Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện tủa chùa tỉnh điện biên giai đoạn 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.25 KB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

-----------

MÙA A TÙNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỦA CHÙA
TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2012- 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính Quy
: Địa chính môi trường
: K43 – ĐCMT N02
: Quản lý Tài nguyên
: 2011 - 2015
: ThS. Nguyễn Minh Cảnh

Thái nguyên, năm 2015



LỜI CẢM ƠN
Thực tập nghề nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi sinh viên
trong quá trình học tập. Đây là quá trình giúp sinh viên hệ thống hóa và củng
cố lại những kiến thức đã học. Đồng thời bên cạnh đó đây còn là thời gian để
cho sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu và tiếp xúc với thực tế, là
những bước đi đầu tiên trên con đường sự nghiệp của mỗi sinh viên, góp phần
nâng cao được kĩ năng cần thiết cho mỗi sinh viên trước lúc ra trường, là tiền
đề giúp sinh viên thành công trên con đường sự nghiệp của mình. Xuất phát
từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Quản
lý Tài nguyên, Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh
chấp về đất đai trên địa bàn huyện Tủa Chùa - tỉnh Điện Biên giai đoạn
2012- 2014”
Trong quá trình thực tập được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình
của thầy giáo Th.s Nguyễn Minh Cảnh, các thầy cô giáo trong khoa Quản lý
Tài nguyên, các cán bộ Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Tủa Chùa
tỉnh Điện Biên, cùng với sự cố gắng của bản thân đã giúp tôi hoàn thành đề
tài này.
Qua đây cho tôi được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
thầy giáo Nguyên Minh Cảnh, các thầy cô trong khoa Quản lý Tài nguyên
cùng các cán bộ Phòng TN-MT huyện Tủa Chùa và những người thân xung
quanh đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành bài tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tủa Chùa, ngày 25 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Mùa A Tùng


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tủa Chùa ... 34
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Tủa
Chùa ........................................................................................................ 36
Bảng 4.3: Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tủa Chùa giai đoạn
2012-2014 ............................................................................................... 39
Bảng 4.4: Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tủa Chùa giai
đoạn 2012-2014 theo đơn vị hành chính xã. .......................................... 40
Bảng 4.5: Kết quả giải quyết đơn thư của huyện Tủa Chùa
giai đoạn 2012-2014 ......................................................................................... 43
Bẳng 4.6: Lượng đơn giải quyết tranh chấp đất đai phân theo đối tượng giai
đoạn 2012-2014....................................................................................... 44
Bảng 4.7: Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai của huyện giai đoạn 2012 –
2014 ......................................................................................................... 45
Bảng 4.8: Kết quả hòa giải thành công ở cấp xã giai đoạn 2012 - 2014 ........ 46
Bảng 4.9: Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tủa Chùa
giai đoạn 2012 - 2014 sau khi hòa giải không thành .............................. 48
Bảng 4.10: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện giai
đoạn 2012-2014 theo đơn vị hành chính xã ............................................ 50
Bảng 4.11: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện giai
đoạn 2012-2014 theo đối tượng sử dụng ................................................ 51
Bảng 4.12: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện giai
đoạn 2012-2014 theo loại đất. ................................................................. 52
Bảng 4.13: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện giai
đoạn 2012-2014 theo thẩm quyền. .......................................................... 53
Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
Tủa Chùa giai đoạn 2012-2014 ............................................................... 60


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện nhiệt độ không khí trung bình tỉnh Điện Biên ......... 17

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện lượng mưa và bốc hơi. ............................................. 18
Hình 4.3: Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tủa Chùa giai đoạn
2012-2014 ............................................................................................... 39
Hình 4.4: Tình hình tranh chấp theo nội dung tranh chấp về đất đai trên địa
bàn huyện Tủa Chùa giai đoạn 2012 - 2014 .......................................... 41
Hình 4.5: Biểu đồ kết quả giải quyết đơn thư của huyện Tủa Chùa giai đoạn
2012-2014 ................................................................................................ 43
Hình 4.6: Biểu đồ biểu thị lượng đơn giải quyết tranh chấp đất đai phân theo
đối tượng từ 2012-2014........................................................................... 44


