việc
cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
+ Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ TN&MT về
cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Thông tư số 06/2007/TT - BTNMT ngày 25/5/2006 quy định bổ xung
về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền
sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hộ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu

hồi đất và khiếu nại về đất đai.
2.2.3. Mục đích, yêu cầu, đối tượng, điều kiện, thẩm quyền, nhiệm vụ được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
a, Mục đích của việc cấp GCNQSDĐ
Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là xác nhận mối quan hệ
giữa người sử dụng đất với quyền sở hữu nhà nước về đất đai. Công tác này rất
quan trọng, vì nó làm tăng cường vai trò sở hữu nhà nước về đất đai đồng thời đề
cao trách nhiệm của người sử dụng đất và việc xét duyệt, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất góp phần ổn định xã hội.
b, Yêu cầu của việc cấp GCNQSDĐ
Theo bài giảng thống kê đất đai thì thửa đất xin đăng ký, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý: Đăng ký đúng đối tượng, diện tích
trong hạn mức được giao, đúng mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, thực hiện
đúng quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Thiết lập đầy đủ hồ
sơ theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
9
- Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật: Theo quy định phải đảm bảo yêu
cầu về chất lượng kỹ thuật đối với thông tin của từng thửa đất về các yếu tố
diện tích, hình thể, kích thước của từng thửa đất, hạng đất.
- Thực hiện triệt để, kịp thời: Mọi đối tượng sử dụng đất hay có nhu cầu
biến động dưới mọi hình thức đều phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, không để sót bất kỳ trường hợp nào mà không đăng ký,
đảm bảo cho nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai trên lãnh thổ. Trong mọi
trường hợp việc đăng ký đất đai đều phải thực hiện ngay sau khi được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hoặc cho phép biến động đất
đai, đảm bảo cho hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất,
các quyền của người sử dụng đất luôn được bảo vệ và thực hiện theo pháp luật.
c, Đối tượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
* Đối tượng được đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo Điều 46 Luật Đất đai năm 2003 [14] quy định như sau:
- Người đang sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
- Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa
kế, cho tặng, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất theo quy định.
- Người nhận chuyển quyền sử dụng đất.
- Người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển mục đích sử dụng,
thay đổi thời hạn sử dụng hoặc thay đổi đường ranh giới thửa đất.
- Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân
dân, quyết định của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất
đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
* Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo Điều 49 Luật Đất đai 2003 quy định như sau:
- Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất
nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
- Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến
trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
10
- Người đang sử dụng đất theo quy định tại điều 50 và 51 của Luật Đất
đai 2003 mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được kế thừa, nhận
tặng cho quyền sử dụng đất, người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp
đồng thế chấp bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ, tổ chức sử
dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền
sử dụng đất.
- Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân
quy định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh

chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đấu thầu dự án có sử dụng đất.
- Người sử dụng đất quy định tại Điều 90, 91, 92 của Luật Đất đai 2003.
- Người mua bán nhà ở gắn liền với đất.
- Người được Nhà nước thanh lý hoá giá nhà ở gắn liền với đất
d, Điều kiện được cấp GCNQSDĐ
- Có đầy đủ giấy tờ hợp pháp hoặc đang sử dụng đất ổn định được Uỷ
ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận những giấy tờ hợp pháp bao gồm:
+ Giấy tờ do chính quyền cách mạng giao đất trong cải cách ruộng đất
mà chủ sử dụng đất vẫn đang được sử dụng ổn định từ đó tới nay.
+ Giấy tờ giao đất hoặc cho thuê đất do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt thuộc thời kỳ nhà nước việt nam dân chủ cộng hoà.
+ Những giấy tờ chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng
đất từ sau ngày 15/03/1993 đã được cấp và thẩm quyền xác nhận.
+ Các quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của luật đất đai.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ địa chính mà không có tranh chấp.
+ Giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho
người sử dụng đất mà người đó vẫn sử dụng đất liên tục từ đó tới nay mà
không có tranh chấp.
+ Giấy tờ thừa kế, cho tặng nhà gắn liền với đất mà được Uỷ ban nhân
dân xã nơi có đất xác nhận và đất đó không có tranh chấp.
11
+ Giấy tờ giao đất tình nghĩa.
+ Giấy tờ chuyển nhượng đất đai mua bán nhà ở kèm theo chuyển
nhượng quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân xã nơi có đất thẩm tra là đất
không có tranh chấp và được Uỷ ban nhân dân cấp huyện xác nhận kết quả
thẩm tra của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Trường hợp khi người sử dụng đất đã có một trong các loại giấy tờ

