Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Tam Đường - tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.38 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

ĐINH BÁ TÂN
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐƢỜNG - TỈNH LAI CHÂU
GIAI ĐOẠN 2012- 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính Quy
: Quản lý đất đai
: Quản lý Tài nguyên
: 2011 – 2015

Thái Nguyên – năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

ĐINH BÁ TÂN
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐƢỜNG - TỈNH LAI CHÂU


GIAI ĐOẠN 2012- 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính Quy
: Quản lý đất đai
: K43 - QLĐĐ - N02
: Quản lý Tài nguyên
: 2011 – 2015
: ThS. Nguyễn Huy Trung

Thái Nguyên – năm 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng
lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với những kiến thức khoa học. Qua
đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm
việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc say này.
Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm và Ban
chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề

tài::“Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện
Tam Đường - tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012- 2014”
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm, Ban
chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên và đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Huy
Trung đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Do trình độ có hạn mặc dù đã rất cố gắng song bản khóa luận tốt nghiệp
của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những
ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bài khóa
luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Đinh Bá Tân


ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả giải quyết đơn thư của huyện Tam Đường giai đoạn 20122014 ......................................................................................................... 26
Bảng 4.2: Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tam Đường giai
đoạn 2012-2014 theo đơn vị hành chính xã ........................................... 29
Bảng 4.3: Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai của huyện ............................ 32
giai đoạn 2012 – 2014 ..................................................................................... 32
Bảng 4.4: Kết quả hòa giải thành công ở cấp xã giai đoạn 2012 - 2014 ........ 33
Bảng 4.5: Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tam
Đường giai đoạn 2012 - 2014 sau khi hòa giải không thành .................. 35
Bảng 4.6: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện giai đoạn
2012-2014 theo đơn vị hành chính xã ..................................................... 36
Bảng 4.7: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện giai đoạn
2012-2014 theo đối tượng sử dụng ......................................................... 38

Bảng 4.8: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện giai đoạn
2012-2014 theo loại đất........................................................................... 38
Bảng 4.9: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai dứt điểm trên địa bàn huyện
giai đoạn 2012-2014 theo thẩm quyền. ................................................... 40
Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
Tam Đường giai đoạn 2012-2014 ........................................................... 41
Bảng 4.11: Ý kiến của cán bộ quản lý và người dân về công tác giải quyết tranh
chấp về đất đai trên địa bàn huyện Tam Đường giai đoạn 2012-2014 ........ 44
Bảng 4.12: Tổng hợp ý kiến của nhân dân về nguyên nhân dẫn đến tranh chấp
đất đai ...................................................................................................... 44


iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ biểu thị lượng đơn giải quyết tranh chấp đất đai phân
theo đối tượng từ 2012-2014................................................................... 27
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
Tam Đường giai đoạn 2012-2014 ........................................................... 28
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện tình hình tranh chấp theo nội dung tranh chấp về
đất đai trên địa bàn huyện Tam Đường giai đoạn 2012 - 2014 .............. 30


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐĐC

: Bản đồ địa chính

BĐS


: Bất động sản

CĐDC

: Cộng đồng dân cư

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GCN

: Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HGĐ

: Hộ gia đình

HGĐ, CN

: Hộ gia đình, cá nhân


MTTQ VN

: Mặt trận tổ quốc Việt Nam

NĐ-CP

: Nghị định Chính phủ

QĐ-UB

: Quyết định ủy ban

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

TAND

: Tòa án nhân dân

TC

: Tổ chức

TCĐĐ

: Tranh chấp đất đai

TDTT


: Thể dục thể thao

TN-MT

: Tài nguyên và Môi trường

TT PTQĐ

: Trung tâm phát triển quỹ đất

TT-BTNMT

: Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

UBTDTT

: Ủy ban thể dục thể thao

VĐV

: Vận động viên

VP.ĐKQSDĐ

: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất



v
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.2.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.2.4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 5
2.1.3. Các quy định của pháp luật về tranh chấp đất đai .................................. 6
2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên phạm vi cả nước và trong tỉnh
Lai Châu .......................................................................................................... 10
2.2.1. Tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai ở Việt Nam ........................ 10
2.2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai ở tỉnh Lai Châu ................. 11
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................... 13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 13
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 13
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 13
3.3.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ......................................................... 13
3.3.2. Khái quát về tình hình sử dụng và quản lý đất đai của huyện Tam Đường .... 13