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐĐC

: Bản đồ địa chính

BĐS

: Bất động sản

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GCN

: Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HĐND

: Hội đồng nhân dân


HGĐ

: Hộ gia đình

HGĐ, CN

: Hộ gia đình, cá nhân

MTTQ VN

: Mặt trận tổ quốc Việt Nam

NĐ-CP

: Nghị định Chính phủ

QĐ-UB

: Quyết định ủy ban

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

TAND

: Tòa án nhân dân

TC


: Tổ chức

TCĐĐ

: Tranh chấp đất đai

TDTT

: Thể dục thể thao

TN-MT

: Tài nguyên và Môi trường

TT PTQĐ

: Trung tâm phát triển quỹ đất

TT-BTNMT : Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường
UBND

: Ủy ban nhân dân

UBTDTT

: Ủy ban thể dục thể thao

VĐV


: Vận động viên

VP.ĐKQSDĐ : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất


MỤC LỤC
PHẦN 1:MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1.Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2.Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3.Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3
1.4.Yêu cầu của đề tài ....................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 4
2.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5
2.2.1. Khái niệm về tranh chấp. ........................................................................ 5
2.2.2. Trình tự giải quyết tranh chấp ................................................................ 5
2.2.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp .......................................................... 6
2.2.4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai ................................................ 8
2.2.5. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai. .................................................... 8
2.2.6. Mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đai ....................... 9
2.2.7. Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai. ...................................................... 9
2.3 Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên phạm vi cả nước ................. 10
2.3.1. Tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai ở Việt Nam ....................... 10
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 12
3.1.1.Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 12
3.1.2.Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................... 12
3.2.Địa điểm và thời gian tiến hành. ............................................................... 12
3.3. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 12
3.2.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ......................................................... 12

3.3.2.Khái quát về tình hình sử dụng và quản lý đất đai của huyện Tủa Chùa ....... 12
3.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trên
địa bàn huyện Tủa Chùa giai đoạn 2012 - 2014 ............................................ 13
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 13


3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 13
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 14
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 15
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. ........................................................... 15
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, TN-MT .................................................................. 15
4.1.2. Địa hình, địa mạo .................................................................................. 15
4.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 16
4.1.4. Thuỷ văn................................................................................................ 19
4.1.5. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 20
4.1.5.1. Tài nguyên đất .................................................................................... 20
4.1.5.2. Tài nguyên nước................................................................................. 23
4.1.5.3. Tài nguyên rừng ................................................................................. 24
4.1.5.4. Tài nguyên khoáng sản ...................................................................... 25
4.1.5.5. Tài nguyên nhân văn .......................................................................... 26
4.1.5.6. Thực trạng môi trường ....................................................................... 27
4.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội....................................................... 27
4.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................. 27
4.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ............................................... 27
4.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng....................................................... 28
4.2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.. 30
4.2.4.1. Thuận lợi ............................................................................................ 30
4.2.4.2. Khó khăn ............................................................................................ 32
4.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Tủa Chùa ............ 33
4.3.1. Tình hình quản lý sử dụng đất. ............................................................. 33

4.3.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất ................................. 34
4.3.3. Đánh giá tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện Tủa Chùa giai đoạn 2012-2014 ............................................................ 38
4.3.4. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn
huyện Tủa Chùa giai đoạn 2012-2014 ............................................................ 42


4.4. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện Tủa Chùa giai đoạn 2012-2014 ........................................................... 45
4.4.1. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện Tủa Chùa theo thời gian ....................................................................... 45
4.4.2. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện Tủa Chùa theo đơn vị hành chính ........................................................ 48
4.4.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện Tủa Chùa giai đoạn 2012-2014 theo đối tượng sử dụng. ..................... 51
4.4.4. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện Tủa Chùa giai đoạn 2012-2014 theo loại đất. ...................................... 52
4.4.5. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện Tủa Chùa giai đoạn 2012-2014 theo thẩm quyền. ............................... 52
4.4.6. Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện Tủa Chùa giai đoạn 2012-2014 ............................................................ 59
4.4.7. Một số thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết
tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tủa Chùa. ............................................ 61
4.4.8. Một số trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai cụ thể trên địa
bàn huyện Tủa Chùa........................................................................................ 62
4.4.9. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết
tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian tới. .............................. 66
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 68
5.1. Kết luận .................................................................................................... 68
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 70


