Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại một số tuyến đường chính của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.15 KB, 64 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




PHẠM MINH ĐỨC


Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY HOẠCH CÂY XANH ĐÔ THỊ
TẠI MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG CHÍNH CỦA THÀNH PHỐ HẠ
LONG, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020”



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi Trường
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hải
Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm




THÁI NGUYÊN - 2014
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá học 2010 - 2014, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã tổ chức đợt thực tập cuối khoá nhằm giúp sinh viên hoàn thành kế
hoạch đào tạo và bước đầu làm quen với thực tiễn nghiên cứu. Được sự đồng
ý của Khoa Môi trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành
thực hiện đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại một số
tuyến đường chính của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.
Với lòng biết ơn sâu sắc cho tôi gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Thanh Hải
đã trực tiếp hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi cũng xin phép gửi lời cảm ơn đến Công ty cổ phần
môi trường đô thị thành phố Hạ Long đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong
quá trình điều tra, phân tích, thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên
đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và
các bạn để đề tài tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày …. tháng ….năm 2014

` Sinh viên

Phạm Minh Đức
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.Ảnh hưởng của độ rộng đai cây đến độ giảm tiếng ồn 15


Bảng 4.1.Hiện trạng cây xanh trên đường Lê Thánh Tông 28

Bảng 4.2.Hiện trạng cây xanh trên đường Bến Đoan 29

Bảng 4.3.Hiện trạng cây xanh trên đường Trần Hưng Đạo 30

Bảng 4.4.Hiện trạng cây xanh trên đường Cao Thắng 31

Bảng 4.5.Hiện trạng cây xanh trên đường Bãi Cháy 32

Bảng 4.6.Hiện trạng cây xanh tại một số công trình và khu chức năng 33

Bảng 4.7.Đặc điểm một số loài cây xanh 34

Bảng 4.8.Quy hoạch cây xanh tại một số công trình và khu chức năng 44


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.2.3 Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Quy hoạch môi trường 3
2.1.1. Khái niệm quy hoạch môi trường 3
2.1.2.Cơ sở pháp lý trong Quy hoạch môi trường ở Việt Nam 4

2.1.3.Đặc điểm của Quy hoạch môi trường 5
2.1.4. Các nguyên tắc Quy hoạch môi trường 6
2.1.5. Quy trình Quy hoạch môi trường 6
2.1.6. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong Quy hoạch môi trường . 6
2.2.Mảng xanh, cây xanh đô thị 9
2.2.1. Khái niệm mảng xanh đô thị 9
2.2.2. Thành phần cây xanh, mảng xanh đô thị 10
2.2.3. Tác dụng của cây xanh, mảng xanh đô thị đối với môi trường đô thị 10
2.2.4. Thực trạng Quy hoạch cây xanh ở Việt Nam 20
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 22
3.3. Nội dung nghiên cứu 22
3.3.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hạ
Long 22
3.3.2. Hiện trạng cây xanh trên một số tuyến đường và các công trình tại
thành phố Hạ Long. 22
3.3.3.Nguyên tắc và quy định chọn cây xanh đường phố 22
3.3.4.Quy hoạch cây xanh trên các tuyến đường chính và công trình tại thành
phố Hạ Long. 22
3.3.5.Đề xuất các giải pháp và chương trình nhằm thực hiện quy hoạch cây
xanh đô thị tại một số tuyến đường chính và công trình của thành phố Hạ
Long 22

3.4. Phương pháp nghiên cứu 22

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 22


3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa 23

3.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu 23

3.4.4. Phương pháp phân tích hệ thống 23

3.4.5.Phương pháp chuyên gia 23

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long. 24

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường 24

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 27

4.2 Hiện trạng cây xanh đô thị trên một số tuyến đường chính và các công
trình của thành phố Hạ Long 28

4.2.1.Hiện trạng cây xanh trên một số tuyến đường chính của thành phố Hạ
Long 28

4.2.2.Hiện trạng cây xanh tại một số công trình và khu chức năng nằm trên
các tuyến đường chính của thành phố Hạ Long 33

4.2.3.Đặc điểm một số loài cây xanh đô thị được trồng tại một số tuyến đường
và công trình tại thành phố Hạ Long 34

4.3.Nguyên tắc và quy định chọn cây xanh đường phố 36


4.3.1 Nguyên tắc trồng cây ở đường phố 36

4.3.2 Một số tiêu chuẩn chọn cây trồng vỉa hè 38

4.3.3. Xác định các tiêu chuẩn cảnh quan và bảo vệ môi trường của cây xanh
39
4.4. Quy hoạch cây xanh tại một số tuyến đường chính và các công trình ở
thành phố Hạ Long 41

4.4.1.Quy hoạch cây xanh tại một số tuyến đường chính 41

4.4.2.Quy hoạch cây xanh tại một số công trình và khu chức năng tại thành
phố Hạ Long 43

4.5. Đề xuất các chương trình và giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch cây
xanh đô thị tại một số tuyến đường chính và công trình của thành phố Hạ
Long 45
4.5.1.Các chương trình nhằm bổ sung thực hiện quy hoạch 45

4.5.2 Giải pháp về cơ chế quản lý và chính sách khoa học kỹ thuật 45

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49

5.1. Kết luận 49

5.2. Kiến nghị 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, quá trình phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng đã
kéo theo sự gia tăng ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trở thành vấn đề vừa mang
tính toàn cầu vừa có tính riêng của từng quốc gia. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa
lý tự nhiên và kinh tế phát triển, mỗi khu vực có hướng đi riêng nhưng đều
nhằm mục đích bảo vệ "ngôi nhà chung". Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu
vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững phải được
thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã
hội của từng ngành và từng địa phương. Có quy hoạch môi trường mới quản
lý tốt môi trường, mới thực hiện được chiến lược phát triển bền vững. Như
vậy có thể nói quy hoạch môi trường là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công
tác quản lý, bảo vệ môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm. Quy hoạch cây xanh đô
thị là quy hoạch một thành phần của môi trường, từng thành phần của môi
trường được quy hoạch hợp lý sẽ mang lại một bản quy hoạch môi trường
thích hợp. Quy hoạch phát triển cây xanh, một trong các nội dung của quy
hoạch và quản lý môi trường đô thị sẽ góp phần vào việc phòng ngừa ô
nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường sống, hướng
đến mục tiêu phát triển bền vững của thành phố trong tương lai.
Cây xanh đô thị là một thành phần không thể thiếu của các đô thị, có
tác dụng bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan đô thị, nâng cao chất lượng môi
trường sống, chất lượng bóng mát, góp phần khắc phục và ngăn chặn suy
thoái môi trường do con người và thiên nhiên tạo ra. Các tiêu chí về cây xanh
đô thị như: diện tích cây xanh/người, đất cây xanh công cộng/người… là một
trong những tiêu chí quan trọng. Càng đặc biệt quan trọng đối với thành phố
Hạ Long, đô thị ngày càng phát triển về mọi mặt đem lại lợi ích cho người
dân, xứng đáng với thành phố “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”.