vi
3.3.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện
Tam Đường giai đoạn 2012 - 2014 ................................................................. 13
3.3.4. Đề suất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh
chấp đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian tới ......................................... 14
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 14
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 14
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 15
PHẦN 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ............................................................... 16
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ............................................................ 16
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, TN-MT .................................................................. 16
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ..................................................... 18
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Tam Đường ......... 21
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại địa phương năm 2014 ................................. 21
4.2.2. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Tam Đường ................... 22
4.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện
Tam Đường giai đoạn 2012-2014 ................................................................... 25
4.3.1. Đánh giá công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư ............................... 25
4.3.2. Đánh giá tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tam Đường
giai đoạn 2012-2014 ........................................................................................ 28
4.3.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tam
Đường giai đoạn 2012-2014 ........................................................................... 32
4.3.4. Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tam
Đường giai đoạn 2012-2014 ........................................................................... 41
4.3.5. Một số thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết tranh chấp đất
đai trên địa bàn huyện Tam Đường ................................................................. 42


vii
4.3.6. Kết quả điều tra ý kiến của cán bộ quản lý và người dân về công tác

giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Tam Đường giai đoạn
2012-2014........................................................................................................ 43
4.3.7. Trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai cụ thể trên địa bàn huyện
Tam Đường ..................................................................................................... 46
4.4. Đề suất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh
chấp đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian tới ......................................... 48
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những
năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai ngày càng giá tăng về số lượng và
phức tạp về tính chất.
Nhà nước ta đang cố gắng trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai
nhằm ổn định tình hình chính trị, xã hội. Hệ thống các văn bản pháp luật đất
đai ngày càng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, trong đó việc giải quyết
tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND và TAND được quy định cụ
thể trong Luật đất đai 2013.
Trong quá trình đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ
hơn vai trò của đất đai. Chính sách và pháp luật đất đai đang từng bước hoàn
thiện để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Chúng
ta kiên quyết không đi theo con đường tư hữu hóa, đa dạng hóa các hình thức
sở hữu đất đai mà tiếp tục thực hiện quyền sở hữu toàn dân về đất đai. Muốn
vậy phải có một hệ thống các giải pháp chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện và tăng

cường quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà
nước, đảm bảo sử dụng hợp lý có hiệu quả, bảo vệ và phát triển quỹ đất quốc
gia. điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với công cuộc bảo vệ và xây dựng
đất nước. Như vậy đất đai có vai trò hết sức quan trọng, là tư liệu sản xuất
chính, là điều kiện của lao động, là bộ phận lãnh thổ quốc gia. Trong lịch sử
đất đai là đối tượng tranh chấp của các cuộc cách mạng, các cuộc chiến tranh
các tham vọng về lãnh thổ.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa
Quản lý Tài nguyên – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng
dẫn giúp đỡ trực tiếp, tận tình của thầy giáo Nguyễn Huy Trung – giảng viên


2
khoa Quản lý Tài nguyên, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá công tác giải quyết
tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Tam Đường - tỉnh Lai Châu giai
đoạn 2012-2014” để có thể tìm hiểu sâu hơn về trình tự giải quyết cũng như tìm
ra phương án tối ưu giúp công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện Tam Đường đạt hiệu quả cao hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nhằm đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp về đất đai
trên địa bàn huyện Tam Đường giai đoạn 2012 – 2014. Nhằm nâng cao chất
lượng tiếp công dân, giải quyết khiế u nại, tố cáo tranh chấp về đất đai của các cơ
quan hành chính cấp huyện bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp và nghĩa vụ
của công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Từ đó rút ra kết luận
bài học, kinh nghiêm để hoàn thiện hệ thống pháp luật nhà nước góp phần giữ
vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế, xã hội
phát triển.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu và phân tích nguyên nhân gây ra tình trạng tranh chấp về đất