nói trên mà đất đó nằm trong quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có quyết định thu hồi để thực hiện quy
hoạch thì vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng phải chấp
hành đúng theo quy định của pháp luật.
- Người sử dụng đất ổn định nhưng không có giấy tờ hợp pháp, trường
hợp này phải được UBND cấp xã xác nhận trong những trường hợp sau:
+ Có giấy tờ hợp pháp nhưng bị thất lạc do chiến tranh, thiên tai (hạn
hán, lũ lụt, sóng thần), còn chứng lý trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan nhà nước
hoặc được hội đồng đăng ký đất đai xác nhận.
+ Người được thừa kế của tổ tiên qua nhiều thế hệ.
+ Người chia tách chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng
chưa làm thủ tục sang tên trước bạ.
e, Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo Điều 52 Luật Đất đai 2003 được quy định như sau:
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với
đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân
nước ngoài.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 1 Điều này được uỷ
quyền cho cơ quan quản lý Tài nguyên và Môi trường cùng cấp.
12
Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được ủy quyền cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
f, Nhiệm vụ của các cấp trong công tác cấp GCNQSDĐ

Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở để bảo
vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai; là điều kiện đảm bảo để Nhà nước
quản lý chặt chẽ hơn quỹ đất trong phạm vi toàn lãnh thổ và để cho đất đai
được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả cao nhất. Do vậy công tác
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đóng vai trò quan trọng trong chiến
lược quản lý nhà nước về đất đai. Điều đó đòi hỏi các cấp từ Trung ương đến
địa phương phải có chính sách quản lý đất đai phù hợp với thực tế và xu
hướng phát triển của xã hội để việc sử dụng đất có hiệu quả, hợp lý.
* Trung ương:
- Ban hành các văn bản, chính sách đất đai, các thông tư hướng dẫn, quy
trình, biểu mẫu về đăng ký đất đai.
- In ấn, phát hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biểu mẫu, sổ sách
thống nhất trong phạm vi cả nước.
- Hướng dẫn, tập huấn chuyên môn cho cán bộ địa chính các tỉnh trong
cả nước về thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Xây dựng, kế hoạch thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trong cả nước.
* Cấp tỉnh:
- Ban hành công văn, quyết định, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện đăng
ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tổ chức thực hiện triển khai công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi toàn tỉnh theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính cấp cơ sở
phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở địa phương mình.
- Làm thủ tục để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xét, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho những đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất trong phạm vi quản lý.
13