Quy hoạch cây xanh đô thị cho thành phố Hạ Long là việc hết sức quan
trọng và cần thiết. Chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan ban ngành,
2
cộng đồng dân cư và cơ quan chuyên trách về cây xanh đô thị cần phải quan
tâm và tham gia một cách tích cực vào công tác lập quy hoạch và hoạt động
phát triển kinh tế xã hội luôn gắn với quy hoạch nhằm làm tăng độ che phủ
của cây xanh đô thị, đảm bảo mật độ cây xanh đường phố… đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của xã hội, yêu cầu của sự phát triển đô thị hiện nay. Với những ý
nghĩa trên, đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại một
số tuyến đường chính của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020” được chọn để nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu định hướng cơ sở quy hoạch để bố trí hợp lý hệ thống cây
xanh đô thị trên các tuyến đường nhằm khắc phục tối đa sự thiếu hụt, phân bố
không đồng đều của cây xanh, đảm bảo an toàn sinh thái và nhu cầu phát triển
của thành phố Hạ Long.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được hiện trạng cây xanh được trồng trên đường phố trong
thành phố Hạ Long.
Làm rõ tác dụng bảo vệ môi trường của cây xanh trên đường phố tại
thành phố Hạ Long.
Đề xuất quy hoạch hệ thống cây xanh trên một số tuyến đường chính
được nghiên cứu tại thành phố Hạ Long.
1.2.3 Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp người học nâng cao và hoàn thiện kiến thức đã học, rút ra kinh
nghiệm thực tế phục vụ cho công tác.
- Cung cấp cơ sở phục vụ công tác xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị
thành phố Hạ Long một cách hiệu quả trong giai đoạn mới nhằm hướng tới

mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường trong thành phố.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian phục
vụ công tác quy hoạch cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hạ Long.
- Làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các cơ
sở đào tạo liên quan đến lĩnh vực của đề tài.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Quy hoạch môi trường
2.1.1. Khái niệm quy hoạch môi trường
Quy hoạch môi trường (QHMT) là "quá trình sử dụng một cách hệ
thống các kiến thức để thông báo cho quá trình ra quyết định về tương lai của
môi trường" (Greg Lindsey, 1997).
QHMT là "tổng hợp của các biện pháp môi trường công cộng mà cấp
có thẩm quyền về môi trường có thể sử dụng" (Faludi, 1987).
Theo Toner, QHMT là "sự ứng dụng các kiến thức về khoa học tự
nhiên và sức khoẻ trong các quyết định về sử dụng đất" (Greg Lindsey, 1997).
QHMT là "sự cố gắng làm cân bằng hài hoà các hoạt động phát triển
mà con người vì quyền lợi của mình áp đặt một cách quá mức lên môi trường
tự nhiên" (John E, 1979).
QHMT là sự xác định các mục tiêu mong muốn đối với môi trường tự nhiên
Theo Vũ Quyết Thắng (2005)[19], QHMT là "việc xác lập các mục
tiêu môi trường mong muốn, đề xuất và lựa chọn phương án, giải pháp để bảo
vệ, cải thiện và phát triển một hay những môi trường thành phần hay tài
nguyên của môi trường nhằm tăng cường một cách tốt nhất năng lực, chất
lượng của chúng theo mục tiêu đã đề ra". [21]
Theo Phùng Chí Sỹ [18] QHMT là "quá trình sử dụng các kiến thức
khoa học kỹ thuật nhằm đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong một không gian xác định phục vụ phát

triển kinh tế - xã hội nói chung hoặc một ngành nói riêng".
Theo Nguyễn Thế Thôn (2004)[14], QHMT "được hiểu là sự vạch
định, quy định sắp xếp, bố trí các đối tượng môi trường theo không gian lãnh
thổ hoặc theo không gian vật thể môi trường nhằm bảo đảm môi trường sống
tốt đẹp cho con người và bảo vệ môi trường sống cho các hệ sinh vật của môi
trường bền vững trong sự thống nhất với sự phát triển lâu bền của kinh tế xã
hội theo các định hướng, các mục tiêu và thời gian của kế hoạch, phù hợp với
trình độ phát triển nhất định".
4
2.1.2.Cơ sở pháp lý trong Quy hoạch môi trường ở Việt Nam
Căn cứ pháp lý trong QHMT liên quan đến hầu hết các văn bản pháp
luật hiện hành. Các văn bản pháp luật quan trọng hàng đầu là:
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/11/1993 và được Chủ tịch nước ký sắc
lệnh ban hành ngày 10/01/1994. [4]
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu
lực từ ngày 01/07/2006. [5]
Nghị định 175/CP của Chính phủ ra ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi
hành Luật bảo vệ môi trường.
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng
đến 2020 (theo Quyết định 256/2003/QĐ-TTg); các chiến lược bảo vệ môi
trường địa phương và ngành.
31 tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng, ban hành
theo quyết định số 35/2002/QĐ – Bộ Khoa học công nghệ Môi trường
25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, có
hiệu lực từ ngày 01/7/2004.
Luật Khoáng sản được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá IX thông qua ngày 20/3/1996 và chủ tịch nước ký sắc lệnh công

bố ban hành số 472-CTN ngày 3/4/1996.
Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998.
Luật Thuỷ sản được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 và được thông qua năm 2003.
Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 26/11/2003.
Luật Phát triển và bảo vệ rừng, ban hành ngày 18/11/1991 và luật sửa
đổi, bổ sung luật phát triển và bảo vệ rừng được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/11/2004.
5
Các công ước quốc tế Việt Nam đã tham gia ký kết :
Công ước về việc bảo vệ di sản và tự nhiên của thế giới (đã được thông
qua tại kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO tại Paris ngày 16-11-1972).
Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc
biệt như là nơi cư trú của loài chim nước Ramsar, 2-2-1971 (được sửa đổi
theo nghị định thư Paris ngày 03-12-1982).
Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới rác phế thải
nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng.
Công ước về đa dạng sinh học (Rio De Janeiro, ngày 05-06-1992).
2.1.3.Đặc điểm của Quy hoạch môi trường
Quy hoạch môi trường có một số đặc điểm như sau:
- Quan điểm hệ sinh thái. Quan điểm này xem xét con người trong tự
nhiên hơn là tách khỏi nó, nghĩa là nhấn mạnh mối tương tác giữa con người
với các hệ sinh thái tự nhiên và rộng hơn sinh quyển. Các dạng quy hoạch có
xu hướng tập trung hẹp hơn.
- Tính hệ thống. Xem xét tổng thể các thành phần liên quan, tập trung
vào các thành phần chủ chốt và các mối quan hệ của chúng, thừa nhận các hệ
thống là mở, tương tác với môi trường, nhận biết sự liên hệ và phụ thuộc giữa
các hệ thống.