đai trên địa bàn huyện Tam Đường.
- Tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức pháp luật về TCĐĐ và quy chế tiếp
công dân đối với toàn thể nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức.
- Tìm hiểu nguyên nhân để hạn chế đến mức thấp nhất phát sinh các vụ
việc TCĐĐ.
- Tìm hiểu, đánh giá tình hình giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện
Tam Đường.
1.2.3. Yêu cầu của đề tài
- Các kiến nghị, đề nghị phải có tính khả thi.


3
- Các số liệu, tài liệu phản ánh chính sách các yếu tố ảnh hưởng tới giải
quyết tranh chấp đất đai.
- Tổng hợp và phân tích được những thuận lợi khó khăn, ưu điểm
khuyết điểm trong quá trình thực hiện công tác đồng thời đề xuất và kiến nghị
một số giải pháp để giải quyết các tranh chấp về đất đai, đảm bảo tính khả thi
và phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
- Nắm chắc các quy định về trình tự thủ tục trong công tác giải quyết
tranh chấp đất đai.
1.2.4. Ý nghĩa của đề tài
- Áp dụng kiến thức đã học áp dụng thực tiễn nâng cao, chiều sâu của
kiến thức ngành học cho bản thân.
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu.
+ Củng cố kiến thức những môn học đã được học trong nhà trường và
áp dụng vào thực tế công việc.
+ Học hỏi được những kinh nghiệm, cách giao tiếp trong quá trình thực
tập tại địa phương.
+ Cơ hội tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước
về đất đai nói chung và công tác giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng.

- Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Đánh giá được những kết quả trong công tác giải quyết TCĐĐ trên
địa bàn huyện Tam Đường giai đoạn 2012 – 2014.
+ Góp phần đề xuất các giải pháp thực hiện công tác giải quyết tranh
chấp đất đai để công tác quản lý ngày càng có hiệu quả hơn.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
Từ nhiều năm nay, tình hình tranh chấp đất đai luôn là vấn đề bức bách
được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Sự ra đời của Luật Đất đai
1988, Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 và nay là Luật Đất đai 2013 cùng
với nhiều Nghị định, Chỉ thị nhằm sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các chính sách
về đất đai cũng như các chính sách khác để phát triển, đổi mới Đất nước để
phù hợp với tình hình thực tế về kinh tế, xã hội, chính trị đã và đang phát sinh
nhiều mâu thuẫn trong quan hệ đất đai. Và các mâu thuẫn đó được thể hiện
chủ yếu thông qua các vụ tranh chấp về đất đai.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các mâu thuẫn có thể do lịch sử, các
chính sách, chế độ từ trước… để lại. Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2003 ban hành,
kèm theo nhiều văn bản pháp lý bổ sung, hướng dẫn thi hành đây là những văn
kiện có tính chất pháp lý rất quan trọng nhằm quy định chế độ quản lý và sử
dụng đất hợp lý, hiệu quả; đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho người sử dụng đất,
cho những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất diễn
ra phù hợp hơn với quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, góp phần ổn định
xã hội, tăng cường quan hệ sản xuất. Đồng thời tạo hành lang pháp lý điều
chỉnh các quan hệ về đất đai trong thời kỳ CNH - HĐH, hội nhập nền kinh tế
thế giới của đất nước[12].

“Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai là một trong những
nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật đất đai
2013. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai với ý nghĩa là một
nội dung của công tác quản lý nhà nước đối với đất đai, là hoạt động của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn


5
trong nội bộ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia quan hệ đất đai để
tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm phục hồi lại các
quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành
vi vi phạm Luật đất đai” [12].
Trong những năm gần đây, tình hình tranh chấp của công dân trong lĩnh
vực đất đai diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả nước,
nhiều nơi đã trở thành điểm nóng. Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở
Trung ương nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với
cách giải quyết của chính quyền địa phương. Số lượng công dân đến khiếu nại
trực tiếp tại phòng tiếp công dân của các địa phương, các cơ quan có xu hướng
gia tăng, nội dung đơn tập trung nhiều vào các nội dung về lấn chiếm đất, đòi lại
đất, ranh giới đất, về quyền sử dụng đất… Tình hình trên nếu không được xử lý
kịp thời sẽ rất phức tạp, gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào chính
quyền, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và lợi ích quốc gia.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai 2013.
- Luật khiếu nại 2011.
- Luật tố cáo 2011.
- Luật Tố tụng Dân sự 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011.
- Nghị định 43/NĐ-CP của chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất

đai 2013.

- Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/01/2014 về sử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi tiết một số

điều và biện pháp thi hành luật hòa giải ở cơ sở.


6
- Luật hòa giải cơ sở số 35/2013QH/13 NGÀY 20/06/2013.
- Thông tư 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 về quy định chi tiết

một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP
ngày 15/05/2014 của Chính phủ.
2.1.3. Các quy định của pháp luật về tranh chấp đất đai
2.1.3.1. Khái niệm về tranh chấp đất đai
Theo khoản 24, điều 03 Luật đất đai 2013 thì: “Tranh chấp đất đai là
tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều
bên trong quan hệ đất đai”.
“Tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào
quan hệ đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất” [5].
Trong thực tế, tranh chấp đất đai được hiểu là sự tranh chấp về quyền
quản lý, quyền sử dụng một khu đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình
phải được hưởng quyền đó do pháp luật quy định và bảo hộ. Vì vậy, họ không
thể cùng nhau tự giải quyết các tranh chấp đó mà phải yêu cầu cơ quan có
thẩm quyền giải quyết.
2.1.3.2. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai
* Nguyên nhân khách quan

- Nguồn gốc và quá trình sử dụng đất lâu đời chưa xác định rõ ranh

giới, việc quản lý và sử dụng trải qua từng giai đoạn phát triển của lịch sử
đất nước.
- Quy định về quản lý và sử dụng đất đai chưa đồng bộ, còn chồng

chéo, chưa thiết lập mặt bằng pháp lý.
- Sự hiểu biết về pháp luật đất đai của hầu hết người dân trong huyện

còn kém.
- Sự biến động về dân số làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng.

* Nguyên nhân chủ quan


7
- Hồ sơ tồn từ các năm trước.
- Giải quyết các mâu thuẫn trong nhân dân chưa triệt để và thỏa đáng,

một số hộ dân khiếu nại lên trên.
- Công tác quản lý đất đai ở một số nơi còn yếu, không thường xuyên

kiểm tra, rà soát trong nhân dân.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai cho nhân dân chưa được

chú trọng.
2.1.3.3. Mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đai
- Tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những

bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, phục hồi quyền lợi hợp pháp cho

bên bị hại, đồng thời bắt buộc bên vi phạm phải chịu hậu quả pháp lý do hành
vi của họ gây ra.
- Làm cho pháp luật đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã

hội. Điều chỉnh quan hệ đất đai cho phù hợp với lợi ích của nhà nước, xã hội
và người sử dụng đất. Giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân để ngăn ngừa
vi phạm pháp luật khác có thể xảy ra.
2.1.3.4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
- Đảm bảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là người đại diện

cho chủ sở hữu, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người
khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai.
- Đảm bảo lợi ích cho người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến

khích việc tự hòa giải, thương lượng trong nội bộ quần chúng nhân dân.
- Đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự.
- Ổn định kinh tế, xã hội, gắn việc giải quyết tranh chấp đất đai với việc

tổ chức lại sản xuất, tạo điều kiện cho lao động ở nông thôn có việc làm phù
hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.