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn lực quan trọng của bất cứ một nền sản xuất nào. Với
nền sản xuât nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được,
không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp cung như sự tồn tại của
con người. Ở nước ta vấn đề đất đai luôn được Đảng và nhà nước quan tâm.
Quản lý và sử dụng đầy đủ đất đai là mục tiêu cực kỳ quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.Nước ta đang trong quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo
hướng tích cực
Mặc dù vấn đề đất đai luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
Nhưng, trong thực tế quá trình sử dụng cũng như quan hệ đất đai có nhiều
biến động, vì vậy vấn đề giải quyết tranh chấp đất, khiếu nại về đất đai ngày
càng trở nên bức xúc và phức tạp. Trong thực tế và trong nhiều trường hợp,
vấn đề giải quyêt tranh chấp khiếu nại về đất đai cho các đối tượng sử dụng
đất còn gặp nhiều khó khăn và phức tạp, nên trong thực tế đời sống xã hội vẫn
còn nảy sinh những vấn đề cần được bổ sung và giải quyết. Giải quyết tranh
chấp, khiếu nại đất đai tuy chỉ là một trong những công tác quản lý do cơ
quan Nhà nước thực hiện nhằm giải quyết ổn thoả với các bên khi có xảy ra
mâu thuẫn trong sử dụng đất đai, nhưng nó liên quan đến nhiều vấn đề phức
tạp thuộc vềp pháp luật và những quan hệ xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
ích thiết thân của các tổ chức, cánhân, vì vậy được mọi người rất quan tâm.
Làm tốt công tác giải quyết tranh chấp, khiếu kiện đất đai sẽ giúp cho Nhà
nước củng cố quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật, xác lập mối

quan hệ chặt chẽ hơn mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng
đất và giữa những người sử dụng đất với nhau. Tạo điều kiện cho việc sử
dụng đất đai một cách ổn định, đầy đủ, hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Nước ta
đang trong quát rình đẩy mạnh Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá, cơ cấu kinh tế


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tủa Chùa ... 34
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Tủa
Chùa ........................................................................................................ 36
Bảng 4.3: Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tủa Chùa giai đoạn
2012-2014 ............................................................................................... 39
Bảng 4.4: Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tủa Chùa giai
đoạn 2012-2014 theo đơn vị hành chính xã. .......................................... 40
Bảng 4.5: Kết quả giải quyết đơn thư của huyện Tủa Chùa
giai đoạn 2012-2014 ......................................................................................... 43
Bẳng 4.6: Lượng đơn giải quyết tranh chấp đất đai phân theo đối tượng giai
đoạn 2012-2014....................................................................................... 44
Bảng 4.7: Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai của huyện giai đoạn 2012 –
2014 ......................................................................................................... 45
Bảng 4.8: Kết quả hòa giải thành công ở cấp xã giai đoạn 2012 - 2014 ........ 46
Bảng 4.9: Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tủa Chùa
giai đoạn 2012 - 2014 sau khi hòa giải không thành .............................. 48
Bảng 4.10: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện giai
đoạn 2012-2014 theo đơn vị hành chính xã ............................................ 50
Bảng 4.11: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện giai
đoạn 2012-2014 theo đối tượng sử dụng ................................................ 51
Bảng 4.12: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện giai
đoạn 2012-2014 theo loại đất. ................................................................. 52
Bảng 4.13: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện giai

đoạn 2012-2014 theo thẩm quyền. .......................................................... 53
Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
Tủa Chùa giai đoạn 2012-2014 ............................................................... 60