- Tính địa phương. Từ môi trường nhấn mạnh tính đặc trưng của mỗi
địa phương, tuy nhiên cần thiết phải xem xét các thành phần môi trường và sự
biến đổi môi trường trong phạm vi lớn hơn.
- Tính biến đổi theo thời gian. Xem xét sự thay đổi môi trường theo các
chu kỳ khác nhau, dài và ngắn, quá khứ và tương lai. Nếu quỹ thời gian không
hợp lý, quy hoạch môi trường sẽ không đạt được mục tiêu đã đặt ra. Các dạng
quy hoạch khác thường có trục thời gian ngắn hơn.
- Tính chất hướng vào tác động. Nghiên cứu xem xét đầy đủ những ảnh
hưởng môi trường do hoạt động của con người và sự phân bố của chúng. Các
dạng quy hoạch khác thường có định hướng đầu vào, tập trung chủ yếu vào dữ
liệu, mục tiêu và kế hoạch hơn là vào tác động của các hoạt động phát triển.
6
- Tính phòng ngừa. Khuynh hướng chủ đạo trong chiến lược quy hoạch
môi trường là nhu cầu bảo tồn, trong đó nó tập trung vào việc làm giảm nhu
cầu đối với một loại hàng hoá hay dịch vụ có khả năng tạo ra các stress hơn là
việc chấp nhận các nhu cầu như là đã đặt ra từ trước và cố gắng tập trung vào
việc làm giảm thiểu hay loại bỏ các ảnh hưởng môi trường.
2.1.4. Các nguyên tắc Quy hoạch môi trường
- Xác định rõ các mục tiêu và các đối tượng cho quy hoạch môi trường.
- Quy hoạch môi trường phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch
kinh tế - xã hội.
- Xác định các quy mô về không gian và thời gian của quy hoạch môi trường
- Quy hoạch môi trường luôn luôn trên quan điểm hệ thống, tức là phải
phân tích và tổng hợp hệ thống.
- Quy hoạch môi trường phải qua công tác đánh giá môi trường và lập
các luận cứ khoa học cho quy hoạch môi trường.
- Quy hoạch môi trường phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.5. Quy trình Quy hoạch môi trường
Quy hoạch môi trường về cơ bản cũng tương tự như trong các lĩnh vực
quy hoạch khác. Tuy nhiên, trong quy hoạch môi trường các mục tiêu môi

trường thường rất khó định lượng. Hơn nữa, ngoài những mục tiêu môi
trường có tính quốc gia còn tồn tại các mục tiêu đặc thù của địa phương, vì
vậy quy trình quy hoạch môi trường thường xuất phát từ những khía cạnh môi
trường và tài nguyên đáng quan tâm ở mỗi địa phương.
2.1.6. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong Quy hoạch môi trường
a. Phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp này ra đời phục vụ cho con người khi phải tiến hành
nghiên cứu liên ngành các đối tượng là các hệ thống phức tạp. Đối tượng
nghiên cứu của lý thuyết hệ thống các tổng thể, các hệ thống. Phương pháp
phân tích hệ thống tiến hành phân tích trên một hệ thống cụ thể, trên một tổng
thể gồm nhiều bộ phận, nhiều yếu tố thành phần các quan hệ tương hỗ với nhau
và với môi trường quanh chúng. Khi phân tích hệ thống, xét từng yếu tố, nhưng
không thể xét riêng lẻ mà phải xét mỗi yếu tố trong mối tương quan và tác
động qua lại của nó với các yếu tố khác và môi trường bên ngoài của chúng.
7
Sau khi xem xét các yếu tố, phương pháp phân tích hệ thống đòi hỏi phải
xem xét tổng hợp trở lại các yếu tố thành phần trong thể thống nhất của hệ
thống và nghiên cứu chúng trong tổng thể cùng các yếu tố tác động từ bên
ngoài.Nghiên cứu những đặc thù, những quy luật của từng hệ thống, xét mỗi hệ
thống trong quá trình phát sinh, phát triển, tăng trưởng, suy thoái dễ thấy được
xu thế và tìm ra phương hướng tác động tích cực vào hệ thống có hiệu quả nhất
cho những quyết định theo các mục tiêu của nghiên cứu các hệ thống.
Phương pháp phân tích hệ thống nhấn mạnh tính liên ngành, sử dụng
nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau để cùng nghiên cứu, ra quyết
định cho các vấn đề phức tạp.
Phương pháp phân tích hệ thống được tiến hành theo các bước:
- Xác định ranh giới, đường biên hệ thống.
- Quan trắc, đo đạc, thu thập thông tin các yếu tố thành phần, hợp phần,
sắp xếp các dữ liệu có liên quan tới đối tượng nghiên cứu.
- Phân tích, thống kê các mối liên kết giữa các yếu tố mà quan trọng

nhất là các yếu tố gây tác động qua lại trong hệ thống, các mối liên kết chìa
khoá trong hệ thống gây ra khả năng điều khiển hệ thống.
- Xây dựng mô hình định tính, mô hình toán học của hệ thống có các
mục tiêu, thể hiện cấu trúc và hoạt động chức năng của hệ thống có mối liên
hệ qua lại với môi trường bên ngoài trong các mô hình.
- Mô phỏng hệ thống với các điều kiện, giả thiết khác nhau, phân tích
mô hình trong các ý nghĩa khác nhau của các tiến trình, chọn giải pháp đúng
đắn cho các quyết định tối ưu.
Quy hoạch môi trường là lựa chọn, quy định, sắp xếp, bố trí các đối
tượng môi trường theo lãnh thổ. Các đối tượng môi trường đa dạng và phức
tạp, chúng tác động qua lại lẫn nhau trong hệ sinh thái (địa sinh thái hệ thống)
của lãnh thổ môi trường. Thành phần môi trường này bị tác động và thay đổi,
kéo theo sự thay đổi các thành phần khác. Bởi vậy phương pháp phân tích hệ
thống trên quan điểm tiếp cận hệ thống là phương pháp không thể thiếu và
xuyên suốt công tác quy hoạch môi trường.
b. Phương pháp đánh giá môi trường
8
Đánh giá môi trường gồm có đánh giá tác động môi trường, đánh giá
chất lượng môi trường và đánh giá tổng hợp môi trường. Có rất nhiều phương
pháp để đánh giá. Đánh giá tác động môi trường gồm một loạt phương pháp
liệt kê số liệu về thông số môi trường, phương pháp danh mục các điều kiện
môi trường, phương pháp ma trận môi trường, phương pháp sơ đồ mạng lưới,
phương pháp phân tích lợi ích chi phí mở rộng… Đánh giá chất lượng môi
trường có phương pháp định lượng so sánh với tiêu chuẩn môi trường,
phương pháp chồng ghép bản đồ, phương pháp đánh giá nhanh môi trường có
sự tham gia của cộng đồng… Đánh giá tổng hợp môi trường là phương pháp
đánh giá tổng hợp cùng một lúc các tác động của hành động phát triển lên môi
trường và các tác động trở lại của chất lượng môi trường đối với hành động
phát triển trong thể thống nhất của môi trường, đánh giá hệ quả của sự tác
động qua lại giữa hành động phát triển và chất lượng môi trường.