8
2.1.3.5. Trình tự và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
- Các bên tranh chấp tự hòa giải với nhau hoặc thông qua hòa giải cơ

sở, nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã giải quyết.
- UBND xã mời hai bên đến UBND xã cùng Hội đồng hòa giải.
- Theo điều 203 Luật đất đai 2013 quy định như sau:


Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành
thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một
trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài
sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc
không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì
đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất
đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân
dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện
như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng
ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật
về tố tụng hành chính;


9
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn
giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng
ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của

pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều
này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp
có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành.
Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
2.1.3.6. Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai
Theo Điều 91, Nghị định 43 quy định như sau:
1. Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có
GCNQSDĐ hoặc không có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật
đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì việc giải quyết tranh chấp đất đai
thực hiện dựa theo căn cứ sau:
a) Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh
chấp đưa ra;
b) Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện
tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại
địa phương;
c) Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt;
d) Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
đ) Quy định của pháp luật về giao, cho thuê đất, công nhận quyền sử
dụng đất.


10
2. Căn cứ quy định về cưỡng chế thì hành quyết định ành chính, Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định giải
quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành.
2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên phạm vi cả nƣớc và
trong tỉnh Lai Châu

2.2.1. Tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai ở Việt Nam
Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những
năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng về số lượng và
phức tạp về tính chất, nhất là ở những vùng đang đô thị hóa nhanh. Các dạng
tranh chấp đất đai phổ biến trong thực tế là: tranh chấp hợp đồng chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất; tranh chấp do
lấn, chiếm đất; tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; tranh
chấp đất đai trong các vụ án ly hôn... Các tranh chấp đất đai diễn ra gay gắt và
phát sinh ở hầu hết các địa phương. Tính bình quân trong cả nước tranh chấp
đất đai chiếm từ 55 - 60%, thậm chí nhiều tỉnh phía Nam chiếm từ 70 - 80%
các tranh chấp dân sự phát sinh (thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bạc
Liêu, Long An...).[16]
Trong lĩnh vực đất đai, nhiều vụ việc đã được giải quyết dứt điểm, bảo
vệ được lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy
nhiên, từ năm 2008 đến nay, số vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
chiếm khoảng 60-70% tổng số các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong
cả nước, riêng tại Bộ TN&MT, số vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất
đai thường chiếm 98% tổng số đơn nhận được hàng năm, từ năm 20042011tiếp nhận 5.966 vụ việc khiếu nại quyết định hành chính trong giải quyết
tranh chấp đất đai chiếm 20,11%. Năm 2013, Tòa án nhân dân các cấp thụ lý
sơ thẩm 69.894 vụ án hình sự, xét xử sơ được 68.751, đạt...%; thụ lý sơ thẩm
285.794 vụ án dân sự, xét xử được 259.636 vụ án dân sự. Trong tổng số 2.857


11
vụ án hành chính sơ thẩm liên quan đến đất đai, Tòa án nhân dân các cấp đã
đình chỉ giải quyết 1.130 vụ, chiếm 39,6% các vụ giải quyết; đưa ra xét xử
1.727 vụ, chiếm 60,4% các vụ giải quyết, với kết quả xét xử: không chấp nhận
yêu cầu khởi kiện 1.389 vụ, chiếm 80,5 các vụ đưa ra xét xử; chấp nhận một
phần yêu cầu khởi kiện 149 vụ chiếm 8,6% các vụ đưa ra xét xử, chấp nhận
toàn bộ yêu cầu khởi kiện:189 vụ, chiếm 10,9% các vụ đưa ra xét xử.[15]