3

- Tìm hiểu việc thực hiện pháp luật đất đai của huyện Tủa Chùa, trong
đó đi sâu vào tìm hiểu công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trong giai
đoạn từ năm 2012–4 / 2014
- Từ thực trạng về tình hình thực hiện luật đất đai và giải quyết tranh
chấp đất đai đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa công tác
quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tủa Chùa.
- Đánh giá được công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện Tủa Chùa trong giai đoạn từ năm 2012–4 / 2014.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập: Giúp sinh viên củng cố những kiến thức đã học
trong Nhà trường và bước đầu áp dụng vào thực tiễn phục vụ yêu cầu công
việc sau khi ra trường.
- Ý nghĩa thực tiến: Trên cơ sở thu thập, đánh giá, phân tích công tác
giải quyết TCĐĐ biết được hiện trạng của công tác này từ đó đóng góp, đề
xuất ý kiến góp phần giải quyết các khó khăn của hiện trạng trên, nâng cao
hiệu quả trong công tác giải quyết TCĐĐ.
1.4. Yêu cầu của đề tài
-Số liệu thu thập phân tích chính xác, phản ánh trung thực khách quan
công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai.
- Nắm chắc luật Đất đai 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan,các
văn bản của ngành và của tỉnh Điện Biên về công tác giải quyết tranh chấp về
đất đai.
- Đảm bảo những kiến nghị, đề xuất phù hợp với địa phương

- Tổng hợp được kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện Tủa Chùa trong giai đoạn 2012 – 2014.
- Tiếp cận thực tế công việc để nắm được quy trình, trình tự giải quyết
tranh chấp về đất đai.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai 2013 và 2003
- Luật Tố tụng Dân sự 2004.
- Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998.
- Nghị định 43/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014quy định chi tiết thi

hành một số điều Luật Đất đai 2013.
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy

định về giá đất.
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy

định về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy

định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy

định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về


GCNQSDĐ, QSHNƠ, và tài sản khác gắn liền với đất .
- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về Thống

kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất .
- Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998.
- Nghị định 181/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất

đai 2003.
- Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2009 về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 quy định chi tiết một số

điều của pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.


5

- Thông tư số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 03

tháng 01 năm 2002 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Tổng cục Địa chính hướng dẫn về thẩm quyền của toà án nhân dân trong
việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất.
- Công văn số 116 của Tòa án nhân dân tối cao ngày 22/7/2004.

2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Khái niệm về tranh chấp.
Theo khoản 24,Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì: “ tranh chấp đất đai là
tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên

trong quan hệ đất đai ”. ( Luật Đất đai 2013 )
“Tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia
vào quan hệ đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử
dụng đất”.
Trong thực tế, TCĐĐ được hiểu là sự tranh chấp về quyền quản lý,
quyền sử dụng một khu đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình phải được
hưởng quyền đó do pháp luật quy định và bảo hộ. Vì vậy, họ không thể cùng
nhau tự giải quyết các tranh chấp đó mà phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
giải quyết.
2.2.2. Trình tự giải quyết tranh chấp
- Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải TCĐĐ như sau:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc
giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi
đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải
tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải
phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành


6

viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể
từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và
có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân
cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh
giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến
Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa
hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và
Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình
Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa
đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất[3].
2.2.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
- Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyếtTCĐĐ

như sau:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà
không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một
trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài
sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc
không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện nhiệt độ không khí trung bình tỉnh Điện Biên ......... 17
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện lượng mưa và bốc hơi. ............................................. 18
Hình 4.3: Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tủa Chùa giai đoạn
2012-2014 ............................................................................................... 39
Hình 4.4: Tình hình tranh chấp theo nội dung tranh chấp về đất đai trên địa
bàn huyện Tủa Chùa giai đoạn 2012 - 2014 .......................................... 41
Hình 4.5: Biểu đồ kết quả giải quyết đơn thư của huyện Tủa Chùa giai đoạn

2012-2014 ................................................................................................ 43
Hình 4.6: Biểu đồ biểu thị lượng đơn giải quyết tranh chấp đất đai phân theo
đối tượng từ 2012-2014........................................................................... 44


8

2.2.4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
- Đảm bảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là người đại diện

cho chủ sở hữu, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người
khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai.
- Đảm bảo lợi ích cho người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến

khích việc tự hòa giải, thương lượng trong nội bộ quần chúng nhân dân.
- Đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự.
- Ổn định kinh tế, xã hội, gắn việc giải quyết TCĐĐ với việc tổ chức lại

sản xuất, tạo điều kiện cho lao động ở nông thôn có việc làm phù hợp với quá
trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH.
2.2.5. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai.
2.2.5.1. Nguyên nhân khách quan
Nguồn gốc và quá trình sử dụng đất lâu đời chưa xác định rõ ranh giới, việc
quản lý và sử dụng trải qua từng giai đoạn phát triển của lịch sử đất nước.
Quy định về quản lý và sử dụng đất đai chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa
thiết lập mặt bằng pháp lý.
Sự hiểu biết về pháp luật đất đai của hầu hết người dân trong huyện còn kém.
- Sự biến động về dân số làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng
2.2.5.2. Nguyên nhân chủ quan
Hồ sơ tồn từ các năm trước.