c Phương pháp bản đồ
Là phương pháp địa lý phổ biến kinh điển nhất trong quy hoạch môi
trường từ hoạch định cho đến thiết kế mô hình với các quy mô khác nhau đều
phải sử dụng bản đồ địa hình có các tỷ lệ khác nhau. Sự phân tích và trắc
lượng bản đồ địa hình sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về địa hình và
cấu trúc của môi trường. Các bản đồ thành phần môi trường hay các bản đồ
tổng hợp môi trường sinh thái, các bản đồ đánh giá hay các bản đồ quy hoạch
môi trường đều chứa đựng và cung cấp những thông tin chính xác về các kết
quả nghiên cứu về sự thể hiện các kết quả nghiên cứu đó lên trên các bản đồ.
Quy hoạch môi trường và kinh tế - xã hội được tiến hành theo lãnh thổ, mà
các lãnh thổ được thể hiện bằng các bản đồ, do đó phương pháp bản đồ là
không thể thiếu. Bản đồ là loại ngôn ngữ đặc biệt sử dụng trong địa lý và môi
trường. Đối với quy hoạch môi trường tuỳ theo quy mô lãnh thổ mà chọn tỷ lệ
bản đồ sao cho thích hợp. Ví dụ, ở quy mô lãnh thổ cấp tỉnh nên chọn tỉ lệ bản
đồ thích hợp là 1:100000; ở quy mô cấp huyện là 1:50000.
e. Phương pháp mô tả so sánh
Phương pháp này thường được tiến hành kết hợp với phương pháp thực
địa, là phương pháp cổ truyền. Công tác khảo sát theo tuyến hay diện đều phải
9
dừng lại ở các điểm khảo sát điển hình và mô tả các hiện tượng nghiên cứu,
so sánh, lập mặt cắt, vẽ sơ đồ, tư duy suy nghĩ cắt nghĩa các hiện tượng và
được mô tả ghi chép trong các nhật ký lộ trình. Có người cho rằng đây là
phương pháp cổ điển lạc hậu, lỗi thời, chỉ cần sử dụng các phương pháp hiện
đại như viễn thám… là đủ. Điều đó không đúng. Phương pháp viễn thám dù
có hiện đại đến đâu, cũng phải có đối sánh kiểm tra bằng công tác khảo sát
thực địa. Công tác khảo sát mô tả thực địa vẫn là công tác bước đầu phải làm
trong công tác nghiên cứu khoa học về địa lý môi trường, nhất là khi cần phải
lấy mẫu ở các địa điểm khác nhau để phân tích, nghiên cứu các khu vực khác
nhau. Quy hoạch môi trường đòi hỏi phải đi thực địa, điều tra nghiên cứu, quan
sát đo đạc, đánh giá hiện trạng, xác định mục tiêu… có như thế mới chính xác và

đúng thực tế. Bởi vậy, phương pháp mô tả tất yếu phải được sử dụng.
Ngoài các phương pháp nêu trên, phương pháp toán học trong môi
trường được sử dụng rộng rãi, trong đó có toán thống kê, lý thuyết tập hợp và
biến đổi, đại số ma trận, các phương trình sai phân và vi phân. Phương pháp
mô hình hoá phần nào đã được đề cập trong phương pháp phân tích hệ thống.
Các phương pháp dự báo được sử dụng bởi sự tập hợp nhiều phương pháp
khác nhau, trong đó các phương pháp mô hình toán học và vật lý được áp
dụng rộng rãi. Sự tập hợp nhiều phương pháp kể cả tập hợp tri thức của nhiều
chuyên gia nhằm tìm ra con đường phát triển chắc chắn của môi trường hay
trạng thái tương lai của khách thể môi trường đang được sử dụng phục vụ cho
những quyết định quy hoạch môi trường đúng đắn.
2.2.Mảng xanh, cây xanh đô thị
2.2.1. Khái niệm mảng xanh đô thị
Mảng xanh đô thị là tập hợp tất cả các thảm thực vật thân gỗ trong
phạm vi những nơi có cư dân đô thị sinh sống, từ thôn làng bé nhỏ đến vùng
dân cư rộng lớn sầm uất nhất.
Điều đó có nghĩa là mảng xanh đô thị ngoài tập hợp cây trồng nội đô,
còn bao gồm hệ thống rừng ngoại vi, các vườn thực vật, các khu nghỉ ngơi
giải trí, các công viên, cây công nghiệp dài ngày, vườn cây ăn trái, cây phân
tán các loại trải dài từ nội đô ra ngoại thành.
10
2.2.2. Thành phần cây xanh, mảng xanh đô thị
Theo thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ
Xây dựng. Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị. [17]
Cây xanh đô thị bao gồm:
- Cây xanh sử dụng công cộng: là tất cả các loại cây xanh trồng trên
đường phố và khu vực sở hữu công cộng (công viên, vườn thú, các đài tưởng
niệm, quảng trường).
- Cây xanh sử dụng hạn chế là tất cả các loại cây xanh trong các khu ở,
các công sở, trường học, đình chùa, bệnh viện, nghĩa trang, công nghiệp, kho