Tại Hội nghị Trực tuyến tổng kết công tác năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường diễn ra sáng 31/12, thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển cho
biết, trong năm nay toàn ngành đã tiếp nhận 14.000 lượt đơn thư khiếu nại, tố
cáo. Chỉ tính riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận hơn 4.000 lượt,
trong đó có tới 98% đơn thư khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.
Theo ông Hiển, đến nay, ngành tài nguyên và môi trường đã giải quyết
hơn 2.600 vụ việc khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai, đạt 70%.[17]
Với tình hình như vậy, nếu không xử lý kịp thời, đúng theo các quy
định của pháp luật thì sẽ gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào chính
quyền của người dân, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
và lợi ích của quốc gia.
2.2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai ở tỉnh Lai Châu
Từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thì việc quản lý và sử dụng đất
đai trên địa bàn tỉnh Lai Châu dần dần đi vào nề nếp ổn định, các vi phạm về
đất đai có xu hướng giảm. Tuy nhiên, do việc tuyên truyền giáo dục luật đất
đai còn hạn chế, bên cạnh đó là sự buông lỏng thiếu trách nhiệm ở một số địa
phương việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại chưa kịp thời, có nơi còn tình
trạng né tránh, đùn đẩy lên cấp trên làm cho việc giải quyết phức tạp, kéo dài
trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu của Thanh tra tỉnh, trong các năm qua, các cấp
ngành của Lai Châu cơ bản giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tranh


12
chấp có liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương việc giải
quyết khiếu nại tranh chấp thực sự chưa kịp thời, dứt điểm.
Tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn tỉnh Lai Châu
năm 2014 là tương đối phức tạp. Ngành TN-MT đã tiếp nhận 197 đơn thư
khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai. Trong quá trình tiếp nhận và giải quyết
hồ sơ tại bộ phận một cửa, các đơn vị chuyên môn của sở đã kịp thời tham
mưu thẩm định, giải quyết và trả các hồ sơ thủ tục hành chính theo đúng thời

gian quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong việc
thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của sở.
Năm 2014, Sở TN-MT đã tiếp 19 lượt với 54 công dân, trong đó có 01
lượt đông người. Tiếp nhận 16 dơn thư phản ánh, kiến nghị, chuyển đến cấp
có thẩm quyền xử lý 15/16 đơn thư, thụ lý giải quyết 01 đơn thư. Tại các
huyện, thành phố đã giải quyết 157 đơn, đang thụ lý giải quyết 33 đơn,
chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 08 đơn.[13]
Bên cạnh đó vẫn còn những đơn thư chưa được giải quyết là nội dung
vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng đất; người dân chưa
đồng tình với kết quả giải quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp ở cơ sở và
tiếp tục gửi đơn đề nghị lên cấp trên để dược giải quyết; các cơ quan giải
quyết chưa thực sự tập trung và cố gắng giải quyết dứt điểm các vụ việc dẫn
đến tình trạng kéo dài, vượt cấp chưa giải quyết được. Để giải quyết các vấn
đề tồn tại nếu trên UBND tỉnh cần theo dõi sát xao hơn các vụ việc tranh chấp
trên địa bàn tỉnh để từ đó có hướng giải quyết và quan tâm, chỉ đạo sâu sắc
hơn. Các cơ quan trực tiếp tham giai giải quyết tranh chấp về đất đai cần tập
trung, nỗ lực, cố gắng hơn nữa để giải quyết đúng và dứt điểm. Cần tăng
cường lực lượng và trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giải quyết tranh
chấp về đất đai.


13
PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.
Các vụ việc tranh chấp về đất đai, hoạt động giải quyết tranh chấp về
đất đai trên địa bàn huyện Tam Đường giai đoạn 2012-2014.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên địa bàn huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu.
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 09/02/2015 đến 24/4/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

3.3.2. Khái quát về tình hình sử dụng và quản lý đất đai của huyện Tam Đường
3.3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
3.3.2.2. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Tam Đường
3.3.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn
huyện Tam Đường giai đoạn 2012 - 2014
- Công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư.
- Đánh giá tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tam Đường
giai đoạn 2012-2014
- Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
Tam Đường giai đoạn 2012-2014
- Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
Tam Đường giai đoạn 2012-2014
- Một số thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết tranh chấp đất
đai trên địa bàn huyện Tam Đường.