Giải quyết các mâu thuẫn trong nhân dân chưa triệt để và thỏa đáng, một số
hộ dân khiếu nại lên trên.
Công tác quản lý đất đai ở một số nơi còn yếu, không thường xuyên kiểm tra,
rà soát trong nhân dân.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai cho nhân dân chưa được

chú trọng.


9

2.2.6. Mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đai
- Tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những

bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, phục hồi quyền lợi hợp pháp cho
bên bị hại, đồng thời bắt buộc bên vi phạm phải gánh chịu hậu quả pháp lý do
hành vi của họ gây ra.
- Làm cho pháp luật đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã

hội. Điều chỉnh quan hệ đất đai cho phù hợp với lợi ích của nhà nước, xã hội
và người sử dụng đất. Giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân để ngăn ngừa
vi phạm pháp luật khác có thể xảy ra.
2.2.7. Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai.
Theo Điều 91,Nghị định 43 quy định như sau:Trường hợp các bên
tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; cưỡng chế thi hành quyết
định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành
1. Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có
Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều
100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì việc giải quyết tranh
chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

a) Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh
chấp đất đai đưa ra;
b) Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện
tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại
địa phương;
c) Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt;
d) Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
đ) Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền
sử dụng đất.


10

2. Căn cứ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định
giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành.
So với Luật Đất đai 2003 và Nghị định 181 thì Luật Đất đai 2013 đã
sửa đổi và bổ sung quy định căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong
trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; cưỡng
chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận
hòa giải thành. Theo đó, căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong các
trường hợp này bao gồm: Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do
các bên tranh chấp đất đai đưa ra; thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp
đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích
đất cho một nhân khẩu tại địa phương; sự phù hợp của hiện trạng sử dụng
thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chính sách ưu đãi người có công của
Nhà nước; quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền

sử dụng đất.
Căn cứ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính, UBND
cấp tỉnh quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh
chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành[9].
2.3 Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên phạm vi cả nước
2.3.1. Tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai ở Việt Nam
Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những
năm gần đây tình hình TCĐĐ ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp về
tính chất, nhất là ở những vùng đang đô thị hóa nhanh. Các dạng TCĐĐ phổ
biến trong thực tế là: tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất; tranh chấp do lấn, chiếm đất; tranh
chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; TCĐĐ trong các vụ án ly
hôn... Các TCĐĐ diễn ra gay gắt và phát sinh ở hầu hết các địa phương. Tính
bình quân trong cả nước TCĐĐ chiếm từ 55 - 60%, thậm chí nhiều tỉnh phía


11

Nam chiếm từ 70 - 80% các tranh chấp dân sự phát sinh (thành phố Hồ Chí
Minh, An Giang, Bạc Liêu, Long An...).
Trong lĩnh vực đất đai, nhiều vụ việc đã được giải quyết dứt điểm, bảo vệ
được lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy
nhiên, từ năm 2008 đến nay, số vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất
đai chiếm khoảng 60-70% tổng số các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
trong cả nước, riêng tại Bộ TN&MT, số vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về đất đai thường chiếm 98% tổng số đơn nhận được hàng năm. Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 5.298 đơn thư vào năm 2011. Tòa án các
cấp đã thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 307.912 vụ việc, trong đó số vụ
việc tranh chấp liên quan đến đất đai là 69.806 vụ việc, chiếm 22,70%.[14]
Trong số đơn mà Bộ đã nhận được có 4.858 lượt đơn của công dân khu