tàng, biệt thự, nhà vườn của các tổ chức, cá nhân.
- Cây xanh chuyên dụng là các loại cây trong vườn ươm, cách ly,
phòng hộ hoặc phục vụ nghiên cứu.
Phân theo vị trí có 3 loại:
- Cây xanh nội thị.
- Cây xanh ngoại thị.
- Cây xanh chuyên dùng.
Mặt nước trong đô thị có thể chia thành:
- Mặt nước tự nhiên: ao, hồ, sông, suối… có sẵn trong đô thị.
- Mặt nước nhân tạo: các diện tích mặt nước do con người xây dựng,
tạo ra: đài phun nước, các hồ nước nhân tạo…
2.2.3. Tác dụng của cây xanh, mảng xanh đô thị đối với môi trường đô thị
Cây xanh và mặt nước là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được
trong đô thị. Cây xanh và mặt nước (sông, hồ, bồn nước nhân tạo…) đóng vai
trò quan trọng trong lĩnh vực kiến trúc công trình đặc biệt là ở một nước có
khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam.
Từ ngàn xưa, cây xanh, mặt nước luôn gắn bó với các địa điểm dân cư
vùng đồng bằng và trung du: rặng tre xanh, cái ao làng là những thứ hầu như
không thể tách khỏi khái niệm về một ngôi làng cổ truyền.
Ngày nay, khi quá trình đô thị hoá ngày càng mạnh mẽ, mật độ xây
dựng ngày càng cao, vai trò của cây xanh, mặt nước ngày càng cần phải được
chú ý trong quá trình lập quy hoạch một đô thị, trong quá trình thiết kế kiến
trúc một công trình cụ thể.
11
Cây xanh, mặt nước khi được sử dụng thích đáng trong các khu xây
dựng (khu nhà ở, khu nhà làm việc hoặc các công trình công cộng, khu công
nghiệp…) sẽ cải thiện đáng kể cảnh quan môi trường trong các khu đó. Cây
xanh, mặt nước có tác dụng tích cực cải tạo môi trường, như khả năng làm
giảm bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp, giảm nhiệt độ không khí và nhiệt độ các
bề mặt, hút bớt khói bụi, các chất độc hại cũng như tiếng ồn, tăng cường độ

ẩm không khí, cải thiện chế độ gió… trong các khu xây dựng.
Tác động tích cực của cây xanh, mặt nước tới môi trường đô thị:
a. Tác dụng làm trong sạch bầu không khí
Cung cấp oxy, giảm tích luỹ khí cacbonic:
Trong môi trường đô thị tỷ lệ O
2
luôn bị hạ thấp do mật độ dân cư đông
đúc, lượng khí CO
2
không ngừng tăng lên tương ứng với việc sử dụng nhiên
liệu trong các nhà máy, phương tiện giao thông và do con người thải ra trong
quá trình hô hấp.
Cây xanh là nhà máy duy nhất lấy khí CO
2
và thải khí O
2
thông qua quá
trình quang hợp và hô hấp. Ban ngày, dưới tác động của bức xạ mặt trời xảy
ra phản ứng quang hợp, cây xanh hút khí CO
2
và tăng nồng độ O
2
trong khí
quyển. Ban đêm, một phần Hydrate carbon bị phân huỷ thông qua quá trình
hô hấp và giải phóng CO
2
. Một héc ta cây xanh trong 1 giờ, hấp thu 8 kg CO
2
,
bằng số lượng CO

2
của 200 người thải ra. Viện thực vật ( trường đại học
Dresden-Đức) gần đây lần đầu tiên cung cấp số liệu về O
2
, CO
2
của 3 loài cây
trồng chủ yếu ở châu Âu trên đường phố, công viên, đó là Giẻ châu Âu, Sồi
cuống (lá rộng), và Vân Sam (lá kim). Con số về lượng O
2
cây xanh nhả ra, và
lượng khí CO
2
hút vào trong 1 ngày lần lượt cho 3 loài cây trồng trên là: 13 -
9 - 1,2kg và 400 - 460 - 150kg/ngày, trong khi nhu cầu hô hấp của một người
bình thường cần khoảng 500 lít O
2
/ngày (1 lít O
2
= 1,41gam).
Một số cây xanh còn tiết ra chất phytoncide có tác dụng diệt khuẩn làm
trong lành môi trường, có lợi cho sức khoẻ của cư dân đô thị.
b. Tác dụng giảm bức xạ mặt trời của cây xanh
Để đồng hoá CO
2
và nước, cây xanh cần hấp thu năng lượng bức xạ
của Mặt trời. Cây có tán lá càng lớn và rậm rạp càng hút được nhiều bức xạ vì
12
tổng diện tích mặt lá (là bộ phận xảy ra quá trình quang hợp) càng cao. Tuỳ
theo mức độ rậm rạp mà cây có thể hấp thụ được từ 30% đến 80% bức xạ mặt

trời chiếu xuống.
Cây xanh còn có khả năng cản các bức xạ mặt trời chiếu qua nó, tạo ra
bóng râm che nắng cho không gian bên dưới. Tán lá của cây xanh có thể ngăn
được 40% - 90% lượng bức xạ mặt trời chiếu tới nó. Cỏ cũng có tác dụng cản bức
xạ mặt trời chiếu xuống nung nóng mặt đất. Một lớp cỏ dày và được chăm sóc
thường xuyên có thể cản được tới 80% lượng bức xạ chiếu xuống mặt đất.
Cây xanh cũng có tác dụng giảm bớt bức xạ, phản xạ mặt trời ra môi
trường xung quanh do hệ số phản xạ nhiệt của chúng thấp hơn nhiều so với
các bề mặt xây dựng.
Khả năng làm giảm bức xạ mặt trời của cây xanh không chỉ tính đơn
thuần trên diện tích trồng cây mà còn phải chú ý tới tổng diện tích mặt lá của
từng loại cây trồng trên đó. Trên cùng diện tích, nếu chúng ta trồng cây có tán
lá càng to, càng rậm rạp thì khả năng giảm bức xạ càng lớn.
c. Tác dụng của cây xanh, mặt nước tới nhiệt độ và độ ẩm không khí
Cây xanh ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn gió và làm thoát
hơi nước làm giảm sự bốc hơi của ẩm độ đất. Mùa hè trong rừng hay ở những nơi
trồng cây xanh tập trung như công viên, khu du lịch sinh thái, vườn thực vật… ẩm
độ tương đối thường cao hơn bên ngoài khoảng trống từ 7% - 12% đôi khi lên đến
20% tăng dần từ trên xuống dưới. Độ chênh lệch ẩm độ tương đối giữa sàn rừng,
lớp không khí sát mặt đất, và trên tán cây biến động từ 5% - 6%.
Cây xanh cũng giữ vai trò quan trọng trong chu kỳ tuần hoàn nước,
ngăn lượng mưa và làm chậm dòng chảy trên mặt đất. Các loại cây lá kim
thường ngăn cản lượng mưa tốt hơn cây lá rộng. Cây lá kim khi được trồng
thành rừng hoặc đám lớn, ngăn cản khoảng 40% lượng mưa, và lượng nước
này sẽ bốc hơi trở lại bầu khí quyển, trong khi đó rừng lá rộng chỉ ngăn chặn
được 20%, 80% còn lại xuống đến mặt đất. Điều này có thể lý giải do cây lá
kim có cấu trúc lá phân tán nước lên bề mặt nhiều hơn cây lá rộng, nên cây lá
kim cần được trồng ở những nơi dư thừa nước và cây lá rộng nên được trồng
ở những nơi cần gia tăng lượng nước thấm trong đất. Ngoài ra, cây xanh còn
có tác dụng ngăn cản sự bốc hơi độ ẩm trong đất.