14
- Kết quả điều tra ý kiến của cán bộ quản lý và người dân về công tác
giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Tam Đường giai đoạn
2012 - 2014.
- Trường hợp cụ thể về giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn
huyện Tam Đường giai đoạn 2012-2014.
3.3.4. Đề suất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh
chấp đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian tới

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu số liệu thứ cấp
- Thu Thập số liệu từ tài liệu tham khảo.
- Thu thập số liệu từ những kết quả đã có sẵn của huyện bằng cách
quan sát, theo dõi.
- Thu thập từ các hộ tham gia trực tiếp khiếu nại, tố cáo.
3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn cán bộ quản lý nhà nước về đất đai và người dân thông
qua bộ câu hỏi trong phiếu phỏng vấn để biết được nội dung tranh chấp về đất
đai và những nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai. Đối
tượng phỏng vấn bao gồm:
+ Cán bộ phòng TNMT huyện Tam Đường.
+ Cán bộ địa chính xã: Sùng Phài, Nà Tăm, Bản Bo, Thèn Sin, Bản
Giang, Bình Lư, Giang Ma, Tả Lèng, Nùng Nang, Bản Hon, Sơn Bình.
+ Hộ gia đình cá nhân: tham gia tranh chấp và không tham gia tranh
chấp đất đai.
- Phiếu phỏng vấn:
+ Tổng số phiếu là 50.


15
+ Nội dung: tìm hiểu về sự hiểu biết cơ bản của cán bộ quản lý và
người dân về tranh chấp đất đai, nguyên nhân sảy ra tranh chấp, giải pháp giải
quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tam Đường.
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp so sánh và phân tích số liệu
- Phương pháp đánh giá và phân tích thông qua ý kiến của các ban
ngành, cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở có liên quan đến công tác giải

quyết tranh chấp về đất đai.


16
PHẦN 4
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, TN-MT
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Tam Đường là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lai
Châu, có tọa độ địa lý từ 220 10’ đến 220 30’ độ vĩ bắc, 1030 18’ đến 1030 46’ độ
kinh đông, cách trung tâm thị xã Lai Châu 30 km về phía Đông Bắc.
 Địa hình địa mạo
Tam Đường là huyện miền núi có địa hình tương đối phức tạp, được
cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phía
Đông Bắc là dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài hơn 80 km với đỉnh Phan Xi Phăng
cao 3.143 m, Phía Đông Nam là dãy Pu Sam Cáp dài khoảng 60 km. Xen kẽ
giữa những dãy núi cao là các thung lũng và sông suối như:
 Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu huyện Tam Đường nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, được
chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 - 9, tập trung chủ yếu vào các
tháng 6, 7, 8 chiếm 75 - 80% tổng lượng mưa trong năm, trung bình từ 1.800 2.000 mm/năm, cao nhất 2.500 mm/năm và có xuất hiện mưa đá, trung bình
1,6 lần/năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô
hanh, ít mưa, lạnh và thường xuất hiện sương mù, sương muối vào tháng 12,
1 ở vùng cao như: Đèo Sa Pa, đèo Giang Ma... Sương mù xuất hiện bình quân
13 ngày/năm, sương muối xuất hiện từ 1 - 2 ngày/năm.
- Nhiệt độ: Biên độ dao động nhiệt khá mạnh, trung bình khoảng 8 90C, vào mùa Đông lên tới 9 - 100C, có nơi 11- 120C. Tuy nhiên, ở một số nơi
có độ cao trên 1.000 m, trị số biên độ ngày đêm giảm, trung bình khoảng 7 -



×