* Cấp huyện:
- Thực hiện việc lập kế hoạch triển khai cụ thể cho từng xã, phường, thị
trấn trên địa bàn huyện.
- Chỉnh lý tài liệu, bản đồ địa chính phục vụ cho việc triển khai công
tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tổ chức hướng dẫn chỉ đạo thực hiện làm thí điểm về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và đôn đốc cấp cơ sở thực hiện kế hoạch triển khai.
- Làm thủ tục để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xét, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho những đối tượng thuộc thẩm quyền.
- Quản lý hồ sơ địa chính theo phân cấp để nắm bắt tình hình sử dụng
đất ở xã, phường, thi trấn trên địa bàn.
* Cấp xã:
- Thực hiện việc lập kế hoạch triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cùng với cán bộ phòng Tài Nguyên và Môi trường.
- Tuyên truyền phổ biến cho nhân dân hiểu và đến kê khai đăng ký đất
đang sử dụng.
- Tổ chức tập huấn lực lượng, thu thập tài liệu, chuẩn bị vật tư, kinh phí thành
lập Hội đồng đăng ký đất để phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
- Tổ chức kê khai đăng ký đất đai, xét duyệt đơn xin cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thu lệ phí địa chính, giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
người sử dụng (Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT).
2.2.4. Nguyên tắc cấp GCNQSDĐ
Được quy định tại điều 48 Luật Đất đai 2003 như sau:
1. GCNQSDĐ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành và được cấp
cho người sử dụng đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi
loại đất.
Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở
hữu tài sản theo quy định của pháp luật và đăng ký bất động sản.
14
2. GCNQSDĐ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.
3. GCNQSDĐ được cấp theo từng thửa đất gồm 2 văn bản một bản cấp cho
người sử dụng đất, một bản lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì
GCNQSDĐ phải ghi cả họ tên vợ và họ tên chồng.
Trường hợp đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì
GCNQSDĐ được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng tổ chức đồng
quyền sử dụng.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư
thì GCNQSDĐ được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho người đại diện
hợp pháp của cộng đồng dân cư đó.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho
người có trách nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó.
4. Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp GCNQSDĐ, giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị thì không phải đổi
GCNQSDĐ đó sang GCNQSDĐ theo quy định của Luật Đất đai 2003 khi
chuyển quyền sử dụng đất thì người nhận quyền sử dụng đất đó được cấp
GCNQSDĐ theo quy định tại luật Luật Đất đai năm 2003.
2.2.5. Trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng
tại xã, thị trấn
Điều 135 Nghị định 181/2004 quy định:
Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất (1)
bộ hồ sơ gồm có:
- Đơn xin cấp GCNQSDĐ.
- Một trong các loại giấy tờ (nếu có) về quyền sử dụng đất quy định tại
khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật Đất đai.

- Văn bản uỷ quyền xin cấp GCNQSDĐ (nếu có).
Việc cấp GCNQSDĐ được quy định như sau:
a) UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn
đề nghị cấp GCNQSDĐ về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất
trường hợp người sử dụng đất không có giấy tờ sử dụng quy định tại khoản 1,
15
2 và 5 điều 50 Luật Đất đai thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm
sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất đó đã xét duyệt, công bố, công khai danh sách các trường
hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại trụ sở UBND xã,
phường, thị trấn trong thời gian 15 ngày, xem xét các ý kiến đóng góp đối với
các trường hợp xin cấp GCNQSDĐ, gửi hồ sơ tới văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
b) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ
xác nhận vào đơn xin cấp GCNQSDĐ đối với trường hợp đủ điều kiện cấp
GCNQSDĐ thì làm trích lục bản đồ hoặc trích sao đối với trường hợp chưa có
bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, gửi số liệu địa chính đến cơ quan
thuế để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, gửi hồ sơ
những trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ kèm theo trích lục
(trích sao) bản đồ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
c) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình
UBND cùng cấp quyết định cấp GCNQSDĐ, ký hợp đồng thuê đất đối với
trường hợp được nhà nước cho thuê đất.
d) Thời gian thực hiện công việc quy định tại các điểm a, b và c khoản
này không quá 55 ngày làm việc không kể thời gian công bố công khai danh
sách. Các trường hợp xin cấp GCNQSDĐ và thời gian người sử dụng đất thực
hiện nghĩa vụ tài chính, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận đủ hồ sơ
hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được GCNQSDĐ.
- Đối với trường hợp cấp GCNQSDĐ cho trang trại thì trước khi cấp
GCNQSDĐ theo quy định trên phải thực hiện rà soát hiện trạng sử dụng đất