13
Các hình thức mặt nước lớn có tác dụng giảm nhiệt độ không khí mùa
hè 2- 4
0
C, tăng độ ẩm tương đối 5 - 12%. Nhiệt độ không khí vùng ven các hồ
nước giảm 1 - 1,5
0
C và vùng ven sông giảm 4 - 5
0
C.
Do các khả năng trên mà tại những khu vực có nhiều cây xanh, mặt
nước, mật độ xây dựng thấp có nhiệt độ không khí thấp hơn và độ ẩm cao hơn
các khu vực có mật độ xây dựng cao, ít cây xanh. Theo các số liệu nghiên cứu
tiến hành tại Khoa kiến trúc trường Đại học Xây dựng Hà Nội tại một số vùng
dân cư Việt Nam thì vào mùa hè, nhiệt độ không khí tại các khu vực có nhiều
cây xanh, mặt nước thường thấp hơn nhiệt độ tại các khu dân cư ít cây xanh
tới 2 - 3
0
C.
Số liệu quan trắc của một số tác giả nước ngoài cũng cho thấy trong những
giờ có nhiệt độ cực đại, nhiệt độ không khí dưới tán lá cây thấp hơn nhiệt độ
không khí nơi trống trải 0,8 - 3
0
C và độ ẩm tương đối cao hơn 5% - 8%.
d. Ảnh hưởng của cây xanh mặt nước tới chế độ gió
Sự di chuyển của không khí, hay gió cũng làm ảnh hưởng đến tiện nghi
cuộc sống của con người. Tác động này có thể là tích cực hay tiêu cực phụ
thuộc rất lớn vào sự hiện hữu của cây xanh. Cây xanh làm giảm tốc độ gió và
tạo nên các vùng yên tĩnh trước và sau gió. Do đó, ở nhiều nơi trên thế giới,
cây xanh được sử dụng như là phương tiện kiểm soát gió hiệu quả. Cây to và

cây bụi kiểm soát gió bởi sự cản trở là lệch hướng và lọc. Hiệu quả và mức độ
kiểm soát thay đổi tuỳ theo kích thước loài, hình dáng độ dày tán lá vị trí cụ
thể của cây xanh. Cây xanh tự nhiên hay kết hợp với kiến trúc khác có thể tạo
nên sự thay đổi hướng gió xung quanh nhà ở. Mức độ bảo vệ, chắn gió phụ
thuộc vào chiều cao, chiều rộng, khả năng xuyên qua, sự sắp xếp hàng cây và
chủng loại cây xanh.
Vùng yên gió phụ thuộc rất nhiều vào chiều cao cây. Cây càng cao,
khoảng cách được bảo vệ càng xa. Tuy nhiên, khi cây càng cao, khoảng trống
bên dưới cành nhiều gió gia tăng ở phần thấp. Do đó cần có sự kết hợp giữa
cây to và cây bụi bên dưới để tăng hiệu quả chắn gió. Vì vậy, hiệu quả chắn
gió phụ thuộc vào chiều cao và độ thông gió. Khi đai chắn gió quá dày tạo
nên một sự giảm gió nhiều hơn ở phía sau ngọn gió thì lại quá kín tạo ra gió
14
xoáy ở phía trước. Loài cây là hết sức quan trọng đối với hiệu quả của việc
chắn gió.
Chức năng này của cây xanh đặc biệt có hiệu quả ở các vùng luôn có
gió bão, gió lạnh và trong các đai cách ly giữa khu công nghiệp, khu chế xuất
và khu dân cư chung quanh.
Cây xanh có tán lớn khi được trồng hai bên đường phố sẽ tạo ra những
hành lang thông gió mát trong đô thị, nhất là khi hệ thống "hành lang thông
gió" này được phối kết tốt đối với các công viên lớn, có nhiều cây xanh, mặt
nước. Tuy nhiên đường phố hướng Tây - Đông của thành phố Vinh cũ lại trở
thành hành lang dẫn gió Tây khô nóng vào sâu trong thành phố và gây hoả
hoạn lớn thiêu rụi nhiều dãy phố trước đây.
Những khối cây xanh lớn, trồng cây dày đặc có thể làm thay đổi hướng
gió thổi, cho phép hướng luồng gió mát vào khu vực mà mình mong muốn
hoặc hạn chế gió lạnh đối với miền khí hậu phía Bắc Việt Nam.
e. Hạn chế tiếng ồn
Tiếng ồn là một phần cuộc sống đô thị. Từ những ngày xa xưa, Nero đã
thông qua một đạo luật cấm xe ngựa di chuyển trong đêm ở La Mã cổ đại do

bởi âm thanh của bánh xe rên siết trên đường phố. Vấn đề này càng trở nên
nghiêm trọng hơn ở các đô thị hiện đại, nơi mà các dịch vụ giao thông bộ,
thuỷ, hàng không hiện diện hàng ngày, chưa kể tiếng ồn đến từ các nguồn
khác như sửa chữa, xây dựng… các nhà nghiên cứu khuyến cáo, tiếng ồn
thường xuyên sẽ gây nên rối loạn về tâm lý và đe doạ cuộc sống xã hội.
Tiếng ồn, như vậy là một sự ô nhiễm không trông thấy, bao gồm các
tác động vật lý và sinh lý. Tác động vật lý liên quan đến sự truyền sóng âm
thanh xuyên qua không khí, và tác động sinh lý bao gồm phản ứng của con
người đối với âm thanh. Âm thanh thấp nhất mà con người có thể nhận thức
được trong điều kiện hoàn toàn yên tĩnh là 0dB, cao nhất là 120dB. Lá, cành,
nhánh của cây xanh ngăn cản được tiếng ồn. Thực vật có thể ngăn chặn tiếng
ồn tần số cao hơn là tiếng ồn có tần số thấp. Các sóng âm thanh được hấp thụ
một cách có hiệu quả bởi các cây có lá dày. Mọng nước, có cuống lá, vì các
đặc trưng này cho phép mức độ co giãn và rung động cao hơn. Âm thanh
cũng bị khúc xạ và bị đổi hướng bởi các cành to và thân cây.
15
Trần Thanh Lâm [16] cho biết rằng một đai cây rộng 30m cao 15m có
thể làm giảm tiếng ồn trên xa lộ 10 dB. Tuy nhiên đai cây rộng như thế không
phải dễ dàng thực hiện trong điều kiện đô thị, nơi đất đai khá đắt đỏ. Cây
xanh kết hợp với địa hình có thể làm giảm cường độ âm thanh xuống từ 5 - 8
dB. Một đai cây dày, hẹp có thể làm giảm từ 3 - 5 dB. Nếu sử dụng tổ hợp cây
cao, cây bụi và thảm cỏ, có thể làm giảm từ 8 - 12 dB. Tuy nhiên không có sự
khác biệt lớn trong tác dụng làm giảm âm thanh giữa các loài cây.
Bảng 2.1.Ảnh hưởng của độ rộng đai cây đến độ giảm tiếng ồn
Stt