vực phía Bắc (chiếm 19,2%) trong đó có 2.082 vụ việc thuộc lĩnh vực đất đai.
Các địa phương có nhiều đơn thư như Hà Nội, Hải Phòng với gần 300 lượt
đơn/năm; bên cạnh đó cũng có các địa phương có ít đơn như Sơn La, Lai
Châu, Bắc Cạn và Điện Biên bình quân mỗi địa phương có dưới 5 lượt
đơn/năm (ít nhất toàn quốc). Nội dung các đơn thư về TCĐĐ (chiếm tỷ lệ
24,6%) trong đó tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân chiếm gần 90% số vụ
việc. Bộ đã xử lý 37 vụ việc do Thủ tướng Chính phủ giao và thuộc thẩm
quyền giải quyết, trong đó số vụ việc các địa phương khu vực phía Bắc cần
phải điều chỉnh lại nội dung quyết định đã giải quyết chiếm tỷ lệ 56,7%, đây
là tỷ lệ tương đối cao.
Với tình hình như vậy, nếu không xử lý kịp thời, đúng theo các quy định
của pháp luật thì sẽ gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào chính quyền
của người dân, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và lợi
ích của quốc gia.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐĐC

: Bản đồ địa chính

BĐS

: Bất động sản

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GCN

: Giấy chứng nhận


GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HĐND

: Hội đồng nhân dân

HGĐ

: Hộ gia đình

HGĐ, CN

: Hộ gia đình, cá nhân

MTTQ VN

: Mặt trận tổ quốc Việt Nam

NĐ-CP

: Nghị định Chính phủ

QĐ-UB

: Quyết định ủy ban

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất


TAND

: Tòa án nhân dân

TC

: Tổ chức

TCĐĐ

: Tranh chấp đất đai

TDTT

: Thể dục thể thao

TN-MT

: Tài nguyên và Môi trường

TT PTQĐ

: Trung tâm phát triển quỹ đất

TT-BTNMT : Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường
UBND

: Ủy ban nhân dân

UBTDTT


: Ủy ban thể dục thể thao

VĐV

: Vận động viên

VP.ĐKQSDĐ : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐĐC

: Bản đồ địa chính

BĐS

: Bất động sản

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GCN

: Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HĐND

: Hội đồng nhân dân


HGĐ

: Hộ gia đình

HGĐ, CN

: Hộ gia đình, cá nhân

MTTQ VN

: Mặt trận tổ quốc Việt Nam

NĐ-CP

: Nghị định Chính phủ

QĐ-UB

: Quyết định ủy ban

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

TAND

: Tòa án nhân dân

TC


: Tổ chức

TCĐĐ

: Tranh chấp đất đai

TDTT

: Thể dục thể thao

TN-MT

: Tài nguyên và Môi trường

TT PTQĐ

: Trung tâm phát triển quỹ đất

TT-BTNMT : Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường
UBND

: Ủy ban nhân dân

UBTDTT

: Ủy ban thể dục thể thao

VĐV

: Vận động viên


VP.ĐKQSDĐ : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất


14

3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn phụ trách về công
tác giải quyết TCĐĐ để nắm được tình hình cũng như các nguyên nhân dẫn
đến tình trạng TCĐĐ trên địa bàn huyện.
- Phỏng vấn người dân thông qua bộ câu hỏi trong phiếu phỏng vấn để
biết được nội dung TCĐĐ và những nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng trên.
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.
- Phương pháp so sánh và phân tích số liệu.
- Phương pháp đánh giá và phân tích thông qua ý kiến của các ban
ngành, cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở có liên quan đến công tác giải
quyết tranh chấp về đất đai.


15

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, TN-MT
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a). Vị trí địa lý
Tủa Chùa là một huyện miền núi vùng sâu, vùng xa của tỉnh Điện Biên, có
giới hạn địa lý từ 24004’ - 24050’ Vĩ độ Bắc, 103021’ - 103042’ Kinh độ

- Đông. Địa giới hành chính của huyện được xác định:
- Phía Bắc giáp huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu);
- Phía Đông giáp huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La);
- Phía Nam giáp huyện Tuần Giáo;
- Phía Tây giáp huyện Mường Chà.