theo quy định tại điều 50 của Nghị định này.
Quy trình đăng ký và cấp GCNQSD đất
Theo thông tư 1990/2001 của Tổng cục Địa chính quy định quy trình
đăng ký cấp GCNQSD đất bao gồm 4 bước như sau[11]:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Thành lập hội đồng đăng ký đất xã, phường, thị trấn. Hội đồng đăng ký
đất là tổ chức tư vấn cho UBND xã, phường, thị trấn trong việc xét đơn đăng
ký các quyền sử dụng đất tại cấp xã. Thành phần gồm 5 - 7 thành viên, bao
gồm các thành viên bắt buộc như sau:
16
- Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn làm chủ tịch hội đồng.
- Cán bộ phụ trách tư pháp - phó chủ tịch hội đồng.
- Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn - thư ký hội đồng.
- Chủ tịch UBND - Ủy viên hội đồng.
- Trưởng thôn, ấp, bản, tổ trưởng tổ dân phố - Ủy viên hội đồng.
Bước 2: Kiểm tra tài liệu
Trước khi kiểm tra phải đánh giá các loại tài liệu đất đai hiện có tại địa
phương để lựa chọn các loại tài liệu có thể sửa để chỉnh lý sai sót hoặc biến
động cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất đáp ứng được các yêu cầu đăng
ký. Các loại tài liệu cần kiểm tra đánh giá yêu cầu bao gồm:
Đối với bản đồ mới đo đạc cần kiểm tra hình thể, diện tích các thửa đất,
có ý kiến phản ánh, khiếu nại của cán bộ và nhân dân địa phương. Ngoài ra
cần rà soát lại tên chủ sử dụng đất, loại đất và ký hiệu loại đất thể hiện theo
tổng cục Địa chính.
Nếu không có nguồn gốc tài liệu đất đai nào thì tuy theo điều kiện của
thể của địa phương có thể tố chức đo đạc đơn giản, để dể tính diện tích và vẽ
sơ đồ vị trí phục vụ cho việc đăng ký đất đai, hướng đẫn cho chủ sử dụng tự
đo đạc xác định diện tích và kê khai đăng ký theo chỉ thị 18/1999/CT-TTg.
Bước 3: Tổ chức kê khai đăng ký đất đai
* Đối tượng phạm vi áp dụng

- Hộ gia đình, cá nhân: Toàn bộ diện tích sử dụng vào tất cả các mục đích.
- Các tổ chức đang sử dụng đất nhưng chưa kê khai đăng ký và cấp
GCNQSD đất.
* Hồ sơ kê khai đăng ký quyền sử dụng đất.
Hồ sơ kê khai đăng ký quyền sử dụng đất do người sử dụng đất lập
1. Đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất (theo mẫu ban hành)
2. Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất do UBND cấp xã chứng nhận
3. Biên bản xác nhận ranh giới, mốc giới thửa đất sử dụng
4. Văn bản ủy quyền kê khai đăng ký quyền sử dụng đất (nếu có).
* Trình tự thực hiện:
5. Người sử đất có trách nhiệm nộp hồ sơ kê khai đăng ký quyền sử dụng
đất tại UBND xã nơi có đất.
17
6. UBND xã có trách nhiệm thẩm tra và xác nhận vào đơn xin đăng ký
quyền sử dụng đất có các nội dung như sau:
- Hiện trạng sử dụng đất: Tên người sử dụng đất, diện tích, vị trí, loại đất
và ranh giới thửa đất.
- Nguồn gốc sử dụng đất
- Tình trạng chấp, khiếu nại về đất
- Quy hoạch sử dụng đất
Bước 4: Xét duyệt đơn đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất
Thời hạn hoàn thành xét duyệt đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyện
sử dụng đất tại cấp xã kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cấp
giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật là không quá 7 ngày với các trường
hợp khác la không quá 15 ngày.
Các trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ hợp lệ theo quy định của
pháp luật thì phải thông qua hội đồng đăng ký đất đai do UBND xã thành lập.
* Nội dung thẩm định gồm:
1. Mức độ đầy đủ, chính xác của hồ sơ, xác định đủ điều kiện hay không
đủ điều kiện cấp GCNQSD đất.

2. Kết quả thẩm định được ghi vào đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất
của người sử dụng.
3. Tờ trình thẩm định hồ sơ cấp GCNQSD đất.
4. Dự thảo quyết định cấp GCNQSD đất kèm theo danh sách các trường
hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp GCNQSD đất.
5. GCNQSD đất cho những trường hợp đủ điều kiện
Thời gian hoàn thành việc thẩm định và lập hồ sơ trình duyệt cơ quan Địa
chính cấp Huyện là không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Duyệt cấp
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cơ quan cùng cấp
chuyển đến, UBND cấp huyện, cấp tỉnh xem xét thẩm định cấp GCNQSD đất.
Cơ quan Địa chính thuộc UBND cấp có thẩm quyền cấp GCNQSD đất
có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Thông báo cho người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy
định của pháp luật.

×