Dải cây xanh Bề rộng dải cây (m)

Độ giảm ồn – Dexiben (db)
1 Dải cây kiểu bàn cờ 10 – 15 4 - 5

2 Dải cây kiểu bàn cờ 15 – 20 5 - 8
3 Hai dải cây cách nhau 3-5m 21 – 25 8 - 10
4
Hai dải cây hoặc 3 dải cây
cách 3m
26 – 30 10 – 12
(Nguồn Trần Thanh Lâm .(1996),Cây xanh với môi trường đô thị,Tạp
chí xây dựng) [12]
f. Hạn chế ô nhiễm không khí
Từ khoảng 4 - 6 tỷ năm trước khí quyển đã chứa các chất thải ra từ núi
lửa, lửa rừng. Tuy nhiên, thông qua các hoạt động ngậm nước, lắng, lọc, các
phản ứng hoá học… khí quyển tự giải quyết vấn đề. Khi hoạt động của con
người gia tăng, đặc biệt là ở các đô thị, lượng các chất ô nhiễm đã vượt quá khả
năng tự giải quyết của khí quyển, và ô nhiễm không khí đã trở thành vấn đề sống
còn của hành tinh. Để giải quyết được vấn đề này cần phải sử dụng tổng hợp
nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật, môi sinh, kinh tế xã hội, chính sách.
Các chất gây ô nhiễm khá phong phú gồm cả 3 dạng khí, rắn và lỏng,
trong đó hạt phân tử là quan trọng nhất và vai trò của cây xanh trong việc
ngăn chặn, làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm vẫn còn chưa biết đến nhiều.
Một số nghiên cứu cho thấy :
Nitrogen oxides (NO
2
, NO) được hấp thụ bởi bộ lá của cây xanh để lấy Nitơ.
Sunlfur dioxides (SO
2
) cây thân gỗ có thể hấp thu một phần SO2 trong
không khí, tuy nhiên nó cũng gây tổn hại không ít cho bề mặt lá.
16
Carbon monoxide (CO) thảm thực vật thân gỗ làm giảm nồng độ CO
trong không khí.

Amonia (NH3) cây trồng hấp thu và sử dụng NH
3
cho việc Nitrogen hoá.
Ozone (O
3
) thảm thực vật hấp thu và làm giảm lượng O
3
trong khí
quyển một cách nhanh chóng. Smith & Dochinger(1978), đã báo cáo rằng một
khu rừng có thể làm giảm 1/8 lượng O
3
chỉ trong một giờ. Cây cao loại bỏ
được nhiều O
3
hơn cây thấp, cây có càng nhiều lá to, nhiều khí khổng thì việc
làm giảm nồng độ O
3
trong khí quyển hiệu quả càng cao.
Hydrogen sulfide (HS), Hydrocarbons, Aldehydes… chưa có tài liệu
tác động về sự tập trung chất khí này với thảm thực vật.
Robinette (1972) cho biết một nghiên cứu gần đây ở Nga, một đai cây
xanh rộng 500m bao quanh nhà máy đã làm giảm lượng SO
2
tập trong khoảng
70% và Nitric oxides (NO) tập trung khoảng 67%. Như vậy cây xanh có thể
hấp thu một số chất ô nhiễm đặc biệt như NO
2
, NO, CO, SO
2
, NH

3
, O
3
.
Đối với bụi, trung bình một héc tacây xanh đô thị có thể thanh lọc 50 -
70 tấn/năm. Cây xanh (cành, thân, lá, chồi, hoa…) hứng các hạt ô nhiễm (cát,
bụi, tro, khói,…), và sau đó rửa trôi bằng mưa. Cây xanh cũng giúp tách các
hạt trong không khí bằng cách rửa sạch không khí, hô hấp gia tăng ẩm độ,
như vậy giúp cố định các hạt ô nhiễm. Ngoài ra cây xanh cũng làm che lấp
các hơi, khói, mùi hôi bằng cách thay bằng mùi của lá, hương của hoa hay
bằng cách hấp thụ.
g. Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất
Vì các tác động môi trường thường gắn với các hoạt động xây dựng,
kiểm soát xói mòn là công dụng kỹ thuật học môi sinh quan trọng nhất của
cây xanh. Xói mòn đất là sự mất lớp đất mặt bởi sự di chuyển của gió và
không khí thường gây ra do sự bảo vệ đất không thích hợp. Xói mòn đất chịu
ảnh hưởng bởi sự phơi trần của khu vực trước gió và nước, đặc tính vật lý của
đất và địa hình.
Thực vật giảm xói mòn đất gây ra do nước bằng cách ngăn cản hạt
mưa, giữ đất trong hệ rễ, gia tăng sự hấp thụ nước thông qua tích luỹ chất hữu
cơ. Thêm vào đó cây xanh thì hấp dẫn, dễ nhìn hơn các thiết bị chống xói
mòn khác.
17
h. Quản trị nước thải
Sự gia tăng dân số kết hợp với công nghiệp hoá đã gia tăng đáng kể
nhu cầu nước ở các đô thị. Sự gia tăng này cũng tạo ra sự gia tăng thường
xuyên các vấn đề nước thải.
Để giảm thiểu tác động gây ô nhiễm của nước thải, có nhiều giải pháp
xử lý đã được áp dụng và một trong những giải pháp đó là thiết lập hệ thống
thải tưới đất. Hệ thống thải tưới đất làm giảm ô nhiễm các dòng sông, bảo tồn