Trung tâm huyện lỵ huyện Tủa Chùa cách Quốc lộ 6 khoảng 18 km và
cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 125 km về phía Đông Bắc.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 68.526,45 ha, chiếm 7,15% diện tích
tự nhiên của toàn tỉnh. Huyện có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 11
xã và 1 thị trấn: xã Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Lao Xả Phình, Huổi Só, Tả Phìn,
Sính Phình, Mường Đun, Xá Nhè, Trung Thu, Tủa Thàng, Mường Báng và
thị trấn Tủa Chùa.
4.1.2. Địa hình, địa mạo
Tủa Chùa có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, gồm nhiều núi cao, vực
sâu, hướng núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có độ cao trung
bình từ 300-1.600 m so với mặt nước biển. Núi ở đây bị bào mòn mạnh tạo
thành các thung lũng hẹp và các bãi bồi dọc theo các sông suối. Nhìn chung,
địa hình Tủa Chùa có 3 dạng chính:
Địa hình đồi núi cao, sườn dốc, chiếm khoảng 77% tổng diện tích đất


16

tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu theo vùng Đông Bắc và Tây Nam.
Địa hình đồi thấp, sườn thoải chiếm 18% tổng diện tích đất tự nhiên,
Địa hình thung lũng, bãi bằng chiếm 5% tổng diện tích đất tự nhiên,
nằm xen kẽ giữa các dãy núi cao và dọc theo các sông suối, có độ dốc nhỏ
hơn 250. Loại địa hình này phân bố chủ yếu dọc theo sông Nậm Mức và Sông
Đà ở khu vực phía Nam của huyện.

Tính chất phức tạp của địa hình là một nét sinh thái đặc thù của vùng
Tây Bắc, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tổ chức sản xuất, xây dựng phát triển
kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc trong huyện, gây nhiều khó khăn
trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và sản xuất nông - lâm nghiệp.
Đây là một áp lực lớn đối với công tác quản lý, sử dụng đất đai nói chung và
quy hoạch sử dụng đất nói riêng trên địa bàn huyện.
4.1.3. Khí hậu
Tủa Chùa mang nét đặc trưng của khí hậu vùng Tây Bắc, khu vực khí
hậu nhiệt đới núi cao, lượng mưa trung bình hàng năm thấp và được chia
thành 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
a, Nhiệt độ không khí:
Nhìn chung, Tủa Chùa có khí hậu tương đối mát mẻ, nhiệt độ bình quân
hàng năm đạt 19,20C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, trung bình là 22,80C và
thấp nhất là tháng 1, trung bình 13,70C. Do có địa hình cao nên chênh lệch nhiệt
độ ngày đêm tương đối lớn, từ 6 - 100C. Ban đêm thường lạnh hơn nhiều so với
ban ngày.


17

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện nhiệt độ không khí trung bình tỉnh Điện Biên

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Điện Biên)

b, Lượng mưa và bốc hơi
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm. Lượng mưa
thấp nhất vào tháng 12 là 23,8 mm, cao nhất vào tháng 7 là 364,9 mm. Số
ngày mưa trung bình trong năm là 150,6 ngày. Lượng mưa phân bố không
đều trong năm, một năm chia làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, mưa nhiều và

ẩm ướt, lượng mưa lớn tập trung từ tháng 6 đến hết tháng 8 chiếm 80% tổng
lượng mưa trong năm. Đặc biệt, mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7,
8, gây lũ quét cục bộ, xói mòn mạnh, làm cho đất bị bạc màu nhanh chóng.
Đầu mùa thường có mưa đá kèm theo lốc lớn gây thiệt hại về nhà cửa và hoa
màu của người dân.
- Mùa khô: Từ tháng 11 năm trước kéo dài đến hết tháng 3 năm sau,
thời tiết hanh, khô lạnh, trong tháng 12, tháng 1 và 2 thường xảy ra các đợt rét
đậm, rét hại kèm theo sương muối.
Tổng lượng bốc hơi trong năm là 985,1 mm. Các tháng có lượng mưa lớn,
lượng bốc hơi thấp (tháng 6, 7, 8, 9) và ngược lại. Vào các tháng đầu mùa mưa,
cuối mùa khô (tháng 2, 3, 4, 5), lượng mưa thấp, nguồn nước đã cạn kiệt lại có


×