và duy trì chu kỳ nước, cho phép dưỡng chất được luân chuyển và tái sử dụng.
Sepper (1971) đề nghị sử dụng một hệ thống sinh học (đất và thực vật)
như là một bộ lọc sống để làm sạch nước trong đất. Thực hiện có kiểm soát về
mặt vi sinh vật trong đất, dinh dưỡng khoáng sẽ được lấy đi và làm giảm nồng
độ bởi vi sinh trong lớp đất bề mặt. Sự kết tủa hoá học, trao đổi ion, biến đổi
sinh học, sự thu hút sinh học thông qua hệ thống rễ của lớp thực vật che phủ.
Theo nghiên cứu của Đại học Pennsylvania, Mỹ, hệ thống lọc sinh học
phù hợp nhất cho các thành phố nhỏ và vùng ngoại ô vì có sẵn đất trống.
Trong nghiên cứu các nhà khoa học ở đây thấy rằng với tốc độ lắng 5.08 cm
mỗi tuần, chỉ cần 52 héc ta đất để thoát 4,5 triệu lít nước thải ra mỗi ngày, chỉ
yêu cầu 522 héc ta đất cho hệ thống lọc sinh học.
i. Giảm sự chói sáng và phản chiếu
Bức xạ mặt trời ảnh hưởng tới tầm nhìn của chúng ta cũng như đối với
cảm giác nhiệt độ. Chúng ta bị bao quanh bởi vô số bề mặt chiếu sáng: gương,
thép, nhôm, bê tông và mặt nước, các bề mặt đó đều phản chiếu ánh sáng.
Mọi người đều có cảm giác bất tiện của việc ánh sáng phản chiếu đến mắt của
chúng ta.
Sự tác hại của ánh sáng và phản chiếu có thể được làm giảm theo kiểu
kiến trúc như: mái hiên, màn che cửa sổ, sáo che, hay hướng xây nhà và nơi
đặt cửa sổ. …
Thực vật, cây xanh có thể dùng để che chắn và làm dịu ánh sáng sơ cấp
và ánh sáng thứ cấp. Hiệu quả của nó trước hết tuỳ vào kích thước và mật độ.
Nguồn của ánh sáng phải được biểu thị trước khi thực vật thích hợp có thể
18
được chọn để kiểm soát nó. Mức độ kiểm soát cũng phải được xem xét để loại
trừ ánh sáng hoàn toàn hay tạo ra một màng lọc hay tạo ra hiệu ứng làm dịu.
Cây cối có thể ngăn hay lọc ánh sáng sơ cấp suốt ngày đêm. Các cây có
thể được chọn theo chiều cao thích hợp và mật độ lá sao cho chúng có thể có
tác dụng bảo vệ suốt thời kỳ tăng trưởng của chúng. Cây xanh còn có thể
được dùng ở xa lộ để kiểm soát ánh sáng buổi sáng và ánh sáng buổi xế chiều.

Có thể kiểm soát ánh sáng ban đêm bằng cách đặt đúng chỗ các cây,
cây bụi chung quanh các sàn, sân, cửa sổ hay dọc theo đường phố để bảo vệ
tầm nhìn cho lái xe.
Ánh sáng thứ cấp có thể được kiểm soát bằng cách trồng cây che chắn
nguồn ánh sáng sơ cấp trước khi nó đến vật phản chiếu hay sau khi nó đã
chạm vào vật phản chiếu và đi đến mắt người.
j. Kiểm soát giao thông
Vừa tăng thêm vẻ thẩm mỹ, cây và các bụi thấp có thể được dùng để
kiểm soát giao thông. Việc kiểm soát giao thông bao gồm không chỉ đối với
giao thông cơ giới mà còn đối với bộ hành.
Cây xanh vừa cải thiện vẻ đẹp đường phố mà còn định hướng mọi
người đi theo đường đã định. Nhiều vật liệu khác cũng có thể dùng làm rào
như dây thép gai, hàng rào xây bằng bê tông, dây xích sắt… nhưng chúng
huỷ hoại tự nhiên của cảnh quan đường phố.
k. Cây xanh trong kiến trúc cảnh quan của đô thị
Trong thiết kế xây dựng các chất liệu như gỗ, bê tông, thép, được dùng
như chất liệu có tính kiến trúc và có tính cấu trúc. Nhà thiết kế kiến trúc
thường hỏi các câu hỏi: có cần dành một khu sinh hoạt riêng tư cho chủ nhà
hay không. Ở đây có cần che chắn các ánh mắt nhìn không mong đợi không?,
diện tích khu vực có quá rộng và bất tiện? trong nhiều tình huống, cây xanh
và cây bụi có thể thực hiện các chức năng kiến trúc như những vật liệu khác.
Mỗi loài cây, có những đặc trưng về hình dạng và màu sắc, kết cấu và
kích thước. Thực vật có thể thay đổi trong tiềm năng hữu dụng khi nó tăng
trưởng và khi mùa vụ thay đổi.
Sử dụng của cây xanh thay đổi theo nhà thiết kế và người sử dụng. Các
cây khi trồng theo nhóm, có thể tạo thành vòm tán hay các tường xanh có kết
19
cấu, chiều cao và mật độ khác nhau. Một vài chức năng chỉ cần một cây,
trong khi một số chức năng cần đến nhiều cây.
Bởi vì thực vật sống và tăng trưởng, cây to và cây bụi phải được xem xét

một cách động về chức năng trong thiết kế kiến trúc. Vì cây xanh có những
tiềm năng về kiến trúc, chúng có thể được dùng như các thành phần kiến trúc
một cách riêng lẻ hay theo nhóm tập hợp để tạo ra các chức năng: giới hạn
không gian, che chắn tầm nhìn, kiểm soát riêng tư, sự thu hút tầm nhìn…
Nhận thức của chúng ta dựa trên chức năng nhìn của chúng ta. Không
gian hiện thực không gian được cảm nhận khi khoảng cách đến bất kỳ phần tử
vật thể nào được giới hạn tầm nhìn. Vì vậy, không gian được cảm nhận trong
một công viên rộng, thoáng sẽ khác với một công viên có nhiều cây. Hiện
thực không gian này được cải thiện tốt hơn bởi kết cấu và hình dạng. Kết cấu
thô và dáng đậm hơn sẽ gây chú ý đối với người nhìn và kết cấu mịn và dáng
vẻ nhẹ có vẻ ẩn dật.
Cây và cây bụi tạo ra các tường và trần xanh trong các ngoại thất hoa
viên. Cùng với các thành phần kiến trúc khác, có thể dùng để rào chắn,
khoanh ranh giới, nối kết, mở rộng, thu nhỏ (tầm nhìn), trang trí ngoại thất.
Một trong những công dụng chính mà chúng ta có thể có kết hợp cây
xanh là che chắn. Nó không chỉ bao gồm che chắn tầm nhìn mà còn che chắn
sự xâm nhập tư viên.
h. Các công dụng khác
Ngoài các công dụng chính đã nói ở trên, cây xanh còn có nhiều công
dụng khác nữa:
Cây xanh ở đô thị sau chu kỳ nuôi dưỡng, cây được đốn hạ, thay thế sẽ
cung cấp các sản phẩm gỗ có giá trị kinh tế cao như sao, dầu…
Dưới tán cây, bóng mát trong các khu công cộng, cây xanh cung cấp
chỗ nô đùa, vui chơi cho trẻ em. Dưới bóng cây người lớn có thể đi dạo, hít thở
không khí nhiều ôxi, ngắm thiên nhiên và suy nghĩ những vấn đề khác nhau
Cây xanh còn dùng như một chỉ dẫn của biến cố lịch sử, nơi tưởng
niệm. Ví dụ lấy làm tên các địa danh như Gốc Phượng, Phố Bàng….
Cây hoa cảnh trên các ban công, sân thượng bổ sung môi trường thiên
nhiên cho cảnh quan nội thị, vốn nhiều bê tông cốt thép.

×